CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

Nhân bàn về hòa giải dân tộc – Xin đừng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược!

“Hai người lính” tại vùng giáp ranh hai phía thuộc Quảng Trị năm 1973 - Ảnh: Chu Chí Thành
Bức ảnh: “Hai người lính” được chụp tại vùng giáp ranh hai phía thuộc Quảng Trị năm 1973 – Ảnh: Chu Chí Thành
“Để thực hiện chính sách Đại đoàn kết dân tộc thì một yếu tố quan trọng là sự chân thành, cởi mở và chân thật. Không có sự chân thật thì sao có sự hòa hợp, hòa giải được”
Mình hoàn toàn nhất trí với ý kiến trên của ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài trong bài trả lời phỏng vấn của Báo Thanh Niên nhân ngày 30/4 với tiêu đề  “Hòa hợp tạo ra sức mạnh cho dân tộc”.
Nhưng cho dù cả hai phía đều phải chân thành cùng chìa tay ra cho nhau như ý của ông Sơn trong bài trả lời phỏng vấn trên thì vẫn phải có một bên chịu trách nhiệm chính cho một thực tế là cho đến nay, sau 38 năm “giải phóng miền nam”, hòa giải và hòa hợp thực sự vẫn chưa đến với dân tộc Việt Nam.
Bên chịu trách nhiệm chính ấy là ai nếu không phải là bên đã nắm được chính quyền trong phạm vi cả nước trong suốt 38 năm qua? Phạm vi bài này không bàn đến những hoàn cảnh chủ quan và khách quan đã đưa đẩy bên này, bên kia vào các vị thế khác nhau mà chỉ khẳng định một điều không thể bàn cãi là một khi bên nào được đặt vào vị thế lãnh đạo nhà nước, tạm gọi là “bên thắng trận”, thì mọi điều hay dở, mọi thành công hay thất bại của quốc gia đều phải được quy trước hết vào trách nhiệm điều hành quốc gia của bên đó.
Trách nhiệm điều hành quốc gia của chính quyền nhà nước thì nhiều. Phạm vi bài này chỉ bàn đến trách nhiệm của nó trong việc quy tụ, thu phục nhân tâm của mọi người Việt Nam, không phân biệt giai cấp, tín ngưỡng, tôn giáo. Đây cũng là trách nhiệm phải hoàn thành của mọi thực thể nắm quyền lãnh đạo nhà nước một cách chính danh trên thế giới. Nếu chỉ xét riêng điều này thì có thể nói rằng Nhà nước Việt Nam hiện tại vẫn chưa hoàn thành trách nhiệm chính của mình trước dân tộc khi hòa giải thực sự vẫn còn chưa đến với người Việt Nam, khi mà “38 năm nay mình vẫn nói là thống nhất đất nước” mà vẫn “chưa thống nhất được lòng người” như chính lời của ông Nguyễn Thanh Sơn.
Sự chưa hoàn thành trách nhiệm ấy đã được Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn thừa nhận khi trong bài trả lời phỏng vấn trên, ông đã nhiều lần nhấn mạnh về sự thiếu chân thành và dũng cảm của “chúng ta”, xin trích một đoạn ngắn trong bài trả lời phỏng vấn trên:
“Hơn bao giờ hết chúng ta cần có sự dũng cảm đột phá, sẵn sàng chịu trách nhiệm. Hiện nay cái dũng cảm còn thiếu quá, chân thành còn thiếu quá. Đến khi có vấn đề cần có người xử lý, có người chịu trách nhiệm thì không ai làm. Đó là nỗi ray rứt của chúng ta.”
“Chúng ta” trong câu này và  trong ngữ cảnh của toàn bộ bài phỏng vấn trên không thể được hiểu là ai khác ngoài những người có trách nhiệm trong bộ máy nhà nước, có thể được hiểu là từ những lĩnh vực cụ thể như an ninh- quốc phòng- ngoại giao- truyền thông cho đến cơ quan lãnh đạo cao nhất là Bộ chính trị.
Cứ tạm tin vào sự chân thành và cũng là sự dũng cảm của ông Nguyễn Thanh Sơn thì những phát biểu trên của ông cũng cho thấy một sự thật rằng sự chân thành, sự dũng cảm ấy vẫn còn rất thiếu ở những đồng chí của ông-  như lời ông nói “các anh bên công an là cơ quan an ninh nhìn đâu cũng thấy gián điệp như bác sĩ nhìn đâu cũng thấy vi trùng”, hay “cái khó của chúng ta là tư duy, nhận thức của lãnh đạo các cấp khác nhau…”
Tóm lại, căn cứ vào phát biểu của ông Sơn thì trách nhiệm chính vẫn thuộc về “chúng ta” – mà nói cụ thể hơn phải là “Nhà nước ta”.
Mình nghĩ không phải chỉ là sự khác nhau trong tư duy, nhận thức của các cấp lãnh đạo mà phải phải nói thẳng ra là tình trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Chỉ riêng việc này thôi cũng cho thấy rất rõ tình trạng này – đó là trong những ngày này, khi mà hết ông Nguyễn Thanh Sơn, ông Nguyễn Dy Niên, bà Tôn Nữ Thị Ninh và nhiều ông bà khác thuộc “phe thắng trận”  lên diễn đàn nói về hòa giải, hòa hợp dân tộc, rằng cần phải gác lại quá khứ, quên đi hận thù, hướng đến tương lai, thì đồng chí Trần Bình Minh của “chúng ta” hàng ngày vẫn cứ cho nhà đài VTV phát  đi phát lại những lời ca sắt máu đầy hận thù của một thời huynh đệ tương tàn -  “ôi xương tan máu rơi lòng hận thù ngất trời…thúc giục lòng ta xung phong đi giết thù…”
Hận thù ngất trời như thế thì bao giờ mới có thể cởi bỏ hết được đây?


Copy từ: Hà Hiền

Ngày 30/4 khởi đầu một trào lưu bất đồng


Quân đội Bắc Việt tiến vào Sài Gòn
Ngày 30/4 đánh dấu mầm mống bất đồng trong chính nội bộ 'bên thắng cuộc'
Ngày 30/4/1975 đánh dấu mầm mống khởi đầu của sự bất đồng trong chính nội bộ phe những người cộng sản giành chiến thắng trong cuộc tiến chiếm Sài Gòn, theo nhà nghiên cứu từ trong nước.
Trao đổi với BBC hôm thứ Ba từ Sài Gòn, nhà nghiên cứu độc lập Lữ Phương nói ngay từ những ngày đầu tiên sau giải phóng, đã xuất hiện những rạn nứt trong cách thức nhìn nhận cuộc chiến và cách ứng xử với phần lãnh thổ mà quân đội miền Bắc vừa chiếm được từ tay chính quyền Sài Gòn.
"Những nhà lãnh đạo đã bệ nguyên một mô hình thể chế cộng sản từ miền Bắc vào miền Nam, và cũng đã có những nhìn nhận chỉ coi trọng vai trò của những người từ miền Bắc vào giải phóng, tiếp quản."
Trong khi đó theo nhà nghiên cứu này những công lao, đóng góp của phe kháng chiến Nam Bộ, những người thuộc lực lượng thứ ba đã có vẻ đã bị coi nhẹ.
Được hỏi từ khi nào thì xuất hiện những tư tưởng bất đồng đầu tiên trong hàng ngũ những người cộng sản tham gia điều hành chính quyền ở miền Nam hậu giải phóng, nhà nghiên cứu nói:
"Nguyễn Văn Linh liên kết với Trung Quốc, chấm dứt cải tổ và đó là bi kịch của Đảng cộng sản Việt Nam"
Lữ Phương
"Ngay từ những ngày tháng đầu đã xuất hiện những ý kiến này khác, nhưng phải đợi tới các dấu mốc là năm 1986 khi ông Nguyễn Văn Linh hứa hẹn đổi mới, để rồi sang những năm đầu thập niên 1990 ông Linh được cho là đã không giữ lời hứa, mà quay lưng lại với cải cách, thì các ý kiến mạnh lên."
Ông Phương nói các cán bộ lãnh đạo thuộc các phong trào kháng chiến nam bộ, mặt trận cách mạng dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam, các lực lượng bưng biền, các thành viên thuộc lực lượng thứ ba đã bắt đầu công khai lên tiếng.
"Những người như các ông Nguyễn Hộ, Trần Văn Trà, nhóm câu lạc bộ kháng chiến, rồi ông Trần Độ và nhiều người khác lên tiếng cho rằng ông Linh không giữ lời hứa," ông nói thêm.
Theo nhà nghiên cứu ông Nguyễn Văn Linh, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, nguyên Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định, đã bị phê phán vào thời điểm cuối thập niên 1980 - đầu 1990 là đã có hành vi trấn áp nhiều tiếng nói, trong đó có giới nhà báo, như bà Kim Hạnh, hay các đồng chí cũ như Nguyễn Hộ, hay Trần Độ v.v...
"Nguyễn Văn Linh liên kết với Trung Quốc, chấm dứt cải tổ và đó là bi kịch của Đảng cộng sản Việt Nam," ông Phương, nguyên Thứ trưởng Thông tin - Văn hóa của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, một tổ chức do chính quyền cộng sản Bắc Việt xây dựng nên, nói.

'Bờ vực phá sản'

Ba mươi tám năm sau sự kiện 30/4, theo nhà nghiên cứu, phong trào bất đồng trong nội bộ đảng cộng sản ở miền Nam vẫn có những tiến triển đáng kể.
"Rút lui cũng là một lựa chọn, rút lui để dân tộc tiến bộ, đất nước hùng mạnh, là một lựa chọn đúng. Trong lịch sử những người cộng sản trước đây đã từng có lúc tuyên bố giải tán, tuyên bố rút lui"
Lữ Phương
"Đã có sự phân hóa và cũng có những tiến triển, nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển, mặc dù sự áp bức đã làm một số người thay đổi thái độ, song số đông của phong trào vẫn tiếp tục vì họ vẫn giữ được niềm tin vào sự thay đổi của đất nước, nhất là trước thực trạng của Đảng" ông nói với BBC.
"Lẽ ra những người Cộng sản phải nhận thức được vị thế và thời cuộc của mình, và nếu họ thực sự yêu nước, thương nòi, thực sự có trách nhiệm, thì họ phải biết cần làm gì,
"Rút lui cũng là một lựa chọn, rút lui để dân tộc tiến bộ, đất nước hùng mạnh, là một lựa chọn đúng.
"Trong lịch sử những người cộng sản trước đây đã từng có lúc tuyên bố giải tán, tuyên bố rút lui, họ không nên tham quyền cố vị," nhà nghiên cứu nói.
Theo Lữ Phương, những người lãnh đạo cộng sản hiện nay đang phạm một sai lầm rất nghiêm trọng và to lớn:
"Họ đã đang dẫn đất nước tới một bờ vực của sự phá sản, suy thoái hoàn toàn, các giá trị cơ bản bị phá hoại,
"Họ đặt lợi ích của họ lên trên lợi ích chung của dân tộc, của nhân dân và đất nước, họ đang giữ chặt thể chế để không làm gì khác ngoài việc làm kinh tế cho họ, biến cả đất nước thành một cỗ máy làm ăn cho họ," nhà nghiên cứu đưa ra những ý kiến có thể coi là chỉ trích khá thẳng thắn.
"Họ đổi mới nửa vời, nay họ còn đang chia ra phe cánh với nhau để làm ăn, họ từ chối đổi mới chính trị đi đôi với cải tổ kinh tế. Họ coi nhân dân như kẻ thù. Rồi trong nội bộ nay họ cũng đang đấu đá, phe nọ đánh đấm phái kia quyết liệt, tanh bành...
"Họ biến đất nước thành một vũng lầy với đầy các tệ nạn từ hối lộ đến bất công, tràn lan, và hiện chưa rõ có con đường nào để thoát ra."
Lữ Phương
Ông Lữ Phương cho rằng phong trào đấu tranh dân chủ và bất đồng trong nước đang gieo những mầm mống tương lai
Nhà nghiên cứu cũng đưa ra một nhận xét nói hiện nay đang có quan ngại trong lúc 'cùng quẫn' đảng có thể ngả theo Trung Quốc để cố gắng có được sự hậu thuẫn, bất chấp tương lai, vận mệnh và quyền lợi của dân tộc có thể bị thế lực ngoại bang này xâm phạm.
"Hãy xem Trung Quốc đang vào Việt Nam như thế nào, từ nhân lực cho tới doanh nghiệp, từ sản phẩm, cho tới thị trường và đồng thời họ cũng chiếm giữ, tiến chiếm, dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để gặm nhấm dần dần đất đai và biển đảo của chúng ta."
"Trong khi ấy lãnh đạo Việt Nam suốt ngày nói về đoàn kết ý thức hệ, nói về giữ hòa khí và lấy cớ đó ngăn dân không cho người dân phản ứng, không cho họ lên tiếng trước thứ chủ nghĩa thực dân mới mà ai cũng nhận thấy rõ," ông Phương đưa ra bình luận có tính chất ít nhiều như cáo buộc.

