CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Đằng sau vụ nổ súng ở Thái Bình




Nông thôn Việt Nam
Vụ bắn súng gây chết người tại Thái Bình hôm 11/9 hiện vẫn đang được điều tra làm rõ.
Tuy nhiên báo chí và dư luận cho rằng nó có một số điểm tương đồng với vụ Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, nơi người dân sử dụng vũ khí để chống lại người thi hành công vụ liên quan tới lĩnh vực đất đai.
Đặc biệt ở Thái Bình trong những năm 1980-1990 đã xảy ra nhiều cuộc biểu tình về đất đai, cao trào là đợt bạo động năm 1997 với sự tham gia của hàng chục nghìn người.
Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, là người từng thực hiện điều tra về cuộc biểu tình năm 1997. BBC đã hỏi chuyện ông nhân vụ mới xảy ra ở Thái Bình.

GS Tương Lai: Thực ra vừa qua đã xảy ra nhiều vụ việc, như vụ giáo dân ở Mỹ Yên, Nghệ An chẳng hạn.
Vụ này [ở Thái Bình] là hành động bạo liệt của người dân, mà có lẽ họ đã bị dồn đến bước đường cùng, để rồi sau khi gây nên sự kiện như vậy phải tự sát.
Tôi có cảm tưởng rằng đây đã là một trạng thái báo động về hệ lụy của tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng. Bạo lực mà gia tăng thì nó sẽ đẩy đến những đột biến không lường trước được.
Vụ ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng cũng vậy, khi hai anh em ông Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý phải dùng súng bắn hoa cải để chống lại lực lượng đã dồn bước họ.
Bị dồn vào chân tường, người ta không có cách nào khác được thì phải xử lý như thế.

BBC: Thưa, tức là Giáo sư cho rằng việc sử dụng bạo lực đang trở thành một xu hướng đáng báo động trong thời gian gần đây ạ?
GS Tương Lai: Đúng như vậy. Một khi trong xã hội lấy bạo lực làm phương tiện để xử lý các vấn đề thì chứng tỏ cả hai phía [đều lúng túng].
Về phía chính quyền thì bối rối, bất lực, không tự̣ tin vào tính chính danh, chính nghĩa của mình để dựa vào pháp luật mà cai trị dân nên phải dùng bạo lực để đàn áp dân.
Về phía dân thì họ phải dùng bạo lực với người thi hành công vụ chẳng qua vì họ cũng bị dồn đến bước đường cùng. Họ biết rằng họ đang đối chọi với một thế lực có súng trong tay, đằng sau lại là cả một bộ máy nhà nước hùng hổ.
Không ai dại gì mà chui đầu vào chỗ chết hay là manh động để phải đi tù. Nhưng tâm lý con người là 'con giun xéo lắm cũng quằn', khi bị đẩy tới bước đường cùng, người ta dễ mất sự sáng suốt và hành động bột phát này nói lên một quá trình tích lũy từ lâu rồi, bây giờ mới bộc lộ ra thôi.
Ngẫu nhiên thì không thể có hành động đó.
Vụ Tiên Lãng

BBC: Thái Bình cũng là nơi có đợt biểu tình lớn của người dân hồi năm 1997 mà ông cũng đã có công trình nghiên cứu. Nhìn vào sự kiện ngày hôm nay, ông thấy có điểm gì ông đã nhận xét thấy từ cuộc biểu tình 1997 không ạ?
GS Tương Lai: Thái Bình là vùng đất người ta cho là 'đất dữ'. Thái Bình cũng là nơi có truyền thống cách mạng, lá cờ đầu về mọi mặt
Tiếng trống Tiền Hải năm 1930 đã từng có tiếng vang ghê gớm. Rồi trong thực hiện nghĩa vụ quân sự (thời chiến tranh chống Mỹ) là khẩu hiệu 'Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người', Thái B́ình luôn đi đầu.
Thái Bình cũng tự hào là nơi có những người nổi tiếng như người cắm cờ trên hầm de Castries [ở Điện Biên Phủ], trên dinh Độc lập, bay lên vũ trụ... rồi cả các nhân vật lừng danh như Tướng Trần Độ vv..
Tôi còn nhớ, khi làm báo cáo về tình hình Thái Bình, trong dịp báo cáo với ông Phạm Văn Đồng, lúc ấy đã thôi mọi chức vụ, tôi có nói một câu: "Thưa, đây không phải là mâu thuẫn địch-ta gì cả, mà chỉ là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân".
Ông Đồng nghe chỉ đập tay khe khẽ xuống bàn, vì lúc đó ông nhìn không rõ nữa, rồi sau nghiêm giọng nói: " Không có mâu thuẫn nội bộ nhân dân nào ở đây cả".
"Khi dân bị dồn vào bước đường cùng'
GS Tương Lai nói nổ súng bắn cán bộ là hành động của người bị dồn vào bước đường cùng.
"Đây là mâu thuẫn giữa một bên là những nhà cầm quyền hư hỏng, thoái hóa, biến chất, đè nén áp bức khiến dân không chịu được; và bên kia là dân không chịu được nên đã nổi dậy đấu tranh."
"Phải phân tích đúng mới tìm được giải pháp đúng."
Lời ông Phạm Văn Đồng khiến tôi nghĩ tới sự kiện ngày hôm nay.
Nếu một nhà cầm quyền có trách nhiệm với dân, vẫn nghĩ rằng Nhà nước này là của dân, do dân, vì dân, thì phả́i thấy vì sao mà người dân uất ức đến độ phải dùng súng bắn lại rồi tự tử. Họ không còn cách nào khác nữa.
Nếu nói là manh động thì cũng không sai, nhưng nguyên nhân dẫn tới sự manh động này là quá trình dồn nén, tức nước vỡ bờ.

BBC: Tuy nhiên cũng có một khía cạnh khác của câu chuyện là các sự việc kể trên hầu hết xảy ra tại các tỉnh miền Bắc thuần nông, quỹ đất hết sức hạn hẹp. Liệu có liên hệ gì giữa nhu cầu phát triển, mở rộng đô thị, với mâu thuẫn đất đai vì người dân bị thu hẹp môi trường sống không ạ?
GS Tương Lai: Đúng là đồng bằng Bắc Bộ là nơi mà tỷ lệ đất/người thuộc loại thấp nhất ở trong nước, mà có khi còn thấp nhất thế giới nữa.
Nhưng tỷ lệ đất người mang tính kinh điển rồi, từ xưa tới nay bất cứ nhà cầm quyền nào cũng phải nghí̃ làm thế nào để vấn đề đất đai không trở thành nguyên nhân bùng nổ, để mà quốc thái dân an.
Mâu thuẫn đất đai là mâu thuẫn từ ngàn đời rồi, nên đổ rằng chỉ vì đất chật người đông mà xảy ra bạo động là không đúng.
"Những sự việc như vụ ở Thái Bình vừa rồi cho thấy rằng nếu không giải quyết một cách cơ bản các vấn đề quy định trong Luật Đất đai thì không thể bảo đảm ổn định chính trị-xã hội được."
GS Tương Lai
Bằng chứng là vừa rồi người ta còn mở rộng Thủ đô ra gấp đôi, biến đất nông thôn thành đất đô thị một cách quyết liệt, như ông Nguyễn Sinh Hùng còn lên tổng kết thành tựu xây dựng nông thôn mới.
Vấn đề ở chỗ: Không có ở đâu tham nhũng lại ngon lành như ở trong lĩnh vực đất đai.
Tấc đất là tấc vàng, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Và người ta cũng biết là không bền nên có 'ngoạm' thì phải làm nhanh lên rồi 'chuồn', và do đó dùng mọi thủ đoạn để làm thế nào 'ngoạm' nó dưới tất cả mọi danh nghĩa.

BBC: Như phân tích của Giáo sư thì có nguyên nhân bắt nguồn từ cách hành xử của chính quyền. Nhưng ngược lại, liệu chính quyền có thể cải tiến Luật Đất đai thế nào để có khung pháp lý minh bạch hơn và trừng trị các tội phạm về đất đai một cách quyết liệt hơn không ạ?
GS Tương Lai: Vâng, đó chính là vấn đề của các vấn đề.
Trước đây người ta định đưa Luật Đất đai ra thông qua trước khi sửa đổi Hiến pháp, sau có áp lực nên họ lại lồng vào Hiến pháp sửa đổi để rồi thông qua cả hai một lúc.
Nhưng những vấn đề cơ bản đề nghị sửa đổi trong Hiến pháp vẫn không được sửa và giữ nguyên, thì Luật Đất đai cũng theo lối mòn đó mà đi, vẫn giẫm chân tại chỗ.
Người ta vẫn kết luận đanh thép rằng đất đai là sở hữu toàn dân và Hiến pháp không thể có tam quyền phân lập. Hình với bóng đan vào nhau, Luật Đất đai nếu không đi liền với sửa đổi Hiến pháp thì cũng không giải quyết được gì.
Tôi nghĩ nay phải thực hiện các kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp một cách mạnh mẽ và trung thực, phải dừng việc thông qua dự thảo để thảo luận cho vỡ lẽ ra.
Những sự việc như vụ ở Thái Bình vừa rồi cho thấy rằng nếu không giải quyết một cách cơ bản các vấn đề quy định trong Luật Đất đai thì không thể bảo đảm ổn định chính trị-xã hội được.

Copy từ: BBC


..................

