CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

Khi chính quyền và doanh nghiệp chung một cuộc chơi

Tư Giang
 

 

 

 

Quản lý đất đai là một trong bốn ngành tham nhũng phổ biến nhất, bên cạnh cảnh sát giao thông, hải quan và xây dựng. Ảnh: Tuệ Doanh.
(TBKTSG) - Tinh thần của hai câu chuyện dưới đây về quan hệ giữa doanh nghiệp và chính quyền, một diễn ra cách đây năm năm, và một diễn ra 15 năm trước vẫn đang nối dài đến tận ngày nay, và thậm chí có xu hướng trầm trọng hơn.
Ở tuổi ngũ tuần, vị doanh nhân tên T. vẫn ám ảnh bởi ngày 31-7-2008. Tám giờ tối hôm đó, ông lấy được chữ ký, và một giờ sau thì lấy được con dấu cho giấy phép xây dựng một dự án bất động sản ở huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc. Giấy phép được giới chức tỉnh cấp nhanh “thần kỳ” vì chỉ vài giờ sau đó, Mê Linh đã thuộc về thủ đô Hà Nội mở rộng, theo quyết định của Quốc hội. Ông T. nhớ lại, cầm giấy phép trong tay đêm đó, ông nghĩ mình đã “trúng quả”, nhất là khi cơn cuồng nộ của thị trường bất động sản đang lên cao trào.
Nhưng cuộc đời không như mong đợi. Dự án của ông nay đã bị ách lại như phần lớn các dự án được cấp phép ồ ạt trước khi Hà Nội mở rộng. Trong 744 dự án bất động sản được cấp phép, có tới 500 dự án bị đình chỉ thi công. Chính quyền Hà Nội và Bộ Xây dựng đã nhận định, việc cấp phép cho hầu hết các dự án này của giới chức Hòa Bình và Vĩnh Phúc đều “quá gấp gáp” hay “siêu tốc”. “Tưởng may mà hóa ra lại là họa”, ông than thở.
Câu chuyện của vị doanh nhân trên, cũng như của các chủ đầu tư 744 dự án bất động sản đặt ra vấn đề về quan hệ giữa họ với những quan chức liên quan. Họ đã bỏ ra bao nhiêu để thuyết phục được các quan chức cấp phép cho các dự án đó với thời gian “siêu tốc”, trong khi một dự án bất động sản bình thường khác phải mất tới ba năm mới có giấy phép, theo Bộ Xây dựng. Dĩ nhiên là vị doanh nhân không thể tiết lộ câu trả lời.
Rất nhiều địa phương đã ban hành tới 50 thủ tục “nhánh”, mà để hoàn thành nó các nhà đầu tư cần phải vượt qua từ 250-300 thủ tục “cành”, thủ tục “lá”, thủ tục “chồi” khác.
Liên quan câu chuyện đất đai, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Giáo sư Trần Phương, cũng có nhiều kinh nghiệm khi thành lập trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
Ông kể lại, khi ông và các vị giáo sư xin 1 héc ta đất để xây trường sau khi đã trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng cho người dân, họ đã phải mất bảy năm, lấy hơn 100 con dấu và chữ ký mới nhận được giấy phép. Hơn nữa, ông phải mất ba năm, qua rất nhiều “cửa” mới xin được cái giấy phép thành lập trường.
Ông Phương nhận xét trong một bài viết gần đây, người “cho” chỉ cho một chữ “đồng ý”, ngoài ra không có một thứ gì khác để cho cả. Còn người “xin” thì mất rất nhiều thứ, từ công sức, thời gian, cơ hội và cả tiền bôi trơn nữa.
Tinh thần của hai câu chuyện trên về quan hệ giữa doanh nghiệp và chính quyền, một diễn ra cách đây năm năm, và một diễn ra 15 năm trước vẫn đang nối dài đến tận ngày nay, và thậm chí có xu hướng trầm trọng hơn. “Hà Nội bôi cũng không trơn”, Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị đã phải thốt lên khi chủ trì cuộc họp gần đây về cải cách hành chính ở thủ đô. Ông khẳng định, các doanh nghiệp khi triển khai dự án ở đâu cũng có chi phí tiêu cực nhiều hay ít, và ở các địa phương khác “có bôi thì trơn”, không như thủ đô.
Song, tình hình ở nhiều địa phương khác cũng không sáng sủa hơn. Một báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương gần đây chỉ ra rằng, rất nhiều địa phương đã ban hành tới 50 thủ tục “nhánh”, mà để hoàn thành nó các nhà đầu tư cần phải vượt qua từ 250-300 thủ tục “cành”, thủ tục “lá”, thủ tục “chồi” khác. Một dự án đầu tư xây dựng liên quan đến đất đai phải đi qua 10 cửa kiểm tra, phê duyệt, thẩm định, mất tới 400 ngày mới có hy vọng thành công. “Người ta đã cài cắm rất nhiều giấy phép con vào trong các quy định pháp luật”, Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung nói. Bản thân ông và các đồng sự nay đã không còn lửa để thống kê về giấy phép con được mô tả như “Phạm Nhan”, bị chặt đầu này thì mọc đầu khác.
Quản lý đất đai chỉ là một trong bốn ngành tham nhũng phổ biến nhất, bên cạnh cảnh sát giao thông, hải quan và xây dựng, theo một khảo sát xã hội học “Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức” do Thanh tra Chính phủ chủ trì thực hiện, được công bố hồi tháng 11 năm ngoái. Đại bộ phận (hơn 82%) người dân được điều tra cho rằng, tham nhũng rất phổ biến ở phạm vi cả nước. 45% cán bộ công chức chứng kiến hành vi tham nhũng, 44% doanh nghiệp và 28% người dân trả chi phí không chính thức. Gần 63% doanh nghiệp cho rằng, chi phí không chính thức tạo ra cơ chế ngầm giải quyết được công việc một cách nhanh chóng, và 53% cho rằng nó khiến cán bộ tích cực thực hiện công việc.
Khảo sát nhận định: “Nhìn chung mọi người đều nhất trí rằng, ít trường hợp tham nhũng bị phát hiện hơn chỉ có nghĩa là tham nhũng đang trở nên phức tạp và tinh vi hơn, chứ không phải tình hình tham nhũng đã thuyên giảm”. “Tại sao tham nhũng lại phổ biến như vậy? Tại sao lại khó loại trừ tham nhũng đến như vậy?”, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Victoria Kwakwa đặt hàng loạt câu hỏi tại buổi lễ công bố báo cáo.
Là một trong những người cọ xát thực tế nhiều nhất trong quan hệ giữa chính quyền và doanh nghiệp suốt tám năm qua khi thực hiện báo cáo Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), ông Đậu Anh Tuấn, Phó ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, biết rõ thực trạng này. Ông nói: “Quy mô và phạm vi hối lộ để giành hợp đồng làm ăn với cơ quan chính phủ hoặc doanh nghiệp nhà nước đang trên đà gia tăng”. Báo cáo PCI vừa công bố cho biết, có tới 41% doanh nghiệp đưa hối lộ để giành hợp đồng với cơ quan nhà nước trong năm 2012, tăng rất nhiều so với mức 23% của năm 2011.
Ở góc độ toàn cầu, mức độ tham nhũng ở Việt Nam ngày càng đáng quan ngại. Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam năm 2012 xếp thứ 123, tụt 11 hạng so với 2011, thấp hơn cả Philippines (105) và Đông Timor (113).
Chứng kiến xu thế này, và môi trường kinh doanh ngày càng xấu đi, theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh không khỏi buồn lòng. Ông viết trong bài tham luận cho Diễn đàn Kinh tế mùa xuân được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức ở Nha Trang gần đây: “Trong xã hội đã xuất hiện những động lực làm giàu nhanh bằng các thủ đoạn bất chính, thông qua các mối quan hệ với một số người có chức, có quyền. Các giá trị đạo đức của xã hội bị thách thức hay đảo lộn. Xã hội ngày càng phân hóa, khoảng cách giữa người dân và giới cầm quyền ngày càng xa cách”.
Đến nay thì doanh nhân T. đã không “trúng quả” như kỳ vọng do thị trường bất động sản đang trên đà đổ dốc. Ông cũng sẽ không nằm trong số các doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ 30.000 tỉ đồng hỗ trợ cho thị trường bất động sản, như Bộ Xây dựng đang đề nghị Chính phủ. Ông bị gạt ra bên lề, trong khi cuộc chơi lại bắt đầu tiếp tục với người khác.