'Âm thầm gieo mầm'

Khi được hỏi liệu những nhà bất đồng xuất phát từ các cựu lãnh đạo, các đảng viên, các thành viên kháng chiến cũ nay có thể quá ít ỏi, yếu về tiếng nói và không có tương lai hay không, như một số ý kiến của giới chức chính quyền, ông Phương nói:
"Không nên lấy số lượng để tính, những tiếng nói bất đồng từ 30/4, từ thập niên 1986, 1990 ấy vẫn âm thầm nhưng họ đang làm được một việc rất quan trọng, các tiếng nói ngày càng nhiều, như các vị Lê Hiếu Đằng, Trần Quốc Thuận, rồi nhiều vị khác nữa...
"Đó là gieo mầm, họ gieo những mầm mống để một ngày có điều kiện, đất nước sẽ có sự đổi thay.
"Số lượng không nói lên điều gì then chốt, chính những người cộng sản ngày trước, những năm 1945 khi họ làm cách mạng chống Pháp, khi họ còn trong vị trí bị trị, họ chỉ có mấy ngàn đảng viên đấy thôi."
Nhà nghiên cứu cũng cho rằng phong trào đang lớn mạnh lên rõ rệt, với nội dung bất đồng, chỉ trích, đấu tranh ngày càng quyết liệt, không khoan nhượng và triệt để hơn, bất chấp các rủi ro bị đàn áp.
"Mà trấn áp người ta xong, bỏ tù người ta xong thì người ta ra tù lại phát biểu mạnh mẽ hơn, quả quyết hơn, cho người ta đi tù là càng cấp bằng, là càng phong thánh cho người ta chứ gì"
Lữ Phương
"Từ các phong trào ấy, rồi gần đây mở ra, nào là trang mạng Bauxite, những người ra kiến nghị về Thơ Trần Dần, nay phát triển rộng khắp với nhiều nhóm khác,
"Hiện tại phong trào kiến nghị sửa hay đổi Hiến pháp cũng đang rất mạnh mẽ, quyết liệt. Còn trấn áp ư, trấn áp ngày nay so với xưa chưa là gì,
"Mà trấn áp người ta xong, bỏ tù người ta xong thì người ta ra tù lại phát biểu mạnh mẽ hơn, quả quyết hơn, cho người ta đi tù là càng cấp bằng, là càng phong thánh cho người ta chứ gì," ông Lữ Phương nói.
Gần đây trong một phỏng vấn với BBC về phong trào bất đồng chính kiến và tranh đấu cho tự do dân chủ ôn hòa ở trong nước, một Bấm quan chức cao cấp trong ngạch đào tạo cán bộ lãnh đạo của Đảng cho rằng Đảng cộng sản Việt Nam hiện không có đối thủ vì đối lập Bấm quá yếu và mỏng.
Phản biện lại ý kiến này, nhà bất đồng chính kiến, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang nói rằng chính do bị chế áp bằng chuyên chính vô sản của chính quyền mà phong trào có thể bị yếu, mỏng, hay có lúc bị phân chia, nhưng nhìn chung vẫn đang vận động tiến lên và có triển vọng
Còn luật sư Bấm Nguyễn Văn Đài, cũng từ Hà Nội, thì nói Đảng đông quân số, lại nắm hết các lực lượng chuyên chính từ quân đội, công an, tới tòa án và toàn bộ bộ máy chính trị, cai trị, nhưng thiếu chính nghĩa.
Trong khi vẫn theo nhà hoạt động dân chủ này, các lực lượng tranh đấu vì dân chủ tuy yếu hay mỏng, nhưng lại có tương lai vì nắm trong tay chính nghĩa và được sự ủng hộ của người dân và các phong trào tiến bộ dân chủ quốc tế.


Copy từ:BBC

Ghi chép về một buổi họp mặt quanh bàn ăn trưa ngày 29.4.2013

Ghi chép về một buổi họp mặt quanh bàn ăn trưa ngày 29.4.2013

Hạ Đình Nguyên
30-4 là ngày kỷ niệm lớn của người Việt Nam, với nhiều ý nghĩa khác nhau và tên gọi khác nhau. Nhưng có lẽ vào ngày này, nên nhắc lại câu nói của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt: “Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại, nhưng chúng ta cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát...Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vế thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu”.
Vậy đó là ngày gì, có thể chỉ dùng một từ ngữ được không? Có người cho rằng, cuộc chiến tranh Việt Nam đã kết thúc gần 40 năm, nhưng nhân dân Việt Nam vẫn chưa ra khỏi cuộc chiến. Đó là cuộc chiến không có tiếng súng vẫn tiếp diễn, với những hệ lụy của lòng thù hận chua cay và mâu thuẫn chất chồng, kéo rê qua từng thế hệ và không ngừng những phát sinh mới trong tình thế mới, trong từng thớ thịt của nhân dân. Vì thế mà “Thế lực thù địch” lại có nhiều cách hiểu không giống nhau. Có lẽ không có từ ngữ nào ổn hơn để gọi ngày 30-4: là ngày hòa bình của đất nước, ngày chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài trên toàn cõi Việt Nam.
Lễ 30-4 năm nay không ầm ĩ reo hò như những năm qua, phố xá bình yên với những dòng xe chạy thông thoáng, trên các kênh truyền hình tin đưa về ngày lễ cũng chừng mực. Không gian thành phố có màu xanh của cây lá nhiều hơn màu đỏ. Nguyên nhân nào? Do tác động của cơn suy thoái kinh tế đang đến hồi nghẹt thở? Do cuộc đấu tranh nội bộ nghiệt ngã sắp diễn ra vào tháng 5 tới? Hay do trạng thái cái nhìn về lịch sử đã có bình tĩnh hơn?
Trưa 29-4-2013, chúng tôi, gồm một số công dân thuộc diện “suy thoái” (theo cách ám chỉ của TBT Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng) đã gặp nhau trong một góc phố (TP HCM), tại quán Trịnh, trong bữa cơm trưa thanh đạm, không nhằm mục đích để hò reo vui mừng, không để khóc than hay thù hận, cũng không nhằm mưu đồ hay lợi dụng một điều gì, mà chỉ để tham gia chia sẻ về một tình tự dân tộc của cái ngày rất khó gọi tên này.
Suy nghĩ vế chuyện chung, vốn là trách nhiệm và thẩm quyền của mọi công dân trước tình hình đất nước.
Anh Huỳnh Tấn Mẫm vừa rời cuộc đại lễ mà anh được Thành phố mời dự. Anh nói có 2/3 buổi lễ là văn nghệ, sau đó là những diễn văn… và anh vội vàng đến đây để gặp mặt với những người “cùng suy thoái”. Sau đó anh Trần Quốc Thuận và anh Lê Công Giàu kể về chuyến đi thăm Trường Sa, do Thành phố mời đi. Chuyện kể thật là cảm động về các chiến sĩ giữ đảo, về những cố gắng mà Nhà nước đã đầu tư và trang bị. Những đồng tiền được chắt chiu quý báu, có thể làm nhỏ lệ khi so với những con số khủng của tham những và thất thoát. Tuy nhiên có điều khá buồn, là từ những người lính cho đến sĩ quan đều “thầm thì” không dám gọi tên những kẻ thù đã chiếm đảo. Kẻ thù như những bóng ma ẩn khuất, trong khi chúng lù lù ra đấy. Trong chuyến hải trình ngắn ngủi, các anh đã gặp hai chiếc “hải giám” của đối tượng mà ta không dám gọi tên. Và khi các anh kéo nhau ra boong để chụp hình tàu “hải giám” thì liền bị nhắc nhở, vì “trên” sợ “tàu lạ” hiểu lầm phía Việt Nam “khiêu khích”!
Vì vậy, phải chăng điều tiên quyết cần có ở Trường Sa là nâng cao ý chí chiến đấu cho những người đang đứng đầu sóng ngọn gió trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, giữ vững sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Không chỉ đích danh kẻ thù, thì mũi súng chĩa vào đâu? Vũ khí rất hiện đại, nhưng bài học Việt Nam là bài học về ý chí và bản lĩnh của người cầm súng dám “CẢM TỬ cho Tổ quốc QUYẾT SINH”.
Sau khi kể những chuyện thật cảm động về người lính đảo, luật sư Trần Quốc Thuận nghẹn ngào nói một điều khiến mọi người lặng đi: Đứng trước tượng đài kỷ niệm các anh hùng liệt sĩ của binh chủng hải quân đã dũng cảm hy sinh trong cuộc chiến đấu chống Trung Quốc xâm lược, khi các anh cúi đầu mặc niệm, thì người ta đã trang trọng đọc tên nhà tài trợ đã bỏ ra hơn 9 tỷ để xây nên đài kỷ niệm này. Anh Thuận cho rằng, ghi công nhà tài trợ là đúng, nhưng không nên đặt ngang hàng tên nhà tài trợ với tên các anh hùng liệt sĩ. Anh xúc động nói: “Tôi không thể cúi đầu trước mấy tỷ đồng được, cho dù đó là đồng tiền đáng quý. Máu xương của anh em ta đổ ra làm sao lại đem cân đong đo đếm với đồng tiền tài trợ! Cần phải sửa ngay sự xúc phạm đến anh linh các liệt sĩ!”.
clip_image001 Ảnh: Lê Công Giàu
Sau đó, buổi cơm trưa chuyển sang những chủ đề khác. Không có ai là thuyết trình viên, không có ai làm thư ký, không ai làm chủ tọa, và không vấn đề nào được kết luận. Những công dân “suy thoái về tư tưởng, đạo đức và lối sống”, gặp nhau trong quán cơm hôm nay để được “tự do”, được “chuyện trò” những đề tài “không được khuyến khích”. Nhưng đó là những vấn đề của mọi công dân đang phải đối diện:
- Sự hòa hợp và đoàn kết dân tộc.
- Chủ quyền dân tộc trước sự đe dọa của Bắc Kinh.
- Một xã hội dân sự cho một Việt Nam tất yếu phải đổi mới.
“Ăn cơm nhà, vác ngà voi”! Một đất nước sẽ tốt hơn lên khi có nhiều người dân sẵn sàng vác ngà voi.
Chúng tôi mong muốn có sự chia sẻ sâu rộng về những chủ đề này. Vì vậy mới có mấy dòng ghi vội trên đây.
H. Đ. N. 



Copy từ: Bauxite Việt Nam

Phạm Văn Điệp vật vã trở về vật vã ra đi...

Người Buôn Gió

Công dân Việt Nam Phạm Văn Điệp thường trú tại Liên Bang Nga
cuối tháng 4 năm 2013 trở về quê hương để dự lễ thượng
thọ cho cha già. Nhưng đến ngưỡng cửa của xứ thiên
đường, thánh an ninh gác cổng thiên đường không cho Điệp
vào. Lý do là Điệp hay lên mạng intenet nói chuyện chính trị,
thời sự Việt Nam.

Phạm Văn Điệp cực kỳ bất ngờ vì anh ta là người Việt Nam
mà không được vào Việt Nam, dù Điệp chất vấn thế nào thì
các thánh an ninh gác cổng xứ sở thiên đường đều lắc
đầu quầy quậy một là một, hai hai là hai.

Điệp đành ngậm ngùi rời khỏi cổng thiên đường, quay về
hạ giới. Làm đơn tấu trình quan sở tại dưới trần gian,
để quan đốt sớ dâng lên thiên đường xem xét.

http://phamvandiep.blogspot.ru/2013/04/toi-bi-mat-to-quoc-do-ang-cong-san-viet.html

Xứ thiên đường đâu phải thích đi là đi, thích về là về.
Phạm Văn Điệp trước kia đã từng vào xứ thiên đường trót
lọt, nhưng lúc anh muốn trở về hạ giới Liên Bang Nga. Người
gác cổng thiên đường ngăn không cho anh ta đi, vật vã 4 tháng
ròng xin xỏ. Phạm Văn Điệp hưởng sự nhân đạo của thiên
đường cho phép anh ta đi xuống hạ giới.

