CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Ma quái giữa ban ngày – chuyện các nhà “ngoại cảm”


Vũ Thế Khanh
“Tiến sĩ cận tâm lí” Vũ Thế Khanh đang biểu diễn “tiềm năng”?

Chu Mộng LongThầy mo, ông đồng, bà cốt là những khái niệm xưa nay chỉ giới đồng bóng ma mị, chẳng hiểu sao ở thời văn minh hiện đại này lại được tôn xưng là Nhà ngoại cảm gắn với một ngành khoa học gọi là Bộ môn Cận tâm lí của một Viện Khoa học được Nhà nước cấp phép hẳn hoi: Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người. Tâm linh thì gọi quách là Tâm linh còn bày đặt gọi là Cận tâm lí, mà Cận với Viễn thì có nghĩa gì ở đây. Mà đã là khoa học sao lại có chuyện u u minh minh, cái viện ấy, bộ môn khoa học ấy lập ra đã gần vài mươi năm nay vẫn không chịu làm sáng tỏ được điều gì ngoài việc thêu dệt những huyền thoại để mạ đồng sơn bóng cho những cá nhân dở người dở yêu quái?
Cố tình khoa học hóa, nhà nước hóa (kể cả cấp bằng, chứng nhận?) chuyện ma mị để đe dọa, uy hiếp nhân sinh ư, bởi vì bản chất của đồng bóng là gây ra sợ hãi chứ không hề tạo dựng niềm tin chính đáng!
Mà một khi có chuyện ma và người sống chung, ma xuất hiện giữa ban ngày uy hiếp người thì đích thị là thời đại âm thịnh dương suy rồi!
Marx nói, “con người sáng tạo ra tôn giáo chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người”, và cái Nhà nước bảo kê cho thứ tôn giáo ấy là thứ “thế giới quan lộn ngược, vì bản thân chúng là thế giới lộn ngược”. Có nghĩa là “sự bất lực của hiện thực đã sinh ra ảo tưởng”, “thay bằng đi tìm hạnh phúc cho nhân dân trong hiện thực, nó đã tạo ra thứ thuốc phiện đưa nhân dân lên thiên đường hạnh phúc trong mộng mị”. (Marx – Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hegel).
Nhưng đó là Marx nói về tôn giáo chính giáo, còn tà giáo, mà hạt nhân của nó là đồng bóng, hiển nhiên còn tệ hơn!
Tôi cứ nghĩ, nếu thực tâm đền ơn đáp nghĩa, sao Ngân hàng Chính sách của Nhà nước không mang 8 tỉ đồng kia ra ban phát cho gia đình liệt sĩ khó khăn mà lại đưa cho “nhà ngoại cảm” phù phép úm ba la hóa xương bò xương heo thành hài cốt liệt sĩ để ru ngủ nhân dân?
Và người anh hùng liệt sĩ đích thực, sống hòa mình vào núi rừng, chết hóa thân thành linh khí của núi rừng, như Quang Dũng từng viết: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/ Quân xanh màu lá dữ oai hùm…/ Rải rác biên cương mồ viễn xứ/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh/ Áo bào thay chiếu anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành, chứ làm gì có chuyện nhập vong khóc lóc thảm thương đòi về cố hương như phận nữ nhi thường tình mà các ngài cố tạo ra?
Sử xưa viết, các bậc quân vương khi chết được bí mật chôn tận rừng sâu, danh tướng Hưng Đạo vương để lại di nguyện đưa hài cốt của mình về Vạn Kiếp vùi dưới gốc cây vú sữa… Cớ sao nay có “nhà ngoại cảm” bịa ra chuyện rùng rợn rằng, vong khóc lóc đau đớn vì rễ cây đâm qua cổ họng?
Chức năng “nhà ngoại cảm” rõ ràng gieo rắc sự sợ hãi cho mọi người, chứ chẳng tạo ra một niềm tin tích cực nào!
Hình ảnh vong khóc, vong kêu, vong chập cheng, vong chảnh chọe hành hạ người thân đã là bôi bẩn, nhục mạ anh hùng liệt sĩ chứ chưa nói đến chuyện hoán cốt thành bò thành lợn!
Xung quanh chuyện “nhà ngoại cảm” mọc lên như nấm hiên ngang ngay trong lòng xã hội được bao bọc bởi ý thức hệ của chủ nghĩa Marx, những người kiên định theo chủ nghĩa Marx nói gì khi đọc câu này của ông tổ mình: ” Tồn tại dưới cõi trần của lầm lạc đã bị mất uy tín, một khi sự oratio pro aris et focis (*) trên thượng giới của nó bị bác bỏ.”(Max – Sđd).
Và sự thật, cái uy tín (cả trên lẫn dưới) đã mất thật rồi khi giới hạn cuối cùng của niềm tin bị đổ vỡ!
Tôi là người không bài trừ tín ngưỡng, nhưng từ lâu, tôi đã nói, trừ phi trí tuệ đã cùng quẫn, tuyệt nhiên không thể lấy chuyện tâm linh làm bùa hộ mệnh cho quyền lực khi con người đã biết rõ mặt trời chỉ là lò lửa khổng lồ!
Uy tín dựa vào thần quyền là luôn uy tín giả, uy tín ngụy tạo, bất luận là ai, thế lực nào!
Khi đã để cho giới đồng bóng lên ngôi, tất yếu sẽ đẩy con người chui vào hai tròng nô lệ: thần quyền lẫn cường quyền như lịch sử đã chứng minh!
Cho nên, để khôi phục uy tín của quyền lực chân chính, không chỉ bắt giam “Cậu Thủy”, hãy ném tất cả bọn đồng bóng yêu quái này vào địa ngục, đúng nơi chúng đã sinh ra để trả lại niềm tin và sự bình yên cho cuộc sống trần thế!
Thời đại này không thể chơi trò đe dọa của thầy mo đầy quyền lực của thời man khai cổ đại. Thật lạ là đến nước này mà chúng vẫn La đằng Đông, Hét đằng Tây hú họa rằng, chuyện tâm linh là bất khả xâm phạm hay bất khả báng bổ và đòi đưa người tố giác ra tòa? Không thể có tòa án nào kết tội Thu Uyên hay các nhà báo đã phơi trần sự thật, trừ phi loài người chạy lùi về thời trung cổ, dùng giáo lí huyền hoặc kết tội người như đã từng kết tội Galileo!
Tòa án hiện đại trọng chứng hơn trọng cung, mà chứng ở đây bằng người thực, vật thực chứ không phải ra tòa gọi vong về làm chứng đâu, đồng chí Đông La và các đồng chí Đông Hét đứng đằng sau!!!
Thưa các đồng chí lẫn các ngài trên trước, thế giới hiện nay đã vượt qua những huyền thoại bằng trào lưu giải huyền, chuyện Chúa Phục sinh cả mấy nghìn năm trước còn bị lật tẩy huống hồ là ba cái trò đồng bóng nhãn tiền với mưu đồ danh lợi.
—————————————————————–
Hãy xem chuyện “Đệ nhất ngoại cảm” chết đi rồi sống lại (như Chúa Kitô – dù chỉ bị chó cắn) do Bộ môn Cận tâm lí xuất bản tuyên truyền rộng rãi là thật hay giả nhé:

