CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Đã có bằng chứng an ninh TP.HCM xúc phạm thân thể Nguyễn Hoàng Vi



VRNs (09.01.2013) – VOA – “Tối 8/1 (giờ Việt Nam), VOA Việt Ngữ đã gọi điện tới đồn cảnh sát phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TPHCM, một trong những cơ quan bị Hoàng Vi tố cáo.
Một người trực điện thoại nói vụ việc của nữ blogger này là do “bên an ninh họ làm, chứ không phải công an phường”.
Đó là kết luận của bản tin trên VOA tiếng Việt.
VRNs xin đăng lại bài viết này để độc giả được tường.
————————-
Ủy ban Bảo vệ ký giả lên tiếng về vụ xâm phạm blogger ở Việt Nam
Cơ quan bảo vệ nhà báo trên toàn thế giới mới lên tiếng trường hợp của blogger Nguyễn Hoàng Vi về việc cô cho là ‘bắt giữ tùy tiện, tra tấn và làm nhục công dân’.
Tổ chức có trụ sở ở New York cho rằng vụ làm nhục blogger này một lần nữa cho thấy sự đàn áp của giới hữu trách Việt Nam đối với các blogger.
Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) dẫn lời kể của Hoàng Vi trên trang Dân Làm Báo, nói rằng cô đã bị cảnh sát ‘đánh đập, bắt cởi bỏ quần áo và xâm phạm chỗ kín’.
Trong đơn tố cáo đề ngày 4/1, Hoàng Vi cho biết vụ việc xảy ra hôm 28/12/2012, đúng ngày diễn ra phiên xử phúc thẩm 3 blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Anh Ba Sài Gòn.
Cô viết cô bị đưa về đồn công an phường Nguyễn Cư Trinh thuộc quận 1 ở TPHCM và cô bị ‘cướp mất 2 cái điện thoại, toàn bộ giấy tờ tùy thân, tiền bạc và bị đánh đập rất dã man’.
Cô cũng cho biết cô bị một nữ nhân viên an ninh mặc thường phục ‘bắt phải cởi hết quần áo để khám xét mà không có bát cứ lệnh nào’.
Trên các trang blog mới đây xuất hiện một bức ảnh được cho là ảnh Hoàng Vi mặc áo khoác ngược và để hở đầu gối.
Cô Hoàng Vi kể lại với VOA Việt Ngữ:
“Khi mà họ cưỡng chế, họ cởi đồ em ra như vậy thì em không cho họ mặc đồ lại. Em nói với họ rằng cởi đồ của em ra đã khó nhưng mà muốn mặc đồ lại cho em khó hơn. Khi họ mặc đồ lại thì hoàn toàn em không đồng ý và họ cưỡng chế họ mặc lại được cho em cái quần và họ không mặc áo được thì họ phải cưỡng chế lắm thì họ mới khoác được áo khoác và kéo ngược lên cho em như vậy. Em để nguyên tình trạng như vậy đi về. Khi mà về tới nhà thờ thì vô tình gặp chị Hằng (Bùi Thị Minh Hằng) chị cũng đi công việc qua nhà thờ và chị thấy như vậy thì chị chụp lại cái hình đó cho em.”
Blogger Nguyễn Hoàng Vi cho biết cô chưa nhận được bất cứ phản hồi nào của cơ quan chức năng về lá đơn tố cáo của cô.
Đơn tố cáo của blogger 26 tuổi được gửi tới nhiều nơi trong đó có giám đốc Công an TP.HCM,  Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM, Thanh tra công an TP.HCM, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM và Hội Phụ nữ TP.HCM.
Cô cho biết thêm:
“Em làm đơn tố cáo ở đây hy vọng rằng bản thân họ tự điều chỉnh lại cái hành vi. Khi mà vào đồn, thực sự mà nói, họ làm như vậy thì làm sao mà tụi em có bất cứ bằng chứng gì để mà giữ lại, cho nên là em nói để mà họ phải tự thay đổi cái sai trái của họ, để mà tự điều chỉnh lại nhân viên của họ. Họ hành động như là những thành phần vô học thì làm sao trong đồn công an mình có thể có bằng chứng được. Em chỉ có thể nói sự thật, tố cáo đúng sự thật thôi còn vấn đề họ giải quyết như thế nào là chuyện của họ.”
Tối 8/1 (giờ Việt Nam), VOA Việt Ngữ đã gọi điện tới đồn cảnh sát phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TPHCM, một trong những cơ quan bị Hoàng Vi tố cáo.
Một người trực điện thoại nói vụ việc của nữ blogger này là do “bên an ninh họ làm, chứ không phải công an phường”.
Nguồn: VOA’s Interview
http://www.voatiengviet.com/content/ub-bao-ve-ky-gia-len-tieng-ve-vu-xam-pham-blogger-o-vietnam/1579722.html




Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế



Bên trong tổ tò vò có gì?


Phạm Toàn

Dân gian có câu ca Tò vò mà nuôi con nhện, đến khi nó lớn nó quyện nhau đi… Có mà Giời biết bên trong tổ con tò vò thực sự có gì, nên câu ca này cũng có nghĩa tương đương với xanh vỏ đỏ lòng, hoặc với câu Sông sâu còn có kẻ dò…
Bên Tây thì có chuyện về thần Hermes, cái đồng chí thần này chuyên làm nhiệm vụ truyền tin, thông báo những “Lời” của Đấng Sáng tạo Tối cao. Nhưng cái nhà ông thần này lại có tính chơi khăm, nghịch ngợm, ông ấy hay lỡm thiên hạ, bằng cách thông báo “Lời” của Bề trên một cách ỡm ờ, úp mở, thậm chí có khi còn cắt xén nữa cho thiên hạ mỏi cổ đoán mò rồi thì tha hồ mỏi miệng cãi nhau.
Dựa theo cái tâm lý người đời thể hiện trong cách cư xử của thần Hermes, các nhà khoa học đương thời mở ra khoa Hermeneutics  (hoặc tiếng Pháp Herméneutique) được gọi cho gọn là khoa Văn bản học mà nhiệm vụ của nó là tìm hiểu, giải mã, lý giải về bản chất của một văn bản.
Xin đừng hiểu “văn bản” chỉ là những bài văn viết. Một tượng đài là một văn bản. Một lễ hội là một văn bản. Một cách ăn mặc cũng có thể là một văn bản nốt. Gần đây, Việt Nam có vài “văn bản” gây tranh cãi như Đinh La Thăng, Vương Đình Huệ, Nguyễn Chí Vịnh, và gần hơn nữa có cái văn bản cực kỳ “hot” Nguyễn Bá Thanh.
Về Đinh La Thăng, từ hôm ông ta nhậm chức rồi đi “mua” dư luận trên những tờ báo dễ tính về việc ông ta đi làm bằng xe buýt, thì kẻ viết bài này chỉ nhún vai coi trò quảng cáo đó là vô cùng rẻ tiền, ai ngu lắm mới tin ông ta giỏi.
Sao dám nói thế? Một người lãnh đạo khi đụng vào một việc gì là phải nhằm nghiên cứu về sự vật đó và tìm cách làm cho cái sự vật đó đẹp lên, tốt lên. Người ta không cần một lãnh đạo hà tiện cả đời ăn cơm muối vừng và đi xe buýt. Người ta cần anh ta chị ta đi xe buýt và thấy ngay mình cần làm gì, cơ quan mình cần làm gì, chính phủ mình cần làm gì, để xe buýt trở thành phương tiện friendly với mọi người.
Với Đinh La Thăng, sau vài ba chuyến đi xe buýt, tình hình loại hình giao thông công cộng vô cùng quan trọng này trước sau vẫn y như cũ. Trên xe buýt có một cái biển Nội quy hành khách đi xe buýt mà ngay cái tên đã thiếu văn hóa. Một em bé học lớp Hai học kỹ từ Hán Việt sẽ thấy “nội quy” là quy định trong nội bộ một cộng đồng. Nội quy của cán bộ và nhân viên hãng xe buýt chẳng hạn. Hành khách đi xe buýt  là một đám đông chứ không phải là một cộng đồng. Nếu là một viên Bộ trưởng có học vấn tử tế từ lớp Hai, thì hẳn phải nhìn thấy điều sơ đẳng đó. Hà Nội xe buýt có nội quy, Sài Gòn xe buýt không có nội quy, xe của hai nơi phục vụ tốt ngang nhau, vậy thì làm cả ngàn tấm biển nội quy ở Hà Nội là tiêu phí ngần ấy tiền.
Bạn sẽ nói: ô hay, nói chuyện gì lặt vặt? Đấy chính là cốt lõi gây khuyết điểm (có khi tội lỗi) cho nhiều thứ hoạt động ở nước ta: các quý vị cán bộ anh nào cũng thích là “lãnh đạo” (bây giờ thì rất vênh vang với chữ “quan chức”), không thấy mình là một người làm những việc cụ thể.
Đây là một số việc mà lao động cụ thể Đinh La Thăng dễ dàng tìm ra mà xử lý. Ở điểm chờ xe buýt, dễ dàng thấy cảnh người người rủ nhau nhảy qua rào chắn giữa đường để chuyển sang bến xe buýt chuyển tiếp mình cần đi. Ai không tin xin mời lên cuối đường Âu Cơ (Tây Hồ, Hà Nội) và cứ theo tần suất 5 phút sẽ được chứng kiến chừng mười thượng đế của ngành Giao thông leo rào như khỉ.
Chờ xe xong thì lên xe. Thật điếc tai vì những bản nhạc vô cùng thiếu văn hóa của mấy ông lái xe và phụ xe (Nói cho công bằng, cũng lại có tuyến buýt rất êm ả dùng loa thông báo các bến đỗ). Đó chính là chỗ “nội quy” cần tác động vào cộng đồng lao động xe buýt: trên xe, loa dùng để làm gì và chỉ dùng vào việc gì và chỉ được dùng vào lúc nào. Đến bến đỗ, xe phải dừng bao lâu, và chỉ được lăn bánh khi có hiệu lệnh của ai (thời Pháp thuộc, anh “xơ-vơ” bán vé kiêm việc canh cửa cho người lên đủ thì giật chuông ra hiệu cho xe chạy).
Và còn nhiều thứ nữa xoay quanh chỉ một việc Bộ trưởng đi xe buýt không chỉ là vấn đề đi xe buýt  mà là đi để thanh sát… Nhưng thôi, tôi là người có nghề nghiệp khác, tôi viết bài này chỉ là  để sẽ bàn tới chuyện khác, chứ tôi đâu đã đến nỗi phải đi thanh sát xe buýt! Nên dừng chuyện Đinh La Thăng ở đây.
Và sang chuyện Nguyễn Bá Thanh. Nếu Đinh La Thăng bộp chộp dễ hở sườn, thì Nguyễn Bá Thanh giỏi tâm lý hơn, và biết lúc nào nên xông lên và lúc nào nên ngồi im. Để ý mà coi: trong các cuộc họp Quốc hội, Nguyễn Bá Thanh rất ít nói, ngồi họp thường cúi mặt gườm gườm, thấy rõ cái tâm trạng muốn “nổ” lắm nhưng kiềm chế.
Ông ta chỉ nổ ở lãnh địa của mình. Nhưng ngay ở đây, ông cũng không nổ chuyện Cồn Dầu, mà rất có thể trong vụ này ông chẳng có mấy thực quyền. Nói “rất có thể” không vì dè dặt, mà vì cái lãnh địa Nguyễn Bá Thanh lại nằm bên trong cái lãnh địa còn lớn hơn nữa của cái nhóm lợi ích còn to hơn nhóm Nguyễn Bá Thanh nữa. Bên trong cái nhóm lợi ích to đùng kia, Nguyễn Bá Thanh chẳng là cái đinh gì. Là con tò vò hay là con nhện hay là con gì khác?
Nhưng rõ ràng với đàn em trong thành bang của mình, thì Nguyễn Bá Thanh có oai. Nhưng cái oai Nguyễn Bá Thanh cũng chỉ ở tầm Đinh La Thăng đi xe buýt là cùng. Đừng khen Nguyễn Bá Thanh vì có Đà Nẵng đẹp. Đà Nẵng còn có thể đẹp hơn nữa nếu có một cách làm việc tự do hơn, dân chủ hơn, phi-Bá Thanh hơn, phi cả cái tổ tò vò hơn.
Nguyễn Bá Thanh có oai ở lãnh địa của mình không vì ông ta giỏi mà còn vì đàn em của ông ta hèn. Không phải vì ông ta thẳng thắn mà vì đàn em của ông ta không chọn cách đối đầu vô ích. Họ đường đường là Giám đốc Sở, chẳng gì thì dưới quyền mình có khi cũng có tới cả ngàn cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, kỹ sư, những danh hiệu ưu tú này nọ… Thế hà cớ gì con cua đi ngang con ếch bị nó vỗ cái đã co càng lại cho nó nuốt? Không một ai vặn ông Thanh rằng ngoài việc “truy sát” các giám đốc nhân những cuộc họp toàn thành phố, Nguyễn Bá Thanh giúp gì cho các nhân vật bị truy bằng những giải pháp nghiệp vụ cụ thể? (Hình như nhiều tờ báo vui miệng vẫn quên chưa nêu chuyện này).
Suy cho cùng, ứng xử của Nguyễn Bá Thanh ở thành bang Đà Nẵng của ông có vẻ là chuyện chiến tranh tâm lý và chuyện về tâm lý ứng xử cả thôi! Tại cương vị công tác mới, Nguyễn Bá Thanh sẽ chẳng có cấp dưới để quát nạt ra oai, bây giờ là lúc và là nơi phải làm việc theo lối đồng thuận, thuyết phục nhau và hợp tác cùng nhau – một cách làm việc tự do dân chủ thời bình giữa những con người ít ra thì cũng có vẻ ngoài có học, và vẻ ngoài cũng tỏ ra là đủ tư cách (không khéo léo, để bọn mũ cao áo dài này phản đối liên miên thì có mà toi!).
Thế nên, nhân vụ Nguyễn Bá Thanh, cũng là lúc nên nêu ra vài câu hỏi:
(1)    Căn cứ vào đâu mà đề bạt ông Nguyễn Bá Thanh vào chức vụ mới vô cùng quan trọng trong cuộc chống tham nhũng?  Ông Thanh có đề án đăng ký tự giao nhiệm vụ và biện pháp thực thi không?
(2)    Ngoài Nguyễn Bá Thanh, còn có ai cũng xung phong ứng cử nhận công việc được giao cho ông Thanh? Vì sao lại chọn Nguyễn Bá Thanh thay cho một ứng cử viên khác?
(3)    Cứ cho là Nguyễn Bá Thanh đáng tin cậy trong việc hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ mới. Nhưng, ngộ nhỡ ông ta làm hỏng việc thì sao? Lấy chuẩn mực nào để đánh giá ông làm tốt hay không tốt công việc?
Và thế là có thể thấy người Việt Nam sẽ còn đau khổ dài dài vì chuyện thăng quan tiến chức thiếu công khai nên rất dễ bị dư luận gộp chung vào những vụ mua quan bán chức đầy dẫy khác, mà nguyên nhân sâu xa chỉ có một: cách thức đề bạt người gánh vác sơn hà.
Chẳng nhẽ người Việt Nam sang thế kỷ XXI chỉ còn những “hiền tài” tầm cỡ Đinh La Thăng, Vương Đình Huệ… và bây giờ thêm Nguyễn Bá Thanh?
Rõ ràng là cần đi sâu vào bên trong cái tổ con tò vò, thử coi bên trong đó có những cây gì và con gì. 
P.T.

