CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Giáo dân Vinh đối đầu với chính quyền bằng lời cầu nguyện


Cầu nguyện cho giáo dân Mỹ Yên
Cầu nguyện cho giáo dân Mỹ Yên
Ảnh GPVO

Thanh Phương
Sáng hôm qua, 17/09/2013, gần 10 ngàn giáo dân của các xứ thuộc hạt Nhân Hòa, Giáo phận Vinh, đã hành hương về Trung tâm thánh Antôn Trại Gáo, để tỏ lòng hiệp thông với giáo dân Mỹ Yên. Cuộc hành hương này nối tiếp một thánh lễ ngày hôm trước của Linh mục đoàn giáo phận Vinh, quy tụ chung quanh Đức Giám mục Giáo phận Vinh Phaolô Nguyễn Thái Hợp, cũng tại đền thánh Antôn Trại Gáo và cũng với sự tham dự của hàng ngàn giáo dân, để hiệp thông với giáo dân Mỹ Yên.

Những thánh lễ, những buổi cầu nguyện và những cuộc hành hương này đã liên tiếp diễn ra kể từ sau vụ việc xảy ra trước trụ sở Uỷ ban Nhân dân xã Nghi Phương ngày 04/09. Theo tường trình của Tòa Giám mục Xã Đoài ( Giáo phận Vinh ), ngày hôm đó, chính quyền địa phương ở Nghệ An đã sử dụng một lực lượng hùng hậu gồm công an, bộ đội, dân phòng và cả côn đồ để đàn áp dã man các giáo dân Mỹ Yên, kéo đến trụ sở Uỷ ban Nhân dân xã Nghi Phương để đón hai người bị bắt giữ trái phép và chính quyền xã hôm trước đã hứa sẽ thả. Nhưng về phía chính quyền Nghệ An và các báo đài Nhà nước, thì đây là một vụ vi phạm pháp luật, gây rối trật tự, vì chính những “thành phần quá khích” đã tấn công, ném đá vào lực lượng an ninh và hành hung cán bộ.
Sau những thông cáo của Tòa Giám mục Xã Đoài, sau bức thư chung của Đức Giám mục Vinh Phaolô Nguyễn Thái Hợp lên án vụ đàn áp nói trên, báo chí Nhà nước tiếp tục loan tải những thông tin bị các giáo dân tại Vinh xem là “xuyên tạc sự thật” về vụ Mỹ Yên. Hơn thế nữa, trong chương trình thời sự ngày 15/09, đài truyền hình VTV đã phát một bản tin dài gần 9 phút, lên án Tòa Giám mục Xã Đoài và Đức cha Hợp là đã ra những văn thư, thông cáo, thư chung mang tính “kích động và vu khống chính quyền”, nhằm biến một “vụ án hình sự” thành một vụ đàn áp tôn giáo. Theo đài VTV, các chức sắc Giáo phận Vinh như vậy là đã “vi phạm nghiêm trọng pháp luật”.
Một phần chính là để tố cáo báo chí Nhà nước xuyên tạc sự thật mà hàng ngàn giáo dân từ các nơi ở giáo phận Vinh đã tham dự các thánh lễ, các cuộc hành hương nói trên. Theo nhận định của hãng thông tấn Asianews, trong bản tin đề ngày 17/09, thánh lễ tại đền thánh Antôn Trại Gáo ngày 16/09, với sự có mặt của Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp, là một hành động thách thức chính quyền, bởi vì theo quy định của Ban Tôn giáo, những thánh lễ như vậy lẽ ra phải được các chính quyền địa phương cho phép thì mới được cử hành.
Vụ Mỹ Yên suy cho cùng cũng liên quan đến vấn đề tự do tôn giáo và dân chủ ở Việt Nam. Vụ này bắt đầu từ tối ngày 22/05/2013. Hôm đó đã xảy ra xô xát giữa khách hành hương và giáo dân giáo xứ Mỹ Yên với một số người lạ mặt, khi những người này vô cớ chặn xe và lục soát hành lý cá nhân của khách hành hương đến tham dự Thánh lễ tại Linh địa Trại Gáo, thuộc giáo xứ Mỹ Yên, Giáo phận Vinh. Sau đó người ta mới biết những kẻ lạ mặt đó là công an. Báo chí Nhà nước gần đây mới tiết lộ đó là những công an đến đấy để “nắm tình hình”, vì họ được tin là linh mục Đặng Hữu Nam, quản xứ Bình Thuận (xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc) tổ chức lễ tại Trại Gáo cho giáo dân ở nhiều địa phương về hiệp thông, cầu nguyện cho 14 thanh niên Công giáo và Tin lành bị kết tội “lật đổ chính quyền nhân dân” trước phiên tòa phúc thẩm ngày 23/05/2013.
Đến ngày 27/06 hai giáo dân Mỹ Yên là ông Ngô Văn Khởi và ông Nguyễn Văn Hải bị công an Nghệ An chặn đường bắt cóc và mấy ngày sau, gia đình mới nhận được thông báo « khởi tố và bắt tạm giam » hai giáo dân này, với cáo buộc « gây rối trật tự công cộng ».
Trước một chính quyền với nhiều công cụ trấn áp, với nhiều phương tiện truyền thông, các tín hữu Công giáo ở Vinh chỉ biết hiệp thông công nguyện cho hòa bình và công lý. Hiện giờ, chưa biết là Tòa Giám mục Xã Đoài sẽ có những hành động gì khác để đáp lại những cáo buộc của chính quyền. Trước mắt, cuộc chiến tranh thông tin giữa hai bên tiếp diễn. Báo Nghệ An điện tử hôm nay tiếp tục đăng ý kiến của một độc giả “nhắn gửi” giáo dân Mỹ Yên, với hàng tựa nghe giống như lời cảnh cáo: “ Hãy dừng lại khi chưa muộn !”.

Copy từ: RFI


..............

Cuộc tranh luận về điều luật 258

 Kính Hòa, phóng viên RFA

Đại diện Mạng lưới Blogger Việt Nam trao Tuyên bố 258 cho bà Veronique Arnault, đại diện Phái đoàn EU sang dự phiên Đối thoại Nhân quyền 2013 với Việt Nam.(10 tháng 9, 2013)
Đại diện Mạng lưới Blogger Việt Nam trao Tuyên bố 258 cho bà Veronique Arnault, đại diện Phái đoàn EU sang dự phiên Đối thoại Nhân quyền 2013 với Việt Nam.(10 tháng 9, 2013)
Blog Tuyenbo258
Nghe bài này

Sau một nhóm blogger phản đối điều luật 258, lại xuất hiện một nhóm khác hình thành trên Internet chống lại những blogger này. Truyền thông nhà nước có nên mở cửa cho cuộc tranh luận này công khai với dân chúng Việt nam?
Ngày 18/7/2013 một nhóm Bloggers Việt Nam kiến nghị yêu cầu nhà nước Việt Nam xóa bỏ điều luật 258 trong bộ luật hình sự Việt Nam. Theo những người kến nghị thì điều luật này tạo điều kiện cho sự bắt bớ đàn áp tự do ngôn luận. Nhóm công dân này đã trao kiến nghị cho các đại sứ quán Hoa Kỳ, Úc, Đức, Thụy Điển, cũng như các Đại diện Cộng đồng châu Âu và Tổ chức nhân quyền Liên Hiệp quốc.
Hai tháng đã trôi qua, và như thường lệ sự kiện này không thấy xuất hiện trên truyền thông nhà nước Việt Nam như một sự mặc định là những sự kiện như vậy sẽ được truyền thông internet chăm lo, tin tức và bàn luận tràn ngập các trang blog, diễn đàn, mạng xã hội.
Và cũng như thường lệ, truyền thông gọi là chính thống của nhà nước , nhất là những tờ báo được cho là có quan điểm cứng rắn như Nhân dân, Quân đội nhân dân, sau đó đưa ra những phê bình chỉ trích, thường rất là nặng nề cho những sự kiện như vậy.
Như vậy đại đa số công chúng Việt Nam, những người chỉ được tiếp cận với những tờ báo giấy, truyền hình và truyền thanh của đảng cộng sản xem như chỉ biết có phần ngọn của vấn đề, tức là phần chỉ trích phê bình của các phương tiện truyền thông ấy. Và các giới chức truyền thông của nhà nước Cộng sản Việt Nam hay nói rằng đó là định hướng dư luận, chứ không nên…đưa tin không có lợi.

Nhóm không chống Điều 258
Nay có vẻ như Internet đang dần bước thay đổi một số khía cạnh của môi trường truyền thông ấy. Xuất hiện nhiều cây bút, mà Đông La là điển hình, bênh vực cho đảng cộng sản ngay từ khi sự kiện mới vừa bùng phát như một cái tin. Điều lạ là truyền thông nhà nước lúc nào cũng im lặng ngay lúc sự kiện xảy ra, rồi sao đó giật mình nhè nhẹ đưa những bài có thể gọi là phản tuyên truyền này lên báo.
Vào sáng ngày 28 tháng 8, năm thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam được Đại sứ quán Đức tại Việt Nam tiếp đón rất chu đáo
Vào sáng ngày 28 tháng 8, năm thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam được Đại sứ quán Đức tại Việt Nam tiếp đón rất chu đáo
Một diễn biến mới trên dòng truyền thông internet trong mấy ngày qua, là một nhóm công dân đưa ra một cuộc vận động thu thập chữ ký chống lại những người chống luật 258. Và thế là nở rộ trên không gian ảo những tranh cãi, bênh vực, chống đối, giữa hai phe.
Ngoại giao giữa các quốc gia là công việc của bộ Ngoại giao chứ không phải của tổ chức hay cá nhân nào cả. Một nhóm người tự xưng là mạng lưới các bloggers Việt nam lại đến các đại sứ quán trao bản tuyên bố không được sự đồng thuận của nhân dân Việt Nam, đó là một sự sỉ nhục đối với quốc gia
Cô Hoàng Thị Nhật Lệ
Chúng tôi đã tìm cách tiếp cận nhóm người này.
Cô Hoàng Thị Nhật Lệ, một trong những người tiến hành thu thập chữ ký để phản đối kiến nghị 258 nói như sau với đài RFA:
Đầu tiên tôi nói là đó là một sự trơ trẽn vì chỉ có 1 số người mà xưng là đại diện cho giới bloggers Việt Nam
Điều luật hình sự nước CHXHCN VN năm 1999, sửa đổi năm 2009 qui định rõ áp dụng với những kẻ lợi dụng quyền tự do dân chủ, tôi nhấn mạnh lợi dụng, để xâm phạm lợi ích nhà nước, lợi ích của cá nhân và tổ chức.
Đối với những người không lợi dụng thì đâu có lý do gì mà sợ (?)
Ngoại giao giữa các quốc gia là công việc của bộ Ngoại giao chứ không phải của tổ chức hay cá nhân nào cả. Một nhóm người tự xưng là mạng lưới các bloggers Việt nam lại đến các đại sứ quán trao bản tuyên bố không được sự đồng thuận của nhân dân Việt Nam, đó là một sự sỉ nhục đối với quốc gia.
Điều luật 258 đã được quốc hội Việt Nam, cơ quan lập pháp cao nhất của nước Việt Nam, khi muốn chỉnh sửa điều này thì phải cần sự đồng thuận của nhân dân Việt Nam. Trong khi họ chỉ là một nhóm nhỏ không được sự đồng thuận của nhân dân Việt Nam, đến các đại sứ quán để trao bản tuyên bố nhân danh các blogger, các facebooker, chúng tôi không đồng ý.”
Trên báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Việt nam, số ra ngày 10/9 có một bài mang tựa đề: Từ tiếm danh đến loạn ngôn, lộng ngôn và…lừa bịp. Bài này của một tác giả ký tên là Vũ Hợp Lân cũng có nội dung tương tự lời phát biểu của cô Hoàng Thị Nhật Lệ, chỉ trích rất nặng nề những người đưa ra tuyên bố 258.
Một điều khá thú vị là cô Nhật Lệ có đề cập đến một qui định mà cô ấy gọi là của Bộ văn hóa truyền thông (chắc có lẽ nhầm với Bộ Thông tin truyền thông) rằng để phỏng vấn công dân Việt nam thì người từ bên ngoài phải có công hàm của Bộ ngoại giao Việt nam.
Họ nói chúng tôi là cầu viện ngoại bang như Trần Ích Tắc, thế thì ngày xưa bác Hồ cũng yêu cầu Mỹ can thiệp để trả độc lập cho Việt Nam, hay là nhận viện trợ từ Trung Quốc thì sao?Họ nói chúng tôi cũng giống ông Hồ Chí Minh à?
cô Phương Dung
“Có quy định rằng phóng viên nước ngoài không thường trú tại Việt Nam phải gởi công hàm đến bộ ngoại giao Việt Nam và bộ Văn hóa Truyền thông thì mới có quyền phỏng vấn công dân Việt Nam."
Thật sự chúng tôi không rõ là có tồn tại một qui định hơi lạ giữa thời đại thông tin Internet như vậy. Nếu nó có tồn tại thì hẳn nó liên quan đến việc mà các giới thức truyền thông Việt nam hay nói về sự đưa tin không có lợi, hay là định hướng dư luận.