Tiếng súng trấn áp và tiếng súng phản kháng


Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-09-12
 
 
Công an đang phong tỏa hiện trường để điều tra vụ việc
Công an đang phong tỏa hiện trường để điều tra vụ việc nổ súng tại trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố Thái Bình
Courtesy TuoiTre
Nghe bài này
Hai vụ nổ súng xảy ra trong nửa đầu tháng 9 vừa qua khiến dư luận trong nước hết sức quan tâm. Những tiếng súng đó nói lên điều gì? Phải chăng bất ổn đến mức cao trào?.
Súng bắn chỉ thiên trấn áp
Vào lúc 16 giờ chiều ngày 4 tháng 9 vừa qua tiếng súng chỉ thiên được bắn liên tục chừng 15 phút tại khu vực trước nhà thờ giáo xứ Mỹ Yên, thuộc xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Dân chúng địa phương cho biết  lực lượng cảnh sát cơ động, công an giao thông, dân quân được nói đông cả ngàn người được điều động về và nổ súng, rồi sau đó đánh đập trấn áp nhiều giáo dân địa phương vì họ theo lời cam kết của chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Nghi Phương là đúng 16 giờ chiều cho thả hai người giáo dân bị bắt trước đó hơn hai tháng là hai ông Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải.
Phía cơ quan chức năng sau đó qua phương tiện truyền thông của tỉnh Nghệ An cũng như đài truyền hình trung ương thì cho rằng cơ quan chức năng được điều động đến vì giáo dân địa phương gây rối chống đối chính quyền.
Súng bắn trực diện phản đối
Một tuần lễ sau đó vào khoảng 2 chiều ngày 11 tháng 9, tại trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố Thái Bình, một người dân ăn mặc lịch sự xông vào phòng làm việc Trung tâm Phát triển Quỹ đất hỏi tên hai người giám đốc và phó giám đốc trung tâm rồi rút súng ra bắn vào những người đang có mặt khiến cho bốn người bị trúng đạn gồm phó giám đốc Trung Tâm và ba cán bộ của trung tâm này.
Dân chúng địa phương cho biết lực lượng cảnh sát cơ động, công an giao thông, dân quân được nói đông cả ngàn người được điều động về và nổ súng, rồi sau đó đánh đập trấn áp nhiều giáo dân địa phương
Dù được đưa đi cấp cứu nhưng đến sáu giờ cùng ngày ông phó giám đốc Trung Tâm Phát triển quỷ đất thành phố Thái Bình bị chết do vết thương được nói quá nặng.
Người nổ súng được cơ quan chức năng thành phố Thái Bình cho biết có tên Đặng Ngọc Viết, sinh năm 1971. Sau khi hành sự người này đã về quê ở xã Trà Giang cách thành phố Thái Bình hơn 20 kilomet. Báo chí trong nước cho hay đến khoảng sáu giờ chiều, người này đến tại cổng chùa Dục Dương cạnh nhà và tự sát.
Đông đảo các lực lượng công an được điều động xuống giải tỏa giáo dân xứ Mỹ Yên, tỉnh Nghệ An ngày 4 tháng 9, 2013
Đông đảo các lực lượng công an được điều động xuống giải tỏa giáo dân xứ Mỹ Yên, tỉnh Nghệ An ngày 4 tháng 9, 2013. Courtesy TTXVA
Dù nguyên nhân khiến Đặng Ngọc Viết phải sử dụng súng bắn cán bộ Trung Tâm Phát triển Quỹ đất đang được làm rõ, nhưng tờ Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh số ra ngày 12 tháng 9 nói có thông tin cho hay địa phương đang muốn triển khai dự án mở đường đi qua khu vực đất của nhà anh này. Vào buổi sáng trước khi đến Trung Tâm Quỹ đất thàn phố Thái Bình để nổ súng bắn cán bộ trung tâm, anh này than phiền với một người bạn về giá đền bù đất đai cho gia đình của anh ta.
Cảnh báo không hiệu quả?
Vụ nổ súng bắn chết cán bộ do anh Đặng Ngọc Viết tiến hành hồi chiều ngày 11 tháng 9 ở thành phố Thái Bình khiến nhiều người nhớ đến vụ nổ súng hoa cải và bình ga tự chế của gia đình ông Đoàn Văn Vươn hồi ngày 5 tháng 1 năm ngoái.
Một người dân ăn mặc lịch sự xông vào phòng làm việc Trung tâm Phát triển Quỹ đất hỏi tên hai người giám đốc và phó giám đốc trung tâm rồi rút súng ra bắn vào những người đang có mặt
Nhiều người cho rằng đó là tiếng súng cảnh báo về tình trạng thu đồi đất đai một cách tùy tiện của cơ quan chức năng địa phương với nhiều cáo buộc tham nhũng, đẩy người dân vào đường cùng phải chống lại. Tiếng súng hoa cải của gia đình họ Đoàn không làm chết ai, thế nhưng ông bốn người đàn ông trong gia đình này bị xử và kết án tù với mức cao nhất là 5 năm về tội danh giết người, hai bà vợ của ông Vươn và ông Quý bị án treo về tội chống người thi hành công vụ dù rằng vụ cưỡng chế bị chính thủ tướng kết luận là sai pháp luật.
Bà Nguyễn thị Thương, vợ ông Đoàn Văn Vươn vào sáng ngày 12 tháng 9 than vãn:
Bất công, không công bằng với người dân, họ bị dồn đến đường cùng nên mới bộc phát đến như thế!
Ông Vũ Văn Luân, tổng thư ký Liên Chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng, nêu lại quan điểm về vụ xử sơ thẩm cũng như phúc thẩm gia đình họ Đoàn:
Di ảnh anh Đặng Ngọc Viết
Di ảnh anh Đặng Ngọc Viết (tienphong online)
Có lần vợ anh Quý có nói câu mà tôi cũng rất tâm đắc ‘Xử vụ ông Vươn mà công tâm, đúng pháp luật thì đó là một biện pháp rất tốt để cứu đảng Cộng sản Việt Nam’. Vụ ông Vươn có thể nói là vụ được dư luận thế giới rất quan tâm, theo dõi cách hành xử của đảng Cộng sản Việt Nam.
Sáng nay tôi có truy cập trên mạng, thấy vụ bên Thái Bình. Tôi cho rằng đây là một hệ quả tất yếu xảy ra; nghĩa là vụ xử ông Vươn không tốt, chắc chắn không dừng lại ở chỗ Thái Bình. Dư luận rất căm phẩn vì bản án vụ ông Vươn trái pháp luật, không đúng lương tâm và công lý, nên hệ lụy này là tất yếu chắc chắn sẽ xảy ra.
Tiếng súng trấn áp và tiếng súng phản kháng nổ ra trong nửa đầu tháng 9 cho thấy nội tình ở Việt Nam hiện nay; nếu không được giải quyết phù hợp hằn sẽ còn có những tiếng nổ lớn hơn và dài hơn
Yêu cầu thay đổi!
Nhiều giáo dân trong giáo phận Vinh sau vụ súng nổ và dùng bạo lực trấn áp các đồng đạo của họ tại giáo xứ Mỹ Yên tỏ ra không thuyết phục trước những hành xử và cả thông tin từ phía truyền thông nhà nước. Các giáo xứ tiếp tục thắp nến và cầu nguyện cho những nạn nhân của vụ việc.
Ông Vũ Văn Luân, người chứng kiến vụ gia đình người nông dân nổi dậy nổ súng hoa cải và bình ga tự chế để ngăn chân đoàn cưỡng chế đưa ra những thay đổi cần có để chấm dứt tình trạng người dân bị bức bách đến cùng đường phải phản ứng như anh Đặng Ngọc Viết mới hồi ngày 11 tháng 9 vừa qua:
Theo quan điểm của tôi và cũng như Liên chi hội Nuôi trồng Thủy sản Nước lợ huyện Tiên Lãng đã đóng góp: có mấy vấn đề mà đảng và quốc hội phải giải quyết, theo qui luật khách quan mà các nước phát triển đỉnh cao cũng áp dụng. Đó là trước hết phải tam quyền phân lập, phải chấp nhận đa sỡ hữu đất đai mà trong đó có sở hữu tư nhân. Khi chấp nhận vấn đề sở hữu đất đai, sở hữu tư nhân với ba điểm là quyền tư hữu, quyền định đoạt và quyền sử dụng. Điều này sẽ giúp phòng chống tốt vấn đề tham nhũng đất đai.
Nhưng vừa rồi qua vấn đề sửa đổi hiến pháp tôi cho rằng đảng cộng sản Việt Nam đang lừng chừng về một cái gì đó không rõ ràng, không dứt khoát. Sau này đảng cộng sản Việt Nam có sụp đổ nguyên nhân chính vẫn là không tuân theo qui luật khách quan, không đưa quan hệ sản xuất, tháo gỡ cho nó phù hợp với lực lượng sản xuất. Vì chính quan hệ sản xuất cũ kỹ, mục nát ràng buộc kìm hãm sản xuất; khi lực lượng sản xuất phát triển thì nó bung ra, và bản chất của vụ ông Vươn, của vụ Thái Bình này do vấn đề quan hệ sản xuất đẻ ra tham nhũng, và như vậy tất yếu nó sẽ xảy ra.
Tiếng súng trấn áp và tiếng súng phản kháng nổ ra trong nửa đầu tháng 9 cho thấy nội tình ở Việt Nam hiện nay; nếu không được giải quyết phù  hợp hằn sẽ còn có những tiếng nổ lớn hơn và dài hơn.