Sự thật về cái chết hụt đầy “bí hiểm” của bà Phan Thị Bích Hằng (P1)

Theo Gia đình và Cuộc sống
Thứ ba 29/10/2013 12:02
(GDVN) – Có một công thức chung đã được mặc định: Những con người có khả năng siêu phàm trong giới ngoại cảm, cô đồng thường phát hiện ra khả năng huyền diệu của mình sau những lần thập tử nhất sinh đầy kỳ bí. Trường hợp bà Phan Thị Bích Hằng cũng không phải là một ngoại lệ.
Câu chuyện về cái chết hụt kỳ bí mà bà Phan Thị Bích Hằng kể lại (được ghi hình, không hiểu bằng cách nào bị phát tán tràn lan trên mạng) được coi là bước ngoặt khiến người phụ nữ này, từ một thiếu nữ thôn quê bình thường trở thành một nhà ngoại cảm. Với nhiều người, chính cái chết hụt đó đã “khai sinh” ra một “huyền thoại” ngoại cảm.
 Cái chết huyền bí
 Theo lời kể của bà Phan Thị Bích Hằng, bà Hằng sinh ra và lớn lên ở một ngôi làng nghèo thuộc xã Khánh Hòa, Yên Khánh, Ninh Bình. Năm 1990, khi 17 tuổi, vừa thi đại học về, Hằng cùng một cô bạn gái đang đi trên đường bỗng có một con chó nhảy xổ ra cắn. Hằng bị cắn vào chân trái, cô bạn gái bị cắn vào tay trái. Cũng như người dân ở các vùng nông thôn, Hằng và cô bạn cảm thấy chuyện bị chó cắn rất bình thường, rồi quên ngay sau đó.
Khoảng một tháng sau, cô bạn đột nhiên không nói được nữa, hàm răng cứng lại. Nghĩ là bị đau răng, Hằng đưa cô bạn đi khám. Bác sĩ nha khoa kiểm tra và khẳng định không phải do đau răng. Hai người lại đưa nhau đến Bệnh viện Quân y 5 Ninh Bình.
Sau khi khám xét, bác sĩ bảo bạn gái của Hằng có triệu chứng của người bị bệnh dại. Tưởng như đất dưới chân sụt xuống, tử thần đã nắm tay mình dắt đi, Hằng nói: “Đúng như vậy. Cháu và cô bạn đều bị một con chó cắn”. Sau hôm đó, Hằng cũng hôn mê bất tỉnh. Cô bạn thân đã qua đời.
Gia đình đưa Phan Thị Bích Hằng đi chữa trị nhiều nơi, bằng cả Đông y lẫn Tây y, song các bác sĩ, thầy lang đều lắc đầu, bởi bệnh này từ xưa đến nay không ai chữa khỏi. Khi đến nhà một ông thầy lang theo đạo Thiên Chúa giáo, ông xem xét kỹ biểu hiện cơ thể rồi nói một câu: “Chúa lòng lành sẽ che chở cho con”.
 Sau đó, ông bảo người con trai ra nghĩa địa lấy một mảnh ván quan tài mà người ta vừa bốc mộ lên hôm trước, rồi bào chế với vài vị thuốc. Để giành giật giữa sự sống và cái chết, gia đình Hằng liền cho cô uống ngay vị thuốc này.
Sau khi uống thuốc, ông thầy lang bảo với bố mẹ Hằng: Sau 3 tiếng đồng hồ, cháu sẽ cảm thấy nóng khắp người, lên cơn sốt mê man, nói sảng, thậm chí lên cơn điên cắn xé. Nếu 3 ngày sau cháu hết cơn thì cháu sống được còn nếu lên cơn trở lại thì cháu không sống được nữa. Tôi rất muốn cứu cháu nhưng khả năng của tôi chỉ có vậy.
Đúng như lời ông thầy lang nói, 9h tối Hằng lên cơn cắn xé  điên cuồng, đến 11h đêm mới thiếp đi. Ngày thứ nhất, ngày thứ hai không thấy triệu chứng gì. Ngày thứ ba, khi cùng người anh trai của cô bạn gái đã mất ra mộ thắp hương thì đột nhiên Hằng cảm thấy có một luồng khí lạnh chạy dọc sống lưng. Hằng liền nói: “Anh đưa nhanh em về, em sắp lên cơn điên rồi”. Từ đấy, Hằng không còn biết gì nữa.
Vẫn theo lời kể của bà Phan Thị Bích Hằng, đến 1h sáng hôm sau, gia đình không còn hy vọng bởi Hằng đã hoàn toàn tắt thở. Bình thường, những người trẻ tuổi như Hằng ở quê được khâm liệm rất nhanh rồi đem chôn, không tổ chức lễ tang, kèn trống.
Thế nhưng, có một ông cụ dạy chữ nho ở làng rất giỏi tử vi vào nhà Hằng, sau một hồi tính toán, ông bảo: “Thứ nhất, chưa qua giờ Thìn không được khâm liệm cháu; thứ hai, cứ để nó nằm như thế, không được thắp hương”.
Lúc  đó, một ông bác sĩ nói: “Tốt nhất đậy mặt cháu lại, để gia đình đi chuẩn bị cho cháu, tại sao cụ lại nói vậy”. Ông cụ đó nói tiếp: “Các anh thì có cả một nền y học hiện đại, còn tôi chỉ là tàn hương nước thánh, nhưng tôi khẳng định nó không chết”. Nghe cụ già và bác sĩ tranh cãi, gia đình Hằng rất hoang mang, không biết xử trí thế nào. Thế nhưng, ai đi mua gỗ đóng quan tài cứ đi, ai ngồi chờ xem lời ông cụ linh ứng thế nào thì cứ chờ.
Cũng theo lời kể của bà Hằng, hồi khắc khoải chờ chết, Hằng có hỏi bố (bố Hằng là quân nhân): “Vì sao những vị lãnh đạo khi chết người ta lại bắn 7 loạt đại bác”, bố Hằng trả lời: “Để linh hồn mau siêu thoát”. Nghe bố nói vậy, Hằng liền bảo: “Khi con mất bố bắn cho con bảy phát đạn để con mau siêu thoát trở về với gia đình mình”.
7h sáng hôm đó bố Hằng mới về đến nhà. Trông thấy đứa con gái tội nghiệp tắt thở nằm đó ông không kìm được nước mắt. Nhớ lời hứa với đứa con gái, ông lôi súng ngắn ra bắn. Tiếng súng nổ làm Hằng bật tỉnh dậy và phản xạ đầu tiên là lao ra phía tiếng súng gọi: “Bà ơi!”.
Hằng đạp phải những vỏ đạn và ngã rất mạnh xuống sân. Mọi người liền khiêng cô vào trong nhà. Sau khoảng nửa tiếng, Hằng tỉnh lại hoàn toàn. Khi đó, một cảm giác rất kỳ lạ đến với cô. Thân thể dường như mất trọng lượng, như đang bay và nhìn mọi người như ở một thế giới khác.
