CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

"Việt Nam đang thế này mà vào Hội Đồng Nhân Quyền là rất hổ thẹn cho Liên Hiệp Quốc"

Nguyễn Quang A: "Việt Nam đang thế này mà vào Hội Đồng Nhân Quyền là rất hổ thẹn cho Liên Hiệp Quốc"

Huyền Trang, VRN
VRNs (31.05.2013) – Sài Gòn – Vấn đề quan trọng của nhà cầm quyền cộng sản VN hiện nay là cải thiện tình hình nhân quyền để có thể được ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ và gia nhập vào Hiệp định mậu dịch tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP). Thế nhưng, nhân quyền tại VN không những được cải thiện mà còn vi phạm nặng nề hơn thể hiện qua phiên tòa sơ thẩm của hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha vào ngày 16.05.2013 vừa qua, tại tòa án tỉnh Long An.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, bản án rất nặng 8 năm tù giam và 3 năm quản chế cho Nguyên Kha và, 6 năm tù giam và 3 năm quản chế cho Phương Uyên nhằm mục đích đe dọa và ngăn cản những tiếng nói đấu tranh ôn hòa của các bạn trẻ trong nước, thì điều này sẽ không có kết quả và sẽ không bao giờ có kết quả.
Xin mời Quý vị theo dõi cuộc trao đổi giữa phóng viên VRNs với Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
VRNs: Thưa Ông, Ông đánh giá như thế nào về kết quả bản án dành cho Phương Uyên và Nguyên Kha với bối cảnh VN trong thời gian đàm phán gia nhập vào Hiệp định Mậu dịch Tự do Xuyên Thái Bình Dương (TPP), cũng như ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016?
Ts Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ rằng không chỉ có vụ Phương Uyên và Nguyên Kha mà còn rất nhiều vụ khác nữa, kể cả vụ ở Nghệ An [phiên tòa Phúc Thẩm các anh TNCG và TL diễn ra vào ngày 23.05.2013]. Có thể nói rằng, tình trạng nhân quyền ở Việt Nam bị sa sút rất lớn. Nhất là việc bắt bớ, giam cầm những Bloggers và những người đấu tranh ôn hòa. Đây là một sự vi phạm nhân quyền rất nghiêm trọng trong thời gian vừa qua. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với nhu cầu của VN là muốn gia nhập vào Hội đồng Nhân quyền LHQ (HĐNQ LHQ). Nếu LHQ để VN vào HĐNQ thì đây là một sự hổ thẹn cho HĐNQ LHQ. Và đối với việc VN đang đàm phán TPP, người ta đang đặt vấn đề nhân quyền là một vấn đề rất quan trọng, tuy nhiên có thể vấn đề kinh tế khi đàm phán người ta nói thế, nhưng người ta lại không đặt nặng lắm về vấn đề nhân quyền. Tôi chỉ mong tôi sai, là khi VN đàm phán thì người ta luôn luôn đưa ra một cái gì đấy để mặc cả, [ví dụ như: nhà cầm quyền] sẽ thả những người này, người này, người này và vấn đề đổi lại là cái này, cái kia, cái nọ…chẳng hạn như thế. Tôi chỉ hy vọng là tôi sai. Nếu mà đúng như thế thì đây là một mưu tính hết sức là bỉ ổi.
VRNs: Thưa Ông, Thượng nghị sĩ Mỹ thuộc đảng Dân chủ ông Ben Cardin nhấn mạnh đến tiêu chuẩn quốc tế về vấn đề Nhân Quyền sẽ đặt trọng tâm ưu tiên trong quá trình đàm phán TPP, tại các nước như Việt Nam và Malaysia. Vậy nhà cầm quyền cộng sản VN xử án tù rất nặng cho hai sinh viên này nhằm mục đích gì?

Ts Nguyễn Quang A:
Tôi nghĩ rằng, có lẽ phải hỏi chính họ [nhà cầm quyền] mới biết được các mục đích đó là cái gì. Nhưng đối với những người dân như tôi, thì tôi nghĩ có lẽ mục đích đầu tiên của họ là để đe dọa, để tiếp tục ngăn cản những tiếng nói của các bạn trẻ. Nhưng mà tôi nghĩ, cách làm của họ không khôn ngoan và nó như là đổ thêm dầu vào lửa. Chúng ta thấy ngay được là sau khi phiên tòa [sơ thẩm của Phương Uyên và Nguyên Kha kết thúc] đã có sự phản đối hết sức quyết liệt của giới trẻ và người dân. Và như thế, họ [nhà cầm quyền] hoàn toàn [đi] ngược lại với ý định [của họ]. Nếu như chúng ta giả định là họ [nhà cầm quyền] muốn [dùng bản án của Phương Uyên và Nguyên Kha] để đàn áp, đe dọa thì điều này không có kết quả và sẽ không bao giờ có kết quả.
VRNs: Thưa Ông, Ông có nghĩ rằng kết quả phiên tòa này sẽ là bằng chứng để cộng đồng quốc tế từ chối VN ngồi vào ghế nhân quyền LHQ và Mỹ từ chối VN tham gia hiệp ước TPP không?
Ts Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ rằng, vào HĐNQ LHQ chắc là khó, bởi vì các nước EU gồm mấy chục nước, Mỹ và một số nước khác nữa đã lên tiếng rất mạnh. Tôi không hiểu Hội đồng tổ chức của HĐNQ là cơ cấu gồm những cái nào thì không rõ. Như tôi đã nói, nếu để VN đang ở trong tình trạng như thế này mà vào HĐNQ là một sự rất hổ thẹn cho HĐNQ LHQ. Còn về Hiệp định TPP, tôi nghĩ rằng, họ không có ảnh hưởng lớn lắm đến chuyện VN tham gia vào Hiệp định này, bởi vì đó là vấn đề kinh tế, nó sẽ lấn át tất cả các lợi ích khác. Chúng ta chỉ nhìn sơ qua thấy báo cáo về tự do Tôn giáo của Bộ Ngoại giao Mỹ vừa rồi rất là nhẹ nhàng. Cũng có nói cái này, cái kia nhưng mà khá là nhẹ nhàng so với các Tổ chức Phi Chính phủ, các Tổ chức Nhân quyền lên tiếng. Và trong TPP thì nó còn có nhiều thứ, nhiều các lợi ích khác nó ảnh hưởng đến việc tham gia hay không. Tất nhiên, như bên Quốc hội Mỹ thì họ có những ý kiến của họ, hoặc là ý kiến của một số Dân biểu, hoặc Thượng nghị sĩ của họ, nhưng mà Hành pháp ở Mỹ thì họ lại có những cái lợi ích khác và nhiều khi nó cũng không phải hoàn toàn là đồng nhất với nhau.
VNRs: Xin cám ơn Ts Nguyễn Quang A!


Copy từ: Dân Luận

Nguy cơ rửa tiền từ tiền ảo


Từ vài năm qua, Liberty Reserve đã hoạt động ở Việt Nam dưới website có tên miền libertyreserve.com.vn; hoạt động công khai nhưng hầu như nằm ngoài tầm quản lý của cơ quan chức năng. Đến tối qua, tại Việt Nam, các website Liberty Reserve đều không thể truy cập được

Qua vụ rửa tiền lớn nhất lịch sử nước Mỹ liên quan đến Công ty Liberty Reserve (LR), nhiều người băn khoăn liệu các dịch vụ thanh toán qua các ví điện tử tại Việt Nam có nguy cơ bị lợi dụng để rửa tiền? Băn khoăn như vậy là dễ hiểu khi các dịch vụ thanh toán điện tử đang phát triển ở nước ta trong khi công tác quản lý trong lĩnh vực này còn khá thô sơ, thiếu những văn bản pháp quy cần thiết.
Lỗ hổng lớn
Trong vụ tiếp tay rửa tiền của LR, có thể thấy việc thanh toán tiền quá dễ dãi. Bằng việc quy ước sử dụng một đồng tiền ảo trung gian có tên là “LR”, LR cho phép khách hàng chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác trong hệ thống mà không cần khai báo tên thật cũng như nội dung giao dịch (tức là có thể nặc danh, giả mạo…).
 
Vì dễ dãi như vậy nên LR đã thu hút đông đảo “khách hàng” là bọn tội phạm, sử dụng phương tiện này như là một công cụ lý tưởng để thanh toán cho những hành vi mang tính chất tội phạm (như lừa đảo thẻ tín dụng, đánh cắp thông tin nhân thân, lừa đảo đầu tư, tấn công mạng, mại dâm trẻ em và buôn lậu ma túy) và rửa tiền (che giấu, xóa bỏ nguồn gốc bất chính của tiền).
Cơ quan tư pháp Mỹ công bố những sai phạm của Liberty Reserve - công ty được cho là
 có website với tên miền tại Việt Nam là libertyreserve.com.vn_Ảnh: REUTERS
Theo điều tra của cơ quan tư pháp Mỹ, chỉ trong khoảng 7 năm, LR đã thực hiện 55 triệu lượt giao dịch bất hợp pháp trên toàn thế giới, liên quan đến khoảng 1 triệu người với số tiền nhiều tỉ USD.
Sở dĩ LR làm được điều đó cũng có nguyên nhân khách quan là tại Costa Rica, mọi dịch vụ kinh doanh trực tuyến đều được xem là “hợp pháp” mà không cần kiểm tra tính trung thực và cũng không có luật lệ nào quản lý. Điều này hoàn toàn trái ngược với thông lệ và nguyên tắc phải “biết rõ khách hàng” trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đều có những quy định bắt buộc mọi giao dịch thanh toán đều phải kê khai thông tin đầy đủ, chính xác. Có thể thấy đó chính là lỗ hổng để hợp thức hóa những đồng tiền bẩn.
Cần văn bản pháp quy
Từ vài năm qua, LR đã vươn vòi hoạt động sang Việt Nam dưới website có tên miền libertyreserve.com.vn. Mặc dù hoạt động công khai nhưng LR không đăng ký nên hầu như nằm ngoài tầm kiểm tra, quản lý của các cơ quan chức năng của Việt Nam. Đến tối qua, tại Việt Nam, các website Liberty Reserve đều không thể truy cập được.
Trên thực tế, không chỉ LR mà hiện nay, các giao dịch kiểu “thật mà giả, giả mà thật” bằng tiền ảo trên mạng, thông qua hình thức ví điện tử đã hoạt động và đang phát triển khá rầm rộ tại Việt Nam trong vài năm qua. Rất nhiều website công khai việc thanh toán bằng hình thức ví điện tử.
Chúng ta không thể không ghi nhận sự tiện lợi, nhanh chóng của hình thức thanh toán thông qua trung gian tiền ảo. Đó cũng là một xu thế tất yếu cùng với sự phát triển của công nghệ  thương mại điện tử. Nhưng rõ ràng, nếu sử dụng một cách quá dễ dãi, thậm chí có thể khai khống, khai giả,  không cần xác minh, kiểm tra mà vẫn giao dịch được thì đây chính là mảnh đất màu mỡ để bọn tội phạm rửa tiền, hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản bất chính. Ngoài ra, còn tiềm ẩn quá nhiều rủi ro cho người sử dụng chân chính.
Bộ Luật Hình sự Việt Nam có quy định về tội rửa tiền. Theo đó, các hành vi giao dịch, thanh toán thông qua dịch vụ thanh toán trung gian mà chủ thể giao dịch biết rõ tiền là do phạm tội mà có nhưng che giấu về nguồn gốc, bản chất thực sự hoặc quyền sở hữu… đều bị xem là dấu hiệu của tội rửa tiền. Mặt khác, nếu tiền chuyển ra - vào lãnh thổ Việt Nam không đúng quy định, không khai báo thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.
Cho đến nay, Việt Nam hầu như chưa có văn bản pháp quy nào quy định về việc thanh toán thông qua hình thức tiền ảo, các quy định về giao dịch thương mại điện tử hay thanh toán không dùng tiền mặt gần đây cũng không hoặc chưa đề cập đến. Điều này đồng nghĩa với việc Nhà nước không công nhận giao dịch bằng tiền ảo trên mạng internet nên khi có tranh chấp thì có thể xem đây là giao dịch vô hiệu, bất hợp pháp.
Để bảo đảm sự an toàn và lành mạnh trong hoạt động thanh toán điện tử, chống rửa tiền và hạn chế rủi ro, có lẽ không gì khác hơn là Nhà nước cần phải tăng cường hơn nữa sự quản lý, kiểm tra cũng như sớm ban hành những văn bản pháp quy về vấn đề này.
Chưa xử lý thích đáng
Trên thực tế, việc kiểm soát, chống rửa tiền ở Việt Nam hầu như chưa được quan tâm, xử lý thích đáng, kể cả ở những cơ quan có thẩm quyền. Đơn cử: Trong một vụ án tranh chấp dân sự diễn ra vào đầu năm 2012 ở TPHCM, người anh là Việt kiều Mỹ (nguyên đơn) đòi người em (bị đơn) số tiền 250.000 USD. Các tài liệu trong hồ sơ cho thấy người anh đã chuyển tiền qua một tổ chức dịch vụ chui, trái pháp luật và che giấu nguồn gốc để đưa số tiền này vào Việt Nam. Luật sư phía bị đơn đã đề nghị tòa làm rõ dấu hiệu rửa tiền trong giao dịch bất thường này nhưng tòa án vẫn công nhận đó là giao dịch hợp pháp, bỏ qua tình tiết về nguồn gốc tiền.
Khó rửa tiền qua ví điện tử
Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Trưởng đại diện Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam - chi nhánh phía Nam, khẳng định không thể có chuyện rửa tiền qua hình thức giao dịch thanh toán bằng các ví điện tử đã được cấp phép tại Việt Nam. Bởi lẽ, các ví điện tử (cổng thanh toán điện tử trung gian) hoạt động tại Việt Nam được giám sát chặt chẽ bởi Ngân hàng Nhà nước và chỉ áp dụng một loại tiền giao dịch (nạp vào và rút ra) duy nhất là VNĐ, không quy đổi thành các loại ngoại tệ khác. Các giao dịch giữa các đại diện bán hàng đều phải ký kết hợp đồng và giá trị giao dịch thường không lớn.
Luật sư TRẦN HỒNG PHONG (Đoàn Luật sư TPHCM)