Copy từ:Bauxite Việt Nam




Tổ chức nhóm chuyên gia bút chiến trên Internet

Ông Hồ Quang Lợi - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội - nêu kinh nghiệm "Tổ chức nhóm chuyên gia" đấu tranh trực diện, tham gia bút chiến trên Internet trong việc đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Ông Hồ Quang Lợi - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội. Ảnh: Vietnamnet

Phát biểu tại Hội nghị công tác tuyên giáo toàn quốc 2012 diễn ra sáng nay (9.12) tại Hà Nội, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy đã dùng từ “tuần hành, biểu tình liên quan đến biển Đông” với số lượng lên tới "hàng chục cuộc" ở Hà Nội. Theo ông Lợi, Hà Nội là địa bàn chống phá của các đối tượng. Trong nước, các nhóm đối tượng cơ hội chính trị lợi dụng lòng yêu nước của quần chúng nhân dân đối với các hành vi của Trung Quốc trên biển Đông, sự bức xúc trong đền bù giải tỏa đất đai đã kích động nhân dân tổ chức hàng chục cuộc tuần hành biểu tình, gây những hệ quả tiêu cực, ảnh hưởng đến hình ảnh và sự phát triển chung của đất nước.

Về các biện pháp tuyên giáo - theo ông Lợi, thành phố đã tổ chức đội ngũ 900 dư luận viên trên toàn thành phố nhằm phát huy sức mạnh của đội ngũ tuyên truyền miệng. Trong khi đó, báo chí thủ đô thực hiện ý kiến chỉ đạo về những vụ việc nhạy cảm; thành lập các tổ phóng viên bấm nút, phản ứng nhanh. Tổ chức “nhóm chuyên gia” đấu tranh trực diện trên mạng Internet, tham gia bút chiến trên Internet. Đến nay, đã xây dựng được 19 trang tin điện tử, hơn 400 tài khoản trên mạng (Zich).

Thành phố cũng đã tổ chức đối thoại, thuyết phục với tác giả cuốn "Không thể một lúc đi trên 2 con đường”. Qua đó, tác giả nhận ra sai lầm, cam kết không in, hứa thu hồi những gì đã phát tán.

7 kinh nghiệm - cũng là bài học được ông Lợi rút ra. Trong đó, báo chí, truyền thông cần đưa tin chính xác, kịp thời sẽ ngăn chặn kẻ xấu kích động nhân dân. Chủ động đối thoại trong các vụ việc liên quan đến tư tưởng, đường lối, không để họ đối đầu với chính quyền. Tổ chức các lực lượng quần chúng tham gia đấu tranh.
 
 

Copy từ: Lao Động


 

