CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

Án oan, ép cung và “dê tế thần”


Đôi lời: Cách đây đúng 20 năm, một vụ án liên quan tới cán bộ công an phạm pháp khi thi hành công vụ, gây chấn động dư luận hiếm thấy, dẫn tới một bản án tử hình viên cảnh sát giao thông.
Vào thời điểm đó, có vẻ như nó là một bản án nghiêm khắc tới bất bình thường, khi mà nhiều tình tiết còn chưa được làm rõ, nhưng đã được những cấp rất cao của đảng, nhà nước CSVN quyết định, nhằm trấn an dư luận đang hết sức sôi sục; nói chính xác hơn là trong một bầu không khí căm ghét ngành công an.
Từ đó tới nay, liệu dư luận xã hội đối với giới công bộc và công an có biến chuyển theo chiều hướng xấu hơn, để mà lại có ít ra là một vụ “giết gà … mị khỉ”, khi mà chuyện án oan sai lại dấy lên trong mấy ngày qua, giữa lúc cuộc “chỉnh đốn” chống tham nhũng quá rõ chỉ là màn bi hài kịch?
Hay là chính các vị lãnh đạo cao nhất của đảng và nhà nước CSVN hiện nay cũng cảm thấy “bất lực”, không thể học kinh nghiệm của bậc tiền bối Đỗ Mười (TBT khi đó), để ra một quyết định nhằm “thí tốt”, tránh nguy cơ cơn sóng thần giận dữ của dân chúng lây lan tới tận cung đình?
BT
TuanVietnam
Kỳ Duyên
 - Nước mắt của nhân dân, là khóc cho bi kịch của một quốc gia – khó phát triển.
I- Tự do là trạng thái tự nhiên và giá trị sống tuyệt vời nhất của con người trong xã hội. Nhưng có những con người, cái giá tự do buộc phải trả quá đắt. Mà trường hợp và số phận của tù nhân Nguyễn Thanh Chấn (Việt Yên, Bắc Giang), vừa được tạm tha, sau 10 năm bóc lịch oan trong tù với cái “án giết người” không gây ra, khiến cả xã hội chấn động mạnh, là một minh chứng buồn.