Copy từ: Người Lao Động

Bài phát biểu của Thủ tướng tại Đối thoại Shangri-La 2013: Củng cố lòng tin.

Hôm nay, 31/5, tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 12 diễn ra ở Singapore, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu dẫn đề. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu dẫn đề Đối thoại Shangri-la
Xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của châu Á
Thưa Ngài Thủ tướng Lý Hiển Long,
Thưa Tiến sĩ Giôn Chip - man,
Thưa Quý vị và các bạn,
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn ngài Lý Hiển Long, Thủ tướng nước chủ nhà Singapore, Tiến sĩ Giôn Chip-man và Ban Tổ chức Đối thoại Shangri-La 12 đã mời tôi dự và phát biểu khai mạc diễn đàn quan trọng này. Sau 12 năm kể từ khi ra đời, Đối thoại Shangri-La thực sự đã trở thành một trong những diễn đàn đối thoại về hợp tác an ninh thực chất và hữu ích nhất ở khu vực. Tôi tin rằng sự có mặt của đông đảo các quan chức Chính phủ, các nhà lãnh đạo quân đội, các học giả có uy tín và toàn thể Quý vị tại đây thể hiện sự quan tâm, nỗ lực cùng nhau gìn giữ hòa bình và an ninh cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong một thế giới đầy biến động.
Thưa Quý vị và các bạn,                      
Ngôn ngữ và cách thể hiện dù có khác nhau, nhưng chắc chúng ta đều đồng ý với nhau: nếu không có lòng tin thì không thể thành công, việc càng khó càng cần có niềm tin. Việt Nam chúng tôi có câu thành ngữ “mất lòng tin là mất tất cả”. Lòng tin là khởi nguồn của mọi quan hệ hữu nghị, hợp tác; là liều thuốc hiệu nghiệm để ngăn ngừa những toan tính có thể gây ra nguy cơ xung đột. Lòng tin cần được nâng niu, vun đắp không ngừng bằng những hành động cụ thể, nhất quán, phù hợp với chuẩn mực chung và với thái độ chân thành.
Trong thế kỷ 20, Đông Nam Á nói riêng và Châu Á - Thái Bình Dương nói chung vốn là chiến trường ác liệt, bị chia rẽ sâu sắc trong nhiều thập kỷ. Có thể nói cả khu vực này luôn cháy bỏng khát vọng hòa bình. Muốn có hòa bình, phát triển, thịnh vượng thì phải tăng cường xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược. Nói cách khác, chúng ta cần cùng nhau chung tay xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của Châu Á - Thái Bình Dương. Đó cũng là chủ đề mà tôi muốn chia sẻ với quý vị và các bạn tại diễn đàn hôm nay.
Trước hết, Việt Nam chúng tôi có niềm tin sâu sắc vào tương lai tươi sáng trong hợp tác phát triển của khu vực, nhưng với xu thế tăng cường cạnh tranh và can dự - nhất là từ các nước lớn, thì bên cạnh những mặt tích cực cũng tiềm ẩn những rủi ro tiêu cực mà chúng ta cần phải cùng nhau chủ động ngăn ngừa.
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển năng động và là nơi tập trung ba nền kinh tế lớn nhất thế giới và nhiều nền kinh tế mới nổi. Xu thế hợp tác, liên kết đa tầng nấc, đa lĩnh vực đang diễn ra hết sức sôi động và ngày càng thể hiện là xu thế chủ đạo. Điều này là cơ hội hết sức lạc quan cho tất cả chúng ta.
Tuy nhiên, nhìn lại bức tranh toàn cảnh khu vực trong những năm qua, chúng ta cũng không khỏi quan ngại trước những nguy cơ và thách thức ngày càng lớn đối với hòa bình và an ninh.
Cạnh tranh và can dự vốn là điều bình thường trong quá trình hợp tác và phát triển. Nhưng nếu sự cạnh tranh và can dự đó mang những toan tính chỉ cho riêng mình, bất bình đẳng, trái với luật pháp quốc tế, thiếu minh bạch thì không thể củng cố lòng tin chiến lược, dễ dẫn tới chia rẽ, nghi kỵ và nguy cơ kiềm chế lẫn nhau, ảnh hưởng tiêu cực tới hòa bình, hợp tác và phát triển.
Những diễn biến khó lường trên bán đảo Triều Tiên; tranh chấp chủ quyền lãnh thổ từ Biển Hoa Đông đến Biển Đông đang diễn biến rất phức tạp, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực, trước hết là an ninh, an toàn và tự do hàng hải đang gây quan ngại sâu sắc đối với cả cộng đồng quốc tế. Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền.
Tôi muốn lưu ý thêm rằng lưu thông trên biển chiếm tỷ trọng và có ý nghĩa ngày càng lớn. Theo nhiều dự báo, sẽ có trên 3/4 khối lượng hàng hóa thương mại toàn cầu được vận chuyển bằng đường biển và 2/3 số đó đi qua Biển Đông. Chỉ cần một hành động thiếu trách nhiệm, gây xung đột sẽ làm gián đoạn dòng hàng hóa khổng lồ này và nhiều nền kinh tế không chỉ trong khu vực mà cả thế giới đều phải gánh chịu hậu quả khôn lường.
Trong khi đó, các nguy cơ xung đột tôn giáo, sắc tộc, chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, ly khai, bạo loạn, khủng bố, an ninh mạng… vẫn hiện hữu. Những thách thức mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, nước biển dâng; dịch bệnh; nguồn nước và lợi ích giữa các quốc gia thượng nguồn, hạ nguồn của các con sông chung… ngày càng trở nên gay gắt.
Có thể nhận thấy những thách thức và nguy cơ xung đột là không thể xem thường. Mọi người chúng ta đều hiểu, nếu để xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột quân sự, nhìn tổng thể thì sẽ không có kẻ thắng người thua - mà tất cả cùng thua. Vì vậy, cần khẳng định rằng, cùng nhau xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng là lợi ích chung của tất cả chúng ta. Đối với Việt Nam chúng tôi, lòng tin chiến lược còn được hiểu trên hết là sự thực tâm và chân thành.
Thứ hai, để xây dựng lòng tin chiến lược, cần tuân thủ luật pháp quốc tế, đề cao trách nhiệm của các quốc gia - nhất là các nước lớn và nâng cao hiệu quả thực thi của các cơ chế hợp tác an ninh đa phương.
Trong lịch sử thế giới, nhiều dân tộc đã phải gánh chịu những mất mát không gì bù đắp được khi là nạn nhân của tham vọng cường quyền, của xung đột, chiến tranh. Trong thế giới văn minh ngày nay, Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử chung đã trở thành giá trị của toàn nhân loại cần phải được tôn trọng. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để xây dựng lòng tin chiến lược.
Mỗi quốc gia luôn phải là một thành viên có trách nhiệm đối với hòa bình và an ninh chung. Các quốc gia, dù lớn hay nhỏ cần có quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cao hơn là có lòng tin chiến lược vào nhau. Các nước lớn có vai trò và có thể đóng góp nhiều hơn, đồng thời có trách nhiệm lớn hơn trong việc tạo dựng và củng cố lòng tin chiến lược. Mặt khác, tiếng nói đúng đắn cũng như sáng kiến hữu ích không phụ thuộc là của nước lớn hay nước nhỏ. Nguyên tắc hợp tác, đối thoại bình đẳng, cởi mở trong ASEAN, các diễn đàn do ASEAN khởi xướng và ngay Đối thoại Shangri-La của chúng ta cũng được hình thành và duy trì trên cơ sở tư duy đó.
Tôi hoàn toàn chia sẻ quan điểm của Ngài Xu-xi-lô Bam-bang Dút-đô-dô-nô, Tổng thống nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a, tại diễn đàn này năm ngoái là các nước vừa và nhỏ có thể gắn kết cùng các nước lớn vào một cấu trúc bền vững ở khu vực. Tôi cũng đồng tình với ý kiến của Ngài Thủ tướng Sinh-ga-po Lý Hiển Long trong bài phát biểu tại Bắc Kinh tháng 9/2012 cho rằng sự hợp tác tin cậy và trách nhiệm giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ đóng góp tích cực cho lợi ích chung của khu vực. Chúng ta đều hiểu rằng Châu Á - Thái Bình Dương đủ rộng cho tất cả các nước trong và ngoài khu vực cùng hợp tác và chia sẻ lợi ích. Tương lai của Châu Á - Thái Bình Dương đã và sẽ tiếp tục được tạo dựng bởi vai trò và sự tương tác của tất cả các quốc gia trong khu vực và cả thế giới, nhất là các nước lớn và chắc chắn trong đó không thể thiếu vai trò của ASEAN.
Tôi tin rằng các nước trong khu vực đều không phản đối can dự chiến lược của các nước ngoài khu vực nếu sự can dự đó nhằm tăng cường hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển. Chúng ta có thể kỳ vọng nhiều hơn vào vai trò của các nước lớn, nhất là Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai cường quốc có vai trò và trách nhiệm lớn nhất (tôi xin nhấn mạnh là lớn nhất) đối với tương lai quan hệ của chính mình cũng như của cả khu vực và thế giới. Điều quan trọng là sự kỳ vọng đó cần được củng cố bằng lòng tin chiến lược và lòng tin chiến lược cần được thể hiện thông qua những hành động cụ thể mang tính xây dựng của các quốc gia này.
Chúng ta đặc biệt coi trọng vai trò của một nước Trung Hoa đang trỗi dậy mạnh mẽ và của Hoa Kỳ - một cường quốc Thái Bình Dương. Chúng ta trông đợi và ủng hộ Hoa Kỳ và Trung Quốc khi mà các chiến lược, các việc làm của hai cường quốc này tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền của các quốc gia, vừa đem lại lợi ích cho chính mình, đồng thời đóng góp thiết thực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng chung.
Tôi muốn nhấn mạnh thêm là, các cơ chế hợp tác hiện có trong khu vực như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+)… cũng như Đối thoại Shangri-La đã tạo ra nhiều cơ hội để đẩy mạnh hợp tác an ninh đa phương và tìm giải pháp cho những thách thức đang đặt ra. Nhưng có thể nói rằng, vẫn còn thiếu – hay ít nhất là chưa đủ - lòng tin chiến lược trong việc thực thi các cơ chế đó. Điều quan trọng trước hết là phải xây dựng sự tin cậy lẫn nhau trước các thử thách, các tác động và trong tăng cường hợp tác cụ thể trên các lĩnh vực, các tầng nấc, cả song phương và đa phương. Một khi có đủ lòng tin chiến lược, hiệu quả thực thi của các cơ chế hiện có sẽ được nâng lên và chúng ta có thể đẩy nhanh, mở rộng hợp tác, đi đến giải pháp về mọi vấn đề, cho dù là nhạy cảm và khó khăn nhất.
Thứ ba, nói đến hòa bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng của khu vực Châu Á – Thái  Bình Dương, chúng ta không thể không nói đến một ASEAN đồng thuận, đoàn kết và với vai trò trung tâm trong nhiều cơ chế hợp tác đa phương.
Khó có thể hình dung được một Đông Nam Á chia rẽ, xung đột trong Chiến tranh Lạnh lại có thể trở thành một cộng đồng các quốc gia thống nhất trong đa dạng và đóng vai trò trung tâm trong cấu trúc đang định hình ở khu vực như ASEAN ngày nay. Sự tham gia của Việt Nam vào ASEAN năm 1995 đánh dấu thời kỳ phát triển mới của ASEAN, tiến tới hình thành một ngôi nhà chung của tất cả các quốc gia Đông Nam Á đúng với tên gọi của mình. Thành công của ASEAN là thành quả của cả quá trình kiên trì xây dựng lòng tin và văn hóa đối thoại, hợp tác cũng như ý thức trách nhiệm chia sẻ vận mệnh chung giữa các nước Đông Nam Á.
ASEAN tự hào là một hình mẫu của nguyên tắc đồng thuận và lòng tin vào nhau trong các quyết định của mình. Đó là nền tảng tạo sự bình đẳng giữa các thành viên cho dù là một Indonesia với dân số gần 1/4 tỷ người và một Brunei với dân số chưa đến nửa triệu người. Đó cũng là cơ sở để các nước ngoài khu vực gửi gắm lòng tin vào ASEAN với tư cách là “người trung gian thực tâm” trong vai trò dẫn dắt nhiều cơ chế hợp tác khu vực.
Với tư duy cùng chia sẻ lợi ích, không phải “kẻ được – người mất”, việc mở rộng Cấp cao Đông Á (EAS) mời Nga và Hoa Kỳ tham gia, tiến trình ADMM+ đã được hiện thực hóa tại Việt Nam năm 2010 và thành công của EAS, ARF, ADMM+ những năm tiếp theo đã củng cố hơn nữa nền tảng cho một cấu trúc khu vực với ASEAN đóng vai trò trung tâm, đem lại niềm tin vào tiến trình hợp tác an ninh đa phương của khu vực này.
Tôi cũng muốn đề cập trường hợp của Mi-an-ma như một ví dụ sinh động về kết quả của việc kiên trì đối thoại trên cơ sở xây dựng và củng cố lòng tin, tôn trọng các lợi ích chính đáng của nhau, mở ra một tương lai tươi sáng không chỉ cho Mi-an-ma mà cho cả khu vực chúng ta.
Đã có những bài học sâu sắc về giá trị nền tảng của nguyên tắc đồng thuận, thống nhất của ASEAN trong việc duy trì quan hệ bình đẳng, cùng có lợi với các nước đối tác và phát huy vai trò chủ động của ASEAN trong những vấn đề chiến lược của khu vực. ASEAN chỉ mạnh và phát huy được vai trò của mình khi là một khối đoàn kết thống nhất. Một ASEAN thiếu thống nhất sẽ tự đánh mất vị thế và không có lợi cho bất cứ một ai, kể cả các nước ASEAN và các nước đối tác. Chúng ta cần một ASEAN đoàn kết, vững mạnh, hợp tác hiệu quả với tất cả các nước để chung tay vun đắp hòa bình và thịnh vượng ở khu vực, chứ không phải là một ASEAN mà các quốc gia thành viên buộc phải lựa chọn đứng về bên này hay bên kia vì lợi ích của riêng mình trong mối quan hệ với các nước lớn. Trách nhiệm của chúng ta là nhân thêm niềm tin trong giải quyết các vấn đề, trong tăng cường hợp tác cùng có lợi, kết hợp hài hòa lợi ích của quốc gia mình với lợi ích của quốc gia khác và của cả khu vực.
Việt Nam cùng các nước ASEAN luôn mong muốn các nước - đặc biệt là các nước lớn, ủng hộ vai trò trung tâm, nguyên tắc đồng thuận và sự đoàn kết thống nhất của cộng đồng ASEAN.
Trở lại vấn đề Biển Đông, ASEAN và Trung Quốc đã cùng nhau vượt qua một chặng đường khá dài và cũng không ít khó khăn để ra được Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) tại Hội nghị cấp cao ASEAN ở Phnôm-pênh năm 2002. Nhân kỷ niệm 10 năm ký và thực hiện DOC, các bên đã thống nhất nỗ lực tiến tới Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). ASEAN và Trung Quốc cần đề cao trách nhiệm, cùng nhau củng cố lòng tin chiến lược, trước hết là thực hiện nghiêm túc DOC, nỗ lực hơn nữa để sớm có Bộ quy tắc ứng xử (COC) phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS).
Chúng tôi cho rằng, ASEAN và các nước đối tác có thể cùng nhau xây dựng một cơ chế khả thi để bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải trong khu vực. Làm được như vậy sẽ không chỉ góp phần đảm bảo an ninh, an toàn, tự do hàng hải và tạo điều kiện để giải quyết các tranh chấp, mà còn khẳng định những nguyên tắc cơ bản trong việc gìn giữ hòa bình, tăng cường hợp tác, phát triển của thế giới đương đại.
Đối với các vấn đề an ninh phi truyền thống và các thách thức khác – trong đó có an ninh nguồn nước trên các dòng sông chung, bằng việc xây dựng lòng tin chiến lược, tăng cường hợp tác, hài hòa lợi ích quốc gia với lợi ích chung, tôi tin rằng chúng ta cũng sẽ đạt được những thành công, đóng góp thiết thực vào hòa bình, hợp tác, phát triển của khu vực. 