Copy từ: Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn

Đến thăm đồng nghiệp ở Việt Nam


Người viết: Maartje Duin/Người dịch: Tam Hợp - Việt Nam truy bức có hệ thống những nhà văn và những blogger có tư tưởng phê phán. Trên cơ sở chiến dịch gửi thư của Văn Bút, Maartje Duin đến thăm họ. 
*
Số là tháng mười một năm rồi, tôi nhận được một lá thư bảo mật với những chỉ dẫn rất nghiêm ngặt của Văn bút Hà Lan, thuộc Văn bút Quốc tế (PEN), đây là một tổ chức bảo vệ những nhà văn bị áp bức trên khắp thế giới. 
Lá thư có kèm theo một danh sách chỉ phổ biến hạn chế với tên tuổi và địa chỉ của những nhà văn bị cầm tù khắp nơi, từ Bahrein hay Tây Ban Nha cho đến Cameroon. Với lời yêu cầu tôi gửi cho những người này một thiệp Giáng sinh. Nhưng xin nhớ là đừng gửi thiệp có ảnh hang đá hay những biểu tượng tôn giáo, vì có một số nhà văn bị cầm tù lý do tôn giáo. Chỉ một lời thăm hỏi ngắn là đủ lắm rồi. 
Ở Việt Nam có nhiều blogger bị truy bức. Trong khi ở quốc gia này có 34 phần trăm người dân sử dụng internet và con số này sẽ còn tăng nhanh. 
Danh sách của Việt Nam rõ ràng là dài . Tôi chú ý đến điều này, một phần là vì mình có ý định du lịch Việt Nam. Hơn nữa, tôi ít được biết đến là có sự hạn chế về quyền tự do tư tưởng ở Việt Nam. 
Trên danh sách, tôi đếm được 24 người ở Việt Nam. Họ là những nhà thơ, nhà văn, nhà báo và những blogger đã bị buộc tội ‘tuyền truyền chống nhà nước’. Nhiều linh mục, một nhà sư và một nhạc sĩ chịu án tử hình nhưng được giảm xuống còn tù chung thân, rồi bị mù và điếc trong trại giam. 
Dù gửi thư là một hành động phản đối bình thường; nhưng tôi cũng bỏ sức đi gửi thư. Những bưu thiếp có ảnh cối xay gió phủ đầy tuyết trắng, với dòng chữ ngắn chúc cho nhà văn ‘được khỏe mạnh cả về thể xác lẫn tinh thần’. Nhưng liệu những dòng chữ này có đến tay họ không? Liệu có làm thay đổi được điều gì không? 
Khi chuyến đi Việt Nam gần kề, tôi yêu cầu HộI VĂN BÚT giúp cho tôi đến thăm một đồng nghiệp bị cầm tù. Vì tôi biết là mấy năm gần đây, chính phủ Việt Nam tạo áp lực với các nhà bất đồng chính kiến. Tháng chín năm 2012 đã có ba người bị cầm tù tổng cộng lên đến 26 năm; đến tháng giêng năm nay lại có thêm mười bốn người chịu án tù. Đối tượng của sự truy bức này thường là các blogger. Trong khi ở Việt Nam có đến 34 phần trăm người dân sử dụng internet và con số này sẽ còn tăng nhanh. Chính quyền không biết đối xử ra sao với sự nới rộng không gian công cộng này. Người ta ngày càng bàn luận công khai hơn về những đề tài chính trị cấm kỵ; Điều này có thể dễ dàng thấy trên Facebook. Trong một quốc gia cộng sản thì các blogger biết sử dụng lợi thế của họ, trong vai trò là những người duy nhất viết báo độc lập. Họ viết về nạn tham nhũng trong ngành công an, về tranh chấp đất đai và về mộng bá quyền của Trung Quốc. Cho đến nay thì những sự phê phán này chưa làm nao núng quyền lực của Đảng Cộng sản: Việt Nam chưa có đối lập có tổ chức ở trong nước. Tuy thế, chính quyền muốn cho chắc ăn. Họ hạn chế Facebook, sử dụng mã độc để phá các trang mạng, sử dụng các ‘dư luận viên’ để phá thối các thảo luận trên diễn đàn. Nếu chưa bắt được, thì họ cho người theo dõi, chèn xe, câu lưu thẩm vấn, thậm chí cả hành hung các bloggers. 
Trước khi lên đường, tôi nhân được tin từ một nhà thơ Việt Nam tỵ nạn và cũng là một hội viên danh dự của HộI VĂN BÚT. Ông đã liên lạc được với một số nhà bất đồng chính kiến. Tôi đã đăng bài phóng sự về những cuộc tiếp xúc giữa tôi với họ trên báo Volkskrant và trong chương trình phát thanh đài VPRO, xin vào xem ở trang http://www.maartjeduin.nl/?p=1018
Khi nói đến HộI VĂN BÚT, thì nhà văn nào cũng biết đến tổ chức này! 
Tôi muốn nói lên hai điều ở đây. Trước nhất là khi nhắc đến HộI VĂN BÚT, thì các nhà văn đều biết là tổ chức nào! Và những bưu thiếp chúng ta gửi đi có tác dụng đấy! Một trong những nhà văn đã nói với tôi là chính nhờ vậy mà ông biết được là mình không bị chìm vào quên lãng, điều này khiến tôi sung sướng quá! 
Thứ đến, tôi muốn nói ra ở đây về nhà thơ và nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa. Tôi đã gặp con trai ông (ở một quán cà phê trong khu phố cổ Hà Nội, nhìn ra hồ Hoàn Kiếm. Mỗi buổi sáng, nhiều người ra tập thể dục dọc theo bờ hồ, buổi tối thì đây là nơi mà các cặp tình nhân tay trong tay đi dạo bên dưới những hàng liễu rũ và hàng me xanh, trong khi hàng đoàn xe rồ máy lượn quanh đến điếc cả tai). 
Thụy (25 tuổi) đeo một thánh giá, anh là một thanh niên hiền lành, vừa theo đạo Thiên chúa. Tuy nói tiếng Anh còn kém, nhưng anh sẵn lòng kể cho tôi nghe về cha anh. Một phần là vì anh không thể tâm sự điều này với các bạn cùng lứa. Anh than là ‘họ chỉ nghĩ đến làm thế nào cho ra tiền’. ‘Họ nghĩ là các tù nhân chính trị muốn phá hoại đất nước. Tôi nói là cha tôi không hề chống lại tổ quốc, ông chỉ là người yêu chuộng tự do mà thôi. Đa số lớp trẻ còn không biết phân biệt thế nào là đảng, chính phủ và quốc hội.’ 
Nguyễn xuân Nghĩa muốn đem lại dân chủ cho Việt Nam, ‘và dùng ngòi bút làm phương tiện.’ Điều này khiến cho ông càng ngày càng gặp nhiều khó khăn. Vào năm 2003, ông bị cho thôi việc, vì là nhà báo ăn lương chính phủ mà ông lại viết bài quá phê phán. Ông lại còn đi biểu tình và còn hợp tác viết lời kêu gọi đa đảng, đây là một hành động gây tranh cãi. Hôm 11 tháng 9 năm 2008, vào lúc vừa quá nửa khua, công an đã đến nhà lôi ông đi. Phải hơn một năm sau, họ mới đưa ông ra tòa, nhưng phiên xử chỉ kéo dài vài giờ. Họ sử dụng 57 bài thơ, truyện ngắn và bài viết của ông làm bằng chứng buộc tội là Nguyễn Xuân Nghĩa đã phỉ báng Đảng Cộng sản. Ông bị kêu án tù sáu năm và ba năm quản chế. 
Thụy nói ‘cha tôi yếu lắm’. Nhà thơ mang bệnh, trong khi phòng khám ở trại giam chữa trị không nổi. Hàng đêm ông bị mất ngủ vì những cơn đau triền miên, ông ở chung phòng với hai mươi tù nhân khác. Họ phải ngủ đất và dùng chung một nhà xí. Ban ngày họ lao động sản xuất đồ tre; Nguyễn Xuân Nghĩa dạy cho các bạn tù tiếng Anh. Họ nấu ăn ngày hai bữa, nhưng mua thịt thì đắt, vả lại phẩm chất xấu, nên ăn không ngon miệng. 
Cũng may là ở Nghệ An thì còn khá hơn ở nhà tù trước. Trước kia ở gần một nhà máy sản xuất gạch nên khói nhà máy đã phá đi hai lá phổi của ông. Ngoài ra, chế độ ở đó còn nghiệt ngã hơn nhiều. Nhà thơ bị sáu tháng biệt giam vì đã chỉ trích chế độ lao tù, sau đó ông còn chịu thêm ba tháng nữa. Phòng giam có diện tích chỉ bảy thước vuông, không có ánh sáng, chỉ có một lỗ hổng nhỏ để thông hơi, vì thế mà ông đã mấy lần nghĩ đến tự sát. 
Ở Nghệ An thì ông được gia đình thăm viếng, một giờ mỗi tháng. Mẹ của Thụy phải mất hai ngày đường mới đến được biên giới Lào từ nhà ở Hải Phòng. Bà đem thức ăn, nước uống và sách cho ông đọc – nhưng chỉ được đem sách không có nội dung chính trị. Thụy nói là cũng khó nói chuyện, vì lúc nào cũng có một cán bộ trại giam ngồi bên cạnh. Nhưng lần vừa rồi, cha anh bảo là ông đã bắt đầu viết sách bằng cách ghi nhớ trong đầu. Ông viết về thời gian tù đày. Khi nào được thả, vào tháng chín năm 2014, thì ông sẽ viết ra giấy. 
Con của nhà thơ nói với tôi là từ nay cho đến ngày ấy, thì mọi sự quan tâm từ nước ngoài sẽ làm cho cha anh phấn khởi. Cha anh không được phép gửi hay nhận thư, nhưng nếu thư gửi đến mẹ anh, thì bà sẽ chuyển lời đến ông. Văn bút Hà Lan có địa chỉ của nhà thơ – cũng như địa chỉ của những người khác cùng cảnh ngộ. 
Lời kết: Mới gần đây, cơ quan an ninh đã đến nơi làm việc của Thanh Thụy. Do bị áp lực và đe dọa của an ninh, nên anh đã bị cơ quan đuổi việc. Thanh Thụy hiện nay bị thất nghiệp và cho biết là việc cơ quan an ninh gây khó khăn cho anh là một hành động phi pháp.
* Bài viết do tác giả Maartje Duin gửi đến Danlambao, bài dịch sang tiếng Việt của Tam Hợp. Maartje Duin là một nữ ký giả Hà Lan, cũng là tác giả của bài phóng sự Những bloggers bị săn đuổi đã được đăng trên Danlambao trước đó.

Maartje Duin phỏng vấn linh mục Phan Văn Lợi. Ảnh: Facebook Maartje Duin


Coptừ: Dân Làm Báo

“Nóng” lên cùng tháng 5

Rất nhiều sự kiện chính trị lớn sẽ diễn ra vào tháng 5/2013...

“Nóng” lên cùng tháng 5
Hội nghị Trung ương 6 khóa XI diễn ra từ ngày 1 - 15/10/2012.
 
Rất nhiều sự kiện chính trị lớn sẽ diễn ra vào tháng 5, trong đó, mở màn là Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, tiếp đến là Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, với nhiều đầu công việc quan trọng.

Nhiều đại biểu Quốc hội đều gọi tháng 5 này là thời kỳ “đỏ lửa”, không phải chỉ vì đó bắt đầu là cao điểm của những ngày hè nắng nóng như thiêu đốt, mà còn vì, họ sẽ cùng thực thi trách nhiệm lấy phiếu tín nhiệm, một công việc mà Quốc hội đã rậm rịch hơn một thập kỷ qua nhưng chưa từng thực hiện; Luật Đất đai (sửa đổi)...