Sự tự do đó không phải được đánh đổi bằng tài năng điều tra, trách nhiệm công tâm của cơ quan chức năng hay tòa án, mà bằng sự “điều tra’ tận tụy, kiên nhẫn vô bờ bến của người vợ ông bỗng trở thành “thám tử tư” bất đắc dĩ, dẫn đến sự hối thúc và hung thủ giết người phải ra thú tội trước cơ quan chức năng- Lý Nguyễn Chung, sau đúng 10 năm lẩn trốn.
1
Anh Nguyễn Thanh Chấn trở về trong vòng tay gia đình. Ảnh: VietNamNet
Thật ra, tư pháp của bất cứ quốc gia văn minh nào cũng vẫn có những án oan sai “chết người”. Thế giới từng ghi nhận những án oan chấn động- của Darryl Hunt, Thomas Kennedy, Dewey Bozella (Mỹ), Arthur Allan Thomas (New Zealand), Donald Marshall, Jr (Canada)… , những số phận người bình thường bỗng thành nổi tiếng một cách đắng cay.
Vì thế mà nhân gian luôn tồn tại những bi kịch.
Nguyễn Thanh Chấn chỉ là một nông dân ở Bắc Giang. Cái án oan khiên bất ngờ rơi xuống đầu ông chỉ có mấy tiếng, trong buổi tối định mệnh ngày 15/8/2003, khi ông đi lấy nước, khi người ta phát hiện người phụ nữ đơn thân tên là H. cùng thôn Me với ông này, bị giết hại. Nguyễn Thanh Chấn bị khép tội với bản án chết người- “giết người”- tù chung thân.
Bị kịch của người nông dân trong thời hiện đại “sống và làm việc theo pháp luật”, có nỗi bi thảm riêng của nó. Đâu phải chỉ có  Nguyễn Thanh Chấn, kéo theo là sự thiệt hại về kinh tế của một gia đình nghèo, là nỗi đau của người vợ có chồng mang tiếng giết người, là nỗi tổn thương và tủi hổ của những đứa trẻ con cái ông, trong ánh mắt kỳ thị của cộng đồng, làng xóm, bạn bè sau lũy tre làng.
Có điều, bi kịch đó đến thời điểm này, khi mọi việc vỡ lở tung tóe, người ta mới thấy hàng loạt điều “phi pháp luật” của cơ quan thực hiện pháp luật, có thẩm quyền kết án … oan sai, khiến xã hội bàng hoàng, bức xúc.
Ai là những nhân vật điều tra viên đã “có tài” ép cung, đẩy Nguyễn Thanh Chấn đến bước đường buộc phải nhận cái tội mình không mắc? Tệ đến mức (theo lời ông Chấn) hướng dẫn ông này khai báo sự việc, hướng dẫn vẽ sơ đồ hiện trường, và luyện tập thuần thục để thực nghiệm? Động cơ nào khiến họ thản nhiên làm một việc “dựng chuyện” thất đức đến vậy, và nghiệp vụ “phản pháp luật” đó, thực chất, còn mang tính chất “lừa đảo” cả tòa án?
Vì sao tòa án không đủ chứng cứ, nhân chứng, ngoài hai dấu vết chân gần giống, nhưng cả hai phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm vẫn thản nhiên kết luận y án “giết người”? Phải chăng, ngoài sự non yếu và lỏng lẻo nghiệp vụ, còn có tâm lý nghề nghiệp méo mó, hệt bác sĩ, nhìn đâu cũng thấy vi trùng?
Vì sao, người vợ ông 10 năm kêu oan cho chồng. Nhưng những lá đơn khiếu nại của người đàn bà khốn khổ vẫn rơi vào trong sự im lặng đáng sợ? Lá đơn đó, liệu có là một trong số không biết bao nhiêu lá đơn có số phận hẩm hiu trong thời “bạn hỏi, chúng tôi … không thèm trả lời”?
Để rồi sau 10 năm, cuối cùng, bi kịch mang tên Nguyễn Thanh Chấn cũng được mở nút, khi thủ phạm chính xuất hiện, với màn diễn có hậu- Viện KSNDTC công bố quyết định kháng nghị tái thẩm, tạm đình chỉ thi hành án do “xuất hiện tình tiết mới làm thay đổi bản chất vụ án”, trả tự do cho Nguyễn Thanh Chấn.
Dù vậy, bi kịch Nguyễn Thanh Chấn có vẻ chưa thể kết thúc. Khi ông Vũ Đức Khiển, nguyên chủ nhiệm UBPL của QH khẳng định, kháng nghị và xét xử tái thẩm là sai. Bởi điều tra sai, kết tội sai thì bây giờ phải minh oan cho người vô tội. Phải giám đốc thẩm để tuyên hủy bản án sơ thẩm, phúc thẩm, chứ không phải vì một kẻ ra đầu thú nhận tội mà coi đó là tình tiết mới.
Cũng theo ông Vũ Đức Khiển, nếu đưa ra tái thẩm, là các cơ quan tố tụng đang cố tình lấp liếm đi cái sai của mình trước đó, dễ bề phủi trách nhiệm đã gây oan cho ông Chấn (Lao động, ngày 06/11). Có lẽ, chỉ những người trong ngành tư pháp, mới hiểu bản chất của vấn đề?
Có điều, khi bi kịch Nguyễn Thanh Chấn mới mở nút, thì những phát ngôn ấn tượng của hai ông Nguyễn Minh Năng (nguyên chủ tọa phiên xét xử sơ thẩm năm 2004), Trần Văn Duyên (nguyên thẩm phán TAND tỉnh Bắc Giang, thẩm phán phiên xét xử sơ thẩm) những quan chức tòa án từng có quyền sinh quyền sát với số phận ông Nguyễn Thanh Chấn, cho thấy họ vô cảm, và rũ sạch trách nhiệm đến chừng nào:
Giờ bị cáo oan sai thì trách nhiệm là do QH chứ biết sao được? Và:Chúng tôi xử sơ thẩm mà cấp phúc thẩm y án thì chứng tỏ có đủ căn cứ kết tội bị cáo về tội giết người. Cấp phúc thẩm tuyên y án có nghĩa chúng tôi xử đúng rồi và chúng tôi cũng không có trách nhiệm gì. Giờ vụ án có sai thì trách nhiệm thuộc về cấp phúc thẩm của tòa tối cao.
Không hiểu QH biến thành… tòa án tự lúc nào? Không hiểu, khi “đá bóng trách nhiệm” lên cấp phúc thẩm, các vị có nhớ đến câu dân gianCon nó lú có chú nó khôn. Dường như ở đây, con lú, chú nó cũng lú theo?
Cũng hệt như các quan chức đó, những điều tra viên đã “ép cung” năm xưa, giờ không nhận, và họ cũng quên hết những gì đã làm với ông Nguyễn Thanh Chấn. Nhưng chắc chắn, vụ án đáng xấu hổ này, sẽ đi vào lịch sử tư pháp, khó quên
Chắc chắn, vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn không phải là vụ duy nhất, không phải vụ đầu tiên và cũng chưa phải vụ cuối cùng. Rồi đây, cơ quan chức năng sẽ phải có chính sách đền bồi thiệt hại cả danh dự lẫn kinh tế cho ông này.
Nhưng bi kịch của một người nông dân như ông, cho thấy “lỗi hệ thống” của ngành tư pháp, trong vai trò công cụ quản lý và xét xử tội phạm, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự xã hội.
II-Bi kịch Thần Công lý bị “bịt mắt” trong vụ án Nguyễn Thanh Chấn, trở nên chua chát hơn, nếu đặt vụ án đó trong bối cảnh công cuộc diệt trừ tham nhũng hiện nay. Ở công cuộc đó hình như Thần Công lý còn … nhắm tịt mắt?
Đó không phải là hình ảnh ví von văn chương, mà là một nghịch cảnh phũ phàng. Nếu như tham nhũng được gọi đích danh bằng những ngôn từ, mạnh mẽ bao nhiêu, búa rìu bao nhiêu- “giặc nội xâm”, “quốc nạn”, “vấn nạn”, thì kết quả phòng chống, diệt trừ tham nhũng, thương thay, lại yểu mệnh bấy nhiêu: Giặc tham nhũng chưa bị sát thương; Phòng chống tham nhũng mới bắt được sâu nhỏ; Đánh tham nhũng mới mơn man bên ngoài; Chống tham nhũng kiểu “dội nước vội vàng”.. v.v và v.v…  
Trong khi phòng chống tham nhũng, về hình thức, có đầy đủ từ bộ máy từ TƯ đến địa phương, có đầy đủ các văn bản luật, các quy định, chế tài về sự công khai minh bạch tài sản, có đầy đủ cả hệ thống bảo vệ pháp luật- cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Có điều, sự “vô hiệu hóa” của chiến dịch rầm rộ này ngay từ đầu, có vẻ như đã được báo trước.
Bởi sự bất lực trước quyền lực của các “nhóm lợi ích” thâu tóm, chi phối, từ những người đứng đầu các công ty, tập đoàn kinh tế Nhà nước. Những vị này, khi lâm nạn, cũng vẫn chỉ là “con dê tế thần” trước thanh thiên bạch nhật. Rút cục, “dê tế thần” bị mổ xẻ, bị mất hết cả danh dự lẫn sự nghiệp, nhưng kẻ chăn dắt thì nhởn nhơ, vô can với đôi tay… sạch.
Bởi sự “nhờn” với tham nhũng, thái độ cam chịu  chung sống với tham nhũng một cách vô cảm của người dân, là kết quả tất nhiên của một tâm lý yếm thế, mất niềm tin trước những giá trị đen trắng đảo lộn trắng trợn trong xã hội: Người ngay sợ kẻ gian, cái tốt sợ cái xấu, người còng làm cho thằng ngay ăn….
Bởi sự ràng buộc trách nhiệm với người đứng đầu cao nhất một đơn vị, hóa ra không kích thích được ý thức trách nhiệm cao trong quản lý của họ. Vô tình “ràng buộc” họ trở thành người sẵn sàng bao che những bất ổn về tham nhũng của đơn vị mình, che dấu tội lỗi cho kẻ tham nhũng, nhân danh “bảo đảm sự bình ổn” của tập thể. Mà cái gốc của nó là bệnh thành tích.
Đặc biệt, bởi quy định công khai, minh bạch tài sản của quan chức chỉ mang tính hình thức- nói vậy không phải vậy- đã gây hoài nghi sâu sắc trong lòng nhân dân, nhân danh mỹ từ “bảo vệ uy tín cán bộ”, hệt câu chuyện ngụ ngôn “chiếc áo của hoàng đế”, trong khi có uy tín nào thực chất hơn phẩm cách trong sạch, vì nước, vì dân?
2
ĐBQH Lê Như Tiến: “Mèo ăn miếng thịt chẳng tha. Hồ vồ con lợn đứng mà thở than”. Ảnh: Lê Anh Dũng
Sự “vô hiệu hóa”, mũ ni che tai, nhắm tịt mắt trước giặc tham nhũng giờ đây quá tinh vi, lan đến cả nghị trường. Khi mà chính đại biểu QH mỗi lần ra họp QH cũng được căn dặn rất kỹ- không phát biểu về tham nhũng, bởi nếu còn cơ chế xin- cho, thì mình xin ai cho (Tuổi trẻ, ngày 07/11). Đại biểu QH đại diện cho quyền lợi của dân, mà còn đành ngoảnh mặt làm ngơ thì đủ biết, tham nhũng có gương mặt lưu manh, ma giáo thế nào?
Và điều này mới quan trọng, khi chính vị Chủ tịch QH phải đặt câu hỏi nghi vấn: Liệu có tiêu cực, bao che trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong lực lượng phòng chống tham nhũng không? (VietNamNet, ngày 07/11). Ngành tư pháp liệu có thể trả lời câu hỏi này được không?
Dư luận xã hội còn chưa quên hiện tượng UB Tư pháp của QH đi giám sát một số đia phương, có tỉnh 02 năm chỉ xử được 09 bị cáo về tội tham nhũng, thì đã có 08 bị cáo hưởng án treo?
Không ít trường hợp, vụ to làm thành nhỏ, vụ nhỏ thành “án treo. Chợt nhớ tới nạn nhân Nguyễn Thanh Chấn khốn khổ, bị kết án chung thân, và phải tù tới 10 năm mới được giải oan, chỉ vì một cái tội không mắc. Vì sao, cùng kiếp người, trước Thần Công lý, lại nhất bênquan tham, bét bên dân lành, bất công như vậy?
Điều này càng cần đặt ra, nếu biết, nhiều án tham nhũng lớn bị “tắc” vì giám định tư pháp. Bởi kết luận giám định tư pháp rất quan trọng, cho việc xét xử đúng người đúng tội.
Vậy nhưng, trong một số trường hợp, kết luận giám định chưa bảo đảm, còn chung chung, mập mờ, không rõ ràng, không khẳng định rõ đúng sai và có dấu hiệu né tránh khiến cho các cơ quan tiến hành tố tụng lúng túng, khó khăn trong quá trình giải quyết vụ án (Chính phủ.vn, ngày 07/11). Đây là yếu kém về kỹ thuật giám định, hay còn nguyên nhân nào khiến các vụ án tham nhũng như … ngậm hột thị?
Hậu quả của hiện tượng “chạy” giám định tư pháp để thoát tội, dẫn đến có trường hợp phải đình chỉ vụ án. Khi đó, sẽ có người ngoài cười nụ… , còn có ai khóc thầm không, thì chỉ có người dân đóng thuế là biết rõ.
III- Bi kịch Nguyễn Thanh Chấn, bi hài kịch chống tham nhũng luẩn quẩn loanh quanh cho thấy, muốn chống “giặc nội xâm” triệt để, muốn sửa chữa các khuyết tật của hệ thống tư pháp, mà vụ án oan sai 10 năm ngồi tù của ông này là một lỗ hổng hổ thẹn, cho thấy cải cách tư pháp phải được quyết liệt thực hiện, nếu muốn người dân lấy lại niềm tin đã mất. Nhưng cải cách tư pháp chỉ có hiệu quả, một khi gắn liền với cải cách thể chế chính trị, cải cách cơ chế quản lý kinh tế- xã hội, xây dựng một nền quản trị quốc gia văn minh, tiến bộ.
Đó là một thách thức lớn, cũng là một cơ hội lớn. Nắm bắt hay bỏ qua?
Không phải ngẫu nhiên, Ts. Nguyễn Sĩ Dũng, trong trả lời phỏng vấn của báo Tuổi trẻ, ngày 04/11 khẳng định: Đổi mới là mệnh lệnh thời đại! Để chúng ta thiết kế nền quản trị quốc gia đáp ứng yêu cầu thời đại, tạo ra xung lực mới cho sự phát triển.
…Chúng ta đang sống trong một thế giới đã thay đổi. Sống theo cách cũ, vì vậy sẽ không có tương lai. Điều đáng lưu ý là không chỉ thế giới đã rất khác, mà những người dân cũng đã rất khác. Bởi hàng chục triệu người dân đã hội nhập với thế giới hiện đại nhanh chóng và hiệu quả hơn so với nhiều thiết chế đang vận hành nền quản trị quốc gia của chúng ta.
Cái thế giới đã thay đổi đó, đang thách thức chính nhận thức, tư duy xã hội, thách thức trí tuệ, bản lĩnh của cả một dân tộc- cập nhật để phát triển hay chối bỏ, mặc cho dân tộc tụt hậu? Hội nhập văn minh hay mãi mãi ở “cái bẫy trung bình” không chỉ là chất lượng sống, mà cả văn minh, văn hóa nhân loại? Muốn thế, một nền tảng, một cơ chế quản lý theo kiểu pháp trị phải thực sự được thượng tôn, định hướng và điều chỉnh mọi quan hệ xã hội.
Không phải ngẫu nhiên, đại biểu QH Trương Trọng Nghĩa đã phải thẳng thắn: Hậu thế sẽ đánh giá Quốc hội khóa XIII  làm gì để thúc đẩy chứ không cản trở sự phát triển của dân tộc.
Nếu không có những giải pháp toàn diện và đột phá thì đất nước không thể chuyển biến tích cực một cách căn bản… Công cuộc đổi mới thể chế và luật pháp đã chậm bước so với nhu cầu của đất nước.
Khi đọc bài báo đầu tiên về vụ án Nguyễn Thanh Chấn, nhìn vòng vây yêu thương, tràn đầy nước mắt của người dân vô tội đón người thân tù tội trở về, nhiều người đã cay mắt. Nước mắt khóc cho bi kịch một cá nhân.
Nhưng nếu quốc nạn tham nhũng cứ mãi ngang nhiên thách thức, trước nền tư pháp lạc hậu, yếu kém đầy khuyết tật, trước một thể chế, cơ chế quản lý già nua tư duy, xơ cứng nhận thức, thì nước mắt của nhân dân, là khóc cho bi kịch một quốc gia- khó phát triển.
Vâng, hậu thế sẽ đánh giá cha ông họ- hôm nay.
Kỳ Duyên

