CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Nợ xấu VN cao hơn số liệu NHNN 'ba lần'


Theo báo cáo mới nhất của hãng đánh giá tín dụng Moody’s, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam ước tính ở mức thấp nhất là 15% tổng tài sản. Con số này cao hơn gấp ba lần số liệu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) công bố vào cuối năm ngoái là 4.7%.
Trao đổi với BBC từ cuối năm ngoái, Moody’s đã tỏ ‎ý không tin tưởng số liệu của Ngân hàng Nhà nước, nhưng phải đến bây giờ họ mới có số liệu ước tính cụ thể.
“Vốn hiện hữu không đủ để bù các khoản lỗ có thể phát sinh từ những yếu huyệt tràn lan trong chất lượng tài sản,” Gene Fang, Phó chủ tịch của Moody’s và là chuyên viên nghiên cứu cao cấp cho biết.
“Thêm vào đó, trong vòng 12-18 tháng tới, sẽ không có nhiều cải thiện đáng kể trong việc huy động để bổ sung vốn.”
Ông Fang cho rằng nhu cầu vay nợ thấp từ khách hàng đã làm giảm mạnh tỷ suất sinh lời của các ngân hàng, khiến cho việc giải quyết những vấn đề tồn đọng càng khó khăn hơn.
Nếu ước tính của Moody’s là chính xác, con số nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam gần bằng với quốc gia đang chìm trong khủng hoảng của Châu Âu là Hy Lạp (17%), và cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực như Thái Lan (2.7%), Indonesia (2.1%), hay Trung Quốc (0.9%), theo số liệu của World Bank.
Nhiều tổ chức tài chính quốc tế khác cũng có chung nhận định với ước tính của Moody’s. Rabobank, tập đoàn tài chính-ngân hàng của Hà Lan, cho rằng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam rơi vào khoảng 8-16%.
‘Vấn đề từ gốc’
"Không thể nào lại có ngân hàng trung ương mà để xảy ra hoạt động trong hệ thống ngân hàng thương mại mà chúng ta thấy như thế trong cả 10 năm nay được"
Bùi Kiến Thành, Chuyên gia tài chính
Moody’s tiếp tục đưa ra những cảnh báo về tính thiếu minh bạch trong hệ thống ngân hàng, trong khi đánh giá các chính sách đề ra là chưa hiệu quả.
Những quyết định gần đây, ví dụ như thành lập công ty xử l‎ý nợ xấu VAMC, không trực tiếp giải quyết vấn đề thiếu vốn trong hệ thống ngân hàng, Moody’s cho biết.
Trong một cuộc phỏng vấn với BBC mới đây, chuyên gia tài chính tế Bùi Kiến Thành cho rằng Ngân hàng Nhà nước đã ‘không nghiêm túc’ và ‘thiếu trách nhiệm’ trong việc giải quyết các bất cập của hệ thống.
Bình luận sau phán quyết của tòa về qui trách nhiệm cá nhân thay vì trách nhiệm ngân hàng với lập luận là ngân hàng “không biết” [hoạt động lừa đảo], ông Thành nói "quản lý ngân hàng ở Việt Nam nó có vấn đề từ gốc của nó chứ không phải là một trường hợp riêng lẻ."
“Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay đang hoạt động ngoài vòng pháp luật, không tôn trọng điều khoản của luật về vấn đề lãi trần cho vay, vân vân.
"Mọi chuyện rất đáng trách, NHNN ở đâu mà không xử lý các việc vi phạm của cả hệ thống ngân hàng như thế? Đưa đến nợ xấu tràn lan, chiếm tới 15%-17% tổng dư nợ là như thế nào? Đồng thời tạo điều kiện để giết chết hàng vạn, hàng chục vạn doanh nghiệp với lãi suất độc hại hai mươi mấy phần trăm là như thế nào?
"Tức là anh có biết rõ trách nhiệm và quyền hạn của một ngân hàng trung ương hay không? Hay là anh không biết? Không thể nào lại có ngân hàng trung ương mà để xảy ra hoạt động trong hệ thống ngân hàng thương mại mà chúng ta thấy như thế trong cả 10 năm nay được.
"Do vậy quản lý ngân hàng ở Việt Nam nó có vấn đề từ gốc của nó chứ không phải là một trường hợp riêng lẻ", ông Thành nói thêm.
Trong báo cáo kể trên, Moody’s đánh giá cao sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam và cho rằng các biện pháp của chính phủ sẽ có tác động tích cực trong khoảng hai đến ba năm tới. Tuy vậy, triển vọng của hãng này về hệ thống ngân hàng vẫn ở mức tiêu cực.

Copy từ: BBC


................

Australia – Nạn nhân kế tiếp của Trung Quốc

Nhà kinh tế Mỹ David H Hale nhận định Trung Quốc sẽ trở thành mối đe dọa lớn với an ninh quốc gia của Australia trong tương lai.
Nhận định của ông Hale được trình bày trong bài thảo luận “Giấc mơ Trung Hoa” do Viện Chính sách chiến lược Australia tổ chức. 
Theo ông Hale, hai yếu tố dẫn tới mối đe dọa lớn nhất với an ninh Australia trong tương lai là sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc và khả năng Mỹ rút quân khỏi châu Á. Trong trường hợp, Mỹ quyết định rút binh sĩ khỏi khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Australia sẽ là mục tiêu của một “cuộc xâm lược từ bên ngoài”. 
“Trung Quốc tái xuất với vị thế hùng mạnh sẽ trở thành thức thách lớn nhất trong chính sách ngoại giao của Australia trong giai đoạn thế kỷ 21”, ông Hale viết. 
Hồi tháng 10 năm ngoái, tàu chiến HMAS Perth đã tiến vào cảng Sydney trong lễ kỷ niệm 100 năm kể từ khi Hạm đội Hải quân Hoàng gia Australia xuất hiện lần đầu tại đây
Mặc dù, ông Hale không trực tiếp khẳng định Trung Quốc là kẻ đi xâm lược, song ông Hale nhấn mạnh Bắc Kinh sẵn sàng tận dụng sức mạnh quân sự để đạt được những mục tiêu đề ra. Đây chính là thách thức vô cùng lớn với an ninh của Australia. 
Ông Hale cho rằng điều quan trọng với Australia hiện nay là cân bằng mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc và củng cố tình đồng minh truyền thống với Mỹ. Bởi khi nguồn tài chính của Washington bị thu hẹp và buộc phải cắt giảm chi tiêu quốc phòng, quân đội Mỹ sẽ rút khỏi khu vực Đông Á và đẩy Australia vào tình thế “nguy hiểm”. 
Hiện nay, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã đạt 166 tỷ USD – đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ với 660 tỷ USD. 
Sau tuyên bố thiết lập “Vùng nhận diện phòng không” trên biển Hoa Đông hồi tháng 11 năm ngoái, ông Hale nhận định Australia có thể bắt tay với Ấn Độ để đuổi kịp tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc. Do đó, ông Hale cho rằng Australia nên thiết lập mối quan hệ gần gũi hơn với Ấn Độ để “chống đỡ” trước sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc cũng như khả năng Mỹ rút quân khỏi châu Á – Thái Bình Dương trong tương lai. 

Minh Thu 

Copy từ: Infonet 

...............

Vì sao du khách Việt bỏ trốn khi du lịch nước ngoài?


Thông tin cho biết nghiều người Việt Nam đăng ký đi du lịch nước ngoài, và khi đến tại một số nước họ bỏ trốn ở lại tại những nơi đó. Tình hình đó dẫn đến các nước sở tại tỏ ra khó khăn hơn trong việc cấp thị thực nhập cảnh cho du khách Việt Nam.
Trong cuộc trao đổi với báo Tuổi Trẻ, được đăng tải hôm 16/2, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, ông Nguyễn Văn Tuấn cho biết khách du lịch Việt đến một số quốc gia ở Châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Hongkong, Nhật Bản trốn ở lại tìm việc làm hoặc tìm đường sang nước thứ ba có xu hướng gia tăng. Đây được cho là nguyên nhân dẫn đến việc du khách từ VN xin visa du lịch nước ngoài ngày càng khó khăn. Mặc dù Tổng cục Du lịch VN có biện pháp xử lý nặng, rút giấy phép những công ty có du khách bỏ trốn khi đi du lịch nước ngoài nhưng hiện tượng du khách Việt trốn lại vẫn không thuyên giảm.
Vụ việc mới nhất được ghi nhận xảy ra ở Israel hồi đầu tháng 12 năm ngoái. Thông tin từ Đại sứ quán VN ở Israel cho biết có ba đoàn khách với 21 người bỏ trốn, trong đó 4 du khách đã bị phía Israel bắt được và trục xuất về VN. Trả lời câu hỏi của đài RFA có phải hiện tượng du khách Việt bỏ trốn khi đi du lịch nước ngoài ở mức độ đáng lo ngại, ông Thiên Phong, một hướng dẫn viên du lịch, cho biết quan điểm cá nhân của mình:
“Thật ra thì cũng phản ánh một phần nào thôi chứ không phải đúng sự thật. Bởi vì có những trường hợp trốn như trường hợp ở Israel và đương nhiên có một số trường hợp trốn ở Hàn Quốc và đa phần hình như là người ở miền ngoài nhiều hơn ở trong nam. Các tour đi Châu Âu hay Mỹ thì không có tình trạng trốn. Trốn vì có đường dây đưa họ qua đó để lao động”.
Hàn Quốc, quốc gia có nhiều công nhân người Việt ở lại bất hợp pháp sau khi hết hạn hợp đồng xuất khẩu lao động cũng là nơi nhiều du khách Việt chọn trốn lại. Theo số liệu của Hiệp hội Du lịch VN năm 2012, có khoảng 120 ngàn du khách Việt đến Hàn Quốc trong một năm. Tuy nhiên, số liệu người trốn lại quốc gia công nghiệp phát triển ở Đông Á này là bao nhiêu thì không được công bố. Anh Chín, 1 người Việt trốn lại Hàn Quốc 10 năm sau khi mãn hạn hợp đồng lao động, cho biết trong mấy năm gần đây có nhiều người Việt trốn lại bằng cách đi du lịch. Anh Chín nói:
Đa số những người bạn của Quang đều rất thành đạt và có điều kiện về kinh tế ở VN thì họ cũng suy nghĩ sẽ mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ.
- Anh Quang
“Có nhiều, đa số đi du lịch qua rồi trốn luôn. Trốn bằng cách nào thì do có bạn bè hay thân nhân, anh em ở đó rồi. Lúc có visa thì điện thoại trước cho người ở bên đó, báo ngày đến thì ra phi trường đón rồi trốn luôn. Đa số người Việt mình đi đến một nước nào giàu hơn VN mà có thân nhân thì Chín nghĩ họ sẽ trốn lại”.
Với thân phận một người trốn lại Hàn Quốc trong một thập niên, sinh sống và làm việc trong điều kiện bất hợp pháp, anh Chín cho biết nhiều người Việt chọn cách trốn lại vì dù hoàn cảnh sống có khó khăn đến mức nào chăng nữa thì đồng tiền họ cực khổ mang về trong một tháng cũng gấp 10 lần đồng lương trung bình mà họ có thể kiếm được ở VN. Cuộc sống dù lay lắt, bấp bên, không ngày mai, không tương lai, không biết ngày nào bị bắt, bị trục xuất về VN nhưng họ vẫn cố sống ngày nào hay ngày đó, cố gắng làm bất cứ công việc nào mà họ tìm được. Anh Chín nói thêm:
“Khi đã sống quen bên Hàn Quốc thì chuyện đi đứng hay chuyện bắt bớ, cực khổ thì không còn ngại nữa mà người ta chỉ ngại về VN sẽ làm gì. Với đồng tiền dành dụm ít ỏi, làm thì sợ thua lỗ, bị hết tiền. Còn đi làm công nhân thì lương có một triệu mấy, hai triệu”.