Nói về việc lấy phiếu tín nhiệm, Chủ nhiệm ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội, GS.TS. Đào Trọng Thi có nhiều niềm tin về công việc này và ông cho đó là bước tiến lớn trong kiểm soát quyền lực: “Lấy phiếu tín nhiệm là sự chuẩn bị, tiền đề quan trọng nhất để đi đến bỏ phiếu tín nhiệm. Nội dung này là kết quả trực tiếp của việc thể chế hóa Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng”.

Cũng theo vị Chủ nhiệm này, đây chính là giám sát trực tiếp của các đại biểu Quốc hội, những người được nhân dân tín nhiệm bầu ra, đối với các chức danh quan trọng nhất, có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với sự phát triển cũng như các vấn đề quan trọng của đất nước.

Việc thực hiện, cũng không sợ rơi vào hình thức, dù đây là vấn đề lớn và còn rất mới ở nước ta. Bởi vì chúng ta đã có cơ chế rõ ràng, hữu hiệu với đầy đủ các bước đi.

Đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi), lẽ ra được thông qua vào kỳ họp cuối năm ngoái để đáp ứng được tính cấp bách của tình hình phức tạp hiện nay về đất đai, tuy nhiên, vì lý do chất lượng dự án luật chưa đảm bảo nên luật này đành phải lùi lại và tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra trong tuần rồi, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vẫn tỏ ra quan ngại về việc Luật Đất đai sửa đổi trình lên lần này “chưa chắc đã được Quốc hội thông qua”, mặc dù đã được làm thận trọng hơn, có sự phối hợp cao giữa cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra nên tính khả thi của luật cũng tốt hơn.

Một trong những khúc mắc lớn nhất hiện nay chưa được giải quyết cặn kẽ trong Luật Đất đai sửa đổi là về nội dung thu hồi đất, trong đó có việc thu hồi cho các dự án kinh tế, xã hội cần thế nào.

Theo Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Minh Quang: “Cơ quan soạn thảo xin tiếp thu và chỉnh lý vào dự thảo Luật theo hướng rà soát để chuyển các dự án phát triển kinh tế, xã hội mà trong đó có lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng vào nhóm các dự án được Nhà nước thu hồi vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng”.

Tuy nhiên, theo sự phân tích của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, thì nếu không quy định rõ các dự án phát triển kinh tế, xã hội thế nào mà trong đó có lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng để đưa vào nhóm các dự án được Nhà nước thu hồi vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng...thì việc giải quyết thu hồi đất vẫn rất phức tạp và luật không khả thi.

Trước khi Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội diễn ra, là Hội nghị Trung ương 7, với một trong những nội dung nổi bật là xem xét cho ý kiến dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sau 3 tháng lấy ý kiến nhân dân, với nhiều sửa đổi đáng kể so với bản ban đầu. Bởi nói như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, cũng đồng thời là Chủ tịch ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp, “phải thật lòng trong tổng hợp, lắng nghe, tiếp thu góp ý của dân”.

Theo đó, hầu như những ý kiến đóng góp của người dân thời gian qua đều được ban biên tập lắng nghe, ghi nhận, giải trình đầy đủ, xác đáng đối với những điều tiếp thu và không tiếp thu. Với một số nội dung cần phải tiếp tục cân nhắc, Ban biên tập đề xuất hai phương án, một là giữ nguyên nội dung cũ của bản dự thảo lần đầu và phương án thứ hai là ý kiến đề xuất của người dân.

Chẳng hạn với điều 4, là một trong những nội dung nhận được nhiều ý kiến góp ý nhất. Trước nhiều ý kiến của người dân đề xuất điều 4 cần viết ngắn gọn, xúc tích, nếu không, cứ quá phụ thuộc vào câu chữ trong Cương lĩnh hay Điều lệ sẽ dẫn đến vài năm lại phải sửa Hiến pháp một lần cho phù hợp văn kiện Đảng.

Vì vậy, ngoài phương án cũ hiến định Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động..., Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề xuất thêm phương án mới, nêu định nghĩa ngắn gọn: “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.

Những nội dung nêu bản chất, nền tảng tư tưởng của Đảng thì đã được thể hiện trong Cương lĩnh và Điều lệ Đảng. Đồng thời, thay vì quy định “Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”, phương án mới đổi thành “chịu trách nhiệm về sự lãnh đạo của mình”.

Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng cho biết, nhiều ý kiến người dân đề nghị làm rõ cơ chế lãnh đạo của Đảng, cơ chế chịu trách nhiệm và cơ chế để nhân dân giám sát Đảng, sự cần thiết ban hành luật về Đảng. Tuy nhiên, ủy ban dự thảo sửa đổi cho rằng, sự lãnh đạo của Đảng là về mặt chính trị thông qua cương lĩnh, chiến lược, các định hướng, chính sách, chủ trương lớn. Cách thức cũng như nội dung lãnh đạo cần có sự uyển chuyển đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ từng giai đoạn, từng thời kỳ.

(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
 


Copy từ: VnEconomy

Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha sẽ ra tòa ngày 16/5

Hải Huỳnh (Danlambao) - Tin cho biết, phiên toà xét xử hai sinh viên yêu nước là Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha sẽ diễn ra vào ngày 16/5/2013 sắp tới, tại trụ sở tòa án tỉnh Long An. Cả hai sinh viên cùng bị cáo buộc 'Tuyên truyền chống phá nhà nước' theo điều 88 BLHS, trong đó có việc rải truyền đơn chống Trung Quốc xâm lược.
Dự kiến, chủ tọa phiên tòa là ông Lê Quốc Hùng, hiện đang là Phó Chánh án tòa án tỉnh Long An, Kiểm sát viên giữ quyền công tố là ông Huỳnh Văn Hoàng.

Có 3 luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho 2 sinh viên yêu nước là :
1. Luật sư Nguyễn Văn Miếng, văn phòng luật sư Hồng Đức thuộc Đoàn luật sư thành phố bào chữa cho sinh viên Đinh Nguyên Kha
2. Luật sư Nguyễn Thanh Lương, Đoàn luật sư tỉnh Bến Tre tham gia bào chữa cho sinh viên Nguyễn Phương Uyên
3. Luật sư Hà Huy Sơn, Đoàn luật sư Hà Nội tham gia bào chữa cho sinh viên Nguyễn Phương Uyên.
Phiên tòa dự kiến sẽ diễn ra trong 1 ngày, nhưng nhiều thông tin khẳng định chắc chắn rằng thời gian xét xử sẽ bị "nén" xuống thành 1 buổi.
Phía đại diện các cơ quan nước ngoài thì hiện nay chỉ mới có Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã đăng ký với tòa án tỉnh Long An để đến tham dự phiên tòa này.
Cho đến thời điểm hiện nay thì Phương Uyên đã gặp luật sư được 2 lần. Trong lần mới đây nhất thì cô và luật sư trao đổi thắng thắn hơn. Dù có công an trại giam theo dõi suốt buổi gặp mặt nhưng tinh thần Phương Uyên rất mạnh mẽ và cô yêu cầu bào chữa theo hướng không có tội.
Trong khi đó, sinh viên Đinh Nguyên Kha trước đó đã bị 'trích xuất' lên Bộ Công An, bị đưa về giam giữ tại trại giam B14 (Sài Gòn) với lý do để điều tra cái gọi là 'hành vi khủng bố'.
danlambaovn.blogspot.com

* Theo một văn bản được phổ biến trên trang Dân Luận, hôm 27/4, luật sư Nguyễn Thanh Lương đã chính thức gửi đơn yêu cầu xem xét, xử lý việc Phương Uyên bị đánh trong trại giam của CA Long An:



Copy từ: Dân Làm Báo

Cáo trạng vụ án Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha

Danlambao - Như đã đưa tin, hai sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha sẽ ra tòa vào ngày 16/5/2013 với cáo buộc 'Tuyên truyền chống phá nhà nước' theo theo khoản 1, điểm C, điều 88 BLHS. Mức án áp đặt cho tội danh này từ 3 đến 12 năm tù giam, chưa kể thời gian tù quản chế.

Theo cáo trạng của VKSND Tỉnh Long An được ký bởi ông Nguyễn Tiến Nghiệp, hai sinh viên Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha cùng bị khép vào tội danh "Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Trên thực tế, đây đều là các hoạt động rải truyền đơn ôn hòa, nội dung phản đối độc tài, kêu gọi dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam, phản đối Trung Quốc xâm lược...
Nguyễn Phương Uyên, 21 tuổi, sinh viên trường Đại học Công Nghệ Thực phẩm TP.HCM bị bắt cóc và giam giữ từ tháng 10 năm ngoái với cáo buộc "Tuyên truyền chống phá Nhà nước" theo điều 88 Bộ luật hình sự.
Người cùng bị bắt với Phương Uyên trong vụ án là Đinh Nguyên Kha, 25 tuổi, sinh viên trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An. Hiện nay, Đinh Nguyên Kha bị Cục chính trị 5 'trích xuất', chuyển lên giam giữ tại trại giam B14, Bộ Công an để tiếp tục bị điều tra tội danh mới mang tên 'khủng bố'.
Danlambao xin gửi đến bạn đọc toàn văn bản cáo trạng vụ án:








Copy từ: Dân Làm Báo

Giá điện sẽ tăng gần 30%?

Giá điện sẽ tăng cao ?

Giá than bán cho ngành điện chính thức được phép điều chỉnh tăng khá cao, kéo theo nguy cơ giá điện tăng mạnh.