Blogger Việt Nam tố cáo các viên chức chính quyền tấn công tình dục




VRNs (09.01.2013)Trong bối cảnh độc tài ở Việt Nam, công an hầu như không bao giờ bị trừng phạt vì sự lạm dụng quyền lực của họ. Bài tường thuật của Vi đặt ra nghi vấn về khả năng phạm tội của viên công an cấp cao Lê Minh Hải, người mà cô nhắc đến trong bài viết của mình là phụ trách bộ phận an ninh của TP. Hồ Chí Minh. Cô cũng làm dấy lên câu hỏi về việc liệu các nữ blogger bất đồng chính kiến khác bị bắt giữ cũng đã bị lạm dụng tình dục tương tự như vậy trong quá khứ hay không…
Việt Nam đàn áp các blogger độc lập đã đạt mức thậm tệ hơn trong những ngày gần đây với các báo cáo về bạo lực tình dục gây ra bởi các viên chức nhà nước đối với một nhà báo online có tiếng.
Trong một bài tự thuật gây xôn xao đăng trên trang blog tập thể Danlambao hôm thứ sáu, Nguyễn Hoàng Vi đã mô tả chi tiết việc bị các công an đánh đập và lột đồ cô ra và ra lệnh cho y tá thực hiện khám xét chỗ kín của cô trong khi cô bị câu lưu vào ngày 28 tháng 12 tại Phường Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP.HCM.
Theo những điều nhớ lại của cô về phản kháng sự xúc phạm, công an cho biết họ nghi ngờ cô giấu “tang vật phạm pháp” trong người và các nhân viên khác đã quay phim lại khi họ dùng bạo lực lột đồ cô. Y tá, sau khi từ chối ban đầu, đã buộc phải tiến hành việc khám xét. Vi viết trong một bài rằng:
 “Họ yêu cầu tôi ngoan ngoãn hợp tác nhưng bị tôi từ chối. Họ cưỡng chế, khiêng tôi đặt nằm trên bàn rồi bắt đầu khống chế tay chân để lột hết đồ trên người tôi. Tôi cố gắng dùng hết sức chống cự lại họ khiến có mấy lần họ bị tôi đá văng vào tường. Họ cũng có bị tôi cào cấu vào tay và bị tôi nắm tóc kéo nữa. Nhưng sức 1 người không thể nào làm lại 4 người họ, cuối cùng họ cũng lột sạch đồ trên người. Họ còn dùng tay chọc vào chỗ kín khiến tôi đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần”. 
Vi bị bắt giữ ngay từ phía trước tòa án, nơi diễn ra phiên xử phúc thẩm các blogger bị cầm tù Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, và Phan Thanh Hải. Ba blogger, bị buộc tội tham gia thành lập Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do mà không có phép ở Việt Nam, đã bị kết án tù khắc nghiệt trong tháng 9 vì tội “tuyên truyền chống phá nhà nước”.
Phan Thanh Hải, bút danh Anh Ba Sài Gòn, đã được giảm án từ 4 năm xuống còn 3 năm, mức án của Nguyễn Văn Hải và Tạ Phong Tần vẫn giữ nguyên, lần lượt là 12 năm và 10 năm. CPJ đang tiến hành xác định xem liệu các blogger độc lập khác có bị sách nhiễu hay giam giữ trong khi đang cố gắng đưa tin phiên tòa phúc thẩm. Theo nghiên cứu của CPJ, hiện nay ở Việt Nam có 14 nhà báo và blogger bị tống vào sau song sắt.
Vi – một cộng tác viên thường xuyên của Danlambao, có thể đã bị nhắm đến vì những bài viết blog trước đây của cô về những trường hợp nhạy cảm. Vào tháng 9/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành một lệnh cấm nhân viên nhà nước truy cập vào trang Danlambao và hai blog khác vì “làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo nhà nước”, trong số những lời buộc tội khác.
Theo một báo cáo của tờ Thông tấn xã Liên hiệp Công giáo Á châu (Union of Catholic Asian News), Vi đã gặp các thành viên gia đình của bà Đặng Thị Kim Liêng vào ngày bà tự thiêu để phản đối việc giam giữ và trì hoãn phiên tòa xét xử con gái của bà là blogger Tạ Phong Tần. Theo báo cáo này, sau đó Vi đã bị các nhân viên mặc thường phục đe dọa và ngăn cản tham dự tang lễ bà Liêng.
Trong bối cảnh độc tài ở Việt Nam, công an hầu như không bao giờ bị trừng phạt vì sự lạm dụng quyền lực của họ. Bài tường thuật của Vi đặt ra nghi vấn về khả năng phạm tội của viên công an cấp cao Lê Minh Hải, người mà cô nhắc đến trong bài viết của mình là phụ trách bộ phận an ninh của TP. Hồ Chí Minh. Cô cũng làm dấy lên câu hỏi về việc liệu các nữ blogger bất đồng chính kiến khác bị bắt giữ cũng đã bị lạm dụng tình dục tương tự như vậy trong quá khứ hay không…
Giống như nhiều blogger ở Việt Nam bị sách nhiễu và bị đàn áp, bằng sức mạnh viết blog Vi tiếp tục phản kháng và sự lạc quan, trích dẫn những gì cô nói với một nhân viên an ninh liên quan đến cuộc tấn công mình: “Theo một cách nào đó, tôi vui vì các người đã thực hiện hành vi đó; Bởi vì bất cứ một cuộc vận động thay đổi xã hội nào cũng có những sự mất mát, hy sinh. Với những việc làm của các người hôm nay chỉ cho thấy những dấu hiệu của sự thay đổi thực sự đang đến rất gần”.
Shawn W. Crispin / Đại diện CPJ ở khu vực Đông Nam Á 
[Tường trình từ Bangkok]



Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế


 

Ngày thứ 2 của phiên tòa dành cho 14 thanh niên Kitô giáo yêu nước (cập nhật tiếp)



Ngày thứ 2 của phiên tòa dành cho 14 thanh niên Kitô giáo yêu nước (cập nhật tiếp)
Thưa quý vị độc giả
Một ngày trôi qua của cái gọi là phiên tòa sơ thẩm tại Tòa án nhân dân Tỉnh Nghệ An xét xử 14 thanh niên Kitô giáo yêu nước đã diễn ra. Với những chi tiết mà Nữ Vương Công Lý đã tường thuật đến quý vị, thể hiện rất rõ những gì đã xảy ra trong và xung quanh phiên tòa này.
Đó là một cách hành xử rừng rú, hèn hạ và đớn nhục của nhà cầm quyền CSVN trước tấm lòng yêu nước, thương nòi của những người dân Việt Nam. Trái lại, cũng chính là thái độ hèn hạ ô nhục truớc ngoại xâm của những kẻ đang cầm quyền ở đất nước này.
Một phiên tòa xét xử theo hình thức công khai nhưng đã phải huy động hàng ngàn công an, dân phòng, an ninh và thậm chí cả quân đội để bảo vệ, ngăn cản người dân đến dự tòa. Môt phiên tòa công khai, nhưng những ngón đòn bẩn thỉu nhất đã được đem ra thi thố nhằm trấn áp nhân dân. Một bộ máy công quyền “chánh nghĩa sáng ngời” đã phải muối mặt trước toàn thế giới với rừng người và gậy nhằm ngăn cản quyền của người dân, một quyền rất đơn giản đó là quyền được đến phiên tòa công khai. Điều đó đã đập vào miệng chính những kẻ luôn rêu rao không biết ngượng rằng “Việt Nam là một nhà nước pháp quyền”, thậm chí như Phó chủ tịch nước rằng thì là “Nền dân chủ Việt Nam cao gấp hàng vạn lần dân chủ tư sản”. Tất cả những điều đó, nếu đứng trước phiên tòa này, sẽ trở nên những vì dụ hài hước mà có thể khẳng định là không một quốc gia, vùng lãnh thổ nào có được.
Một phiên tòa mà khi diễn ra, cảnh sát, công an cũng như tất cả bộ máy được huy động và ngang nhiên chà đạp pháp luật, đàn áp nhân dân đổ máu như chuyện bình thường, bắt giữ những du khách khi đến thăm và đang nghỉ ngơi tại các khách sạn, nhà nghỉ về trấn áp như không.
Phiên tòa này cũng đã diễn ra trùng với thời điểm ba chiếc tàu chiến của Trung Cộng được huy động đến hù dọa nhân dân Việt Nam, cập cảng Sài Gòn trong sự ngậm tăm của báo chí và nhà cầm quyền, chỉ vì sợ lòng dân nổi giận. Cũng lúc đón rước các tàu chiến của quân xâm lược vào nhà, thì ngoài biển khơi, hàng chục tàu cá của ngư dân ta đã không được vào Hoàng Sa, lãnh thổ đất nước mình để tránh bão.
Sở dĩ phiên tòa này diễn ra, một phần cũng vì những thanh niên yêu nước này đã dám đứng lên hô to Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và Đả đảo Trung Quốc xâm lược.
Có lẽ lịch sử đất nước này, chưa bao giờ có một bộ máy nhà nước hèn mạt khiếp nhược cam tâm làm tay sai cho ngoại bang một cách trắng trợn như thời đại ngày nay.
Tiếc thay, chế độ đó, bộ máy đó vẫn là gông cùm, là cái ách nặng nề trên đầu và trên cổ nhân dân Việt Nam.
Cũng trong phiên tòa này, các nạn nhân được đưa ra xét xử là những người đã dám dấn thân hi sinh cho cộng đồng, cho dân tộc, cho đất nước. Họ cảm thấy thah thản, bình yên trước những đòn thù đã và đang giáng xuống họ. Họ đã đến tòa thanh thản, bình yên và mỉm cười. Những sự tự tin, nụ cười của nọ đã nói lên rằng họ là những người chiến thắng.
Dù cuộc sống có đầy gian nan, cửa nhà tù cộng sản trước mắt họ đã mở rộng. Nhưng họ vẫn ngạo nghễ, vững tin và bước tới. Bởi điều đơn giản nhất là trong tim họ có một Đức Tin. Đấng toàn năng biết họ cần gì và họ đang chịu những gì.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật các thông tin về phiên tòa này trong ngày hôm nay, để độc giả thấy được bản chất của những phiên tòa Cộng sản.
Ban Biên Tập Nữ Vương Công Lý
(Nữ Vương Công Lý sẽ cập nhật tin tức liên tục ở cuối bài viết, quý vị nhớ bấm F5 để xem tin mới nhất).
4h sáng: Đoàn giáo dân Giáo xứ Yên Hòa đã xuất phát nhưng đã bị công an chặn lại tại Nam Đàn, cách nơi xử án khoảng 18 km. Không chỉ chặn tại bến xe, công an còn được huy động rải dọc đường để ngăn cản bà con đón xe bus. Hành động đê hèn đầu tiên trong ngày xét xử thứ hai.
Linh mục Jos Phạm Ngọc Quang đã mời toàn bộ bà con giáo xứ Yên Hòa, nơi có 4 Thanh Niên bị đem ra xét xử trong vụ án về giáo xứ mình để ăn nghỉ để họ có điều kiện đến tham dự ngày xét xử thứ hai. Linh mục Jos Phạm Ngọc Quang đã chứng kiến ngày thứ nhất của phiên tòa công khai đã được biểu diễn và thi thố ra sao.
Riêng đoàn từ Lâm Đồng – Đà Lạt từ Giáo xứ Ngọc Long cách đó 100 km đã phải vượt đường xa giá rét bằng xe máy vì họ đã có kinh nghiệm đi otô sẽ bị ngăn chặn dọc đường.
8h: Đoàn của Giáo xứ Yên Hòa đã có mặt tại Vinh sau một quãng đường xa xôi giữa gió rét và mưa nhỏ.
Nhà cầm quyền Nghệ An tăng cường lực lượng công an, dân phòng đông hơn hẳn hôm qua, chốt chặn tất cả các ngõ ngách, lối vào Thành phố Vinh nhằm ngăn cản người dân đến phiên tòa Công khai.
Hiện nay, khu vực gần Tòa có một số giáo dân giữa vòng vây của cảnh sát, dân phòng và du côn.
8h15: Khu vực vòng xuyến, đoạn giao nhau giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai, Hồng Bàng, Lê Hồng Phong:

Gần như tất cả mọi người dân đi ngang qua khu vực đoạn Tam Giác Quỉ đều bị sự kiểm tra nghiêm ngặt của lực lượng cảnh sát giao thông. Đây là hình ảnh công an lập chốt ngay giữa đường để ngăn mọi sự đi lại ở lối dẫn vào đường Nguyễn Thị Minh Khai.
Đoạn cây xăng, cách tòa án khoảng 500m, công an vãn lập chốt ngay giữa đường, đoạn đầu của đường Nguyễn Thị Minh Khai.
8h30: Vì đã bị csgt chặn bắt ko cho xe chở vào Tp Vinh nên hôm nay, đoàn thân nhân của Sinh viên Trần Minh Nhật đã tổ chức đi xe máy về Vinh với quảng đường gần 100km từ giáo xứ Ngọc Long, quê hương của Nhật. Họ đi dưới trời mưa phùn và rét mướt. Hiện tại họ đã có mặt tại khu vực gần Tòa án, đoàn có khoảng hơn 30 người.
Cách xa Tòa án khoảng 500m, tất cả các quán hàng đều phải đóng cửa theo lệnh miệng của công an, kể cả những người bán xôi, bánh mì.