Nhóm chống Điều 258
Chúng tôi hỏi chuyện cô Phương Dung, một trong những người thuộc nhóm kiến nghị 258 và cũng thuộc nhóm các bloggers đến cơ quan nhân quyền Liên Hiệp Quốc để trao kiến nghị. Cô Phương Dung nói về nhóm đang phản đối nhóm 258,
“ Cũng như những người bạn của chúng tôi trong nhóm 258, chúng tôi hoan nghênh những người khác quan điểm của mình, đó là quyền được nói của mọi người, nó cần cho một xã hội tự do dân chủ. Nhưng chúng tôi nghĩ là họ nên tranh luận trên tin thần tôn trọng lẫn nhau chứ không nên dung những từ thóa mạ chúng tôi như là phản động hay phản quốc.
Họ nói chúng tôi là mạo danh làm ô uế tinh thần dân tộc của họ, trong khi chúng tôi là những người công khai có tên tuổi đàng hoàng.
Họ nói rằng đấy là công việc của Bộ ngoại giao trong khi Nhà nước có quyền lực trong tay đàn áp người dân thì làm sao người dân có thể lên tiếng được.
Họ nói chúng tôi là cầu viện ngoại bang như Trần Ích Tắc, thế thì ngày xưa bác Hồ cũng yêu cầu Mỹ can thiệp để trả độc lập cho Việt Nam, hay là nhận viện trợ từ Trung Quốc thì sao?Họ nói chúng tôi cũng giống ông Hồ Chí Minh à?
Việc làm của chúng tôi rất là bình thường, chúng tôi chỉ muốn góp phần nhỏ làm cho xã hội Việt nam thay đổi.”
Như thế là có một sự kiện quan trọng đang diễn ra vì nó có liên quan đến một điều luật quan trọng của quốc gia, điều luật 258. Có hai nhóm công dân đang tranh luận nhau về vấn đề đó, và đại đa số công chúng Việt nam không hay biết. Hay nếu có biết thì chỉ biết phần ngọn được trình bày trong bài báo Nhân dân ngày 10/9 chúng tôi vừa đề cập.
Theo cô Nhật Lệ thì ngày 1/10 tới đây nhóm của cô sẽ trao bản tuyên bố phản bác nhóm 258 với những chữ ký thu thập được cho cơ quan truyền thông Việt nam.
Vậy thì đây có phải là cơ hội để truyền thông nhà nước Việt nam công khai cuộc tranh luận lý thú này một cách có ngọn nguồn, xứng đáng với những lời tuyên bố của giới chức truyền thông là Việt nam luôn có tự do ngôn luận.

Copy từ: RFA


...................

Mỹ-Philippines bắt đầu tập trận tại Biển Đông


Tập trận Mỹ Philippines "Carat", ngày 28/06/2013
Tập trận Mỹ Philippines "Carat", ngày 28/06/2013
Reuters

Thụy My
Hôm nay 18/09/2013 Hoa Kỳ và Philippines khởi đầu cuộc tập trận chung, được tổ chức từ một căn cứ Hải quân ở vùng duyên hải đảo Luzon tại Biển Đông, gần khu vực tranh chấp giữa Manila và Bắc Kinh. Đối mặt trước những sóng gió từ yêu sách chủ quyền trên biển của Trung Quốc, hai nước đồng minh muốn nhấn mạnh việc Mỹ-Phi mở rộng hợp tác về quân sự.

Khoảng 2.000 thủy quân lục chiến Mỹ và Philippines tham gia cuộc tập trận thường niên, năm nay diễn ra tại Biển Đông và ngay trước chuyến công du chính thức đầu tiên của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Philippines vào ngày 11 và 12/10 tới.
Manila vốn đang tìm kiếm sự hỗ trợ của Washington để đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng từ Bắc Kinh tại Biển Đông, rất hồ hởi với cuộc tập trận chung này, trong lúc đang chuẩn bị một hiệp ước quan trọng nhằm tăng cường năng lực quốc phòng.
Căn cứ Hải quân trên đây nằm ở San Antonio, một thành phố thuộc vùng duyên hải phía tây đảo Luzon, chỉ cách bãi cạn Scarborough 220 km. Bãi cạn này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, và cách đảo gần nhất của Trung Quốc là Hải Nam đến 650 km. Nhưng Bắc Kinh đã cho các chiến hạm đến trấn giữ từ năm 2012, ngăn cản ngư dân Philippines đến đây. Manila cũng vừa phản đối việc Bắc Kinh cho dựng những cọc bê-tông tại Scarborough, bắt đầu công việc chiếm đóng thường trực bãi cạn này.
Chuẩn đô đốc Jaime Bernardino, Tư lịnh phó Hải quân Philippines trong diễn văn khai mạc tuyên bố: “Những cuộc tập trận đa phương và các hiệp ước là rất cần thiết cho việc hợp tác và sẵn sàng hoạt động như một lực lượng đa năng, có thể bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ».
Cuộc tập trận Hoa Kỳ - Philippines Amphibious Landing Exercises (Phiblex) kéo dài ba tuần lễ với sự tham gia của hai chiến hạm Mỹ và tập trận bắn đạn thật trên đất liền. Thiếu tướng Remigio Valdez, chỉ huy cuộc tập trận phía Philippines cho các nhà báo biết cũng sẽ có các cuộc thực tập tấn công đổ bộ để chiếm lại các đảo bị quân địch chiếm đóng, tuy nhiên không nêu rõ tên quốc gia thù địch.
Cuộc tập trận Mỹ-Philippines diễn ra vào thời điểm Manila và Washington đang thương lượng một hiệp ước về việc tăng cường sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại Philippines. Hiệp ước này chính thức cho phép Mỹ đưa các thiết bị quân sự đến các căn cứ của Philippines, cũng như các chuyến viếng thăm của quân đội Mỹ. Phía Manila muốn ký kết càng sớm càng tốt.
Phát biểu trong lễ khai mạc hôm nay, Thiếu tướng Paul Kennedy, chỉ huy lữ đoàn viễn chinh số 3 thủy quân lục chiến Mỹ nói rằng ông không biết hiệp định trên có sẵn sàng vào lúc ông Obama công du Philippines hay không.
Hoa Kỳ có lực lượng trú đóng thường trực tại hai căn cứ quân sự trên lãnh thổ Philippines cho đến năm 1992, khi áp lực của phe dân tộc chủ nghĩa khiến Manila phải cho đóng cửa hai căn cứ trên.
Cả hai bên Mỹ-Philippines đều không cho biết cụ thể địa điểm của cuộc tập trận Phiblex, và tướng Valdex nói rằng cuộc tập trận đổ bộ tái chiếm đảo không phải để chiếm lại bãi cạn Scarborough.
Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông, tuyến đường hàng hải quan trọng cho thương mại thế giới và được cho là có trữ lượng dầu khí lớn, cũng như nguồn hải sản dồi dào. Ngoài Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Đài Loan và Nhật Bản cũng đang tranh chấp chủ quyền trên biển với Trung Quốc.
Năm 2002, Trung Quốc và 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ký kết bản Tuyên bố về ứng xử các bên tại Biển Đông (DOC), là một văn kiện không mang tính ràng buộc, nhằm giải quyết các tranh chấp trên biển một cách hòa bình. Tuy nhiên Bắc Kinh luôn trì hoãn việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên tại Biển Đông (COC) vì trái với DOC, đây là một thỏa thuận ràng buộc.

Copy từ: RFI


....................

Mấy lời với bạn Võ Khánh Linh và các bạn cùng “chí hướng”


Thưa bạn Võ Khánh Linh và các bạn “đồng hành” với bạn! 
Chắc các bạn cũng đoán ra vì sao tôi gửi đến các bạn những giòng này. Thưa vâng! Đúng là vì có liên quan đến “Tuyên bố 258” của Mạng lưới Blogger Việt Nam“Lời kêu gọi ký tên vào bản: “Phản bác tuyên bố 258” của các bạn. 
Trước khi có một vài ý kiến với các bạn, tôi cũng xin tự giới thiệu qua về bản thân để chứng minh người viết những giòng này không phải một nhân vật “ảo” trên mạng. Phần nữa để công luận tự đánh giá chúng ta đang ở vị trí nào trong ranh giới giữa “chính nghĩa” và “phi nghĩa”, giữa “bán nước” và “yêu nước”, giữa “mạo danh” và “chính danh”, giữa “hợp pháp” và “bất hợp pháp”... Tất nhiên, trong khuôn khổ một bài viết, khó mà giúp độc giả thấu đạt hết những diễn biến - tạm gọi là - “Câu chuyện 258” mà thực chất là gì thì một người ở tầm nhận thức bình thường cũng như có phán xét công bằng sẽ hiểu được. Lưu ý, một vài chữ trong số những khái niệm tôi đặt trong ngoặc kép được trích từ “Lời kêu gọi ký tên vào bản: Phản bác tuyên bố 258” của bạn Võ Khánh Linh.
Tôi tên là Phạm Thanh Nghiên, sinh ngày 24 tháng 11 năm 1977. Địa chỉ: Số nhà 17 đường Liên khu Phương Lưu 8, phường Đông Hải 1, quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Chứng minh nhân dân số: 030 960 703. Điện thoại: 0936 427 687.