Tăng thêm gần 30%
Theo ông Nguyễn Văn Biên, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Than Khoáng sản(Vinacomin), từ 20.4 giá than bán cho ngành điện đã được Thủ tướng và Bộ Công thương chấp thuận cho tăng bằng 100% giá thành sản xuất than năm 2011, tương đương 84% giá thành sản xuất than năm 2013.
 Giá điện cần được tăng theo lộ trình từng bước ngắn để không tác động quá lớn đến lạm phát
Giá điện cần được tăng theo lộ trình từng bước ngắn để không tác động quá lớn đến lạm phát
- Ảnh: Ngọc Thắng
Lý giải cho việc tăng giá này, theo Vinacomin, trong quý 1/2013 giá than bán cho ngành điện mới chỉ bằng 71 - 73% giá thành năm 2011 đã kiểm toán và bằng 63 - 66% giá thành năm 2013. Tính riêng trong quý 1, tổng giá trị than bán cho ngành điện thấp hơn giá thành năm 2013 khoảng 1.500 tỉ đồng. Vinacomin cho rằng, giá bán cho ngành điện thấp, trong khi phải cung cấp cho ngành điện tới 50% sản lượng trong nước (4 triệu tấn) nên ngành than “đuối sức”. Bên cạnh việc được điều chỉnh giá than bằng 100% giá thành sản xuất năm 2011, Vinacomin cũng cho rằng nếu được điều chỉnh tiếp theo lộ trình bằng giá thành năm 2013 và có lãi thì điều kiện sản xuất, đời sống công nhân… mới tốt lên.
 

Tỷ lệ nhiệt điện than chiếm khoảng 1/4 - 1/3 tổng cơ cấu nguồn điện phát, nên nếu giá than tăng lên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhiệt điện than, qua đó tác động đến giá điện

Ông Đinh Quang Tri
- Phó tổng giám đốc EVN

Trên thực tế, việc ngành than nôn nóng tăng giá than bán cho ngành điện không chỉ vì giá này đang phải duy trì ở mức thấp, mà còn do xuất khẩu than không thuận lợi, giá xuất khẩu xuống thấp không đủ để bù lỗ giá than bán cho ngành điện như trước đây.
Đáng nói, để bằng 100% giá thành sản xuất năm 2011 thì giá than bán cho ngành điện sẽ phải tăng thêm khoảng 27 - 29% so với giá năm 2011, đẩy đầu vào ngành điện tăng mạnh tương ứng. Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc Tập đoàn điện lực VN (EVN), cho biết chưa nhận được phương án tăng giá của ngành than. “Than chiếm khoảng 70% giá thành nhiệt điện than. Hiện tại nguồn huy động nhiệt điện than xấp xỉ hơn 100 triệu kWh/ngày và ngày càng tăng lên. Tỷ lệ nhiệt điện than chiếm khoảng 1/4 - 1/3 tổng cơ cấu nguồn điện phát, nên nếu giá than tăng lên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhiệt điện than, qua đó tác động đến giá điện”, ông Tri cho hay.
Cũng theo lãnh đạo EVN, theo Thông tư 31 của Bộ Công thương, giá các yếu tố dẫn tới giá điện tăng lên thì mới tính cụ thể mức tăng giá điện. Tháng 5, 6 sẽ tính cụ thể giá, nếu nước về sớm ở các nhà máy thủy điện thì thuận lợi, nếu không sản xuất điện sẽ còn khó khăn hơn, phải đổ dầu vào chạy điện.
Phải có lộ trình tăng
Theo chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong, kéo dài tình trạng giá than bán cho ngành điện dưới giá thành là không hợp lý, nên tiến tới điều chỉnh dần theo giá thị trường là đúng. “Nhưng có hai điểm cần lưu ý khi tăng: tăng phải có lộ trình vì phải cân nhắc tác động đầu vào tới ngành điện và các ngành sản xuất khác, nếu không sẽ tạo cú sốc về giá, hệ lụy lớn hơn; thứ hai, tất cả các con số này phải được công khai, kiểm toán để tạo sự đồng thuận”, TS Phong nhận định.
Chuyên gia này cũng cho rằng, Chính phủ đồng ý chủ trương tăng giá than bán cho ngành điện bằng 100% giá thành năm 2011, nhưng ngành than không thể tăng sốc một lần, mà cần chia làm nhiều đợt tăng, giảm áp lực cho giá điện. 
Trên thực tế, nhiệt điện than chỉ chiếm khoảng 1/4 tổng cơ cấu nguồn, nên việc tăng giá than không thể là lý do chính để dẫn tới điện tăng giá. Nhưng ngay từ đầu năm, ngành điện đã “cảnh báo” nhiều yếu tố bất lợi cho giá điện, như tình hình khô hạn diễn biến phức tạp trên cả nước, dự kiến sản lượng thủy điện năm nay thiếu hụt khoảng 1,2 tỉ kWh so với năm 2012, và có nguy cơ phải bù lại bằng điện chạy dầu và tăng tỷ lệ huy động nhiệt điện than. Cụ thể, tình hình khô hạn ở miền Trung và khả năng thiếu khí có thể khiến EVN phải huy động 1,8 - 2,4 tỉ kWh điện chạy dầu để đảm bảo điện cho miền Nam. Và nếu trường hợp này xảy ra, theo một phó tổng giám đốc EVN, tập đoàn này sẽ phải bù khoảng 10.000 tỉ đồng và khoản lỗ này sẽ được phân bổ vào giá thành điện trong những lần tăng tiếp theo quy định. Chưa kể, EVN vẫn còn khoản lỗ treo hơn 8.000 tỉ đồng của năm 2010, cộng với 26.000 tỉ đồng lỗ chênh lệch tỷ giá, đã được cho chủ trương bù đắp dần vào giá điện cho tới năm 2015, đe dọa rất lớn tới mức tăng giá điện.
Mặt khác, theo quy định hiện hành khi có biến động giá đến 5% thì EVN được phép điều chỉnh giá điện. Nếu các yếu tố trên (tỷ lệ huy động nhiệt điện than, điện chạy dầu cao) diễn ra cùng thời điểm với việc điều chỉnh giá than bán cho ngành điện, thì yếu tố đầu vào chắc chắn sẽ vượt trên 5%. Đây là lý do một chuyên gia trong ngành cho rằng cơ quan chủ quản là Bộ Công thương cần có tính toán cân nhắc chặt chẽ tới thời điểm tăng giá của cả than và điện. Nếu giá than được điều chỉnh ngay trong mùa khô năm nay, thì sức ép lên giá điện là rất lớn.
Đáng chú ý hơn, giá điện lại đang được nhận cơ chế rất “mở” của Bộ Công thương trong dự thảo cơ chế quản lý và điều chỉnh giá điện. Theo đó, khi thông số đầu vào ảnh hưởng đến chi phí phát điện có biến động, làm giá điện tăng 2% so với giá đang áp dụng và nằm trong khung giá, thì EVN được phép tăng giá bán điện. Với mức tăng rất thấp này, giá điện sẽ được tạo cơ hội biến động tăng nhanh và nhiều hơn.
Theo TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, mức tăng giá than bán cho ngành điện theo dự kiến rất lớn, gần 1/3 so với giá thành năm 2011. “Chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm tăng giá điện đột biến, tác động rất lớn đến lạm phát. Bởi vậy, không thể tăng đột ngột mà phải tăng dần, tăng từng bước ngắn, Bộ Tài chính, Bộ Công thương phải tính toán lộ trình tăng để giữ ổn định cho nền kinh tế, không tác động lớn đến lạm phát. Với các mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế như than, điện, việc nhích dần lên cơ chế thị trường là đúng, nhưng nhích lên như thế nào cần phải tính toán kỹ, đặc biệt các con số lỗ lãi của các tập đoàn độc quyền phải thực sự minh bạch, không thể khi muốn tăng giá thì nói lỗ, cuối năm hạch toán lại nói lãi”, TS Hồ nhìn nhận.
Mai Hà
>> Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Không để giá điện, xăng dầu gây bức xúc
>> Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Giá điện, xăng dầu phải minh bạch hơn nữa
>> Giá điện có thể tăng tiếp trong năm 2013
>> EVN buộc phải tăng giá điện
>> Xây dựng lộ trình điều chỉnh giá điện từ 2013 - 2015


Copy từ: Thanh Niên

NỀN KINH TẾ BỊ "HÚT MÁU" BAO NHIÊU?

Nền kinh tế phải trả lãi ngân hàng bao nhiêu?

Thứ trưởng Bộ Tài chính công bố con số thực nền kinh tế đã trả lãi ngân hàng các năm gần đây...

Nền kinh tế phải trả lãi ngân hàng bao nhiêu?
Theo thông tin được đăng tải ở  một số tờ báo từ giữa tháng ba năm nay, qua tính toán của TS.Trần Du Lịch, mỗi năm nền kinh tế phải  trả lãi cho ngân hàng 20 tỷ USD.

  NGUYỄN LÊ
 480 ngàn tỷ trả lãi ngân hàng trong năm 2012 là con số được Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn công bố tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế ngày 26/4.

"Mỗi năm nền kinh tế phải trả lãi bao nhiêu là câu hỏi đại biểu Trần Du Lịch, thành viên của Ủy ban có đề nghị Bộ Tài chính trả lời, sau khi tranh luận trên báo chí", ông Tuấn nêu lý do.

Ông Tuấn không nêu con số cụ thể tại cuộc tranh luận này, song theo thông tin được đăng tải ở  một số tờ báo từ giữa tháng ba năm nay, qua tính toán của TS.Trần Du Lịch, mỗi năm nền kinh tế phải trả lãi cho ngân hàng 20 tỷ USD. Tuy nhiên, một số chuyên gia ngân hàng lại đưa ra con số khác thấp hơn.

Và, để trả lời câu hỏi này, người của Bộ Tài chính đã tiếp cận 66 ngân hàng thương mại lấy từng con số ngồi cộng lại.

Theo đó thì số phải trả từ khu vực doanh nghiệp của năm 2010 là 202 ngàn tỷ, đến 2011 phải trả 401 nghìn tỷ, còn năm 2012 vừa cộng xong kết quả thì khoảng 480 ngàn tỷ, ông Tuấn cho biết.

Cứ lấy dư nợ khoảng 3 triệu tỷ đồng lãi suất khoảng 13% là ra số phải trả, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Mai Xuân Hùng bình luận.

"Chúng tôi cứ tiếp cận lấy số từng cái ngồi cộng, rồi trừ số các ngân hàng cho vay lẫn nhau trong hệ thống ra, để được các con số đó, trả lời anh Lịch xem các doanh nghiệp đang trả lãi bao nhiêu", ông Tuấn trả lời.