Vì lý do kinh tế?

000_SAHK980115163040-250.jpg
Lao động VN ở Hàn Quốc, ảnh minh họa. AFP photo
Có phải chỉ thành phần người lao động ở VN tìm cách trốn lại nước ngoài qua các kênh xuất khẩu lao động hay qua kênh đi du lịch? Theo thông tin từ các công ty du lịch trong nước, trong số 21 người bỏ trốn lại Israel có chức vụ tổng giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng kinh doanh của các công ty. Vì sao những thành phần được cho là thành đạt, có thu nhập ổn định lại cũng tìm cách đi ra nước ngoài? Trả lời báo chí trong nước, ông Nguyễn Tiến Đạt, Giám đốc kinh doanh công ty du lịch Trans Viet Travel, cho rằng nền kinh tế của VN đối mặt với nhiều khó khăn nên một trong những nguyên nhân bỏ trốn của người người giàu có là đi để trốn nợ.
Không thuộc thành phần bỏ trốn, anh Quang, một người thành đạt và có cuộc sống tốt ở Sài Gòn lại quyết định chọn Hoa Kỳ để định cư sau chuyến du lịch đầu tiên của mình đến nơi đây. Anh Quang cho biết anh chắc chắn hài lòng với cuộc sống mới ở một đất nước phát triển vào bậc nhất nhì trên thế giới, điều kiện môi trường sống rất tốt và phù hợp với những người năng động như anh. Anh Quang chia sẻ:
Khi đã sống quen bên Hàn Quốc thì chuyện đi đứng hay chuyện bắt bớ, cực khổ thì không còn ngại nữa mà người ta chỉ ngại về VN sẽ làm gì.
- Anh Chín, Hàn Quốc
“Đa số những người bạn của Quang đều rất thành đạt và có điều kiện về kinh tế ở VN thì họ cũng suy nghĩ sẽ mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ. Và họ cho con cái qua đây đi học vì nền giáo dục ở Mỹ thì không có nơi nào sánh bằng được. Và đặc biệt sự tự do ở Mỹ càng thôi thúc người ta tìm đến đây hơn. Với cá nhân Quang và bạn bè của Quang thì rất thích qua bên này, đang tìm cơ hội qua đây để phát triển”.
Tác động của Công văn số 17 của Tổng cục Du lịch VN và Nghị Định 95 của Chính phủ vừa ban hành trong nổ lực của Nhà nước nhằm ngăn chặn tình trạng người Việt bỏ trốn lại nước ngoài qua kênh du lịch hay kênh xuất khẩu lao động vẫn còn chưa đánh giá được nhưng qua các thông tin trong bài phóng sự này thì nguyên nhân sâu sa ngày càng có nhiều người Việt tìm cách ở lại các quốc gia bên ngoài cố quốc dù bằng bất cứ hình thức hợp pháp hay không hợp pháp là minh chứng cho thấy đối với những thành phần phải bỏ trốn quê nhà VN hiện tại không còn là miền đất lành cho họ nữa.

Copy từ: RFA


..............

Lật tẩy trò “chơi bẩn” của thương lái Trung Quốc


(Kienthuc.net.vn) - Dồn dập gom hàng với giá cao rồi đột nhiên ngưng mua, không ít thương lái Trung Quốc đã nhiều lần khiến nông dân Việt Nam phải ôm hận.
Câu chuyện hàng trăm ngư dân huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam) rơi vào cảnh nợ nần chồng chất vì đã trót làm ăn vơi thương lái Trung vẫn còn đó, liệu ngư dân miền Trung có rút ra bài học kinh nghiệm?
Những bài học còn nguyên giá trị
Câu chuyện dân buôn Trung Quốc nay mua thứ này, mai mua thứ khác luôn là chủ đề nóng từ làng quê ra thành thị suốt nhiều năm qua. Danh sách những thứ lạ đời mà thương lái Trung Quốc tìm mua tại Việt Nam càng được nối dài. Họ đã mua không biết bao thứ từ sừng, móng trâu bò, ốc bươu vàng, gỗ sưa, dứa, dừa non, rễ sim, hoa ngâu, lá cây phong ba, hạt chè, xơ dừa đến đuôi trâu, phân trâu… Dù mua bán công khai hay lén lút với thương lái Trung Quốc thì đa số người dân cũng không rõ “Trung Quốc mua những thứ đó để làm gì”. Nhưng có một thực tế đau lòng là dù cho mua cái gì đi nữa thì cũng chỉ diễn ra trong một thời gian rất ngắn rồi các thương lái này lẳng lặng “bỏ của chạy lấy người”, để lại thiệt hại nặng nề cho người dân Việt Nam.
 Ngư dân cần tỉnh táo để không mắc bẫy thương lái Trung Quốc.
Dù vụ vỡ nợ đã xảy ra cách đây hơn một năm, nhưng đến nay chị Nguyễn Thị Phương, ngụ xã Đại An, huyện Đại Lộc và nhiều thương lái khác ở Quảng Nam vẫn chưa trả hết nợ vì đã trót làm ăn với thương lái Trung Quốc. Chị Phương kể: Cách đây hơn một năm, mỗi ngày có hàng chục người ra tận cánh đồng Bầu Tròn để thu mua ớt tươi về bán cho đầu nậu Trung Quốc. Lúc đó, 1 kg ớt tươi có giá 18.000 đồng nên nông dân rất phấn khởi. Thấy ớt tươi được giá, nhiều nông dân đã đua nhau phá bỏ vườn bầu, khổ qua… để chuyển sang trồng ớt. “Thế rồi, họ (thương lái Trung Quốc- PV) bỗng nhiên dừng mua ớt xanh. Không còn cách nào khác, nhiều nông dân đành bán ớt với giá rẻ mạt, khoảng 8.000 đồng/kg. Nhiều hộ để ớt chín mới thu hoạch, mang về phơi khô, chờ lên giá mới bán nhưng cuối cùng cũng chẳng ai mua” - chị Phương ngậm ngùi.
Không chỉ nông dân mà các thương lái người Việt cũng rơi vào cảnh khốn cùng. Đầu năm 2013, thấy việc bắt tay với Trung Quốc dễ kiếm tiền nên bà Trần Thị Hoa (trú Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) đã lặn lội vào tận Đại Lộc để thu mua ớt rồi bán lại cho các đầu nậu Trung Quốc để kiếm lời. Nhưng công việc làm ăn này cũng chỉ kéo dài chưa đầy một tháng thì bất ngờ các thương lái Trung Quốc “lặn không sủi bọt” khiến bà phải ôm hơn 1 tỷ đồng tiền nợ mua ớt của nông dân mà đến nay vẫn chưa thể trả hết. “Làm ăn với thương lái Trung Quốc giống như chơi với dao, rất nguy hiểm, bởi hai bên không hề cam kết ràng buộc về việc mua bán mà chỉ tin nhau ở chữ tín. Vì vậy, khi thương lái Trung Quốc dừng mua hàng đột ngột, các đầu mối người Việt đành ôm nợ”, bà Hoa ngậm ngùi cho biết.
Anh Trần Văn Thành (trú Đại Lộc, Quảng Nam) cũng xót xa, nhớ lại: “Trước Tết, có một người lạ mặt đến dọ mua 100 tấn bần ổi để xuất qua Trung Quốc làm thuốc với giá 100.000 đồng/kg cây, 50.000 đồng/kg lá. Tôi đồng ý và đã bỏ ra khoảng 1 tỉ đồng để cùng hàng chục người tổ chức thu mua bần ổi khắp nơi. Sau khi gom đủ bần ổi, tôi gọi điện cho người này đến lấy hàng nhưng chết điếng vì nghe trả lời không mua nữa”.
Đừng để “dính bẩy”
Hiện tại chưa thể thống kê được chính xác số lượng nông sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc bởi trong đó có rất nhiều mặt hàng đi theo đường tiểu ngạch, khó quản lý. Liên tục trong những năm qua, đã có không ít doanh nghiệp và nông dân Việt Nam phải nếm trái đắng khi làm việc với các thương lái Trung Quốc. Một chuyên gia kinh tế cao cấp khuyến cáo, người dân nên tỉnh táo, thận trọng trong làm ăn, giao dịch với thương nhân nước ngoài đặc biệt qua hình thức biên mậu (giao hàng rồi mới trả tiền). Vì hình thức thanh toán này chứa đựng nhiều rủi ro. Thực tế cho thấy, không ít thương lái nước ngoài đã tìm cách kiếm lợi cho mình và đẩy phần thiệt thòi về phía người nông dân, doanh nghiệp Việt Nam. Họ mua hàng và sẵn sàng đẩy giá lên cao gây bất lợi cho các doanh nghiệp trong nước.
Tuy nhiên, đó chỉ là một trong các chiêu bài “dụ” nông dân tập trung sản xuất loại nông sản đó dẫn đến tình trạng dư thừa, không thể tiêu thụ. Tiếp đó, các thương lái sẽ ép giá và mua rẻ…Một ví dụ nữa là khi nông sản của người dân vào chính vụ, nông dân dồn hàng đưa lên biên giới để xuất sang Trung Quốc. Tại đây, các thương lái sẽ bày ra trò kiểm dịch, nhằm đánh tụt chất lượng cũng như giá cả.
Các chuyên gia cho rằng nếu người dân cứ tiếp tục buôn bán với người Trung Quốc theo kiểu manh mún nhỏ lẻ như hiện nay, thì sẽ luôn bị dồn vào thế yếu. Còn thương nhân Trung Quốc sẽ giành thế chủ động, thao túng thị trường Việt Nam. Ông Trần Văn Lĩnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: “Việc nhiều thương lái Trung Quốc tìm mọi cách thu mua nông, thủy hải sản, sẽ gây bất lợi rất lớn cho các doanh nghiệp trong nước về lâu về dài. Bởi, doanh nghiệp của chúng ta sẽ không có hàng để xuất khẩu và dần dần sẽ mất bạn hàng. Người dân cũng phải tỉnh táo với chiu trò mua hàng giá cao của các thương lái Trung Quốc vì đây là hành vi không bình thường và thực tế đã chứng minh thương lái Trung Quốc đã nhiều lần giăng “bẩy” để người dân chúng ta bước xuống. Nếu không cẩn thận, người dân lại sẽ bị sập bẩy mà thương lái Trung Quốc đã giăng sẵn”.
Đoàn Nguyên
 