Copy từ: RFA


.......................

Hà Nội ‘thừa nhận sự tồn tại’ của Mạng lưới Blogger Việt Nam?


Blogger Mẹ Nấm nói bà 'là trường hợp cụ thể nhất về việc bị vi phạm quyền tự do ngôn luận'.
Blogger Mẹ Nấm nói bà 'là trường hợp cụ thể nhất về việc bị vi phạm quyền tự do ngôn luận'.
Gần hai tháng sau khi các blogger tại Việt Nam ra ‘Tuyên bố 258’, văn bản còn được biết tới với tên gọi ‘Tuyên bố của mạng lưới blogger Việt Nam’ này đã được chuyển tới nhiều cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế uy tín trong bối cảnh một số tờ báo trong nước chỉ trích việc làm này. VOA Việt Ngữ đã hỏi chuyện blogger Mẹ Nấm, một trong những người tham gia phong trào, về những kết quả đạt được cũng như những dự định của mạng lưới trong tương lai. Trước hết, blogger Mẹ Nấm nói về cuộc gặp mới nhất với các đại diện phái đoàn Liên hiệp châu Âu tại Việt Nam hôm 10/9, ngay trước thềm đối thoại nhân quyền EU – Việt Nam:

Blogger Mẹ Nấm: Trong cuộc gặp với các đại diện của Liên hiệp châu Âu, Mạng lưới blogger Việt Nam trao Tuyên bố 258 cùng với bản kết luận điều tra trường hợp Đinh Nhật Uy đã được dịch sang tiếng Anh và một số báo cáo khác do các thành viên trong mạng lưới dịch ra tiếng Anh để nói với Hội đồng Nhân quyền của châu Âu rằng chúng tôi ở đây để nói một sự thật khác.

Ngoài những bản báo cáo nhân quyền tốt đẹp mà Việt Nam đưa ra cho quốc tế thì có một sự thật khác mà mọi người phải lắng nghe, đó là tình trạng bắt giữ tùy tiện những người sử dụng blog và mạng xã hội để nói lên tiếng  nói của mình.

VOA: Các giới chức châu Âu đã phản hồi ra sao, thưa bà?

Ngoài những bản báo cáo nhân quyền tốt đẹp mà Việt Nam đưa ra cho quốc tế thì có một sự thật khác mà mọi người phải lắng nghe, đó là tình trạng bắt giữ tùy tiện những người sử dụng blog và mạng xã hội để nói lên tiếng nói của mình.
Blogger Mẹ Nấm: Các đại diện họ lắng nghe rất chăm chú và bà giám đốc đại diện cho khối nhân quyền châu Âu đã phát biểu rất rõ ràng rằng là với sự xuất hiện của các bạn thì ngày mai, trong buổi nghị trình chính thức với phía Việt Nam, chúng tôi sẽ yêu cầu phía Việt Nam phải có những cam kết cụ thể, rõ ràng trong tiến trình vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc 2014 của mình. Tôi nghĩ đó là một cái thành công nho nhỏ của tất cả những người đang đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam.

VOA: Theo bà, lý do vì sao mà các đại sứ quán hay các tổ chức quốc tế có uy tín trên thế giới lại muốn gặp các blogger Việt Nam?

Blogger Mẹ Nấm: Thực sự hôm qua trong buổi tiếp xúc, họ nói rất là rõ ràng rằng trong các bản báo cáo nhân quyền từ năm 2009 của Việt Nam và đặc biệt là trong các tuyên bố chung mới đây của khối ASEAN thì tình trạng nhân quyền và các nỗ lực cải thiện đó họ không có nhìn thấy nó được cải thiện, nhất là quyền tự do ngôn luận trên Internet. Vì vậy, khi mà có những cuộc gặp như thế này với giới blogger thì họ cảm thấy rằng là họ cần được chia sẻ nhiều hơn và blogger Việt Nam cần phải lên tiếng vì thế giới họ cần biết nhiều hơn nữa.

VOA: Thưa bà, trong khi các tổ chức quốc tế muốn lắng nghe ý kiến của blogger Việt Nam, thì một số tờ báo do nhà nước quản lý nói rằng, xin trích, “một số người nhân danh "mạng lưới blogger Việt Nam" đã phát tán bản "tuyên bố" đề cập một cách tiêu cực về nhân quyền ở Việt Nam”. Bà có suy nghĩ gì về điều đó?

Blogger Mẹ Nấm: Thực sự thì tôi nói rất rõ ràng rằng tôi không cần phải lấy ví dụ nào về một trường hợp bị vi phạm nhân quyền nào hết bởi vì chính tôi là trường hợp cụ thể nhất về việc bị vi phạm quyền tự do ngôn luận. Tôi hoàn toàn tự tin và tự chịu trách nhiệm về những gì mình phát biểu. Tất cả các thành viên trong Mạng lưới blogger tôi nghĩ rằng mỗi người đều có một câu chuyện nhỏ về cái việc bị vi phạm quyền tự do ngôn luận của mình để kể với thế giới, cho nên những bài báo và những tài liệu đưa ra bên phía nhà nước chúng tôi sẵn sàng đối thoại và sẵn sàng chứng minh rằng là chúng tôi những con người có thật, những con người bị vi phạm quyền tự do ngôn luận, có thật chứ không phải là không.

Hôm qua, trong buổi gặp gỡ với Liên minh châu Âu, họ cũng nói rõ ràng, họ thừa nhận rằng quyền tự do ngôn luận ở Mỹ thì khác với quyền tự do ngôn luận ở châu Âu. Nhưng ở châu Âu có những điều luật cụ thể, rất rõ ràng để cấm người ta, răn đe người ta không vi phạm để khỏi bị phạt. Còn ở Việt Nam thì những điều luật mơ hồ giống như điều 258, điều 79 hay 88, rất dễ dàng khép tội người ta. Bên cạnh đó còn chưa kể đến một số nghị định, thông tư, và việc quản lý nữa. Nó có những cái bẫy về mặt luật pháp dành cho những người sử dụng mạng xã hội để nói lên ý kiến của mình. Đó là những vấn đề mà bên phía Hội đồng Nhân quyền họ quan tâm.

VOA: Công việc sắp tới của bà cũng như những người thuộc mạng lưới blogger Việt Nam sẽ như thế nào sau khi báo chí Việt Nam đã lên tiếng công kích và một số blogger đã phải lên gặp chính quyền vì ủng hộ Tuyên bố 258?

Blogger Mẹ Nấm: Thực sự là tôi cảm thấy nếu mà họ im lặng thì chứng tỏ rằng là những nỗ lực của chúng tôi không có kết quả gì hết. Nhưng nếu họ đã lên tiếng thì chứng tỏ họ thừa nhận có sự xuất hiện và sự tồn tại của mạng lưới blogger Việt Nam. Tôi nghĩ đó là một tín hiệu hoàn toàn đáng mừng cho tất cả các anh chị em trong mạng lưới.

Hơn nữa, như là tôi được biết thì sáng hôm nay, có một phong trào của một số blogger mà tôi không biết mặt, các blogger ẩn danh, kêu gọi ký tên vào cái bản phản bác Tuyên bố 258. Cá nhân tôi là một thành viên trong mạng lưới thì tôi nói rất rõ ràng rằng là tôi công khai mời blogger Võ Khánh Linh ra đối thoại trực tiếp với tôi về việc phản bác. Tôi đang để ngỏ lời mời trên Facebook của tôi. Tôi nghĩ rằng là các bạn bè của tôi cũng sẽ ủng hộ vì thực sự đã đến lúc chúng ta không núp sau một cái tên hay cũng không núp sau một cái blog để mà dùng những luận điệu xấu xa để bôi nhọ nhau hoặc là chụp lên đầu nhau những cái mũ rất là kinh khủng.

Nếu mà chúng tôi đã dám can đảm và chúng tôi đã đưa cả tên tuổi, hình ảnh và can đảm đi gặp những người khác để nói về tình trạng tự do ngôn luận thì tại sao các bạn phản bác chúng tôi các bạn lại không dám ra mặt?

VOA: Bà có hy vọng mình sẽ có cơ hội để đối thoại với những người chỉ trích bản thân bà cũng như các thành viên khác của Mạng lưới blogger Việt Nam không?

Blogger Mẹ Nấm: Thật ra tôi không hy vọng nhiều lắm vì những cái blog đó đã xuất hiện từ năm 2009 hay 2010 gì đó. Họ thường đăng những thông tin bôi nhọ về đời tư của những người mà được người khác gọi là các nhà đấu tranh dân chủ. Họ đánh phá từ rất lâu và tôi không có cơ hội được biết mặt mũi, tên tuổi của những người đó.

Tôi thì tôi nghĩ thế này, khi anh kêu gọi cái gì thì anh phải là người có trách nhiệm với lời kêu gọi của mình. Tôi hy vọng rằng blogger Võ Khánh Linh hãy can đảm bước ra đối thoại với tôi – một người đang bị phản bác.

Copy từ: VOA


..................

CHẾT NGAY VÀ CHẾT TỪ TỪ.