Vẫn liên quan đến băn khoăn về con số thực của nợ xấu và giảm nợ xấu của Phó chủ nhiệm Mai Xuân Hùng tại phiên họp này, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn nói cũng mừng là “việc giảm nợ xấu tôi xác nhận là đúng, vì có số mà. Hai năm nay mỗi năm xử lý từ 60 - 63 nghìn tỷ tính vào chi phí”.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Tuấn nhấn mạnh, “nhưng cái quan trọng là 60 - 63 ngàn tỷ đó ai phải chịu, chia cho ai, có phải chia cho người gây ra nợ xấu hay chia vào các doanh nghiệp đang kinh doanh bình thường”.

"Giả sử là 300 nghìn tỷ nợ xấu được xử lý xong thì bao nhiêu do bán tài sàn, bao nhiêu tính vào chi phí và chi phí của họ rải đều vào các doanh nghiệp, mỗi năm 60 - 63 nghìn tỷ", ông Tuấn băn khoăn.

"Với góc độ người làm tài chính nhìn vào đó thì vừa mừng vừa lo", Thứ trưởng Tuấn bày tỏ.

Copy từ: VnEconomy

Doanh nghiệp lắt lay thiếu vốn, ngân hàng chỉ lo bán vàng!

Dày đặc các từ phức tạp, xấu hơn, rủi ro, giảm sút, giải thể...tại phiên họp của Ủy ban Kinh tế sáng 26/4...

Doanh nghiệp lắt lay thiếu vốn, ngân hàng chỉ lo bán vàng!
4 tháng đầu năm, số doanh nghiệp thành lập mới với số giải thể xấp xỉ bằng nhau.
 
  NGUYÊN THẢO

Kinh tế thì khó khăn, doanh nghiệp thiếu vốn mà dân chỉ thấy hoạt động nổi bật của ngân hàng nhà nước là lo bán vàng, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa Lê Nam phát biểu tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế, sáng 26/4.
Tham dự nội dung thẩm tra báo cáo tình hình thực hiện kế koạch phát triển kinh tế năm 2012 và kế hoạch 2013 tại phiên họp này có đại diện lãnh đạo của 9 bộ. Các thành viên của Ủy ban Kinh tế đến từ nhiều vùng miền khác nhau cũng mang về nhiều thông tin nóng hổi của cuộc sống.

Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội vẫn đưa ra khá nhiều đánh giá đi liền với các tính từ tích cực, cải thiện, ổn định, được củng cố… còn các ý kiến thảo luận lại dày đặc các từ phức tạp, xấu hơn, rủi ro, giảm sút, giải thể…

Về tình hình chung, khá nhiều ý kiến tại cuộc họp gặp nhau ở điểm với 2013 lạm phát là chỉ tiêu dễ đạt hơn tăng trưởng. Chính phủ cũng nhìn nhận khả năng GDP đạt 5,5% như mục tiêu Quốc hội đề ra là “rất khó khăn” nếu những khó khăn về tăng trưởng tín dụng và sản xuất kinh doanh…không được xử lý như nghị quyết số 02 của Chính phủ.

Cũng theo Chính phủ, nếu không tăng giá theo các biện pháp hành chính các mặt hàng do nhà nước quản lý thì khả năng lạm phát năm 2013 trong khoảng từ 6 -7%.

Tuy nhiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng chỉ số CPI không thể tăng được vì cung lớn hơn cầu, giá cả có rẻ dân cũng không có tiền để mua chứ không phải do kiềm chế lạm phát tốt.

Nhấn mạnh đến khó khăn của người dân, ông Lợi cũng đưa ra thông tin mang tính cảnh báo về tệ nạn ma túy, mại dâm, đặc biệt là nạn đánh bạc đang gia tăng mạnh ở nhiều địa phương, gây nhiều hệ lụy xấu.

Việc nền kinh tế sẽ phục hồi thế nào và các vấn đề xã hội được cải thiện ra sao vẫn là băn khoăn lớn ở hầu hết các phát biểu, khi 4 tháng đầu năm số doanh nghiệp thành lập mới với số giải thể xấp xỉ bằng nhau.

Phó bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn, đại biểu Nguyễn Thế Tuy “than” rằng doanh nghiệp vẫn khó khăn lắm, nhiều ý kiến nói là chính sách chỉ bảo hộ ngân hàng thôi chứ chưa bảo vệ doanh nghiệp.

Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách Bùi Đức Thụ cũng “lấy làm lạ” là dư nợ huy động tăng nhưng cho vay gần như không tăng. Điều này là bất hợp lý, tiền chảy  đi đâu, có phải vì lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ của các ngân hàng lớn nên thà giữ tiền chứ không hạ lãi suất cho vay vì như thế vẫn được lợi hơn? ông Thụ đặt câu hỏi.

Trong khi Ngân hàng nhà nước cho rằng, yếu tố nới lỏng tiền tệ để khơi thông tín dụng không phải là giải pháp hữu hiệu trong việc giảm khó khăn đáng kể cho các doanh nghiệp nếu như yếu tố phía cầu ít được cải thiện và các giải pháp tài khóa mà khu vực doanh nghiệp đang chờ đón chậm triển khai, ông Thụ khẳng định với doanh nghiệp khó nhất vẫn là vốn chứ không phải là thuế, phải khơi thông tiền tệ, hạ lãi suất mới cứu được được doanh nghiệp.

Nếu các giải pháp cứ chùng chình thế này thì doanh nghiệp sẽ phá sản hàng loạt, giải quyết vấn đề xã hội sẽ nặng hơn rất nhiều, ông Thụ sốt ruột.

Vốn cho doanh nghiệp thì bế tắc, cho vay gần như không tăng mà huy động vẫn tăng, vậy vốn đi đâu hay lấy vốn của dân đi mua vàng? Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Mai Xuân Hùng thắc mắc.

Ông Hùng cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước cần đánh giá sự liên thông của thị trường vàng trong nước với thế giới thế nào khi mà chưa đấu giá thì chênh lệch 2 triệu còn đấu giá thì có lúc chênh tới 7 triệu đồng một lượng.

Tái cơ cấu “ông” nào làm gì thì nên công khai cho dân biết, chứ đi tiếp xúc cử tri dân phản ánh rằng chỉ thấy ngân hàng bán vàng còn chả thấy làm gì cả. Doanh nghiệp đang cần vay vốn nhưng dân thấy nổi bật là bán vàng. “Đừng cứu ngân hàng vì ông ấy đang sida rồi, nên lo bảo vệ lợi ích của dân”, ông Nam nói.

Nhận xét là chưa có động lực nào để có thể tạo ra sự thay đổi lớn cho nền kinh tế từ nay đến cuối năm, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Vũ Viết Ngoạn nói dư địa cho chính sách tài khóa rất eo hẹp, nên trách nhiệm của chính sách tiền tệ hết sức nặng nề.

Nên giảm mạnh lãi suất vì có điều kiện để làm việc này, ông Ngoạn nhấn mạnh.

Đồng tình với một số ý kiến khác về sự hệ trọng của việc củng cố yếu tố niềm tin đang quá mong manh dễ vỡ trong bối cảnh hiện nay, ông Ngoạn cho rằng “kiến tạo lòng tin của thị trường còn quan trọng hơn chính sách cụ thể nào đó”.

Cũng liên quan đến yếu tố niềm tin, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc nhắc lại sự nghi ngờ về độ chính xác của số liệu của một số vị chuyên gia tại diễn đàn Kinh tế mùa xuân vừa qua và đề nghị cần rà soát lại và thống nhất tiêu chí đánh giá, bởi nếu số liệu không đáng tin cậy thì thì hoạch định chính sách sẽ chệch hướng.

Ông Phúc cũng nghiêng về đề nghị tách Tổng cục Thống kê ra thành một cơ quan độc lập và đề nghị sớm đưa luật về thống kê vào chương trình xây dựng luật của Quốc hội. 


Copy từ: VnEconomy

LE POISON D'AVRIL

Oanh Yến Thị Phạm

Không hiểu thuật ngữ "Possion d'Avril" (1) có phải do những chú gà trống gaullois (2) đặt ra, là để chế giểu ông vua trẻ con 14 tuổi Charles IX? (3), khi ông ta quyết định chọn ngày 01/01 làm ngày đầu tiên của năm, được bắt đầu áp dụng 1567, hay nó được đặt ra do những tín đồ Công giáo, phản ứng với quyết định của Đức Giáo hoàng Gregrory XIII (4) cũng lấy ngày 01/01 làm ngày đầu tiên của năm, trái với thông lệ đã được người dân châu Âu sử dụng gần 16 thế kỷ là 01/04 hàng năm. Hoặc khái niệm trên do những người Công giáo đặt ra cho tuần lễ ăn chay, chỉ được ăn cá thay cho ăn thịt? với cái tên khởi thủy là: "Les jours des flets stupide" (5), có lẽ do muốn đùa rằng những chú cá thờn bơn ngu ngốc đã chui vào lưới để họ có cái ăn trong tháng ăn chay?

Nhưng dù được đặt ra với mục đích gì? hay có ý nghĩa ban đầu như thế nào đi chăng nữa?, kể từ thập niên 70 của thế kỷ 16, ngày 01/04 đã được người dân các nước công nhận là một ngày mà mọi người đều có thể nói láo, nói tếu táo, nói xào xạo, nói tào lao miễn sao không có thằng Tây nào chết, còn gà (6) có vô nồi thì có cái để uống mừng cho những người bị lừa một cách tự nguyện. Vì họ cho rằng những người mà bị lừa vào ngày này sẽ gặp may mắn suốt năm vì sẽ không bị lừa "thật" nữa??? Do đó thiên hạ đua nhau giả vờ ngây thơ cụ, để bị lừa và cười toe toét vì đã được "bị" lừa?


Người dân Việt Nam cũng đã thừa nhận và cũng tham gia nhiệt tình vào ngày Cá tháng tư này. Nhưng theo tôi, ngoài ngày Poisson d'Avril 01/04, Cao xanh như đã không có mắt, đã nhẫn tâm ban tặng cho người dân Việt Nam, thêm một món quà quá độc ác khác. Đó là ngày 30/04, một ngày có thể dùng thuật ngữ Poison d'Avril (7).