Thưa Quý vị và các bạn,
Trong suốt lịch sử mấy ngàn năm, Việt Nam đã chịu nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra. Việt Nam luôn khao khát hòa bình và mong muốn đóng góp vào việc củng cố hòa bình, tăng cường hữu nghị, hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới. Để có một nền hòa bình thực sự và bền vững, thì độc lập, chủ quyền của các quốc gia dù lớn hay nhỏ cần phải được tôn trọng; những khác biệt về lợi ích, văn hóa… cần được đối thoại cởi mở trên tinh thần xây dựng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.
Chúng ta không quên, nhưng cần khép lại quá khứ để hướng tới tương lai. Với truyền thống hòa hiếu, Việt Nam luôn mong muốn cùng các nước xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, phát triển trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi.
Việt Nam kiên định nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các quốc gia và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam không ngừng nỗ lực làm sâu sắc thêm và xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, đối tác hợp tác cùng có lợi với các quốc gia. Chúng tôi mong muốn thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ một khi nguyên tắc độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác bình đẳng cùng có lợi được cam kết và nghiêm túc thực hiện.
Nhân diễn đàn quan trọng này, tôi trân trọng thông báo, Việt Nam đã quyết định tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc, trước hết là trong các lĩnh vực công binh, quân y, quan sát viên quân sự.
Chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Việt Nam không là đồng minh quân sự của nước nào và không để nước ngoài nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam không liên minh với nước này để chống lại nước khác.
Những năm qua, việc duy trì tăng trưởng kinh tế khá cao đã tạo điều kiện cho Việt Nam tăng ngân sách quốc phòng ở mức hợp lý. Việc hiện đại hóa quân đội của Việt Nam chỉ nhằm tự vệ, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, không nhằm vào bất cứ quốc gia nào.
Đối với các nguy cơ và thách thức về an ninh khu vực đang hiện hữu như bán đảo Triều Tiên, Biển Hoa Đông, Biển Đông… Việt Nam trước sau như một kiên trì nguyên tắc giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau. Các bên liên quan đều phải kiềm chế, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực.
Một lần nữa, Việt Nam khẳng định tuân thủ nhất quán Tuyên bố nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông; nỗ lực làm hết sức mình cùng ASEAN và Trung Quốc nghiêm túc thực hiện DOC và sớm đạt được COC. Là quốc gia ven biển, Việt Nam khẳng định và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình theo đúng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật Biển 1982.
Thưa Quý vị và các bạn,                      
Hòa bình, hợp tác và phát triển là lợi ích, là nguyện vọng tha thiết, là tương lai chung của các quốc gia, các dân tộc. Trên tinh thần cởi mở của Đối thoại Shangri-La, tôi kêu gọi tất cả chúng ta bằng những hành động cụ thể hãy cùng chung tay xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì một Châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, hợp tác, thịnh vượng.
Xin cảm ơn Quý vị và các bạn.
  • Chinhphu.vn

Vì sao Quốc hội 'siết' Luật Biểu tình?