Vẫn phải trở lại một chút vụ người thanh niên Đặng Ngọc Viết dùng súng bắn chết 2 cán bộ và làm bị thương hai người khác tại UBND thành phố Thái Bình. Người gây án đã tự sát. Xét theo quy định pháp luật, vụ án có thể bị đình chỉ điều tra.
Nhưng với vụ án này, có lẽ công an Thái Bình cần khởi tố vụ án chứ không phải đình chỉ. Vì sao? Vấn đề vụ án mạng này có vấn đề lớn hơn những tiếng súng nổ. Không chỉ là điều tra về phía người gây án, tất nhiên rồi, còn phải điều tra nguyên nhân gây án, điều tra những người bị hại. Theo thông tin ban đầu công an Thái Bình nói với báo chí, nguyên nhân gây án có liên quan đến việc giá cả, phương thức,hành xử đền bù giải phóng mặt bằng giữa gia đình Viết và một số gia đình khác với chính quyền. Mâu thuẩn tới mức nào để sinh án mạng như thế, mà lại án mạng ngay tại cơ quan nhà nước. Bỏ qua nguyên nhân này, chỉ căn cứ vào đối tượng đã chết để đình chỉ điều tra là vội vàng. Phải khởi tố vụ án mới có đủ thực quyền và sức mạnh để truy đến cùng nguyên nhân. Nếu có chuyện chính quyền ép dân, chính quyền không tuân thủ quy định pháp luật trong đền bù đất hoặc tiêu cực thì phải xử lý nghiêm những người đại diện chính quyền làm việc này. Không đi tới tận cùng nguyên nhân, chỉ xét về một phía đối tượng gây án đã chết mà đình chỉ vụ án thì lại dung dưỡng cho những ẩn họa đối kháng gây bất ổn xã hội. Và nếu thực sự nguyên nhân từ đền bù, giá cả, thì từ vụ án này Thái Bình sẽ có thêm căn cứ xác đáng gửi Quốc hội để sửa đổi tận gốc Luật đất đai đang gây nhiều tranh cãi.
Làm tới nơi tới chốn là cách gây được niềm tin, xác tín sự ổn định thực sự, và tránh được những cái chết bất ngờ mang nhiều ẩn số.

Bất ngờ nhất là thông tin từ Quảng Bình, Lâm trường Bố Trạch đã dùng một lượng lớn thuốc diệt cỏ cực kỳ nguy hiểm để làm sạch rừng đầu nguồn để trồng mới cây rừng. Với số lượng lớn thuốc diệt cỏ này, trong tương lai không xa, cũng như thuốc sâu chôn ở Thanh Hóa, sẽ làm nên những cái chết từ từ...và đây là tội ác mới, không thể không khởi tố ngay mấy thằng lãnh đạo lâm trường này. ( Nguồn:http://dantri.com.vn/su-kien/lam-truong-dau-doc-gan-6000-dan-bang-thuoc-diet-co-778034.htm).

Ngay tại Thủ đô,thông tin nước ngầm nhiễm thạch tín với mức độ nguy hiểm đã được công bố. Rồi hàng triệu người dân sống ở Thủ đô sẽ thế nào đây khi mà cứ tháng tháng năm năm phải dùng thứ nước nhiễm độc này. Lại nhìn thấy trước những cái chết đang đến. Thật đáng sợ ( Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/09/130912_hanoi_arsenic_groundwater.shtml)
-----------------
Như ở Thanh Hóa tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, lại chính người dân kéo cổ lãnh đạo Lâm trường vào tận rừng, nọc mặt ra để nhìn thấy lượng lớn thuốc diệt cỏ đã sử dụng và chôn giấu và Lãnh đạo Lâm trường đã không thể chối cãi.


Copy từ: Blog Nguyễn Quang Vinh


....................

NHÂN VIỆC THÁI BÌNH...


Nhà báo Huy Đức:
Cái gọi là "chênh lệch địa tô" mà những người cộng sản đòi xóa bỏ, đang trở lại và khiến họ trở nên mù lòa, đồng thời đẩy người dân tới "bước đường cùng".

Quả bom Đoàn Văn Vươn đã không đủ để cảnh báo một hệ thống đã cạn kiệt khả năng thức tỉnh.

Nhà báo Đào Thanh Tuy (Báo Gia đình và xã hội):
Có một sự thật (sẽ là nguy hiểm với những ai thấy nguy hiểm) là hễ có một cuộc va chạm đổ máu, thậm chí mất mạng giữa người dân và chính quyền thì chẳng biết đúng, sai thế nào nhưng đông đảo dư luận lại đứng về phía người dân.

Phải chăng bây giờ cái xấu xa đã là tài sản tất yếu của những người mang kiếp đầy tớ, công bộc?.

Cái gì cũng có nguyên do, quá trình hệt như ra đường nhìn thấy mấy thằng vằn vện xăm trổ thì người ta nghĩ ngay tới lũ lưu manh, giang hồ, thấy ông bụng phệ, mắt híp là nghĩ tới bọn quan tham...

TS. Mai Thanh Sơn (Trưởng phòng Dân tộc học và Nhân học, Viện Khoa học Xã hội vùng Trung Bộ, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam):

Mình không hoàn toàn tán đồng cách giải quyết bất đồng của Đặng Ngọc Viết. Nhưng mình có thể chia sẻ phần nào cảm xúc của anh ấy.

Viết đã ở tuổi "tứ thập nhi bất hoặc" - cái tuổi có thể hiểu được lý lẽ trong thiên hạ, phân biệt được điều phải điều trái, ai tốt ai xấu, và ít khi sai lầm.

Phải ở trong hoàn cảnh bức xúc thế nào, Viết mới hành động như vậy.

Tiếng súng Đoàn Văn Vươn đã khiến cả nước rúng động, bàng hoàng. Nhưng dường như điều đó cũng chưa đủ thức tỉnh những trái tim chai sạn, vô cảm trước tình trạng bế tắc của người dân.

Đoàn Văn Vươn là người mở đầu cho "Cuộc chiến vì Quyền đối với Đất đai".

Viết đã bước thêm một bước nữa: "Liều chết vì Đất".

Có ở trong dân mới cảm nhận được những làn sóng bất bình đang lan rộng từ Bắc vô Nam, từ miền xuôi lên miền ngược.

Điều mà mình thấy lo ngại cho chế độ là một số người dân đã nghĩ đến con đường "Tự vũ trang để giải quyết các mâu thuẫn với chính quyền".

Nguy tai!.
------------
* Các ý kiến được đăng tải trên trang FB cá nhân của các nhân vật.
* Hình ảnh đã đăng tải trên trang OF, XNA chỉ có tính chất minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.
Copy từ: Blog Mai Thanh Hải


.....................

Việt Nam già cỗi trong mắt ngài Bill Gate


Người Việt ở nước ngoài rút ra khỏi thị trường địa ốc Việt Nam


CỠ CHỮ
Người Việt hải ngoại đã rút lui khỏi thị trường địa ốc Việt Nam, vì những lo ngại do tình trạng suy thoái kinh tế gây ra.

Trang mạng Property Report cho biết trong năm 2013, đầu tư vào địa ốc của Việt kiều đã giảm đi phân nửa, so với năm 2011.

Lượng kiều hối do Việt kiều cư ngụ ở nước ngoài chuyển về nước đạt 2 tỉ rưỡi đôla trong năm nay.

Phần lớn đến từ Hoa Kỳ, Nam Triều Tiên, một số nước Đông Nam Á và Âu Châu.

Trang tin địa ốc quốc tế Property Report tường thuật rằng Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam dự kiến lượng kiều hối sẽ tăng từ 10% đến 15% vào cuối năm nay.

Trang mạng xaluan.com nói rằng trong 8 tháng đầu năm 2013, lượng kiều hối chuyển về thành phố HCM qua các ngân hàng thương mại đạt khoảng 2,5 tỉ đôla, dự báo cuối năm sẽ đạt khoảng 4,5 tới 4,8 tỉ đôla.

Kiều hối chuyển về Việt Nam đến từ người Việt sinh sống ở hải ngoại, kể cả lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.

Tin của Property Report nói trong khi Việt kiều rút ra khỏi thị trường địa ốc Việt Nam, người nước ngoài lại đang toan tính đầu tư vào thị trường này.

Các nhà phát triển địa ốc đã bị thiệt hại nặng khi giá nhà sụt giảm cách đây 2 năm trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Một cuộc khảo sát do Giaó sư Graeme Newell thực hiện cho Hội Địa Ốc Á Châu-Thái bình dương nói rằng Việt Nam có thị trường địa ốc nhỏ nhất trong khu vực.

Tuy nhiên, một số tập đoàn địa ốc lớn lại có mặt trên thị trường nhỏ bé này, kể cả Warburg Pincus, một quỹ đầu tư toàn cầu đã mua cổ phần trong công ty địa ốc tư nhân lớn nhất Việt Nam, là Vingroup.

Nguồn: Property Report, Thanh nien
Copy từ: VOA


...................