Copy từ: Kiến Thức
 

Ngựa chết Rắn cũng quay đầu


Trần Trường Sa (Danlambao) - Anh Quý Ngọ ra đi, một làn sóng dư luận rầm rộ nổi lên trong mấy ngày nầy. Có người tiếc vì vụ án hấp dẫn phải khép lại, có người hài lòng vì cho rằng luật trời báo ứng rành rành. Nhưng rõ ràng nhất, đa phần dư luận đều cho đó là điều tất nhiên phải đến đúng lúc này. Không biết anh Bá Thanh có dự cảm trước như thế hay không? Nếu có thì anh đã triển khai biện pháp phòng ngừa gì chưa? Hay là anh đã quay đầu?

Chống tham nhũng thì ai mà chả ủng hộ! Nhưng vấn đề là anh dựa vào ai để chống tham nhũng? Kinh nghiệm xương máu rút ra từ cha anh ta đã quá rõ ràng!

Đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập cho quốc gia dân tộc thì ai mà chả ủng hộ. Nhân sỉ trí thức trong nước từ tư sản đến nông dân một lòng chung sức. Trí thức Việt ở nước ngoài lũ lượt theo về, những tấm gương Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Đặng Văn Ngữ… sáng ngời còn đó. Vì tấm lòng yêu nước quá cao nên các cụ không lường hết tác hại cho đất nước khi dựa vào cộng sản để đánh đuổi ngoại xâm. Dựa vào cộng sản thì sau khi cách mạng thành công chính quyền phải về tay đảng cộng sản. Đảng cộng sản lại không chấp nhận có chuyện đối lập chính trị. Quyền dân chủ của nhân dân bị phớt lờ, nhân quyền bị chà đạp, quyền tự do bị cấm đoán còn khổ hơn thời thực dân. Điều này đã được thực tế chứng minh quá rỏ qua vụ cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm, cải tạo tư sản… và gần đây nhất là so sánh vụ án Đầm Tiên Lãng (thời cộng sản) với vụ án Đồng Nọc Nan (thời Pháp thuộc). Thấy trước được điều đó như Phạm Duy quả thực chả có mấy người.

Chống lại sự hiện diện của quân đội Mỹ tại miền Nam thời ấy chẳng ai có thể bảo là sai. Nhưng đến các bà mẹ Củ Chi sau năm 1975 cũng tỉnh ngộ mà bảo rằng : “Nếu biết trước bọn mầy cướp ruộng đất tụi tao thế này thì hồi đó tao chỉ hầm cho bọn Ngụy bắt diệt hết bọn mầy còn hơn.” Tỉnh ngộ sớm như anh em nhà Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn quả thật hiếm hoi.

Lần này chống tham nhũng xem như là cuộc chiến lần thứ ba. Dân ta ít còn người dại dột như thời cha anh ta nữa. Bởi vì nạn tham nhũng ai cũng phải công nhận là từ cơ chế của chế độ cộng sản mà ra. Chỉ có những kẻ đại lú lẩn mới cho đó là “mặt trái của nền khinh tế thị trường”. Thế thì bây giờ anh Bá Thanh dựa vào ai để chống tham nhũng? Dựa vào dân hay dựa vào Đảng? Giả như anh Bá Thanh thành công, nhóm lợi ích bị dẹp bỏ nhưng cái gốc của nạn tham nhũng là chế độ độc tài vững mạnh hơn tất sinh ra nạn “tân tham nhũng” còn ác liệt tệ hại hơn chỉ trong vài tháng. Hoặc giả nhóm lợi ích chỉ bị đẩy lùi, nhượng bộ một phần lợi ích cho nhóm chống tham nhũng thì sẽ hình thành hai nhóm cùng tham nhũng, bóc lột nhân dân chịu sao thấu.

Ai cũng có thể thấy nạn tham nhũng tài nguyên, đất đai, chính sách… đang làm kiệt quệ đất nước. Nhưng cái tham nhũng to lớn hơn nhiều là nạn tham nhũng quyền làm người và quyền yêu nước. Nhân dân bị tước đoạt quyền làm người thì làm sao bảo vệ được tài nguyên, đất đai; làm sao tham gia xây dựng chính sách dân giàu nước mạnh. Quyền yêu nước bị tước bỏ thì lấy ai bảo vệ tổ quốc. Anh Bá Thanh chắc cũng nhận ra điều này! Trong lúc anh hùng hục điều tra các vụ đại án kinh tế thì ai điều tra vụ cưa đá, khiêu vũ nhằm tước đoạt lòng yêu nước của nhân dân. Ai điều tra kẻ chủ mưu bỏ tù những người đấu tranh cho quyền lợi người lao động như Đổ Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương; đấu tranh để bảo vệ tài nguyên cho đất nước như Cù Huy Hà Vũ, Đinh Đăng Định; đấu tranh để tham gia hoạch định chính sách làm giàu cho đất nước như Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung; đấu tranh để được quyền bảo vệ tổ quốc như Nguyễn Văn Hải, Đinh Nguyên Kha…

Nếu so sánh hàng trăm ngàn tỷ đồng thiệt hại do những vụ tham nhũng kinh tế gây ra với những vụ việc vi phạm nhân quyền nêu trên thì cái trước là quá rõ ràng, ai cũng thấy được. Cái sau nhiều người cho là chuyện nhỏ, nhưng chính ra cái sau là cội nguồn sinh ra cái trước. Diệt được cái sau, cái trước tự nhiên sẽ giảm.

Muốn chống tham nhũng, hảy dựa vào nhân dân mà chống. Hảy đấu tranh chuyển giao quyền lực cho nhân dân thông qua các cuộc bầu cử tự do thực sự. Công khai dân chủ, tạo điều kiện tối đa cho quyền tự do ngôn luận và báo chí thì tự nhiên mọi vụ án tham nhũng sẽ bị phanh phui và quan trọng hơn là những âm mưu tham nhũng sẽ được ngăn chận ngay từ khi mới hình thành.

Ngựa quý chết rồi, Rắn mất phương hướng tấn công. Còn chần chờ gì nữa mà không quay đầu lại sẽ thấy kẻ thù ở ngay sau lưng như Thần Kim Quy đã chỉ!

20/02/2014


Copy từ: Dân Làm Báo


...............

HÀ NỘI, NIỀM TỰ HÀO VÀ NỖI HỔ THẸN


Nhà cầm quyền luôn kỷ niệm ồn ã các sự kiện trong các cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh biên giới Tây Nam, nhưng chỉ lãng quên duy nhất cuộc chiến tranh biên giới năm 1979.

Tưởng nhớ 6 vạn người Việt Nam đã hy sinh và chết oan trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, người Hà Nội và những người quan tâm đã đến vườn hoa vua Lý Thái Tổ để thắp hương và đặt hoa. Việc không thành bởi có những âm mưu đen tối. Nhưng mọi người vẫn tuần hành một vòng quanh hồ, và thắp hương tại tháp Bút. Bên cạnh nỗi ô nhục và hổ thẹn, vẫn còn niềm tự hào cho người Hà Nội.

NIỀM TỰ HÀO CỦA NGƯỜI HÀ NỘI

NỤ CƯỜI NGƯỜI HÀ NỘI
LỚP CHIẾN BINH THỜI CẦM SÚNG GIỮ BIÊN CƯƠNG
NỤ CƯỜI NGƯỜI HÀ NỘI
EM BÉ HÀ NỘI
THIẾU NỮ HÀ NỘI
BÀ CHÁU CỤ LÊ HIỀN ĐỨC
NGƯỜI HÀ NỘI
CÀI HUY HIỆU HOA SIM 17/2/1979 CHO NHÀ GIÁO PHẠM TOÀN
TỪ TRÁI SANG: GIÁO SƯ CHU HẢO, GIÁO SƯ HOÀNG XUÂN PHÚ VÀ NHÀ GIÁO PHẠM TOÀN
NGƯỜI TA NÓI, NHÌN MẶT ĐOÁN NGƯỜI NHÂN HẬU HAY KHÔNG.
VỢ NHÀ BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN CÙ HUY HÀ VŨ, BUỘC BĂNG TƯỞNG NIỆM CHO NHÀ BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN - TIẾN SĨ NGUYỄN THANH GIANG
KHÔNG ĐƯỢC LÊN ĐẶT HOA THÌ CHỤP ẢNH VẬY.


CÒN ĐÂY LÀ NỖI HỔ THẸN CỦA NGƯỜI HÀ NỘI?
LỐI LÊN SÂN TRÊN Ở CỬA NGÁCH CŨNG BỊ RÀO KÍN, VÀ CÓ NGƯỜI CANH
Khiêu vũ là một sinh hoạt bình thường. Nhưng khác thường ở chỗ họ khiêu vũ không đúng nơi đúng chỗ, và không đúng lúc. Chắc chắn khi họ được "huy động", họ phải biết để làm gì.
QUẦN CHÚNG CHỐNG PHÁ ĐOÀN BIỂU TÌNH QUEN THUỘC TỪ NĂM 2011


Copy từ: Phương Bích’ blog


................