Có lẽ Phạm Văn Điệp mất 4 tháng nữa để quay về Việt Nam.

Tổng Bí Thư Đảng CSVN là người có thể nói là lãnh đạo cao
cấp nhất ở VN, từng công khai nói đến chuyện thanh niên,
người dân Việt Nam xa rời chính trị, chạy theo lối sống
vật chất đời thường. Ngài TBT hô hào người dân phải quan
tâm tìm hiểu, góp ý về các sự kiện chính trị diễn ra trong
nước...

Hưởng ứng lời kêu gọi ấy của TBT Đảng CS Việt Nam,
người công dân Phạm Văn Điệp đã bằng tấm lòng nhiệt
huyết với quê hương, anh đã dành thời gian còn lại sau những
ngày làm việc vất vả, để bàn luận về chính trị, chính
sách của Đảng và nhà nước trên nhiều diễn đàn. Không như
nhiều người người khác, Phạm Văn Điệp có cái nhìn rất đa
chiều, tuy rằng ở nước ngoài nhưng không phải lúc nào anh
cũng chê bai đường lối chính sách của Đảng và NN. Rất
nhiều lần anh đã bênh vực, thanh mình, giải thích cho hành
động của Đảng và NN Việt Nam trước những chỉ trích của
các luồng dư luận. Quan điểm và hành động của Phạm Văn
Điệp thiết nghĩ là khá tốt nếu xét theo lời yêu cầu của
ông TBT Đảng CSVN.

Nhưng nếu xét theo quan điểm của các thánh an ninh, thánh tuyên
truyền thì tên Phạm Văn Điệp chưa hiểu đủ và đúng quan
điểm của ông TBT Đảng CSVN. Ông TBT nói là người dân không
quan tâm đến chính trị, không có nghĩa là người dân quan tâm
đến chính trị theo cảm nhận của họ, mà cái quan tâm ở
đây là phải có đường lối, có định hướng, nếu không sẽ
bị trệch đường ray, sẽ bị thế lực thù địch xuyên tạc.

Đáng ra Phạm Văn Điệp phải chờ một nghị quyết bổ sung
đại loại mang cái tên là - <em>hướng dẫn quan tâm đến chính
trị...</em> chẳng hạn. Ở xứ thiên đường là vậy, luật
trên đưa ra, nhưng muốn chắc thì còn phải chờ văn bản
hướng dẫn nữa. Ví dụ như hiến pháp ghi công dân có quyền
biểu tình, nhưng chớ dại mà biểu tình, vì mới có nghị
định cấm tụ tập đông người chứ chưa có nghị định nào
hướng dẫn biểu tình. Và cũng chỉ có luật gây rối trật
tự công cộng chứ không có luật nào chỉ rõ việc biểu tình
ra sao?

Phạm Văn Điệp khi không vào được xứ thiên đường lần
này, Điệp tính nước khởi đơn kiện vói nội dung là Điệp
là người Việt Nam, có hộ chiếu VN, khẳng định là công dân
VN mà không được vào VN. Thời gian chờ đợi phân xử việc
này không biết kéo dài bao nhiêu lâu?

Nhưng Phạm Văn Điệp có thể gửi đơn khiếu nại về một
chuyện khác liên quan đến việc bị cấm vào. Đó là gửi đơn
đến Hội đồng lý luận trung ương ĐCSVN, ban tuyên giáo ĐCSVN
để khiếu nại về việc không có văn bản hướng dẫn việc
thực hiện lời ông TVB về chuyện người dân quan tâm đến
chính trị. Và vì bởi không có văn bản hướng dẫn ấy nên
ông không biết bàn thế nào để vừa ý Đảng, mặc dù nhiều
lần ông đã bênh vực cho Đảng, phản bác lại những ý kiến
chỉ trích Đảng.

Hy vọng con đường ấy giúp ông khỏi phải vật vã khi trở
về.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20130501/nguoi-buon-gio-vat-va-tro-ve-vat-va-ra-di),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Copy từ: Dân Luận

Dính bẫy vay tiêu dùng trả lãi tới 28% năm


(ĐVO) - Theo luật các tổ chức tín dụng thì lãi suất cho vay đang bị thả nổi.
 
Do cần tiền gấp hoặc ngại thực hiện các thủ tục ngân hàng rườm rà, nhiều người dân, hộ kinh doanh nhỏ đã tìm đến dịch vụ cho vay tiêu dùng của các công ty bảo hiểm, công ty tài chính... Tuy nhiên, ít người để ý dạng cho vay này có lãi suất cực cao, mức cao nhất có khi đến 28%/năm. 
 
Thấp nhất chỉ... 1,7%/tháng
 
Trong vai một tiểu thương cần tiền nhập quần áo để kinh doanh, phóng viên được nhân viên Công ty Tài chính F. tư vấn về vay tiêu dùng.
 
Theo nhân viên tư vấn tên P. thì với thu nhập 5 triệu đồng/tháng, khách hàng có thể được công ty cho vay 150 triệu đồng, thời hạn bốn năm. Hồ sơ vay vốn rất đơn giản, các loại giấy tờ chỉ cần bản sao...
 
Nhân viên P. này còn cho biết nếu vay càng ngắn hạn thì lãi vay càng cao, mức cao nhất đến 28%/năm, còn trung bình là 20%/năm, tương đương lãi suất 1,7%/tháng.
 
Như vậy, nếu tính lãi vay bình quân 20%/năm thì với khoản tiền gốc 150 triệu đồng, mỗi tháng người vay trả nợ cả gốc lẫn lãi hơn 6 triệu đồng. Trả hết nợ trong vòng bốn năm vị chi số tiền gần 300 triệu đồng. 
Hiện nhu cầu vay vốn tiêu dùng của người dân khá cao. Ảnh: BÙI NHƠN
Hiện nhu cầu vay vốn tiêu dùng của người dân khá cao. Ảnh: BÙI NHƠN
 
Với cách tính này thì xem ra khi vay tiêu dùng lãi suất quá cao, không nói đã “nuốt” luôn vốn vay gốc.
 
Trường hợp khác về mức lãi suất tăng vô lý là của anh T., nhà ở quận 8 (TP.HCM). anh muốn mua chiếc xe máy để đi làm nên tìm đến dịch vụ vay trả góp.
 
Anh kể: “Tôi vay 20 triệu đồng mua xe, trả góp trong vòng một năm. Lãi suất công ty đó tính ban đầu là 25%/năm. Họ tự tính ra tiền lãi tôi phải trả là 5 triệu đồng/năm, mỗi tháng là gần 500.000 đồng, còn tiền gốc thì mỗi tháng là hơn 1,6 triệu đồng. Vậy mỗi tháng tôi trả trung bình 2,1 triệu đồng cả gốc lẫn lãi. Tuy nhiên, sau ba tháng trả nợ như phương án được công ty tính thì đến tháng tiếp theo lại có điều chỉnh tăng tiền trả nợ”.
 
“Tôi gọi đến công ty cho vay đó hỏi thì nhân viên trả lời theo hợp đồng, cứ ba tháng sẽ tính lại lãi vay. Còn mức lãi vay được điều chỉnh theo lãi suất thị trường. Nhân viên còn cho biết nếu trả nợ trước hạn thì khách hàng phải đóng phạt 2% trên giá trị tiền vay còn lại” - anh T. nói.
 
NHNN đang kiểm tra
 
Theo quy định trong Bộ luật Dân sự, lãi suất cho vay không được vượt quá 150% so với lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ấn định. Mức lãi suất cơ bản của NHNN hiện nay là 9%/năm, vậy tính ra lãi suất trong hợp đồng vay vốn không được vượt quá 13,5%/năm.
 
Thế nhưng, Luật Các tổ chức tín dụng do Quốc hội ban hành năm 2010 có hiệu lực từ ngày 1/1/2011 lại thả nổi lãi suất cho vay.
 
Trả lời phỏng vấn, luật sư Lưu Trường Hận (Đoàn Luật sư TP.HCM), với thâm niên làm về mảng pháp chế cho Ngân hàng Phương Đông, cho biết quy định lãi suất không được vượt quá 150% so với lãi suất cơ bản của NHNN không còn áp dụng cho các hợp đồng vay vốn nữa. Hiện nay, hợp đồng vay vốn đã được các ngân hàng thương mại, công ty tài chính... áp theo Luật Các tổ chức tín dụng mới và như thế, lãi suất cho vay được thả nổi.
 
Cũng theo luật sư Hận, lãi suất cho vay chỉ bị hạn chế ở mức bao nhiêu phần trăm khi NHNN can thiệp và có quy định về lãi vay cụ thể. “Cụm từ “NHNN có quy định khác về lãi và phí” trong Luật Các tổ chức tín dụng được hiểu như là lãi suất huy động hiện nay được NHNN khống chế ở mức trần 7,5%/năm” - ông Hận nói.
 
Trao đổi với phóng viên liên quan đến việc này, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM cho biết các công ty tài chính trực thuộc các công ty bảo hiểm là do Bộ Tài chính quản lý. Riêng về việc các công ty này cho người dân vay vốn với lãi suất cao vô lý, NHNN đang cho kiểm tra và sẽ có ý kiến trả lời sau.
 
Bùi Nhơn (Pháp luật TP.HCM)