9h05:  Dù là một phiên tòa công khai, nhưng người dân không ai có thể tiếp cận được tòa án, hệ thống phóng thanh thay vì truyền ra những nội dung diễn biến của phiên tòa, thì lại mở với công suất cực lớn về chương trình “sinh đẻ có kế hoạch”.
Mọi lối vào Tòa án đều bị chặn đứng
Đây là trò hề mà nhà cầm quyền Việt Nam thường sử dụng trong các vụ án xét xử những dân oan, những giáo oan hay những người có lòng yêu nước. Họ không từ bất cứ thủ đoạn nào từ ngăn chặn, đàn áp, dùng côn đồ đe dọa những ai có ý định đến theo dõi phiên tòa, cho tới gửi giấy triệu tập, tạm giam không cho người dân tới dự các phiên tòa công khai.
9h55: Hiện nay, thân nhân của các nạn nhân đang bị các lực lượng chức năng săn đuổi không cho tới gần tòa án.
Theo ghi nhận, hôm nay, ngoài lực lượng đông đảo cảnh sát, công an, dân phòng… còn có những chiếc xe biển đỏ chuyên dụng của quân đội dừng từ xa “theo dõi” phiên tòa.
Những hành động của nhà cầm quyền Việt Nam qua việc “chế tạo” phiên tòa này nói lên điều gì? Chúng tôi dạo một vòng từ xa xa để quan sát thái độ của nhân dân Thành phố Vinh, câu chuyện thật thú vị.
Hẳn tất cả những người quan tâm theo dõi phiên tòa đã biết, song những người dân Thành phố Vinh mấy hôm nay cũng cảm thấy ngơ ngác và ngờ ngợ về việc làm khuất tất của nhà cầm quyền Việt Nam. Những người dân xung quanh khu vực Tòa án tiếp xúc với chúng tôi ngày hôm qua tỏ ra thất vọng và phàn nàn vì cuộc sống, công việc của họ bị đảo lộn bởi cách làm không giống ai của đảng và nhà nước. Nhiều người thắc mắc rằng: “Nếu chúng nó có tội, thì đưa ra xét xử thật công khai cho nhân dân biết mà cảnh giác, đấu tranh, ai lại đi làm lén làm chùng như trò ăn cắp như rứa”.
Một người đàn ông đang co ro vì rét và lạnh đứng nhìn cảnh công an dày đặc thì khó chịu: “Chẳng hiểu sao dạo ni lắm bọn phản động rứa, nhà nước vinh quang mà đẻ ra lắm phản động thì tự coi lại mình đi”.
Những người khách phương xa đến Vinh thì ngơ ngác trước cảnh khủng bố của công an, dân phòng đối với phiên tòa này. Một người khách từ Bình Dương ra Vinh, hỏi một người dân, được trả lời là hôm nay xử bọn theo khủng bố, người khách cười lớn: “Tôi chưa nhìn thấy khủng bố đâu, nhưng nhìn công an, dân phòng và bộ đội canh gác thành phố này, đã đủ thấy không khí khủng bố rồi”.
Thời tiết hôm nay tại Thành phố Vinh rất khó chịu, rét tái tê nên bà con giáo dân và nhân dân đi dự tòa đã phải co cụm lại với nhau để tránh rét. Khổ thân các bà các mẹ và các chị là những người đã có những chứng nhân anh dũng ra tòa hôm nay, họ chỉ có một tội lớn nhất là đã yêu đất nước, yêu đồng bào mình, để hôm nay không chỉ có họ phải ra trước phiên tòa của ma quỷ, mà gia đình, họ hàng cũng phải chấp nhận vất vả khó khăn. Song trên tất cả nét mặt mọi người, hầu như không ai thể hiện một nét lo lắng, sợ hãi trước những bản án được đề nghị nặng nề đối với con em mình đang ở trong Tòa.
Điều đó đã an ủi những người quan sát, những người lo lắng cho họ. Nhìn các chị, các bà các mẹ vẫn bình tĩnh và điềm nhiên trước phiên tòa này, chúng tôi nhớ đến câu nói của ai đó: “Khi cả dân tộc hiên ngang bước tới nhà tù, đó là ngày tàn của chế độ”.
Giáo dân co cụm tránh rét dưới con mắt cú vọ của đám an ninh
Đúng vậy, nhìn khung cảnh hôm nay, trước hàng loạt biện pháp khủng bố của nhà cầm quyền đang thi thố, được tổ chức bằng tiền của của nhân dân và đội ngũ chó săn dày đặc, lũ ác ôn sẵn sàng ra tay bất kể bà già, phụ nữ hay trẻ em đáng tuổi ông bà, bố mẹ hoặc con cái chúng nhưng người dân vẫn kiên cường, không sợ hãi, chúng tôi thấy câu nói trên thật chí lý và đã thể hiện ở đất nước này.
Cả Thành phố Vinh vắng lặng, thể hiện cơn bực mình khi bị nhà cầm quyền CSVN đặt vào tình trạng thời chiến, chỉ vì xét xử mấy người yêu nước trong một phiên tòa. Cũng chính vì việc xét xử những người công chính, họ đã thể hiện nỗi sợ hãi của mình qua hình thức diễu võ dương oai. Video quanh khu vực xử án:

Chúng tôi không thể tiếp cận phía trong Tòa án, nhưng những thông tin chúng tôi nhận được và đã thông báo tới quý vị chiều qua, chúng tôi tin chắc rằng các thanh niên Công giáo này đã thể hiện tinh thần vững vàng, thoải mái trước phiên tòa quái gở và ô nhục này. Điều này thể hiện được tinh thần “Các con đừng sợ” mà Chúa đã căn dặn khi mình làm những việc công chính.
10h20: Bên ngoài phiên tòa, các giáo dân và nhân dân vẫn giơ cao những tấm băng rôn in hình các em, những thanh niên yêu nước.
Với một phiên tòa xử mấy người yêu nước, nhà cầm quyền Việt Nam đã huy động hàng ngàn công an, bộ đội, an ninh, dân phòng. Thử hỏi số tiền nhân dân Việt Nam đã phải chi cho đám này để đàn áp những người đến dự tòa là bao nhiêu? Đám này được chia tiền công khai, hẳn không như báo đài nhà nước vu cáo những người đang đứng trước vành móng ngựa hôm nay đã đi biểu tình chống giặc Tàu xâm lược để nhận lấy kết quả này. Và chính họ đã bị báo, đài, quan chức cộng sản vu cáo là “nhận tiền đi biểu tình”. Ôi, miệng lưỡi loài rắn độc.
Rất quen thuộc với loại "Quần chúng tự phát... tiền" của đảng và nhà nước.
Chia chác những đồng tiền tội lỗi
Hình ảnh các em ở trong Tòa ngày hôm qua do báo chí ộng sản đăng tin
Bên trong, một phiên tòa công khai xử kín, còn bên ngoài, thay vì dùng loa phóng thanh, màn hình cho dân chúng biết nội dung phiên tòa thế nào để nhân dân cảnh giác với “bọn phản động” thì ngược lại, bên ngoài nhà cầm quyền cho mở loa hết công suất nhằm che giấu hành động tội ác vụng trộm của họ ở phía trong tòa. Video phía ngoài tòa:

10h47: Người dân càng lúc càng đông. Theo quan sát của chúng tôi, hiện các lực lượng công an đủ thành phần đang chia thành từng tốp khoảng 20 người, họ bắt đầu đến những nơi có người dân hiện diện. Phải chăng đây là dấu hiêu của cảnh sắp đàn áp, bắt bớ vô cớ? Chúng ta tiếp tục theo dõi những hành động tội ác diễn ra tiếp theo của họ là gì?
Video: Hình ảnh người dân bên ngoài Tòa: Vô tội, vô tội, vô tội:
Một trong những yếu tố gây xúc động không chỉ cho những người đến Tòa, mà cả nhân dân xung quanh khu vực xử án cũng như dọc đường, là dù bị đàn áp khốc liệt và tàn bạo nhưng bạo lực đã không làm cho giáo dân ở đây chùn bước.
Họ hiên ngang bước tới và hiệp thông với các em đang phải vác Thánh giá trong phiên tòa của bóng tối, tội ác và ma quỷ.
Nếu như trong chính họ không có lòng tin vào sự công chính, rằng chính nghĩa đang đứng về phía họ, chắc sẽ không thể có một động lực nào đẩy họ vượt qua mọi đe dọa, sợ hãi đến thế để đến đây. Họ đã chiến thắng chính nỗi sợ hãi truyền kiếp mà đảng cộng sản đã gieo rắc trên đất nước này mấy chục năm qua.
11h20: Phiên tòa đã kết thúc phần buổi sáng, sẽ tiếp tục vào chiều nay lúc 13h30.
Trong tòa: Theo tin Nữ Vương Công Lý mới nhận được, sáng nay chủ yếu là phần tranh tụng của các luật sư và Viện kiểm sát. Trong phiên tòa hôm nay, có 5 luật sư biện hộ cho 12 nạn nhân, hai nạn nhân không có luật sư mà tự biện hộ. Mặc dù luật sư đã đưa ra các chứng cứ, lập luận để bác bỏ các tội danh của Viện kiểm sát cáo buộc, nhưng cũng như chúng ta có thể dự đoán cho các phiên tòa bỏ túi đã thường xảy ra trên đất nước này. Viện Kiểm sát đã bác bỏ dù không có chứng cứ và lý lẽ theo pháp luật.