Theo lời Hằng, trong thời gian 30 phút bất tỉnh do trượt ngã đập đầu xuống sân, cô thấy bà nội và bà ngoại (cả hai đều đã mất) gọi cô. Hằng thấy mình đang đi qua một cây cầu bắc qua con sông lớn với mây mờ sương khói bao phủ. Phía bên kia cầu, bà ngoại cùng rất nhiều người đứng vẫy tay, bà nội thì đứng bên bờ này kéo lại.
Cố vùng vẫy, Hằng tuột khỏi tay bà…
…Nhưng làng quê, bạn bè không ai biết
Cái chết “hụt” của bà Phan Thị Bích Hằng được nhiều tờ báo dẫn lại. Thậm chí, không hiểu bằng cách gì, nó còn được in thành những bộ đĩa bán rất chạy bên ngoài thị trường.
Tuy nhiên, khi phóng viên tìm về ngôi làng nơi bà Hằng và gia đình từng sinh sống, nhiều người lại không hề hay biết về câu chuyện này, và đó thực sự là một khoảng tối cần làm rõ.
“Vợ chồng tôi và ông bà Thọ (bố mẹ của Bích Hằng – PV) vốn rất thân thiết. Mối quan hệ giữa hai gia đình lại càng thêm thân khi thằng Thuần, con trai tôi và Bích Hằng học cùng nhau và giữa hai đứa có nảy sinh tình cảm yêu đương. Tuy nhiên, sau này vì cái duyên, cái số mà hai chúng nó không đến được với nhau”, bà Cạnh, vợ của ông Vũ Văn Trai, là người cùng xóm với nhà bà Phan Thị Bích Hằng tâm sự.
Tuy nhiên, khi cộng tác viên báo Giáo dục Việt Nam dò hỏi về đám tang đầy màu sắc huyền bí với những phát súng chát chúa thì người hàng xóm thân mật, sống cách nhà gia đình bà Phan Thị Bích Hằng ở quê chưa đầy 300m này lại lắc đầu: “Đám tang nào nhỉ? Tôi không biết! Cái Hằng nó có chết thực vật hồi nào đâu mà bảo nó có đám tang”.
“Ngày xưa, tôi và Bích Hằng có học cùng một lớp. Tôi cũng từng có mối quan hệ yêu đương với Bích Hằng nhưng quả thực về cái chết hụt của cô ấy và cái đám tang như lời anh kể thì tôi không biết gì”, anh Thuần, con trai của bác Cạnh tiếp lời.
Khi phóng viên – trong vai 1 sinh viên ngành nhân văn tìm tư liệu viết bài về Bích Hằng đặt câu hỏi: “Vậy còn nhân vật nữ là người cùng làng bị chó dại cắn rồi sau đó tử vong mà chị Bích Hằng kể thì anh có biết không? Theo lời chị Hằng, người này là bạn học cùng lớp, lại là chỗ bạn thân thì chắc anh phải biết chứ?” anh Thuần suy tư một hồi rồi nói: “Nhân vật nữ nào nhỉ? Lớp tôi học không hề có bạn nào bị chó dại cắn chết. Làng tôi sống cũng không có ai học cùng tôi bị chó dại cắn cả”.
Chúng tôi tiếp tục nhập vai sinh viên ngành nhân văn, tìm gặp thầy Nguyễn Tử Nhiên, giáo viên chủ nhiệm 3 năm cấp 3 của Bích Hằng và anh Thuần  (Lớp A2 khóa 1986 – 1988 Trường cấp 3 Yên Khánh B – PV). Khi được hỏi về cô học trò Phan Thị Bích Hằng, người thầy giáo già trầm ngâm nhớ lại: Bích Hằng là một học trò thông minh, có đôi mắt sáng và khả năng cảm thụ văn học rất tốt.
Tuy nhiên, cũng như bà Cạnh và anh Thuần, thầy Nhiên tỏ ra vô cùng ngạc nhiên khi phóng viên hỏi những thông tin về cái chết lâm sàng của bà Phan Thị Bích Hằng do chó dại cắn. Thầy Nhiên nói: “Tôi không biết nhưng chắc là không có thông tin này. Học sinh của tôi cũng không có ai bị chó dại cắn chết cả”.
Tiếp tục bổ sung thêm thông tin, chúng tôi được thầy Nhiên cho số điện thoại của anh Vũ Văn Chinh, là học trò cũ của thầy Nhiên và là bạn cùng lớp cấp 3 với Bích Hằng. Qua nói chuyện, anh Chinh cũng khẳng định: “Tôi cũng chỉ mới nghe kể là Bích Hằng bị chó dại cắn rồi chết lâm sàng. Lớp tôi học cũng không có ai bị chó dại cắn chết cả”.
Trong khi đó, ông Phạm Gia Huấn, nguyên cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình lại cho hay: “Tôi là người cùng xã với cô Hằng, vợ tôi lại công tác cùng với dì ruột và bố cô Hằng ở xã. Việc cô Hằng bị chết lâm sàng và có tổ chức đám tang thì tôi không biết nhưng việc cô Hằng bị chó dại cắn là có. Hồi đó, tôi có đến nhà thăm cô Hằng. Tuy nhiên, thông tin về người bạn học cùng, là người cùng làng bị chó dại cắn chết thì tôi cũng không biết”.
Khi có được thông tin trên, phóng viên đã đến gặp trực tiếp mẹ đẻ của Phan Thị Bích Hằng là bà Thọ. Trong vai một người có người nhà bị chó dại cắn, phóng viên khẩn khoản nhờ bà Thọ: “Cháu đến đây là vì cháu đọc báo đài thấy bảo cô Phan Thị Bích Hằng từng bị chó dại cắn rồi nhờ được một ông lang cho uống vị thuốc lạ có gỗ ván thôi. Vậy mong bà chỉ bảo giúp địa chỉ của ông lang mà cô Hằng hay kể tới trên báo đài để cháu tới lấy thuốc”.
Sau ít giây ngập ngừng, bà Thọ nói: “Đó là ông lang Rồng, nhà ở Ninh Sơn, Ninh Bình. Nhưng ông ấy chết được mấy năm rồi”.
Theo lời chỉ dẫn của bà Thọ, phóng viên tìm đến phường Ninh Sơn, thành phố Ninh Bình. Nếu căn cứ theo lời kể của bà Phan Thị Bích Hằng, có thể hiểu đây là vị thầy lang đã nói với bà Hằng câu: “Chúa sẽ ban phước lành cho con”. Đúng như lời bà Thọ nói, ông lang Rồng đã qua đời. Phóng viên tìm đến hiệu thuốc mang tên ông nhưng đang được quản lý bởi anh Phạm Văn Hà, là con trai thứ hai của ông lang Rồng. Anh Hà cho biết: “Đúng là bố tôi có chữa chó dại cắn cho bà Phan Thị Bích Hằng. Tuy nhiên, bố tôi là người theo đạo Phật chứ không phải đạo Thiên chúa và Bích Hằng cũng chưa hề đến nhà tôi mà chỉ có người nhà của cô ấy đến lấy thuốc nên bố tôi không thể nói với cô ấy câu: “Chúa sẽ ban phước lành cho con”.
Còn tiếp…