Phạm Chí Dũng (BBC) - Trong hàng ngũ lãnh đạo kế thừa lớp cách mạng tiền bối, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể là một nhân tố biết phát ra sáng kiến vào những thời điểm cần kíp và đòi hỏi tính “quyết liệt”.
Nhiều cuộc biểu tình lớn đã nổ ra tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thời gian qua
Từ thời điểm ý tưởng cần có Luật Biểu tình được người đứng đầu cơ quan hành pháp cao nhất chính thức phát ra vào tháng 11/2011, một năm rưỡi đã lặng trôi với tinh thần đóng kín từ những người đứng đầu cơ quan lập pháp “của dân, do dân và vì dân”.
Chỉ vài ngày sau khi khai mạc kỳ họp thứ 5 của Quốc hội, người thay mặt cho Ủy ban Pháp luật của cơ quan dân cử tối cao này là ông Phan Trung Lý đã lập tức “bác” khá nhiều đề xuất từ phía Chính phủ.
Những đề xuất trên nằm trong 7 nhóm vấn đề của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và thuộc về những chủ đề bị coi là “nhạy cảm” như Luật Biểu tình, Luật Trưng cầu dân ý, Luật Đất đai…
Chính phủ trình, quốc hội bác?
Cho dù biểu tình là một thứ quyền đã được hiến định trong Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nhưng 38 năm từ ngày thống nhất đất nước, vẫn chưa có bất kỳ một văn bản nào thực thi Hiến pháp về Luật Biểu tình theo đúng tinh thần cộng hòa như ở nhiều nước phát triển trên thế giới.
Và như thể tạm thời, “xã hội chủ nghĩa” vẫn giữ nguyên hàm ý “quá độ” khi Quốc hội xem xét việc đổi tên nước.
"Trong suốt chiều dài con sóng phản ứng của người dân về chủ quyền biển đảo, Ủy ban TVQH vẫn đều đặn thông qua nhiều đạo luật. Chỉ ngắn gọn là không một luật nào mang tính can dự vào “Mười sáu chữ vàng”."
Thực trạng hổng luật cũng là một trong những nguyên do chủ yếu khiến các cuộc biểu tình chống Trung Quốc can thiệp đã rơi vào tâm thế “vi hiến” và bị chính quyền cùng công an trấn dẹp thẳng tay.
Nhưng trong suốt chiều dài con sóng phản ứng của người dân về chủ quyền biển đảo, Ủy ban TVQH vẫn đều đặn thông qua nhiều đạo luật. Chỉ ngắn gọn là không một luật nào mang tính can dự vào “Mười sáu chữ vàng”.
Kỳ họp tháng 5-6/2013 cũng “ngắn gọn” như thế .
“Tại một kỳ họp quốc hội chỉ có thể thông qua từ 10-13 luật. Trong khi đó, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp sẽ được thông qua vào cuối năm 2013 nên năm 2014 sẽ phải sửa đổi, bổ sung nhiều luật về tổ chức bộ máy nhà nước, các luật phục vụ cho việc tái cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh” - Ủy ban TVQH phác ra lý do như vậy, lồng trong một báo cáo mang tính định hướng của ông Phan Trung Lý.
Lý do trên nhằm “không tán thành với đề xuất của Chính phủ đưa Luật Biểu tình, Luật Trưng cầu ý dân”.
“Hố phân cách” giữa Quốc hội và Chính phủ, hay nói cách khác là giữa nhóm lãnh đạo của hai cơ quan lập pháp và hành pháp dường như đã trở nên sâu sắc và lạ lẫm chưa từng có.
Hiện tượng này lại như đồng nhất với bầu không khí đầy suy tư cùng bất ngờ của Hội nghị trung ương 7 của Đảng, cũng diễn ra vào tháng 5/2013 và trước kỳ họp quốc hội, kèm theo kết quả nhân sự không thể ích lợi hơn cho những người theo chủ thuyết “lợi ích”.
'Dân biểu đề xuất, quốc hội bác'
* Luật Biểu tình được chính thức nêu ra trong phiên họp Quốc hội hồi tháng 11/2011
Gần đây, ấn tượng nhất có lẽ là đề xuất đưa Luật Biểu tình vào chương trình năm sau của đại biểu quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung.
Ông Chung hiện là Giám đốc Công an TP Hà Nội. Và Hà Nội lại là trung tâm của nhiều cuộc biểu tình tự phát chống “các thế lực thù địch” - hiểu theo nghĩa nào cũng được.
Nghĩa là nếu cả công an cũng đồng thuận với Luật Biểu tình, điều gì sẽ diễn ra?
Tất nhiên, hiện tượng hiếm hoi trên có thể biến thành một dấu hỏi lớn, nhất là về điều cần được coi là “lòng chân thành chính trị” - cụm từ mà các nhà nhân quyền và giới phân tích chính trị phương Tây dành để biểu tả về tổng thống Thein Sein của Myanmar - đối với những người mang sắc phục ở Việt Nam.
Nhưng dù là thế nào, tư tưởng cũng đang diễn biến sang hành động.
Một năm rưỡi sau năm 2011, đã xuất hiện những nhân vật khác.
Không chỉ ông Nguyễn Đức Chung, mà như lời trần thuật của luật sư và cũng là đại biểu quốc hội Trương Trọng Nghĩa thì “Tôi cũng trao đổi với nhiều vị công an và họ cũng mong có Luật Biểu tình”.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng xây dựng Luật Biểu tình là để “trả nợ” nhân dân nhưng cũng giúp cho nhà nước, bởi quản lý vấn đề biểu tình như hiện nay là không thích hợp.
“Hố phân cách” giữa Quốc hội và Chính phủ, hay nói cách khác là giữa nhóm lãnh đạo của hai cơ quan lập pháp và hành pháp dường như đã trở nên sâu sắc và lạ lẫm chưa từng có."

Nhưng điều có vẻ rất khó hiểu là trong khi Chính phủ - cơ quan phải chịu trách nhiệm trực tiếp và mệt mỏi nhất về việc giải quyết khiếu kiện và biểu tình đông người - đã đồng thuận với phương án cần có Luật biểu tình và Luật trưng cầu ý dân, thì Ủy ban TVQH lại không chấp thuận, dù Quốc hội chính là cơ quan thể hiện quyền lực và quyền lợi cao nhất của người dân.
Sau khi xảy ra bất đồng chưa có tiền lệ trên, trong cuộc họp báo thường kỳ cuối tháng 5/2013, chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Vũ Đức Đam đã phát đi thông điệp “Chính phủ giữ nguyên quan điểm góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992”, tức bao gồm cả vấn đề xem xét đưa raLuật Biểu tình.
Nhưng những người của Ủy ban TVQH, sau Hội nghị trung ương 7 của Đảng với những động thái “nội bộ” nhưng lại được quá nhiều người dân vỉa hè biết đến, dường như vẫn cố gắng bảo lưu quan điểm bất đồng thuận với Chính phủ về một số vấn đề “nhạy cảm”.
Vận mệnh quốc gia?
Không thể mô tả khác hơn, đời sống nhân dân đang lặn hụp trong nỗi bất an ngập ngụa rủi ro nhưng vẫn chưa thấy đáy. Giờ đây, tất cả chỉ còn biết ngóng trông vào một tinh thần “đồng nguyên” nào đó giữa những chính khách cao nhất, hầu mong có thể xoay chuyển vận mệnh quốc gia.
Vậy những người của Chính phủ và đại đa số đại biểu quốc hội sẽ làm thế nào để biến hứa hẹn thành hành động - một loại hành động vì lợi ích của dân chúng chứ không phải thiên lệch cho những nhóm lợi ích đã dày vò quá tàn nhẫn nền kinh tế và dân sinh ở Việt Nam?
Liệu trong thời gian còn lại của kỳ họp quốc hội lần này sẽ xuất hiện thêm những khuôn mặt đại biểu, hoặc cũ hoặc mới, với những đề nghị ủng hộ các đề xuất có vẻ hợp lòng dân của Chính phủ?
Một “gương mặt mới” của Chính phủ và những người thuộc về nó có thể là cần thiết và “lâm thời”, với điều kiện những gì thủ cựu cần được đưa vào bảo tàng.
Bài học nhãn tiền về hòa hợp và hòa giải đã có sẵn ngay trong khu vực Đông Nam Á.
Chỉ bị ngăn trở với Việt Nam bởi chưa đầy một trăm cây số đường biên giới Trung Quốc, nền dân chủ Myanmar đã lột xác kỳ diệu chỉ trong vòng hai năm.
Những gì mà Thein Sein và giai cấp của ông đã làm được, dù không tránh khỏi động cơ và động lực của tư tưởng lợi ích nhóm và chủ nghĩa thân hữu, vẫn đã mở ra một lối thoát khả dĩ cho những chính khách khôn ngoan, nếu so với triển vọng phải sống lưu vong hoặc mất trắng.
 


Copy từ: Dân Làm Báo

Ủy ban Bảo vệ Ký giả Quốc tế lên án vụ bắt ông Trương Duy Nhất

Ông Bob Dietz, điều phối viên đặc trách khu vực châu Á của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo
Ông Bob Dietz, điều phối viên đặc trách khu vực châu Á của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo

Hoài Hươn - VOA
ổ chức phi chính phủ bảo vệ quyền tự do báo chí trên thế giới hôm 30/5 đã lên án vụ bắt giữ cựu nhà báo Trương Duy Nhất và kêu gọi Hà Nội thả ông ngay lập tức.

Ông Nhất bị bắt hôm 26/5 và giới hữu trách nói ông ‘lạm dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều luật 258 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam’.

Trả lời Hoài Hương của VOA Việt Ngữ, ông Bob Dietz, Điều phối viên đặc trách khu vực châu Á của CPJ, nói rằng vụ bắt giữ ông Nhất là bằng chứng mới nhất cho thấy Việt Nam tiếp tục tìm cách đàn áp những tiếng nói chỉ trích.

“Vụ bắt giữ mới nhất này, đối với chúng tôi, là thêm một trường hợp khác nữa nhà cầm quyền Việt Nam đã viện những luật lệ mù mờ để quy tội chống phá nhà nước hầu bịt miệng những người dám chỉ trích chính phủ. Những người bị bắt mới đây không bị buộc tội nào cụ thể, những cáo buộc cho rằng họ xâm phạm các lợi ích nhà nước đã được chính quyền dùng như một tấm mền để ập lên đầu giới chỉ trích hầu đàn áp truyền thông tự do. Điều mà chúng ta chứng kiến ở Việt Nam, là những nhà tù hết chỗ chứa vì đầy các nhà báo và blogger vô tội.”

Theo một cuộc điều tra của CPJ, với 14 nhà báo hiện bị cầm tù, Việt Nam là quốc gia tống giam nhiều ký giả đứng hàng thứ 6 trên thế giới.

Thêm một trường hợp khác nữa nhà cầm quyền Việt Nam đã viện những luật lệ mù mờ để quy tội chống phá nhà nước hầu bịt miệng những người dám chỉ trích chính phủ.

Ông Dietz nói Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng đàn áp quyền tự do báo chí và tự do internet của công dân.

“Trên thực tế, chúng ta thấy thái độ ngày càng cứng rắn hơn ở Việt Nam hiện nay, và với thời gian, càng ngày chính quyền Việt Nam càng kháng cự mạnh hơn. Ủy Ban chúng tôi sẽ tiếp tục yêu cầu chính quyền các nước khác trên khắp thế giới, và tại thời điểm này, cả Liên Hiệp Quốc nữa, để giải quyết tình hình hạn chế nghiêm trọng giới truyền thông và quyền tự do ngôn luận, để tìm cách lật ngược xu hướng đó.”

Không chỉ có CPJ mà nhiều tổ chức thúc đẩy quyền tự do báo chí khác trên thế giới như Tổ chức Ký giả Không biên giới đều cho rằng Việt Nam không khoan dung với những tiếng nói bất đồng ôn hòa trên mạng của các nhà báo cũng như giới blogger.

Tuy nhiên, Việt Nam nhiều lần khẳng định không tống giam các nhà bất đồng chính kiến, mà chỉ bỏ tù những ai vi phạm pháp luật.