Cần có một tổ chức phản đối dự án điện hạt nhân ở Việt Nam



Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam

Thư phản đối dự án điện hạt nhân điện hạt nhân đã được chúng tôi gởi cho chính quyền của hai nước Nhật Bản và Nga ngày 21/05/2012 với hơn 600 chuyên gia, trí thức và thanh niên trong ngoài nước tham gia ký tên.
Đến hôm nay, tình hình về thảm họa nổ các lò phản ứng hạt nhân tai Fukushima, Nhật Bản, càng lúc càng tồi tệ khiến chính phủ Nhật đã phải chi thêm nhiều tỷ USD nhằm khắc phục phần nào tình trạng càng ngày càng tồi tệ nạn rò rỉ hằng ngàn mét khối nước nhiễm xạ nguy hiểm ra môi trường sống chung quanh và vùng biển miền đông nước Nhật, chưa kể việc phải dọn dẹp các lò phản ứng hạt nhân bị hư hại.
Nhật Bản là một quốc gia tiên tiến hàng đầu thế giới, nhưng Nhật Bản không thể tự mình làm được công việc trừ khử phóng xạ vô cùng nguy hiểm, đầy khó khăn và kéo dài hằng chục hằng trăm, hằng ngàn năm sau! Nhật Bản cần phải nhờ sự giúp đở của các nước có kinh nghiệm về tai nạn điện hạt nhân để giúp khắc phục tình trạng rò rỉ phóng xạ càng lúc càng tồi tệ tại các lò phản ứng hạt nhân bị hư hại tại Fukushima. Chính ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật vừa mới đến Ukrain tham vấn cùng chính quyền Ukrain về công tác khắc phục thảm hoạ nổ lò phản ứng hạt nhân tại Chernobyl, cách thức mà nước này đã chi nhiều tỷ USD trong hơn 25 năm qua để giải quyết đại nạn thảm họa hạt nhân Chernobyl, đã nói lên điều này.
Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đang tranh thủ tìm phuơng cách dẹp bỏ các nhà máy điện hạt nhân hiện đang hoạt động của họ. Đây là việc làm rất tốn kém, cần nhiều chục tỷ USD cho mỗi nhà máy và cần phải kéo dài nhiều chục năm nếu không nói hằng thề kỷ mới hoàn toàn thoát khỏi hậu quả nhiễm phóng xạ của khu vực nhà máy điện hạt nhân, và sẽ không biết giãi quyết cách nào với các thiết bị nhiễm đầy chất phóng xạ và nhiều tấn thanh nguyên liệu hạt nhân phế thải mà chúng sẽ tồn tại và tiếp tục phát tán các chất độc phóng xạ gây tác hại cho con người và môi trường sống trong hằng chục ngàn năm, nếu không nói hằng trăm ngàn năm.
Không hiểu vỉ cớ gì mà nhà nước Việt Nam lại tiếp tục hợp tác với các tập đoàn bán máy móc điện hạt nhân, tuyên truyền nói tốt về điện hạt nhân mà Giáo Sư Nguyễn Khắc Nhẫn đã ví von là “điện hại dân, điện hại nước”, như qua việc tổ chức các chuyến tham quan tuyên truyền cho một số cư dân tại Phan Rang taị viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, việc trẻ em tiểu học bị tập đoàn Rosatom bỏ chút tiền lẻ, nhồi nhét kiến thức sai lệch đầy nguy hiểm về sự an toàn của nhà máy điện hạt nhân vào đầu óc non nớt của chúng. Trước việc rất lố bịch và vô nhân đạo của các quan chức Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn đã phát biểu một câu nói lên thực chất về hành động của đảng và nhà nước Việt Nam về dự án điện hạt nhân như sau: Vì cớ gì người ta đi tới, mình đi lùi, ngưòi ta đi ra, mình đi vào?”
Trước tình trạng thao túng của các tập đoàn bán nhà máy điện hạt nhân kết hợp với các nhóm lợi ích trong và ngoài nước nhằm đẩy nhanh viêc thực hiện dự án nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam, với bằng chứng mới đây về kế hoạch “trình khả thi dự án điện hạt nhân vào cuối năm nay” để nhanh chóng thực hiện ký hợp đồng tiến hành xây cất nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận vào năm 2014, nhằm tạo ra một việc đã rồi – phóng lao phải theo lao - như dự án Bauxite đầy hệ lụy tại Tân Rai Tây Nguyên trước đây với các tập đoàn củaTàu.
Trước tình trạng bưng bít tin tức và độc quyền quyết định về dự án điện hạt nhân, một dự án vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng đến nhiều thế hệ người dân Việt Nam và nhất là sự tồn vong của đất nước và dân tộc, một thành phần nhỏ của một đảng chính trị không được phép có quyền độc đoán quyết định vận mệnh, sự tồn vong của cả dân tộc với dự án điện hạt nhân vô cùng nguy hiểm với hệ quả không thể lường trước, mà phải có quyết định tối hậu từ toàn dân, những người chủ nhân thực sự của Tổ quốc Việt Nam.
Người dân Việt Nam cần phải được cung cấp thông tin trung thực đa chiều về dự án điện hạt nhân để họ có thể chọn lựa đúng con đường cho sự phát triễn đất nước của họ.
Chúng ta phải nhanh chóng có hành động cụ thể, phải tích cực phản biện chống lại hành động rất sai trái này của chính quyền Việt Nam.
Để công việc phản biện về dự án điện hạt nhân có được trọng lượng và đến được các cấp có thẩm quyền, cần có một tổ chức, một mạng lưới “KHÔNG ĐIỆN HẠT NHÂN” – “NO ATOM POWER” đại diện cho người Việt Nam trong nước quan tâm đến điện hạt nhân và sự yểm trợ của các cá nhân và tổ chức quan tâm đến điện hạt nhân.
Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi các vị học giả, chuyên gia và mọi người Việt Nam yêu nước ở trong và ngoài nước đứng ra thành lập một tổ chức, một mạng lưới “chống” điện hạt nhân để chúng ta có được sự chính danh trong công tác đấu tranh chống lại kế hoạch thực hiện dự án điện hạt nhân đầy nguy hiểm tại Việt Nam.
Ngày 11 tháng 09 năm 2013
Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam
Nguồn tham khảo:
YÊU CẦU CHÍNH PHỦ NHẬT BẢN HỦY DỰ ÁN TÀI TRỢ NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN Ở VIỆT NAM
YÊU CẦU CHÍNH PHỦ NGA HỦY DỰ ÁN TÀI TRỢ NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN TẠI VIỆT NAM
LIST OF 626 SIGNATORIES COLLECTED FROM 14 MAY 2012
Rò rỉ Fukushima : Tokyo nên nhờ quốc tế trợ giúp
HÃY ĐỒNG THANH LÊN TIẾNG PHẢN ĐỐI CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN "NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN"
Những trẻ em hạt nhân: cách lạm dụng trẻ em hợp pháp và rẻ mạt
Điện hạt nhân tiếp tục bị chỉ trích nhân dự án Đà Lạt
“Vì cớ gì, người tai đi tới, mình đi lùi, người ta đi ra, mình đi vào?”
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/09/130905_ninhthuan_dalat_nuclear_experience.shtml
Ai thao túng mua bán lò phản ứng ở VN?
Trả giá quá đắt cho dự án Bauxite
Dự án bauxite có thể đổ bể bất cứ lúc nào
Ngụy biện để tiếp tục dự án bauxite


Các tác giả trực tiếp gửi cho  Bauxite Việt Nam




........................

*Chúc cho "Lời kêu gọi ký tên phản đối bè lũ phản động" thành công rực rỡ!*

Đài RFI đưa tin: Toà án La Haye xử Phó Tổng Thống Kenya "phạm tội ác chống nhân loại" [1]. Vụ xử án đang diễn ra tại Hà Lan từ ngày 10/9/2013. Tin cũng cho hay, phiên toà xét xử Tổng thống Kenya sẽ tiếp nối vào 12/11/2013 cùng tội danh, bất chấp Quốc hội Kenya có ý định "rút khỏi Quy chế Roma về Toà hình sự Quốc tế". Nhà báo Trọng Thành nhận định: "Đây là hai phiên toà mang tính lịch sử, vì lần đầu tiên Toà án La Haye xử các giới chức đương nhiệm ở cấp cao nhất". Căn cứ để Toà án La Haye xử tội: Trong khoảng 3 tháng sau bầu cử năm 2007, hơn 1.300 người đã bị giết chết, 600.000 người phải đi sơ tán.
Song song đó, đài BBC tường thuật trực tiếp [2] ý kiến Tổng thống Hoa Ký về khủng hoảng trong xử lý vấn đề Syria trước việc nên tấn công hay không, sau vụ giết người bằng vũ khí hoá học làm 1.429 thường dân thiệt mạng. Tổng thống Obama nói: "Chúng ta không thể khắc phục được tất cả các sai trái trên đời, nhưng với nỗ lực khiêm tốn và tối thiểu nguy cơ, chúng ta có thể ngăn chặn việc trẻ em bị chết vì hơi độc... Tôi tin rằng chúng ta phải hành động".
Trong một diễn biến khác, tại Việt Nam, vụ chôn chất hoá học đã làm cho (chỉ) một xã nghèo có tên Yên Lâm thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa có số người mắc các bệnh: ung thư, thần kinh, u bướu, mất khả năng sinh con, trẻ bị dị dạng, dị tật bẩm sinh v.v.. lên đến 957 người [3]. Có vẻ châm ngôn * "chết còn sướng hơn"* (so với dân Syria, Kenya nói trên) trở nên "thuyết phục"(!), bởi chúng ta đang sống ngay xứ sở được mệnh danh "thiên đường XHCN".
Diễn biến của vụ việc này vẫn đang được các cơ quan chức năng Việt Nam..."tà tà" điều tra, kể từ vụ chôn hóa chất trở nên gay gắt vào 26/8/2013, khi người dân chặn một chiếc xe tải của công ty Nicotex chở nhiều thùng phuy nghi là được đem đi phi tang.
Người dân Yên Lâm không còn cách nào khác - với tục ngữ "Tự cứu mình trước khi trời cứu" - ngoài việc tập hợp trên 1.000 chữ ký gởi đến báo Vietnamnet [4], dù không chắc toàn bộ ngàn người đứng đơn, ai cũng biết đến khái niệm "xã hội dân sự"