Viết đến đây, tôi cũng có một yêu cầu nho nhỏ. Nếu bạn Võ Khánh Linh hay bất cứ bạn nào muốn “phản biện” lại bài viết của tôi, hãy để công khai tên, tuổi, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, số phone để ít nhất làm được cái việc chứng minh mình là “người thật”. Nếu không làm được việc đó, tôi nghĩ bạn hay bạn nào đó không đủ tư cách để “mở miệng” dưới bất cứ hình thức nào. Cảm ơn các bạn! 
Thưa bạn Võ Khánh Linh và các bạn cùng hội cùng thuyền! 
Với tư cách là một trong những người ký tên vào bản “Tuyên bố 258” của Mạng lưới Blogger Việt Nam, tôi thực sự biết ơn bạn và những bạn khác đã lên tiếng - dù là phản bác - bởi nó chứng tỏ các bạn phần nào đã tự ý thức được Quyền Con Người của mình mà một trong những quyền ấy là quyền Tự do ngôn luận. Điều ấy chứng tỏ: Cuộc đấu tranh đòi Quyền con người dù chỉ do “một số người” - cụm từ bạn Khánh Linh dùng - tiến hành đã thực sự có kết quả. Việc làm của Mạng lưới Blogger Việt Nam ít ra đã làm cho các bạn, cũng như nhiều người khác tự ý thức được quyền của mình, hiểu về Nhân quyền là trách nhiệm và mục tiêu của chúng tôi. Càng vui hơn khi những “đối tượng” chúng tôi tác động được đến lại là bạn Võ Khánh Linh và một số bạn khác vốn luôn coi đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam là lý tưởng sống của mình. Để từ đó các bạn biết dùng quyền phát biểu (Tự do ngôn luận) của mình phản bác lại chúng tôi. Đương nhiên đảng và nhà nước của các bạn thường hay “dị ứng” với các khái niệm Nhân quyền, Dân chủ, Tự do hay Phản biện... trong khi ở những nước phát triển, các vấn đề, khái niệm này được thực hành trong xã hội như một điều hiển nhiên và luôn được tôn trọng. 
Giúp các bạn nhận ra các bạn là những con người là một niềm vui thuộc về chúng tôi. Mặc dù, chúng tôi biết còn rất nhiều gian nan lắm để dạy cho các bạn thật sự hiểu và tôn trọng quyền của chính các bạn cũng như nhân quyền của người khác. Nói thật, chúng tôi thấy dễ dàng hơn nhiều khi nói chuyện với các chú chạy xe ôm, các anh phu hồ hay các bà, các cô bán hàng rong ngoài đường về vấn đề Nhân quyền và về các vấn đề xã hội quan tâm, mặc dù hầu hết họ không biết sử dụng mạng Internet để bày tỏ quan điểm. Những con người như thế thật đáng trọng. Họ thẳng thắn, dũng cảm và đặc biệt nhận thức của họ hơn hẳn những Võ Khánh Linh, thưa các bạn. 
Một điều nữa khiến chúng tôi rất vui mừng và phải cảm ơn bạn Võ Khánh Linh đã “tạo ra một diễn đàn” để nhiều bạn khác có cơ hội thể hiện thái độ. Trong khi trang Dân Làm Báo và nhiều trang mạng điện tử khác có quan điểm trái với đảng cộng sản, tức là luôn cổ vũ cho Dân chủ và Nhân quyền, phản ánh xã hội Việt Nam một cách trung thực luôn bị chặn tường lửa, khiến nhiều người muốn nhưng không thể tiếp cận với sự thật, thì qua việc làm của bạn Linh, nhiều người hơn đã biết đến “Tuyên bố 258” để rồi tìm hiểu về các hoạt động khác nhằm vận động về Nhân quyền cho người dân Việt Nam. Nhất là, qua những tranh luận công khai của chúng ta, mọi giá trị sẽ được định lượng. 
Thưa bạn Võ Khánh Linh! Ngoài việc cảm ơn và bày tỏ niềm vui, tôi cũng không thể không nói thẳng với bạn rằng đọc xong “Lời kêu gọi...” của bạn, tôi thấy... nặng mùi lắm. Tưởng như xác chết của mấy lãnh tụ độc tài sau nhiều năm vẫn chưa phân hủy hết ấy bạn ạ. Mùi của sự kích động thù hằn, bạo lực, mùi của sự vu khống, bôi nhọ v.v... Nhưng thôi, tôi cũng không nhắc lại những ngôn từ thiếu văn hóa của bạn ra đây vì tôi biết, đã có khá nhiều bài viết phản hồi (đúng mực và tôn trọng) về “Lời kêu gọi...” của bạn. 
Tôi chỉ xin nêu một thắc mắc nho nhỏ và mong bạn trả lời giùm: Trong “Lời kêu gọi...” bạn có hướng dẫn phần ký tên ủng hộ “Phản bác Tuyên bố 258” với nguyên văn như sau: “Hình thức ký tên: các bạn gửi chữ ký ủng hộ “Phản bác Tuyên bố 258” từ chính địa chỉ thư điện tử trên blog/facebook của các bạn xin gửi về địa chỉ thư điện tử Phanbactuyenbo258@gmail.com với tên, tuổi thực, đường link địa chỉ blog/facebook...” 
Bạn Võ Khánh Linh tại sao không làm như chúng tôi, yêu cầu phải ký tên ủng hộ với tên tuổi thật, số chứng minh nhân dân thật và đặc biệt là địa chỉ (nơi ở) thật với chữ ký cũng thật được công khai trên các trang mạng Internet và trong “Tuyên bố 258”. Mà lại là “tên, tuổi thực, đường link địa chỉ blog/facebook”? Tưởng địa chỉ, nơi ở, nơi đăng ký nhân khẩu thật chứ địa chỉ blog/facebook thì bất cứ ai cũng có thể “đẻ” ra bao nhiêu blog hoặc facebook nếu mình muốn. 
Ít ra, khi các bạn viết “Lời kêu gọi...” hùng hồn và hưởng ứng cũng hùng hồn như thế thì tưởng cũng không nên úp mặt giấu vào đâu đó như thế chứ. Thật không chính danh, không đàng hoàng chút nào bạn ạ. Đã có gan chửi bới, bôi nhọ, dạy khôn người khác thì phải đưa dung nhan ra cho thiên hạ được “chiêm ngưỡng”. Thế mới xứng đáng với bản thân khi tự cho mình là “chính nghĩa”, là không “phản bội lợi ích Dân tộc”, không “làm vấy bẩn giòng máu Lạc Hồng”, không “ôm chân, bợ đít các đại cường quốc”, không “bệnh hoạn, lạc loài hay mạo danh” như các bạn đã kết tội chúng tôi chứ. Thất vọng với các bạn quá! 
Lại phải dạy thêm để các bạn phân biệt được sự khác nhau giữa phản biện, tự do ngôn luận với bôi nhọ, xuyên tạc và vu khống mất thôi. Nếu nhất thời không hiểu ngay, các bạn cũng nên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vì chí ít, đài báo nhà nước mấy năm nay ra rả ca ngợi và tuyên truyền, hẳn các bạn không ít thì nhiều phải “thấm nhuần” chứ. 
Trong cái gọi là “Cộng đồng blogger Việt Nam phản bác Tuyên bố 258”, có đoạn chú thích như sau: “Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền là dập theo khuôn của Bản Nhân Quyền (Bill of Rights) của Mỹ, được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chấp thuận và tuyên bố ngày 10 tháng 12 năm 1948 - thời điểm Liên Hiệp Quốc nằm trong sự thao túng của các cường quốc Âu Mỹ. Bản Tuyên Ngôn này được thông qua với 48 phiếu thuận trên tổng số 195 quốc gia trên thế giới (tỷ lệ 25%). Bản Tuyên Ngôn không có giá trị công pháp quốc tế (not legally binding), vì không có một định nghĩa rõ ràng thế nào là nhân quyền”. 
Chết chửa, các bạn chửi gần chửi xa chửi xiên sang... quân ta (Nhà nước CHXHCN Việt Nam) mất rồi. Thôi, chả dài giòng phân tích cho tốn thời giờ, chỉ hỏi các bạn ngắn gọn hai câu này thôi: 
1. Nhà nước CHXHCN Việt Nam có ký vào bản “Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền” không, ký năm nào? 
2. Vì sao Việt Nam muốn ứng cử vào Hội Đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016? 
Và đây là đề nghị cuối cùng cũng coi như một gợi ý giúp các bạn “lật tẩy các thủ đoạn đen tối của những kẻ luôn mạo danh “nhân dân”, “người yêu nước”, “Mạng lưới Blogger Việt Nam”... Đó là bạn Võ Khánh Linh và bất cứ bạn nào khác cùng chí hướng với bạn hãy sớm liên hệ với Đài Truyền hình Việt Nam hay bất cứ cơ quan báo chí nào trong nước (chứ không phải nước ngoài kẻo bạn lại chụp mũ “đài địch”) nhằm tổ chức một Diễn đàn công khai để chúng tôi cùng các bạn thảo luận và tranh luận về “Tuyên bố 258” cũng như về “Phản bác Tuyên bố 258”. 
Chúng ta nên hướng tới sự công khai, minh bạch và chính danh các bạn nhé. Và đừng quên chứng minh cho chúng tôi thấy các bạn là những con người thật bằng tên tuổi, địa chỉ, hình ảnh thật. Kẻo thiên hạ lại nói các bạn là “ảo”, thậm chí là “ma” thì mất mặt cho cái chính nghĩa cộng sản lắm. 
Cuối cùng xin chúc các bạn thành công rực rỡ với “Phản bác Tuyên bố 258”, nhất là hãy công khai cho chúng tôi thấy danh sách ký tên của các bạn nhé.



Copy từ: Phạm Thanh Nghiên’ blog


...................

40.000 người tham dự ngày hành hương kính Đức Mẹ Măng Đen

 
VRNs (18.9.2013) - Kon Tum – Hơn 40.000 người đã trở về trung tâm hành hương Đức Mẹ Măng Đen (thôn Măng Đen, xã Đắk Long, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) để tham dự ngày hành hương hàng năm kính Đức Mẹ Măng Đen vào ngày 17.9.2013 (ông Trương Văn Chương, người trong Ban tổ chức cho biết: có gần 10.000 xe gắn máy và khoảng 1500 các loại xe ô tô khác nhau)
Như tin chúng tôi đã đưa, năm nay Giáo phận Kon Tum tổ chức ngày hành hương kính Đức Mẹ Măng Đen vào ngày 17.9 thay vì ngày 15.9 như đã ấn định cho hàng năm.
Hai ngày 16.9 và 17.9, bầu trời tại khu vực Măng Đen không ngớt mưa, nhưng sáng ngày chính lễ, đoàn người từ khắp các buôn làng, các giáo thuộc Giáo phận Kon Tum cũng như một số giáo phận khác tiếp tục đổ về linh địa Măng Đen để dự ngày hành hương kính Mẹ Maria Măng Đen.
Sáng ngày 17.9, khi trời chưa rạng sáng, từng đoàn người tiếp tục đổ về linh địa Măng Đen như một ngày hội. Trời mưa rả rách nên người mặc áo mưa, người che dù, nhiều người để đầu trần đi dưới trời mưa tiến về linh địa.
Từng đoàn người từ các buôn làng, các tỉnh thành ngoài Kon Tum tiến về linh địa Đức Mẹ Măng Đen từ ngày 16-17.9.2013
Từng đoàn người từ các buôn làng, các tỉnh thành ngoài Kon Tum tiến về linh địa Đức Mẹ Măng Đen từ ngày 16-17.9.2013