Copy từ: VOA

Bộ công an vào cuộc vụ rửa tiền chấn động Việt Nam

Điều tra vụ rửa tiền liên quan đến 4 NH của Việt Nam
Thanh Niên - 31/05/2013

Website của Liberty Reserve tại Việt Nam không còn truy cập được.
TIN LIÊN QUAN: Giới buôn tiền ảo trắng tay vì Liberty Reserve (31/05)
Sau tin 4 ngân hàng Việt Nam liên quan đến mạng lưới rửa tiền toàn cầu vừa bị cảnh sát Mỹ phá vỡ, Bộ Công an chính thức nhập cuộc điều tra. Một lãnh đạo Cục Phòng chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết cơ quan này và Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50) - Bộ Công an chính thức nhập cuộc điều tra, tìm hiểu đường đi nước bước của Liberty Reserve (LR - Công ty chuyên chuyển ngoại hối và thanh toán trực tuyến đặt trụ sở tại Costa Rica), sau khi có thông tin các ngân hàng (NH) Ngoại thương, Công thương, Á Châu và Đông Á có liên quan trong vụ rửa tiền qua mạng của công ty này.

Xem xét "bản chất thật"
Dù đã nhận được phản hồi từ phía 4 NH "không liên quan gì tới LR", nhưng trước một vụ việc chấn động, cơ quan chức năng cần làm rõ. Trao đổi với Thanh Niên, một lãnh đạo Cục Phòng chống rửa tiền nhìn nhận, trang mạng của LR đã xuất hiện khá lâu tại VN nhưng không có một cơ quan nào biết nó có được đăng ký hay không và cũng không có ai quản lý. Chính vì vậy, hiện tại phía NHNN đã chính thức phối hợp với C50 nhập cuộc điều tra, tìm hiểu.

"Khi sự việc xảy ra chúng tôi cũng rất phân vân chưa biết tiền ảo LR có phải ngoại tệ không và trang mạng trên có phải điểm thanh toán ngoại tệ hay không. Tuy nhiên, sau khi Vụ Pháp chế rà soát lại, thì không có quy định nào xác định tiền ảo này là ngoại tệ, trang mạng thanh toán không phải là điểm giao dịch hoặc thu đổi ngoại tệ nên NHNN cũng khó xử lý", vị lãnh đạo này cho hay.

Lãnh đạo này phân tích, việc các cá nhân tham gia mua tiền ảo LR trên trang mạng, sau đó dùng tiền thật để chuyển cho nhau qua các NH cứ cho là một kênh chuyển tiền hợp pháp, thì hiện nay không có bất cứ quy định nào của pháp luật điều chỉnh hành vi và giao dịch kiểu như thế này. Đây chính là những rủi ro khó lường mà người tham gia phải hứng chịu.

"Bản chất thật của nó như thế nào thì hiện nay NHNN và Bộ Công an đang phối hợp xem xét. Chúng tôi sẽ chính thức công bố trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, với việc dùng tiền ảo mua tiền thật thì hiện chưa có quy định nào của pháp luật điều chỉnh và nó đang gây khó cho cơ quan quản lý nhà nước", lãnh đạo Cục Phòng chống rửa tiền cho biết.

"Có khách hàng liên quan"

Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 28/5, LR - website chuyển tiền tại Mỹ đã phải đóng cửa ngay lập tức sau cáo buộc rửa tiền với giá trị lên tới 6 tỷ USD.

Tại VN, trang mạng đứng tên tổ chức này lâu nay cung cấp dịch vụ chuyển tiền, cho phép người dùng mua, bán tiền LR và theo giới thiệu, việc chuyển tiền sẽ được gửi qua một trong bốn NH của VN là Vietcombank, Vietinbank, Đông Á (DongA Bank) và Á Châu (ACB). Ngay sau khi vụ rửa tiền bị phanh phui ở Mỹ, trang mạng LR tại VN cũng gửi thông báo dừng mọi hoạt động và khẳng định: "Trong thời gian này mọi hoạt động giao dịch sẽ không thể thực hiện được, kể cả giao dịch đổi tiền liên NH VN".

Trao đổi với PV Thanh Niên chiều 30/5, Phó tổng giám đốc Vietcombank Đào Minh Tuấn khẳng định: Vietcombank không có một sự dính dáng nào đến công ty này. Mọi hoạt động thanh toán tiền vào - tiền ra đều phải qua tài khoản, nếu giao dịch tiền mặt, ngoại tệ phải theo quy định về quản lý ngoại hối, trong khi đó tiền của LR là tiền ảo trên mạng nên không thể "chạy" vào Vietcombank. Tuy nhiên, ông Tuấn cũng cho rằng: "Nếu một cá nhân nào đó nhận tiền hoặc chuyển tiền qua LR, rồi đến NH nộp tiền vào, họ vẫn hoàn toàn có đủ cơ sở pháp lý. Tiền của họ là tiền mặt, đến nộp vào tài khoản và đảm bảo đủ điều kiện quản lý về ngoại hối thì NH không thể biết được".

Cũng theo ông Tuấn, với một cá nhân có tiền gửi tiết kiệm tại NH, nếu số tiền này không vượt quá hạn mức quy định về giao dịch lớn (500 triệu đồng) theo quy định của luật Phòng chống rửa tiền thì các NH không thể kiểm soát. Chỉ khi nào lớn hơn số tiền 500 triệu, các NH mới phải báo cáo lên NHNN. Hiện tại, theo quy trình thanh toán tại Vietcombank, tiền của một đối tác khác thanh toán thì đối tác đó phải có đầy đủ pháp nhân, cơ sở pháp lý và phải qua 3 tổ chức có ký kết với Vietcombank là MoneyGram, TNMonex của Mỹ và Uniteller.

"Tất cả các công ty này đều có giấy phép của Mỹ và phải tuân thủ các quy định về hệ thống chuyển tiền do nước Mỹ ban hành. Về nguyên tắc, một khách hàng nào đó qua 3 công ty này chuyển tiền cho ai đó ở phía VN, thì Vietcombank đứng ra trả tiền cho người nhận. Công ty đó phải mở tài khoản tại NH Mỹ và NH này phải có quan hệ NH đại lý với Vietcombank, và tiền là tiền thật chứ không phải tiền ảo", ông Tuấn cho biết thêm.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ACB, cho biết sau khi rà soát lại thì phát hiện có khách hàng liên quan đến LR mở tài khoản tại ACB chi nhánh Hải Dương. Tuy nhiên, ông Toại khẳng định: "ACB không hề ký hợp đồng hợp tác với công ty chuyển tiền LR này".
Theo Thanh niên

 
Việt Nam phá 'vòi bạch tuộc' Liberty Reserve thế nào?
TP - Trong khi nước Mỹ vừa công bố phá đường dây rửa tiền lớn nhất trong lịch sử, Cục cảnh sát hình sự (CSHS) Bộ Công an Việt Nam cũng công bố hoàn tất điều tra một vụ kinh doanh phi pháp tiền điện tử Liberty Reserve có trị giá hơn 24,5 triệu USD.
Việc mua bán tiền điện tử không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép có dấu hiệu phạm vào tội kinh doanh trái phép.
            Ảnh: Hồng Vĩnh
Việc mua bán tiền điện tử không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép có dấu hiệu phạm vào tội kinh doanh trái phép. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Lập Cty để kinh doanh tiền điện tử
Trước đó, Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, Bộ Công an nhận được đề nghị của Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ về việc hỗ trợ xác minh một hacker có email money4ptr@gmail.com đã đánh cắp thông tin, dữ liệu của một công dân nước này tên Tun Musfata, sau đó yêu cầu nạn nhân phải chuyển gần 1.000 USD cho một người Việt tên là Vu Van Su (ở Hải Phòng) thông qua hệ thống chuyển tiền của Western Union.
Tiếp đó Văn Phòng Tùy viên Pháp luật - Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Campuchia cũng đề nghị hỗ trợ xác minh về tổ chức tội phạm sử dụng công nghệ cao đánh cắp dữ liệu trong hệ thống máy tính để tống tiền. Trong vụ án Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đang thụ lý điều tra, có một số đối tượng ở Việt Nam đã nhận tiền của nạn nhân.
Tuy nhiên, quá trình điều tra, Cục CSHS Bộ Công an xác định, những người có tên trong danh sách mà cơ quan chức năng nước ngoài cung cấp chưa từng đến nhận tiền tại các đại lý Western Union.
Bên cạnh đó, Cục CSHS cũng làm rõ, năm 2008, Vũ Văn Lăng (SN 1983) đứng ra thành lập Cty Cổ phần Thịnh Vũ (trụ sở tại quận Dương Kinh, Hải Phòng), làm đại lý phụ cho ngân hàng BIDV chi nhánh Hải Phòng để chi trả kiều hối thông qua hệ thống Western Union. Tuy nhiên, thực chất việc mở Cty Thịnh Vũ của Lăng chỉ nhằm phục vụ việc kinh doanh tiền điện tử Liberty Reserve.
Theo CQĐT, để phục vụ việc mua bán điện tử Liberty Reserve, Vũ Văn Lăng còn mở Cty INSTANT EXCHANGE LIMITED trụ sở đặt tại Hồng Kông - Trung Quốc và lập website www.privatechange.com để giao dịch, quảng cáo. Sau khi thu mua tiền điện tử từ nguồn trong nước và nước ngoài, Lăng bán lại cho người khác kiếm lời (các giao dịch được thực hiện qua internet).
Những người mua tiền ảo thanh toán cho Lăng bằng cách gửi tiền USD về Cty Thịnh Vũ thông qua đại lý Western Union. Sau đó, đối tượng sử dụng bản photocopy CMND của nhiều người để lập hồ sơ khách hàng nhận tiền.
Đến năm 2011, Cty Thịnh Vũ bị Western Union Việt Nam đơn phương chấm dứt hợp đồng và bị Sở Kế hoạch & Đầu tư Hải Phòng tước giấy phép hoạt động.
Không từ bỏ mánh làm ăn, Lăng thỏa thuận với Nguyễn Thế Dũng, Giám đốc Cty TNHH Giao Dịch Nhanh và Nguyễn Văn Chiển, Giám đốc Cty TNHH Thương mại dịch vụ Nam Phong, tiếp tục mở đại lý phụ của ngân hàng để chi trả ngoại tệ từ Western Union giúp Vũ Văn Lăng kinh doanh trái phép.
Đổi lại, Dũng và Chiển sẽ nhận được khoản phí hoa hồng phía ngân hàng chi trả. Quá trình điều tra, cảnh sát xác định Lăng đã lấy tên của hơn 1.000 người và cho thực hiện gần 60.000 giao dịch với tổng số tiền hơn 24,5 triệu USD (tương đương hơn 404 tỷ đồng) thông qua 3 Cty Thịnh Vũ, Giao Dịch Nhanh và Nam Phong.
Thu lợi bất chính gần 5 tỷ đồng
Bước đầu, Vũ Văn Lăng khai đã thu lợi bất chính gần 5 tỷ đồng từ phí hoa hồng mà ngân hàng chi trả và từ lợi nhuận của việc mua bán tiền điện tử Liberty Reserve. Toàn bộ số tiền kiếm được, Lăng dùng vào việc tậu nhà, sắm ô tô thể thao hiệu Mercedes, mua điện thoại hàng hiệu...
Quá trình điều tra, Cảnh sát Việt Nam xác định Vũ Văn Lăng đã lấy tên của hơn 1.000 người và cho thực hiện gần 60.000 giao dịch với tổng số tiền hơn 24,5 triệu USD (tương đương hơn 404 tỷ đồng) thông qua Cty Cổ phần Thịnh Vũ, Cty TNHH Giao Dịch Nhanh và Cty TNHH Thương mại dịch vụ Nam Phong.
CQĐT xác định, việc mua bán tiền điện tử của Lăng không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép và quản lý; đã phạm vào tội kinh doanh trái phép, theo Điều 159 Bộ luật Hình sự. Dũng và Chiển bị cáo buộc có hành vi giúp sức cho Vũ Văn Lăng phạm tội, bị đề nghị xử lý hành chính và tịch thu số tiền thu lợi bất chính.
Quá trình điều tra vụ án, CQĐT cũng làm rõ, từ 21/10/2008 đến ngày 24/6/2009, Lăng đã lợi dụng việc được quyền chi trả ngoại tệ để giúp Nguyễn Phi Khanh nhận số tiền 15.502 USD. Khanh khai số tiền này kiếm được do bán thông tin thẻ tín dụng trộm cắp của người nước ngoài, tuy nhiên Lăng không biết về nguồn gốc.
Cơ quan chức năng nước ngoài tình nghi Vũ Văn Lăng có thể liên quan đến hoạt động “rửa tiền” cho các tổ chức tội phạm; song đến nay chưa cung cấp tài liệu chứng minh hành vi này của Lăng nên CQĐT – Bộ Công an sẽ tách tài liệu liên quan để điều tra, xử lý sau.
L.D