Xã hội dân sự

"Xã hội dân sự" cấu thành từ tổng thể của các tổ chức xã hội và dân sự mà các tổ chức này tạo nên cơ sở của một xã hội tự vận hành, khác với các cấu trúc quyền lực của một nhà nước (bất kể hệ thống chính trị của nhà nước này thuộc kiểu gì) và các thể chế thương mại của thị trường (theo wikipedia).
Đó là tất yếu khách quan của một xã hội phát triển theo chiều hướng ngày càng văn minh, nhấn mạnh tính trách nhiệm, tính chủ động của người dân ngày được nâng cao và được khẳng định đối với xã hội song song với bộ máy nhà nước.
Hình thái "xã hội dân sự" lấy vai trò người dân làm nòng cốt để lập ra những tổ chức nhằm bảo vệ, đòi hỏi quyền lợi mà bộ máy công quyền có bổn phận đáp ứng và giải quyết. Thông thường "xã hội dân sự" được biểu hiện qua các hội, đoàn do người dân tự nguyện và tự giác lập ra. Ở Việt Nam, giới cầm quyền luôn lồng ghép "xã hội dân sự" với "lật đổ nhà nước", "tranh giành quyền lực", dù ngay cả người dân nghèo không hề manh nha chống đối gì "đảng và nhà nước" cả!
Dù bị bóp nghẹt và ngăn trở bởi nhà cầm quyền, hình thái "xã hội dân sự" đang diễn ra ngày càng lớn mạnh tại Việt Nam mà không thế lực nào cưỡng lại nổi trong một xã hội ngày càng rơi rụng "vai trò" "đảng và nhà nước lo"... "tuốt tuồn tuột"(!) Nó - "đảng và nhà nước" - không tài nào kham nổi mọi trách nhiệm và bảo vệ tối đa quyền lợi cho người dân, dù cứ tạm cho rằng giới cầm quyền Việt Nam rất mực "thương dân" như... "cha mẹ" thương con (!).
Bà Tôn Nữ Thị Ninh đã từng tuyên bố trong buổi họp báo tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia Hoa Kỳ hồi tháng 10/2004, khi bị chất vấn về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam: "... Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, đứa cháu hỗn láo, bướng bĩnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi".
Ông Lê Hồng Anh, lúc đương chức Bộ trưởng Bộ Công an, trả lời báo chí về vụ tham nhũng PCI do Huỳnh Ngọc Sĩ chủ mưu, cho biết [5]: "...chất lượng cán bộ cấp càng cao, nói gì thì nói, dù sao tư tưởng cũng đỡ hơn, đỡ lệch lạc hơn cấp dưới. Cũng như trong gia đình, người cha người mẹ cũng chững chạc hơn con cái chút".
Tư duy "làm cha làm mẹ" dân của những kẻ kém ý thức đến nỗi, ngoài việc bộc lộ thái độ hống hách, trịch thượng, họ còn không hiểu rõ thân phận công bộc với chén cơm trên tay mỗi ngày, nó có được là do dân nuôi nấng.
Dù rất xấc xược, khi người cộng sản tự cho phép bản thân "đứng trên đầu thiên hạ", người dân vẫn rộng lượng giáo dục lại bà Ninh, ông Anh cùng nhiều ông (bà) khác, để họ được học mà biết tôn trọng Quyền Con Người và Quyền Công Dân trong xã hội hiện đại ngày nay.
Người dân cũng sẵn sàng tha thứ cho những bộ não quá phẳng, bởi khái niệm "xã hội dân sự" trở nên thật khó khăn cho trình độ tiếp thu của những bộ óc chỉ duy chứa đựng "mối tương quan mất dạy" [6]: "chủ - chó" như blogger Đinh Tấn Lực đã chỉ trích kịch liệt.
Lẽ ra, những ông (bà) cộng sản cần hiểu, thay vì đòi "trèo lên đầu dân chúng" để ra vẻ "lo lắng", "dạy dỗ", họ chỉ cần làm mỗi việc "ký quyết định" thành lập hội, đoàn bất kỳ nào đó khi một hay nhiều nhóm người dân có nhu cầu. Suy cho cặn kẽ, để "xã hội dân sự" hình thành tự do, tự nguyện, tự giác một cách nhanh chóng, "bộ máy nhà nước" càng "nhẹ gánh" hơn nhiều lần; mặt khác chính những tổ chức "xã hội dân sự" đi vào hoạt động công khai còn góp phần rất lớn làm cho xã hội trở nên trật tự, an toàn, nó còn giúp luật pháp phát huy mạnh mẽ và hữu hiệu, ngoài ra nó cũng là tác nhân chính để nâng cao dân trí lên cao rất nhiều trong một xã hội ngày càng hỗn loạn.
Chẳng ai yêu mình bằng bản thân mình, bởi có biết yêu mình, mới biết yêu những người xung quanh, kể cả người thân ruột thịt. Cần phân biệt điều này với thói "ích kỷ". Chính vì cùng có lợi ích chung, người dân tự nguyện và tự động liên kết lại trước một vấn đề xã hội cần giải quyết, thông qua ví dụ sống động về "vụ chôn hóa chất" cũng như hàng ngàn vụ việc khác liên quan đến an sinh xã hội. Từ đấy, người dân càng thể hiện tính đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái, cùng đấu tranh với cái xấu, cái ác, cái sai và những việc vi phạm pháp luật, giúp cho "nhà nước" xử lý nhanh và hợp lý,
hợp pháp.
Chỉ tiếc, giới cầm quyền không chịu nhìn nhận những lợi ích to lớn do các tổ chức "xã hội dân sự" mang lại, nên họ cố tình dây dưa và tránh né với "Luật về hội", nợ dân hơn 30 năm qua. Lý do chính xuất phát từ nỗi sợ mất quyền lợi của cá nhân, dòng tộc và phe nhóm, nên họ để mặc người dân bơ vơ, lẻ mẻ tự xoay xở trong tuyệt vọng mỏi mòn cho đến khi uất ức đến cùng tận, người dân manh động thì họ phủ chụp tội "chống đối", "phản động", "thế lực thù địch" v.v... là điều thật dễ hiểu với hàng ngàn ví dụ: Văn Giang, Đoàn Văn Vươn, Nguyễn Viết Trương (uất ức nổ mìn tự tạo tại nhà giám đốc công an Khánh Hòa) và mới đây là Đặng Ngọc Viết bắn 5 người và tự sát [7] cũng vì vấn đề đền bù đất đai! Thật ngao ngán!
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ được xem là một trong những người đấu tranh cho "xã hội dân sự" phát triển lành mạnh thông qua những việc ông làm: đấu tranh cho giáo dân Cồn Dầu, kiện Thủ tướng vụ boxite, kiện vụ xâm hại đồi Vọng Cảnh v.v...
Tác giả Lưu Mạnh Anh với "Ai có thể giải cứu Cù Huy Hà Vũ?" [8] đã manh nha như lời kêu gọi hình thành thế trận "xã hội dân sự", sau đó, một lá thư được đề nghị soạn thảo để gởi đến nhiều tổ chức, hội đoàn trên thế giới nhằm đòi hỏi quốc tế quan tâm hơn, có trách nhiệm hơn để nhắc nhở, yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam thay đổi cách điều hành quốc gia trong tư cách thành viên Liên Hiệp Quốc và tự nguyện ký tham gia "Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị" từ 1982, nhưng rất tiếc, lúc bấy giờ công việc này chưa được nhiều người hưởng ứng.
Chỉ 3 năm qua, từ vụ án Cù Huy Hà Vũ, nhiều người đã thay đổi cách nhìn về "nội lực, ngoại lực", về "đối nội, đối ngoại", đến bây giờ người dân không còn nghĩ nhiều đến việc "ban phát", "bố thí", "xin cho" từ phía cơ quan công quyền trong việc giải quyết quyền lợi của mình, thay vào đó, nhiều