Copy từ: Đất Việt

“Chính trị hóa” làm tê liệt xã hội



BS. Nguyễn Quang Bình Tuy
Nhân việc bàn về “phi chính trị hóa quân đội”, cũng là cơ hội để chúng ta nhìn lại hàng loạt vấn đề của xã hội hôm nay như đạo đức suy đồi, quá tải bệnh viện, giáo dục xuống cấp, thanh niên không có tay nghề lẫn kỹ năng làm việc, không thể tuyển người giỏi vô làm công chức… Có thể khẳng định, đó là do chúng ta “chính trị hóa” mọi mặt của đời sống xã hội. Chính trị hóa len lỏi tới mọi ngành nghề, mọi giới và mọi nơi. Chính trị hóa đã làm xơ cứng xã hội, làm tê liệt xã hội, khiến không ai dám nói thật vì sợ “phản động”, không ai dám làm vì sợ “làm trái ý lãnh đạo”, không ai dám sáng tạo vì sợ “lãnh đạo biết mình giỏi hơn”… Suy cho cùng, ai cũng phải căng thẳng, vắt óc suy nghĩ để nói gì và làm gì sao cho đẹp lòng lãnh đạo để mà sống vì miếng cơm manh áo. “Nói thật thì sợ mất lòng” nên đành phải… nói dối. Mà nói dối lâu ngày thành thói quen và trở thành bản chất của mình lúc nào không hay. Hậu quả là mọi người chỉ nói theo những gì lãnh đạo (cơ quan, tổ chức…) đã nói và muốn nghe. Những ai tồn tại và được thăng tiến được trong môi trường đó thì gần như chắc chắn cũng thuộc hàng “nịnh hót” và “miệng lưỡi đỡ tay chân” mà thôi. Mà người giỏi, người tài thì không ai thích làm chuyện đó cả, mà họ cần một lãnh đạo anh minh, biết tạo đất để họ dụng võ, phát huy hết khả năng của mình. Thế thì làm sao chúng ta có được người giỏi người tài, khi mà hiện nay tiêu chí xét thăng chức quản lý từ cấp thấp nhất là phó phòng, phó khoa của một bệnh viện bắt buộc phải là… đảng viên Đảng Cộng sản bất kể chuyên môn “có vấn đề”!
Chúng ta đã trải qua nhiều thời kỳ: chiến tranh, bao cấp, đổi mới. Dễ nhận ra rằng, khi “chính trị hóa” càng rộng ra nhiều mặt của xã hội thì không khí càng “nghẹt thở” và càng trở nên “bí hiểm”. Trước đây, thời bao cấp do chính trị hóa cả lĩnh vực kinh tế nên hậu quả là ai cũng trở thành “tội phạm” vì bán các mặt hàng cơ bản như thực phẩm, hàng gia dụng… mặc dù chỉ đơn thuần là “làm để kiếm ăn”. Lúc đó chúng ta gọi một cách khinh miệt những người buôn bán là “bọn con buôn” và đổ hết những lý do làm kinh tế xáo trộn lên đầu họ. Sau khi mở cửa và “đổi mới”, chúng ta “thôi chính trị hóa” lĩnh vực kinh tế bằng cách dẹp bỏ chế độ tem phiếu và cửa hàng bách hóa, trả lại việc buôn bán cho dân nên kinh tế phát triển, có của ăn của để, và những người buôn bán được gọi một cách trìu mến là “thương nhân”, “doanh nhân”. Nói vậy không phải để bình phẩm đúng sai của lịch sử, nhưng để cho thấy cũng cùng một vấn đề, nhưng nếu nhìn dưới một lăng kính “chính trị” thì sẽ thấy đâu cũng là “kẻ thù”, cũng là “phản động”, nhưng nếu nhìn với lăng kính “dân sự” thì ai cũng có công đóng góp phát triển đất nước.
Như vậy có bao nhiêu lĩnh vực nữa mà chúng ta đã gỡ bỏ thành công cái “vòng kim cô” “chính trị hóa” và trả nó về “dân sự”, và rồi nhận ra rằng “tại sao ta không gỡ nó sớm hơn, vì nó có hại gì đâu?”. Đơn cử một lĩnh vực nữa chúng ta đã làm được, đó là người dân được tự do đi nước ngoài, điều mà cách đây không lâu là “phạm pháp”, là “phản bội Tổ quốc”, thậm chí du kích được quyền bắn bỏ ngoài bãi biển bất kỳ ai “đi vượt biên” mà không cần xét xử. Thế rồi mở cửa… nhưng vẫn chưa mở hết với lĩnh vực này. Tôi nhớ cuối những năm 1990 đầu những năm 2000 muốn làm passport phải khai báo là “thất nghiệp” hoặc “lao động tự do”, chứ nếu khai là trí thức như bác sĩ, dược sĩ… thì không thể nào được cấp passport. Ngày nay thì mọi người đều có thể làm passport một cách tự do mà không cần có lý do, muốn đi nước nào thì đi, miễn nước đó nhận mình, kể cả “đế quốc Mỹ”. Vậy thực sự việc đi nước ngoài có quá nguy hiểm với chế độ, có “làm mất chế độ” như chúng ta từng lo sợ không? Ngược lại nữa là khác! Lượng kiều hối quay ngược lại để phát triển đất nước là một minh chứng thưc tế.
Thử nhìn vào Bắc Triều Tiên xem lãnh đạo họ hành xử có bất thường không? Nếu trả lời “có”, tức là chúng ta đã thoát ra rồi, đang đứng ngoài nhìn vào họ. Nếu chúng ta đứng chung với họ thì sẽ trả lời là “không có gì bất thường”. Quay ngược lại thời bao cấp, hình ảnh của chúng ta trong con mắt của thế giới giống y như vậy, giống đến từng chi tiết nhỏ nhất. Giờ đây, chúng ta đang cố giữ thể chế “toàn trị”, cái mà thế giới phương Tây văn minh họ lên án rất nhiều vì nó làm khổ dân, làm suy yếu đất nước và khuyên chúng ta nên thay đổi để có lợi cho chính chúng ta, giúp chúng ta phát triển hơn, văn minh hơn, đồng thời bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ tốt hơn. Vậy hãy thử dũng cảm “nhảy ra” khỏi cái vòng luẩn quẩn đó thì mới thấy chúng ta “đang bất thường”. Đừng cố thanh minh và biện minh làm gì, chỉ tốn thời gian và càng chứng tỏ mình “tham quyền cố vị” mà thôi. Muốn xem một trận bóng hay thì phải ngồi ở khán đài, chứ đâu ai đứng trong sân mà xem. Hãy thử đứng ở khán đài một lần để có cảm giác như thế nào là bình thường và bất thường.
Quay sang Miến Điện, những cú xoay chuyển ngoạn mục của họ có làm họ suy yếu thêm không? Có làm họ “lệ thuộc Mỹ” không hay là thoát khỏi “gọng kìm Trung Quốc”? Có bị ai “giật dây” không? Dân họ sướng hơn hay khổ hơn sau cú chuyển xoay đó? Xã hội của họ có bị rối loạn không hay là dễ thở hơn nhiều? Với đà này, chỉ cần 10 năm nữa họ sẽ vượt qua mặt chúng ta ngay, chắc chắn là vậy. Phải nói ngay, Mỹ không có tham vọng lãnh thổ, không chiếm nước ta, trong khi Trung Quốc nhiều lần bành trướng xâm lược nước ta. Minh chứng cho điều này là chỉ khi Mỹ rút khỏi chiến tranh Việt Nam thì Trung Quốc mới dám khởi binh chiếm Hoàng Sa. Như vậy ai dã tâm thì đã biết rõ rồi.
Các vấn nạn xã hội hôm nay mà chúng ta đang phải đối mặt đều có cùng một nguyên nhân là “chính trị hóa”. Do chính trị hóa nên nhiều lĩnh vực đáng lẽ thuộc dân sự, nhưng lại được tổ chức và vận hành mang màu sắc chính trị. Hậu quả là, các tiêu chí đánh giá tổ chức dân sự đó tốt hay xấu đáng lý ra phải dựa vào các tiêu chuẩn chuyên môn, nhưng lại dựa vào tiêu chí chính trị! Hãy thử phân tích từng quốc nạn sẽ rõ.
1. Quá tải bệnh viện
Tôi thấy trải qua bao đời Bộ trưởng Bộ Y tế, và với quyết tâm chính trị rất lớn là làm sao để giảm quá tải bệnh viện, nhưng đều thất bại. Kết quả là quá tải bệnh viện lớn, chuyên môn sâu ở Hà Nội và Sài Gòn vẫn là vấn đề nhức nhối chưa có lời giải. Bộ trưởng nào lên cũng tìm một lý do để giải thích cho sự quá tải đó, nhưng tất cả đều là mệnh lệnh hành chánh và không thể thành công trong thực tiễn. Các giải pháp “ngăn sông cấm chợ” (khám bệnh theo tuyến, trái tuyến trả tiền cao hơn) đã từng làm và từng thất bại, nhưng nay lại tiếp tục đem ra làm, và chắc chắn sẽ thất bại tiếp. Sao không thử nghĩ, nếu con của Bộ trưởng bị bệnh nguy cấp trên đường đi công tác, Bộ trưởng có dám đưa con vô cấp cứu tại một bệnh viện tỉnh không, chưa nói đến bệnh viện huyện, hay là tức tốc về Sài Gòn hay Hà Nội để cứu chữa, hay thậm chí bay sang nước ngoài? Thế thì tại sao lại bắt người dân phải vô khám những nơi điều trị kém như vậy? Ngày càng có nhiều bệnh viện cấp tỉnh kém về chuyên môn, mặc dù có trang bị trang thiết bị hiện đại, thì người dân ngày càng kéo về thành phố lớn. Tại sao như vậy?
Tại vì, không gì thay thế được con người cả. Nếu thay được, người ta đã chế tạo ra máy khám bệnh rồi, và không cần đào tạo bác sĩ làm chi cho tốn công, tốn tiền… Mà muốn có con người tốt thì phải được tổ chức tốt, thì mới thu hút được người giỏi ở lại và cống hiến hết mình. Chỉ cần có người giỏi làm việc thì không cần đầu tư máy móc hiện đại, cũng giải quyết nhiều vấn đề rồi. Mà muốn những người này ở lại làm, cách duy nhất là phải có lãnh đạo khoa, lãnh đạo bệnh viện giỏi, và…không cần là đảng viên!
Người giỏi chuyên môn thì sẽ lấy tiêu chí chuyên môn ra để phấn đấu và để đánh giá nhân viên dưới quyền, kết quả là chuyên môn ngày càng cao và tăng uy tín cho bệnh viện. Còn người thăng tiến nhờ chính trị mà chuyên môn kém thì chắc chắn sẽ tập hợp quanh mình những người kém cỏi và khiến nhiều người giỏi và tâm huyết nghề nghiệp phải ra đi. Đó là chưa kể họ sẽ tham nhũng thông qua việc mua sắm thiết bị chất lượng kém với giá cao, bất chấp có ảnh hưởng tới hoạt động chuyên môn. Hiếm có người nào thăng tiến nhờ chính trị mà lại vừa giỏi chuyên môn. Tôi có bạn bè làm trưởng phó khoa, thậm chí giám đốc bệnh viện, họ tâm sự “vô Đảng cho có thôi, chứ mình chỉ thích làm chuyên môn”.
Như vậy hăy trả tổ chức bệnh viện về “dân sự” và thay đổi tiêu chí đánh giá bệnh viện dựa trên uy tín của bệnh viện về chuyên môn với dân chúng. Chỉ cần 64 tỉnh thành có 64 bệnh viện tỉnh thực sự giỏi chuyên môn là đủ sức giảm tải cho bệnh viện ở hai thành phố lớn Hà Nội và Sài Gòn. Không ai muốn tốn tiền tốn bạc, ăn dầm nằm dề tại các bệnh viện thành phố, phải bỏ công ăn việc làm để nuôi bệnh cả.
Tình hình hiện nay, chúng ta có dũng cảm “bỏ tiêu chuẩn đảng viên” trong lựa chọn giám đốc bệnh viện cũng như trưởng và phó khoa phòng không? Song song đó là thi tuyển giám đốc để chọn ra 64 giám đốc bệnh viện tỉnh giỏi, biết làm việc, có tâm với ngành. Chỉ cần vậy, trong vòng 5 năm sẽ xóa ngay tình trạng quá tải bệnh viện thành phố.
2. Giáo dục xuống cấp và đạo đức suy đồi
Giáo dục cũng tương tự, từ cấp tổ phó bộ môn trở lên phần lớn là đảng viên. Đó là chưa kể chương trình giáo dục chúng ta quá nặng nề về chính trị. Ngay cả dạy lịch sử, chúng ta cũng không khách quan, mà nặng tính chính trị, lồng ghép bình luận lịch sử theo quan điểm chính trị của Đảng Cộng sản. Chính vì cách dạy lịch sử như vậy, nên không thể có lịch sử hay, không thể trách tại sao học sinh không biết lịch sử nước ta qua 4000 năm lịch sử hay tới mức nào. Ba tôi là Giáo sư dạy sử tiểu học thời chế độ Việt Nam Cộng hòa, chỉ cần nghe ông kể chuyện sử trong mỗi bữa ăn tôi cũng đã thuộc rồi, và thấy rất hay. Tôi biết tại sao có Trịnh-Nguyễn phân tranh, tại sao có dải đất phía Nam trù phú, tại sao ngoài Bắc có “con cả” nhưng trong Nam không có, mà bắt đầu là “con thứ Hai”, tại sao có áo dài Việt Nam, từ thời nào bắt đầu mặc quần hai ống, Huyền Trân Công Chúa có công như thế nào… rất rất và rất nhiều điều để nói.
Đạo đức xuống cấp là do chúng ta không dạy học sinh cách ứng xử, cách xưng hô, thưa gởi như thế nào. Con tôi mới học lớp 1, nhưng nó đột nhiên hỏi tôi: “Ba, bộ Bác Hồ tốt lắm hả Ba?”. Tôi ngạc nhiên và thắc mắc, tại sao chuyện “đi thưa về trình” tôi lại phải nhắc mỗi ngày cả năm rồi mà nó vẫn quên hoài, có ông bà nội ngoại đến thăm thì phải nhắc nó liên tục để thưa, trong khi lại hỏi chuyện đó với một thái độ rất ngưỡng mộ! Tôi hỏi con “Vậy con biết Bác Hồ là ai không?”. Con trả lời “Dạ không. Nhưng Bác Hồ cho mình cơm ăn áo mặc, tốt lắm Ba”. Tới đó tôi cũng không biết nói gì hơn. Phải chi nhà trường dạy nó cách thưa Ba Mẹ đi học thì nói làm sao (“Thưa Ba Mẹ con đi học”) và cách trình khi về nhà như thế nào (“Thưa Ba Mẹ con đi học về”) và cách đứng nghiêm, khoanh tay, cúi đầu như thế nào và bắt các em thực tập tại lớp. Tôi đảm bảo chỉ cần có một lần như vậy, các em sẽ nhớ và làm theo ngay, vì các em rất nghe lời cô giáo, hơn cả ba mẹ. Những gì cô thầy dặn ở lớp, các em rất nghe theo, và về nhà đòi cho bằng được. Điển hình là đòi quà sinh nhật bạn trong lớp, tối 9-10 giờ phải đi mua cho bằng được, không thì không dám đi học nữa?!
Thiết nghĩ, mỗi lứa tuổi các em sẽ thường gặp những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Làm sao để các em biết ứng xử trong hoàn cảnh đó, biết phát hiện tình huống nguy hiểm và biết cách thoát ra bằng cách nào. Chỉ bao nhiêu đó thôi cũng đủ để giảm đi rất nhiều tình huống bi thương như nạn hiếp dâm trẻ em, mà người phạm tội lại chính là những người thân hay lại chính là thầy giáo như đã thấy. Đừng dạy quá nhiều chính trị, triết học suốt cả 12 năm học, rồi lên Đại học cũng dạy tiếp tục, mặc dù cả người dạy và người học đều biết rõ nó vô bổ và phi thực tế, nhưng lại là cái “cần câu cơm” cho các giáo viên dạy các môn đó.
Người nước ngoài họ không khinh ta nghèo hay giàu, mà chỉ khinh ta không biết cách ứng xử nơi công cộng. Ngay cả chúng ta với nhau, cũng đôi lúc thốt ra câu này “giàu mà hành xử chẳng ra gì”. Vậy hãy dạy các em đừng hành xử “chẳng ra gì” như vậy, để các em “thành người”. Không có gì khó cả, chỉ cần dựa vào nhu cầu sống hàng ngày, các em lứa tuổi đó thì dạy gì để sống với cộng đồng.
- Tiểu học: dạy đi thưa về trình, yêu quý ông bà cha mẹ thể hiện như thế nào, cách chào khách khi có khách tới nhà, cách giữ vệ sinh bản thân.
- Trung học cơ sở: giáo dục giới tính, nhận diện những tình huống nguy hiểm cho giới tính và cách thoát ra, cách đi đường, cách ứng xử nơi công cộng (nói nhỏ, nhường người lớn tuổi và phụ nữ, xếp hàng, đón xe buýt…)
- Trung học phổ thông (cấp 3): cách thuyết trình, nói chuyện trước đám đông, cách giao tiếp ngoài xã hội, cách nói chuyện với người nước ngoài, cách ứng xử với bạn bè cùng phái và khác phái, hậu quả cho bé gái của việc quan hệ tính dục khi chưa đủ tuổi trưởng thành, tình yêu trong sáng...
Nhân cách con người hình thành qua các cách hành xử hàng ngày, lâu dần thành thói quen và trở thành bản chất của một con người, thông qua quá trình sống ở gia đình và học ở trường. Nhà trường có tác động rất lớn tới việc hoàn thiện nhân cách của trẻ. Do đó phải dạy trẻ, mà không chỉ dạy, mà phải uốn nắn từng chi tiết, để làm sao trẻ thực tập được, ứng xử như một người văn minh, có văn hóa, gọi là “có học thức”. Điều đó cần cả nội dung hay, giáo trình hấp dẫn, cách dạy có phương pháp, lẫn người thầy gương mẫu.
Khó để có người thầy như vậy trong xã hội ngày nay, nhưng nếu không bắt đầu thì sẽ mai một dần, sẽ hết dần những người có tâm huyết với giáo dục, chỉ còn lại những người toan tính về chính trị thì sẽ mất đi cái “đậm đà bản sắc văn hóa” mà chúng ta treo nhan nhản ở mỗi trường học. Nhưng cái bản sắc đó là gì, thì chưa chắc ông Bộ trưởng biết mô tả cụ thể, nói chi đến đưa ra chiến lược rồi triển khai thực tế, là khoảng cách rất xa.
Hãy trả giáo dục về dân sự, sức sáng tạo mạnh mẽ của người Việt sẽ làm nên những điều kỳ diệu mà không cần phải tốn nhiều thời gian, không cần phải “nhập khẩu” chương trình giáo dục, cũng không cần mời chuyên gia nước ngoài nào cả. Chỉ cần “phi chính trị hóa” nền giáo dục, để từng người hiến kế mà không bị quy chụp, không bị cho là phản động.
3. Không thể tuyển người giỏi làm công chức
Các ngành như Hải quan, Thuế, cơ quan nhà nước… thì đâu cần phải chính trị hóa. Làm công chức đâu nhất thiết phải theo Đảng Cộng sản hay bất kỳ một đảng nào khác? Việc chính trị hóa làm cho các công chức “tưởng mình là ngon” nên cứ “vênh vênh” và la ó chửi bới người dân rất khó coi. Chưa kể ăn cắp giờ công để làm việc riêng, tạo nên sức ỳ cho nền hành chánh nước nhà.
Các cơ quan làm công việc hành chánh cần chuyển về dân sự, không cần tuyển dụng dựa vào “lý lịch tốt” mà bỏ qua các yếu tố chuyên môn giỏi. Việc thăng chức cũng dựa vào chuyên môn, chứ không dựa vào lý lịch và đảng viên, sẽ loại bỏ những thái độ hống hách đặc quyền hiện nay. Lúc đó chính quyền sẽ trở nên thân thiện hơn với dân, mọi người sẽ làm việc theo chuyên môn, theo luật chứ không theo bất kỳ một mệnh lệnh chính trị nào khác.
Khi “dân sự hóa” các cơ quan hành chánh, một người công chức sẽ thấy trách nhiệm mình lên cao, phải làm gì để xứng đáng với vị trí đó, nếu vi phạm thì vẫn bị đuổi việc nghiêm khắc bởi người trực tiếp quản lý thì thái độ sẽ tốt hơn nhiều, bởi lúc đó họ biết rằng không còn chỗ dựa nào khác ngoài sếp trực tiếp của mình. Khi người công chức thấy người quản lý của mình xử lý anh minh, có chuyên môn cao, xử lý tình huống tốt và đáng để học hỏi, tự động anh ta sẽ phải làm việc hết mình và không dám chểnh mảng.
4. Báo chí và truyền thông không dám nói thật
Khi thông tin bị kiểm soát bằng chính trị, chứ không phải bằng luật thì không ai dám nói thật. Báo chí không tự do, không thể tạo ra tranh luận để tránh sai lầm đáng tiếc. Một vấn đề càng được tranh luận nhiều chiều, nó sẽ càng đi tới đồng thuận và thiệt hại do sai lầm khi triển khai càng thấp. Đó là mặt tích cực của báo chí cần phải được nhìn nhận. Có thể xem các điển hình của sự tranh luận là hầm Thủ Thiêm, dự án bô-xít Tân Rai, dự án tàu cao tốc Bắc-Nam…
Khi mọi phát biểu đều phải “rào trước đón sau”, đều sợ “phạm thượng” thì sẽ không có góp ý chân thành, không có lời nói thật để nghe, và chắc chắn sẽ lạc lối.
Sự tranh luận tự do sẽ làm cho vấn đề trở nên khách quan và ngày càng sát thực tế. Nhu cầu đó chắc chắn một xã hội nào cũng cần. Nhưng nếu bị “chính trị hóa” như hiện nay, ai cũng sợ bị chụp mũ, bị ghép tội, thì chẳng ai dám nói thật, vì nói thật chỉ “rước họa vào thân” mà thôi.
5. Nghệ thuật không có tác phẩm hay
Chúng ta hay than vãn vì sao ngày càng không có tác phẩm nghệ thuật hay. Câu trả lời là, nó phụ thuộc với mức siết và kiểm duyệt vì mục đích chính trị. Người nhạc sĩ, thi hào, văn hào, nghệ sĩ… chỉ có thể cống hiến những tác phẩm hay nhất khi họ đạt được sự rung cảm cao nhất khi sáng tác, thể hiện… Lúc đó, họ sẽ cảm thấy “mình ở trong đó” và nói lên hết những gì từ đáy lòng. Việc kiểm duyệt làm họ nhụt chí và không còn sáng tạo nữa. Sáng tác nhiều lúc là ngẫu hứng chứ đâu phải “theo giờ giấc” được.
Sự tự do nói lên những suy nghĩ của họ sẽ tạo nên những tác phẩm bất hủ vượt thời gian.
6. Không dám bỏ tiền ra để làm ăn
Khi mà “kinh tế Nhà nước là chủ đạo” thì không ai dám bỏ tiền ra làm ăn cả, vì sợ một ngày nào đó “mất trắng”. Ngành nghề nào Nhà nước cũng “chủ đạo” cả, từ thu mua xuất khẩu nông sản cho tới dịch vụ hàng không, đóng tàu… đều có công ty Nhà nước. Khó có một lĩnh mực nào mà Nhà nước không nhảy vào. Nếu “muốn sống” thì phải “né” mấy ngành đó hoặc phải “có ai chống lưng” hoặc phải là doanh nghiệp nước ngoài (vì không dám “đụng”). Kết quả là ai cũng thấy, các ngành “mũi nhọn, xương sống” đều bị gãy, đều thua kém các doanh nghiệp nước ngoài, hoặc thậm chí có doanh nghiệp nhà nước chỉ làm thuê cho công ty nước ngoài đội lốt để nhận lấy vài phần trăm ít ỏi. Trong khi, dân có thể tự làm và thậm chí có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong nhiều lĩnh vực.
Nếu chúng ta “dân sự hóa” nền kinh tế, trả về cho dân tự làm tất cả các ngành nghề và họ sẽ cạnh tranh nhau để tồn tại, thì sẽ rất tốt cho xã hội. Nhà nước chỉ giữ những ngành chiến lược hoặc chỉ làm những ngành mà dân không làm như công nghiệp quốc phòng, dịch vụ công ích… Thu nhập của Nhà nước không phải từ các công ty Nhà nước, mà từ việc thu thuế. Chính sách thuế thấp nhưng công bằng, quản lý tốt, sẽ làm tăng ngân sách chứ không giảm. Là một người dân, khi đóng thuế thấp và phải chăng, ai cũng ý thức để đóng, thu đủ 100%, còn hơn là đặt mức thu quá cao rồi thất thu nhiều do trốn thuế. Khi người dân thấy nghĩa vụ của mình phải nộp thuế để phát triển đất nước, thì khi đó họ cũng thấy yêu nước hơn.
Nhà nước chỉ nên tập trung xây dựng bộ luật hoàn chỉnh, công bằng cho tất cả mọi người, chứ không nên ưu ái cho bất kỳ doanh nghiệp nào, kể cả doanh nghiệp nước ngoài. Khi chính sách rõ ràng, ưu tiên cho doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực chiến lược do Nhà nước đề ra, sẽ được ưu tiên thuế thấp. Không nên ôm đồm lập ra nhiều doanh nghiệp Nhà nước để rồi mất kiểm soát dòng tiền Nhà nước đầu tư, tạo ra hệ lụy rất lớn cho xã hội, mà khó có thể giải quyết ngày một ngày hai.
Chúng ta hay nói “vàng trữ trong dân rất lớn” nhưng chặn hết ngõ đầu tư: chứng khoán, đô la, vàng, bất động sản… nếu dân có tiền thì đầu tư vào cái gì? Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ, chưa có lối thoát, lại bàn chuyện giải cứu. Sao không mạnh dạn bán hết các doanh nghiệp đó cho dân? Khi nhà nước cam kết “không quốc hữu hóa” và “tôn trọng và đảm bảo vĩnh viễn quyền sở hữu tư nhân” trong Hiến pháp (chứ không phải Sở hữu Nhà nước là chủ đạo như hiện nay) thì tôi dám chắc không phải nặng đầu để suy nghĩ “giải quyết” các bài toán doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ. Lúc đó đâu cần phải dùng mọi biện pháp như Ngân hàng Nhà nước làm hiện nay để “huy động vàng trong dân”? Nhưng rồi có huy động được không, cho tới thời điểm này?
N.Q.B.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho Bauxite Việt Nam