Copy từ: Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự


...........................

Phát hiện đỉnh cao trí tuệ là đây


Nứt đập thủy điện ngàn tỉ

Thứ Sáu, 08/11/2013 20:41

Hàng ngàn hộ dân huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi lo sợ trước việc đập thủy điện của công trình đầu mối hồ chứa nước Nước Trong bị nứt một đoạn dài hơn 80 m

Liên tục mấy ngày qua, thông tin về hiện tượng nứt đập thủy điện kết hợp thủy lợi của công trình đầu mối hồ chứa nước Nước Trong khiến hàng ngàn hộ dân huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi bất an. Cả thị trấn Di Lăng cùng nhiều xã lân cận nằm gọn phía dưới vùng trũng, thuộc hạ lưu của con đập.

Phần thượng lưu, nơi xuất hiện những vết nứt của đập thủy điện Nước Trong
Nứt 2,5 cm…, vẫn an toàn?
Để tìm hiểu sự việc, ngày 6-11, chúng tôi đến thân đập hồ chứa nước Nước Trong. Hiện thân đập đang trong giai đoạn hoàn thành. Phía thượng lưu thân đập, lượng nước tích mấp mé tràn xả lũ. Hạ lưu là một tổ máy phát điện đang hoạt động, xả nước trắng xóa. Tìm đến vị trí nứt, chúng tôi thấy ở đây vừa được đổ một lớp bê tông mới đè lên vị trí bị nứt.
Theo báo cáo của Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 6 (gọi tắt là Ban 6) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vết nứt được phát hiện từ ngày 10-8-2013 khi kiểm tra mặt bằng bê-tông đập tràn ở cao trình 108,8 m. Vết nứt có chiều dài 80,5 m kéo dài từ khoang đập số 7 đến khoang đập số 10. Chiều rộng lớn nhất của khe nứt 2,5 cm tại khoang số 8 và 9, chiều rộng nhỏ nhất là 1 cm ở vị trí khoang số 7 và khoang số 10; chiều sâu vết nứt theo báo cáo là 8,4 m. Một số vết nứt có nước từ trong rỉ ra ngoài. Vết nứt có hướng đi xiên từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong khối bê-tông, có khả năng liên thông đến khe tách bên trong. Ban 6 kết luận đây là hiện tượng tách khe thi công giữa khối bê-tông tường thượng lưu và khối bê-tông đầm lăn ở hạ lưu.
Về biện pháp xử lý, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Giám đốc Ban 6, cho biết chủ yếu được thực hiện bằng giải pháp khoan neo thép theo phương thẳng đứng, bảo đảm liên kết khối bê-tông cốt thép với khối bê-tông thượng lưu tràn; dùng rót vữa (vật liệu kết dính) lấp đầy vết nứt… “Mọi công tác khắc phục sự cố đến nay đã cơ bản hoàn thành. Chúng tôi đang làm báo cáo gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét” - ông Nghĩa nói, đồng thời khẳng định: “Đây chỉ là hiện tượng “khuyết tật” trong bê-tông, con đập vẫn an toàn, không có vấn đề gì”(?).
Ẩn họa trên đầu dân
Toàn bộ đập công trình đầu mối hồ chứa nước Nước Trong có chiều dài 571 m, tràn xả lũ dài khoảng 80 m, cao trình 133 m, có 1 cửa xả đáy và được làm bằng công nghệ đầm lăn. Ông Huỳnh Văn Triêm, Phó Giám đốc Ban 6, cho biết mực nước trong đập tại thời điểm xảy ra sự cố tách khe thi công giữa 2 khối bê-tông ở cao trình 100,8 m. Hiện tại, mực nước trong hồ khoảng 40 m, dung tích khoảng 100 triệu khối. Theo thiết kế, đập có thể chứa tối đa 290 triệu khối nước... Với thiết kế này, không thể xảy ra hiện tượng vỡ đập do hiện tượng tách khe.
Tuy nhiên, đối với người dân, việc xuất hiện vết nứt rộng, sâu và dài như thế thì không thể an toàn. Theo một lãnh đạo huyện Sơn Hà, với lượng nước hiện tại nêu trên, nếu có sự cố xảy ra với đập, không những thị trấn Di Lăng mà nhiều xã khác, huyện khác nằm trên dòng chảy của sông với hàng chục ngàn hộ dân sẽ bị chìm trong biển nước. “Sự cố nghiêm trọng như vậy nhưng chủ đầu tư không thông báo để chúng tôi biết tình hình. Chúng tôi chỉ mới nhận được văn bản thông qua UBND tỉnh” - vị lãnh đạo này nói.
Chính quyền huyện Sơn Hà yêu cầu chủ đầu tư phải có trách nhiệm xử lý, chủ động báo cáo và phối hợp với chính quyền địa phương đưa ra các phương án đề phòng, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người dân.
Công trình 1.250 tỉ đồng
Công trình đầu mối hồ chứa nước Nước Trong có tổng vốn đầu tư được phê duyệt 1.250 tỉ đồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư. Đây là công trình thủy lợi kết hợp thủy điện có nhiệm vụ cung cấp điện, nước cho các vùng hạ du... Công trình được triển khai từ năm 2005, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2013 nhưng đến nay chỉ hoàn thành khoảng 70% khối lượng.
Theo Ban 6, việc chậm tiến độ là do khó khăn về tài chính. Ban 6 đang kiến nghị điều chỉnh tổng mức đầu tư lên nhưng chưa được chấp thuận. Nếu được cấp vốn, dự kiến công trình hoàn thành vào năm 2015… Cuối tháng 9-2012, 3 tổ máy phát điện với tổng công suất 16,5 MW đã được đưa vào hoạt động.
Bài và ảnh: Tử Trực


Copy từ: Người Lao Động


....................