Copy từ: Trần Hùng 09

ÔNG NGUYỄN KHOA ĐỀM BÌNH LUẬN VỀ CHUYỆN TRƯƠNG DUY NHẤT BỊ " NHẬP KHO "


Trương Duy Nhất bị om hết kỳ họp Quốc hội?

Nhà báo Trương Duy Nhất và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.
Nhà báo Trương Duy Nhất và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.
2 ngày sau khi Nhất bị bắt, tôi có việc đến Huế và ghé thăm nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Tôi hỏi anh Điềm sao lại bắt Nhất? Anh Điềm cười to (tôi hiểu bắt Nhất buồn cười), nhưng rồi một lát anh nói đại ý: “Có lẽ do giọng văn quá dứt khoát của Nhất, nói như đóng đinh, nói như khẳng định, nói như không được cãi; mà Nhất là người nổi tiếng nên có ảnh hưởng mạnh đến số đông. Có lẽ vấn đề cách nói đó làm người ta hiểu sai cái lòng tốt của Nhất”. Tôi cũng đồng ý với anh, nhưng tôi cho rằng, người ta đã bắt Nhất bởi sợ cái điều không nói sai nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp tới việc bỏ phiếu tín nhiệm tại QH tuần tới, đó là lên danh sách “cùng bỏ phiếu với QH”. Chúng tôi cùng cười và chuyển sang những câu chuyện khác…

Copy từ: NV Phạm Viết Đào

Trang blog 'Một Góc Nhìn Khác' trở thành bẫy nhử người truy cập

Blogger Trương Duy Nhất (TDN Facebook)
Blogger Trương Duy Nhất (TDN Facebook)

Trang mạng arstechnica.com nói rằng sau khi blogger Trương Duy Nhất bị bắt tại tư gia ở Đà Nẵng hôm thứ Hai 27 tháng Năm và chuyển ra Hà Nội trong cùng ngày để được điều tra, trang blog “Một Góc Nhìn Khác” của ông đã bị chặn.

Từ hôm qua, trang blog này đã hoạt động trở lại, nhưng lại trở thành một cái bẫy sập để nhử những người truy cập bằng cách gài mã độc vào máy của họ.

Hôm qua, một phúc trình của Tổ chức Ký giả Không biên giới nói rằng vụ bắt giữ ông Trương Duy Nhất đặc biệt đáng quan ngại bởi vì nó chứng tỏ quyết tâm của nhà nước Việt Nam tiếp tục đàn áp và tống giam giới bất đồng, bất chấp những lời kêu gọi của các tổ chức bênh vực nhân quyền, yêu cầu Việt Nam phóng thích các blogger bị bắt. '

Tổ chức Ký giả Không biên giới: “Chúng tôi kêu gọi Việt Nam hãy trả tự do lập tức và vô điều kiện cho ông Trương Duy Nhất và chấm dứt hành động đàn áp vô cớ này.”

Nói chuyện với Ban Việt Ngữ Đài VOA, blogger Người Buôn Gió Bùi Thanh Hiếu nói rằng vụ bắt giữ blogger Trương Duy Nhất có liên quan tới tiến trình bỏ phiếu tín nhiệm đối với các lãnh đạo cao cấp trong Đảng và nhà nước Việt Nam.

VOA: Vụ bắt giữ ông Trương Duy Nhất nói lên điều gì về các cấp lãnh đạo Việt Nam? Có phải họ lo sợ giới bất đồng ở trong nước đang ngày càng lên tiếng lớn hơn để đòi dân chủ?

Blogger Người Buôn Gió: “Tôi nghĩ rằng thường khi họ ổn định rồi, các vị trí của họ vững chắc rồi thì có nói xấu họ như thế này thì họ cũng lờ đi thôi, nhưng mà khi bây giờ ở trong nội bộ của họ đang có bỏ phiếu tín nhiệm để cân nhắc từng chức vụ thì cái vị trí của họ đang bấp bênh, mà lại có người khác bên ngoài mà chỉ trích đến họ họ không muốn, thì họ có quyền lực thì họ bắt để bảo đảm họ được giữ nguyên chức vụ.”

VOA: Có phải để trấn áp những tiếng nói bất đồng khác?

Người Buôn Gió: “Anh Nhất thì cũng là người mà từ xưa đến nay và cách đây vài năm, anh cũng là một trong những đối tượng cần bắt để mà trấn áp các tiếng nói khác.”

Blogger Trương Duy Nhất bị tố cáo về hành vi vi phạm điều 258 của Bộ Luật Hình sự, là “lạm dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, một tội trạng có thể bị phạt tới 7 năm tù.
   
Nguồn: Technica, Reporters without Borders, VOA's Interview


Copy từ: VOA

Mạng rửa tiền nhắc tới ACB, DongABank, Vietcombank


(ĐVO) - Liberty Reserve, một website chuyển tiền tại Costa Rica, phải đóng cửa sau cáo buộc rửa tiền với giá trị lên tới 6 tỉ USD. Điều đáng quan tâm là Việt Nam có một số ngân hàng được mạng Liberty Reserve (LR) nhắc tới như ACB, DongABank, Vietcombank…
Trao đổi với phóng viên bên lề kỳ họp Quốc hội sáng 31/5, TS Vũ Viết Ngoạn – Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng, sau vụ việc này, chúng ta cần tăng cường theo dõi giám sát giao dịch thanh toán một cách chặt chẽ, để đảm bảo an toàn, lành mạnh của hệ thống tài chính.
 
TS Vũ Viết Ngoạn – Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia
TS Vũ Viết Ngoạn – Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia
PV: - Thưa ông, việc LR nhắc tới một số NH của Việt Nam có đồng nghĩa với việc các NH này có giao dịch “mờ ám” với tổ chức này?
 
TS Vũ Viết Ngoạn: - Đến thời điểm này cũng chưa có cơ sở để nói các NH có tham gia trực tiếp vào hoạt động chuyển tiền hay không. Trên trang web thì có thể họ đưa vào tên tất cả các ngân hàng đã từng có người chuyển tiền. Theo nhận định của tôi thì chủ yếu là cá nhân, nếu có đi chăng nữa thì ở đâu cũng có thể phát sinh ra chuyện đó.
 
Nhưng qua đây cũng thấy là chúng ta cần tăng cường theo dõi giám sát giao dịch thanh toán một cách chặt chẽ, để đảm bảo an toàn, lành mạnh của hệ thống tài chính.
 
Đây là yêu cầu đặt ra không chỉ với Việt Nam mà còn với toàn cầu. Việt Nam đã ban hành Luật phòng, chống rửa tiền. Đây là thể hiện một cam kết rất tốt của Việt Nam khi chúng ta hội nhập với quốc tế. Nhất là trong điều kiện tài chính toàn cầu đang hết sức phức tạp.
 
PV: - Tuy nhiên, một số người cho rằng, đây là giao dịch không có thật, là giao dịch tiền ảo nên khó xử lý. Ông có nghĩ như vậy?
 
TS Vũ Viết Ngoạn: - Không. Không thể nói là ảo mà không có cơ sở. Bên cạnh tiền ảo là danh nghĩa, còn sau nó là có hành vi để rửa tiền thật. Ai tham gia vào những giao dịch này đều có thể sai phạm cả. Ví dụ như ở bên kia buôn bán ma túy rồi chuyển về đây, một người trong nước nhận thì đều có liên quan cả (nếu có).
 
PV: - Qua vụ việc này có thể thấy Việt Nam rất bị động trong việc kiểm soát dòng tiền, thưa ông?
 
TS Vũ Viết Ngoạn:- Điều đó cũng dễ hiểu thôi. Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới, ngay cả ở Mỹ cũng tồn tại hoạt động rửa tiền bao lâu mới phát hiện ra.
 
Các ngân hàng lớn như HSBC, Standard Charter Bank và các ngân hàng toàn cầu khác, trước đây cũng đã bị phạt hàng tỷ USD vì liên quan đến rửa tiền. Đấy là các giao dịch trực tiếp với NH mà còn xảy ra những chuyện như vậy.
 
Qua vụ việc này, chúng ta biết để tăng cường phòng tránh, phối hợp với các cơ quan an ninh tài chính trên thế giới. Chúng ta có ý thức, trách nhiệm quản lý mới là quan trọng.
 
PV: -Các NH đều khẳng định mình không liên quan gì đến LR, nhưng có phải là quá khó để tìm chứng cớ khẳng định điều này, thưa ông?
 
TS Vũ Viết Ngoạn: - Trước hết, phải xác định các cá nhân này có mở tài khoản ở NH hay không và có giao dịch mờ ám qua mạng hay không? Nhưng cuối cùng phải xảy ra chuyện rút tiền, lấy tiền, hai bên thanh toán với nhau. Ở đây chưa nói tới hoạt động cuối cùng bù trừ như thế nào. Các thông tin về hệ thống vừa rồi nói chưa rõ, nhưng tôi hiểu rằng, có thanh toán cuối cùng. Trong những trường hợp này, bao giờ cũng phải có những anh trung gian (cò) đứng ra làm chuyện đó. Anh trung gian đó là ai? Nếu là NH thì NH phải chịu trách nhiệm.
 
Từ người gửi tiền, qua trung gian đến hệ thống điện tử ảo của LR… thì NH tham gia vào cái gì của chuỗi đó. Nếu NH tham gia với tư cách là một trung gian, người môi giới thì phải có trách nhiệm.
 
PV: - Như vậy có thể khẳng định việc một cá nhân nào đấy mở tài khoản ở NH thì không thể nói là NH liên quan đến vụ việc này?
 
TS Vũ Viết Ngoạn: Đúng thế. Bạn có thể hình dung, mình có TK ở NH, một người có tài khoản NH ở Trung Quốc. Người này ăn cắp hàng bên Trung Quốc sau đó bán hàng lấy tiền nộp vào TK bên kia, rồi qua đấy chuyển về Việt Nam mua hàng hóa của bạn bằng việc ký hợp đồng chính thức. Các bạn nhận tiền của tên trộm này có sai phạm không, nếu các bạn không biết rằng đó là tiền ăn cắp…. Nhưng nếu các bạn biết đó là tiền ăn cắp, chuyển cho các bạn để thanh toán tiền hàng thì bạn sẽ gặp vấn đề.
 