Kể từ ngày 30/04/1975, ngay những người "bên thắng cuộc", cũng đã nhận ra rằng mình như những người "đã bị chọc mắt, đã bị bịt tai" (8), đã bị lừa gạt suốt bao nhiêu năm qua, khi lần đầu tiên đặt đôi dép râu trên những đường phố của Hòn ngọc Viễn Đông và bật khóc, không phải vì Hòa bình được lập lại, mà vì cay đắng nhận ra mình đã hy sinh cả mạng sống để chiến đấu cho một niềm tin mù lòa và một lý tưởng bị thui chột. Kể từ đấy đã có biết bao người bên thắng cuộc đã được sáng mắt, được thông tai, đã tự diễn biến, tự chuyển hóa, đã trở thành những lực lượng thù địch, những lực lượng diễn biến hòa bình đáng sợ, những nỗi ám ảnh kinh hoàng không nguôi cho Đảng CS VN, cho đến tận ngày hôm nay. Tác giả "Bên thắng cuộc" là một ví dụ điển hình mới bộc lộ rõ nét gần đây, còn trước đó những người của bên thắng cuộc như Trung tướng Trần Độ, Ông Trần Xuân Bách, TS Nguyễn Xuân Tụ... nhà văn Dương Thu Hương, nhà văn Vũ Thư Hiên, nhà báo Bùi Tín, nhà báo Nguyễn Khắc Cần...gần đây hơn như ông Vi Đức Hồi, ông Nguyễn Anh Kim..., trẻ hơn nhưng cũng đã từng được giáo dục và trưởng thành dưới mái trường XHCN hoặc là những con em của gia đình thành phần cơ bản, nồng cốt, thành phần "nòi" của Đảng CS VN như các blogger Điếu cày, Tạ Phong Tần, LS Lê Công Định, LS Lê Thị Công Nhân, BS Phạm Hồng Sơn, Bùi Chát, SV Phạm Lê Vương Các... và đã xuất hiện ngày càng nhiều những khuôn mặt nhân sỹ, trí thức đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong Chính phủ cũng như trong lãnh vực Văn hóa Nghệ thuật như: Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, GS Tương Lai, TS Nguyễn Quang A, GS Nguyễn Huệ Chi, Nhà giáo Phạm Toàn, TS Nguyễn Xuân Diện, GS Hoàng Tụy, nhà văn Nguyên Ngọc, Nhạc sỹ Tô Hải, nhà thơ Bùi Minh Quốc, ông Lê Hiếu Đằng, ông Hạ Đình Nguyên, nhà báo Tiêu Dao Bảo Cự, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo Bùi Văn Bồng, nhà báo Đoan Trang, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, nhà văn Nguyễn Tường Thụy, nhà văn Nguyễn Quang Lập, nhà văn Nguyễn Quang Vinh, nhà văn Trần Mạnh Hão, nhà văn Nguyễn Trọng Tạo, nhà văn Phạm Viết Đào, cụ Lê Hiền Đức, ông Phạm Chí Dũng, nghệ sỹ Kim Chi... và rất nhiều người trong giới Khoa học, Văn học Nghệ thuật đã có tên trong danh sách kiến nghị 72, đang ngày càng được bổ sung thêm quá con số một vạn rưởi người, đòi hỏi viết lại Hiến pháp mới với nguyện vọng xóa bỏ điều 4 của Hiến pháp 1992, để xây dựng một bản Hiến pháp mới, Dân chủ hơn (9).

-Những người của bên thua cuộc đã cay đắng nhận ra một cách muộn màng rằng những lời nói dối đến từ cửa miệng của những người thắng cuộc, không phải là những lời nói dối vô thưởng vô phạt của trò đùa ngày cá tháng tư 01/04 mà là những lời dối trá đã được tẩm thuốc độc, cực độc. Những lời dối trá mà những ai lỡ dại cả tin đều nhận lấy những hậu quả tai hại chết người.

-Những người đã tin tưởng rằng chỉ phải đi "học tập cải tạo" 3 ngày nếu là hạ sỹ quan quân đội, cảnh sát hay từ cấp phó trưởng phòng Nha, Ty, Sở (10) hoặc chỉ 10 ngày nếu là sỹ quan từ chuẩn úy trở lên và nếu là trưởng phòng hoặc phó giám đốc, giám đốc Nha, Ty, Sở. Nhiều người đã phải nằm lại vĩnh viễn trong các trường cải tạo hoặc đã trải qua 1/4 đời người của tuổi thọ trung bình của người Việt Nam trong giai đoạn này, để cải tạo thành người có kiến thức thực tế về những mỹ danh như: học tập, lao động cải tạo....

-Những người đã từng tin vào những lời hứa hẹn ngọt ngào đi xây dựng vùng kinh tế mới, nay phải chấp nhận cuộc sống đầu đường xó chợ, bản thân và con cái trở thành những người ở lậu ngay trên đất nước của mình khi không có hộ khẩu, chứng minh nhân dân và thiệt thòi nhiều mặt trong cuộc sống vốn cũng chẳng lấy gì làm tốt đẹp với những công dân chính thức của Thành phố Hồ Chủ Tịch.

-Nhiều người trong số những đứa trẻ ngây thơ mới lớn đã tích cực tham gia chiến dịch X1, X2, X3... thậm chí có người còn tố cáo cả nơi chôn dấu của cải cả đời vất vả tích góp của cha mẹ chúng cho chính quyền Cách mạng, sau một thời gian được tiếp xúc với văn hóa Côm xô môn và tấm gương Paven (10)...sau này đã hóa điên hoặc tự tử, hoặc sống dở chết dở vì ám ảnh bởi tội bất hiếu với những ký ức một thuở ngu dại chết người.

-Những người sống sót khi đã qua được bên bờ Đông Thái Bình Dương, hoặc trở nên thân tàn ma dại do đi vượt biên không thoát sau khi đã tin vào lời bảo đảm của Mười V (11), hay Ba H, Ba D hoặc Sáu H (12) về bến bãi an toàn, nhưng thực tế như những nghĩa trang với những huyệt mộ được đào sẵn; Taxi tốt như những quan tài nổi, sẽ không tài nào quên được những tiếng gào cầu cứu hay hình ảnh của những bàn tay đưa lên trong tuyệt vọng để kiếm tìm sự sống khi con tàu chìm dần dưới làn nước đen như mực của đêm tối.

-Những người đã từng tin vào uy tín của một vị TBT như đồng chí Lê Duẫn khi ông nhân danh người đứng đầu cao nhất của Đảng CS VN và Chính phủ VN, cam kết sẽ không có chuyện đổi tiền vào 19g 13/09/1985. Những ai đã tin, đã trở thành vô sản thứ thiệt và sẽ mãi mãi giữ vững giai cấp của mình, nếu như còn tin tưởng tuyệt đối vào những lời nói của các lãnh tụ. Những ai đã không tin, đã có cơ hội bằng vàng để trở thành Đại gia và sẽ trở thành Tỷ phú USD, nếu duy trì sự nghi ngờ của mình và nếu còn muốn thở, phải giả điên như mình chẳng biết gì .

-Những người đã từng tin vào lời nói như xuất phát từ "đáy lòng" (13): 
"Ngày 30/04 có triệu người vui, có triệu người buồn"(14), 
càng ngày càng ngộ ra rằng thật ra đã có "đại bộ phận hàng chục triệu người Việt Nam, "không lớn", " cực buồn và chỉ  " một bộ phận "không nhỏ" " (15), cũng người Việt Nam rất vui???.

-Những người đã từng tin tưởng vào những Nghị quyết, Chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ CHXHCN VN kiên định rằng: nền Kinh tế thị trường (KTTT) khi được ghép với cái gốc XHCN, sẽ cho ra những trái ngọt XHCN một cách nhanh chóng và mạnh mẽ, mà chẳng cần phải trải qua hằng trăm năm để vun bón cây KTTT như TBCN, giờ mới cay đắng nhận ra rằng sự cưỡng giao giữa một con Ngựa cái KTTT giống tốt TBCN với một con lừa đực XHCN (16), chỉ có thể cho ra đời những con La ngu độn, chỉ chuyên được dùng để gánh những gánh nặng như "nợ công".

-Những người nhẹ dạ tin vào những lời nói khuôn vàng thước ngọc của các quan Thanh tra, như Chánh Thanh tra chính phủ Huỳnh Phong Tranh, đã từng phát biểu rằng Vinashin chỉ có nợ chứ không thua lỗ, hoặc nợ Công ở mức an toàn 66,8 tỷ USD chiếm 55% GDP, nay mới biết là những con số này đã bị xào nấu khi thực nợ công theo đúng định nghĩa mà thế giới công nhận, phải là 128,9 tỷ USD, chiếm 106% GDP. Mỗi người dân VN, từ em bé mới sinh ra đời, là đã nhận được tin buồn từ Chính phủ: gánh nặng nợ khoảng 1500 USD/đầu người, mà mình phải mang trong kiếp nhân sinh khi có vinh dự làm công dân nước CHXHCN VN; cho đến điếu văn đọc cho những cụ già trước khi xuống mộ, cũng là gánh nợ công sẽ được chia đều cho con cháu của các cụ.

-Những người nào trước kia, vẫn cứ còn tin vào những lời nói "quyết liệt" như chống tham nhũng, chống lạm phát, chống tăng giá, chống suy thoái về Chính trị, Tư tưởng, Đạo đức, Lối sống, chống USD hóa, chống vàng hóa, chống sử dụng tiền mặt, nay đã phải "vui vẻ" thừa nhận rằng Chính trị, Tư tưởng, Đạo đức, Lối sống và những thứ thiêng liêng khác, đã từ lâu được quy bằng vàng, bằng USD, thậm chí bằng đơn vị cara của hạt xoàn chứ không phải bằng tiền mặt, thứ hiện nay vừa cồng kềnh vừa nặng vì VNĐ càng ngày càng mất giá!?
Kể từ ngày 30/04/1975, có thể nói cả Dân tộc Việt Nam đã bị nhiễm độc bằng sự dối trá về mọi mặt từ Chính trị, Đạo đức, Tư tưởng, Lối sống, Kinh tế, Giáo dục, Y tế, Vệ sinh an toàn thực phẩm... Con người sống với nhau bằng sự dối trá lẫn nhau và cả tự dối mình, để sống trong một môi trường mà ngày nào cũng là ngày Poison d'Avril.