Thanh Hóa: Biểu tình vì công an "bảo kê"


Cập nhật: 12:15 GMT - thứ sáu, 8 tháng 11, 2013

Người dân biểu tình ở trụ sở Công an tỉnh Thanh Hóa
Người dân bức xúc vì công an bắt xe hải sản của dân vô cớ, theo báo trong nước.
Nhiều người dân kéo tới trụ sở Công an Tỉnh Thanh Hóa hôm thứ Năm phản đối và khiếu nại việc cảnh sát tỉnh này bắt giữ xe vận chuyển thủy sản của người dân một cách vô cớ, theo báo Việt Nam.
Hôm 07/11, hàng chục người dân từ xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa trong tình trạng được mô tả là bức xúc đã kéo tới trụ ở của công an tỉnh phản ứng và yêu cầu lãnh đạo công an tỉnh giải thích việc hai xe container chở cá khô bị bắt giữ với nghi vấn do công an, móc ngoặc bảo kê xã hội đen gây ra.
Những người phản đối nói một nhóm công an thuộc Phòng Cảnh sát Kinh tế thuộc Sở Công an tỉnh Thanh Hóa đã chặn hai xe hàng containter có máy làm lạnh vận chuyển hàng của dân mà không có lý do và không lập biên bản.
"Điều khiến họ bức xúc nhất là khi chặn bắt xe, những cảnh sát trên đã không nêu lý do cụ thể, không lập biên bản.
"Đồng thời thu giữ toàn bộ giấy tờ, chìa khóa, điện thoại của tài xế, đặc biệt đã tắt máy, không cho dàn lạnh trên xe hoạt động khiến hàng hóa trên xe có nguy cơ hư hỏng," tờ Thanh Niên hôm thứ Năm phản ánh lý do người dân bức xúc.
"Phó giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu Phòng Cảnh sát kinh tế phải giao trả ngay hai chiếc container chở hàng của người dân... cho biết sẽ tiến hành điều tra, xử lý những vi phạm của cấp dưới trong việc vô cớ chặn bắt xe hàng"
VnExpress.net
Tờ này dẫn lời nhân chứng cho biết khi chặn bắt xe, các cảnh sát đã không cho biết lý do, không lập biên bản và không đưa ra lệnh khám mà chỉ giữ xe lại để chờ chủ hàng ra làm việc "giống như hành vi trấn lột" chứ không phải là cách xử lý vi phạm và đặt vấn câu hỏi "rõ ràng có sự khuất tất trong việc này.”
Vẫn theo phản ánh của báo trong nước, người dân xã Hải Thanh sản xuất và chế biến thủy sản phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, với khoảng 30 lò chế biến, hấp sấy cá khô cùng sản lượng hàng tháng từ 50 - 200 tấn cá cơm khô mỗi lò.
Tuy nhiên, hơn một năm trở lại đây, người dân bị một đối tượng xã hội đen nghi ngờ có liên hệ với công an o ép, khống chế, bắt buộc họ phải thuê xe, bãi đóng hàng và nộp tiền mãi lộ lên tới hàng triệu đồng mỗi chuyến vận chuyển.

'Xử lý cấp dưới'

Khi người dân tìm cách thuê dịch vụ ở chỗ khác đã thường xuyên gặp phải các vụ 'cảnh sát giao thông', 'cảnh sát kinh tế' chặn kiểm soát, gây khó dễ với mật độ 'bất thường,' vẫn theo phản ánh của truyền thông trong nước.
Hôm thứ Năm, tờ Vnexpress.net phản ánh: "Song cũng từ đó, việc vận chuyển hàng hóa của bà con gặp không ít khó khăn khi liên tục bị một số cảnh sát địa phương chặn bắt dọc đường mà không nêu rõ lý do.
Biểu tình ở Thanh Hóa
Người dân trèo cả lên tường cổng trụ sở Công an Tỉnh trong vụ phản đối
“Chúng tôi nghi ngờ, chính Dũng “mò” (đối tượng xã hội đen) đã ngầm báo cho cảnh sát để chặn bắt các xe chở hàng nhằm ép ngư dân phải cho Dũng tiếp tục bảo kê”, một ngư dân nói với tờ báo điện tử."
Người dân đã tụ tập trước cổng của Công an Tỉnh trong nhiều tiếng đồng hồ, nhiều người khác còn trèo lên cổng của trụ sở cảnh sát để theo dõi việc xử lý.
Sau nhiều tiếng đồng hồ bị khiếu nại, lãnh đạo Công an tỉnh Thanh Hóa đã buộc phải thả hai xe vận tải máy lạnh bị bắt giữ, hứa xử lý vi phạm của cấp dưới để giải tỏa người dân.
"Đại tá Nguyễn Văn Bính, Phó giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu Phòng Cảnh sát kinh tế phải giao trả ngay hai chiếc container chở hàng của người dân, đồng thời động viên bà con về nhà yên tâm làm ăn,
"Đại tá Bính cho biết sẽ tiến hành điều tra, xử lý những vi phạm của cấp dưới trong việc vô cớ chặn bắt xe hàng của người dân," tờ VnExpress phản ảnh.
Đây không phải là lần đầu tiên người dân Việt Nam phản ứng về nạn xã hội đen bị nghi là có câu kết với cảnh sát và chính quyền địa phương gây ảnh hưởng tới đời sống và làm ăn của người dân.
Nhiều vụ bảo kê được cho là có bàn tay bao che của cảnh sát như nạn 'Bấm cơm tù' ở các bến xe cho tới nạn 'Bấm chặt chém' khách du lịch, hoặc 'Bấm xin đểu' nằm trong số nhiều vụ được truyền thông lên tiếng gần đây.

Copy từ: BBC


........................

Vụ "Mái ấm Hoa Mẫu Đơn": Trẻ sống thiếu thốn, bị đánh đập

Tiền, quà của mạnh thường quân hỗ trợ mái ấm thường xuyên nhưng trẻ vẫn ăn uống kham khổ. Nhiều em bị bạo hành phải vào bệnh viện cấp cứu hoặc chịu không nổi đành trốn về quê...