PV:- Nhưng trong trường hợp này, NH phải có trách nhiệm kiểm soát dòng tiền đó khi biết khách hàng có quan hệ với LR?
 
TS Vũ Viết Ngoạn:- Làm sao mà kiểm soát được. Chỉ biết rằng tiền từ đâu chuyển về, nhưng trong trường hợp này đã chắc gì đã là chuyển tiền từ NH, mà là một người A nào đó giao tiền cho người giao dịch, còn tất cả tiền LR nằm ngoài ngân hàng hết.
 
PV:- Thông tin ban đầu cho biết, đã có NH tìm thấy 1 khách hàng của mình có giao dịch với LR, như vậy NH này có phải chịu trách nhiệm liên đới, thưa ông?
 
TS Vũ Viết Ngoạn:- Có thể còn nhiều nữa, nhưng người ta giao dịch trên máy tính cá nhân thì NH không thể biết được chuyện đó. Các thanh toán cuối cùng, người đã mua tiền LR thì trả tiền thật cho ai, còn người bán tiền ảo thì nhận tiền mặt từ đâu, từ ai, NH có trực tiếp liên quan đến việc trả, nhận tiền đó không. Nếu có thì NH có vấn đề, còn không thì NH không liên quan gì. Hai người ở ngoài NH thanh toán cho nhau số tiền ấy ngoài NH thì không thể nói NH phải chịu trách nhiệm.
 
PV: -Trong thời gian làm lãnh đạo Vietcombank, ông có nghĩ tới tình huống NH của mình sẽ có những giao dịch tương tự thế này?
 
TS Vũ Viết Ngoạn:- Hoạt động rửa tiền trên thế giới đã có nhiều rồi và luôn là vấn đề được cả thế giới quan tâm. Nguồn tiền rộng lắm, có thể từ ma túy, vũ khí và tất cả các loại tiền khác, thậm chí cả tiền tham nhũng… Những năm gần đây, rửa tiền liên quan đến khủng bố nên người ta càng quan tâm hơn và VN ngày càng hội nhập nên ngày càng phải đối phó với những tình huống phức tạp hơn nên phải tăng cường phòng, chống rửa tiền.
 
Khi còn làm ở Vietcombank, tôi cũng hết sức quan tâm và đã có không ít trường hợp từ nước ngoài vào đề nghị mở tài khoản giao dịch và Vietcombank đã từ chối khi cảm thấy nghi ngờ.
 
PV: Xin cảm ơn ông!/.
 
Theo VOV


Copy từ: Đất Việt

Biển của mình sao phải sợ Trung Quốc

Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-05-30
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói chuyện với ngư dân Quảng Nam trong chuyến thăm chiều 14-4.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói chuyện với ngư dân Quảng Nam trong chuyến thăm chiều 14-4, ông noí: “Biển của ta, ta cứ đánh bắt”, và hứa sẽ có biện pháp bảo vệ ngư dân...
Photo:TTO/infonet
Trong những ngày qua, Trung Quốc xúc tiến hành động xâm lấn lãnh hải của Việt Nam mà nạn nhân trực tiếp ngay trong lúc này không ai khác hơn là ngư dân Việt. Trong khi đó, giới cầm quyền Việt Nam đã bảo vệ ngư dân ra sao, và ứng phó với hành động ngày càng ngang nhiên và mạnh mẽ này của phương Bắc như thế nào.
Ngư dân được bảo vệ bằng những lời hứa suông
Cũng như từng bị “tàu lạ” trước đây bắn giết, đâm tàu, bắt đòi tiền chuộc, đánh đập ngư dân Việt Nam…, hôm 20 tháng Ba vừa rồi, chiếc tàu đánh cá QNg 96382 của ngư dân Lý Sơn bị tàu võ trang Trung Quốc bắn cháy cabin ngay trong vùng thuộc chủ quyền lãnh hải Việt Nam, như thuyền trưởng Phạm Quang Thạnh kể lại:
Nó dùng súng bắn thẳng vào tàu chúng tôi. Tôi nghe 4 tiếng nổ thì phát hiện tàu bị cháy cabin. Lúc đó tôi hô hào tất cả anh em thuyền viên múc nước dưới biển đưa lên để tôi dập tắt ngọn lửa khi 4 bình ga đang nằm ở vị trí đống lửa mà tôi sợ các bình ga phát nổ thì chắc chắn trong tàu không còn ai sống sót.
Thì khoảng 1 tháng sau, tức hôm 14 tháng Tư rồi, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới thăm và hỏi ngư dân ở Tam Quang, Quảng Nam rằng “ Bây giờ đánh bắt gặp khó khăn gì không”, cũng như ông khuyên ngư dân Quảng Ngãi “ Biển của ta, ta cứ đánh bắt”, và hứa sẽ có biện pháp bảo vệ ngư dân.
Một tháng sau khi lãnh đạo nước hỏi ngư dân “ đánh bắt gặp khó khăn gì không ?” và hứa sẽ “có biện pháp bảo vệ họ”, thì hôm 20/5 này, tàu cá số hiệu QNg 90917 TS của Quảng Ngãi với 15 ngư phủ đang hoạt động tại nơi hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế VN lại bị “tàu lạ” đâm thẳng, gây hư hại trầm trọng
Nhưng, cũng gần một tháng sau khi lãnh đạo nước hỏi ngư dân “ đánh bắt gặp khó khăn gì không ?” và hứa sẽ “có biện pháp bảo vệ họ”, thì hôm 20 tháng 5 này, tàu cá số hiệu QNg 90917 TS của Quảng Ngãi với 15 ngư phủ đang hoạt động tại nơi hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam lại bị “tàu lạ” đâm thẳng, gây hư hại trầm trọng ở mạn tàu, đe doạ tính mạng của ngư phủ trên tàu, khiến Bộ Ngoại giao Việt Nam lại lên tiếng phản đối, lại cáo giác phía Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh hải Việt Nam, đi ngược lại thoả thuận Việt-Trung.v.v…giữa lúc Bắc Kinh cho xuất bến ngư cảng Bạch Mã Tỉnh ở đảo Hải Nam đội tàu đánh cá Đam Châu gồm 32 chiếc hiện đại, trọng tải từ 100 tấn trở lên, xuống khai thác triệt để ngư trường Trường Sa của Việt Nam trong khoảng 40 ngày, trong khi Bộ Nông nghiệp Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông từ ngày 16 tháng 5 cho đến đầu tháng 8 này mà chủ yếu là nhắm vào ngư dân Việt Nam.
Mạn tàu cá số hiệu QNg 90917TS của tỉnh Quảng Ngãi bị vỡ toác sau khi bị tàu Trung Quốc đâm ngày 20/5/2013.
Mạn tàu cá số hiệu QNg 90917TS của tỉnh Quảng Ngãi bị vỡ toác sau khi bị tàu Trung Quốc đâm ngày 20/5/2013.
Lên tiếng mới đây với báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc nhận xét rằng Bắc Kinh đang đi một nước cờ mới “vô cùng bài bản và nguy hiểm bằng việc tiến xuống quần đảo Trường Sa”. Và ông nhấn mạnh:
Trung Quốc sẽ không chỉ dừng lại ở đây, rất có khả năng trong thời gian tới, Bắc Kinh có thể sẽ phái lính cải trang thành ngư dân xâm nhập, đổ bộ và chiếm đóng thậm chí là xây dựng nhà dàn, công sự trái phép trên các điểm đảo, bãi đá, rặng san hô ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà hiện nay ta chưa kịp triển khai quân chốt giữ.
Trước tình hình đó, blogger Hữu Nguyên báo động về nguy cơ ông “bạn vàng quyết tận diệt ngư dân của đồng chí” đàn em phương Nam, lưu ý rằng mức độ trấn áp mà phương Bắc nhắm vào ngư dân Việt Nam ngày càng thường xuyên, hung hăng hơn để sẽ mau chóng tiến đến cái ngày mà Trung Quốc mong muốn “sạch bóng ngư dân Việt Nam trên Biển Đông”.
Trung Quốc sẽ không chỉ dừng lại ở đây, rất có khả năng trong thời gian tới Bắc Kinh có thể sẽ phái lính cải trang thành ngư dân xâm nhập, đổ bộ và chiếm đóng thậm chí là xây dựng nhà dàn, công sự trái phép trên các điểm đảo, bãi đá, rặng san hô ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam
ông Dương Danh Dy
Nhắc đến “tình đồng chí”, hai tác giả Dương Danh Huy và Lê Trung Tĩnh qua Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông cũng đã đề cập đến “Tinh thần đồng chí” Việt-Trung và Biển Đông, lưu ý rằng “ Việt Nam nên nhìn nhận thực tế là Trung Quốc đã, đang và sẽ luôn luôn đặt tham vọng chiếm đoạt tất cả Hoàng Sa, Trường Sa và 80% Biển Đông lên trên bất cứ tinh thần đồng chí, anh em nào. Tinh thần đồng chí, anh em đó đã không, không, và sẽ không bao giờ là bùa hộ mạng cho chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa và phần Biển Đông của mình. Tệ hơn, việc tin tuởng hoặc thể hiện như tin tưởng vào tinh thần đồng chí, anh em này sẽ làm Việt Nam càng cô độc hơn trên thế giới”.
Bảo vệ ngư dân bằng cách bỏ tù người biểu tình phản đối TQ?
Hồi trung tuần tháng này, nhà văn Ngô Minh cho biết mấy hôm nay ông “vô cùng bức xúc” khi 32 tàu cá Trung Quốc đã kéo xuống vùng biển phía Tây-Nam quần đảo Trường Sa của Việt Nam vốn hoàn toàn nằm trong thềm lục địa của Việt Nam. Ấy thế mà, theo lời nhà văn Ngô Minh, “Trung ương đã để mặc lãnh hải cho bọn Trung Quốc muốn làm gì thì làm”. Nhà văn Ngô Minh lưu ý rằng “ Trong lịch sử Việt Nam, nước ta bị giặc Tàu đô hộ ngàn năm, nhưng từ Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn, không có triều đại nào đi theo Tàu, bán đất nước” cho phương Bắc, ngoại trừ Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc vốn bị lịch sử lên án ngàn đời. Nhưng, nhà văn Ngô Minh bày tỏ phản ứng:
Đau đớn thay, từ giữa thế kỷ 20 đến nay, nước ta dưới thời CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN, với khẩu hiệu “Bốn phương vô sản đều là anh em”, ngây thơ “đi theo” Trung Quốc đã bị mất đất, mất người nhiều lần. Chúng lấn chiếm biên giới, lấy mất Mục Nam Quan, lấy mất 2/3 Thác Bản Dốc. Theo nhà báo Huy Đức trong tác phẩm ”Bên thắng cuộc”, thì Trung Quốc đã dùng mọi thủ đoạn để lấn chiếm 50.000 mét vuông Việt Nam dọc biên giới. Năm 1974, giặc Tàu chiếm Quần đảo Hoàng Sa, 1988, chúng đánh chiếm đảo Gạc Ma thuộc Trường Sa của Việt Nam
Nói với họ rằng “nếu các ông sống hữu hảo, đừng xâm phạm lãnh hải Việt Nam thì nhân dân Việt Nam sẽ không biểu tình chống Trung Quốc”...“ sao không nói với họ như thế, lại đi đàn áp nhân dân mình? Nước có chủ quyền gì mà lạ thế !
nhà văn Ngô Minh
Và nhà văn Ngô Minh nêu lên câu hỏi rằng “Nước Việt Nam là nước độc lập có chủ quyền, nếu Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông hay biên giới, nhân dân Việt Nam biểu tình phản đối sao lại bắt tù nhân dân ?” . Ông đề nghị phải ngay lập tức triệu đại sứ Trung Quốc tới, trao công hàm, nói với họ rằng “nếu các ông sống hữu hảo, đừng xâm phạm lãnh hải Việt Nam thì nhân dân Việt Nam sẽ không biểu tình chống Trung Quốc”. Và tác giả thắc mắc “ sao không nói với họ như thế, lại đi đàn áp nhân dân mình ? Nước có chủ quyền gì mà lạ thế !”.
Nhắc đến chuyện giới cầm quyền “sao lại bắt tù nhân dân?”, nhà thơ Khuất Đẩu không quên dòng chữ “Tàu khựa cút khỏi biển Đông” mà tù nhân lương tâm, yêu nước Nguyễn Phương Uyên viết lên bằng máu, để rồi nhà thơ Khuất Đẩu cảm tác, trong đó, có những vầng thơ:
Khi em trích máu viết:
“Tàu khựa cút khỏi biển Đông!”
thì cũng như những chiến binh thề chống quân Nguyên
xăm trên cánh tay mình: “Sát Thát”

Nhân danh ai mà bỏ tù em?
nhân danh ai mà quản chế em?
chẳng lẽ nhân danh một dân tộc
Bạch Đằng giang còn đỏ máu quân thù?