Chỉ 4 tháng, chi vượt ngân sách 56,6 nghìn tỷ đồng

(ĐVO) – Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến 15/4/2013 bội chi ngân sách Nhà nước là 56,6 nghìn tỷ đồng.


Nếu tính từ đầu năm đến 15/4/2013, tổng thu ngân sách Nhà nước ước tính đạt 201,4 nghìn tỷ đồng, bằng 24,7% dự toán năm.
Trong đó thu nội địa 133,9 nghìn tỷ đồng, bằng 24,5%; thu từ dầu thô 34,6 nghìn tỷ đồng, bằng 35%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 32 nghìn tỷ đồng, bằng 19,2%.

Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 40,1 nghìn tỷ đồng; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 31,3 nghìn tỷ đồng; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước đạt 28,8 nghìn tỷ đồng; thu thuế thu nhập cá nhân đạt 15,5 nghìn tỷ đồng; thu thuế bảo vệ môi trường đạt 3,4 nghìn tỷ đồng; thu phí, lệ phí đạt 2,7 nghìn tỷ đồng.
Chỉ 4 tháng đầu năm con số bội chi ngân sách Nhà nước là 56,6 nghìn tỷ đồng
Chỉ 4 tháng đầu năm con số bội chi ngân sách Nhà nước là 56,6 nghìn tỷ đồng
Trong khi đó, tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/4/2013 ước tính đạt 258 nghìn tỷ đồng, bằng 26,4% dự toán năm.

Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 47,7 nghìn tỷ đồng (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản là 46,5 nghìn tỷ đồng); chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể (bao gồm cả chi cải cách tiền lương) ước tính đạt 182,1 nghìn tỷ đồng; chi trả nợ và viện trợ.
Như vậy, nhìn con số tổng thu và tổng chi cho thấy ngân sách đang chi quá số tiền có là 56,6 nghìn tỷ đồng.
Trước đó, trong phiên họp thường kỳ tháng 4, Chính phủ đã thẳng thắn nhìn nhận từ kết quả của 4 tháng đầu năm, cùng với những diễn biến không thuận lợi của kinh tế thế giới, đòi hỏi Việt Nam phải quyết liệt, năng động, sáng tạo, thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp để đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Trong đó, kiên quyết bảo đảm kế hoạch thu, chi, bội chi ngân sách Nhà nước.
Trước mắt, đối với những nhiệm vụ chi quan trọng, nếu có khó khăn sẽ xem xét áp dụng các biện pháp như tạm ứng, cho vay. Đồng thời phải tăng cường thực hiện tiết kiệm chi, nhất là chi hội họp, tiếp khách, đi nước ngoài…
Bích Ngọc (Tổng hợp)


Copy từ: Đất Việt

Hoàng Dũng CDVN - An ninh Bộ cơ đấy!


Hoàng Dũng CDVN
Chia sẻ bài viết này
Như các anh chị đã biết, 6 người chúng tôi ghé thăm nhà anh Trội ở xã Chương Dương, Thường Tín vào buổi sáng nay. Khi về tới nơi thì đã có 2 công an ngồi ở nhà anh Trội chờ - chào đón. Ngồi một xíu thì 2 người rút, chúng tôi (anh Phạm Hồng Sơn, thày Đỗ Việt Khoa, anh Mai Dũng, anh Vũ Quốc Ngữ, anh Tùng và tôi) vui vẻ trò chuyện về chuyện anh Trội khi còn ở trong tù (vui lòng google từ khóa Phạm Văn Trội để biết thêm thông tin :D), chuyện về công an, an ninh biết chuyện hôm nay chúng tôi ghé thăm anh Trội mà quanh quẩn ở ngoài.
Đang ăn trưa thì ở ngoài cổng an ninh liên tục gọi anh Trội đòi mở cổng vào nhà, làm tôi giờ đây thắc mắc hai chữ an ninh quá! Các anh đang giữ an ninh cho làng xóm hay lại đang làm rối an ninh xung quanh?
Anh Trội dù phải nói rằng "Trời đánh tránh miếng ăn" nhưng cũng không làm cho họ ngừng quấy an ninh. Mọi người đành phải ăn vội vàng để ra về, kẻo làm phiền nhiều cho gia đình anh Trội. Cảm ơn anh Trội về bữa cơm ngon, hì hì.
Sáu người tạm biệt anh Trội ra về, mở cổng thì đã có khoảng 20 người mặc thường phục ùa ra đón, mời về Công an xã Chương Dương để làm việc về việc dám đến thăm nhà một cựu tù nhân lương tâm còn đang phải chịu án quản chế.
Tôi là người bị "đi cung" đầu tiên, với an ninh Bộ Công An - Cục bảo vệ Chính Trị Nội Bộ - Cục chuyên trách theo dõi hoạt động của Phong trào Con đường Việt Nam.
Chỉ vài câu hỏi ngắn gọn liên quan đến việc có mặt ở nhà anh Trội như ai mời, với ai, đi thế nào... Sau đó lại quay về những câu hỏi liên quan đến các hoạt động của Phong trào Con đường Việt Nam, ngay cả đến các bác đọc note này thấy cũng chán. Một phong trào với mục tiêu làm cho quyền con người được tôn trọng và bảo vệ trên hết, bình đẳng ở Viêt Nam mà cũng làm cho Bộ Công An lo lắng và sợ hãi. Hơn nữa, tôi lại chưa có bất cứ đóng góp nào vào mục tiêu này, mà cũng bị/được săn sóc như vậy.
Trong khi làm việc, họ còn đưa ra 2 thông tin rằng họ đang điều tra một đơn tố cáo tôi và thông tin cho rằng tôi ủng hộ tiền cho ai đó 20 triệu. Trời, bỗng dưng tôi giàu dữ! Hay là trong lúc mộng linh tinh mà tôi đưa cho ai đó chăng? Ai nhận được xin hú lên để tôi xin lại nhé, hoặc gửi cho tôi biên lai nhận tiền, hehe.
Họ có hỏi về cuốn sách "Câu chuyện về Quyền Con Người" và tôi nói rằng tôi có 6-8 cuốn. Đã kịp tặng cho chị Thanh Nghiên 1 cuốn, anh Chí Đức 1 cuốn, để ở nhà 1 cuốn, còn lại là để ở Sài Gòn. An ninh Bộ cho rằng việc lưu hành cuốn sách đó ở Vn là vi phạm pháp luật. Tôi nói rằng tôi mong các anh làm um chuyện này lên để chứng minh tôi đã vi phạm pháp luật khi có trong tay và tặng 1, 2 người bạn cuốn sách quyền con người đó và tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm nếu như việc đó vi phạm pháp luật. Tôi muốn nhiều người hơn nữa biết và muốn tìm hiểu về quyền con người.
Ngoài ra, họ có hỏi tôi về việc ký "kiến nghị 72", có biết đó là hành động vi phạm nghị quyết 38 gì đó không? Họ hỏi về "tuyên bố công dân tự do", ai là người khởi xướng...
Có vẻ như họ rất sợ cái buổi nói chuyện về quyền con người ngày 5/5 tới ở Hanoi, Nha Trang và Saigon. Họ hỏi tôi tham dự ở đâu. Tôi nói tôi sẽ tham dự, nếu về kịp Sài Gòn thì tôi sẽ tham dự ở Sài Gòn. Họ còn cố gắng tìm hiểu xem Phong trào Con đường Việt Nam có liên quan gì đến buổi này không?! Tôi nói rằng không vì chuyện đấu tranh cho quyền con người không phải là của riêng phong trào này hay chuyện tìm hiểu về quyền con người không phải là chỉ là quyền của phong trào, mà nó là quyền của bất cứ một công dân bình thường nào.
Khoảng 4pm, buổi làm việc có vẻ như kết thúc, họ yêu cầu tôi đọc lại biên bản và ký. Tôi đọc và không ký vì tôi không thích ký và cho rằng đây chỉ là buổi nói chuyện. Các anh mời tôi về làm việc, tôi đã đồng ý về và trả lời các câu hỏi của các anh, đó chính là sự hợp tác rất tốt của tôi rồi. Ba người (tôi, Giang và Tới) tranh luận một chút về việc hèn không dám ký thì 2 công an thường phục đứng trong phòng bắt đầu lớn tiếng: Không ký đánh cho bằng ký thì thôi...
Cái hèn hạ bắt đầu xuất hiện từ đây!
Tới và Giang nghe thấy vậy bèn để lại biên bản và lẳng lặng rút ra khỏi phòng. Tôi chợt hiểu ra vấn đề. Tới và Giang - 2 nhân viên an ninh Cục bảo vệ Chính Trị Nội Bộ - Bộ Công An thật hèn hạ khi có hành động đó. Hèn hơn cả 2 công an già kia khi họ lao vào tát, đấm tôi.
Tuy chỉ 1 cái tát, 2 cú đấm gãi ghẻ và vài câu chửi dọa dẫm để bắt tôi ký, nhưng nó lột tả hết mức cái sự trắng trợn ngồi xổm lên pháp luật của những nhân viên bảo vệ pháp luật.
Sau khi lãnh 3 cú đánh, tôi có nói với 2 công an kia rằng: Cháu (họ khá già) giữ quyền không ký biên bản nhưng không giữ quyền được bảo vệ thân thể, các chú đã xâm phạm thân thể cháu. Nói một hồi cũng không làm tôi ký, họ đành bỏ ra ngoài, cầm theo biên bản. Nhìn ra ngoài, hàng chục an ninh, công an thường phục đang đứng nhìn sự việc qua cửa kính một cách bình thản. Thật đáng để thở dài một tiếng.
Trước khi ra về, một an ninh còn dọa tôi: Ngay tối nay hoặc chậm nhất ngày mai phải rời Hà Nội, nếu không %^((*^%##^&((&.
Tôi tưởng phải đi bộ về thì chính một trong hai người đánh tôi lúc nãy đề nghị chở tôi về. Tôi đồng ý vì lúc bị đánh, lúc đó và ngay cả lúc này, tôi chẳng thấy có gì đáng phải căm thù họ cả. Bởi đơn giản tôi nghĩ họ chỉ là do nhận thức quá kém về pháp luật và những người hoạt động, đấu tranh khác phải tiếp tục các việc làm để họ phải dần tôn trọng pháp luật hơn nữa. Tôi chỉ thấy cái hành động bỏ ra ngoài của Tới và Giang là cực kỳ hèn hạ mà thôi, anh Tới và em Giang ạ!
Ra ngoài, kể lại sự việc thì anh Phạm Hồng Sơn cho rằng cần phải không đồng ý để cho tay công an kia đưa về giúp, bởi hắn chính là người đánh mình. Có lẽ lần sau (nếu còn bị xâm phạm thân thể) tôi sẽ nghe theo anh Sơn, nhưng cũng có thể không, bởi tôi muốn cho họ thấy rằng việc đánh đấm tôi không làm cho tôi thấy căm giận hay phản kháng không hay, mà ngược lại, họ sẽ cứ tiếp tục ngồi lên pháp luật nữa đi, để một ngày họ phải gặm nhấm cái sự sám hối ngày càng nhiều khi họ hiểu ra vấn đề.
Vài ngày ở Hà Nội cũng đã kịp cho tôi được hưởng thời tiết mát lành ở Hà Nội, những món ăn ngon mà bạn bè đãi, những cái bắt tay với các anh chị mà tôi ngưỡng mộ và cũng kịp cho tôi 2 buổi làm việc với những người bảo vệ pháp luật. Thật là một chuyến đi nhiều kỷ niệm...
Hanoi ngày Quốc tế Lao động 2013.


Copy từ: Dân Luận

"QUAY ĐẦU LÀ BỜ", ANH HAI, ANH BA, ANH TƯ, DÌ CHÍN, MỢ NĂM...ƠI

“Quay đầu là bờ”, anh hai, anh ba, anh tư, gì chín, mợ năm …ơi!

Bà Đầm xòe.

Hôm trước BĐX có bài “Từ ngoại lệ của dân nước mình đến ngoại lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam”
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông David Shear, nhấn mạnh bảo vệ nhân quyền phổ quát là khía cạnh quan trọng trong bang giao Việt-Mỹ và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục kêu gọi chính phủ Việt Nam phóng thích tất cả tù nhân chính trị.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông David Shear, nhấn mạnh bảo vệ nhân quyền phổ quát là khía cạnh quan trọng trong bang giao Việt-Mỹ và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục kêu gọi chính phủ Việt Nam phóng thích tất cả tù nhân chính trị.


là muốn nhắn nhủ các đồng chí Cộng sản Việt Nam, bản chất cũng chí là anh cả, anh ba, anh tư, dì năm, dì chín… thoát thai từ nhà quê, trong hơi thở còn hôi mùi bùn đất trâu bò nên cần lẹ làng vứt bỏ cái áo khoác Cộng sản hôi hám lộn sòng trên người mấy chục năm đi để về với bà con dân tộc, tránh để tình cảnh đất nước bị dồn đến chân tường mà rơi vào thảm họa như các đảng cộng sản cầm quyền trên thế giới. Chẳng biết Bà nói có lọt được vào lổ tai các vị ấy không?
Trong khi Bà còn phân vân như vậy thì liên tục trên thế giới từ châu Âu cho đến châu “phương Tây” xuất hiện nhiều tổ chức và cá nhân lên tiếng chỉ trích Cộng sản Việt Nam đang cầm quyền ở Việt Nam vi phạm nhân quyền ngày một trầm trọng hơn. Lần này họ nói với thái độ gay gắt hơn, quyết liệt hơn, rõ ràng hơn, rằng, nếu lãnh đạo Việt Nam cứ tiếp tục vi phạm nhân quyền, không thực hành cải cách chính trị thì sự hợp tác và ủng hộ Việt Nam của họ sẽ không còn, cụ thể là vấn đề toàn vẹn lãnh thổ ở Biển Đông, vấn đề hợp tác và đầu tư trong làm ăn và những viện trợ nhân đạo khác.