Anh H.T.Y (ngụ TP HCM) là người trực tiếp quản lý bếp và trẻ tại mái ấm Hoa Mẫu Đơn (HMĐ) trong 3 năm (từ 2010 đến đầu năm 2013). “Tôi đến với mái ấm bằng cả tấm lòng, mong được nấu bữa ăn ngon, đủ dinh dưỡng cho các em. Thế nhưng, chứng kiến nhiều chuyện xảy ra khiến tôi quá bất mãn nên đành bỏ đi” - anh Y. bức xúc.
“Bóp” dần bữa ăn
Anh Y. cho rằng trẻ vào mái ấm rất thiếu thốn tình thương gia đình nên cần phải chăm sóc kỹ từ bữa ăn đến giấc ngủ. Vì thế, anh yêu cầu mỗi bữa ăn, một trẻ phải có đủ 100 g thịt, cá và rau củ… Ban đầu, bà Phạm Thiên Đơn, chủ mái ấm HMĐ, còn đồng ý nhưng đến giữa năm 2012 thì siết dần.
Các cháu bé tại mái ấm Hoa Mẫu Đơn Ảnh: HẢI PHONG
“Mỗi ký đường, bột nêm, nước mắm..., chúng tôi muốn mua cũng phải xin xỏ rất khó khăn. Để bảo đảm bữa ăn cho các em, tôi phải gom ve chai trong nhà bán kiếm tiền mua thêm chút rau, thịt cải thiện. Còn nước mắm, đường, bột ngọt..., mỗi bữa nấu ăn tôi phải múc một muỗng để dành trong kệ, phòng khi hết thì có mà dùng” - anh Y. kể.
Theo Y., nếu mái ấm khó khăn, bà Đơn “bóp” bữa ăn của trẻ, anh cũng chấp nhận nhưng hầu như tháng nào cũng có mạnh thường quân đến hỗ trợ rất nhiều. “Tôi là người quản lý sổ sách và tiếp khách nên biết rõ. Sữa, đồ hộp, gạo, mì… hỗ trợ cho mái ấm thường đội nón ra đi đến cửa hàng tạp hóa. Thấy việc chăm lo đời sống cho các em không ra gì nên tôi đã nhiều lần lên tiếng phản đối” - anh Y. nhớ lại.
Y. cho biết vào dịp lễ, Tết, mạnh thường quân và đại diện các ngân hàng thường đến thăm mái ấm, lì xì cho trẻ nhưng em nào về quê cũng chẳng có tiền xe, họa may chỉ vài món quà nhỏ. “Tết năm 2012, do quá bức xúc, tôi kịch liệt phản đối. Cuối cùng, bà Đơn phải gửi tất cả phần lì xì của khách cho trẻ, mỗi em 500.000-700.000 đồng” - anh khẳng định.
Chị N.T.T.V (ngụ TP HCM) là người tự nguyện đến mái ấm HMĐ chăm sóc trẻ sơ sinh từ tháng 9-2012 đến tháng 8-2013. “Tuần nào tôi cũng đến đây từ 6 giờ 30 phút đến tối mịt mới về, mong được góp phần giúp các em. Tuy nhiên, thường xuyên chứng kiến cảnh trẻ ăn uống thiếu thốn, như bữa sáng thường là cháo nấu từ cơm nguội lõng bõng nước, chan tí nước mắm, tôi rất xót xa. Trong khi đó, hàng, quà của các nhà hảo tâm mang đến tặng nhiều nhưng không biết đi đâu” - chị V. thắc mắc.
Bức xúc không kém là chị L.T.Đ.M (ngụ TP HCM), người có thời gian tình nguyện đến HMĐ chăm sóc trẻ hơn 3 tháng. “Đồ ăn, thức uống của các em không bảo đảm vệ sinh. Nhiều thứ như đồ hộp, nước tương, nước mắm quá hạn vẫn cho trẻ dùng. Các em sống được là nhờ các suất ăn chế biến sẵn của nhà hảo tâm và các trường học mang đến mỗi ngày” - chị M. cho biết.
Vô cớ ăn đòn
Những người từng đến phụ giúp hoặc trực tiếp làm việc ở mái ấm HMĐ vẫn còn rất bức xúc trước chuyện trẻ thường xuyên bị đánh đập vô cớ. Có em bị nhân viên quản lý đánh đến ngưng thở, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu như Vàng A Giàng, 14 tuổi. Khi chúng tôi tìm gặp Giàng hỏi chuyện bị nhân viên quản lý tên là Hải đánh đập, em tỏ ra rất sợ hãi. “Cuối tháng 8-2013, con đang ngồi chơi thì ông Hải kêu khiêng phụ tấm cửa nhôm. Thấy con vừa khiêng vừa ngậm kẹo, ông ấy liền lao vào đánh, dộng đầu xuống nền nhà, bóp cổ con đau lắm. Con thở không nổi nhưng cũng ráng kêu cứu. Mấy cô đưa con đi cấp cứu ở Bệnh viện quận Tân Phú. Hàng xóm báo công an phường, sau đó ông Hải nghỉ việc” - Giàng kể lại.
Vì sợ bị bạo hành nên có em đã trốn về nhà. Trò chuyện với chúng tôi qua điện thoại, em Giàng Thị Cúc (15 tuổi, ngụ tỉnh Đắk Lắk) khoe: “Về được đến nhà, con mừng lắm, không lo bị đánh đập nữa”. Khi chúng tôi hỏi thời gian được mái ấm HMĐ “cưu mang”, Cúc thở dài: “Nhiều đứa bị đánh lắm. Tụi con không giặt đồ cũng bị đánh. Làm gì không vừa ý người ta cũng bị đánh. Chú Hải đánh nhiều nhất”.
Theo anh Sùng Vảng La, cha nuôi của Cúc, vì thấy em quá sợ sống ở mái ấm HMĐ nên một số người bên ngoài đã cho em tiền về quê. “Cha Cúc mất, mẹ bỏ đi, để lại 7 đứa con. Thấy hoàn cảnh Cúc tội nghiệp, nghe có người giới thiệu HMĐ, tôi liền đưa cháu xuống TP HCM, cứ tưởng sẽ được ăn ở đàng hoàng, ai ngờ…” - anh La thất vọng.
Nhiều trẻ ở mái ấm HMĐ khi tiếp xúc với chúng tôi cũng kể chuyện rất dễ bị ăn đòn vô cớ. Chuyện trẻ bị đánh bầm tím tay chân không phải hiếm. Người đánh có khi là người quản lý hoặc “mẹ Đơn”.
Trong một cuộc thi gần đây, nhóm xiếc gồm 7 thành viên của HMĐ đoạt giải nhì. Lẽ ra, đây là niềm vui nhưng sau khi đoạt giải, vào dịp lễ, Tết, các em phải chạy sô liên tục. Trong khi đó, tiền thu về đều đưa hết cho chủ mái ấm. Việc những em chỉ khoảng 7-8 tuổi như Thiên Thảo, Thiên Khôi phải trượt patin, xoay vòng trên không; Mai Huệ, Mai Chi phải đeo những chiếc vòng nặng trịch xoay liên tục... khiến nhiều người giật mình: Liệu ở tuổi ăn, tuổi lớn, các em có đủ sức chịu nổi?
Sẽ xác minh, xử lý
Theo ông Võ Trương Bình - Chủ tịch UBND phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP HCM, nơi mái ấm HMĐ đặt cơ sở - vì thấy mái ấm hoạt động có giấy phép và là nơi cưu mang nhiều em nhỏ có hoàn cảnh đáng thương nên địa phương đã động viên và tạo điều kiện để trẻ có giấy khai sinh, BHYT.
“Tuy chưa nhận được phản ánh nào về việc trục lợi của chủ mái ấm nhưng chúng tôi sẽ xác minh những gì mà báo và những người từng làm việc ở đây phản ánh để đề xuất cấp trên xử lý nghiêm” - ông Bình cho biết.
 
NHÓM PHÓNG VIÊN


Copy từ: Người Lao Động


..................

Thêm 8 người bị giam oan ở Bắc Giang


Tám công dân bị giam oan cùng với thời điểm diễn ra việc điều tra, truy tố và xét xử ông Nguyễn Thanh Chấn (năm 2003-2004). Một người trong số đó đã chết trước khi được tuyên vô tội

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 8-11, luật sư Hà Đăng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho biết đó là vụ trộm cắp tượng, cổ vật ở nhiều đình, chùa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong khoảng thời gian từ tháng 6-2001 đến tháng 7-2003. Cơ quan tố tụng tỉnh Bắc Giang cáo buộc 8 người gây ra hàng loạt vụ trộm cắp này.

Những ngày ngồi tù oan vẫn ám ảnh ông Dương Phúc Thịnh đến bây giờ
Bỗng dưng bị bắt
Tiếp xúc với chúng tôi, ông Dương Phúc Thịnh (ngụ quận Đống Đa, Hà Nội; 1 trong 8 người bị cáo buộc) cho biết việc bị tạm giam gần 1.000 ngày ở trại giam Kế (tỉnh Bắc Giang) và liên tục phải dự các phiên tòa vẫn ám ảnh ông đến bây giờ. Đang là một nghệ nhân cây cảnh “đắt khách”, ông Thịnh bỗng dưng bị bắt tạm giam. “Có lẽ chưa có vụ án nào mà lúc ra tòa, cả 8 “đồng phạm” đều không hề quen biết nhau như thế. Tôi bị đánh đập đủ kiểu, bị ép ký vào lời khai soạn sẵn” - ông Thịnh nhớ lại.
Trải qua 3 phiên tòa, các HĐXX vẫn không thể buộc tội ông Thịnh cùng những “đồng phạm” vì thiếu chứng cứ. Tại phiên tòa lần thứ 4 diễn ra vào tháng 6-2006, TAND tỉnh Bắc Giang đã phải tuyên cả 8 bị cáo vô tội và trả tự do ngay tại tòa. Nhưng trước đó, ông Phan Hữu Hường đã chết bất thường trong trại tạm giam Kế với kết luận bị bệnh (?!).
Gian nan đòi xin lỗi, bồi thường
Sau khi được tạm tha năm 2006, suốt 2 năm, 7 công dân bị truy tố oan phải gõ cửa các cơ quan công quyền tỉnh Bắc Giang và cấp trung ương để yêu cầu xin lỗi, bồi thường theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, phải đến tháng 7-2008, VKSND tỉnh Bắc Giang mới tiến hành xin lỗi các công dân trên ở nơi cư trú và thỏa thuận mức bồi thường.
“Khi ký nhận tiền ở VKSND tỉnh Bắc Giang, tôi được biết mọi người được bồi thường theo Nghị quyết 388 lúc bấy giờ, lấy mức lương tối thiểu là 600.000 đồng/tháng. Mỗi người chỉ được nhận mấy chục triệu đồng bồi thường cho hơn 2 năm bị giam oan. Tôi kiện ra TAND quận Long Biên (Hà Nội) thì mức bồi thường mới được thỏa thuận là 300.000 đồng/ngày. Tổng số tiền tôi được bồi thường là 300 triệu đồng, cao nhất trong 7 người” - ông Thịnh nhớ lại.
Tuy nhiên, số tiền ấy không đủ bù đắp cho uy tín đã mất, vốn liếng gầy dựng trước đây không còn, sức khỏe giảm sút nghiêm trọng sau những trận đòn đau và nhất là sau khi trở về, vợ chồng ông đã ly hôn vì những nghi kỵ, thiếu cảm thông. “Mình là người đàng hoàng (ông Thịnh từng nhiều năm phục vụ trong quân đội - PV) nhưng giờ đi làm ở đâu người ta cũng rỉ tai bảo nhau: “Thằng này đi tù về” nên làm việc gì cũng khó. Tòa án đã tuyên vô tội, viện kiểm sát cũng tổ chức xin lỗi rồi nhưng cái “án” bị giam 1.000 ngày không sao gột rửa được” - ông Thịnh nói và cho biết những công dân khác “dính” tới vụ việc đó cũng khốn khổ như ông.
Đều “tố” bị ép cung
Có một điểm rất trùng hợp giữa vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn (thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) bị kết tội “Giết người” và 8 công dân bị truy tố oan trong vụ trộm cắp cổ vật là trong các phiên tòa do TAND tỉnh Bắc Giang xét xử, họ đều nói bị ép cung, dùng nhục hình trong quá trình giam giữ, lấy lời khai. Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động bên lề Quốc hội ngày 8-11, một chuyên gia tư pháp cho rằng việc điều tra, truy tố, xét xử ông Nguyễn Thanh Chấn và truy tố oan 8 công dân trong vụ trộm cắp cổ vật diễn ra trong cùng khoảng thời gian từ năm 2003- 2004. “Có thể cùng một ê-kíp điều tra, truy tố, xét xử. Điều đó cho thấy năng lực của nhiều cán bộ cơ quan tố tụng, xét xử tỉnh Bắc Giang thời gian đó có vấn đề. Tôi cho rằng ngoài xem xét trách nhiệm của những người liên quan, còn phải xem xét lại các vụ án đã được những người này xét xử, tuyên án và đang bị người dân khiếu kiện, kêu oan” - chuyên gia này nói.
Bài và ảnh: THẾ KHA