Qua mạng ASITIMES tiếng Anh, một độc giả thắc mắc đại ý rằng “Sang một ngày mới thì lại có thêm một tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị tấn công. Vậy hải quân của Việt Nam làm gì ? Chẳng thấy họ làm gì cả. Các tướng lãnh hàng đầu thì ăn nhậu, tiệc tùng với ông chủ Trung Quốc tại Hà Nội trong khi công an bắt giam thêm những người phản đối Trung Quốc xâm chiếm lãnh hải Việt Nam. Điều này có nghĩa là gì ?”. Và độc giả này tự trả lời rằng điều đó có nghĩa “ Việt Nam đang bị Trung Quốc điều khiển”.


Copy từ: RFA

Sau Trương Duy Nhất sẽ là ai?



Song Chi.
Trước khi blogger Trương Duy Nhất bị bắt, ông từng lặp đi lặp lại nhiều lần trong các bài viết, các comment trả lời độc giả hoặc chứng tỏ qua bài viết, thái độ sống rằng blog của Trương Duy Nhất không thuộc về lề trái, Trương Duy Nhất không phải là nhà đấu tranh dân chủ, không cổ xúy cho việc lật đổ chế độ. Rằng Trương Duy Nhất mổ xẻ cái sai cái xấu của hệ thống, của các nhân vật cao cấp trong bộ máy đảng, nhà nước cũng ngang bằng với việc sẵn sàng chửi thẳng những kẻ chống cộng cực đoan và dân chủ giả hiệu. Rằng Trương Duy Nhất không thuộc về bất cứ một tổ chức đảng phái chính trị nào, không tham gia bất cứ hoạt động nào dù chỉ là ký tên, kiến nghị gì đó, rằng những bài viết chỉ là trình bày “một góc nhìn khác” nhằm có ý xây dựng làm cho cái hệ thống chính trị này, xã hội này tốt đẹp hơn v.v…
Nói theo định nghĩa của nhà văn Phạm Thị Hoài thì Trương Duy Nhất thuộc về tầng lớp “đối lập trung thành”.
Và khi khẳng định như vậy, Trương Duy Nhất có lẽ đã nghĩ rằng mình sẽ an toàn, bởi không phạm vào những điều tối kỵ đối với nhà nước cộng sản VN. Đó là: một, đứng trong một tổ chức, bất kể tổ chức đó chỉ là một nhúm người với những phương thức đấu tranh cực kỳ ôn hòa bằng ngòi bút chẳng hạn. Hai, có dính dáng đến cộng đồng người Việt ở hải ngoại, có trả lời báo đài nước ngoài, viết bài (có nhận tiền) của báo đài bên ngoài. Ba, có tư tưởng muốn thay đổi mô hình thể chế chính trị, đòi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp hay những cái đại loại như vậy.
Nhiều năm nay quả thật blogger Trương Duy Nhất đã an toàn trong cái cõi “Một góc nhìn khác”, một mình một ngựa với lối viết thẳng thừng, sắc bén, từng đụng chạm tới rất nhiều người thuộc cả lề trái lẫn lề phái, thuộc phe này lẫn phe kia trong bộ máy cao cấp của đảng, nhà nước. Lối viết đó khiến một số người không ưa Trương Duy Nhất, thậm chí cho Trương Duy Nhất hoặc là công an, hoặc do công an gài vào, hoặc có ai đó chống lưng nên mới viết mạnh bạo thế.
Cũng có người suy đoán sự an toàn của Trương Duy Nhất chủ yếu nhờ vào mối quan hệ với ông Nguyễn Bá Thanh khi ông Thanh còn làm Bí thư thành ủy Đà Nẵng. Khi ông Thanh phải ra Hà Nội, lại rớt không vào được Bộ Chính trị, thì sự an toàn của Trương Duy Nhất cũng không còn nữa và đây là lúc mà những ai trong số 14, 16 vị trong Bộ chính trị từng/đang cảm thấy bị chạm nọc bởi những bài viết của Trương Duy Nhất, sẽ ra tay khóa ngòi bút Trương Duy Nhất lại.
Dù điều đó có đúng hay không thì việc nhà báo, blogger Trương Duy Nhất bị bắt cũng cho thấy một thực tế, đối với nhà nước cộng sản VN thì chẳng cá nhân nào có thể an toàn một khi đã lên tiếng chỉ ra những điều không đẹp của chế độ, và không được thuận tai những người đang cầm quyền.
Là con người, có cái đầu biết phân tích đúng sai, có trái tim biết đau đớn nặng lòng với hiện tình của đất nước, dân tộc, chúng ta sẽ chỉ có thể an toàn nếu hoàn toàn giả câm giả điếc, chỉ cắm đầu đi kiếm tiền nuôi sống bản thân, gia đình và đừng quan tâm đến bất cứ gì hết. Còn một khi đã lên tiếng một cách trung thực, dù có là đối lập trung thành hay người bất đồng chính kiến hay nhà hoạt động dân chủ, sớm muộn anh cũng sẽ bị bắt.
Và điều thứ hai, đó là đừng ảo tưởng nghĩ rằng có thể dùng thiện chí vạch ra những cái sai cái dở của nhà cầm quyền để mong họ sửa đổi. Nhìn vào bao nhiêu ví dụ từ trước đến nay mà gần đây nhất là việc góp ý sửa đổi Hiến pháp rồi cuối cùng không sửa gì cả, ngay cả tên nước, đế thấy hy vọng đó là hão huyền.
Bằng tất cả những hành động trước sau như một suốt hơn 6 thập kỷ cầm quyền, nhà nước cộng sản VN đã khẳng định lập trường sẽ bảo thủ đến cùng để giữ lấy chế độ, không thay đổi dù cho khát vọng của nhân dân và sức ép của quốc tế có như thế nào đi nữa, và sẽ tiếp tục đàn áp, bắt bớ, dập tắt mọi tiếng nói trái chiều cho dù ôn hòa nhất.
Nghĩa là nhà nước này thuộc loại không thể đối thoại được. Đừng hy vọng đối thoại, góp ý với họ nữa.
Thay vào đó, tất cả những ai đã, đang và sẽ lên tiếng, hãy chuẩn bị cho mình một ngày nào đó, sớm hay muộn, cũng sẽ tiếp bước nhau đi vào nhà tù nhỏ hoặc bị vô hiệu hóa, cách này cách khác.
Dù sao, có một điều an ủi cho tất cả những ai “sớm hay muộn gì cũng sẽ bị bắt” đó là ngày càng có nhiều người bị bắt thì mọi người càng bớt sợ hãi việc bị bắt, ngày càng có nhiều người chia sẻ, ủng hộ người bị bắt. Khác với trước đây chỉ chừng dăm mười năm thôi, người bị bắt trong những vụ việc có yếu tố chính trị thường vô cùng cô đơn, ngay cả với chính người thân trong gia đình, không ai thông cảm mà còn oán trách vì đã làm cho họ bị liên lụy…
Song, đã đến lúc 90 triệu con dân người Việt cần suy nghĩ thật nghiêm túc trước một thực tế vì sao nhà nước này vẫn có thể tiếp tục bắt bớ, đàn áp, bịt miệng nhân dân, tiếp tục chà đạp lên luật pháp, coi thường dư luận trong và ngoài nước, không những thế, ngày càng có xu hướng nghiêm trọng hơn, với những vụ việc phi lý hơn, những bản án dã man hơn?
Câu trả lời mà chắc mỗi người cũng tự thấy, là vì sức ép từ người dân chưa đủ mạnh. Mọi sự phản đối bằng bài viết, bằng những kiến nghị, thư ngỏ…không làm cho nhà nước này trầy xước mảy may. Nên những cá nhân thuộc về thiểu số dũng cảm lên tiếng đã, đang và vẫn sẽ tiếp tục phải trả giá giữa đám đông vẫn im lặng.
Sau blogger Trương Duy Nhất sẽ là ai và những ai?


Copy từ: Song Chi (RFA’ blog)

Lời kêu gọi biểu tình chống TQ trên mạng


RFA-30-05-2013
Đã nhiều lần người dân Hà Nội xuống đường phản đối Trung Quốc lấn chiếm lãnh hải Việt Nam
Đã nhiều lần người dân Hà Nội xuống đường phản đối Trung Quốc lấn chiếm lãnh hải Việt Nam
AFP
Lời kêu gọi xuống đường biểu tình chống Trung Quốc vào ngày Chủ nhật 2 tháng 6 tới đây được loan truyền trên mạng Internet. Mục đích được nói nhắm phản đối việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố cấm đánh bắt cá tại khu vực Biển Đông, điều tàu cá xuống Trường Sa, cũng như tấn công làm hư hại tàu cá của ngư dân Việt Nam, bắt bớ ngư dân Việt.
Kêu gọi cho rằng những hành động đó của phía Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
Vị trí của đợt tập trung biểu tình chống Trung Quốc được nêu lên trong kêu gọi vừa nói ghi rõ tại khu vực Hồ Gươm ở Hà Nội và Công viên 30 tháng tư ở Sài Gòn.
Hồi ngày 5 tháng 6 năm 2011, tại hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn cũng diễn ra biểu tình chống Trung Quốc gây hấn tại Biển Đông. Những chủ nhật sau đó, người biểu tình chống Trung Quốc tiếp tục hoạt động được 11 lần nữa ở Hà Nội; còn ở Sài Gòn chỉ có một lần, những lần sau đều bị lực lượng an ninh, công an ngăn chặn. Một số biểu tình viên chống Trung Quốc bị công an mời đi làm việc. Có trường hợp bị bắt vào trung tâm giáo dục- cải tạo như trường hợp bà Bùi thị Minh Hằng.
Hồi tháng 11 năm ngoái, cũng manh nha tập trung biểu tình chống Trung Quốc, nhưng rồi hoạt động đó cũng bị cơ quan chức năng ngăn chặn.


Copy từ: RFA