Các bị cáo đã nói lời sau cùng, Paulus Lê Văn Sơn đã nói như sau: Xin cảm ơn gia đình, mẹ già đã chăm sóc nuôi nấng, xin lỗi mẹ vì những ngày mẹ yếu đau đã không chăm sóc được cho mẹ. (Paulus Lê Văn Sơn vẫn chưa biết mẹ đã mất khi anh bị bắt giam không được về nhìn mẹ lần cuối). Xin cảm ơn các cậu, các dì và anh em bạn bè đã chăm sóc mẹ khi ốm đau thay Sơn. Phần Sơn, tự xác định là mình không có bất cứ tội gì, nguyện vọng chỉ là yêu cầu xử đúng người, đúng tội căn cứ luật pháp.

Còn Nguyễn Văn Duyệt đã nói dõng dạc trước Tòa: “Chỉ có Chúa Kitô là niềm trông cậy và là Sự thật”.

Chiều nay, phiên tòa sẽ tiếp tục lúc 13h30.
BUỒI CHIỀU 9/1/2013:
Sau buổi xét xử sáng nay, nhiều người ra về với những sự xúc động mãnh liệt khi nghe những lời nói sau cùng của các nạn nhân như Lê Văn Sơn, Nguyễn Văn Duyệt, còn Paul Nguyễn Minh Nhật đã nói lời sau cũng như sau: “Con xin cảm ơn cha mẹ, gia đình, anh em bạn bè đã đến tham dự phiên tòa. Cầu mong xã hội Việt Nam có được Sự thật và Công lý. Con chấp nhận tất cả những gì mà chế độ này đè nén, chấp nhận những hình phạt miễn sao Sự thật và Công lý được hiện diện tại đất nước này”.
Dù  ngay trong phiên tòa này, còn là bóng tối bao phủ, dù trước mắt dân tộc này còn là khoảng tối mênh mông và tiếng ma quỷ gào thét trong vai quan tòa, song chúng ta tin những ước mơ của các anh chị em sẽ là sự thật một ngày không xa.
13h30: Xe chở các nạn nhân đã đến Tòa:
Xe chở các nạn nhân biển số 37A 000.39
13h40: Tòa án bắt đầu màn xét xử, không biết vì lí do gì mà họ đã phải đánh lừa mọi người tham dự phiên tòa là 15h mới bắt đầu phiên xử chiều nay? Mặt khác, anh Hồ Văn Lực là em trai của Hồ Đức Hòa đã có mặt theo giấy mời của tòa án và đã có mặt để tham dự phiên tòa ngày từ ngày hôm qua nhưng chiều nay, tòa án và công an nhất quyết không cho anh vào mà không nêu rõ lí do. Đậy lại là một hành động ngang nhiên vi phạm pháp luật của tòa án Nghệ An và của công an.
Một người đã nói: “Thử hỏi, tòa án và công an là hai cơ quan thực thi pháp luật mà còn ngang nhiên dẫm đạp lên luật pháp thì đâu là chính nghĩa của một chính quyền?” Nhưng chúng tôi biết câu hỏi này là hơi thừa, vì câu trả lời rất sẵn và chuyện đó đã là chuyện cơm ăn nước uống hàng ngày trong chế độ cộng sản.
14h02: Lúc này, thời tiết tại TP Vinh đang trở nên lạnh hơn cộng thêm vào đó là trời đã mưa nặng hạt. Lực lượng công an và an ninh đã chốt chặt các vị trí. Những viên công an mặc thường phục và côn đồ cũng đã tập hợp thành từng nhóm.
14h30: Lượng công an, dân phòng sau khi được chia tiền tại chỗ trưa nay, giờ đã tăng gấp nhiều lần số quân, đông gấp bội số giáo dân và nhân dân đến dự tòa. Chúng lục lọi, khám xét bất cứ ai vào gần khu vực chúng đứng.
Việc khám xét công dân bất kể trai, gái, già trẻ, phụ nữ hay trẻ em được chúng thực hiện ngang nhiên giữa thanh thiên bạch nhật như một bầy thú hoang đang trình diễn ngón sau máu kiếm mồi. Chưa bao giờ có những cảnh này xảy ra ngang nhiên và đê hèn như vậy.
Phiên tòa hôm nay đã thu hút sự chú ý của nhiều thành phần trong xã hội, trong giáo dân cũng như các hãng truyền thông quốc tế. Đặc biệt, các tổ chức tôn giáo, nhân quyền và các chính phủ.
Ngay trước khi nhà cầm quyền CSVN đưa phiên xử ra trình diễn, Liên hiệp Truyền thông Công giáo Việt Nam đã ra Thông cáo báo chí nêu rõ:
“Nhiều tổ chức Quốc Tế đã ký vào kiến nghị thư gồm có Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW), Liên minh báo chí đông nam Á (SEAPA), Tổ chức bảo vệ báo chí đông nam Á, Liên đoàn nhân quyền Việt Nam, Trung tâm các cây bút Việt Nam lưu vong liên hiệp, tổ chức Hành động của người Công Giáo để bãi bỏ tra tấn (ACAT), tổ chức Ý bảo vệ pháp lý cho truyền thông (MLDI), Quỹ biên giới điện tử (EFF)… Kiến nghị thư yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho 14 người được xác nhận họ là những nhà hoạt động xã hội này cũng như rút bỏ các cáo buộc nhằm vào họ. Kiến nghị thư khẳng định: “Các cá nhân này chỉ đơn giản thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và lập hội của họ được luật pháp quốc tế đảm bảo.”

Kiến nghị thư thứ 2 của các tổ chức nhân quyền đã nhắc lại kiến nghị thư lần trước, các tổ chức nhân quyền này cho biết kể từ đó, tình hình của 14 thanh niên này đã không hề cải thiện mà còn trở nên tệ hơn, với bốn người bị kết án một cách bất công. Trong khi những người còn lại không được sự trợ giúp của luật sư.

Hơn nữa, những văn thư của đông đảo nhân sĩ trí thức yêu nước, trong đó có Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận Vinh, người dân Việt Nam yêu cầu Quốc hội Việt Nam hủy bỏ Điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam về “tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” và Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/3/2005 “quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng”. Vì Điều 88 BLHS quy định một cách mù mờ về tội danh tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam, thực chất là bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận đã được Hiến pháp Việt Nam và Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị ghi nhận và bảo đảm.

Trước những bắt bớ bất công đối với 14 thanh niên này đã gần 2 năm, Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam Hiệp Thông, Cầu Nguyện, và chia sẻ với các thanh niên đau khổ này, cùng với gia đình của những anh em này bị bắt oan khiên, chúng tôi nghiêm khắc lên án và tố cáo trước dư luận quốc tế những hành vi đàn áp và bắt bớ bất công. Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam:
1) Thả ngay lập tức 14 thanh niên thuộc Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Tin Lành đã bị bắt bớ bất công và còn giam giữ họ trái phép..
2) Chấm dứt việc đàn áp Giáo Hội Công Giáo và các Tôn Giáo bạn. Bảo đảm an ninh cho các nơi thờ tự của tất cả các Tôn Giáo.
3) Nghiêm chỉnh tôn trọng luật pháp do chính nhà cầm quyền Việt Nam ban hành.
4) Tuyệt đối tôn trọng Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo theo như bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc khẳng định.





Trong niềm tin vào Thiên Chúa, chúng tôi tha thiết mời gọi những trái tim Việt Nam cùng đoàn kết hiệp thông, chia sẻ, và đồng hành với các nạn nhân và gia đình nói riêng, cùng Dân Tộc Việt Nam nói chung trong hoàn cảnh bất công này”.
14h 45: Giáo dân đến dự tòa bị phân tán bằng nhiều lực lượng hung hãn và sắt máu, chia lẻ họ ra thành từng nhóm nhỏ, với một đám giáo dân không tấc sắt trong tay, họ vẫn kiên quyết ngồi ngóng chờ và bám trụ phía ngoài:
Lúc 14h20: Một người dân đi qua quảng trường, nơi có tượng Hồ Chí Minh (cách tòa án nghệ an khoảng 1,5km) và đứng lại chụp hình, ngay lập tức, lực lượng dân phòng, công an và côn đồ xông tới bắt và lấy máy ảnh của người này.
Dù  nhà cầm quyền Nghệ An đã huy động mọi lực lượng để đàn áp, bắt bớ thân nhân các nạn nhân và những người dân đến tham dự phiên tòa “công khai xử kín” nhưng những việc đó không làm cho người dân nơi đây nhụt chí. Họ đã tìm cách khác để thể hiện ý chí hiệp thông với các nạn nhân của mình bằng cách dán các hình ảnh, băng rôn, khẩu hiệu… khắp nơi trên khu vực Tp Vinh.
Biểu ngữ và hình ảnh các nạn nhân khắp nơi trên thành phố Vinh, tố cáo tội ác nhà cầm quyền
15h: Hoảng hốt bởi các hành động đê hèn, man rợ và phiên tòa bóng tối, ma quỷ bị vạch mặt bởi truyền thông, nhà cầm quyền Nghệ An đang huy động các lực lượng công an, an ninh và dân phòng điên cuồng lục soát, khám xét bắt giữ các phương tiện ghi hình, ghi âm, quay phim của người dân.
Nhưng, những hành động đó chỉ là sự quẫy đạp khốn cùng. Không có điều gì có thể che giấu được sự thật. Bởi Sự thật như lửa, nó sẽ bùng ra và đốt cháy ma quỷ, xua tan bóng tối.
Những CTV Nữ Vương Công Lý đang hết sức vất vả trong cuộc chiến không cân sức này. Xin hãy cầu nguyện cho họ. Quý vị có thể gửi lời động viên và cầu nguyện cho họ tại phần phản hồi của Nữ Vương Công Lý.
15h 38: Nhiều toán cảnh sát và dân phòng đã được tung đi nhiều nơi trên Thành phố Vinh, CTV Nữ Vương Công Lý đã nhìn thấy họ mặt mũi sát khi đang nhòm ngó và săm soi nhiều nơi. Nhưng họ đã thiếu một điều cơ bản: Lòng dân, do vậy các CTV Nữ Vương Công Lý vẫn được người dân che chở và an toàn.
Theo CTV Nữ Vương Công Lý tại trong phiên tòa, chủ tọa phiên tòa vội vã trong tất cả các khâu, các thủ tục xét xử, chừng như muốn thoát càng sớm càng tốt phiên tòa mà chính họ biết rằng đây là phiên tòa bất nhân, bất lương và bất nghĩa, bất chấp pháp luật.
Nhiều cách thức hiệp thông với các nạn nhân đã được đưa ra, một số biểu ngữ tiếp tục được sản xuất và đưa ra sử dụng:
Hiệp thông với các nạn nhân mọi nơi, mọi lúc và mọi hình thức
16h: Trên các ngả đường vào TP Vinh, nơi giáo dân bị chặn sáng nay, xuất hiện các biểu ngữ của nhân dân phản đối phiên tòa bất công đang diễn ra trái pháp luật, biểu ngữ xuất hiện đồng loạt tại Quán Bàu, gần Cây Xăng, tại Bến Thủy, đường đi Cửa Lò… những người qua đây được dịp để thấy bộ mặt thật của nhà nước CSVN và chính nghĩa của các nạn nhân bị xét xử hôm nay.