Copy từ: Người Lao Động


.........................

Ân Xá Quốc Tế kêu gọi VN không xử bắn tử tội


Thanh Trúc, phóng viên RFA
2013-11-08

tu-hinh-305.jpg
Một tù nhân tại một trại giam ở Việt Nam, ảnh minh họa.
File photo


Sáng ngày 7/11, tổ chức Amnesty International Ân Xá Quốc Tế kêu gọi Việt Nam đừng quay lại áp dụng hình thức xử bắn cũng như hãy chấm dứt án tử hình đối với người phạm trọng tội vì tử hình không làm tội ác giảm đi.

Hành động thiếu nhân tính

Lời kêu gọi của Amnesty International Ân Xá Quốc Tế được phổ biến ngay sau khi hãng tin nhà nước Việt Nam loan báo chính phủ vừa yêu cầu quốc hội thuận cho được áp dụng trở lại đội hình xử bắn đối với tử tội đến năm 2015.
Đó là nhận định của ông Olof Blomqvist, phát ngôn nhân của Ân Xá Quốc Tế chuyên trách khu vực Châu Á Thái Bình Dương, rằng dù như áp dụng hình thức xử bắn hoặc dùng cách tiêm thuốc độc thì cũng đáng tệ hại và nản lòng khi nhà cầm quyền Việt Nam một lần nữa tìm cách hủy diệt mạng sống của người phạm tội:
Sự việc nhà cầm quyền Việt Nam yêu cầu quốc hội cho họ duy trì hình thức xử bắn tử tội phải bị coi như là một thông điệp thiếu nhân tính làm người ta quan ngại.
-Olof Blomqvist
“Sự việc nhà cầm quyền Việt Nam yêu cầu quốc hội cho họ duy trì hình thức xử bắn tử tội phải bị coi như là một thông điệp thiếu nhân tính làm người ta quan ngại.”
Trong văn bản phổ biến hôm thứ Sáu ngày 8 tháng Mười Một, Ân Xá Quốc Tế nhắc đến một chi tiết quan trọng là trong khi lệnh cấm xuất khẩu các loại thuốc độc để chích cho phạm nhân mau chết đã được các nước EU thực thi, thì cũng có nghĩa là Việt Nam, nếu còn áp dụng luật tử hình, sẽ gặp nhiều khó khăn trở ngại trong việc tìm kiếm thuốc độc để xử tử phạm nhân:
“Ân Xá Quốc Tế e rằng tình trạng khan hiếm thuốc độc như vừa nói là cơ hội để chính quyền Việt Nam chứng tỏ cho thế giới biết họ vẫn có quyền áp dụng lệnh xử tử bằng cách bắn bỏ thay vì chích thuốc cho chết. Đây là án lệnh mà Ân Xá Quốc Tế đánh giá là không có nhân tính.
olof-250.jpg
Ông Olof Blomqvist, phát ngôn nhân của Ân Xá Quốc Tế chuyên trách khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Lại nữa, tử hình không bao giờ là biện pháp ngăn trở hoặc xóa sạch tội phạm, đó là một loại hình khác của sự hung bạo, vô nhân , một cách xử phạt thấp kém hình thức trừng phạt thấp kém , một biểu hiện rõ ràng về sự vi phạm quyền sống là một trong những quyền căn bản của con người.”
Thay vì vận động để có thể tiếp tục áp dụng luật xử bắn, văn bản của Ân Xá Quốc Tế khẳng định tiếp, chính phủ Việt Nam nên mạnh dạn khuyến khích quốc hội bàn thảo hầu tiến tới việc bãi bỏ hoàn toàn án tử hình giống như các quốc gia bạn trong ASEAN đã xóa bỏ lệnh này trong hai năm qua.
“Ân xá quốc tế đã và sẽ cực lực chống lại hình thức tử hình trong mọi tình huống và bằng cách bắn hoặc chích thuốc. Bất kể quan điểm của chính phủ quốc gia đó như thế nào, Ân Xá Quốc Tế mong mỏi Việt Nam thay vì tìm một phương cách nào đó để xử tử phạm nhân thì nên nhân cơ hội quyết định để xóa bỏ hoàn toàn án tử hình đã áp dụng trước giờ.”
Vào khi cả thế giới đều nhắm đến khuynh hướng toàn cầu là nhanh chóng xóa bỏ và không còn áp dụng án tử hình nữa, văn bản của Ân Xá Quốc Tế kết luận, người ta cũng đã thấy đa số chính phủ các nước nhìn nhận rằng xử tử không làm tội ác biến mất.
Hiện 97 nước trên thế giới đã loại bỏ hoàn toàn án tử hình trong luật hình sự, 140 quốc gia khác tuyên bố ủng hộ cũng như chống lại việc thực hiện án tử hình.
Tính đến hết năm 2012, 21 nước vẫn còn áp dụng án luật tử hình, trong đó có Việt Nam, so với con số 28 nước cách đây một thập kỷ.

Copy từ: RFA


.........................

Từ vụ Ngân hàng chính sách chi tiền cho "cậu Thủy": “Đẻ” lắm ghế, ngân sách nào gánh nổi?