'Biểu tình viên' Bùi Hằng bị công an giữ


'Biểu tình viên' Bùi Hằng bị công an giữ

Cập nhật: 08:04 GMT - thứ năm, 20 tháng 2, 2014

Bà Hằng là người tham gia tích cực các cuộc biểu tình chống Trung Quốc
Bà Bùi Thị Minh Hằng, người tham gia nhiều cuộc biểu tình đấu tranh ở trong nước, đang bị công an Đồng Tháp tạm giữ từ 11/2.
Trả lời BBC qua điện thoại ngày 20/2, anh Trần Bùi Trung, con trai bà Hằng, nói bà bị bắt lúc 10h sáng ngày 11/2, trên đường đi tới nhà ông Nguyễn Bắc Truyển tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển bị câu lưu hôm 9/2 nhưng sau đã được thả.
"Lúc đi cùng với mẹ tôi còn có 20 người khác ... trên đường đi thì bị một lực lượng lớn công an huyện Lấp Vò chặn lại và dùng dùi cui đánh đập cả đoàn, cướp giật tài sản, máy móc rồi dẫn cả đoàn về giam tại công an huyện Lấp Vò," anh Trung nói.
"Sang ngày 12/2, họ trả tự do cho 18 người, còn ba người là mẹ tôi, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh, vẫn bị tạm giữ"
"Cũng trong cùng ngày, công an huyện Lấp Vò chuyển cả ba sang trại tạm giam An Bình thuộc công an tỉnh Đồng Tháp."

'Gây rối giao thông'

ông báo đang tạm giữ bà Hằng với lý do phạm 'Tội gây rối, làm mất trật tự giao thông' theo Điều 245 Bộ Luật Hình sự và cho đến nay vẫn không cho phép gia đình được gặp bà với lý do "chưa kết thúc quá trình điều tra, không được tiếp xúc với đương sự".
"Đã quá 9 ngày thời hạn tạm giữ rồi ... Nếu họ quyết định khởi tố vụ án thì họ phải cho tôi xem quyết định tạm giam và quyết định khởi tố do Viện kiểm sát ký".
"Nếu không thì họ phải trả tự do ngay cho mẹ tôi, vì làm như thế là sao pháp luật," anh nói thêm.
Bà Bùi Thị Minh Hằng là người tích cực tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, cũng như vận động dân chủ trong nước.
Bà từng bị chính quyền đưa vào trại cải tạo Thanh Hà với lý do ‘gây rối trật tự công cộng’ hồi năm 2012.
Sau khi được thả về, bà đã đâm đơn kiện ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, vì quyết định hành chính của UBND Hà Nội về áp dụng biện pháp đưa bà vào 'cơ sở giáo dục'.

Copy từ: BBC



....................

Biệt khu Trung Quốc ở Đà Nẵng


Nhóm phóng viên tường trình từ VN 2013-12-20

da-nang-1-305.jpg
Khách sạn Trung Quốc tại bờ biển Đà Nẵng.
RFA


Đà Nẵng là một thành phố mà ông Nguyễn Bá Thanh, cựu chủ tịch Đà Nẵng từng tuyên bố là thành phố không có người ăn xin, không có trộm cắp, không có xì ke ma túy và không có người nghèo… Thế nhưng, không có quan điểm nào đưa ra nhằm khẳng định Đà Nẵng không bị Trung Quốc xâm thực. Chính vì thế, ngay trên hai con đường có tên Hoàng Sa và Trường Sa chạy dọc theo bờ biển Đà Nẵng, các biệt khu của người Tàu cùng với hàng trăm quán sá mang biển hiệu Tàu mọc lên dày đặc.

Đâu rồi Đà Nẵng xưa?

Đó là chưa muốn nói rằng hai con đường với bãi cát vàng trải dài, rừng dừa xanh miên man theo gió biển đã hoàn toàn không còn mang dáng dấp nguyên sơ của nó bởi mùi hôi thối nồng nặc của cống rãnh cộng với mùi thức ăn Tàu vốn chặt to kho mặn bốc ra từ các nhà hàng Tàu đã khiến cho bất kì người Việt nào đi qua hai con đường này cũng phải bụm mũi và ngỡ ngàng không biết mình đang đi lạc vào khu phố ổ chuột nào đó ở nước Trung Quốc xa xôi.
Một người dân Đà nẵng bức xúc nói: “Chuyện cũ thời xưa, tối tối ra đường, nó đi đầy đường. Tất cả các quán ven ven đều có bảng hiệu Tàu hết rồi mà, thực đơn cũng chữ Tàu hết mà!”
Vào vai những du khách xứ Bắc ghé thăm xứ Quảng, chúng tôi dạo một vòng trên đường Hoàng Sa, con đường mà theo một người dân sống lâu năm ở đây nói rằng ông Nguyễn Bá Thanh thời còn làm chủ tịch thành phố đã dành riêng cho việc tiếp đón và lưu trú của khách cấp nhà nước Trung Quốc nhằm khẳng định Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, có riêng tên đường và có riêng đơn vị hành chính hẳn hoi. Chuyện này hư thực ra sao chưa rõ.
Thế nhưng chưa đầy một năm sau khi ông Nguyễn Bá Thanh rời chức vị chủ tịch thành phố Đà Nẵng để ra Hà Nội nhậm chức Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương thì mọi việc đã hoàn toàn thay đổi, con đường này trở thành biệt khu của người Tàu, mọi hoạt động ở đây đều mang dáng dấp của một thành phố Trung Hoa thu nhỏ.
da-nang-2-250.jpg
Biệt khu Trung Quốc ở Đà Nẵng. RFA PHOTO.
Một người dân khác, tên Oanh, sống ở Đà nẵng lâu năm, chia sẻ với chúng tôi thêm về người Tàu ở thành phố này, bà Oanh cho biết, những năm trước 1980, thành phố Đà Nẵng vốn có rất nhiều người Tàu sống ở đây, họ là hậu duệ của những vị tướng Tàu “phản Thanh phục Minh”, xuôi thuyền sang Thuận Hóa, tức Huế bây giờ để xin triều đình nhà Nguyễn cho họ lưu trú, tránh nạn diệt vong trên quê hương của họ. Sống lâu năm, họ tổ chức thành hội, đoàn, có tổ chức Minh Hương hẳn hoi. Thế nhưng, chiến tranh Việt – Trung năm 1979 đã khiến họ đồng loạt quay về Trung Hoa theo lời hiệu triệu của chính phủ Trung Hoa thời bấy giờ.
Điều này cho thấy người Tàu dù đã sống lâu năm ở đất Việt Nam, họ vẫn tôn thờ Mao Trạch Đông, vẫn đau đáu về cố quốc và chưa bao giờ xem Việt Nam là quê hương, là tổ quốc thứ hai của họ giống như người Việt sang Mỹ lưu vong đã xem đất Mỹ là ân nhân, là quê hương yêu dấu thứ hai của mình. Chính vì thế, khi người Tàu xuất hiện dày đặc ở Đà Nẵng, điều này khiến cư dân Đà Nẵng cảm thấy lo ngại và bất an bởi chính sách bành trướng của họ.

Thả con tép câu con tôm

Một người dân Đà Nẵng khác tên Dũng, chia sẻ với chúng tôi rằng ông thấy người Tàu quá nguy hiểm, họ đã dễ dàng qua mặt nhà cầm quyền cũng như qua mặt nhân dân ở đây. Ông này nói thêm là thực ra, người Tàu trở lại Đà Nẵng không phải mới mẽ gì, họ sang đây đã ngót nghét mười năm trên danh nghĩa đi đầu tư kinh doanh, và hệ quả là những mảnh đất vàng, những điểm trọng yếu dọc bờ biến Đà Nẵng nhanh chóng trở thành khu xây dựng bí mật của họ, có hẳn tên mới China Beach. Không có người Việt Nam nào được đến gần khu vực xây dựng của họ.
Theo ông Dũng phân tích, để có được những diện tích trọng yếu này, chắc chắn họ đã lót tay cho các quan chức không phải ít. Vì nhiều người dân Đà Nẵng mong mỏi được mua ở khu vực này nhưng không bao giờ có đủ cơ hội để mua. Nhưng người Trung Quốc đã khéo bỏ tiền ra để lấy trọn một khu vực đẹp nhất, trọng yếu nhất của Đà Nẵng để biến thành biệt khu của mình.
da-nang-3-250.jpg
Khách sạn thuộc một doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam tại Đà Nẵng. RFA PHOTO.
Và việc mua được những diện tích đất vàng ở Đà Nẵng cũng nhanh chóng kéo theo hệ quả là người dân ở khu vực này bị Tàu hóa vì động cơ kiếm tiền, không ít các cô gái ở đây sẵn sàng làm phục vụ ở các bar, nhà hàng của người Tàu vì theo họ, các ông chủ người Tàu trả tiền rất mát tay và xài rất sang. Hơn nữa, nếu không chọn làm việc cho các ông chủ người Tàu vốn sống gần nhà mình, các cô gái này phải đi làm việc trong khu công nghiệp cách nơi họ ở quá xa và đồng lương cũng còm cỏi.
Thuyền, biệt danh là “Thuyền Ba đờ ghe”, từng làm việc lâu năm với người Tàu trên đường Hoàng Sa, cho chúng tôi biết: “Họ qua mình họ ở thì đầu tiên cũng thiện cảm với mình. Nhưng khi mình đã làm việc cho họ rồi thì mình cũng không khác chi người ở cho họ thôi. Cái cách của họ với mình không thiện cảm lắm đâu. Không giống như người mình với người mình, có nghĩa là mình làm lấy lương nhưng người ta quý trọng mình. Còn họ mình làm được thì làm, không làm được thì họ nói khó chịu lắm! Không dễ đâu! Riêng ở Đà Nẵng đây thì nhiều lắm!”
Hiện tại, Thuyền không còn làm việc với người Tàu ở đây nữa, và cô cũng ngậm ngùi nhận ra rằng người chủ Trung Quốc chưa bao giờ đối xử tốt với nhân viên Việt Nam cả, một đồng xu của họ bỏ ra, bao giờ cũng ngầm chứa một phép toán bên trong mà ở đó, nếu là con gái, phải cộng trừ nhân chia cho ra đáp số bằng xác thịt, nhục dục và tiết hạnh. Còn nếu là con trai, cái giá phải trả là những đường dây ma túy, xã hội đen, làm kẻ bưng bô cho ông chủ, phải trả giá bằng sự vong nô tuyệt đối.
Điều này cho thấy các ông chủ Trung Quốc bao giờ cũng biết sử dụng đồng tiền và tùy từng tình huống mà kinh doanh nó, chiêu thức thả con tép để lấy con tôm của họ luôn đắc địa, luôn mang về cho họ phần thắng lợi. Và trên một mảnh đất, một quê hương mà kẻ ăn không hết, người làm không ra, thì những “kẻ ăn không hết” sẽ dễ dàng trở thành những tên Việt gian để đưa kẻ ngoại bang vào làm chủ, còn những “người làm không ra” sẽ rất dễ sa ngã vào những đồng tiền mị dân của kẻ thực dân mới với vỏ bọc nhà đầu tư, ông chủ tốt bụng.
Tạm biệt thành phố Đà Nẵng, chúng tôi ra thẳng sân bay và mua vé quay trở về miền Bắc, một cảm giác buồn xâm chiếm đến nghẹt thở, một nỗi bất an và trĩu nặng khi nghĩ đến chuyện trước đây, Bình Dương, Hà Tĩnh đã dày đặc người Tàu. Không ngờ, chưa bao lâu sau đó, Đà Nẵng cũng dày đặc người Tàu, rồi đây, không biết sẽ đến thành phố nào trở thành phố Tàu trên đất nước Việt Nam nữa đây? Đương nhiên là người Trung Quốc đã có mặt trên khắp ba miền đất nước! Thật là buồn khi mơ hồ nhận ra rằng mình đang lưu vong trên quê cha đất tổ của mình!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Copy từ: RFA

.....