Sáng 17.9, Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh bỏ xe ngoài bãi để đi bộn với bà con tiến vào linh địa Măng Đen (bãi xe cách linh địa Măng Đen trên 3 km)
Sáng 17.9, Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh bỏ xe ngoài bãi để đi bộ với bà con tiến vào linh địa Măng Đen (bãi xe cách linh địa Măng Đen trên 3 km)
 Theo Ban tổ chức, ước tính có khoảng 40.000 người về linh địa Đức Mẹ Măng Đen trong ngày 17.9.2013
Theo Ban tổ chức, ước tính có khoảng 40.000 người về linh địa Đức Mẹ Măng Đen trong ngày 17.9.2013
Tượng Đức Mẹ trên đồi Măng Đen
Đoàn người cầu nguyện trước bức tượng Đức Mẹ Măng Đen trong ngày hành hương
Lúc 6h, cha  Giuse Trần Sĩ Tín, DCCT chủ tế thánh lễ dành cho anh chị em người người dân tộc thiểu số.
Thánh lễ được cử hành bằng hai ngôn ngữ Jarai và Kinh. Các bài đọc và hát trong thánh lễ đều do anh chị em người dân tộc Jarai phụ trách. Một số người dân tộc thiểu số tỏ ra rất vui vì có một thánh lễ dành riêng cho đồng bào họ.
Ông Ama Tét là người thuộc dân tộc Yha Rai nói: “Lâu lâu lên gặp Mẹ nên vui lắm. Lên đây để xin Mẹ cứu giúp, đặc biệt vui vì có một thánh lễ dành cho đồng bào sắc tộc chúng tôi. “
Cùng tâm tình với ông Matét, hai chị Yat và Vu thuộc làng Pleichoet chia sẻ: “Về với Mẹ phải vui chứ. Có một thánh lễ dành cho người dân tộc vui chứ. Năm nay còn vui hơn vì tối hôm qua, có nhiều người lên làm chứng về Mẹ. Trong làng mình cũng có người lên làm chứng cho Mẹ nữa (giờ diễn nguyện tối 16.9, có khoảng hơn 10 người đã lên làm chứng về những ơn lành đã nhận được qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria, nhất là Mẹ Măng Đen)”
Sau thánh lễ dành cho các dân tộc thiểu số là chương trình lần hạt Mân Côi do quý cha, quý thầy dòng Đaminh đang phục vụ tại Giáo phận Kon Tum phụ trách. Giờ cầu nguyện kéo dài khoảng 40 phút.
Trong lúc tại khu vực linh địa đang diễn ra thánh lễ cũng như lúc cử hành giờ kinh Mân Côi, các đoàn người vẫn tiếp tục đổ về khu vực linh địa.
Trời vẫn tiếp tục mưa nhẹ, khu vực linh địa càng lúc trở nên chật hẹp hơn nhưng rất trật tự. Người mặc áo mưa, người che dù thì đứng ngoài trời, những người khác không có áo mưa, hay dù che thì đứng hoặc ngồi trong các khu vực có bạt che để để tham dự các nghi lễ và cùng lần chuỗi Mân Côi với nhau.
Tại khu vực tượng Đức Mẹ Măng Đen tập trung người đông người hơn cả. Từ hôm qua tới nay, những người muốn lên cầu nguyện trước bức tượng đều xếp hàng ngay ngắn và tại khu vực này, lời kinh Mân Côi cũng không ngừng được cất lên. Mỗi người một tâm tình dâng lên Mẹ, người xin ơn, người tạ ơn nhưng ai cũng tỏ rõ lòng tin nơi Đức Mẹ.
Anh Phước thuộc giáo xứ Trung Nghĩa, Kon Tum (cách Măng Đen 70 km) dẫn theo người con nhỏ đi để: “xin Mẹ gìn giữ gia đình, gìn giữ con cái vì bây giờ xã hội loạn lắm. Mặc dù đi thì vất vả nhưng có lòng tin nên tôi quyết tâm đi. Có người cũng nói, Đức Mẹ Măng Đen cụt tay, Đức Mẹ xấu nhưng xấu thì Mẹ vẫn là Mẹ của mình.”
Anh Hiệp ở Tân Hương, Kon Tum (cách Măng Đen 60 km) đến với Mẹ để cầu nguyện cho bản than mình, cầu nguyện cho những người bạn đang đi tu và cầu nguyện cho một số người nhờ anh cầu nguyện với Mẹ Măng Đen giùm. Anh nói: “chú nữa, tôi sẽ lên chỗ tượng Đức Mẹ để trao những ý nguyện của tôi lên cho Mẹ.”
Đối với một tu sĩ đang giúp tại một giáo xứ thì muốn cho bà con giáo dân đi để được nâng đỡ lòng tin. Thầy Chu Văn Liêm, dòng Phansinh dẫn một số người trong giáo xứ Sa Thầy, Kon Tum (cách Măng Đen 80 km) đến Măng Đen hành hương nói rằng: “Tôi muốn dẫn bà con lên đây để mọi người thấy lòng tin của anh chị em nơi đây như thế nào và xin Mẹ củng cố lòng tin của mỗi người.”
Gia đình trẻ bồng bế con về với Mẹ Maria Măng Đen trong ngày hành hương
Gia đình trẻ bồng bế con về với Mẹ Maria Măng Đen trong ngày hành hương
Đứng dưới mưa, người người sốt sắng dâng lên Mẹ Măng Đen lời kinh Mân Côi
Đứng dưới mưa, người người sốt sắng dâng lên Mẹ Măng Đen lời kinh Mân Côi

Lãnh nhận Bí tích Hòa giải trong ngày về với Mẹ
Lãnh nhận Bí tích Hòa giải trong ngày về với Mẹ
Đúng 9 giờ 30, đoàn rước thánh lễ đồng tế tiền từ linh đài Đức Mẹ ra lễ đài cử hành thánh lễ trọng thể mừng kính Đức Mẹ Măng Đen.
Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận Kon Tum chủ sự thánh lễ và giảng lễ. Dâng thánh lễ đồng tế còn có Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục Giáo phận Thái Bình,  Đức Đan viện phụ Matthêu Nguyễn Bá Linh, Đan viện Thiên Phước, khoảng 100 linh mục trong và ngoài Giáo phận Kon Tum.
Bài giảng của Đức cha Micae bằng tiếng Kinh và có 3 linh mục (cha Trần Sĩ Tín, cha Nguyễn Đức Hữu và cha Nguyễn Xuân Anh Tuấn) dịch sang các thứ tiếng Jarai, Bahnar, Xêđăng.
Mở đầu bài giảng, Đức cha Micae đặt câu hỏi: Mỗi người chúng ta đến đây để làm gì? Sau đó, Đức cha mời gọi mọi người hãy có tâm tình của những người con thảo của Mẹ Maria, khi biết rằng, Chúa Giêsu đã trao chúng ta cho Mẹ Maria và trao Mẹ cho chúng ta dưới chân thập giá khi xưa. Đức cha Micae cũng nhấn mạnh tới việc sống đạo của những người con của Mẹ Maria qua những hành động cụ thể trong đời sống và ngay tại linh địa Đức Mẹ Măng Đen trong ngày hành hương này: việc đi đứng trận tự, giữ gìn vệ sinh chung, nhường nhịn nhau…
Cuối thánh lễ, Đức cha Micae ban phép lành Tòa thánh cho cộng đoàn dân Chúa.
Thánh lễ kết bằng  thúc lúc 11 giờ 30. Theo chương trình, lúc 12 giờ còn có lần hạt Mân Côi và lúc 15 giờ có thánh lễ kết thúc ngày hành hương Mẹ Maria Măng Đen.
Đại diện các sắc tộc rước đoàn đồng tế tới lễ đài dâng thánh lễ
Đại diện các sắc tộc rước đoàn đồng tế tới lễ đài dâng thánh lễ

Bài giảng của Đức cha Micae được dịch ra 3 ngôn ngữ khác: Jarai, Bahnar, Xêđăng
Bài giảng của Đức cha Micae được dịch ra 3 ngôn ngữ khác: Jarai, Bahnar, Xêđăng

dam dong
Nhóm PV. VRNs tại Kon Tum

Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế


..................

Công an bắt gia đình phải chịu trách nhiệm về ca phẫu thuật của thầy giáo Định

 
VRNs (17.09.2013) – Sài Gòn – Các bác sĩ trong bệnh viện công an, 30 tháng 4, đã ép gia đình thầy giáo Đinh Đăng Định, tù nhân lương tâm phải ký vào bản cam kết không thưa kiện, nếu thầy giáo Định bị tử vọng hoặc trầm trọng hơn sau ca phẫu thuật sẽ diễn ra ngày mai, 18.09, tại bệnh viện này.
Nguyễn Trí Dũng, con trai blogger Điếu Cày cho biết: “Công An đã thành công trong việc ép gia đình nhà giáo Đinh Đăng Định phải ký giấy ‘Cam kết không khiếu kiện nếu Bác Định thiệt mạng’ trong ca mổ bị ép buộc diễn ra vào ngày mai tại BV của Công an. Nội dung có lẽ ai cũng đã đoán được ‘nếu em không ký thì chúng tôi không mổ, mà tính mạng của ông ấy đang nguy cấp’.
Chưa có sự quan tâm đủ mạnh của dư luận cùng việc đã ép được người nhà ký giấy sinh tử … Số phận Bác Định sẽ ra sao? Cộng sản có lý do gì để giữ cái gai trong mắt họ không ? xin hãy cùng hướng về nhà giáo Đinh Đăng Định. Vì ngày mai rất có thể là ngày cuối cùng mà sự quan tâm và tiếng nói của mọi người có giá trị trao đổi ngang với một mạng người”.
Trong khi đó, sáng nay, trả lời VRNs qua điện thoại, cô Thảo, con gái lớn của nhà giáo Đinh Đăng Định cho biết nguyện vọng của gia đình là muốn đưa thầy Định sáng một bệnh viện chuyên khoa ung bướu để làm phẫn thuật. Mọi phí tổn gia đình sẽ chịu trách nhiệm thanh toán, nhưng chính công an đã bảo đảm ca mỗ an toàn.
Như vậy giữa những gì công an hứa với gia đình để không chấp thuận cho chuy63n đến bệnh viên chuyên khoa và những gì các bác sĩ tại bệnh viện công an buộc gia đình phải ký cám kết hoàn toàn trái ngược nhau.
Xin lưu ý, nhưng cam kết trong có giá trị luật, nên nếu sau ca phẫu thuật, gia đình có bằng chứng vi phạm pháp luật thì không chỉ có quyền khiếu nại, mà gia đình có bổn phận phải tố cáo bệnh viện công an này.
Bệnh viện 30-4, trực thuộc Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Bộ Công an đóng tại số 9 đường Sư Vạn Hạnh (góc Hùng Vương – Sư Vạn Hạnh) quận 5, Sài Gòn, điện thoại (08) 3835.4986, là Bệnh viện đa khoa hạng I của lực lượng công an ở phía Nam. Tiền thân là Bệnh xá Ban An ninh Trung ương cục miền Nam. Giám đốc bệnh viện hiện nay là thiếu tướng BS CKII Tống Mạnh Chinh.
Đường đến bệnh viện:
04
PV. VRNs

Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế


..................

Diễn tiến ban đầu về ca mổ của thầy Đinh Đăng Định, 18.09.2013


VRNs (18.09.2013) – Sài Gòn - Vào lúc 17 giờ 30: Gia đình thầy Định thông báo cho VRNs biết, thầy Định đã tỉnh và đang ở trong phòng hồi sức. Ca mổ kết thúc vào lúc 14 giờ 45. Gia đình chỉ được thăm thầy có 5 phút. Bà Dinh, phu nhân của thầy giáo Định chia sẻ: “Cô rất vui, rất mừng vì chú đã tỉnh và qua cơn nguy kịch. Cho cô gửi lời cám ơn tất cả mọi người trong và ngoài nước đã quan tâm lo lắng cho gia đình cô.”
Thầy giáo Đinh Đăng Định đang trong phòng hậu phẫu, bệnh viện 30.04
Thầy giáo Đinh Đăng Định đang trong phòng hậu phẫu, bệnh viện 30.04
Vào lúc 10 giờ, ngày 18.09.2013, tại bệnh viện 30 tháng 4, Sài Gòn, gia đình thầy giáo Đinh Đăng Định, một trong những tù nhân lương tâm chính trị, đã cho VRNs biết, thầy Định vào phòng mổ lúc 8 giờ 30 nhưng 10 giờ ca phẫu thuật mới bắt đầu. Ca mổ dự kiến kéo dài 6 tiếng.
Trước khi thầy Định vào phòng mổ, thầy và gia đình được trò chuyện với nhau một lúc. Chị Thảo, con gái thầy Định nói: “Sáng nay, gia đình được gặp bố, động viên bố cố gắng vượt qua và gia đình nói với bố rằng, rất nhiều người bên ngoài ủng hộ bố và theo dõi bố”.
Vào lúc 10 giờ, một cô y tá của bệnh viện yêu cầu gia đình mua một cái ca, để bác sĩ đựng khối u của thầy Định vào trong đó. Sau đó sẽ mang đi xét nghiệm.
Chị Thảo, con gái thầy Định hốt hoảng và lo lắng nói: “Sao lại có chuyện kỳ lạ thế này! Cô ơi, cháu nghĩ, những điều này bệnh viện phải chuẩn bị hết chứ, vì đây là đồ chuyên dụng cho y tế. Tại sao bệnh viện không có mà lại yêu cầu gia đình cháu ra ngoài [căn tin của bệnh viện] mua?” Cô y tá trả lời: “Bệnh viện không lo cái này. Gia đình phải lo”.
Chiếc ca con gái thầy Định mua vào đưa cho y tá, theo yêu cầu của bệnh viện.
Chiếc ca con gái thầy Định mua vào đưa cho y tá, theo yêu cầu của bệnh viện.
Như VRNs loan tin, gia đình thầy Định rất muốn chuyển thầy đến một bệnh viện khác chuyên điều trị bệnh ung bướu nhưng công an trại giam Phước An, tỉnh Bình Dương không đồng ý và họ khẳng định, thầy Định chữa trị ở bệnh viện 30 tháng 4 là tốt nhất.
Hôm nay, có một vài người thân và bạn thân quen với thầy Định đã đến bệnh viện chia sẻ với gia đình. Cháu gái thầy Định nhớ lại và chia sẻ: “Ngày xưa, bác Định dạy học cho em môn hóa. Bác có khuôn mặt mập và bụng to, nhưng bây giờ bác gầy và yếu quá, nên em không nhận ra bác nữa. Nhìn thấy bác mà xót xa lắm!”
Bên ngoài phòng mổ luôn có 3 công an canh gác và túc trực. Chị Thảo nhận định: “Các chú công an ở đây khá ôn hòa và họ lo lắng cho sức khỏe của bố. Tôi nghĩ, gia đình tôi chọn cách đối thoại ôn hòa nên họ cũng điềm tĩnh với gia đình”.
Thúy An, con gái thứ hai của thầy Định bộc bạch: “Em rất ủng hộ việc bố em làm. Ở quê em, nhiều người dân cũng chứng kiến như bố em. Nhưng chỉ có một mình bố em lên tiếng thôi. Em rất mong mọi người cũng như công luận quan tâm và lên tiếng cho hoàn cảnh của bố em”.
Trước đây thầy giáo Đinh Đăng Định là một sỹ quan quân đội VN, sau đó thầy trở thành một giáo viên dạy môn hóa tại trường phổ thông trung học Lê Quý Đôn ở tỉnh Đăk Nông. Thầy giáo Định đã từng có bài viết phản ảnh nhà cầm quyền cộng sản khai thác boxit ở Tây Nguyên, kêu gọi đa nguyên đa đảng, lên tiếng cho những người nông dân bị mất đất …
Thầy Định bị nhà cầm quyền bắt giam vào năm 2011 và quy kết thầy vào điều 88 BLHS tội “Tuyên truyền chống phá Nhà nước XHCN”. Vào ngày 09.08.2012, trong phiên sơ thẩm nhà cầm quyền tuyên án thầy Định 6 năm tù giam. Và Thầy Định y án, 6 năm tù giam trong phiên phúc thẩm xảy ra ngày 21.11.2012, tại tòa án tỉnh Đăk Nông.
Bệnh viện 30/4, quận 5, Sài Gòn trực thuộc Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Bộ Công an; là bệnh viện đa khoa hạng I, bệnh viện đầu Ngành của lực lượng CAND ở phía Nam. Tiền thân là Bệnh xá Ban An ninh Trung ương cục miền Nam, đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Tin mới nhận, vào lúc 14 giờ, gia đình Thầy Định cho hay, bác sĩ mổ chính cho thầy Định đã ra khỏi phòng mổ. Trước đó, vào lúc 12 giờ 30, y tá mang khối u được lấy từ dạ dày của thầy Định cho gia đình xem. Chị Thảo mô tả: “Khối u to lắm! To bằng bàn tay nắm lại”
HT, VRNs

Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế


..................

Lo ngại trước những tấn kích của chế độ, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp kêu gọi sự ủng hộ quốc tế



Trong cuộc phỏng vấn với AsiaNews hôm nay 18/9/2013, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp nói về "tình huống nguy hiểm và đáng lo ngại" đối với các tín hữu của giáo phận, những người đang bị chính quyền Việt Nam xoi mói nghi kỵ. Ngài kêu gọi nhà nước tôn trọng nhân quyền và trả tự do cho các giáo dân bị bỏ tù . Ngài cũng lên tiếng kêu gọi "tình liên đới và nâng đỡ" đối với Giáo Hội tại Việt Nam để chấm dứt "những lời dối trá và vu khống".

Vinh (AsiaNews) - "Chúng tôi rất quan ngại về tình hình giáo phận Vinh. Chúng tôi không thể biết những cuộc tấn công, những dối trá, và những vu khống sẽ tiếp tục kéo dài đến bao giờ mới chấm dứt. Đó là một tình huống nguy hiểm và đáng lo ngại cho các Kitô hữu", Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận Vinh, thuộc miền Bắc Việt Nam đã cho biết như trên. Trong những tuần gần đây, vị Giám Mục và giáo phận của ngài đã là mục tiêu của những cuộc tấn công bạo lực thể lý – chứ không chỉ bằng lời nói - từ các phương tiện truyền thông và từ các nhà cầm quyền tại Việt Nam. Các nhà lãnh đạo Công Giáo lo sợ rồi đây sẽ có nhiều vụ trả thù hơn nữa; trong khi đó các tín hữu tập hợp xung quanh vị Giám mục và tham dự Thánh Lễ và các nghi lễ tôn giáo, nhấn mạnh đến giá trị của tình hiệp nhất là nét đặc thù của Giáo Hội địa phương . "Chúng tôi muốn hòa bình, tự do và phẩm giá của nhân quyền", Đức Cha Phaolô nói với AsiaNews, nhưng “điều không may là điều này không phụ thuộc vào ý muốn của chúng tôi . "

Hôm 16 tháng 9, các giám mục, linh mục và hàng ngàn tín hữu đã vẫy cờ Vatican và dự Thánh Lễ cầu nguyện "cho hòa bình và công lý" để đối phó với những lời vu khống của truyền hình và báo chí nhà nước trong một chiến dịch bôi nhọ chống lại giáo phận Vinh . Các buổi lễ đã được tổ chức tại Đền Thánh Antôn, một trung tâm hành hương của giáo phận Vinh không xa nơi đã diễn ra cuộc đàn áp bạo lực của cảnh sát hôm 04 Tháng Chín .

Tranh cãi hiện nay liên quan đến việc giáo xứ Mỹ Yên yêu cầu nhà nước phải trả tự do cho hai giáo dân là những người đã bị bắt cóc và giam cầm kể từ tháng Sáu mà không có bất cứ một lời buộc tội chính thức nào được đưa ra. Giáo phận Vinh và Đức Giám Mục giáo phận đã can thiệp để bênh vực cho các giáo dân bị bắt giam, yêu cầu trả tự do cho họ, và toàn thể giáo phận đã tham gia vào các cuộc biểu tình hợp pháp. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của các nhà lãnh đạo Công Giáo trong giáo phận đã gây ra phản ứng mạnh từ phía nhà cầm quyền địa phương và trung ương. Họ đã phát động một chiến dịch bôi nhọ Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp và đe dọa sẽ can thiệp mạnh để dập tắt các cuộc biểu tình.

"Sức khoẻ của hai giáo dân bị bắt dường như không có vấn đề," Đức Cha Phaolô nói với AsiaNews, nhưng "trong một chế độ toàn trị, bạn không thể nào biết khi nào họ mới được trả tự do. Chỉ có nhà nước mới biết khi nào họ sẽ được thả ra, nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục đòi trả tự do cho họ," ngài nói thêm.

Giáo phận Vinh, là “một giáo phận nghèo trên bình diện kinh tế nhưng giàu truyền thống Kitô giáo và văn hóa”, Đức Cha Phaolô cho biết. “Để sống còn, chúng tôi cần hòa bình và tự do để có thể thực sự hoàn thành nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng.”

Đây là lý do tại sao "chúng tôi cần sự hỗ trợ quốc tế và tình liên đới, ngõ hầu nhà nước chấm dứt đàn áp, ngưng các cuộc tấn công, các trò dối trá và vu khống”.

Đức Cha nhấn mạnh: “Chúng tôi đòi hỏi nhà cầm quyền phải thực hiện các quyền con người và tôn trọng tất cả các công ước quốc tế mà họ đã ký kết.”

“Chúng tôi cũng yêu cầu phải trả tự do cho hai giáo dân và bồi thường cho các nạn nhân của bạo lực tại Mỹ Yên."

Trong thời gian qua, nhà cầm quyền Việt Nam đã tung ra một chiến dịch đàn áp đối với các blogger, các nhà hoạt động và những người bất đồng chính kiến mưu tìm tự do tôn giáo, tôn trọng các quyền dân sự, hoặc sự kết thúc chế độ độc đảng. Một bản kiến nghị đã được đưa ra đòi hỏi một thể chế đa nguyên. Chỉ tính riêng trong năm 2013, Hà Nội đã bắt giữ hơn 40 nhà hoạt động vì tội danh "chống nhà nước", là tội danh mà các tổ chức nhân quyền cho là mơ hồ hầu chụp mũ cho ai cũng được.

Giáo Hội Công Giáo cũng đã đối tượng của những cấm cách và là nạn nhân của các cuộc đàn áp. Tháng Giêng vừa qua, tòa án Việt Nam đã kết án 14 người, trong đó có một số người Công Giáo, về tội âm mưu lật đổ chế độ. Phán quyết này đã bị các nhà hoạt động và các phong trào nhân quyền chỉ trích mạnh mẽ.

Copy từ: VietCatholic


................

Trang Web của Giáo Phận Vinh bị hù dọa

 NGHỆ AN - Một bài viết tựa đề Sẽ xử lý nghiêm những trang thông tin điện tử thông tin sai sự thật trên Báo Nghệ An (http://nghean.gov.vn) cho thấy một viễn ảnh đáng lo ngại, vì tiềm ẩn trong đó là việc áp dụng Nghị định 72 dễ dàng quy chụp người khác.

BÀi viết có đoạn như sau: "Hiện nay, phần nhiều các trang TTĐT hoạt động đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cũng có không ít trang TTĐT có những hoạt động vi phạm pháp luật, nhất là các trang có nội dung như một trang TTĐT tổng hợp nhưng chưa có giấy phép hoạt động do Bộ TT-TT cấp. Những trang này thường trích dẫn nguồn tin không đầy đủ, gây hiểu nhầm cho người đọc; thông tin trên trang chủ chưa đúng quy định, quảng cáo trên mạng máy tính khi chưa được Bộ TT-TT chấp thuận…"

Bài báo cho biết: “Nghị định 72/2013/NĐ – CP về Quản lý, cung cấp dịch vụ internet, thông tin trên mạng có hiệu lực từ ngày 1/9/2013. Tuy nhiên, qua vụ gây rối trật tự công cộng xảy ra ở Nghi Phương (Nghi Lộc) gần đây, một số trang mạng đã đăng thông tin xuyên tạc sự thật, kích động người dân chống lại chính quyền, gây mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân, ảnh hưởng đến trật tự xã hội, vi phạm nghiêm trọng Nghị định 72. Phóng viên Báo Nghệ An có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Bá Hảo - Phó Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông Nghệ An để làm rõ vấn đề này.”

Trang web Giáo Phận Vinh đang bị dòm ngó, và bị qui kết là vi phạm hoạt động trang thông tin điện tử trên mạng Internet. Sau đây là văn thư của Ông Nguyễn Bá Hảo:

"Ngày 6/9/2013, ông Nguyễn Bá Hảo – Phó Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông đã ký Công văn số 787/STTTT-QLBCXB gửi Tòa Giám mục Xã Đoài (Giáo phận Vinh) về việc vi phạm hoạt động trang thông tin điện tử trên mạng Internet. Trong Công văn ghi rõ: “Từ ngày 3/9/2013, trang thông tin điện tử http://giaophanvinh.net/index.php đã đăng tải một số thông tin không chính xác, vu khống và có tính chất kích động về vụ việc gây rối trật tự tại xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn.

Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động trang thông tin điện tử trên mạng internet, Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An đề nghị Tòa Giám mục Xã Đoài – Giáo phận Vinh:

1. Ngừng hoạt động trang thông tin điện tử tổng hợphttp://giaophanvinh.net/index.php trên mạng internet và liên hệ với Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An (địa chỉ số 06, đường Trần Huy Liệu, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) để được hướng dẫn hồ sơ, thủ tục đăng ký hoạt động theo quy định.

2. Trường hợp trang thông tin điện tử là giả mạo, không thuộc sự quản lý, điều hành của Tòa Giám mục Xã Đoài – Giáo phận Vinh thì đề nghị Tòa Giám mục Xã Đoài phúc đáp để Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An xem xét và xử lý theo quy định của pháp luật.”(hết trích)

Copy từ: VietCatholic


....................

Có tham nhũng trong lực lượng phòng chống tham nhũng?