“Vẽ” ra quá nhiều ghế, ban, bệ với đại diện từ các bộ, ngành từ TƯ tới địa phương, trong khi hoạt động cho vay, thu hồi nợ kém hiệu quả..." là những nghi ngại về hoạt động của mô hình Ngân hàng Chính sách xã hội.
Sự việc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trả 7,9 tỷ đồng cho “nhà tâm linh” Nguyễn Thanh Thúy (biệt danh cậu Thủy) tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, nhưng lại là những hài cốt giả đã gây chấn động dư luận thời gian qua. Dù "cậu Thủy" đã bị cơ quan điều tra bắt giữ để phục vụ công tác điều tra, nhưng dư luận đặt không ít nghi ngờ về nguồn gốc số tiền mà NHCSXH có được để trả thù lao cho đối tượng này. Việc tổ chức bộ máy cồng kềnh cũng được cho là điểm yếu của tổ chức này.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHCSXH
Ảnh chụp từ website NHCSXH
Nhìn vào danh sách hội đồng quản trị ngân hàng này nhiều người không khỏi giật mình về cách tổ chức bộ máy cồng kềnh với nhiều ban, phòng “phủ” tới tận huyện, xã/phường.
Theo cơ cấu tổ chức được công bố trên website, NHCSXH được tổ chức theo 3 cấp: Hội sở chính ở TƯ, Chi nhánh ở cấp tỉnh, Phòng giao dịch ở cấp huyện. Mỗi cấp đều có bộ máy quản trị và bộ máy điều hành tác nghiệp. Bộ máy quản trị, gồm: HĐQT và bộ máy giúp việc ở TƯ; ban đại diện HĐQT ở cấp tỉnh, huyện. Bộ máy điều hành tác nghiệp, gồm: Hội sở chính ở TƯ, Sở giao dịch, Trung tâm Đào tạo, Trung tâm CNTT; 63 chi nhánh cấp tỉnh và 618 Phòng giao dịch cấp huyện. Số điểm giao dịch tại xã, phường là 10.899 trên tổng số 11.138 xã,phường.
Đề cập tới bộ máy tổ chức của NHCSXH, luật sư Trương Thanh Đức – Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico cho rằng, bộ máy NHCSXH đang được tổ chức quá cồng kềnh với đầy đủ ban, bệ "đặc thù" của một cơ quan Nhà nước.
Luật sư Đức phân tích: Cùng chung cái tên "ngân hàng" nhưng mô hình hoạt động của NHCSXH khác hoàn toàn với NHTMCP. Nếu các NHTM phải tự vận động sức mình để kinh doanh để phát triển dịch vụ, có lợi nhuận duy trì hoạt động và trả lương nhân viên... thì NHCSXH là một tổ chức của Nhà nước, nguồn thu của ngân hàng này từ “bầu sữa” ngân sách.
Với đặc thù hoạt động chính là thực hiện những chính sách cho vay, cấp vốn của Nhà nước tới các đối tượng chính sách, người nghèo, phát hành trái phiếu Chính phủ được bảo lãnh..., và trước đây "nằm" trong NH Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (Agribank) nên mạng lưới của NHCSXH "phủ" rất dày, với tổng số cán bộ lao động lên tới gần 10.000 người. Nguyên với số lượng người lao động rất lớn, mỗi năm số tiền ngân sách dành cho việc chi trả lương của ngân hàng này không phải là nhỏ.
Chưa kể, chính sách cho vay đối với những đối tượng ưu tiên đã có sẵn, ngân sách cứ rót xuống, nếu không thu hồi được nợ thì cùng lắm là bị khiển trách, kỷ luật, chứ không “đánh” vào kinh tế như hệ thống NHTM.
"Cứ với cơ chế lãi họ hưởng, mất đã có Nhà nước “gánh” thì khó nói tới chuyện bộ máy sẽ tinh giản, gọn nhẹ được. Với cách tổ chức tuyển dụng đủ ban, bệ... thì bộ máy sẽ không dừng lại như hiện nay mà có thể sẽ “nới rộng” thêm trong tương lai"- Luật sư Đức nêu quan điểm.
 “Soi” vào hoạt động của NHCSXH thời gian qua, nguyên Thống đốc NHNN - TS. Cao Sĩ Kiêm cũng thừa nhận, cơ bản chính sách đã hướng tới đúng đối tượng chính sách, người nghèo, học sinh, sinh viên... nhưng cơ cấu bộ máy và cách quản lý của ngân hàng này chưa “ổn”.
Theo ông, hoạt động ngân hàng đòi hỏi phải đảm bảo an toàn nên số lượng nhân sự cũng có thể nhiều hơn những ngành, nghề khác. Nhưng nếu quản lý lỏng lẻo, vi phạm nguyên tắc quản trị mà không có sự kiểm soát chặt chẽ thì bộ máy sẽ “đẻ” ra nhiều nhân sự, cồng kềnh, trong khi hiệu quả hoạt động lại không cao.
Khả năng thu hồi nợ thấp từ những chính sách cho vay của ngân hàng này, theo Nguyên thống đốc, có cả nguyên nhân khách quan, chủ quan. Do chính sách cho vay hướng tới đối tượng đặc biệt, khả năng trả nợ thấp nên công tác thu hồi nợ cũng gặp khó khăn. Nhưng nguyên nhân chính vẫn là do cách quản lý thiếu chặt chẽ, tiêu chuẩn cho vay đặt ra thiếu rõ ràng, thẩm định hồ sơ dễ dàng... dẫn tới nhiều sơ hở, sai phạm.
Rủi ro đem lại xuất phát từ những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tại, địch họa.... thì ngân sách phải bù vào. Còn nếu rủi ro đến từ quản lý yếu kém thì phải dứt khoát quy trách nhiệm chứ không thể “nâng đỡ” mãi. “Bầu sữa” ngân sách không thể ban phát mãi cho những rủi ro từ hoạt động yếu kém, trong khi bộ máy hành chính quá cồng kềnh, kém hiệu quả.
“Chúng ta đã "đẻ" ra quá nhiều ghế, khiến bộ máy nhà nước phình to không ngân sách nào chịu nổi. Đã tới lúc cần nhìn lại, cơ cấu lại bộ máy ngân hàng này theo hướng gọn nhẹ, nâng cao quản lý điều hành để hoạt động hiệu quả hơn”- ông Kiêm thẳng thắn.

Copy từ: Infonet


.........................

Ghế ít đít nhiều.

CHỦ TỊCH ĐỘT QUỴ, VÀI GIỜ SAU CÓ NGƯỜI "ĐIỀU HÀNH" THAY 

 


Lu xu bu xíu ko tiện rép còm, xin tạm khóa còm ẻn ni nhà mềnh nha, ạc ạc
Cú đột quỵ khiến đương kim Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Trần Minh Sanh phải nhập viện...

... vài giờ sau, Chánh văn phòng tỉnh này nói ông Hồ Văn Nên tạm điều hành, quản lý trong thời gian Chủ tịch cấp cứu.



(Tân Châu) Chiều nay 8/11, ông Võ Thành Kỳ - Chánh văn phòng UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu - cho báo chí biết: Ông Hồ Văn Niên - Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, phó Chủ tịch UBND tỉnh - sẽ  tạm thời đảm trách công tác điều hành, quản lý trong thời gian Chủ tịch tỉnh điều trị bệnh.

Ông Kỳ cũng thông tin. Trước đó, tối 7/11, ông Trần Minh Sanh, phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã bị đột quỵ tại toa – lét nhà ông (Xã Long Tân, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Cú té ngã này khiến đầu ông Sanh bị chấn thương sọ não. Gia đình đã nhanh chóng đưa đến Bệnh viện Bà Rịa cấp cứu. Tại đây các bác sĩ bệnh viện phẫu thuật. Ngay trong đêm 7/11, Bệnh viện Chợ Rẫy (Bộ Y tế), đã cử nhóm bác sĩ giỏi tức tốc từ TP.HCM về Bà Rịa phối hợp chữa bệnh cho ông Sanh.

Rạng sáng ngày 8/11, ông Sanh được chuyễn về Bệnh viện Chợ Rẫy để tiếp tục điều trị, hiện nằm tại Phòng săn sóc đặc biệt của bệnh viện này (trên lầu 11).

Ông Võ Thành Kỳ cho biết ông Sanh “đã qua nguy kịch, đồng tử mắt cũng đã hoạt động trở lại bình thường”.


Người viết cũng trao đổi với Trưởng phòng Hành chánh, Văn phòng UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ông Huỳnh Đức Dũng (Trưởng phòng) cũng nói rằng ông Sanh có sức khỏe diễn biến tốt, mạch đập tim bình thường, mắt đã có lúc mở ra, qua hôn mê…


Ông TRẦN MINH SANH sinh ngày 5/6/1956, từng nhận Huân chương Lao động hạng Ba, nhưng cũng từng bị kỷ luật hình thức Khiển trách.

Con đường thăng tiến của ông Sanh khiến nhiều người ngạc nhiên. Đi lên từ chức vụ phụ trách thông tin văn hóa xã Long Tân, hơn 20 năm sau, ông trở thành Chủ tịch UBND tỉnh (tháng 5/2004 đến nay). Sau khi kinh qua các chức vụ từ phòng, ban của huyện;  sở, ngành của tỉnh.

Ông được xem là người sống tình cảm với lối xóm, đồng nghiệp, đồng chí.