Ở Việt Nam, hiện tại có một ngày Poisson d'Avril và đã từ 38 năm nay kể từ 30/04/1975 ngày nào cũng là ngày Poison d'Avril. Nên nhớ điều này, để còn có thể sống ở Việt Nam, được ngày nào hay ngày đó.

Xin được phép xử dụng một câu tiếng Pháp để kết thúc bài viết đã tương đối dài và đôi khi có thể đã trở nên thừa thải đối với những người Việt Nam, giờ đã kinh nghiệm đầy mình khi đã phải sống quá lâu trong sự dối trá. Vấn đề ở chổ, đến khi nào thì Dân tộc Việt Nam mới đoạn tuyệt với Thiên đường của sự dối trá và sự tự dối mình?
Khi nào?
"Au Viet Nam, Il y a deux jours des flets stupide. Un c'est le Poisson d'Avril. L'autre, c'est le Poison d'Avril. On ne pouvait pas mourir parce que le Poisson d'Avril mais on mourait parce que le Poison d'Avril" (17).
Sài Gòn 27/04/2013
Oanh Yến Thị Phạm
-------------------------------------------------------
1-Cá tháng Tư
2-Người Pháp, thường được cho là có nguồn gốc Gaullois với biểu tượng là chú gà trống.
3-Charles IX (1550-1574) Vua của nước Pháp 1560-1574.
4-Đức Giáo hoàng Gregory XIII (1502-1585), là Giáo hoảng thứ 226 của Giáo hội là người có công hoàn chỉnh cách tính Dương lich. Lịch Gregory, được sử dụng cho đến tận bây giờ.
5-Thằng Tây hoặc chú gà trống Gaullois
6-Những ngày của những con cá bơn ngu ngốc
7-Thuốc độc tháng Tư. Trong tiếng Pháp từ Poisson: con cá; Poison: thuốc độc có cách viết rất giống nhau, chỉ khác mẫu tự s. Cách phát âm cũng giống nhau, cùng là danh từ giống đực. Ngay tới người Pháp cũng hay lầm lẫn, nếu không nghe rõ và không để ý đến ngữ cảnh.
8-Lời của nhà văn Dương Thu Hương
9-Vì khuôn khổ nội dung bài viết, tôi không thể liệt kê hết tên những nhân sỹ trí thức, hoặc nếu có thiếu sót, xin đại xá.
10-Đơn vị tổ chức hành chánh của VNCH.
11-Nhân vật Pavel Corsaghin trong tác phẩm "Thép đã tôi thế đấy" của tác giả Nikolai A. Ostrovsky, một thời gian đã là hình mẫu cho những lớp thanh niên mới lớn sau ngày giải phóng.
12-Mười V, Giám đốc CA Đồng Nai, sau bị tử hình vì tội bán bãi vượt biên vượt thẩm quyền và qua mặt không báo cáo, ăn chia không sòng phẳng với cấp trên. Không chỉ lừa gạt người vượt biên để lấy vàng, Mười V và đàn em tay chân thân tín, thậm chí còn giết người vượt biên ngay tại bãi ghe Taxi để cướp trắng và diệt khẩu.
13-Ba H:biệt danh của Thượng tướng LVT, Ba D: X, Sáu H: biệt danh của LTV GĐCATPHCM thời kỳ này, cũng phụ trách bán bãi vượt biên ở Kiên Giang, Sài Gòn, nhưng có báo cáo và ăn chia rõ ràng, dấu ít. Người nào sống sót trong những vụ chìm ghe Taxi chuyên chở người vượt biên ra tàu lớn trên những đoạn sông Sài Gòn chắc sẽ sống nốt quảng đời còn lại với những ký ức hãi hùng.
14-Là nơi thải những chất cặn bả sau khi tiêu hóa, chẳng thơm tho gì. Có một dạo các nhà lãnh đạo hay sử dụng cụm từ này, sau khi bị sỹ phu Bắc Hà châm chọc, chế diễu, nay đã bỏ lối nói này.
15-Lời của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
16-Dân đen, tất nhiên "không lớn", quan chức cao cấp, dĩ nhiên chức tước "không nhỏ".
17-Kinh tế, Chính trị, dĩ nhiên phải liên quan đến con người. Chưa có con người XHCN, nên tạm so sánh với con lừa vậy.
18-Tại Việt Nam có hai ngày là ngày của những con cá thờn bơn ngu xuẩn. Một là ngày Cá Tháng Tư. Ngày khác là ngày Độc dược của tháng Tư. Người ta không thể chết vì ngày cá tháng tư, nhưng chết vì Độc dược tháng Tư. Người dân Việt Nam như những con cá bơn ngu ngốc đã chui vào lưới của Mác, Lê.


Copy từ: Huỳnh Ngọc Chênh

NHƯNG...

NHƯNG...

1. Dân chủ gấp vạn lần tư sản nhưng lại là kẻ thù của internet.
2. "Tài tình" và " sáng suốt" nhưng không bằng bọn "thối nát" và "giãy chết".
3. Không có vùng cấm nhưng có vùng suy thoái.
4. Nói thì quyết liệt nhưng làm thì...chết tiệt!
5. Giỏi "biện chứng" nhưng lại dốt lãnh dạo.
6. Hạnh phúc nhất nhì thế giới nhưng phải tự tử vì nghèo!
7. Hứa từ chức nhưng chức không từ!
8. Phá hay không phá không thành vấn đề nhưng có vấn đề hủy hoại tài sản.
9. Xin kỷ luật nhưng không được cho kỷ luật.
10. Sai phạm lớn, thất thoát lớn nhưng không kỷ luật một ai !
11. Phải chống tham nhũng nhưng làm không khéo lại gây rối loạn nội bộ.
12. Bảo là quá độ nhưng không biết quá độ đến bao giờ!
13. "Ngay và khẩn trương" nhưng phải sau 14 tháng.
14. Khiếu kiện là quyền của công dân nhưng làm xấu hình ảnh của kinh đô và cần phải cưỡng chế!
15. Tại nạn giao thông là điều không mong muốn nhưng đừng đề cập trách nhiệm thuộc về ai!
16. Tôi quyết tâm làm tàu cao tốc nhưng bằng nước bọt!
17. Đặc xá là một chủ trương lớn nhưng nhiều khi đặc xá vì nhà tù quá tải !
18. Bảo vệ Tổ quốc là thiêng liêng nhưng lại rất cụ thể như bảo vệ sổ hưu!
19. Đánh người đang thi hành công vụ là trái pháp luật nhưng rất mong nạn nhân thông cảm!
20. Cuộc cưỡng chế diễn ra an toàn tuyệt đối nhưng có hai nhà báo bị đánh hộc máu mồm!
21. Muốn làm bạn với tất cả nhưng nhìn đâu cũng thấy thế lực thù địch.


Copy từ: Sơn Thi Thư

THỰC TRẠNG NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM-ĐỐI CHIẾU VỚI BÁO CÁO CỦA CHÍNH PHỦ NGUYỄN TẤN DŨNG


Nếu những con số thống kê vẫn tiếp tục “khuất tất”, e rằng cơ hội cho Việt Nam đón nhận sự tiếp ứng từ bên ngoài sẽ chỉ còn rất hạn hẹp. Thậm chí là ngược lại, có thể một lúc nào đó cộng đồng quốc tế sẽ quay lưng với Việt Nam.
Gấp đôi!
Chỉ trong tháng 4/2013, liên tiếp những con số về nợ xấu và nợ công quốc gia đã được “tiết lộ”.
Tiếp theo Diễn đàn kinh tế mùa xuân ở Nha Trang, một cuộc hội thảo khoa học có tên “Khủng hoảng nợ công ở Liên minh châu Âu và những vấn đề gợi mở đối với Việt Nam” được tổ chức bởi Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam.
Tất nhiên, nhiều thành viên tham dự cuộc hội thảo trên có thể hiểu rằng châu Âu có vấn đề của riêng họ, còn Việt Nam lại có thể là một ngoại lệ khác biệt, mà nếu không cẩn thận thì không thể so sánh chúng ta với những nước bị coi là chúa chổm như Ý, Tây Ban Nha, Ireland, mà chỉ có thể tương xứng với Hy Lạp và Síp.
Có thể nói lần đầu tiên, giới chuyên gia khoa học ở Việt Nam tỏ ra phóng khoáng đến thế trong việc “gợi mở” những con số mà trước đây thuộc loại “cấm kỵ”. Một giảng viên của Đại học Almamer ở Ba Lan cho biết tính theo tiêu chuẩn quốc tế, nợ công Việt Nam Nam phải lên đến 128 tỷ  USD, tương đương với 106% GDP năm 2011, TS Lưu Bích Hồ, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cũng đồng thuận với ý kiến đó.
Vào năm 2011, GDP Việt Nam là 122 tỷ USD.  
Trong bối cảnh hoàn toàn khác biệt, vào cuối năm 2012, báo cáo của Chính phủ gửi cho các  đại biểu quốc hội lại cho biết nợ công của Việt Nam chỉ khoảng 67 tỷ USD, chiếm có 55,4% GDP.
Chiếu theo con số báo cáo trên, rõ ràng đã tồn tại một khoảng cách rất lớn giữa điều được coi là “thống kê” của các cơ quan hữu trách với hiện trạng mà giới chuyên gia xem là con số thực. Khoảng cách này có thể lên đến ít nhất 60 tỷ USD.
Cần nhắc lại, sau khi báo cáo của Chính phủ Việt Nam được công bố, một chuyên gia thống kê hàng đầu, người từng là vụ trưởng Vụ Tài khoản quốc gia thuộc Cục thống kê Liên hiệp quốc - TS Vũ Quang Việt - đã phản bác khi cho rằng nếu tính đúng chuẩn của Liên hiệp quốc, số  thực nợ công quốc gia của Việt Nam phải lên  đến 129 tỷ USD.

Theo tiêu chuẩn quốc tế, nợ công được hiểu là nợ của chính phủ cộng thêm nợ do chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương và nợ của doanh nghiệp nhà nước.