(Nữ Vương Công Lý sẽ cập nhật tin tức liên tục, quý vị nhớ bấm F5 để xem tin mới nhất).

Nữ Vương Công Lý



Copy từ: Nữ Vương Công Lý



 

Từ 10-1, mua bán vàng miếng không đúng chỗ sẽ bị phạt


Phạt cả người bán lẫn bên mua

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, mua bán vàng tại các đơn vị cấp phép sẽ an toàn cho người mua. Còn nếu cố tình mua bán ở những tiệm vàng không được cấp phép sẽ rất rủi ro vì nếu cơ quan chức năng phát hiện sẽ xử phạt cả tiệm vàng lẫn người mua, bán với mức phạt rất cao vì từ ngày 10-1 mua bán vàng miếng được xem như mua bán ngoại tệ.
Hiện NHNN đã cung cấp danh sách các điểm được phép mua bán vàng miếng để đoàn kiểm tra liên ngành (NHNN, công an, quản lý thị trường) kiểm tra. Cũng theo ông Minh, khi mua bán vàng người mua nên yêu cầu các công ty vàng, ngân hàng xuất hóa đơn, trong đó ghi rõ số xêri để có thể khiếu nại nếu phát sinh sự cố.

TT - Từ ngày 10-1, gần 2.500 điểm kinh doanh vàng miếng trên cả nước thuộc 22 ngân hàng và 16 doanh nghiệp đủ điều kiện sẽ chính thức thay thế hàng chục ngàn cửa hàng vàng không đủ điều kiện kinh doanh vàng miếng hiện nay.

Cũng từ ngày 10-1, mua bán vàng được xem như mua bán ngoại tệ và sẽ rất rủi ro nếu mua bán ở những nơi không được cấp phép. Trước giờ G, thị trường đang có những chuyển động để thích ứng với quy định mới.
Tiệm vàng chuyển hướng
“Với nhiều cửa hàng kinh doanh vàng không đủ điều kiện, việc cấm kinh doanh vàng miếng thời điểm này hầu như không gây ảnh hưởng nhiều” - chủ tiệm vàng KL (bên hông chợ Tân Định, quận 1, TP.HCM) nói. Theo giải thích của vị này, giá vàng trong nước ngày càng bỏ xa giá vàng thế giới khiến thị trường vàng trên địa bàn rơi vào tình trạng trầm lắng thời gian gần đây. Ngay tại tiệm vàng KL, từ sáng đến chiều vẫn chưa có giao dịch trong khi thời điểm này mọi năm giao dịch rất sôi động.
Trong khi đó, nhiều tiệm vàng khác đang tìm cách xoay xở. Ông C., chủ tiệm vàng KN tại quận 8, TP.HCM, cho biết vẫn đang theo dõi tình hình. “Trước mắt từ ngày 10-1 tôi sẽ không niêm yết bảng giá như trước, đồng thời sẽ chỉ mua bán với khách hàng quen” - ông C. nói. Nhiều tiệm vàng khác dù còn niêm yết bảng giá nhưng không còn trưng bày vàng miếng trên kệ. Anh T., chủ một tiệm vàng trên đường Phạm Văn Hai (Tân Bình), khẳng định “không có gì phải lo” vì tới đây các tiệm vàng vẫn có cách lách để mua bán vàng miếng. Nếu gắt quá sẽ chuyển sang bán vàng nhẫn vì đem lại nguồn thu lớn hơn vàng miếng và lại được mua bán tự do.
Dạo một vòng các điểm kinh doanh vàng sầm uất tại TP.HCM như khu Lê Thánh Tôn (quận 1), chợ Vườn Chuối (quận 3), chợ Tân Định (quận 1) ..., chúng tôi ghi nhận hiện tượng nhiều tiệm vàng đã thay biển hiệu thành tiệm cầm đồ hoặc thêm chức năng này trên biển hiệu kinh doanh. Theo các tiệm vàng, bằng cách đăng ký thêm chức năng cầm đồ, tới đây nếu bị cơ quan chức năng “sờ gáy” có thể lấy lý do là cầm đồ chứ không phải mua bán vàng. Khảo sát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) TP.HCM cũng cho thấy ngay từ giữa năm 2012, nhiều tiệm vàng đã giao dịch vàng thông qua hình thức cầm đồ với giá cầm bằng giá vàng mua trên thị trường tại cùng thời điểm, lãi suất 0%, thời gian trong vòng hai tuần.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, nhiều tiệm vàng cũng thông qua các điểm giao dịch của NH để hợp pháp hóa việc mua bán vàng. Một tiệm vàng tại quận 1 cho biết tới đây thay vì mua bán ngay tại tiệm, ông sẽ chuyển sang giao dịch tại các chi nhánh NH. Khách hàng có nhu cầu mua, ông sẽ mua vàng của NH rồi bán lại, khách hàng nộp thẳng tiền vào tài khoản của tiệm vàng. Tất cả giao dịch đều diễn ra ở tiệm vàng. Trường hợp khách hàng muốn bán, tiệm vàng cũng sẽ mua lại nhưng sau đó sẽ đem bán ngay cho NH.
Người dân mua vàng ở đâu?
Từ hàng chục ngàn tiệm vàng hiện nay, từ ngày 10-1 cả nước sẽ chỉ còn 2.497 điểm được phép mua bán vàng miếng. Riêng tại địa bàn TP.HCM, từ hơn 3.000 điểm sẽ rút xuống còn 900 điểm mua bán vàng. Trong đó chủ yếu là chi nhánh của NH và công ty vàng thuộc các NH. Ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc NHNN TP.HCM, cho biết 17 NH được cấp phép mua bán vàng miếng hầu hết đều có trụ sở và chi nhánh trên địa bàn TP.HCM. Riêng 14 công ty vàng được cấp phép mua bán vàng miếng thì có chín công ty có trụ sở ở TP.HCM, hai công ty vàng có trụ sở ở Hà Nội nhưng có chi nhánh ở TP.HCM là DOJI và Bảo Tín Minh Châu, ba công ty khác kinh doanh tại các tỉnh. Theo ông Minh, sau ngày 10-1 tại các quận huyện trên địa bàn TP.HCM vẫn có điểm mua bán vàng. Riêng tại các quận nội thành mạng lưới mua bán vàng phủ xuống tận các phường.
Tuy nhiên, thực tế trong danh sách cấp phép của NHNN, ngoài những đơn vị đã quen tên như Công ty SJC, Công ty PNJ, Bảo Tín Minh Châu, DOJI..., có nhiều đơn vị dù được biết đến nhiều trong giới kinh doanh vàng nhưng lại xa lạ với đa số người dân. Do vậy rất khó để người dân xưa nay vốn chỉ mua bán ở tiệm vàng quen biết được các đơn vị này để mua bán hợp pháp. Chị Vân (quận 1) cho biết xưa nay chỉ giao dịch ở những tiệm vàng khu vực đường Lê Thánh Tôn, đường Lê Lợi (quận 1), đọc báo chị có thấy nêu tên một số tiệm vàng được phép mua bán vàng miếng từ ngày 10-1, nhưng ngoài những tiệm vàng có tiếng từ trước còn lại những tiệm khác chị không biết ở đâu, chi nhánh chỗ nào. “Nên có dấu hiệu phân biệt để người dân được biết, tránh trường hợp giao dịch của người dân vô tình trở thành giao dịch bất hợp pháp” - chị Vân nói.
Ghi nhận của Tuổi Trẻ cho thấy đến nay hầu như không có dấu hiệu phân biệt giữa các tiệm vàng được phép mua bán vàng miếng và các tiệm vàng còn lại. Tiệm vàng Mi Hồng (Bình Thạnh) là một trong số ít các tiệm vàng được cấp phép có chạy bảng chữ điện tử phía trước cửa hàng thông báo việc được NHNN cấp phép mua bán vàng miếng.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Minh cho biết đã có văn bản yêu cầu các điểm giao dịch được phép phải dán công khai giấy phép của NHNN trước quầy giao dịch để người dân dễ dàng nhận biết. Nhiều người dân cũng lo khi quy định cấm tiệm vàng bán vàng miếng có hiệu lực, các tiệm vàng cũng có lý do chính đáng để từ chối vàng miếng trước đây do họ bán ra. Trường hợp bán tại các tiệm vàng được cấp phép khác sẽ bị ép giá. Ông Phạm Phong Phú, giám đốc Công ty TNHH MTV Kim Ngọc Phú - một trong những tiệm vàng được cấp phép mua bán vàng miếng từ 10-1, cho biết nếu người dân mang vàng miếng SJC ở những nơi khác đến bán vẫn sẽ áp dụng theo đúng giá niêm yết tại cùng thời điểm và không có chuyện ép giá người mua.