nhóm người đã biết liên kết lại đấu tranh vì lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia.
Giới cầm quyền Việt Nam (và tất nhiên cả chính quyền độc đài, độc đảng toàn trị ở các nước khác) nên hiểu rằng: "Nhà nước" không bao giờ và không tài nào có đủ khả năng quán xuyến toàn bộ cuộc sống của người dân. Chỉ có người dân mới có thể lo liệu mọi việc cho chính bản thân, cộng đồng, quốc gia thông qua những tổ chức "xã hội dân sự" phát triển mạnh mẽ. Càng kìm hãm sự phát triển những tổ chức này, càng trì hoãn trả nợ "luật về hội" cho dân thì chính "nhà nước" càng làm cho xã hội hỗn loạn khủng khiếp hơn, thực tế đã chứng minh quá rõ trong 10 năm qua.
"Xã hội dân sự" Việt Nam từ nhen nhóm (ký kiến nghị dừng khai thác boxit, về trả tự do Cù Huy Hà Vũ, phản đối xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận v.v...) dần hình thành thông qua các biểu hiện sau này: "Kiến nghị 72" với trên 10.000 người đồng tình ký tên, "Tuyên bố công dân tự do" với trên 8.000 người v.v... và mới nhất là "Tuyên bố 258" bay đến thế giới với tin mới nhận [9] : Mạng lưới Blogger Việt Nam trao "Tuyên bố 258" vào chiều 10/9/2013 cho bà Veronique Arnault, đại diện phái đoàn EU sang dự phiên Đối thoại Nhân quyền 2013 với Việt Nam. Lần trao tuyên bố này được đại diện người dân cả ba miền Bắc-Trung-Nam tham dự.
Ngoài việc thể hiện tinh thần đoàn kết, tự nguyện; nó cho thấy bước đi hợp với quy luật của xã hội, khi Việt Nam đã hòa nhập thực sự vào thế giới.
Cách đây chỉ vài năm, những hình thái biểu hiện "xã hội dân sự" văn minh, ôn hòa như thế này còn nhỏ bé và chưa gây tiếng vang, đi cùng với tâm trạng dè dặt, băn khoăn, ví như: "cầu lụy ngoại bang", "cõng rắn cắn gà nhà" v.v... khi "bên thắng cuộc" sử dụng "tấm gương" Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống đe dọa để làm chùng bước nhiều người, cùng với tư tưởng "bán nước" dễ bị giới cầm quyền phủ chụp làm người dân e ngại theo phương châm "không can thiệp vào công việc nội bộ nước khác". Điều này đã trở nên lạc hậu để chúng ta càng hiểu ra, cho đến nay, nhân loại chỉ mới tìm ra một nơi cùng nhau
chung sống - "Trái đất này là của chúng mình".
*Xin nhớ cho, "đảng và nhà nước" đã và đang cố tình phớt lờ không nói với dân điều cốt lõi: các tổ chức "xã hội dân sự" dù có nhiều đến mấy, cũng không trực tiếp điều hành quản lý quốc gia, không nắm quyền lực kinh tế, không nắm "thanh gươm và lá chắn", cũng chẳng nắm quân đội trong tay.*
Người Việt Nam đang chuyển hướng đấu tranh để hình thành "xã hội dân sự" một cách mạnh mẽ và sáng tạo. Thay vì loay hoay "trong nhà" như vài năm về trước, giờ đây nhiều người đã nhận ra, cần kết hợp song song giữa "mặt trận đối nội" với "mặt trận đối ngoại" mà ngay cả "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam" do ông Nguyễn Thiện Nhân vừa đảm nhiệm cũng chưa chắc làm tốt hơn, dù thừa hưởng toàn bộ nhân lực, vật lực, tài lực do "đảng và nhà nước" ban tặng (!).
Đó phải chăng là kết quả người Việt Nam nhanh chóng nhận ra: Thế giới ngày càng nhỏ bé và con người thật gần gũi với nhau thông qua internet và hội nhập quốc tế? Loài người ngày nay phải gắn kết, sống chan hòa, có trách nhiệm và biết chia sẻ với nhau, hơn là co cụm riêng lẻ không xen vào việc
"nhà người ta"? Hạnh phúc của tôi là của bạn và ngược lại.
Một số người vẫn không hiểu khái niệm "xã hội dân sự" tốt đẹp đến chừng nào, nên mới đây trang Tin Tức Hàng Ngày cho biết xuất hiện: "Lời kêu gọi ký tên phản đối bè lũ phản động" trong vụ việc phản đối "Tuyên bố 258".
Có vẻ những người phát động "lời kêu gọi" này không biết cách nhìn nhận và phân tích về mối tương quan chủ thể - khách thể của "Tuyên bố 258"! Đó là quan hệ dân sự giữa Chủ thể (những người "Tuyên bố 258", nghĩa là người dân không có quyền lực) với Khách thể (nhà nước Việt Nam, nắm quyền lực). Điều này mới có ý nghĩa. Trong khi những ai phản đối "Tuyên bố 258", tức họ cũng là Chủ thể (nghĩa là cũng không có quyền lực). "Chủ thể" phản đối "Chủ thể" trong trường hợp này là một mệnh đề hoàn toàn vô nghĩa khi gắn vấn đề trách nhiệm nhà nước với công dân.
Nói cách khác, chỉ khi nào nhóm phản đối "Tuyên bố 258" tuyên bố rằng: họ đại diện cho "nhà nước", lúc đó mới có ý nghĩa (!). Tuy vậy, nó trở nên ngây ngô và nực cười, nếu không muốn nói là phản khoa học, phản động, bởi khi điều này là thật, nghĩa là Nhà nước... chống lại nhân dân(?!).
Tuy vậy, cũng nên ghi nhận công sức, tâm huyết của những người khởi xướng phát động "Lời kêu gọi ký tên phản đối bè lũ phản động" bằng cách hướng dẫn và đề xuất với họ một số việc cụ thể như sau:
- Chỉnh sửa lại câu từ cho có văn hóa hơn. Điều này tốt cho chính bản thân họ, nếu họ có ý định không gói gọn "lời kêu gọi" này trong quốc gia Việt Nam.
- Ngoài việc thu thập chữ ký diễn ra từ 14 giờ ngày 10/9/2013 đến 24 giờ ngày 30/9/2013, những người khởi xướng hãy nghĩ đến một cuộc biểu tình đại quy mô để quảng bá rộng rãi đến toàn dân trong nước và thế giới trong việc lột mặt "bè lũ phản động". Để đạt hiệu ứng hoành tráng, quý vị nên liện hệ với các trang báo Nhân Dân, Tuổi Trẻ, Thanh Niên v.v... cùng các đài truyền hình: VTV, VTC, HTV, ANTV v.v... các hội đoàn: ĐTNCSHCM, Hội Thanh niên Việt Nam, MTTQVN v.v... để kết hợp hành động và đưa tin nóng kịp thời.
- Sau khi thu thập xong chữ ký, ngoài các đại sứ quán: EU, Mỹ, Thụy Điển, Đức v.v... đề nghị nhóm khởi xướng "Lời kêu gọi ký tên phản đối bè lũ phản động" hãy tổ chức một đoàn người trực tiếp đến các đại sứ quán: Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Nga, Syria, Cuba v.v... để trao tận tay và đừng quên những tấm ảnh được chụp một cách vui tươi, phấn khởi, thân mật để về "share" trên facebook, blog cho mọi người thưởng lãm công tác cao cả của quý vị. Chỉ xin lưu ý, quý vị nên mời ông Nguyễn Bắc Son - Bộ trưởng Bộ thông tin - Truyền thông tham gia cùng, mục đích là để "bảo kê" cho quý vị an toàn trước "nghị định 72".
Chúc nhóm khởi xướng "Lời kêu gọi ký tên phản đối bè lũ phản động" đạt thành công rực rỡ trong "công cuộc bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam XHCN" của... quý vị.
Nguyễn Ngọc Già
________________
.
Tác giả gửi cho  Blog Nguyễn Tường Thụy