Copy từ: Chu Mông Long’ blog


......................

Đắc Lắc: Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn (Agribank) lừa đảo, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của dân


Kỳ 1: Xin được... trả nợ ngân hàng

Nghe có vẻ nực cười nhưng đó lại là chuyện có thật 100%, xảy ra đối với 8 gia đình và doanh nghiệp đã thế chấp GCNQSDĐ (sổ đỏ) vào Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Tân Lập (viết tắt là NHNoN Tân Lập - đóng tại TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk - thuộc NHNoN Việt Nam - Chi nhánh TX Buôn Hồ, Đăk Lăk). Dù thời hạn vay đã hết từ lâu và họ đã nhiều lần mang tiền đến trả cho NHNoN Tân Lập nhưng không tài nào trả được… Điều oái oăm là có những trường hợp đã tiến hành nhận cọc để chuyển nhượng nhà và đất nhưng không thể làm thủ tục sang tên, cũng vì thế mà họ bị phạt cọc lên đến hàng tỷ đồng…
Ngày 28/12/2009, ông Phạm Văn Hùng - chủ Doanh nghiệp TNTM&VT Hoàng Anh (có trụ sở ở phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột) mang GCNQ sở hữu nhà và sổ đỏ số 4001110141, do UBND tỉnh Đăk Lăk cấp ngày 11/9/2002 đến NHNoN Tân Lập thế chấp để vay 1,7 tỷ đồng (Hợp đồng tín dụng số 5220-LAV-2009.01021). 
Khoảng 3 tháng sau, ông Hùng được CQĐT CA tỉnh Đăk Lăk mời đến lấy lời khai thì mới té ngữa vì nhận được “hung tin” tài sản thế chấp của ông đã bị cán bộ NHNoN Tân Lập lấy ra ngoài để cầm cố, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ông Hùng đã nhiều yêu cầu NHNoN Tân Lập chuộc tài sản thế chấp về cho ông, cũng như nhiều lần ôm tiền đến trả nợ để lấy tài sản thế chấp về bán giải quyết công việc kinh doanh nhưng đều không được phía ngân hàng đáp ứng… Ông làm văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại cũng không được ngân hàng trả lời… 
Kẹt vốn kinh doanh, ngày 16/01/2011, ông Hùng chuyển nhượng nhà và đất cho vợ chồng ông Hồ Công Hoàng và bà Ban Thị Thanh Vân với giá 4 tỷ đồng, dù 2 bên đã làm xong thủ tục đặt cọc nhưng mãi vẫn không làm được thủ tục sang tên đổi chủ nên bên mua đã khởi kiện ra TAND TP Buôn Ma Thuột. Đã túng còn gặp bí, ông Hùng đành phải chạy đôn chạy đáo kiếm đủ 1,6 tỷ đồng để bồi trả tiền phạt cọc cho bên mua. Đến nước này ông Hùng chỉ còn biết kêu trời…
Tương tự là trường hợp của bà Dương Thị Kim Hoa (trú ở phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột). Ngày 8/1/2010, bà Hoa cùng chồng mang giấy tờ nhà đất đến vay NHNoN Tân Lập 400 triệu đồng (Hợp đồng tín dụng số 5220-LVA-2010.00013). 
Ngày 10/2/2010, vợ chồng bà Hoa chuyển nhượng nhà và đất nói trên cho bà Trần Anh Thúy Quỳnh với giá 1,05 tỷ đồng. Bà Hoa đã nhận của bà Quỳnh 300 triệu đồng tiền cọc nhưng khi đến trả nợ vay để lấy sổ đỏ ra thì NHNoN Tân Lập tìm cách lãng tránh và kéo dài thời gian. 
Ngày 31/3/2010, khi CQĐT CA tỉnh Đăk Lăk mời lên lấy lời khai, bà mới biết tài sản thế thấp đã bị cán bộ NHNoN Tân Lập đưa ra ngoài cầm cố, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đang hoang mang, bà Hoa còn bị bà Quỳnh khởi kiện để phạt cọc vì vi phạm hợp đồng. 