Ngọc Thạch (VOV.VN) - Đây là một trong các câu hỏi mà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khi đánh giá báo cáo của Chính phủ về phòng chống tham nhũng.
Một trong những nội dung quan trọng trong phiên họp thứ 21 của Ủy ban thường vụ Quốc hội hôm nay là việc cho ý kiến vào báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013. Thảo luận về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị làm rõ trách nhiệm trong phòng ngừa tham nhũng của cơ quan, tổ chức, cá nhân và trách nhiệm người đứng đầu. 
Tại phiên họp, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết, từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay, cơ quan chức năng đã thực hiện nhiều biện pháp đấu tranh phòng chống tham nhũng và đạt hiệu quả nhất định. Kết quả, đã có 36 trường hợp người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng. 
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (Ảnh: V.Dũng/tuoitre)
Cụ thể, có 4 người bị xử lý hình sự (ở Bắc Giang và Bắc Ninh), 4 trường hợp khác đang được xem xét, còn lại chỉ xử lý hành chính. Cũng trong thời gian này, đã có hơn 360 cán bộ, công chức nộp, trả lại quà tặng, với tổng giá trị 178 triệu đồng. 
Về kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập, Tổng Thanh tra Chính phủ cho hay, trong quá trình xác minh đã phát hiện ra ba trường hợp kê khai không trung thực và các đối tượng này đều bị xử lý cảnh cáo. Gần 60 trường hợp (trong đó đa phần ở TP.HCM) bị xử lý kỷ luật vì chậm kê khai, chậm nộp báo cáo. Đáng lưu ý, mặc dù đã có một số vụ án điểm được đưa ra xé xử , được dư luận quan tâm, song nhìn chung tiến độ xử lý còn châm, án treo vẫn còn nhiều… 
Theo đánh giá của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, báo cáo của Chính phủ chưa làm rõ được thế giới đánh giá công tác phòng chống tham nhũng của Việt Nam như thế nào, dư luận trong nước thế nào, Mặt trận đánh giá ra sao, trong khi đây là những kênh đánh giá hết sức quan trọng. Báo cáo chưa nói rõ, lực lượng phòng chống tham nhũng có tiêu cực, có bao che không, có tham nhũng ngay trong lực lượng phòng chống tham nhũng không? Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị làm rõ trách nhiệm trong phòng ngừa tham nhũng của cơ quan, tổ chức, cá nhân và trách nhiệm người đứng đầu. 
“Thanh tra làm hết sức chưa? Kiểm sát, kiểm toán, điều tra đã làm hết sức chưa? Ví dụ trong trong lực lượng này có chuyện này, chuyện kia, có tiêu cực hay không? Xử sai hay không là trách nhiệm của Viện kiểm sát. Các đồng chí phải làm rõ. Còn cơ quan khác là chủ yếu là thủ trưởng, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức. Dư luận, đánh giá của quốc tế, trong nước, chưa nói rõ, có tiêu cực hay bao che, bảo kê, tham nhũng trong nội bộ, tới mức nào chưa đề cập rõ và trách nhiệm của các cơ quan này?...” – Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh. 
Cho ý kiến vào báo cáo của Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Kso Phước đề nghị cho biết số thông tin liên quan đến tham nhũng mà các cơ quan có thẩm quyền nhận được trong năm và cách xử lý thông tin đó. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cũng cho rằng, báo cáo cần nêu rõ vụ việc nào diễn ra trong thời gian dài mới phát hiện, vụ nào được phát hiện ngay, tỉnh nào kém nhất, bộ nào có vấn đề và điển hình là cái gì? Quốc hội cần địa chỉ. Báo cáo có chiều sâu thì mới thể hiện được hiệu qủa công tác phòng chống tham nhũng đến đâu. 
Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý nhấn mạnh, vì là báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng năm 2013 nên cần bổ sung thông tin cho toàn diện, tổng quát. Chính phủ có thể yêu cầu các cơ quan cung cấp thêm thông tin trước khi báo cáo Quốc hội, trong đó cần thể hiện rõ hơn về tình hình, số liệu, tránh báo cáo chung chung. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện cho rằng, báo cáo cần có đánh gía về mặt điều tra xã hội học, để thấy được mức độ hài lòng của người dân về công tác phòng, chống tham nhũng. 
Cũng trong ngày hôm nay, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật công chứng và kế hoạch kiểm toán năm 2014.

Copy từ: Dân Làm Báo


......................

Bao giờ FSHAP triển khai ở Việt Nam.?


FSHAP là một chương trình đánh giá tài chính khu vực của quỹ tiền tệ quốc tế IMF và ngân hàng thế giới khởi xướng cho các nước thành viên. Chương trình này nhằm đánh gia các nguy cơ có thể dẫn đến mất cân đối tài chính (Ta cứ gọi nôm na là vỡ nợ.) của một nước nào đó.
Các nước thành viên của FSHAP minh bạch hệ thống tài chính, kinh tế của mình. Để FSHAP xem xét và cố vấn hướng giải quyết những khó khăn. Nếu đi theo cố vấn của FSHAP có thể là bước chứng tỏ mình để IMF và WB tin tưởng cho mượn tiền.
Việt Nam dập dò ngoài của FSHAP từ hai năm nay.
Sở dĩ Việt Nam thập thò như vậy, vì Việt Nam chưa biết chuyện trải lòng tình trạng kinh tế của mình trước thế giới như vậy mọi chuyện sẽ dẫn đến đâu. Nếu không thẳng thắn trình bày, thì FSHAP không thể nào cố vấn đưa ra cho Việt Nam những hướng đi, giải pháp. Và như thế thì đương nhiên độ tin cậy để Việt Nam vay tiền của IMF hay BW sẽ khó khăn.
Nhưng nếu dãi bày thật sự.?
Giải thích thế nào về hàng núi tiền mà ĐCS VN tiêu dùng. Tiền xây trụ sở, tiền dùng tuyên truyền cho Đảng, tiền dùng quân bảo vệ, tiền cho công tác Đảng, chi phí nuôi cán bộ Đảng.? Tiền nuôi công an, bộ đội, dư luận viên....
Giải thích thế nào về những dự án triển khai mà thực tế nhìn thấy tận mắt chỉ bằng một phần ba số tiền bỏ ra. Hai phần ba còn lại đi đâu....?
Cuộc dự định kỷ luật đồng chí X, bỏ phiếu tín nhiệm chức danh do quốc hội bầu, thành lập đoàn kiểm tra BCT, ban Nội Chính Trung Ương.....tất cả những việc này đều đầu voi đuôi chuột. Lúc đầu rầm rộ khi thế tưởng như ra quân một trận là trong sạch tham nhũng, quan liêu...nhưng sau thì lác đác tiếng thanh la. Nguyễn Bá Thanh lúc đầu lớn tiếng '' bắt hết'' giờ ngậm ngùi  khe khẽ '' Hà Nội không vội được đâu''.
Thái độ của  Nguyễn Bá Thanh cũng chính là thái độ của thượng cấp ông ta. Vì sao cuộc chiến chống tham nhũng, chấn chỉnh Đảng lại xuôi lơ như vậy.?
Vì tiền hết. Tiền hết thật. Không phải đùa nữa.
 Mà người có thể đem tiền về lúc khó khăn này chỉ có thể là ngài thủ tướng tài ba Nguyễn Tấn Dũng, nếu xử đồng chí X kỷ luật, truất tín nhiệm thì ai sẽ là người đứng ra đi xoay tiền của các đại cường quốc như Nhật, Mỹ.?
Trước nguy cơ hết tiền,để đảm bảo mọi nguồn thu,thủ tướng đã phái  thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn phải gồng mình ngược xuôi bôn ba với Việt Kiều làm công tác tư tưởng. Để ổn định dòng tiền Kiều Hối hàng năm gửi về đừng sa sút, tính quê hương, dân tộc, tình nhiễu điều phủ giá gương được Nguyễn Thanh Sơn khai thác triệt để duy trì từ nghị quyết 36 đến những buổi gặp '' chân tình''  với các Việt Kiều  loại vớ vẩn tạp nham như thiếu úy VNCH Nguyễn Ngọc Lập hay bồi bút Nguyễn Phương Hùng để mượn hình ảnh bọn này gắn kết tình cảm Việt Kiều sâu đậm với quê hương hơn nữa, gửi tiền về đều đặn hơn nữa.
Nhưng khó khăn chính lớn nhất vẫn là chuyện tìm đường gõ cửa IMF hay BW để vừa khất nợ vừa mượn thêm tiền, mà gõ cửa hai nơi này phải qua ải FSHAP. 
Có lẽ BCT đã thấy lúc này chưa phải là lúc quyết liệt với đồng chí X, cho nên mọi động thái hay phát ngôn của TBT và CTN bỗng nhiên đều chùng xuống, tạm thời dàn xếp hòa hoãn để đồng chí X tập trung đối phó với chuyện tiền nong với IMF tới đây. Cũng vì thế trưởng ban Nội Chính trung ương Nguyễn Bá Thanh một người vốn mạnh mẽ phải phát biểu '' không vội được đâu ''.
Đồng chí Hùng Hói chủ tịch quốc hội thấy thế trận tay ba giằng co đã giảm xuống. Cảm thấy mình đứng ngoài cuộc dàn xếp hòa hoãn kia. Hôm nay giãy nảy nhảy ra đòi xử lý tham nhũng. Một hành động khá bất ngờ so với tính nết ngậm miệng ăn tiền bao lâu nay của đồng chí. Ai chứ Hùng Hói Nghệ An mà vì dân vì nước thì chuyện khó thế nào tin được. Chắc mọi người còn nhớ đồng chí Hùng Hói xui dân bỏ tiền mua cổ phiếu năm nào.? Nhưng đồng chí kêu lớn thì lớn vậy, đến TBT, CTN còn phải ngừng thì đồng chí lấy đâu ra thực lực. Kêu kiểu đồng chí chỉ như dạng ăn vạ làng là chúng mày phải nghĩ còn có tao chứ, phải nói gì gì với tao chứ. Nên chắc đồng chí X có đôi ba lời gì đó là đồng chí Hùng Hói lại êm ru như mọi khi đồng chí vẫn êm ru như vậy.
Làm sao không qua ải FSHAP mà vẫn gõ cửa vay tiền.? Hoặc giải trình FSHAP thế nào mà  không liên quan đến Đảng Cộng Sản và tham nhũng được êm xuôi người nghe.? Trách nhiệm của thủ tướng tới đây thật nặng nề. BCT cũng thông cảm với đồng chí , nên ngừng triển khai nghị quyết trung ương 4 khóa 11 để đồng chí lấy công chuộc tội, hoàn thành trách nhiệm Đảng giao là vác rá đi vay gạo.
Việt Nam vẫn hy vọng dầu khí sẽ là miếng mồi để mượn tiền IMF hay WB. Nhưng động đến dầu khí lại động đến tranh chấp với Trung Quốc, những việc này quốc tế không muốn đụng chạm lắm. Quay đi quay lại chỉ có tham gia FSHAP để nhờ chuyên gia kinh tế cố vấn hướng đi và xin mượn tiền , mà tham gia FSHAP thì phải kể lể thật sự tình cảnh, kể thế lại đụng đến bao khoản tiền chi vô lý để '' phòng chống diễn biến hòa bình '' hay '' xây dựng Đảng ''....đến '' miễn học phí cho môn học Mác Lê ''....
Cầu cho có phép màu để thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới đây tiếp cận vay được tiền của IMF, BW mà không đụng chạm gì đến danh tiếng vinh quang của ĐCS VN. Không phải qua cửa FSHAP.
Không biết tới đây thủ tướng có đi dự bế mạc phiên họp đại hội đồng liên hợp quốc ở Hoa Kỳ không.? Đi bế mạc thì đâu giải quyết được chuyện gì, ngoài bắt tay với vài ba nguyên thủ quốc gia khác chụp ảnh cho oai.? Thôi có đi thì dẫn cả đám Bình ruồi, Đam cận đi theo một thể, có gì tiện chân tạt té vào IMF hay WB hỏi han tiền nong chỗ đó có dư dật gì không, giật tạm ít về tiêu qua lúc khó khăn.

Copy từ: Người Buôn Gió’ blog


..........................