Mà theo các số liệu và sự kiện đã công bố thì những cái xấu của nước mình đã và đang bị dồn đến chân tường thật rồi.
Ngoài Biển Đông bọn Tầu Cộng không chỉ đưa tàu to súng lớn lượn lờ trên lãnh hải của ta mà nó còn công khai tập trận, đưa cả người ra du lịch ở quần đảo Hoàng Sa của ta, đặc biệt hơn chúng còn công khai bắn tầu và ngư dân của ta khi bà con ta đang hành nghề trên biển của ta.
Ta có phản đối đấy, nhưng có mấy tiếng nói của tổ chức này, cá nhân kia hay chính danh là chính phủ lên tiếng ủng hộ chúng ta đâu.
Trong đất liền thì tình hình kinh tế đang ngày một nguy ngập. Hàng loạt các doanh nghiệp thi nhau phá sản và không còn hoạt động kinh doanh gì đã lên đến cả trăm vạn công ty, rồi đặc biệt là cái khoản nợ công đã lên tới 128, 9 tỷ đô la ( theo tinh toán của thế giới), bằng 106 % GDP của nước mình.
Thế nước đã đến hồi nguy ngập quá rồi.
Thời nay muốn làm ăn, muốn bảo vệ được lãnh thổ mà không có bạn bè thật tâm, thật lòng dựa trên những giá trị đạo đức phổ quát của con người, tức là nhân quyền, thì phát triển đất nước, bảo vệ đất nước bằng cách chi đây?
Các đồng chí cộng sản là anh cả, anh hai, gì tư, mợ chín đang lãnh đạo đảng và nhà nước ơi, chắc các anh, các dì hẳn còn nhớ, hồi ta đánh Pháp, đánh Mỹ mà Pháp, Mỹ đều phải chạy về nước là ta được sự ủng hộ của nhân dân khắp năm châu, trong đó có nhân dân Pháp, Mỹ. Tại sao họ lại ủng hộ ta? Vì ta có chính nghĩa. Cái chính nghĩa đó là giành độc lập cho dân tộc và thống nhất đất nước.
Vậy thì tại sao bây giờ họ lại không ủng hộ ta như hồi đánh Pháp, đánh Mỹ và hồi đầu thực hành hội nhập nữa? Vì ta cứ cố tình không thực hiện chính nghĩa.
Vào ngày 18 tháng 4, Nghị Viện Liên Minh Châu Âu thông qua nghị quyết lên án nhà cầm quyền Hà Nội vi phạm nhân quyền, quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận. Nghị quyết được sự nhất trí của 6 chính đảng, chỉ có một đảng là đảng cực tả bỏ phiếu trắng. Một trong những dấu hiệu biểu trưng sự phản đối của đại biểu tại Quốc hội Liên minh Châu Âu hôm 18 tháng 4, 2013
Vào ngày 18 tháng 4, Nghị Viện Liên Minh Châu Âu thông qua nghị quyết lên án nhà cầm quyền Hà Nội vi phạm nhân quyền, quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận. Nghị quyết được sự nhất trí của 6 chính đảng, chỉ có một đảng là đảng cực tả bỏ phiếu trắng.
Một trong những dấu hiệu biểu trưng sự phản đối của đại biểu tại Quốc hội Liên minh Châu Âu hôm 18 tháng 4, 2013




Ta nói dân ta đã có tự do, dân chủ nhưng ta chưa có đa nguyên đa đảng thì dân chủ dựa vào đâu? Làm sao có thế có được? Thế giới người ta biết tỏng rằng, một chế độ xã hội không có đa nguyên thì không thể có dân chủ.
Ta nói các thành phần kinh tế bình đẵng với nhau mà nhà nước cũng làm kinh tế, quân đội, công an cũng làm kinh tế, tức cũng có công ty thì bình đẵng ở đâu? Thế giới người ta biết tỏng rằng, làm ăn mà không có cạnh tranh bình đẳng thì làm ăn thế nào được, phát triển thế nào được. Nhà nước mà làm kinh tế thì sớm muộn nền kinh tế ấy cũng lụn bại.
Ta nói mọi công dân đều bình đẵng trước pháp luật, nhưng nước ta chưa có tam quyền phân lập thì cơ sở nào để bình đẵng? Thế giới người ta biết tỏng rằng, không có tam quyền phân lập thì án nào cũng chí là án lấy ra từ túi các anh, các gì mà thôi.
Thời đại internet bùng nổ thông tin, to nhỏ gì cũng đều lọt vào buồng riêng của mỗi gia đình, mình chẳng thể đu dây, lừa mị, “che lồn lá khoai” mãi được đâu. Nó chuế lắm.
Giáo sư Jonathan London trả lời báo chi Việt Nam tại Hội thảo về Biển Đông tại Quảng Ngãi ngày 27 và 28.4.2013: “Dù Việt Nam có những bằng chứng rất vững chắc về chủ quyền Biển Đông, nhiều nước như Mỹ và châu Âu rất ngại ủng hộ mạnh mẽ, chính bởi vì những vấn đề chính trị của Việt Nam.Việt Nam phải cải cách chính trị để được quốc tế ủng hộ về Biển Đông”
Giáo sư Jonathan London trả lời báo chi Việt Nam tại Hội thảo về Biển Đông tại Quảng Ngãi ngày 27 và 28.4.2013:
“Dù Việt Nam có những bằng chứng rất vững chắc về chủ quyền Biển Đông, nhiều nước như Mỹ và châu Âu rất ngại ủng hộ mạnh mẽ, chính bởi vì những vấn đề chính trị của Việt Nam.Việt Nam phải cải cách chính trị để được quốc tế ủng hộ về Biển Đông”



Thà các anh, các dì cứ như Triều Tiên độc quyền phong kiến, nhất quyết bịt tai hết thảy người dân lại cho nó cam, đằng này, các văn bản nào hay ho về con người, về xã hội của các tổ chức trên thế giới mình cũng cam kết ký kết vào đó như phòng chống tham nhũng, quyền của trẻ em, đặc biệt là công ước về nhân quyền mà chính các anh, các dì lại là người đầu tàu vi phạm thì nói chi đến mấy ông lính là công an, bộ đội, công chức, viên chức lèm nhèm.
Thế giới người ta biết tỏng cả rồi.
Bài học đánh Mỹ, đánh Pháp còn sờ sờ ra đấy. Anh cả, anh ba, anh tư, dì chín… đã vội quên rồi sao?
Không được thế giới ủng hộ, giúp đỡ, các anh, các dì có thể bảo vệ và xây dựng đất nước này được không? Tất nhiên là không rồi.
“Quay đầu là bờ” anh tư, anh ba, gì chín… ơi! Kẻo mất hết đến nơi rồi!
B.Đ.X


Copy từ: Huỳnh Ngọc Chênh

Số phận 10 nhân vật quyền lực nhất Sài Gòn sau 1975


Nguyễn Văn Thiệu (1923-2001) là Tổng thống chế độ Sài Gòn từ 1967-1975. Đêm 25/4/1975, ông rời VN đi Đài Loan dưới danh nghĩa phúng điếu Tưởng Giới Thạch, rồi bay thẳng sang Anh định cư. Đầu thập kỷ 1990, ông Thiệu chuyển sang sống tại Foxborough, Massachusetts, Mỹ và sống một cuộc sống thầm lặng trong quãng đời còn lại ở đây. Ông qua đời ngày 29/9/2001, sau khi đột quỵ tại nhà riêng ở Foxborough, thọ 78 tuổi.
.
 Dương Văn Minh (1916-2001) là Tổng thống cuối cùng của chế độ Sài Gòn. Sau năm 1975, ông sống tại TP Hồ Chí Minh, cho đến năm 1983 thì sang Pháp định cư. Nhưng ngay sau đó, ông lại chuyển sang California (Mỹ), sống với gia đình con gái. Ông qua đời ngày 6/8/2001, thọ 86 tuổi. Thời gian cuối đời, Ông Dương Văn Minh đã bày tỏ mong muốn được trở về quê hương và sống như một người dân Việt Nam bình thường.
Trần Văn Hương (1902-1982) là cựu Thủ tướng (1964–1965; 1968–1969), phó tổng thống(1971-1975), rồi Tổng thống trong thời gian 7 ngày (21-28/4/1975) của chế độ Sài Gòn.  Sau 1975, ông chọn ở lại quê hương, tiếp tục sống ở căn nhà của mình ở Sài Gòn. Những năm tháng cuối đời, ông sống chung với em gái, em rể, và người con trai lớn là Lưu Vĩnh Châu – từng là một đại úy Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã tham gia trận Điện Biên Phủ. Ông mất ngày 27/1/1982, hưởng thọ 80 tuổi.

Nguyễn Cao Kỳ (1930-2011) là một sĩ quan cao cấp và là cựu Thủ tướng và Phó Tổng thống của chế độ Sài Gòn. Năm 2004, ông đã về thăm quê hương trong tinh thần hòa giải dân tộc. Ông mất ngày 23/6 tại một bệnh viện ở Malaysia, thọ 81 tuổi.

 Nguyễn Xuân Oánh (1921–2003), là cựu Phó Thủ tướng kiêm Thống đốc Ngân hàng, 2 lần là quyền Thủ tướng trong chính phủ Sài Gòn. Sau 1975, ông tiếp tục được chính quyền mới trọng dụng. Trong tiến trình Đổi mới cuối thập niên 1980, ông đã có đóng góp lớn vào việc cải cách các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, đầu tư nước ngoài… tại VN. Ông từng là cố vấn kinh tế cho Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Võ Văn Kiệt và cũng là Đại biểu Quốc hội, Ủy viên UBTW Mặt trận Tổ quốc VN. Ông mất ngày 29/8/2003 tại TP HCM.
Vũ Văn Mẫu (1914-1998) là một chính trị gia kiêm học giả về ngành luật nổi tiếng ở Sài Gòn trước năm 1975. Ông từng giữ chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao rồi Thủ tướng của chế độ Sài Gòn. Sau 1975, ông ở lại VN trong một thời gian, rồi sau đó sang Pháp và định cư ở đây cho đến tận cuối đời. Ông Vũ Văn Mẫu mất ngày 20/8/1998 tại Paris, thọ 84 tuổi. 
Nguyễn Hữu Có (1925-2012) là cựu Phó thủ tướng kiêm tổng trưởng Quốc phòng và tổng tham mưu trưởng quân lực chính quyền Sài Gòn. Sau năm 1975, ông ở lại VN và phải đi cải tạo đến năm 1987. Tuy vậy, đến cuối năm 2004, ông được bầu làm Ủy viên UBTW Mặt trận Tổ quốc VN và được chính phủ VN xem như một biểu tượng của sự hòa giải dân tộc, xóa bỏ hận thù của 30 năm chiến tranh. Ông mất tại TP HCM ngày 3/7/2012, hưởng thọ 87 tuổi. Trong ảnh là vợ chồng ông Nguyễn Hữu Có, chụp vào tháng 2.2012.
 Trần Văn Đôn (1917-) là tướng lĩnh cao cấp của Quân lực Sài Gòn và là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng trong nội các cuối cùng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Vào ngày 29/4/1975, ông là một trong những người di tản trên chuyến trực thăng nổi tiếng của Mỹ xuất phát từ tầng thượng tòa nhà 22 phố Gia Long (nay là phố Lý Tự Trọng) ở Sài Gòn. Sau đó, ông sang Pháp định cư và sinh sống ở đó cho tới nay.
 
Cao Văn Viên (1921-2008) là 1 trong 5 người được phong hàm đại tướng quân lực chế độ Sài Gòn. Ông là vị tướng giữ chức vụ Tổng Tham mưu trưởng trong thời gian lâu nhất (1965-1975) và cũng là người cuối cùng giữ cương vị này của chế độ Sài Gòn. Năm 1975, trước các thất bại quân sự, ông từ nhiệm ngày 27/4 và lên máy bay di tản sang Mỹ. Sau 1975, ông sống lặng lẽ tại Arlington, Virginia. Ông mất ngày 22/1/2008 tại viện dưỡng lão, thọ 87 tuổi.

Vương Văn Bắc (1927-2011) là một luật sư và Tổng trưởng Ngoại giao vào những năm cuối cùng của chế độ Sài Gòn. Sau ngày 30/4/1975, ông sang Pháp định cư. Nhờ học vấn uyên thâm, ông được ngành luật của nước Pháp trọng dụng và làm việc cho đến năm 80 tuổi mới nghỉ ngơi. Ông mất ở Paris ngày 20/6/2011.