Tuy nhiên theo TS Vũ Quang Việt, Chính phủ Việt Nam đã không coi nợ của doanh nghiệp nhà nước là một phần của nợ công và  do đó đã không tính khoản 62 tỷ USD của khối này vào nợ quốc gia.
Theo quan điểm của ông Việt, vì Nhà nước làm chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước nên Nhà nước không thể phủi tay để chủ nợ đòi bán tài sản thu nợ theo đúng luật phá sản. Một trong những trường hợp  điển hình mà ông dẫn chứng là nợ của Vinashin đã được chính quyền dồn cho các doanh nghiệp nhà nước khác phải trả.
Trong một chứng minh khác, ông Việt dẫn lời ông Vương Đình Huệ từ hồi làm Bộ trưởng Tài chính nói có tới 30 tập đoàn và tổng công ty có  số nợ lớn gấp 3 lần vốn chủ sở hữu. Trong số này có 8 doanh nghiệp nợ gấp 10 lần vốn và 10 doanh nghiệp nợ từ 5-10 lần.
“Như vậy có lẽ 30 tập đoàn này đã mất khả năng trả nợ” - TS Vũ Quang Việt nhận định.
Khuất tất?
Trong cuộc hội thảo về nợ công vừa tổ chức tại Việt Nam, chủ đề nợ của doanh nghiệp nhà nước bị bỏ qua cũng được “gợi mở”. Theo TS Nguyễn Trọng Hậu của Ba Lan, trong khi thế giới có 5 tiêu chí về nợ công chung, thì Việt Nam chỉ có 3 tiêu chí. Hai tiêu chí không được Việt Nam tính vào nợ công là nợ của doanh nghiệp nhà nước và khoản nhà nước vay của quỹ hưu trí.
Cũng như TS Vũ Quang Việt, ông Hậu dẫn lại vấn đề Vinashin với khoản nợ hàng tỷ USD không được tính vào nợ công, trong khi ở các nước khác, doanh nghiệp nào có vốn nhà  nước dù chỉ một vài phần trăm, khi vay nước ngoài cũng phải tính vào.
Cũng cần nhắc lại, Diễn đàn kinh tế mùa xuân ở Nha Trang đã lần đầu tiên phát ra con số nợ xấu của nền kinh tế Việt Nam với ước tính vượt quá 500.000 tỷ đồng. Trong khi đó, các báo cáo của những cơ quan đặc trách về tình hình này chỉ thừa nhận nợ xấu vào khoảng 170.000 tỷ đồng.
Khoảng chênh lệch đã lên đến 3 lần. 
Hiển nhiên sự chênh biệt giữa con số thực tế và số báo cáo như trên có thể coi là “khủng khiếp”. Tình hình đó cũng cho thấy một trong những vấn đề trầm trọng nhất đối với nền kinh tế và cả với chính sách công ở Việt Nam là thực trạng thống kê. Không những thiếu chính xác, trong nhiều trường hợp thống kê còn trở nên thiếu minh bạch một cách khó tả và đáng ngờ.
Phải chăng cái mà xã hội đang bức xúc về “căn bệnh thành tích đã trở nên mãn tính” đã làm cho nhiều số liệu thống kê bị sai lệch? Rất có thể là như vậy. Nhưng chỉ như vậy vẫn là chưa đủ.
Báo cáo của Chính phủ Việt Nam gửi các đại biểu quốc hội vào cuối năm 2012 cũng nêu ra một hứa hẹn là nợ công quốc gia sẽ không vượt quá 65% vào năm 2015. Dĩ nhiên, 65% là giới hạn nguy hiểm mà bất cứ một nền kinh tế nào cũng phải dè chừng. Nhưng lời hứa hẹn đó chỉ hợp lý nếu quả thực con số nợ công hiện nay không phải là 128 tỷ USD mà chỉ có 67 tỷ USD.
Có nghĩa là từ đây đến năm 2015, nợ vay nước ngoài sẽ tiếp tục tăng lên mà vẫn chưa bị coi là “nguy hiểm”.
Nhưng trong trường hợp ngược lại, mọi chuyện sẽ trở nên vô cùng bất hợp lý  khi cách tính toán theo tiêu chuẩn Liên hiệp quốc lại tỏ  ra phù hợp hơn hẳn cách nhìn có vẻ cảm tính của giới chức điều hành kinh tế Việt Nam.
Nếu trường hợp trái ngược như trên xảy ra, ngay giờ đây nay vấn đề nợ công Việt Nam đã vượt quá giới hạn nguy hiểm và  có thể tiến tới một điểm bùng vỡ  trong một tương lai không quá xa.
Không thể so sánh Việt Nam với một số quốc gia có tỷ lệ nợ công cao như Nhật Bản, Mỹ, bởi tiềm lực kinh tế và dự trữ ngoại hối của các quốc gia này là “không thể so sánh” với Việt Nam. Ngược lại, nền kinh tế Việt Nam, vốn đang quá mong manh và yếu chân đứng, sẽ có thể suy sụp hoàn toàn với chỉ một cú nhấn nợ công.
Minh bạch là một yếu tố tiên quyết để Việt Nam hội nhập thương mại quốc tế và cả những chủ đề lớn khác như quốc phòng, an ninh và ngoại giao. Nhưng nếu những con số thống kê vẫn tiếp tục “khuất tất”, e rằng cơ hội cho Việt Nam đón nhận sự tiếp ứng từ bên ngoài sẽ chỉ còn rất hạn hẹp.
Thậm chí là ngược lại, có thể một lúc nào đó cộng đồng quốc tế sẽ quay lưng với Việt Nam.
Việt Thắng

(Sống mới)



Copy từ: NV Phạm Viết Đào

Dùng vũ lực để khuất phục luôn đồng nghĩa với sự bất lực về nhân tâm.


Nguyễn Phương Uyên
Nguyễn Phương Uyên
 
Lần đầu tiên tôi biết về nhà tù cộng sản là qua cuốn “Đêm giữa ban ngày”. Khi đó tôi cũng đã 50 tuổi, và người khuyên tôi tìm đọc chính là sếp cao nhất của cơ quan tôi. Ông nói đọc để biết sự tàn ác của cộng sản, mặc dù ông cũng là cộng sản, là bí thư đảng ủy cơ quan. Một sự thức tỉnh quá muộn mằn.
Quá nửa cuộc đời trở về trước, tôi chỉ được đọc về chuyện người cộng sản bị cầm tù trong nhà tù “Mỹ, Ngụy”, chứ chưa bao giờ biết chuyện người cộng sản bị cầm tù trong nhà tù cộng sản nó như thế nào. Chỉ chừng đó những điều trong “Đêm giữa ban ngày”, cũng đủ để làm đổ vỡ chút lòng tin mù quáng còn sót lại trong tôi. Thực không thể tưởng tượng nổi rằng người lương thiện cũng có thể bị tống vào tù, bởi những người từng được coi là anh em, đồng chí với mình. Sau này, tôi lại được biết thêm còn nhiều người cũng bị đối xử tàn tệ như cha con cụ Vũ Đình Huỳnh. Với anh em, đồng chí của họ còn bị như thế, thì số phận tù binh hoặc những người “tù cải tạo” hẳn kinh khủng hơn rất nhiều.

Tôi tin rằng, cho dù pháp luật nước ta có kém văn minh đến đâu, chắc chắn cũng không có điều luật nào cho phép đánh đập, bỏ đói, hay nhục mạ tù nhân. Nhưng thực tế cho thấy trong nhiều nhà tù ở Việt Nam (nếu không muốn nói là hầu hết), những người được cho là đại diện pháp luật đã lạm dụng quyền lực của họ để thỏa mãn một sở thích bệnh hoạn, hay chỉ là một sự trả thù vô cớ khi đày đọa thể xác và tinh thần của người bị giam cầm. Trong tù, dường như tù nhân không chỉ mất quyền công dân, mà còn mất cả quyền con người.
Tôi không tin tất cả bọn họ toàn những kẻ độc ác, vô tri vô giác, chỉ biết tuân lệnh cấp trên như một cái máy. Tôi tin trong tâm thức họ, vẫn có người phân biệt được chuyện đúng sai, tốt xấu. Tiếc rằng lòng tốt trong họ chưa đủ mạnh để chiến thắng sự vô cảm và sự yếu hèn của bản thân.
Từ khi Nguyễn Phương Uyên bị bắt giam, tôi đã hình dung những gì sẽ đến với cô gái tuổi đôi mươi này. Tôi không sợ lắm cho tâm hồn non nớt và ngây thơ của cô gái, sẽ bị tổn thương trong môi trường nghiệt ngã của nhà tù. Nhưng xót thương là bản năng của con người. Đất nước đâu phải thời chiến mà cần giam cầm, đày dọa những chàng trai, cô gái còn đang tuổi ăn học, tuổi yêu thương? Việc họ giam Phương Uyên cùng với tù thường phạm, muốn mượn tay giang hồ để đánh đập cô học trò nhỏ thì ai cũng ngầm hiểu, đó là trò ném đá giấu tay của quản giáo. Tin Phương Uyên bị đánh đập trong tù không những không làm cho người ta run sợ, mà chỉ càng chuốc thêm sự căm phẫn và khinh bỉ đối với chế độ.
Dùng vũ lực để khuất phục kẻ khác luôn đồng nghĩa với sự bất lực về nhân tâm. Tôi chắc rằng nếu tất cả mọi người dân Việt Nam dám nói thật chính kiến của mình, đất nước này sẽ không xây đủ nhà tù để giam giữ những người bất đồng chính kiến.

Nhiều năm trước, khi thế giới còn mông muội, một lần, một người da trắng chuyên săn da đầu người da đỏ bị chính người da đỏ bắt. Họ đã làm điều mà ông ta thường làm trước đó - nghĩa là lột da đâu ông ta. 
Khi những người da trắng khác tìm thấy ông, đang hấp hối trong một bộ dạng rất kinh khủng. Ông ta đã thều thào nói với họ, rằng đừng bao giờ lột da đầu một người khi họ còn sống, vì điều đó thực sự rất khủng khiếp.

Vậy mới nói, nếu không muốn bị đau, thì đừng làm đau người khác!

Không muốn bị cầm tù, thì đừng giam cầm người khác!

Nguyễn Phương Uyên
Nguyễn Phương Uyên


Copy từ: Phương Bích