Với báo chí, ông khoái... gặp trực tiếp "đối thoại" cho ra chuyện mà đăng (lời ông nói với người viết trong 1 lần tiếp xúc), tuy nhiên vì bận và vì... cơ chế không phải lúc nào, chuyện gì Chủ tịch tỉnh cũng "tay đôi" với báo chí được, nên gần đây báo chí ít nhận được thông tin trực tiếp từ ông.
Copy từ:Nhà Báo Không Thẻ

..............................

Cần xét xử những “đại án tham nhũng” trước công chúng


Gia Minh, biên tập viên RFA 2013-11-08

5738318-305.jpg
Một phiên tòa xét xử lưu động tại tỉnh Đắk Lắk sáng ngày 17/9/2013, ảnh minh họa.
Courtesy toaan.gov.vn


Nhiều vụ án tham nhũng được cho có ‘tầm cỡ’ sẽ được đưa ra xét xử. Tuy nhiên để được hiệu quả theo như mong đợi, một luật sư tại Nam Định là luật sư Ngô Ngọc Trai hồi đầu tháng 11 này có đơn kiến nghị phải đưa những vụ án mà ông này gọi là ‘đại án tham nhũng’, mà trước mắt là hai vụ án Dương Chí Dũng và Nguyễn Đức Kiên, ra xét xử lưu động trong hai tháng cuối năm này.

Có quyết tâm chống tham nhũng?

Gia Minh hỏi chuyện luật sư Ngô Ngọc Trai về kiến nghị đó cũng như một số thông tin liên quan. Trước hết ông giải thích:
LS Ngô Ngọc Trai: Bình thường người dân Việt Nam rất ít khi đến tòa án để xem xét xử do ở Việt Nam có câu ‘vô phúc đáo tụng đình’, người ta không muốn đế nơi xử án đâu. Đó là tâm lý chung. Nhưng có một số tội phạm mà các cơ quan chính quyền muốn xét xử, thu hút sự chú ý của dân chúng để tạo ra một dư luận xã hội rộng rãi để đấu tranh với loại hình tội phạm gây bức xúc, người ta muốn xét xử lưu động.
Việc đề xuất xử án lưu động cũng có thể xem như một biện pháp đánh giá về mức độ quyết tâm chống tham nhũng của các cơ quan. Và tôi tin là ý kiến được chấp nhận.
-LS Ngô Ngọc Trai
Người dân Việt Nam lại có một tâm lý nữa là hiếu kỳ, hiếu sự , khi có những sự việc thuận tiện cho tham gia, người ta cũng ghé qua xem. Việc xét xử lưu động chẳng qua để thu hút sự tham gia, chú ý của các tầng lớp nhân dân.
Gia Minh: Qua những diễn biến lâu nay về công tác chống tham nhũng, luật sư có tin rằng kiến nghị của luật sư được chấp nhận hay không?
Ls Ngô Ngọc Trai: Về đề xuất của tôi, tôi thấy thế này. Mới vào  tháng 5 năm 2013 vừa rồi tôi có tham gia bào chữa trực tiếp trong một vụ án tổ chức xét xử lưu động tại tỉnh Nam Định, địa điểm xử án là hội trường của ủy ban nhân dân xã, nơi bị cáo cư trú. Tôi thấy mọi quy trình thủ tục xét xử bình thường như trong phòng xử án của tòa án, có điểm khác hơn là nhân dân đi tham dự rất đông.
Liên quan đến kiến nghị này, tôi thấy lâu nay về công tác chống tham nhũng thì tôi thấy là hiện tại các cấp lãnh đạo đảng và chính quyền Việt Nam cũng đang hô hào rất quyết tâm, nhưng quan trọng là xem việc làm thực tế của họ thế nào. Việc đề xuất xử án lưu động cũng có thể xem như một biện pháp đánh giá về mức độ quyết tâm chống tham nhũng của các cơ quan. Và tôi tin là ý kiến được chấp nhận.
ngo_ngoc_trai-250.jpg
Luật sư Ngô Ngọc Trai. Photo courtesy of giaoduc.net.vn
Gia Minh: Vừa rồi có một số vụ án hình sự, đặc biệt là những vụ án chính trị, mặc dù có luật sư nhưng những người trong cuộc cho biết ý kiến của luật sư không được phía Hội đồng xử án và phía công tố xem xét gì?
LS Ngô Ngọc Trai: Về vấn đề đó dọ họ không hiểu rõ về luật sư. Thực ra khi tham gia vào một vụ án hình sự, luật sư đâu phải chỉ tham gia mỗi phiên tòa đâu, mà trong cả quá trình điều tra - xét xử, luật sư đều có tham gia và có những hoạt động. Nếu luật sư năng nổ, nhiệt tình họ có thể làm được rất nhiều việc để giúp đỡ cho bị cáo cũng như gia đình của họ. Ví dụ việc họ vào trại để thăm gặp bị can, bị cáo nắm bắt thông tin về tình hình sức khỏe… của bị can, bị cáo thế nào; sau đó truyền đạt cho gia đình. Tức luật sư là cầu nối giữa người bị giam và người bên ngoài. Ngoài ra liên quan đến hành vi phạm tội thì luật sư có quyền chứng minh với các cơ quan xem xét về việc có dấu hiệu oan sai hay không, hay tội danh khác, hay tội danh nhẹ hơn đều kiến nghị được. Mọi người nên hiểu vai trò luật sư không chỉ ở phiên tòa mà trong cả giai đoạn họ đều có vai trò.

Cần sửa đổi Bộ luật Tố tụng Hình sự

Gia Minh: Trong những ngày này dư luận nói nhiều về vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, theo luật sư để tránh tình trạng oan sai như thế, ngành tư pháp cần có những cải tổ căn bản nào cho ngành tư pháp, dù rằng vấn đề cải cách ngành này cũng được nói đến gần đây?
Ở đây có mâu thuẫn giữa yêu cầu suy đoán vô tội và trách nhiệm chứng minh tội phạm của Hội đồng Xét xử; đó là điểm cần phải sửa đổi trong Bộ luật Tố tụng Hình sự của nước ta.
-LS Ngô Ngọc Trai
LS Ngô Ngọc Trai: Về vụ án ông Chấn, tôi rất quan tâm theo dõi vì rất giống với vụ án oan mà tôi cũng theo đuổi để kêu oan cho bị cáo đó là vụ án Hàn Đức Long ở Bắc Giang. Mọi tình tiết của vụ án tương tự như nhau và hiện nay bị cáo mà tôi kêu oan cho họ lại đang trong tình trạng đặc biệt, vì bị cáo chịu án tử hình. Liên quan đến việc oan sai, tôi có mấy ý kiến để tránh tình trạng oan sai. Thực ra người ta cũng đã bàn luận nhiều trong những hội thảo rồi. Đúc kết lại như thế này: Đầu tiên sửa Bộ Luật Hình sự để quy định cho phép bị can, bị cáo được quyền im lặng. (Thay vì quy định Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức nhục hình, hãy quy định Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được quyền giữ im lặng.)
Thứ hai, sửa đổi bỏ quy định lời khai của bị can bị cáo cũng là chứng cứ kết tội. Thứ ba, buộc người điều tra viên phải có trách nhiệm tham gia tố tụng tại phiên tòa. Thứ tư: Đầu tư mua sắm các trang thiết bị máy móc hiện đại cho cơ quan điều tra, phục vụ việc giám định tư pháp, hay xac minh tội phạm…
Gia Minh: Nhân vụ của ông Nguyễn Thanh Chấn, người ta nói nguyên tắc suy đoán vô tội vẫn chưa được áp dụng, luật sư nghĩ gì về điều đó?
LS Ngô Ngọc Trai: Nguyên tắc suy đoán vô tội là một tinh thần trong tố tụng hình sự. Hiện nay nội dung đó cũng được ẩn dấu hoặc hay được quy định ở một số điều khoản của Bộ Luật Hình sự, nhưng không được thực sự rõ ràng. Vấn đề là suy đoán vô tội, nhưng các cơ quan như cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, tòa án là những cơ quan tiến hành tố tụng. Cũng giống như một số quốc gia mà theo tôi biết cơ quan xét xử không có trách nhiệm chứng minh tội phạm mà họ là cơ quan cần được thuyết phục về hành vi phạm tội. Ở đây có mâu thuẫn giữa yêu cầu suy đoán vô tội và trách nhiệm chứng minh tội phạm của Hội đồng Xét xử; đó là điểm cần phải sửa đổi trong Bộ luật Tố tụng Hình sự của nước ta.
Gia Minh: Chân thành cám ơn Luật sư.

Copy từ: RFA


.......................