Chưa hết, dù đã làm mất tài sản thế chấp - vi phạm hợp đồng một cách trắng trợn nhưng sau đó NHNoN Tân Lập vẫn yêu cầu đóng tiền lãi, vì chồng đang là cán bộ Nhà nước, sợ ảnh hưởng đến uy tín nên 8/9/2010, bà Hoa đành đưa 22,14 triệu đồng đến đóng…
Đến bây giờ, trường hợp của vợ chồng ông Trương Châu Thành và bà Nguyễn Thị Huệ (trú ở phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột) có lẽ là bi đát nhất. 
Ngày 24/12/2009, ông bà đưa sổ đỏ số AN717110 (do UBND TP Buôn Ma Thuột cấp ngày 7/1/2009) với diện tích 2.181m2 đến NHNoN Tân Lập thế chấp để vay 800 triệu đồng (Hợp đồng tín dụng số 5220-LAV-200901017). 
Không hề biết chuyện tài sản thế chấp đã bị cán bộ NHNoN Tân Lập lấy ra ngoài cầm cố, lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên ngày 5/12/2010, vợ chồng bà Huệ quyết định chuyển nhượng toàn bộ nhà và đất cho vợ chồng ông Trần Quang Liêu và bà Trương Thị Lập với số tiền 12 tỷ đồng. 
Sau khi nhận 2 tỷ đồng tiền cọc, bà Huệ đến trả tiền gốc và lãi để lấy sổ đỏ về làm thủ tục chuyển nhượng cho ông Liêu, bà Lập nhưng cán bộ NHNoN Tân Lập lảng tránh không chịu thu tiền, bà xin photo sổ đỏ thì bắt bà phải đóng 50 ngàn đồng tiền lệ phí… nhưng rốt cuộc NHNoN Tân Lập cũng không photo mà trả 50 ngàn đồng lại cho bà. Bà làm đơn khiếu nại việc làm tắc trách trên thì ngày 25/12/2010, NHNoN Việt Nam - Chi nhánh Buôn Hồ có văn bản trả lời: “…Khi khách hàng đến giao dịch xin photo sổ đỏ, cán bộ tín dụng, Trưởng phòng kinh doanh đơn vị chưa trả lời và giải thích đầy đủ cho bà Huệ nắm đầy đủ thông tin “vụ việc Võ Thị Hồng Điệp lấy cắp sổ đỏ” để khách hàng thông cảm và chia sẽ cùng với NHNoN khi bị mất cắp tài sản tại đơn vị; cho nên NHNoN Buôn Hồ chân thành xin lỗi bà…”. 
Trả lời việc bà Huện sẽ bị phạt cọc gấp đôi nếu vi phạm hợp đồng: NHNoN Buôn Hồ “khuyên” bà nên thỏa thuận với khách hàng mua lô đất nói trên để tạm hoãn vì sổ đỏ bị đem đi cầm cố ở ngoài chưa thu hồi được…? 
Quá hạn thực hiện hợp đồng chuyển nhượng, ông Thành, bà Huệ đành phải bán 2 xe ô tô tải, 2 xe máy và toàn bộ vật dụng có giá trị của gia đình cũng như đi vay ngoài với lãi suất cao thêm 600 triệu đồng nữa mới đủ để nộp 4 tỷ đồng tiền phạt cọc. 
Gần 1 năm nay, không chỉ ông bà phải sống trong cảnh “vườn không nhà trống” mà còn thường xuyên bị chủ nợ đến chửi bới, hăm dọa để đòi tiền. Đã vậy, trong các ngày 21 và 30/6/2011, ông bà còn liên tục nhận được 2 “Thông báo nộp gôc và lãi” và “Thông báo nợ quá hạn” của NHNoN Tân Lập, yêu cầu bà phải trả 800 triệu đồng tiền gốc và gần 145,6 triệu đồng tiền lãi…?
Ngoài 3 trường hợp kể trên, còn thêm 5 nạn nhân nữa của NHNoN Tân Lập hiện cũng đang sống trong cảnh "có nhà mà cũng như không", nhà không giấy tờ, nhà không thể mua bán, chuyển nhượng và thực hiệc các giao dịch khác được. Hiện các tổ chức cá nhân này đã và đang tiến hành khởi kiện để đòi lại sổ đỏ mà họ đã thế chấp cho NHNoN Tân Lập.

Copy từ: Dân Làm Báo


................

Dùng phím Print Screen để .... chụp hình.

Bạn là người thường xuyên sử dụng máy tính, vậy bạn có biết công dụng của phím  Print Screen nằm ngay trên bàn phím của bạn? Hôm nay Ăn Mày muốn giới thiệu với bạn sự tiện dụng rất  lợi hại của phím này.