PHẠM QUÝ NGỌ CHẾT CHƯA HẾT CHUYỆN !


Án của Doanh nghiệp hay 'án công an'...mà đông công an đến thế ?
                    * MINH DIỆN
               Mới ngày 17-2-2014, trả lời báo Người Lao động, ông Phạm Anh Tuấn, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương cho biết, đã có ý kiến đề xuất đình chỉ công tác đối với Thứ trưởng Bộ công an Phạm Qúy Ngọ để điều tra, làm rõ những nội  dung tố cáo của Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam, tại phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng và đồng bọn “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”. Và theo đài BBC thì đã có quyết định khởi tố bị can đối với Phạm Qúy Ngọ.
Cứ  tưởng câu chuyện về vị thượng tướng Ủy viên Trung ương Đảng. Thứ trưởng Bộ Công an này đến hồi gay cấn.  Đùng một cai sáng  19-2, tờ  báo PtroTimes đưa  tin  Phạm Qúy Ngọ đã chết lúc 16 giờ chiều 18,  sau cải chính lại 21h 20  phút  giờ cùng ngày.
                Cái chết đột ngột của tướng Ngọ khiến mọi người  xửng sốt, đặt nhiều dấu hỏi, và  vì thế,  đối với Phạm Qúy Ngọ  chết chưa hết chuyện.
                 Ai cũng biết vụ án Vinalines là  vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Nó không chỉ gây thất thoát khối tài sản rất lớn mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín chính trị của đảng và chính phủ.  Vì vậy Thủ tướng phải trực tiếp chỉ đạo,  và  người được  giao  nhiệm vụ  Trưởng ban chuyên án không phải  một sỹ quan bình thường  mà  là một trung tướng , ủy viên trung ương đảng , tổng cục trưởng Tổng cục phòng chống tội phạm. Là  một cán bộ lãnh đạo đang giữ trọng trách cao như thế,  một người   được coi là tài năng  và rất dày dạn kinh nghiệm đánh án , nhẽ ra   Phạm Qúy Ngọ  không được để ra bất kỷ sai sót nào.   Nhưng   đằng này , khi  Thủ tướng vừa  ra  quyết định khởi tố và ra lệnh bắt  Dương  Chí  Dũng chiều hôm trước thì sáng hôm sau  Dương Chí Dũng  đã xa chạy cao bay.
                 Có thể  nói đây là  một trận đánh   bị thất bại  ngay từ  đầu vì lộ bí mật để tướng giặc thoát khỏi vòng vây.  Phương án tác chiến ra sao? Kế hoạch điều nghiên thế nào? Lực lượng mai phục, mật phục  cài cắm ở  những đâu ? Tại sao lại để lộ bí mật để đối tượng chạy trốn?   Tất cả những  câu hỏi ấy đều phải trả lời , phải mổ xẻ từng  mắt xích trong ban chuyên án,  và  vô luận , dù  sai  sót ở khâu nào, thì  trách nhiệm trước hết thuộc người  chỉ huy trận đánh.  Trong chiến đấu nhẹ thì kỷ luật, nặng phải ra tòa án binh.  Nhớ lại chuyện xảy ra hơn nửa thế kỷ trước,  khi được giao điều tra vụ án Trần Dụ Châu , tướng Trần Tử  Bình đã nói với đại tá Phạm Trịnh Căn : “  Vụ này,  nếu   để lộ,  Trần Dụ Châu mà dinh tê  vào thành,  thì tôi và anh  mất đầu!”
              Vụ án Vinalines  để lộ bí mật , Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài ,đó là một nghiêm trọng. Nhưng  Trưởng ban chuyên  án Phạm Qúy Ngọ  chẳng những không  bị trị tội mà còn được thưởng công.  Dương Chí Dũng bỏ trốn ngày 18-5 -2013 thì gần hai tháng sau,  ngày 22-7-2013 , Phạm Qúy Ngọ được  Chủ tịch nước phong hàm thượng tướng .   Đó là một nghịch lý  khó tưởng tượng.
               Dương Chí Dũng được  những sỹ quan công an và bọn  xã hội đen do đại tá Dương Tự Trọng cầm đầu , tổ chức cho  trốn ra nước ngoài theo một kế hoạch rất bài bản,  không hề  vấp phải bất kỳ sự truy đuổi nào của công an . Y chỉ bị bắt  khi cảnh sát Hoa kỳ không  cho nhập cảnh phải quay  trở lại Campuchia .  Ấy thế mà lại ca ngợi Trưởng ban chuyên án Phạm Qúy Ngọ là đã “ đề  xuất các biện pháp nghiệp vụ đặc biệt để giám sát Dương Chí Dũng , đàm bảo nhất cử nhất động  của Dũng đều được biết” ( Đỗ Toàn –Nguyễn Tấn Dũng org)
               Một ngày trước khi Dương Chí Dũng cùng 9 bị cáo phải ra trước vành móng ngựa trong vụ án Vinalines, đám cưới của con trai  thứ trưởng  Phạm Qúy Ngọ   được  tổ chức tại khách sạn 5 sao JM  Marriot sang trọng bậc nhất Hà Nội.  Đó là một  đám cưới được mô tả “sự xa hoa tột cùng của giai cấp quý tộc đỏ”.   Nhưng quan sát kỹ  thấy  khuôn mặt Phạm Qúy Ngọ lại “lộ rõ sự lo âu rẩu rĩ”. 
            Tại sao lại ông Ngọ lại mang bộ mặt ấy  trong giờ phút đại hỷ?
           Từ giám đốc công an tỉnh Thái Bình không mấy tiếng tăm,  Phạm Qúy Ngọ được điều ra Hà Nội làm phó tổng cục cảnh sát  vào tháng 2 năm 2006.  Khi  tướng Cao Ngọc Oánh bị nghi liên quan đến “bữa cơm chạy án” vụ PMU18, Phạm Qúy Ngọ   lên thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra.  Tháng 1- 2008 lên chức tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát nhân dân.  Tháng 1 -2010 giữ chức tổng cục trưởng  Tổng cục phòng chống tội phạm. Tháng 8- 2010 lên chức thứ trưởng Bộ công an.   Trong vòng 6 năm  liên tục lên chức và  nhảy liền  ba bậc tướng .  Đường hoạn lộ đại phát như thế còn  buồn bực nỗi gỉ?  Đang là ủy viên trung ương đảng giữa nhiệm kỳ XI,  hàm thượng tướng, đương chức thứ trưởng,  uy quyền như thế có gì phải âu lo?  Lá gan mới được hiến tặng , sức khỏe đang sung, có gì phải héo?
            Phải chăng  nguyên nhân thần sắc bất an của tướng Phạm Qúy Ngọ trong  tiệc cưới linh đình ấy là những lời khai của Dương Chí Dũng   nửa tháng sau , ngày 7-1-2014 ?
             Ngày đó, với tư cách nhân chứng trong phiên tòa  xét xử vụ án “tổ chức người trốn ra nước ngoài” do đại tá Dương Tự Trọng cầm đầu, Dương Chí Dũng đã khai :  Đích thân  Phạm Qúy Ngọ đã dùng “sim rác”điện thoại cho ông ta,  thông báo quyết định của Thủ tướng ra lệnh bắt giam ông ta và khuyên ông ta tạm lánh đi.  Để nhận được ân huệ đó,  Dương Chí Dũng  khai  đã hối lộ  Phạm Qúy Ngọ 510.000 đô la . Dương Chí Dũng còn khai   năm 2010 đã mang tới nhà Phạm Qúy Ngọ 1.000.000 đô la để lo lót giúp bà Trương Mỹ Lam chủ tập đoàn Vạn Thịnh Phát liên quan đến “chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn”.
              Hội đồng xét xử không khống chế lời khai của Dương Chí Dũng, yêu cầu Dũng khai rõ những gì Dũng muốn nói. Tất cà những người dự khán cũng như những ai quan tâm đến vụ án Vinalines đều “chết đứng” khi Dương Chí Dũng  nói rành rọt : Trưa 17-5-2012 , Dương Chí Dũng điện thoại cho Phạm Qúy Ngọ. Ông Ngọ nói đang đi công tác. Tới chiều tối cùng ngày Dũng gọi điện thoại thì được ông Ngọ nói Dũng đã bị khởi tố và sẽ bị bắt giam , đồng thời khuyên Dũng nên tắt điện thoại và lánh đi một thời gian...
             Phạm Qúy Ngọ phủ nhận lời khai của Dương Chí Dũng. Ông nói với nhà báo Nguyễn Như Phong : “ Kệ nó. Nó muốn khai gì cứ khai , sẽ có người điều tra làm rõ!”
             Nhà báo Nguyễn Như Phong cho rằng , việc Chủ tịch nước ký quyết định phong hàm thượng tướng cho Phạm Qúy Ngọ là   minh chứng  xác đáng  rắng Phạm Qúy Ngọ không tiết lộ bí mật và nhận tiền  của  Dương Chí Dũng,  Dương Chí Dũng là kẻ  cùng đường như “ Trâu lấm vẩy bùn !”
              Trong một bài viết đăng trên trang Nguyễn Tấn Dũng.org, nhà báo Đỗ Toàn đặt câu hỏi : “Vì sao Dương Chí Dũng tấn công lãnh đạo Bộ công an?”,  Đỗ Toàn  nghi ngờ  Dương Chí Dũng  là tay sai của "thế lực thù địch" chui sâu leo cao vào  tổ chức để chống đảng và nhà nước.  Đỗ Toàn viết : “Dương Chí Dũng là ai không còn là điều quan trọng , nhưng rõ ràng ông ta là một cán bộ hư hỏng và có thể là một đối tượng bị lạm dụng để chống phá nhà nước khi nhận nhiệm vụ quan trọng ở Vinalines.  Chỉ có ông ta mới biết mình muốn làm gì để đạp đổ cơ đồ của một đất nước, tạo scandal tham nhũng, thực chất là hạ uy tín lãnh đạo của những vị có  quyết tâm chống lại hắn.  Đôi mắt của Dương Chí Dũng hướng sang trời Đông nhưng thực chất là đầu óc đều ở phương Bắc.  Nghi binh là binh pháp.  Cù Huy Hà Vũ là mặt nổi từ bên ngoài, Dương Chí Dũng là nội ứng bên trong. Thiển ý đều thấy được cái chủ tâm của họ”.
               Người viết bài này không giàu trí tưởng tượng như nhà báo Đỗ Toàn và  không muốn bình luận về nhận định của ông. Nhưng qua đó càng thấy câu chuyện về Phạm Qúy Ngọ  đầy mâu thuẫn.
               Dương Chí Dũng có phải là kẻ cùng đường “trâu lấm vẩy bùn” như nhà báo đại tá Nguyễn Như Phong kết luận,  hay  là một kẻ “đôi mắt hướng trời Đông nhưng thực chất đầu óc  đều ở phương Bắc” như nhà báo Đỗ Toàn nói ?  Ngược lại, Phạm Qúy Ngọ là một cán bộ lãnh đạo tài đức vẹn toàn  quyết liệt chống tham nhũng , hay là  một kẻ tham nhũng nhận hối lộ?  Những câu hỏi đó, nếu Phạm Qúy Ngọ còn sống, vụ án được khởi tổ, việc điều tra được tiến hành minh bạch   tất cả  có lẽ sẽ qua đi như một cơn bão tan. 
              Nhưng Phạm Qúy Ngọ đã chết, vụ án (có thể) bị đình chỉ, những câu hỏi đó sẽ không được trả lời, mà dẫu có trả lời cũng khó thuyết phục . Hơn nữa lại nẩy thêm những  câu hỏi khó trả lời hơn: Tại sao Phạm Qúy Ngọ chết đột ngột?  Liệu cái chết có liên quan đến vụ án “Làm lộ bí mật nhà nước” và ý kiến cần đình chỉ công tác ông ta để điều tra?
                Có người nhận được những lời thương nhớ và  mổ yên mả đẹp, có người chết để lại bia miệng tiếng đời, rửa ngàn năm không sạch.
     M D
Copy từ: Bùi Văn Bồng’ blog