Copy từ: Người Đưa Tin

Hoàng Dũng CDVN - An ninh Bộ cơ đấy!

Hoàng Dũng CDVN


Như các anh chị đã biết, 6 người chúng tôi ghé thăm nhà anh Trội ở xã Chương Dương, Thường Tín vào buổi sáng nay. Khi về tới nơi thì đã có 2 công an ngồi ở nhà anh Trội chờ - chào đón. Ngồi một xíu thì 2 người rút, chúng tôi (anh Phạm Hồng Sơn, thày Đỗ Việt Khoa, anh Mai Dũng, anh Vũ Quốc Ngữ, anh Tùng và tôi) vui vẻ trò chuyện về chuyện anh Trội khi còn ở trong tù (vui lòng google từ khóa Phạm Văn Trội để biết thêm thông tin :D), chuyện về công an, an ninh biết chuyện hôm nay chúng tôi ghé thăm anh Trội mà quanh quẩn ở ngoài.
Đang ăn trưa thì ở ngoài cổng an ninh liên tục gọi anh Trội đòi mở cổng vào nhà, làm tôi giờ đây thắc mắc hai chữ an ninh quá! Các anh đang giữ an ninh cho làng xóm hay lại đang làm rối an ninh xung quanh?
Anh Trội dù phải nói rằng "Trời đánh tránh miếng ăn" nhưng cũng không làm cho họ ngừng quấy an ninh. Mọi người đành phải ăn vội vàng để ra về, kẻo làm phiền nhiều cho gia đình anh Trội. Cảm ơn anh Trội về bữa cơm ngon, hì hì.
Sáu người tạm biệt anh Trội ra về, mở cổng thì đã có khoảng 20 người mặc thường phục ùa ra đón, mời về Công an xã Chương Dương để làm việc về việc dám đến thăm nhà một cựu tù nhân lương tâm còn đang phải chịu án quản chế.
Tôi là người bị "đi cung" đầu tiên, với an ninh Bộ Công An - Cục bảo vệ Chính Trị Nội Bộ - Cục chuyên trách theo dõi hoạt động của Phong trào Con đường Việt Nam.
Chỉ vài câu hỏi ngắn gọn liên quan đến việc có mặt ở nhà anh Trội như ai mời, với ai, đi thế nào... Sau đó lại quay về những câu hỏi liên quan đến các hoạt động của Phong trào Con đường Việt Nam, ngay cả đến các bác đọc note này thấy cũng chán. Một phong trào với mục tiêu làm cho quyền con người được tôn trọng và bảo vệ trên hết, bình đẳng ở Viêt Nam mà cũng làm cho Bộ Công An lo lắng và sợ hãi. Hơn nữa, tôi lại chưa có bất cứ đóng góp nào vào mục tiêu này, mà cũng bị/được săn sóc như vậy.
Trong khi làm việc, họ còn đưa ra 2 thông tin rằng họ đang điều tra một đơn tố cáo tôi và thông tin cho rằng tôi ủng hộ tiền cho ai đó 20 triệu. Trời, bỗng dưng tôi giàu dữ! Hay là trong lúc mộng linh tinh mà tôi đưa cho ai đó chăng? Ai nhận được xin hú lên để tôi xin lại nhé, hoặc gửi cho tôi biên lai nhận tiền, hehe.
Họ có hỏi về cuốn sách "Câu chuyện về Quyền Con Người" và tôi nói rằng tôi có 6-8 cuốn. Đã kịp tặng cho chị Thanh Nghiên 1 cuốn, anh Chí Đức 1 cuốn, để ở nhà 1 cuốn, còn lại là để ở Sài Gòn. An ninh Bộ cho rằng việc lưu hành cuốn sách đó ở Vn là vi phạm pháp luật. Tôi nói rằng tôi mong các anh làm um chuyện này lên để chứng minh tôi đã vi phạm pháp luật khi có trong tay và tặng 1, 2 người bạn cuốn sách quyền con người đó và tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm nếu như việc đó vi phạm pháp luật. Tôi muốn nhiều người hơn nữa biết và muốn tìm hiểu về quyền con người.
Ngoài ra, họ có hỏi tôi về việc ký "kiến nghị 72", có biết đó là hành động vi phạm nghị quyết 38 gì đó không? Họ hỏi về "tuyên bố công dân tự do", ai là người khởi xướng...
Có vẻ như họ rất sợ cái buổi nói chuyện về quyền con người ngày 5/5 tới ở Hanoi, Nha Trang và Saigon. Họ hỏi tôi tham dự ở đâu. Tôi nói tôi sẽ tham dự, nếu về kịp Sài Gòn thì tôi sẽ tham dự ở Sài Gòn. Họ còn cố gắng tìm hiểu xem Phong trào Con đường Việt Nam có liên quan gì đến buổi này không?! Tôi nói rằng không vì chuyện đấu tranh cho quyền con người không phải là của riêng phong trào này hay chuyện tìm hiểu về quyền con người không phải là chỉ là quyền của phong trào, mà nó là quyền của bất cứ một công dân bình thường nào.
Khoảng 4pm, buổi làm việc có vẻ như kết thúc, họ yêu cầu tôi đọc lại biên bản và ký. Tôi đọc và không ký vì tôi không thích ký và cho rằng đây chỉ là buổi nói chuyện. Các anh mời tôi về làm việc, tôi đã đồng ý về và trả lời các câu hỏi của các anh, đó chính là sự hợp tác rất tốt của tôi rồi. Ba người (tôi, Giang và Tới) tranh luận một chút về việc hèn không dám ký thì 2 công an thường phục đứng trong phòng bắt đầu lớn tiếng: Không ký đánh cho bằng ký thì thôi...
Cái hèn hạ bắt đầu xuất hiện từ đây!
Tới và Giang nghe thấy vậy bèn để lại biên bản và lẳng lặng rút ra khỏi phòng. Tôi chợt hiểu ra vấn đề. Tới và Giang - 2 nhân viên an ninh Cục bảo vệ Chính Trị Nội Bộ - Bộ Công An thật hèn hạ khi có hành động đó. Hèn hơn cả 2 công an già kia khi họ lao vào tát, đấm tôi.
Tuy chỉ 1 cái tát, 2 cú đấm gãi ghẻ và vài câu chửi dọa dẫm để bắt tôi ký, nhưng nó lột tả hết mức cái sự trắng trợn ngồi xổm lên pháp luật của những nhân viên bảo vệ pháp luật.
Sau khi lãnh 3 cú đánh, tôi có nói với 2 công an kia rằng: Cháu (họ khá già) giữ quyền không ký biên bản nhưng không giữ quyền được bảo vệ thân thể, các chú đã xâm phạm thân thể cháu. Nói một hồi cũng không làm tôi ký, họ đành bỏ ra ngoài, cầm theo biên bản. Nhìn ra ngoài, hàng chục an ninh, công an thường phục đang đứng nhìn sự việc qua cửa kính một cách bình thản. Thật đáng để thở dài một tiếng.
Trước khi ra về, một an ninh còn dọa tôi: Ngay tối nay hoặc chậm nhất ngày mai phải rời Hà Nội, nếu không %^((*^%##^&((&.
Tôi tưởng phải đi bộ về thì chính một trong hai người đánh tôi lúc nãy đề nghị chở tôi về. Tôi đồng ý vì lúc bị đánh, lúc đó và ngay cả lúc này, tôi chẳng thấy có gì đáng phải căm thù họ cả. Bởi đơn giản tôi nghĩ họ chỉ là do nhận thức quá kém về pháp luật và những người hoạt động, đấu tranh khác phải tiếp tục các việc làm để họ phải dần tôn trọng pháp luật hơn nữa. Tôi chỉ thấy cái hành động bỏ ra ngoài của Tới và Giang là cực kỳ hèn hạ mà thôi, anh Tới và em Giang ạ!
Ra ngoài, kể lại sự việc thì anh Phạm Hồng Sơn cho rằng cần phải không đồng ý để cho tay công an kia đưa về giúp, bởi hắn chính là người đánh mình. Có lẽ lần sau (nếu còn bị xâm phạm thân thể) tôi sẽ nghe theo anh Sơn, nhưng cũng có thể không, bởi tôi muốn cho họ thấy rằng việc đánh đấm tôi không làm cho tôi thấy căm giận hay phản kháng không hay, mà ngược lại, họ sẽ cứ tiếp tục ngồi lên pháp luật nữa đi, để một ngày họ phải gặm nhấm cái sự sám hối ngày càng nhiều khi họ hiểu ra vấn đề.
Vài ngày ở Hà Nội cũng đã kịp cho tôi được hưởng thời tiết mát lành ở Hà Nội, những món ăn ngon mà bạn bè đãi, những cái bắt tay với các anh chị mà tôi ngưỡng mộ và cũng kịp cho tôi 2 buổi làm việc với những người bảo vệ pháp luật. Thật là một chuyến đi nhiều kỷ niệm...
Hanoi ngày Quốc tế Lao động 2013.


Copy từ: Dân Luận

Hải Phòng: Côn đồ ngang nhiên đánh dân, chiếm nhà

Dân Việt - Do chồng không đồng ý cho đối tác làm ăn bán nhà, chị Cao Thị Tám, trú tại số nhà 81, ngõ 162 đường Trung Lực, phường Đằng Lâm, quận Hải An bị đánh phải nhập viện.

Vụ việc xảy ra khoảng 7h sáng nay, 30.4..
Theo anh Vũ Hải Nam (chồng chị Tám), vào thời gian trên, vợ chồng anh cùng cháu vừa mới sinh được 1 tháng đang ngồi ở nhà thì xuất hiện gần 20 người lạ mặt, trong đó có một người xưng là Tùng (Phái) yêu cầu anh Hải mở cửa .
Chị Tám bị đánh phải nhập viện
Sau khi anh Hải mở cửa, nhóm người này đã xông vào đập phá đồ đạc, đánh đập anh và chị Tám. Hậu quả làm chị Tám bị đánh thâm tím mặt, băng huyết, phải đi cấp Cấp cứu tại bệnh viện Phụ sản TP. Hải Phòng.
Về nguyên nhân dẫn đến vụ việc anh Hải cho biết, năm 2010 anh Hải và ông Ngô Quang Nghĩa, trú tại phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền góp vốn xây nhà kinh doanh trên địa bàn phường Đằng Lâm để bán. Hai bên thống nhất xây dựng 5 căn nhà. Một thời gian sau khi thống nhất với nhau không thấy ông Nghĩa đóng góp tiền xây dựng, anh Hải bỏ vốn, đứng ra làm hợp đồng thi công. Theo đó, anh Hải và ông Nghĩa cam kết khi nào ông Nghĩa bán nhà phải có ý kiến của anh Hải. Trong thời gian thi công vợ chồng anh Hải ở căn nhà giữa của khu nhà này.
Sau đó, phát hiện ông Nghĩa cầm cố nhà anh Hải đã có ý kiến, nhưng ông Nghĩa không giải quyết nên hai bên xảy ra tranh chấp. Do không đạt được thỏa thuận, UBND phường Đằng Lâm đã yêu cầu các bên không được giao dịch 5 căn nhà nói trên.
Cũng theo anh Hải, trước đó, ngày 28.4, chị Tám cùng với các con đang ăn tối trong nhà thì có hơn 10 đối tượng cầm theo dao, kiếm xông vào trong nhà đập phá, đe chém giết chết cả nhà chị, đồng thời bắt mẹ con chị Tám ra khỏi nhà. Chị Tám không ra, phản ứng lại liền bị bọn chúng đánh.
Sau sự việc xảy ra vợ chồng anh Hải đã trình báo sự việc đến công an phường Đằng Lâm, nhưng không thấy công an phường xuống xác minh. Tối 29.4, sau khi nhận được lời đe dọa của một số đối tượng sáng 30.4 sẽ đến đòi nhà, anh Hải trình báo công an phường Đằng Lâm.
“Sau sự việc sáng nay xảy ra, khoảng 9h tôi gọi cho công an phường Đằng Lâm trình báo về vụ việc, nhưng phải đến hơn 11h công an phường mới có mặt” – anh Hải bức xúc nói.
Anh Hải cho biết thêm, đến gần tối một số đối tượng gây ra vụ việc sáng nay vẫn nhởn nhơ gần nhà anh Hải, chúng tiếp tục yêu cầu vợ chồng anh Hải chuyển đồ đạc ra ngoài để trả nhà cho những đối tượng này vào nhà ngủ.


Copy từ: Dân Việt