Thêm bảy đơn vị được kinh doanh vàng miếng

Chiều 8-1, Vụ Quản lý ngoại hối cho biết Ngân hàng Nhà nước vừa cấp giấy phép kinh doanh vàng miếng đợt hai cho bảy đơn vị gồm năm tổ chức tín dụng và hai doanh nghiệp. Theo đó, sẽ có thêm 41 điểm kinh doanh vàng miếng. Như vậy, tính đến nay cả nước đã có 38 đơn vị với 2.497 điểm kinh doanh vàng miếng đã được cấp phép kinh doanh mua bán vàng miếng. Tuy nhiên, NHNN cho biết sẽ tiếp tục cấp phép kinh doanh mua bán vàng miếng nếu tổ chức tín dụng và doanh nghiệp nào đáp ứng đủ điều kiện và hồ sơ đăng ký hợp lệ.
Đại diện Vụ Quản lý ngoại hối cho rằng qua khảo sát của cơ quan này cho thấy nhu cầu vàng miếng không dàn trải khắp trên cả nước, bởi đây là hàng hóa đặc biệt có giá trị cao. Nhu cầu vàng miếng hầu hết tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn và ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Do vậy NHNN đánh giá 2.500 điểm là khá lớn, song việc phân bổ các điểm kinh doanh vàng miếng sẽ không đều giữa các địa phương.
Vụ Quản lý ngoại hối nhận định rằng khó có chuyện các cửa hàng được cấp phép sẽ ép giá, tức mua thấp, bán cao. Vì theo quy định về trạng thái vàng, những đơn vị được cấp phép phải mua thì mới bán được. Chắc chắn gần 2.500 điểm kinh doanh trên cả nước của 38 đơn vị được cấp phép sẽ phải cạnh tranh về giá, về chất lượng dịch vụ. Thêm nữa, trên thị trường vàng miếng SJC chiếm tới hơn 90%. Còn các thương hiệu vàng khác có lượng vàng miếng rất ít.
LÊ THANH



Copy từ: Tuổi Trẻ


 

Tường thuật ngày thứ 2 của phiên tòa xử 14 TN Kitô giáo


13h30′: Blogger Duong Doi Soi Da: “Lời nói cuối cùng của Paul Minh Nhật trong phiên tòa: Con xin cảm ơn cha mẹ, gia đình, anh em và bạn bè đã đến tham dự phiên tòa. Cầu mong xã hội việt nam có được sự thật và công lý, và rất thoải mái trong phiên tòa này. Chấp nhận tất cả những gì mà chế độ này đè nén, chấp nhận tất cả những hình phạt miễn sao công lý và sự thật được hiện diện tại đất nước việt nam này“.
H2
Paulus Lê Sơn, áo tráng, bên trái. Photo: Chuacuuthe
12h10′: Cập nhật liên tục phiên tòa ngày 9/1/2013   –   Anh của Thái Văn Dung: Trong tòa, người dân thì ít, công an thì nhiều. Veston của Paulus Lê Sơn bị thu ngoài cổng tòa (Chuacuuthe).
10h47’: Tin từ TNCG: “Người dân càng lúc càng đông. Theo quan sát của chúng tôi, hiện các lực lượng công an đủ thành phần đang chia thành từng tốp khoảng 20 người, họ bắt đầu đến những nơi có người dân hiện diện. Phải chăng đây là dấu hiêu của cảnh sắp đàn áp, bắt bớ vô cớ?“.
10h25′: Tin từ TNCG: “Hình ảnh rất quen thuộc: những kẻ được thuê đến để đàn áp đang chia nhau tiền công. Có lẽ đây là dấu hiệu cho phiên tòa sắp kết thúc ngày hôm nay. Không như mọi người dự đoán sẽ kéo dài trong 3 ngày“.
H1.
Photo: FB Thanh niên Công giáo
Tường thuậtNgày thứ 2 của phiên tòa dành cho 14 thanh niên Kitô giáo yêu nước (NVCL).



Copy từ: Anh Ba Sàm


 

Thân nhân 14 thanh niên tường thuật diễn biến phiên tòa



VRNs (09.01.2013) – Vinh – Tình hình hiện nay, sau khi ngày thứ nhất của phiên tòa xét xử 14 thanh niên Công giáo và Tin lành kết thúc thì blogger Người Buôn Gió (Bùi Thanh Hiếu) hiện đang bị giam tại đồn công an TP. Vinh. Hai anh Nguyễn Lân Thắng và Trương Văn Dũng đã ra khỏi đồn.
VRNs đã liên hệ với anh Đỗ Văn Phẩm, cậu ruột của Paulus Lê Văn Sơn và chị Đinh Thị Oanh, vợ Nguyễn Xuân Anh. Hai người này cho biết: công an hiện diện trong phiên tòa lố nhố rất đông. Chủ tọa phiên tòa không cho các bị cáo trình bày mà bắt buộc chỉ trả lời “có” hay “không” mà thôi. Các bị cáo đều cho biết mình bị bắt không đúng trình tự tố tụng, bị ép cung nên những lời khai trong các bút lục chưa đúng sự thật. Viện kiểm sát đề nghị mức án cao nhất cho Paulus Lê Văn Sơn: 15-16 năm tù giam và 5 năm quản chế, tiếp đến là Đặng Xuân Diệu 13-14 năm tù giam và 5 năm quản chế, Hồ Đức Hòa bị đề nghị mức án 12-13 năm tù giam và 5 năm quản chế; và Nguyễn Đặng Minh Mẫn 9-10 năm tù giam và 5 năm quản chế; 7 người tiếp theo bị đề nghị 5-6 năm tù giam và 4 năm quản chế; và 3 người còn lại, trong đó có Nguyễn Xuân Anh bị đề nghị 3-4 năm tù giam và 3 năm quản chế.
Riêng trường hợp chị Đinh Thị Oanh thì có dấu hiệu bị tòa án và công an cấu kết để lừa không cho chị tham gia phiên tòa. Ngày 07/01/2013 công an xã đi cùng với công an tỉnh đến nhà chị Oanh nói chị cho biết danh tánh những ai sẽ tham dự phiên tòa và dặn rằng ngày mai chỉ cần đến tòa án nói tên, xuất trình CMND là vào được. Nhưng sự thật là sáng ngày 08/01/2013 công an đã chặn không cho chị vào tòa vì không có giấy mời của tòa án, mà còn nói không hề biết đến việc công an xã và công an tỉnh gì hết. Chị Oanh đã phải đấu tranh rất dữ dội nên họ mới cho chị vào trong phòng xử án.
Xin mời quý độc giả nghe ghi âm cuộc phỏng vấn hai nhân vật này.
PV.VRNs


Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế


Vụ Đoàn Văn Vươn 'sẽ không có công lý'?



Lực lượng cưỡng chế hôm 5/1/2012
Ông Vươn bị buộc tội giết người sau vụ cưỡng chế
Người đứng đầu Liên chi hội nuôi trồng thủy sản mà ông Đoàn Văn Vươn là thành viên nói sẽ 'không có công lý' cho ông Vươn và gia đình trong quá trình xét xử ở Hải Phòng.
Ông Vũ Văn Luân đã phát biểu như vậy với BBC trong phỏng vấn hôm 8/1.
Ông Vươn và ba người khác trong gia đình bị khởi tố tội Bấm giết người hôm 28/12 trong khi hai người khác bị truy tố tội chống người thi hành công vụ.
Trong diễn biến mới nhất, trang tin Dân Trí hôm 8/1 nói cựu Chủ tịch huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền bị truy tố tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong khi bốn cựu quan chức Tiên Lãng khác bị truy tố tội "hủy hoại tài sản".
Ông Luân nói chính Bí thư thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành và Trưởng công an thành phố Đỗ Hữu Ca là những người chịu trách nhiệm cuối cùng và do vậy gia đình ông Đoàn Văn Vươn và kể cả một số cựu quan chức Tiên Lãng khó tìm được công lý tại Hải Phòng.

Vì đâu phải làm thế?

Là người theo dõi các diễn biến vụ cưỡng chế đầm thủy sản của nhà ông Đoàn Văn Vươn từ đầu thập niên 1990, nói Hải Phòng đã đồng ý để chính quyền Tiên Lãng cưỡng chế khu đầm còn ông Đỗ Hữu Ca chịu trách nhiệm về an ninh của cả thành phố.
Bản thân ông Ca cũng đã từng tuyên bố "người dân" đã phá nhà, mà ông chỉ gọi là "chòi trông cá", của gia đình ông Vươn cho dù nay Viện kiểm sát Hải Phòng đã đề nghị khởi tố bốn cựu quan chức Tiên Lãng về vụ phá nhà này.
"Theo kết luận điều tra thì ông Vươn tập hợp anh em là để bàn bạc, lên kế hoạch chống việc cưỡng chế. Như vậy, ngay từ đầu ông Vươn và những người trong gia đình ông Vươn không bàn bạc việc giết người."
Đinh Văn Quế, nguyên Chánh tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao
Liên quan tới cáo buộc giết người dành cho ông Vươn và ba người trong gia đình cũng như cáo buộc chống người thi hành công vụ cho vợ của ông Vươn và em dâu của ông, vị thư ký Liên chi hội nuôi trồng thủy sản Tiên Lãng nói:
"Luận tội ông Vươn về tội giết người là không đúng và bà Thương, bà Hiền chống người thi hành công vụ là trái rồi.
"Ở đây tôi chỉ muốn nói về động cơ. Trong kết luận số 03, số 96 và bản cáo trạng đều không nói về vấn đề động cơ, nguyên nhân.
"Nguyên nhân gì mà ông Vươn phải làm thế.
"Ví dụ như tội giết người...động cơ giết người là gì, đã giết ai chưa, hiện nay cũng chưa ai chết cả.
"Nếu như Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng không ban hành quyết định cưỡng chế trái pháp luật...không tổ chức một đội quân rầm rộ...quân hùng tướng mạnh, công an, quân đội, chó săn và lực lượng hàng trăm người để cướp bóc nhà ông Vươn thì chắc chắn ông Vươn không bao giờ dám làm cái đó."
Ông Luân nói ông Vươn chỉ "phòng vệ chính đáng theo điều 15 của Bộ luật hình sự".
Những vấn đề mà ông Luân đặt ra trùng với ý kiến của nguyên chánh tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao Đinh Văn Quế.
Ông Quế nói với báo Bấm Tuổi Trẻ sau khi có tin về cáo buộc giết người cho bốn người trong gia đình ông Vươn.
"Giả thiết việc tổ chức cưỡng chế của cơ quan chức năng là hoàn toàn đúng pháp luật thì hành vi chống trả của anh em ông Đoàn Văn Vươn có phải là hành vi giết người cũng cần phải bàn.
"Cơ quan điều tra đã kết luận ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Quý và Đoàn Văn Vệ phạm tội giết người theo điểm d khoản 1 điều 93 Bộ luật hình sự.
"Như vậy, đây là giết người thuộc trường hợp chưa đạt, vì trong vụ án này không có ai bị chết, mà chỉ có sáu người bị thương với tỉ lệ thương tật từ người nhẹ nhất là 1%, nặng nhất là 43%.
"Theo quy định tại điều 18 Bộ luật hình sự, phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
"Bí thư thành ủy Nguyễn Văn Thành cũng từng phản đối cưỡng chế khi còn là chủ tịch nhưng đã thay đổi quan điểm sau khi trở thành ủy viên trung ương"
Ông Vũ Văn Luân
Vị cựu chánh tòa hình sự nói các ông Vươn, Sịnh, Quý và Vệ không bàn tới chuyện giết người và như vậy khó có thể bị quy vào tội này:
"Theo kết luận điều tra thì ông Vươn tập hợp anh em là để bàn bạc, lên kế hoạch chống việc cưỡng chế. Như vậy, ngay từ đầu ông Vươn và những người trong gia đình ông Vươn không bàn bạc việc giết người. Diễn biến sự việc cũng phản ánh đúng ý thức chủ quan của anh em ông Đoàn Văn Vươn."