...........

14 tổ chức 'lên án' tòa xử LS Quân

Ông Lê Quốc Quân
Ông Quân bị tòa giữ nguyên mức án 30 tháng tù giam
 
Mười bốn tổ chức phi chính phủ cùng 'lên án' việc tòa phúc thẩm ở Hà Nội giữ nguyên bản án 30 tháng tù với luật sư Lê Quốc Quân.
Trước đó cả Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ đều bày tỏ 'quan ngại' về quyết định của tòa án hôm 18/2.
Các tổ chức đồng ký tên lên án bản án mới nhất bao gồm ARTICLE 19, Phóng viên Không Biên giới, Media Legal Defence Initiative, Freedom House, Avocats-sans-Frontières, Lawyers for Lawyers, Lawyer's Rights Watch Canada, English PEN, PEN American Center, the National Endowment for Democracy, PEN International, Media Defence Southeast Asia, Front Line Defenders, và the World Movement for Democracy.
Người đứng đầu các chương trình khu vực của Freedom House, ông Robert Herman được dẫn lời nói:
"Chính quyền Việt Nam bắt giữ và kết án ông Quân vì [ông đã] bóc trần những vi phạm nhân quyền và việc làm sai trái mà truyền thông do nhà nước kiểm soát từ lâu đã phớt lờ."
Thông báo của 14 tổ chức nói tòa phúc thẩm giữ nguyên cả bản án 30 tháng tù vì tội trốn thuế mà các tổ chức nói do chính quyền "ngụy tạo" và khoản tiền phạt 59.000 đô la.
"Việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật thuế để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa là điều gây lo ngại."
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
Họ cũng nói bản án phúc thẩm được đưa ra chỉ vài tháng sau khi Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hồi tháng 11/2013.
"Việc Việt Nam tiếp tục trấn áp những người bảo vệ nhân quyền đặt ra những câu hỏi bức bối về tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc của họ," ông Thomas Hughes, Giám đốc điều hành của ARTICLE 19 được dẫn lời nói.

'Chỉ trích ôn hòa'

Trong khi đó đại diện của Media Legal Defence Initiative, Nani Jansen, nói Việt Nam đã "giả điếc" trước những lời kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho ông Quân.

14 tổ chức

  • ARTICLE 19
  • Reporters without Borders
  • Media Legal Defence Initiative
  • Freedom House
  • Avocats-sans-Frontières
  • Lawyers for Lawyers
  • Lawyer's Rights Watch Canada
  • English PEN
  • PEN American Center
  • The National Endowment for Democracy
  • PEN International
  • Media Defence Southeast Asia
  • Front Line Defenders
  • The World Movement for Democracy
Hoa Kỳ là nước đã nêu đích danh vị luật sư trong số những người họ muốn Hà Nội trả tự do tại phiên kiểm định nhân quyền ở Liên Hiệp Quốc hôm 5/2 mới đây.
Phản ứng ngay sau phiên xử hôm 18/2, Văn phòng người phát ngôn Jen Psaki của Bộ Ngoại giao Mỹ tại Washington ra thông cáo viết: "Chúng tôi vô cùng quan ngại về quyết định của Chính phủ Việt Nam giữ nguyên mức án 30 tháng tù vì tội Trốn thuế đối với luật sư nhân quyền và blogger Lê Quốc Quân".
"Việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật thuế để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa là điều gây lo ngại."
Thông cáo cũng viết: "Chúng tôi kêu gọi chính phủ hãy thả các tù nhân lương tâm và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa".
Việt Nam vẫn luôn bác bỏ yêu cầu đòi thả tù nhân của Hoa Kỳ và các tổ chức.
Họ nói ở Việt Nam không có tù nhân lương tâm.
Mặc dù không nêu dích danh Hoa Kỳ, trong một phỏng vấn mới đây, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc, người đại diện cho Việt Nam báo cáo về tình hình nhân quyền ở Geneva hôm 5/2 nói:
"...[M]ột số khuyến nghị còn thiếu cơ sở, chưa phản ánh được đúng tình hình thực tiễn một cách khách quan của Việt Nam hoặc thể hiện định kiến.
"Những khuyến nghị này chúng ta không chấp thuận."
 


Copy từ: BBC


...........

DƯƠNG CHÍ DŨNG KHÔNG CHỈ CÓ MỘT ÔNG ANH.

Tướng Ngọ qua đời, "ông anh" công an khác bị điều tra?


(Kienthuc.net.vn) - "Chỉ đình chỉ điều tra đối với ông Ngọ. Dương Chí Dũng còn khai hối lộ 20.000 USD cho một quan chức ngành công an, nên cơ quan điều tra phải tiếp tục", luật sư Thạch nói.
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên TƯ Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã từ trần hồi 16h ngày 18/2 tại Bệnh viện Quân đội 108 vì bệnh ung thư gan.
Tướng Ngọ được nhiều người biết đến khi xử lý biến động ở Thái Bình năm 1997, giám sát vụ Tiên Lãng, Hải Phòng. Và gần đây nhất, ông Ngọ đóng vai trò là Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - Vinalines. Việc tướng Ngọ qua đời đã khiến nhiều người không khỏi sốc, bởi nhiều lý do, trong đó có vụ đại án tham nhũng tại Vinalines vẫn chưa khép lại, lời khai của Dương Chí Dũng liên quan đến ông Ngọ vẫn chưa được điều tra làm rõ và đưa ra kết luận cuối cùng.
Nhiều người băn khoăn, liệu ông Ngọ qua đời thì vụ án này sẽ được giải quyết như thế nào? Việc điều tra những nội dung liên quan đến lời khai của Dương Chí Dũng sẽ tiếp tục ra sao?
 Ông Phạm Quý Ngọ.
Theo Luật sư Hoàng Văn Thạch, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, Văn phòng Luật sư Trí Minh, ngay khi ông Ngọ qua đời, tất cả những gì liên quan đến tố tụng, đến thân phận pháp lí của ông này xem như chấm dứt.
"Trong vụ án này, ông Dương Chí Dũng đã tố giác hành vi của ông Phạm Quý Ngọ. Đây là căn cứ để khởi tố vụ án "Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước". Đến nay, cơ quan điều tra mới chỉ Khởi tố vụ án, chưa khởi tố bị can.
Tuy nhiên, nghi phạm chính trong vụ án - cũng là người bị tố giác là ông Phạm Quý Ngọ đã qua đời. Do vậy, nếu đã có quyết định khới tố vụ án nhưng chưa tiến hành hoạt động điều tra thì căn cứ theo quy định tại khoản 7 điều 107 và khoản 1 điều 108 Bộ luật tố tụng hình sự, người đã ra quyết định khởi tố vụ án, phải ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố; đồng thời, thông báo cho người đã tố giác (tức ông Dương Chí Dũng) biết và gửi quyết định này cùng toàn bộ hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát trong vòng 24 giờ.
Trường hợp đã tiến hành hoạt động điều tra thì căn cứ theo Điều 164 Bộ luật tố tụng hình sự, cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra.
Trường hợp mà ngoài ông Ngọ ra còn có nghi phạm khác liên quan tới lời khai của Dương Chí Dũng và tới vụ án thì chỉ đình chỉ điều tra đối với mình ông Ngọ. Còn vụ án và nghi phạm khác thì vẫn điều tra. Khi nghe lời khai của bị cáo Dương Chí Dũng, TAND TP Hà Nội chỉ khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước. Nhưng, trong lời khai của Dương Chí Dũng còn có vụ án hối lộ 20.000 USD liên quan đến một quan chức khác của ngành công an, nên cơ quan điều tra phải tiếp tục công việc của mình", luật sư Thạch nói.
Trong khi đó, trao đổi với báo chí, Luật sư Trần Đình Triển cho rằng, ông Ngọ qua đời, cơ quan điều tra sẽ phải làm rõ trách nhiệm dân sự, những vấn đề mà ông Ngọ có liên quan để những người hưởng thừa kế của ông Ngọ phải có trách nhiệm trước Nhà nước và trước những người khác.
Trước đó, trong vụ án xét xử nguyên Đại tá công an Dương Tự Trọng về tội tổ chức cho anh trai mình trốn ra nước ngoài, Dương Chí Dũng đã khai tại tòa rằng ông Ngọ chính là người mật báo cho mình trước khi có quyết định khởi tố vì những sai phạm trong vụ án tại Vinalines. Ông Dũng còn tố cáo ông Ngọ đã nhận của mình tổng cộng 510.000 USD để giúp "chạy án". Từ những lời khai trên, ngày 8/1/2014, TAND TP Hà Nội đã khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật nhà nước. Trả lời báo chí ngày sau đó, ông Phạm Quý Ngọ phủ nhận lời khai này.
Minh Hiếu