.......................

Đa đảng kiểu Trung Quốc: giải pháp tạm thời cho Việt Nam?



Việt Nguyễn
Dư luận gần đây nổi sóng với ý tưởng thành lập Đảng Dân Chủ Xã Hội của ông Lê Hiếu Đằng. Đảng phái phi cộng sản tồn tại ngay trong lòng chế độ cộng sản không phải là chuyện vô tiền khoáng hậu. Đó là điều đã từng xảy ra tại Việt Nam (VN) và vẫn đang tiếp diễn ở Trung Quốc (TQ).

VN có những ký ức không thể gọi là ngọt ngào khi áp dụng chính sách của “ông anh” láng giềng. Nhưng liệu mô hình đa đảng “made in China” có thể giúp phần nào “dung hoà được lợi ích giữa đảng và dân tộc”?  Không có ông vua “quang vinh muôn năm” nào tự nguyện rời bỏ ngai vàng, nhưng hãy là những thần dân tỉnh táo và thức thời.   
 Đủ loại đảng phái
Có thể nhiều người ngạc nhiên khi biết hiện nay ở TQ ngoài Đảng Cộng Sản còn có 8 đảng phái phi cộng sản khác đang hoạt động hợp pháp. Trong bài viết ngày 14/3/2013, thời báo Hoàn Cầu cũng phải thừa nhận về sự “nổi tiếng khiêm tốn” của những đảng này “không nhiều người biết đến sự tồn tại của các đảng chính trị hợp pháp khác ngoài Đảng Cộng Sản Trung Quốc ở đại lục. Chỉ vài người có thể nêu tên được tất cả 8 đảng đó, gọi chung là “các đảng dân chủ”.   
Đây là những đảng được thành lập trong thời kỳ nội chiến với phe Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch bao gồm (kèm theo năm thành lập):
1)    Ủy ban Cách mạng Quốc Dân Đảng (1948),
2)    Liên đoàn Dân chủ Trung Quốc (1941),
3)    Hội Kiến thiết Dân tộc Dân chủ Trung Quốc (1945),
4)    Hội Thúc đẩy Phát triển Dân chủ Trung Quốc (1945),
5)    Đảng Dân chủ Công Nông Trung Quốc (1930),
6)    Chí công Đảng (1925),
7)    Hội Cửu Tam (1944), và
8)    Liên đoàn Tự trị Dân chủ Đài Loan (1947).
Khác với VN, những đảng phi cộng sản tại TQ vẫn “không chịu” tự giải tán sau khi đã “hoàn thành sứ mạng lịch sử”. Ngược lại họ vẫn phát triển rất mạnh…về số lượng.  Tính đến năm 2012, các đảng dân chủ có khoảng 850.000 đảng viên, bằng 24% so với số đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Số lượng đảng viên tham gia chính quyền ngày càng tăng. Thống kê cho biết đến cuối năm 2010, có khoảng 32.000 đảng viên các đảng dân chủ đang nắm giữ các chức vụ cao cấp trong ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp.  Năm 2007, Wang Gang - đảng viên Chí Công Đảng- được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Khoa học & Công nghệ.  Cùng với Bộ trưởng Y Tế Chen Zhu, Wang Gang trở thành một trong những bộ trưởng ngoài Đảng Cộng Sản đầu tiên tại TQ kể từ những năm 1970.
Đảng viên các đảng dân chủ đa phần là những nhân sĩ, trí thức và không phải ai cũng có thể dễ dàng gia nhập đảng. Có đảng yêu cầu người gia nhập phải có trình độ thạc sĩ, phó giáo sư hoặc có đóng góp lớn trong lĩnh vực mình đang làm và phải được 2 đảng viên khác giới thiệu. Ngoài ra, một yêu cầu có vẻ còn “khó khăn” hơn. Đó là những người muốn gia nhập các đảng dân chủ phải có…lý tưởng cộng sản.  Thời Báo Hoàn Cầu trích lời Shi Zhongyan – đảng viên Ủy ban Cách mạng Quốc Dân Đảng – cho biết: “Khi chúng tôi xem xét liệu một người nào đó có đủ phẩm chất để gia nhập đảng hay không, thì đó phải là người tin tưởng vào chủ nghĩa cộng sản”.  Tuy nhiên, bài báo trên tờ The Diplomat ngày 28/12/2012 lại cho thấy một động cơ hoàn toàn trái ngược: “điều bí mật mà ai cũng biết là người ta gia nhập các đảng phi cộng sản chỉ để được thăng chức”.
Với những nhân sĩ, trí thức không muốn gia nhập Đảng Cộng Sản, thì việc tham gia các đảng dân chủ có vẻ là lựa chọn thức thời. Nhưng không phải trí thức nào cũng nghĩ như vậy. Tờ The New York Times ngày 12/3/2013 trích lời luật sư Liu Minh, 33 tuổi, tại tỉnh Hồ Nam cho biết anh muốn tham gia hoạt động chính trị nhưng tránh gia nhập Đảng Cộng Sản “vì tôi muốn lương tâm mình trong sạch”. Anh cũng không mặn mà với việc tham gia đảng phái phi cộng sản để thực hiện ý tưởng cải cách tư pháp của mình, anh nói “tôi có cảm giác mình chỉ là một tiếng nói lạc lỏng giữa rừng hoang”.  
 Cộng đồng mạng gần đây trên trang Weibo cũng tỏ ra bức xúc về tính minh bạch liên quan đến ngân sách giành cho các đảng này. Vài người phàn nàn rằng trong khi họ đã đóng thuế để “nuôi” Đảng Cộng Sản thì tại sao họ lại phải “nuôi” thêm 8 đảng kia nữa?
 Đa đảng dưới sự lãnh đạo của một đảng
Trong khi mục tiêu tối thượng của bất kỳ đảng chính trị nào cũng là trở thành đảng cầm quyền, thì mục tiêu của các đảng dân chủ lại khá “lạ lẫm”, đó là ủng hộ quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng Sản. Họ “tự nguyện” chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản và không cho rằng việc trở thành đảng đối lập là “cần thiết”.
Vậy mô hình này là gì? Độc đảng trong đa đảng? hay đa đảng nhưng vẫn độc đảng? Các nhà nghiên cứu có thể hơi nhức đầu trong việc phân loại mô hình chính trị TQ. Nhưng Bắc Kinh vẫn có cách để gọi tên cho đúng “bản chất sự việc”. Đây là Chế độ hợp tác đa đảng và Chính trị hiệp thương dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc – một chế độ chính trị cơ bản của TQ. Theo đó các đảng dân chủ có chức năng (i) tham gia chính quyền nhà nước, (ii) tham gia hiệp thương về các phương châm chính sách lớn (iii) tuyển chọn lãnh đạo nhà nước, và (iv) tham gia quản lý công việc xây dựng và thi hành phương châm, chính sách, pháp luật Nhà nước.
Các đảng dân chủ cũng có ghế trong những cơ quan quyền lực cao nhất như Quốc Vụ Viện (chính phủ), Hội nghị Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (quốc hội) và Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân TQ. Về nguyên tắc, Đảng Cộng Sản phải tham khảo ý kiến với các đảng dân chủ trước khi đưa ra những quyết sách quan trọng.  
Tuy nhiên, độ hoành tráng về chức vụ mà các đảng dân chủ đang nắm giữ không thể khoả lấp được một thực tế: đây là những đảng gần như không có thực quyền. Vai trò giám sát, phản biện đối với đường lối chính sách do Đảng Cộng Sản đưa ra là rất mờ nhạt.  
Tháng 1/2013, Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập Cận Bình khuyến khích các đảng dân chủ nên mạnh dạn hơn trong việc góp ý với Đảng Cộng Sản, ông nói “người ngoài Đảng Cộng Sản hãy dũng cảm nói lên sự thật, cả những lời nghịch nhĩ”. Nhưng điều này dường như vẫn chưa làm an lòng những đảng phái khác. Chen Changzhi, chủ tịch Hội Kiến thiết Dân tộc Dân chủ Trung Quốc, nói ông tán thành ý kiến cho rằng các đảng phi cộng sản nên nói lên nói lên sự thật “nhưng những chỉ trích đưa ra cần phải thực tế và ở mức độ vừa phải”.  Lý giải cho sự rụt rè này, giáo sư Zhu Shihai thuộc Viện Nghiên cứu CNXH Trung ương TQ nói “Thật khó để trông đợi họ đưa ra ý kiến khác biệt vì họ đứng cùng phe với đảng cầm quyền. Nếu họ đưa ra những chỉ trích thẳng thắng công khai, họ sẽ bị xem là “vô lễ” và “bất lịch sự”.  
Không phải đảng đối lập, không có thực quyền nhưng vẫn tồn tại. Có lẻ bản thân sự tồn tại của các đảng dân chủ TQ cho đến ngày nay đã là một ân huệ lớn (nếu so với những gì đã xảy ra tại VN). Và đương nhiên, khi bạn đã nhận được ân huệ thì không bao giờ bạn dám “vô lễ” hay “bất lịch sự” với những người đã ban phát nó cho mình. 
Muốn đi Mẹc hay cuốc bộ dài dài?
Mô hình đa đảng tại TQ khá giống với đặc trưng hàng hoá mà họ sản xuất: mẩu mã hấp dẫn nhưng chất lượng bằng không. Bắc Kinh vẫn còn cần đến sự hiện diện của 8 đảng phái này. Nó giúp họ vừa kiểm soát giới trí thức trong nước, vừa tạo được bộ mặt “sáng sủa” hơn khi đối diện với chỉ trích nhân quyền từ bên ngoài.
Tại Việt Nam, đề xuất thành lập đảng của ông Lê Hiếu Đằng đang vấp phải sự phản kháng quyết liệt từ chính quyền, đặc biệt là những nhà lý luận Mác Xít. Dường như họ quên rằng chính đồng minh ý thức hệ của mình đang để cho không những một mà còn đến tám đảng phái khác hoạt động một cách hợp pháp. Đương nhiên họ cũng hiểu ông Lê Hiếu Đằng không hề muốn xài hàng TQ, mà là hàng rin thật sự, một đảng đối lập thật sự. Nhưng việc xem xét mô hình TQ (vốn được xem là hình mẩu) để giải quyết áp lực đòi dân chủ trong nước có thể là cần thiết trong giai đoạn này. Điều quan trọng là phải thoát khỏi nổi ám ảnh: bất kỳ đảng phái nào được thành lập ngoài Đảng Cộng Sản cũng đều là đảng phản động.   
Phía những người ủng hộ ông Lê Hiếu Đằng có thể cười lăn cười bò với ý tưởng đem mô hình đa đảng “made in China” vào VN. Nhưng hãy nhìn vào thực tế chính trị trong nước. Việc thành lập một đảng phái mới để “ăn thua đủ” với Đảng Cộng Sản Việt Nam lúc này gần như là không tưởng. Những đảng dân chủ tại TQ không có thực quyền nhưng chí ít đó cũng là bước khởi đầu quan trọng cho sự lớn mạnh sau này (khi thời cơ đến). Và quan trọng hơn, đây có lẻ là giải pháp khả dĩ nhất mà chính quyền sẽ chấp nhận – một giải pháp đã được Bắc Kinh đóng mộc. Dân chủ là một hành trình dài đầy chông gai và đôi khi bạn cần phải “hối lộ” cảnh sát giao thông chút ít để tiến nhanh hơn.
Người Phương Tây thường nói: better than nothing (Có còn hơn không).  Khi bạn chưa đủ tiền để tậu con Mercedes hay Lexus, bạn hãy nghĩ đến việc dùng tạm chiếc Wave Tàu rẻ tiền. Nó vẫn tốt hơn so với việc bạn ròng rã cuốc bộ trên hành trình xa dịu vợi để rồi “trong giấc mơ tôi vẫn hằng mơ..”.  
Tác giả gửi  Blog Quê Choa

..............................