  1/ Khi bạn online gặp một bài viết hay, bạn muốn lưu lại để lần sau khi rảnh rổi mở ra xem lại mà không cần phải online. Nhưng có một số trang web lại không cho phép người đọc copy nội dung bài viết. Trong trường hợp này phím Print Screen là lựa chọn nhanh nhất giúp bạn lưu lại bài viết dưới dạng một tấm ảnh (file hình).
 Ngay tại trang web, ban dùng chuột kéo bài viết lên hoặc xuống sao cho bài viết nằm ở vị vị trí tối ưu nhất,  bạn bấm phím Print Screen. Tiếp theo bạn mở Paint lên và bấm tổ hợp phím Ctl V, như vậy bạn được một tấm hình là ảnh của toàn bộ trang web tại địa chỉ bạn đang đọc. Bạn dùng công cụ Rectangular selection vạch một khung bao lấy bài viết bạn thích.  Bấm tổ hợp phím Ctl C  bấm tiếp Ctl N (mở trang mới), máy sẽ hỏi bạn có muốn lưu lại tấm hình lúc nãy không. Bạn chọn Don't Save  Một trang mới được mở ra bạn bấm tiếp Ctrl V, lúc này bạn có một tấm hình là bài viết bạn muốn lưu giữ. Tiếp theo, bạn chỉ cấn bấm  Ctrl S để lưu lại, nhớ chọn họ (đuôi) cho tấm ảnh, (bạn  nên chọn JPEG, JPG...) Bạn trở ra windows tìm đến file ảnh bạn vừa tạo và thưởng thức thành quả của mình.

  Cách vào Paint : Mở Start --> All Programes --> Accessories --> Paint.

  2/ Bạn tình cờ gặp một tấm ảnh trên mạng thật ưng ý, bạn muốn save về máy, nhưng tác giả của tấm ảnh vì lý do nào đó đã đặt ảnh ở chế độ chỉ được xem và bạn cũng đành tiếc ngẩn ngơ. Trong trường hợp này phím Print Screen cũng là một giải pháp.

  Các bước thực hiện tương tự như chụp hình bài viết: Bấm Print Screen  --> mở Paint --> Ctrl V --> Dùng Rectangular selection vạch một khung bao lấy tấm hình --> Ctrl C --> Ctrl N --> Ctrl V --> Ctrl S.

  Chú ý: Ngay sau khi dùng công cụ Rectangular selection vạch một khung bao lấy tấm hình bạn cũng có thể dùng chức năng crop của paint rồi lưu lại. Ăn Mày khuyên bạn không nên sử dụng chức năng này, vì rất có thể một "ai đó" tò mò phục hồi lại nguyên bản của tấm hình, họ có thể sẽ thấy được màn hình của bạn cùng các chương trình đang sử dụng.

 3/ Bạn xem phim online thấy một cảnh đẹp ưng ý, bạn muốn có một tấm hình trong phim. Việc của bạn là pause video ngay tại cảnh ấy. Sau đó  bạn cũng làm các bước tương tự  như hướng dẫn ở trên.

 4/ Bạn đi dự liên hoan, sinh nhật, họp mặt gia đình bạn bè, du lịch......Bạn chụp được nhiều tấm hình ưng ý và cả quay video clip. Thế nhưng khi về xem lại, bạn thấy còn nhiều cảnh đẹp không được chụp, hoặc thiếu hình ảnh của một người nào đó trong bộ sưu tâọ hình của bạn. Tuy nhiên trong video clip lại có rất đầy đủ và bạn muốn có những tấm hình ấy. Vậy bạn hãy nghĩ ngay đến phím Print Screen.  Đọc đến đây có lẽ bạn đã biết bạn cần phải làm gì rồi phải không?



  Tấm hình sau Ăn Mày chụp võ sĩ Cung Lê từ một đoạn video clip trên mạng.

Photobucket



  Chúc bạn có những tấm hình như ý từ máy vi tính mà không phải dùng đến máy chụp hình.

   Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm  ở đây!

 ....

..................................................









Cách nấu cháo nhanh, đơn giản.





Vì công việc bạn phải xa nhà và phải thuê phòng trọ chật hẹp để ở. Vì bạn hoặc người thân bị bệnh phải vào bệnh viện nhưng lại không muốn mua thức ăn người ta bày bán bên ngoài. Hoặc bạn chợt thích ăn cháo nhưng thời gian lại không cho phép do bận rộn công việc. Vậy phải làm thế nào? Ăn Mày giới thiệu hai cách nấu cháo rất đơn giản gọn nhẹ nhưng lại ít người biết.

1/ Bạn vo sạch gạo (khoảng nửa lon sữa bò), nấu nước sôi sau đó đổ hết vào bình thủy đậy nút kín khoảng 20 phút lắc kỹ rồi rót ra. Nếu bạn thích cháo nhừ hơn thì có thể nấu sôi lần nữa rồi đổ trở lại bình thủy đậy nút kín cũng chừng 20 phút nữa rồi rót ra.

2/ Nếu bạn muốn nấu nhiều cháo hơn thì có thể dùng nồi áp suất để nấu. Bạn nấu đến khi sôi tắt bếp chờ khoảng 20 phút bạn sẽ có một nồi cháo thật tuyệt
vời.

Bằng cách nấu này bạn sẽ không phải tốn thời gian trông chừng khi nấu cháo và cũng đỡ tốn tiền ga tiền điện đối với những người đang thuê phòng trọ.

Nấu cháo trắng thật đơn giản phải không, việc làm sao để có cháo thịt, cháo cá, cháo gà......thơm phức là do sự khéo léo của bạn. Ăn Mày không hướng dẫn phần này vì rất có thể Ăn Mày phải học hỏi từ bạn đấy.


  Chúc bạn có một bữa cháo thật ngon miệng với cách nấu của Ăn Mày

Làm gì mà giẫy nẩy như “đỉa phải vôi”, vậy?



Hữu Quả (Nhà báo - đã nghỉ hưu)
NQL: Hoan hô Công ty Phan Thị ( Tp HCM) đã ra một đòn văn hóa cực hay, cực trúng đích!
Vừa qua, sau khi nghe công ty Phan Thị, (TP/HCM) công bố dự án bộ truyện tranh “Thần Đồng Đất Việt - Hoàng Sa - Trường Sa”, mười tập, và tập đầu đã được phát hành; thì ngay lập tức, giới truyền thông Trung Quốc, đã có phản ứng mau lẹ, mạnh mẽ, nhảy như “cào cào, châu chấu”, dẫy nẩy như “đỉa phải vôi”, vậy.