Copy từ: Kiến Thức

Phạm Chí Dũng: Tù nhân lương tâm Việt Nam không bao giờ tắt hy vọng


Nhà bình luận Phạm Chí Dũng.
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng.
DR

Thụy My
Hôm nay 18/02/2014, Hội cựu tù nhân lương tâm Việt Nam đã chính thức ra tuyên bố thành lập, với 64 thành viên sáng lập và hai đồng chủ tịch là bác sĩ Nguyễn Đan Quế và linh mục Phan Văn Lợi. Như vậy là cùng với sự phát triển của phong trào xã hội dân sự tại Việt Nam với nhiều nhóm khác nhau như Mạng lưới blogger, Hội bầu bí tương thân, Phụ nữ nhân quyền…nay đến lượt những nhà đấu tranh từng bị cầm tù đã mạnh dạn đứng lên thành lập hội.

Nhân dịp này RFI Việt ngữ đã trao đổi với nhà bình luận Phạm Chí Dũng, cũng là một thành viên của hội vì đã từng bị bắt giam sáu tháng trong năm 2012.
RFI : Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Thưa anh trong tuyên bố thành lập Hội cựu tù nhân lương tâm thì mục tiêu đấu tranh là vì một nước Việt Nam không còn bất kỳ một tù nhân lương tâm nào, và chế độ lao tù phải thực sự nhân đạo theo chuẩn mực quốc tế. So với thực tế hiện nay tại Việt Nam thì các mục tiêu được đặt ra có phải là quá cao hay không ?