Bức thư Phan Châu Trinh gửi Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Ái Quốc



Phan Chu Trinh
Castres, ngày 11-4-1923
 
Kính thăm anh,

Tôi vừa nhận được thư anh hôm mồng 9 vừa qua. Trong thư này anh giải thích cho tôi những tư tưởng ấy không những không phù hợp với sự suy nghĩ của tôi mà còn là hoàn toàn đối lập. Nếu sự việc được như anh nói thì rất hay, vậy anh phải viết ngay về Đông dương để cho người ta hiểu anh, bởi vì lúc này ở bên đó, người ta chỉ nghe nói là anh viết sách để ca ngợi “luật lệ cũ kĩ của chúng ta” 1). Làm khác đi sẽ phạm một sai lầm to lớn và đưa đến sự cấm đoán 2) không cho người An nam đọc các sách của anh, còn làm như vậy có thể là cung cấp lý do để họ giữ nguyên bộ luật cũ.
Ở nước ta, ít lâu nay, tuy đã có những sinh viên đậu Tiến sĩ luật, đã bảo vệ luận văn, nhưng đã chẳng làm nên lợi ích gì. Cuốn sách của anh ra đời, nếu người ta không dám đọc nó thì có nên thừa nhận rằng nó là vô bổ không?
Anh hỏi ý kiến tôi, nên tôi chỉ nói qua loa thôi, nhưng sao ta không dành vấn đề này để xem xét trong cuộc trà đàm 3)? (Phan Chu Trinh gạch dưới)
Còn về bài thơ mà tôi đã gửi cho Nguyễn Aí Quốc, tôi đã biết trước ngay từ ở đây là nó chẳng được ai đồng tình, tuy nhiên, tôi không khi nào lại nghĩ rằng tất cả các anh lại ngu ngốc đến mức đọc nó mà chẳng hiểu nghĩa, và vì vậy anh đã nói về nó một cách thô lỗ như vậy.
Đây là nội dung bài thơ:
Trong Triển lãm ở Marseille, vài đồng bào 4) tự cho là “tiến bộ kiểu Âu châu” đã có can đảm(!) đến thăm tôi. Họ nói với tôi rằng ở bên ta có nhiều báo Quốc ngữ, nhưng khổ thay Chủ bút các tờ báo này chỉ là những nhà nho Âu hoá, quá “kém cỏi”, chỉ toàn viết những chuyện vô bổ. Họ yêu cầu tôi viết một cái gì đó để họ cho đăng khi họ về nước trên một tờ báo chữ Quốc ngữ. Theo tinh thần ấy, tôi mới làm bài thơ này. Nhưng họ đã nói rằng tôi đã dùng ngôn ngữ quá mạnh như thế thì sợ người Pháp không cho phép đăng; và để tránh mọi sự phê phán, tôi đã chữa đi chữa lại bài này nhiều lần. Tuy vậy, họ vẫn không dám mang về.
Như thế, tôi đã chán chuyện này; và từ 5 hay 6 tháng nay, tôi xếp bài viết vào xó tủ và khi viết cho Nguyễn Ái Quốc, nhân thể tôi nói về chuyện này, người bạn của chúng ta bào tôi gửi cho anh ta bài đó. Tôi đã làm theo ý của anh ta.
Tôi thừa hiểu là bài này viết cho công chúng An nam ở bên ấy (Đông dương) chứ không phải cho người Pháp. Còn đối với người Nam ở bên này, không ai có đủ chữ Quốc ngữ đê đọc và đoán được ý nghĩa bài đó. (Do Phan Chu Trinh gạch dưới)
Trong bản thảo này, tôi nêu nhiều về chính sách hoà giải và có sự phê bình cả hai phe 5), chẳng ưa phe nào hơn, nhưng thực ra, đó là lời kêu gọi đồng bào còn mê ngủ nhằm để chỉ cho họ biết cái gì là xấu xa trong người họ để họ sửa chữa, nhằm tìm ra con đường chân chính mà theo, dạy họ đừng nịnh bợ kẻ mạnh, và đừng tự kiêu một cách ngu ngốc và vô ích, đoạn tôi nói một cách khiêm tốn về chúng ta là nhằm để người Pháp dễ cho phép đăng.
Đó là tư tưởng đã chủ đạo việc biên tập.
Xét về xu hướng và tâm trạng, nếu căn cứ vào trình độ trí tuệ trung bình của các dân tộc châu Âu và châu Á vào lúc này thì thực ra bài này ít có giá trị. Nhưng nếu xem xét xu hướng của các dân tộc An nam thì bài báo này phù hợp với trình độ trí tuệ trung bình của đồng bào ta. Tôi không thuộc vào hạng người khoe khoang. Nòi giống chúng ta còn ngu muội lắm mà lại hay khoác lác không ai bằng. Không thấy ai ở bên ta có đủ lòng tốt để đi tìm và chỉ ra cho đồng bào con đường tốt đẹp. Chính cũng vì cái lòng kiêu ngạo này mà mất độc lập từ năm sáu mươi năm nay, và học theo kiểu Âu từ 20 năm mà vẫn chưa tìm được người nào viết được để làm cho người Pháp biết giá trị những người của dòng giống ta và biết họ mong muốn gì.
Khốn khổ thay khi nghĩ rằng con cháu dòng giống An-Nam chúng ta thích đọc, nói và viết chữ Nho và chữ Pháp và coi nhẹ ngôn ngữ cha ông ta đã hai hay ba ngàn năm nay.
Chúng không chịu ra sức học tập tiếng mẹ đẻ; và chỉ dùng để nói “cái quần, manh áo, khúc cá, lưng cơm” đủ để hiểu nhau. Khi chúng muốn diễn tả chính xác ý nghĩ của chúng, làm một cuốn sách, viết một lá thư, thì chúng phải dùng ngôn ngữ nước khác. Không tính đến vấn đề là sử dụng ngôn ngữ của các nước đã lạm dụng sức mạnh của họ thì họ sẽ bắt các anh phải qùy gối cúi đầu dưới cái ách của họ. Xưa người ta bắt chúng ta học chữ Nho thì nay người ta bắt chúng ta học chữ Pháp!
Còn khuyên dùng tiếng Anh hay tiếng Đức thì có nguy cơ gì đâu!
Vì sự dốt nát của các anh như vậy, lại thêm việc các anh không thích viết (để) bảo Chủ bút giải thích hai từ này mà lại chế diễu hỗn xược, nên rất hợp lô gích là tôi đã không trả lời. Nhưng tôi không thể cam chịu thấy mình không được người ta hiểu, nên tôi muốn nói qua điều đó để các anh hiểu tôi. Về thực chất, ý chính của bài báo là như sau:
Xưa kia nước Nam là một nước lớn, và chính vì nó đã theo và bắt chước các sai lầm của nước Tàu mà nó mất độc lập, điều đó là có thật và không thể che dấu. Nước Tàu, Triều tiên và nước chúng ta đã suy sụp từ đời Tống và Minh bởi vì chúng ta đã phạm sai lầm lớn là theo văn hoá đạo Khổng. Nước Tàu và Triều tiên từ 30 năm nay đã thấu hiểu cái sai của họ, đã cố gắng để tự giải thoát. Tuy bệnh của họ chưa khỏi hẳn nhưng sức khỏe các nước này đã được cải thiện rõ. Chỉ có riêng nước ta là còn ở trong trạng thái mê ngủ và ngu dốt đến mức mà cho đến bây giờ vẫn còn có người cúi đầu và chưa có ý thức về bản thân mình, và một số cá nhân hiếm hoi có một chút đầu óc và có học thì lại kiêu căng.
Mất độc lập là một điều đau đớn nhưng khi xét các nguyên nhân, ta phải thừa nhận là do chúng ta ngu si vì vậy mà chúng ta phải chịu đựng đủ thứ, phải bò hết mọi ý thức hận thù, chúng ta nhờ người Âu châu làm thầy, chúng ta chấp nhận làm học trò, chúng ta cũng phải chấp nhận sự khốn cùng và chịu câm miệng để bắt đầu cái sai là bắt chước một nền văn minh nước ngoài.
Chúng ta ở trong cành khốn quẫn như thế nào do sự dối trá của người Pháp? Ở châu Á trong lúc mọi dân tộc đang trên đường giải phóng thì chúng ta chìm đắm trong ngu si. Dù ngày mai có bão tố, trận mạc, đấu tranh giữa các nước, dù người Pháp có bị thua thì các ông thầy hiện nay của chúng ta chỉ đơn giản ra đi từ nước chúng ta và tên đầy tớ đáng thương đang ngủ mê này sẽ chuyển từ tay người này sang tay kẻ khác.
Điều đó là để giảng giải cho anh thấy cách sử dụng trong bài của tôi từ thầy và từ tớ là mô tả hiện trạng tồn tại hiện nay, chứ không có nghĩa là chúng ta chấp nhận họ làm thầy và tuyên bố ta là đầy tớ của họ! Những chữ của các đoạn này có thể làm nhiều người nhầm lẫn, bởi vì theo cách viêt của người An nam thì có chữ “thầy” (ông chủ) và “tớ” (người ở) và chữ thầy (dạy học) và trò (đồ đệ). Các từ này viết khác nhau (theo chữ Nho) nhưng phát âm gần giống nhau. Đối với những ai không hiểu nghĩa thì dễ nhầm lẫn. Họ xem trong câu trên đây ở đoạn “chắc chắn là họ theo thầy dạy họ”, trong đấy chữ “thầy” là chỉ “thầy giáo” (dùng trong mối quan hệ “thầy trò”).
Thực ra khi đọc tiếp đoạn sau, đoạn nói về triển lãm, thì người ta thấy ngay là tôi nói một cách khinh miệt, rằng tôi không bao giờ công nhận họ coi chúng ta như đầy tớ.
Tôi nói điều đó chỉ lướt qua thôi, cón về thực chất tư tưởng của tôi thì cả anh, cả Ái Quốc không hiểu được. Tôi giả thiết và tôi cũng chắc chắn rằng với học vấn như anh, những người thuộc một gia đình ngu dốt có thể trở thành “hiền nhân”, nhưng tôi cho rằng những kẻ tự cho mình là “hiền nhân” lại là kẻ ngu ngốc 6).
(Sau khi phân tích dài về những bất đồng của ông với các nhận xét của Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn Thế Truyền, Phan Chu Trinh đã kết thúc bằng câu)
Hãy cho Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn Thế Truyền xem bức thư này.
Cuối thư xin chúc anh mạnh khỏe.
(Chữ ký)
PHAN CHU TRINH
Nguồn: lấy từ cháu ngoại Phan Chu Trinh, bà Lê Thị Kính sinh sống tại Pháp.

Chú thích:

1) Ý nói Luật Gia Long
2) Ám chỉ bởi người Pháp
3) Phan Văn Trường có lẽ đã báo cáo cho Phan Châu Trinh là sẽ đi Toulouse và Castres trong thời gian tới
4) Có thể là Phạm Quỳnh, chủ bút báo Nam Phong và Nguyễn Văn Vĩnh chủ bút báo Trung Bắc Tân Văn
5) Nói về phía chính phủ thuộc địa và phía người Việt Nam
6) Ám chỉ biệt danh của ông Trường trong nhóm là "Thánh", có lúc ông Trường đã ký là "Thánh nhơn"
Trích từ: Tuyển tập Phan Châu Trinh, in lần thứ 2, TS. Nguyễn Văn Dương biên soạn, NXB Văn hóa Thông tin, 2006, tr. 810

Copy từ: Dân Luận


.................

Văn Giang : Căng thẳng do chính quyền phá đất canh tác của dân


Máy xúc phá hủy khu đất canh tác thuộc xã Xuân Quan - huyện Văn Giang - tỉnh Hưng Yên, ngày 17/09/2013. Ảnh blogger Nguyễn Xuân Diện
Máy xúc phá hủy khu đất canh tác thuộc xã Xuân Quan - huyện Văn Giang - tỉnh Hưng Yên, ngày 17/09/2013. Ảnh blogger Nguyễn Xuân Diện

Trọng Thành
Sáng hôm qua, 17/09/2013, một lực lượng khoảng 20 xe ủi, máy xúc, với sự có mặt của các đại diện chính quyền, đã được đưa đến một khu vực đất trồng lúa và cây ăn quả thuộc xã Xuân Quan, huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) và phá đi nhiều cây ăn quả, cùng một diện tích lúa đang sắp thu hoạch. Hôm nay 18/09, nhiều người dân Xuân Quan có mặt tại khu vực đang có nguy cơ bị phá hoại để sẵn sàng bảo vệ hoa màu và chờ đợi phản ứng từ phía chính quyền.