Trước hết là những trang mạng báo “diều hâu” Trung Quốc tỏ ra phẫn nộ. Báo mạng quân sự Trung Quốc (www.ckjunsi.com) ngày 1/10 giật tít bài: “Truyện tranh Việt Nam ngang nhiên nhận biển Đông của Trung Quốc là của mình”; rồi vừa lo lắng và thừa nhận: “với bộ truyện tranh này, Việt Nam sẽ coi Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của họ, và họ giáo dục cho lớp trẻ, từ nhỏ đã có ý thức về chủ quyền lãnh thổ”. Một báo mạng quân sự khác (www.junshier.com) ngày 2/10, cũng đăng bài Bắc Kinh phẫn nộ, đã viết: “Truyện tranh Việt Nam ngang nhiên cho rằng, biển Đông Trung Quốc là của riêng họ”; vừa không thừa nhận cách gọi tên Hoàng Sa, Trường Sa, và khẳng định, hai quần đảo này là của mình. Báo mạng truyện tranh Quốc tế Trung Quốc (www.chncomic.com) ngày 30/9, cũng đăng bài: “Việt Nam xuất bản truyện tranh tuyên truyền chủ quyền từ với con nít”. Báo mạng Nam Đô (nandu.oeeee.com) cũng ngày 30/9, đăng bài Việt Nam xuất bản: “Thần Đồng Việt Nam…”, tuyên truyền rằng, Việt Nam là nước đầu tiên phát hiện ra quần đảo Trường Sa. Một số báo mạng quân sự khác (milytaly.china.com) ngày 30/9 cũng đăng bài: “Việt Nam dùng tryện tranh “Thần Đồng Đất Việt…”, để khiêu khích chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Trung Quốc v.v… Không chỉ báo mạng, mà cả các báo in giấy, của các cơ quan báo lớn như Tân Hoa Xã, QGPND, cũng đăng bài, với lời lẽ gay gắt, như Việt Nam dùng truyện tranh “Thần Đồng Đất Việt…”, để gây hấn vấn đề chủ quyền biển đảo Tây Sa, Nam Sa (theo cách gọi của Trung Quốc - NV); và cuối cùng, là những lời cảnh cáo, có ý đe dọa, như: “kết quả Việt Nam đối chọi với Trung Quốc, sẽ là mất cơ hội phát triển đất nước lâu dài.”

Ngoài ra, còn nhiều báo mạng khác ở Trung Quốc lục địa; rồi truyền thông Hồng Kông, Đài Loan, cũng đưa tin tương tự, tuy lời lẽ có ít gay gắt hơn, về sự ra đời bộ truyện tranh, và đánh giá về tác động của nó đối với chủ quyền ở hai quần đảo này. Nếu như gõ tám chữ “Thần Đồng Đất Việt - Hoàng Sa - Trường Sa”, bằng tiếng Hoa, sẽ lập tức có ngay 54 nghìn kết quả; hiện đang thu hút nhiều lời bình luận, trên nhiều diễn đàn lớn, của nước này, như: tuku.milytary.china.com, foroom.china.com.cn, tiexue.net, q.115.com,…

Vì sao một cuốn sách viết cho đối tượng thiếu niên nhi đồng, mà họ gọi có ý giễu cợt là “con nít”, với cái tên “Thần Đồng Đất Việt - Hoàng Sa - Trường Sa”, mới phát hành, hệ thống truyền thông Trung Quốc đã phản ứng rộng rãi và gay gắt như vậy? Trước hết, phải chăng từ bản chất của sự việc quyết định; đó là Hoàng Sa, Trường Sa, thực tế là của Việt Nam; còn họ dùng bạo lực, đi xâm lấn mà có, nên tâm lý thông thường là, đồ của ăn cắp, ăn cướp được, cứ giữ riết khư khư, không muốn ai động đến, nhắc đến. Vì vậy cũng dễ hiểu, khi bộ truyện tranh “Thần Đồng Đất Việt - Hoàng Sa - Trường Sa” ra đời, như một luồng sáng sự thật, chiếu rọi vào chỗ nhạy cảm, mưu đồ độc địa, đen tối, nên họ phản ứng dồn dập, quyết liệt, giẫy nảy như “đỉa phải vôi”, vậy.

Còn đối với dư luận trong nước, đây là một tin rất đáng vui! Trong khi chúng ta đang bế tắc, khủng hoảng việc dạy môn sử trong nhà trường; thì sự ra đời dự án bộ truyện tranh “Thần Đồng Đất Việt - Hoàng Sa - Trường Sa”, của công ty Phan Thị (TP/HCM), do bà Phan Thị Mỹ Hạnh làm giám đốc, quả là một tín hiệu, một điểm sáng rất đáng hoan nghênh và trân trọng biết bao? Bằng cách làm thông minh và sáng tạo này, bộ truyện tranh “Thần Đồng Đất Việt - Hoàng Sa - Trường Sa”, truyền cho thế hệ trẻ hiểu biết lịch sử về chủ quyền biển đảo của đất nước mình, bằng phương pháp nhẹ nhàng mà hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi các cháu. Ta thử tính, số trẻ từ 15 tuổi trở xuống hiện có khoảng 27 triệu em; là đối tượng độc giả chủ yếu, là những công dân tương lai; các em được đọc tập truyện tranh này, hiểu biết chủ quyền đất nước, phải chăng là niềm hy vọng tương lai của dân tộc. Cho nên hệ thống truyền thông Trung Quốc mới nghe họ đã nhạy cảm về dự báo tác động này, và đã mất bình tĩnh, có phản ứng dồn dập, gay gắt, giẫy nẩy như “ĐỈA PHẢI VÔI”, là lẽ đương nhiên./.
Tác giả gửi: Quê Choa’ blog

..................

LƯƠNG Y NHƯ DÌ GHẺ !


THỰC RA THÌ... (Hóng hớt tin bốn phương tám hướng).