Nhà bình luận Phạm Chí Dũng - TP Hồ Chí Minh
 
18/02/2014
by Thụy My
 
 
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng: Với tư cách là một người bình luận độc lập, tôi cho đó là một mục tiêu viễn tưởng, trong cận cảnh ở Việt Nam. Tại vì muốn thực hiện mục tiêu đó, có lẽ là phải mất từ 15 tới 20 năm nữa. Nhưng chỉ có điều là riêng đối với các tù nhân lương tâm, và những người là cựu tù nhân lương tâm, thì không có gì dập tắt được hy vọng của họ.
Thực ra tôi chỉ là một thành viên của hội thôi, không có chức danh chủ chốt gì cả. Các đồng chủ tịch như thầy Thích Không Tánh, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, linh mục Phan Văn Lợi mới là những người có tiếng nói then chốt nhất trong hội này. Còn với tư cách độc lập thì tôi lại nhận ra sự sắc nét trong ánh mắt của họ.
Đó là những người thực tâm có lòng đối với dân tộc, với dân sinh và dân chủ, dân quyền, dân khí cho Việt Nam. Điều quan trọng hơn hết : họ là những người đã kinh qua thử thách, đã trải qua những phòng biệt giam tăm tối. Và họ đã vượt hẳn qua lằn ranh của sợ hãi.
Chính vì thế trong họ hun đúc nên một bản lĩnh mà tôi cho rằng mục tiêu họ đặt ra – mặc dù thời gian đối với Việt Nam hãy còn rất xa vời – dân chủ, nhân quyền, không còn một tù nhân lương tâm nào cả, thật ra đó là mục tiêu dài hạn thôi. Nếu trong một hoàn cảnh, một phương án đặc biệt, một kịch bản đặc biệt mà Việt Nam có thể chuyển đổi mô hình như Myanmar ; thì tôi tin là chỉ trong vòng từ bốn tới năm năm có thể đạt được mục tiêu đó.
Cần nhắc lại rằng Myanmar vào đầu năm 2011 đã không một ai tin vào bài diễn văn bóng lộn của ông Thein Sein rằng chế độ đó có thể giải quyết một cách gọn ghẽ toàn bộ vấn đề các tù nhân lương tâm Nhưng đến tháng 6/2011 thì mọi chuyện bắt đầu thay đổi, từ việc giải chế bà Aung San Suu Kyi, đến những đợt phóng thích tù nhân vô tiền khoáng hậu. Đến năm 2013 ông Thein Sein đã hoàn thành lời hứa với Cộng đồng châu Âu và Hoa Kỳ là phóng thích toàn bộ các tù nhân lương tâm. Tôi nhớ có khoảng 300 tù nhân chính trị ở Myanmar đã được tự do hoàn toàn.
Còn Việt Nam tại cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát Nhân quyền (UPR) vào đầu tháng Hai vừa qua, thì một số tổ chức nhân quyền quốc tế và những nhà nước quan tâm đến vấn đề dân chủ nhân quyền ở Việt Nam đã đưa ra con số hiện nay còn từ 150 đến 200 tù nhân chính trị. Đó là chưa kể tù nhân lương tâm.
Mà tù nhân lương tâm thì theo định nghĩa của Tổ chức Ân xá Quốc tế, thì đó là những người chịu ngược đãi, chịu rủi ro. Họ đấu tranh vì quyền lợi dân sinh, chính trị, tư tưởng, và họ đã bị bắt. Ứng vào những điều kiện của Việt Nam trong số 64 thành viên của Hội cựu tù nhân lương tâm mới thành lập vào ngày 18/02/2014, thì đó là những người mà đã có một lệnh bắt, và đã thực sự bị bắt. Mặc dù có những người chưa thành án nhưng vẫn được coi là tù nhân lương tâm.
Và thực ra tù nhân lương tâm cũng không hẳn là những tù nhân hoạt động chính trị hoặc tôn giáo thuần túy, mà còn là những người có sự bức xúc về quyền lợi của họ trong đời sống dân sinh. Chẳng hạn như là dân oan đất đai, nạn nhân môi trường, đấu tranh cho vấn đề quyền lợi của người lao động.
Tôi nói ví dụ như chị Bùi Thị Minh Hằng, hay chị Đỗ Thị Minh Hạnh. Đó là những người đấu tranh đòi quyền lợi trước hết là cho bản thân họ, và sau đó cho quyền lợi của những người công nhân, nông dân xung quanh. Nhưng họ đã bị bắt giữ.
Vì thế mà vấn đề dân chủ nhân quyền không chỉ là một mục tiêu phổ quát rộng khắp đối với Hội cựu tù nhân lương tâm Việt Nam, mà còn cho thấy hàm chứa trong đó nội lực của những vấn đề dân sinh hết sức thiết thực. Cho nên những người dân oan, những nông dân, công nhân có thể nhìn vào hội này với một ánh mắt thân thiện, gần gũi và có thể nương nhờ, tựa cậy được với nhau trong một tình cảnh đồng cảm.
RFI : Như vậy tù nhân lương tâm ở Việt Nam không chỉ là những người bất đồng chính kiến, mà thật ra còn là nạn nhân của một nền pháp chế đầy những điều luật mơ hồ, một chế độ tố tụng bất công – như trong lời giới thiệu của hội ?
Hoàn toàn đúng. Chẳng hạn chúng ta có thể thấy trong năm 2013 ít nhất người ta đã phát hiện ra tám cái chết ở trong đồn công an, thì có thể được tính như thế nào đây ? Tôi cho là khi họ không còn cơ hội để trở thành tù nhân lương tâm nữa, thì họ là những « nạn nhân lương tâm ». Và Hội cựu tù nhân lương tâm đồng thời sẽ đấu tranh cho họ luôn.
Một điều khiến tôi tin vào năng lực của Hội cựu tù nhân lương tâm mà tôi là thành viên : tôi nhắc lại, đó là những người đã kinh qua môi trường thử lửa và có thể kể cả máu lửa nữa. Đối với họ, đó là bản lĩnh. Quan trọng hơn hết, phương thức của họ không phải là dùng bạo lực vũ trang để lật đổ chính quyền, mà đây là phương thức ôn hòa, bất bạo động, tuyệt đối không đổ máu. Như Gandhi đã thực hiện qua cuộc đấu tranh về thuế muối đối với thực dân Anh vào đầu thế kỷ 20, qua đó đã quy tụ được hàng chục ngàn quần chúng đi theo ông.
Tôi cho Hội cựu tù nhân lương tâm Việt Nam chính là một trong những nhóm dân sự quan trọng, then chốt đầu tiên hình thành để tạo nền tảng cho xã hội dân sự ở Việt Nam.
RFI : Thưa anh nhưng một khi đã bị án tù, bị đưa đi cải tạo ; khi được trả tự do lại thường bị phân biệt đối xử nữa. Như vậy làm thế nào các cựu tù lương tâm có thể giúp đỡ những người khác ?
Đó chính là một trong những mục tiêu và nhiệm vụ mà Hội cựu tù nhân lương tâm Việt Nam đặt ra. Có nghĩa là làm sao để những tù nhân lương tâm và kể cả những người tù bình thường khi họ trở về đời sống bình thường trong xã hội, tái hòa nhập cộng đồng thì họ không bị kỳ thị, không bị phân biệt. Đó là điều quan trọng nhất.
Theo tôi biết hiện nay ở Saigon cũng đang hình thành một quỹ cho những cựu tù nhân các loại, giúp ích cho họ để họ tái hòa nhập cộng đồng, làm sao cho đời sống của họ đỡ khó khăn hơn. Tôi cho là Hội cựu tù nhân lương tâm và những hội nhóm dân sự tù nhân bình thường hoàn toàn có thể kết hợp với nhau, để giúp cho các tù nhân đỡ bị dị biệt đối với đời sống.
Tất nhiên là sau một thời gian ba tới năm năm ở trong tù, người ta có một sự khác biệt về mặt tư tưởng và tâm hồn đối với xã hội. Có những người thậm chí còn bị hoang tưởng, có cuộc sống tâm tưởng không bình thường. Và họ luôn luôn mặc cảm tự ti, họ thấy người ta nhìn mình với một ánh mắt kỳ thị. Thực tế trong đời sống là như vậy, đặc biệt là đối với những tù nhân chính trị. Cho nên cần phải làm sao để ít nhất nếu không phải là môi trường nhân dân xung quanh, thì chính quyền cũng phải có sự tôn trọng nhất định đối với họ. Chứ không phải chỉ nhìn thấy họ là những người có quá khứ tù đày không tốt.
RFI : Còn riêng về phần anh, thì có lẽ chỉ mới một năm thôi mà đã có bao nhiêu nước chảy qua cầu. Đang từ một viên chức của Đảng, anh bỗng trở thành tù nhân, và bây giờ là cựu tù nhân lương tâm. Có một cảm giác là lạ khi thấy tên anh trong danh sách này…
Bản thân tôi cũng có một cảm giác khá kỳ lạ về mình, trước khi bị bắt và sau khi nhận quyết định đình chỉ điều tra. Và thực sự chưa bao giờ tôi tưởng tượng là sẽ trở thành một tù nhân lương tâm ! Mặc dù trong tôi khái niệm lương tâm luôn luôn thường trực : lương tâm đối với bản thân tôi và lương tâm đối với những người khác.
Tôi cho là trường hợp của tôi cũng như rất nhiều trường hợp khác thôi. Khi mà họ ở trong hoàn cảnh tôi, hoặc tôi ở trong hoàn cảnh họ thì cũng hành động như nhau. Có điều là khi người ta hành động và hành động nhiều hơn nữa, chỉ sau đó người ta mới nhận thức được kết quả hành động của mình. Lúc đó có khi mới nhận ra được con đường của mình, còn trước đó thì khó mà nhận biết được.
Đó là tình trạng mù mờ mà tôi gọi là tình trạng phi lý tưởng của tôi - gần như bế tắc trước kia, trong thời gian mà tôi còn làm trong khu vực nhà nước. Lúc đó tôi nhìn vào vấn đề tham nhũng, vào vấn đề dân chủ, nhân quyền…tất cả những góp ý đều trôi sông đổ biển, và thấy không còn một tia hy vọng nào cả.
Nhưng sau đó, từ ngày đó đến nay, tôi lại cảm thấy có một chút hy vọng về con đường sắp tới cho riêng bản thân, con đường sắp tới cho dân tộc. Và chúng tôi đang bước theo một con đường ôn hòa bất bạo động. Một con đường được gọi là xã hội dân sự, mà thực chất đó là vấn đề làm sao để nâng cao quyền làm chủ của con người, của người dân, và phát huy mọi quyền con người. Những điều mà Nhà nước Việt Nam đã hứa quá nhiều, từ Công ước Chính trị và Dân sự năm 1982 cho đến nay nhưng mà gần như không làm được bao nhiêu.
Đó chính là con đường mà có lẽ cần phải nói là « Chúng ta hãy tự cứu lấy mình trước khi trời cứu ». Người dân hãy tự giang tay ôm lấy nhau, trước khi người ta chìa bàn tay ra cho mình. Người ta đây là ai ? Là những thể chế. Thể chế cầm quyền này, và có thể là những thể chế tiếp nối. Nhưng bất kỳ thể chế nào, và dù với bất kỳ chính thể nào, người dân vẫn phải tự phát huy quyền làm chủ của mình, và tự đi bằng đôi chân của mình trước khi chờ người ta đưa cho mình một đôi nạng.
Đó là tâm cảm, nhận thức của tôi và cũng là sự thay đổi chính yếu của tôi trong suốt một năm vừa qua.
RFI : Lúc nãy anh có nói rằng anh nhận thấy những người cựu tù rất bản lĩnh. Nếu vậy thì đã chứng tỏ việc giam giữ những người bất đồng chính kiến chỉ phản tác dụng mà thôi ?
Tôi cho là hoàn toàn phản tác dụng. Cứ đưa một ai đó vào trong tù, thường thường khi người đó ra sẽ được tăng cường sức phản kháng, đề kháng lên gấp đôi thậm chí gấp ba. Tôi nhìn thấy ngay bà Trần Thị Hài đã 68 tuổi rồi, xuất thân từ một nông dân đấu tranh cho vấn đề oan sai trong đất đai, tuyệt đối không có một động cơ chính trị nào hết, cũng hoàn toàn không có việc lật đổ chính quyền nào hết. Nhưng bằng câu thơ của bà : « Chín tháng tù như một giấc ngủ trưa », câu thơ quả cảm này tôi cho rằng có thể làm lay động phần lớn những người phụ nữ có lương tâm ở Việt Nam, thao thức với hiện tình của đất nước.
Vì bà Trần Thị Hài cũng như Bùi Thị Minh Hằng, có thể những người nào đó coi họ là không có chất trí tuệ cao lắm, nhưng phương pháp đấu tranh của họ xứng đáng đi tiên phong trong phong trào dân quyền và xã hội dân sự ở Việt Nam. Đó là những hình tượng sống động không chỉ đối với phụ nữ Việt Nam, mà còn đối với cả giới mày râu, và đặc biệt rất ấn tượng, có thể là một minh chứng hùng hồn cho những trí thức còn trùm chăn ở Việt Nam.
Tôi gặp những người như bác sĩ Nguyễn Đan Quế, hoặc anh Trương Minh Nguyệt ở Long An. Những người đó bị 20 năm tù giam – chỉ kém 7 năm so với ông Mandela thôi ! Hai mươi năm tù giam thì không thể tưởng tượng được, vì một ngày tù thì như người ta nói, đúng là bằng thiên thu tại ngoại. Một vài ngày tù đã kinh khủng như thế nào, vậy mà họ ở 20 năm, và có những anh như Trương Minh Nguyệt bị bắt giam tới ba lần !
Tôi nhìn thấy ở họ những gì ? Không phải là một sự hằn học đối với chế độ, mà ánh mắt vẫn còn mẫn cảm lắm. Rất tình cảm, và vẫn mong ngóng được làm một cái gì đó đóng góp cho xã hội. Thế thì tại sao không tạo điều kiện cho họ có thể làm việc cống hiến cho xã hội và cho người dân, mà lại xem họ như là những đối tượng phải luôn luôn quan tâm theo dõi, kiểm tra kiểm duyệt về tâm hồn, đời sống và sinh hoạt của họ ?
Làm như vậy thì có xứng đáng là một chính quyền bản lãnh hay không ? Mà tôi cho là ngược lại. Trong trường hợp này thì chính những cựu tù nhân lương tâm như vậy lại bản lãnh hơn hẳn chính quyền, và họ xứng đáng đứng lên bục danh dự của giới nhân quyền quốc tế tại Genève thay cho phái đoàn của Việt Nam.
RFI : Chỉ riêng số thành viên sáng lập ban đầu đã là 64 người, và theo một số đánh giá như trên anh vừa nói, thì tại Việt Nam có khoảng 150 đến 200 tù chính trị, như vậy chứng tỏ tình hình nhân quyền tại Việt Nam là không mấy sáng sủa ?
Tôi cho rằng đánh giá của quốc tế là hoàn toàn đúng. Vì con số 150 tới 200 tù nhân chính trị mà các tổ chức nhân quyền quốc tế và một số quốc gia như Hoa Kỳ, Úc, Canada, Thụy Điển cung cấp đối với Việt Nam, có lẽ còn chưa đầy đủ. Con số thực còn cao hơn nữa, và nếu tính theo khái niệm đầy đủ của Tổ chức Ân xá Quốc tế về tù nhân lương tâm, thì có lẽ con số tù nhân lương tâm ở Việt Nam còn cao hơn nếu tính cả số dân oan đất đai đã bị tù đày hoặc hiện nay đang bị giam cầm.
Tại vì số dân oan đất đai ở Việt Nam, theo tôi tính có lẽ khoảng ba tới bốn triệu người – nếu tính tất cả mọi hoàn cảnh, mọi đối tượng – tương đương với số lượng đảng viên của đảng cầm quyền Việt Nam hiện nay. Trong đó có một số trường hợp, tôi nhớ có một con số ở đâu đó đã thống kê là có 80 trường hợp dân oan đất đai, trong vòng ba tới năm năm gần đây đã bị đưa ra xử án, kết án lưu động hoặc bị tù đày.
Và cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền ở Genève vừa qua cũng cho thấy, so với cuộc Kiểm điểm hồi năm 2009, số quốc gia đặt câu hỏi tăng gần gấp đôi, và số lượng câu hỏi cũng vậy, cho thấy mối quan tâm đối với nhân quyền tại Việt Nam tăng lên hẳn. Cũng có nghĩa là đã gần như không có một chủ đề nhân quyền nào được Việt Nam thực hiện nghiêm túc trong bốn năm trước.
Và điều mà Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho là Việt Nam đã thực hiện tới hơn 80% những yêu cầu của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, tôi cho là cần phải hiểu ngược lại. Có nghĩa là chưa đầy 20% được thực hiện, thậm chí còn thấp hơn nhiều.
Chúng ta cũng nhớ là vào kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền năm 2009, ông Phạm Bình Minh lúc đó là Bộ trưởng Ngoại giao. Đến kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát lần thứ hai mà Việt Nam tham gia, thì ông Phạm Bình Minh đã được nâng lên một cấp là Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao.
Tôi cho là cứ đà này, nếu Nhà nước Việt Nam không tiếp tục thực hiện nghiêm túc những yêu cầu của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, thì có lẽ nếu còn cơ hội để trình bày về nhân quyền trong cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát lần thứ ba vào năm 2018, thì ông Phạm Bình Minh lúc đó có thể trở thành một ủy viên Bộ Chính trị.
RFI : Xin rất cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận trả lời phỏng vấn liên quan đến Hội cựu tù nhân lương tâm Việt Nam.

Copy từ: RFI


...............