Giẫm đạp công lý

Thư ký Chi hội nuôi trồng thủy sản Tiên Lãng Vũ Văn Luân nói chính quyền địa phương đã 'giẫm đạp công lý' khi họ tiến hành cưỡng chế hôm 5/1/2012 với sự hậu thuẫn của chính quyền và công an thành phố Hải Phòng.
Ông Luân nói chi hội và gia đình ông Vươn đã khiếu nại tới mọi ngành, mọi cấp có liên quan ở Hải Phòng và cũng đã kêu gọi chính quyền trung ương can thiệp nhưng vụ cưỡng chế vẫn diễn ra cho dù Bộ Công an đã lên tiếng phản đối.
Ông Luân cũng nói Bí thư thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành cũng từng phản đối cưỡng chế khi còn là chủ tịch nhưng đã thay đổi quan điểm sau khi trở thành ủy viên trung ương và lên chức bí thư.
Vị Thư ký chi hội nói về khả năng tìm được công lý trong vụ Đoàn Văn Vươn:
"Tôi nhận định công lý sẽ không có ở Hải Phòng trong vụ này.
"Chắc chắn nó là như thế và sẽ không bao giờ [chính quyền Hải Phòng] giải quyết theo những ý muốn khách quan mà nhân dân, dư luận trong và ngoài nước mong đợi về một bản án hết sức nhân văn.
"Chắc chắn cái việc phúc thẩm là sẽ có và chúng tôi đang theo dõi, xem xét là Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ công an sẽ vào cuộc vấn đề này như thế nào," ông Luân nói.

Copy từ: BBC


Ba chiến hạm Trung Quốc cập cảng Sài Gòn




SÀI GÒN (NV) - Ba chiến hạm của Trung Quốc tham dự chiến dịch quốc tế chống hải tặc trên Vịnh Aden trên đường về nước đã ghé lại cảng Sài Gòn hôm Thứ Hai, bắt đầu chuyến thăm viếng kéo dài 5 ngày.


Ba chiến hạm Trung Quốc nối đuôi nhau cập cảng Sài Gòn. (Hình: Facebook Anton Lê)
Tân Hoa Xã loan báo như vậy và cho hay, các chiến hạm này thuộc lực lượng đặc nhiệm số 12 chống hải tặc của Trung Quốc đã được đại diện chính quyền và quân đội CSVN và viên chức tòa đại sứ và tổng lãnh sự Trung Quốc “tiếp đón niềm nở”.
Nhóm tàu này gồm hai khu trục hạm trang bị hỏa tiễn và một tàu tiếp liệu với khoảng 790 sĩ quan và thủy thủ. Chúng đã từ Trung Quốc tới Vịnh Aden từ Tháng Bảy năm 2012. Trên đường về, trước khi tới thăm Việt Nam đã tới thăm cảng Sydney, Úc.
Trong suốt thời gian Trung Quốc tham gia chiến dịch chống hải tặc trên Vịnh Aden và Ấn Ðộ Dương, Tân Hoa Xã nói “Các đội đặc nhiệm của Trung Quốc đã hộ tống hơn 5,000 tàu vận tải của nhiều quốc gia, gồm cả của Trung Quốc và Việt Nam”.


Cận cảnh một chiến hạm Trung Quốc mang số hiệu 886. (Hình: Facebook Anton Lê)
Nhóm chiến hạm Trung Quốc tới thăm Việt Nam trong bối cảnh cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo trên biển Ðông ngày càng gay gắt vì chủ trương bá quyền bành trướng của Bắc Kinh. Bộ Quy Tắc Ứng Xử (COC) trên biển Ðông dự trù hình thành từ năm ngoái đến nay vẫn chưa thấy gì vì sự cản trở của Bắc Kinh.
Một số quốc gia gồm cả Việt Nam muốn giải quyết cuộc tranh chấp dưới hình thức đa phương nhưng Bắc Kinh chỉ muốn thảo luận song phương hầu dễ lợi dụng thế nước lớn để chèn ép.
Các cuộc biểu tình của người Việt Nam ở Hà Nội và Sài Gòn bày tỏ lòng yêu nước, chống Trung Quốc bá quyền bành trướng đã bị nhà cầm quyền ngăn cản và bắt giữ.
Tin tức về ba chiến hạm của Trung Quốc cập cảng và thăm viếng Sài Gòn không thấy truyền thông nhà nước Việt Nam đề cập và loan tin. Tuy nhiên, hình ảnh các chiến hạm này được những người sử dụng mạng xã hội đưa lên Facebook.

Một chiến hạm Trung Quốc ở cảng Sài Gòn. (Hình: Facebook Anton Lê)
Trang Facebook của Anton Lê đưa hơn một chục tấm hình và nói rằng, “Sáng ngày 07 Tháng Giêng năm 2013, lúc 7 giờ 30 sáng ba tàu chiến của Trung Quốc đã vào cảng Saigon.”
Bình luận về các bức hình này, một người sử dụng Facebook viết: “Xong hết rồi. Mai mốt phải xin visa của Tàu Cộng rồi. Hy vọng đây sẽ không phải là một khởi đầu của công cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam của Tập Cận Bình.” (T.N.)


Copy từ: Người Việt



Tàu TQ cập cảng Sài Gòn, báo VN im lặng



Tàu hộ tống Trung Quốc tại cảng Sài Gòn
Truyền thông Việt Nam thông thường khá kín tiếng về các chuyến thăm của tàu chiến Trung Quốc
Một ngày sau khi ba tàu hộ tống của hải quân Trung Quốc cập cảng Sài Gòn, truyền thông Việt Nam vẫn im lặng không đưa tin.
Tân Hoa Xã cho hay ba tàu Ích Dương (số hiệu 548), Thường Châu (549) và Thiên Đảo Hồ (886) đã vào cảng Sài Gòn sáng thứ Hai 7/1, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị kéo dài 5 ngày.
Các tàu này đang trên đường quay lại Trung Quốc sau công vụ hộ tống tàu hàng chống hải tặc tại Vịnh Aden.
Theo Tân Hoa Xã, ba tàu nói trên gồm có hai tuần dương hạm có trang bị hỏa tiễn và một tàu tiếp liệu, đều thuộc Đội tàu hộ tống số 12 của Hải quân Nhân dân Trung Quốc.
Trên ba tàu có thủy thủ đoàn gần 800 người, chỉ huy trưởng là Chuẩn Đô đốc Chu Hỏa Minh.
Hãng tin nhà nước Trung Quốc nói đại diện quân đội Việt Nam và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp đón đoàn một cách nồng ấm. Sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, Lãnh sự quán ở Sài Gòn và một số công ty, tổ chức Trung Quốc tại địa phương cũng cử người tới tham dự lễ đón.

Gây tranh cãi

Đội tàu hộ tống nói trên rời Trung Quốc từ tháng Bảy 2012 và kết thúc công vụ tại Vịnh Aden vào cuối năm.
Tháng 12/2012, các tàu này cập cảng Sydney, Australia, trong một chuyến thăm tương tự.
Tân Hoa Xã nói ngay ngày đầu tiên ở TP HCM, Chuẩn Đô đốc Chu đã có cuộc gặp với Đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam Khổng Huyễn Hựu.
Ông Chu cũng sẽ có các cuộc gặp với quan chức chính phủ và quân đội Việt Nam, trong đó có Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Hồng, Phó Tư lệnh Hải quân.
Theo thông lệ của các chuyến viếng thăm, thủy thủ đoàn sẽ có các hoạt động thăm quan, chào xã giao giới chức địa phương và giao lưu thể thao với người dân nhằm "tăng cường hiểu biết lẫn nhau".
Truyền thông Việt Nam nói chung khá kín tiếng khi nói tới các hoạt động của hải quân Trung Quốc tại Việt Nam, một phần vì không muốn hướng sự chú ý của dư luận tới mối quan hệ phức tạp và nhạy cảm này.
Tuy nhiên, việc một chuyến thăm kéo dài gần một tuần của thủy thủ đoàn gần 800 người không được tường thuật trên báo chí chính thống vẫn bị coi là điều bất bình thường.
Sự xuất hiện của các tàu Trung Quốc sáng thứ Hai tại cảng Sài Gòn đầu tiên được phát giác trên mạng xã hội Facebook cùng một số hình ảnh.
Ngày 5/12/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Nghị định số 104/2012/NĐ-CP quy định khá chặt chẽ về các chuyến thăm của tàu quân sự nước ngoài. Tuy nhiên, Nghị định này sẽ chỉ có hiệu lực thi hành từ ngày 20/1 tới.



Copy từ: BBC

 Đọc thêm tại Anh Ba Sàm

 Ba chiến hạm Trung Quốc cập cảng Sài Gòn (Người Việt). – Tàu TQ cập cảng Sài Gòn, báo VN im lặng (BBC). “… việc một chuyến thăm kéo dài gần một tuần của thủy thủ đoàn gần 800 người không được tường thuật trên báo chí chính thống vẫn bị coi là điều bất bình thường“. – Đâu phải im tiếng súng là đất nước đã bình yên? (Phương Bích).
- ÔNG BA, ÔNG TƯ, ÔNG TỔNG, ÔNG VỊNH … CÁC ÔNG ĐANG TRỐN Ở ĐÂU ? HẢI QUÂN TRUNG QUỐC CHẶN TÀU CÁ VIỆT NAM BỊ NẠN VÀO HOÀNG SA TRÁNH BÃO (Trí Nhân Media). “Đất nước này đã nằm trong tay giặc rồi, các ông tiếp tục lừa dân đến khi nào?”. Tổ Quốc bao giờ nhục thế này chăng?/ Khi giặc Tàu đang tung hoành trên biển đảo/ Nguyễn Vịnh ở trong bờ hảo hảo bắt tay/ Khi ngư dân bị ức hiếp hàng ngày/ Chúng vẫn lải nhải với “hòa bình và hữu nghị”…