Theo mô tả của người dân tại chỗ, chính quyền xã mượn cớ đào mương ngòi, đã để xe ủi, máy xúc vào khu vực này phá hoại cây trồng, hàng chục côn đồ cũng có mặt để đe dọa gây hấn.
Cánh đồng xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, hiện do 210 hộ quản lý chung (cùng với hai xã Phụng Công và Cửu Cao), là nơi đã từng xẩy ra vụ « cưỡng chế đất », cho dự án của công ty Ecopark, ngày 24/04/2012, với sự tham gia của hàng nghìn nhân viên an ninh, do chính quyền địa phương huy động. Hành động này đã bị dân chúng địa phương phản ứng quyết liệt. Ngày 01/05/2012, hàng trăm nhân sĩ, trí thức người Việt đã ký "Tuyên bố về việc cưỡng chế giải tỏa đất đai Văn Giang bằng vũ lực", phản đối hành động của chính quyền Văn Giang và tỉnh Hưng Yên.
Trong một thông cáo đề ngày 24/04/2013, một năm sau vụ « cưỡng chế » nông dân Văn Giang một lần nữa kêu gọi các lãnh đạo Việt Nam giải quyết vụ này, đồng thời kêu gọi dư luận trong và ngoài nước ủng hộ.
Ông Lê Văn Dũng, một người dân xã Xuân Quan, mô tả lại vụ việc xẩy ra hôm qua :

Ông Lê Văn Dũng (Văn Giang)
 
18/09/2013
 
 
Ông Lê Văn Dũng : « Hôm qua, chúng tôi nghe tin là chính quyền xã Xuân Quan có muốn múc một con ngòi ở quanh làng. Với tính chất là để (phục vụ) dân sinh, chúng tôi cũng cảm thấy con ngòi đó phục vụ cho việc tiêu thoát nước cho dân, thì ủng hộ. Nhưng sau là các anh ấy lấy một cái cớ như thế, múc ngòi xong rồi lợi dụng việc bà con mình không ra nữa là nó cũng phá hết cả chuối.
Sau khi bà con phát hiện được cái hiện tượng nó làm khác ý định, bà con mới ra giữ đất. Ra giữ đất, thì (thấy) rất là đông, toàn những bọn các cháu (trạc tuổi) gọi là con cháu của gia đình chúng tôi, chỉ vì đồng tiền mà đi theo. Đánh đập chúng nó, chúng tôi không có lương tâm.
Cái thứ hai nữa, là cả chính quyền địa phương và công an huyện cũng lên hỗ trợ tổ thi công này, thì sức mạnh của bên nhà đầu tư và chính quyền lớn lên, thì bà con thấy công an, thì bà con cũng tránh va chạm thôi.
Về tài sản bị mất, chúng tôi bị mất mấy nghìn gốc chuối, cũng đang thu hoạch, rồi là đu đủ, chục mẫu lúa sắp đến ngày thu hoạch rồi. Chúng tôi rất là xót.
Bà con rất bất bình trong việc nó không công khai cái đó. Chúng tôi rất mong muốn là đồng bào trên cả nước, thấy việc làm của bà con theo pháp luật, được nhà nước bảo hộ quyền lợi, thì cũng góp sức vào cho chúng tôi giành lại cho bà con mình. Mấy năm nay đấu tranh thấy rất là khó. Đến các cấp cơ quan thì không giải quyết, ở nhà thì nó cứ hoành hành, có làm gì, động gì, thì người ta lại vu cho là chống người thi hành công vụ, thì một con người làm sao chịu được tiếng nói như thế được. »
Luật sư Trần Vũ Hải cho biết vắn tắt về tình trạng pháp lý chung của khu đất này :

Luật sư Trần Vũ Hải (Hà Nội)
 
18/09/2013
 
 
Luật sư Trần Vũ Hải : « Tôi cũng có nói với các bác nông dân rằng, thật ra chính quyền cưỡng chế, nhưng thực ra năm ngoái họ không đưa ra được quyết định cưỡng chế nào cả. Hiện nay, họ đang khiếu nại về vấn đề ấy, nhưng tòa án và ủy ban cũng chưa thụ lý giải quyết. Cái đất này, theo chúng tôi, cũng chưa rõ ràng là như thế nào, có thể coi là liên quan đến khu đất được coi là ‘‘cưỡng chế’’ năm ngoái. Nhưng năm ngoái, thực ra không phải cưỡng chế quyền sử dụng đất, mà là họ dùng một cái lệnh cưỡng chế xác định xử phạt hành chính. Cho nên, theo tôi hiểu mặt luật pháp, cái đất này đang là thuộc quyền sử dụng của bà con. Không có quyết định thu hồi đất là một, và cũng không có quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Vấn đề (vụ việc đang xẩy ra) tôi cũng chưa nắm rõ lắm, nhưng tôi có thể trình bày để tạm hiểu như vậy.

Đến giờ phút này không có quyết định thu hồi đất của bà con, và cũng không có quyết định cưỡng chế thu hồi đất, nên hiện nay Ủy ban nhân dân huyện và Tòa án huyện Văn Giang đang lúng túng không biết giải quyết như thế nào, mặc dù… đã khiếu kiện hơn một năm nay rồi ».

Copy từ: RFI


....................

Máu đã đổ, người đã chết… vì cưỡng chế đất


Mẹ Nấm, viết từ Việt Nam
2013-09-18
000_Hkg2312974-305.jpg
Khu vực tranh chấp đất đai giữa chính quyền Hà Nội và người Công giáo tại giáo xứ Thái Hà chụp hôm 24/4/2009. Ảnh minh họa.
AFP photo
Chiều ngày 11/09/2013, ông Đặng Ngọc Viết, 42 tuổi, trú tại phường Kỳ Bá, Thái Bình xông vào trụ sở Uỷ ban Nhân dân thành phố dùng súng bắn 5 cán bộ thuộc Trung tâm phát triển Quỹ đất Thành phố Thái Bình khiến một người chết, ba người bị thương.
Sau đó, ông Viết về quê ở huyện Kiến Xương, Thái Bình và tự sát dưới chân tượng Phật trong buổi chiều cùng ngày.
Theo thông tin trên các báo, nguyên nhân bức xúc của ông Viết có liên quan đến chuyện thu hồi đất đai và chính sách đền bù của chủ trương xây dựng khu đô thị mới ở phường Kỳ Bá.
Sự việc gây chấn động này một lần nữa nhắc người ta nhớ đến các bất cập trong những vụ giải phóng mặt bằng.
Trong nhiều năm gần đây, số lượng người đi khiếu nại, khiếu kiện các vấn đề liên quan đến đất đai ngày càng gia tăng.
Đỉnh điểm là năm ngoái tại Hải Phòng, gia đình ông Đoàn Văn Vươn cũng đã buộc phải nổ súng vào đoàn công an, cán bộ tham gia cưỡng chế để bảo vệ tài sản của mình.
Luật đất đai năm 2003 ở điều 7 có quy định: “Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai”.
Rất khó để viện dẫn, giải thích cho toàn dân hiểu vì sao đất đai do mình sở hữu nhưng nhà nước lại đại diện quản lý.
Trên thực tế, trong những dự án giải phóng mặt bằng, với những quy định có sẵn trong luật đất đai 2003, trong những dự án thu hồi đất do nhà nước làm chủ đầu tư thì nhà nước sẽ áp giá đền bù, hỗ trợ tái định cư…
Đối với các dự án phục vụ mục đích phúc lợi công cộng như bệnh viện, trường học, chợ… thì hầu như người dân không còn cách lựa chọn nào ngoài việc đồng ý với các thoả thuận do phía nhà nước đưa ra, nhanh chóng nhận tiền đền bù hoặc chấp nhận di dời theo phương án tái định cư nếu không muốn bị cưỡng chế giải toả trắng.
Nhưng vấn đề dễ gây cho người dân bức xúc nhiều nhất đó chính là những dự án mà nhà nước đứng ra thu hồi đất để giao cho tư nhân đầu tư xây dựng và quản lý.
Đây chính là kẽ hở lớn nhất để nhà nước và các chủ dự án mập mờ đánh lận con đen với quyền lợi của người dân. Bởi khi nhà nước thu hồi đất thì sẽ áp mức đền bù theo giá do nhà nước quy định (thường giá này thấp hơn nhiều so với thị trường thực tế), sau khi đã có đất sạch (đất đã giải toả xong) thì nhà nước giao lại cho chủ đầu tư tư nhân tiếp quản, toàn quyền định đoạt.
Những mảnh đất đó thường sẽ được tư nhân bán lại với giá cao gấp chục lần giá đền bù mà người dân nhận được. Đây chính là mấu chốt của nhiều vụ việc bức xúc đã xảy ra.
Một nút thắt thứ hai thường gặp trong những vấn đề liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng chính là quy trình, thủ tục triển khai của các dự án.
Theo quy định của luật đất đai và các nghị định hướng dẫn thi hành luật này thì những trình tự pháp lý liên quan tới chủ trương, thu hồi, đền bù, giải tỏa, hỗ trợ tái định cư... đất của người dân đều có những quy định rất rõ ràng nhưng trên thực tế người dân hầu như không được biết (ví dụ như quyết định thu hồi, đền bù, hỗ trợ học nghề, tái định cư..).
image-250.jpg
Nông dân chuẩn bị đất cho vụ lúa mới trên một cánh đồng ở một tỉnh phía Bắc, ảnh minh họa. AFP photo
Theo quy định của pháp luật, tất cả phải được thông báo công khai hoặc gửi tận tay người dân có quyền lợi liên quan, nhưng thực tế nhiều dự án đã lơ đi chuyện này.
Tôi đã từng tận mắt chứng kiến các cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng làm việc với các gia đình bị mất đất.
Thay vì làm rõ việc đảm bảo quyền lợi cho người dân, đa số các văn bản, các thủ tục hướng dẫn lại thường chỉ muốn người dân đồng ý ký vào các biên bản thoả thuận càng sớm càng tốt.
Đặc biệt với các biên bản giao nhận đất tái định cư, hoặc biên bản đồng ý với việc nhận tiền đền bù.
Thậm chí có những địa phương còn áp dụng đủ thứ “lệ”, để lừa dân ký cho bằng được, và với quan niệm “một khi đã ký nhận đền bù thì coi như kết thúc không thoả thuận, đàm phán gì nữa”.
Cũng có tình trạng các cán bộ đi vận động, “bỏ nhỏ” với từng hộ dân rằng “khu này đã nhận đền bù hết, gia đình cũng nhận đi chứ không khi tất cả đã đồng ý thì ở trên buộc phải ra lệnh cưỡng chế nhà anh (chị)”.
Nhiều người dân không có đủ thông tin và không được hỗ trợ về mặt kiến thức luật pháp đã chấp nhận ký kết thoả thuận.
Đến khi người dân có điều kiện tiếp cận đầy đủ thông tin, được tư vấn đầy đủ về pháp luật và biết được nhà nước hoặc chủ đầu tư lừa mình thì đi việc khiếu nại, khiếu kiện sẽ diễn ra rất dây dưa và chậm chạp trong khi dự án vẫn cứ triển khai, nhà cửa vẫn bị giải toả.
Chính điều này đã dẫn đến những hệ luỵ khó giải quyết: Có nhiều người mất nhà cửa, mất ruộng vườn lặn lội khiếu kiện ròng rã từ năm này sang năm khác.
Có nhiều người im lặng trong cay đắng chấp nhận làm lại từ đầu và góc nhìn của họ với xã hội thay đổi hẳn đi.
Và cũng có người đã lựa chọn cách hành động theo bản năng để giải thoát cho bản thân và gia đình như ông Vươn, ông Viết.
Câu hỏi luôn được đặt ra là liệu luật pháp đã đảm bảo được hoàn toàn quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của những gia đình có đất đai bị giải toả hay chưa?
Pháp luật và những quy định của nó được tạo ra là để đảm bảo quyền lợi của người dân, để hướng dẫn mọi người hiểu và thực hiện nghĩa vụ công dân của mình chứ không phải để đánh lừa họ.
Vì sao những người như ông Đoàn Văn Vươn, ông Đặng Ngọc Viết phải chấp nhận đổ máu để bảo vệ quyền lợi của mình? Phải chăng là họ không còn tin rằng mình sẽ được bảo vệ bởi luật pháp nữa?
Một khi công dân mất niềm tin rằng nhà nước sẽ bảo vệ được mình, thì vai trò của nhà nước nằm ở đâu trong xã hội này?
Với tình trạng người dân phải đổ máu để bảo vệ quyền lợi của mình như hiện nay, liệu có tồn tại một nhà nước “do dân và vì dân” như người ta thường được nghe tuyên truyền hay không?

Copy từ: RFA


...............