 Thực ra thì những gì mà cái Tổng Vinasin mần ăn, đứa con nít cũng thấy hoảng, thấy trước, thấy rõ là nó chết thẳng cẳng, cho tới khi ùm bà làng lên vụ án khủng thì đó chỉ là cái phủi đít của một ông già kể chuyện cổ tích khi hết chuyện ra về, chẳng gì phải nói nhiều.
Có nhiều người nhớ lại lời bác Hùng Chủ tịch Quốc hội nói từ cái thời bác là Phó thủ tướng, rằng, năm 2013 Vinasin sẽ có lãi, và bây giờ, đúng như thế, Vinasin đã bị giải thể, giải thể đôi khi "lãi" cho nhiều người, cho nên đừng ép bác Hùng phải rút lại lời đánh giá của mình, cũng đừng ép bác ấy xin lỗi dân, bác ấy đùa thôi, các bác ấy ở trển vui tính lắm, đùa suốt ấy mà, chứ thực ra thì ngay khi bác ấy nói năm 2013 Vinasin có lãi thì các bác thừa sức biết nó đã chết thẳng cẳng rồi.

Bác Thuyền đại biểu quốc hội nói báo cáo của Chính phủ nhận định về nền kinh tế nước nhà toàn màu hồng, còn các đại biểu thì nhận ra màu xám, nhân dân thì thấy nó tối. Ùi....Hà...Nói zậy thôi, chứ thực ra thì, các bác ở trên biết rõ màu tối hơn dân í chứ, các bác ấy tự đứng ra vay nợ, tự đứng ra chi, biết quá cái nền kinh tế đất nước đang ở đâu, thụt đáy tới đâu, biết rõ mọi ngóc ngách của cái màu tối ấy chứ, thực ra thì, chẳng nhẽ lại tự nói mình tối, hử? Thì tập thói quen đi cho nhẹ lòng nhân dân nhé, khi nhà cháu nói hồng, thì các bác phải biết là tình hình rất xám, khi nhà cháu nói ôi xám rồi, thì thực ra là tối tăm, học thế đi, hử?

Hồi dì Ngân còn trẻ hơn chừ, còn làm Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh xã hội, dì ký cái Bằng khen tặng một mớ các nhà ngoại cảm, sau đó các nhà ngoại cảm đã "cảm" rất nhanh cái bằng khen này, chia nhỏ nó ra ( ý văn học là photo mỗi người 1 mảnh), treo to tổ bố trong nhà để dọa mọi người và coi như chứng chỉ hành nghề được Nhà nước công nhận. Giờ bỗng cái đòm vụ Ngoại cảm zỏm, ngoại cảm lừa, dì Ngân nói rất ân hận vì đã ký cái bằng khen này, còn dì Chuyền đương kim Bộ trưởng thì nói, đã biết có vấn đề ngoại cảm không ổn từ mấy năm trước. Ô hô. Thực ra thì các dì biết cả, giờ khi cái nhọt nó vỡ, các dì buột miệng ra, thế sao các dì không thu hồi ngay cái Bằng khen ấy nhỉ? Nhỉ?

Mới có thông tin trường tiểu học ở Khánh Hòa, giáo viên ăn bớt cả phần thức ăn của học sinh nội trú, ừ thì thực ra, chuyện này chắc chắn không xảy ra một trường đâu, thực ra thì cũng không hẳn các cô nhăm nhăm quyết bớt thức ăn học trò đâu, cái gốc là ở chỗ, hình như con người ta bây giờ, cứ đụng vào cái gì của chung, của tập thể, của nhà nước là y như rằng cứ muốn véo miếng, xẻo tí, cắn phát, ở trển người ta còn hò nhau, móc nhau, chung nhau ăn đứt cả một tập đoàn như Vinasin mà còn chưa thấy bõ thèm thì ở dưới đáy, nảy nòi ra hành vi xén miếng thit con cá cũng không có gì lạ, ăn bẩn tùm lum ra rồi, nghiện nặng rồi, nguy rồi.

Lại thấy hôm nay báo chí tưng bừng đưa tin về cháu gái sơ sinh trở thành công dân 90 triệu của nước Việt. Bỗng dưng có một đứa trẻ thứ 90 triệu, thế thôi, nhưng nhân cơ hội này người ta ca ngợi người ta về đủ thứ thành tích, thực ra thì, nước mình hay thế, cái gì cũng có thể đẩy một phát lên thành số 1. Cái chính là, việc chăm sóc y tế và sức khỏe cho các bé như thế nào để bảo đảm an toàn tuyệt đối thì không thấy ai nói tới, nhân sự kiện công dân 90 triệu báo chí cũng dùng nhiều từ ngữ ngoa ngôn quá, nào là kiêu hãnh, nào là vinh dự, nào là sự kiện, nào là vinh quang, thực ra thì có ca như thế cũng không làm nhân dân quên được những vết nhơ y đức, và những người trong ngành y cũng nên nhớ rằng, cần phải khấu đầu trước nhân dân mà nhận lỗi hơn là chém gió như thế.

Lại đọc nhiều thông tin nói về Lễ hội hóa trang, rồi thì ảnh,rồi thi râu ria, nhọ nồi, mặt nạ đắp lên mặt mũi nhát ma nhau, cũng zui thôi,nhưng nhát ma theo cách Đàm Vĩnh Hưng vào vai bác sĩ phẫu thuật cơ sở Cát Tường ném xác nạn nhân xuống sông, đùa như thế là cách đùa vô đạo, vô đức, vô văn hóa...Thực ra thì văn hóa cu Đàm này chỉ có lấy bùn mà so, nói mãi nhàm. Thực ra thì, nước mình cần gì phải Lễ hội hóa trang nhỉ, bà con nhỉ, chúng nó hóa trang quanh năm, chỉ có nhân dân là mãi thế, vĩnh hằng, không cần phải hóa trang, nhỉ, quan tham thường phải hóa trang làm nhân dân, còn nhân dân chẳng màng gì việc hóa trang thành quan.

Copy từ: Nguyễn Quang Vinh’ blog


.....