CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

Đằng sau hợp tác đối tác toàn diện Mỹ - Việt

Việt Hà, phóng viên RFA 2013-07-26

000_Was7756459-305.jpg
Tổng thống Hoa Kỳ Barak Obama tiếp Chủ tịch Trương Tấn Sang tại Nhà Trắng hôm 25/07/2013.
AFP


Trong cuộc gặp giữa Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 25 tháng 7, lãnh đạo hai nước thống nhất đưa quan hệ hai nước thành đối tác toàn diện. Quan hệ đối tác toàn diện có gì khác với đối tác chiến lược? có gì đằng sau tên gọi quan hệ đối tác mới giữa hai nước?

Đối tác toàn diện với Mỹ là gì?

Hơn 2 năm sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Cliton vào năm 2010 tuyên bố đã có đủ cơ sở để Mỹ và Việt Nam nâng tầm quan hệ chiến lược lên một mức mới, vào ngày 25 tháng 7 vừa qua, lãnh đạo hai nước tuyên bố mối quan hệ Việt Nam và Mỹ là quan hệ hợp tác đối tác toàn diện. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama phát biểu với báo chí sau cuộc gặp với Chủ tịch Trương Tấn Sang vào cùng ngày:

“Tất cả chúng ta đều biết về lịch sử rất phức tạp giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Nhưng từng bước, chúng ta đã có thể xây dựng được sự tôn trọng và lòng tin để bây giờ cho phép chúng ta công bố một “hợp tác đối tác tòan diện” giữa hai quốc gia để từ đó có sự hợp tác rộng lớn hơn trong tất cả mọi lĩnh vực từ thương mại và mậu dịch cho đến hợp tác giữa hai quân đội và hợp tác song phương trong cứu nạn, cho đến trao đổi khoa học và giáo dục.”

Thuật ngữ đối tác chiến lược là một thuật ngữ chính trị để xác định từng nước mà VN đã phát triển quan hệ song phương toàn diện và VN coi nước đó là đặc biệt quan trọng.
-GS Carl Thayer
Trước chuyến thăm của chủ tịch Trương Tấn Sang tới Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Obama, đã có nhiều dự đoán về khả năng Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ nâng tầm quan hệ lên thành đối tác chiến lược. Trong diễn đàn Shangrila tại Singapore vào tháng 6 vừa qua, Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng cũng nói đến mong muốn của Việt Nam được thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Cho đến lúc này, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 11 nước, trong đó có 3 nước thường trự Hội đông bảo an là Trung Quốc, Nga, và Anh. Vẫn còn hai nước lớn mà Việt Nam chưa thể có quan hệ đối tác chiến lược chính là Mỹ và Pháp.

Trong bài viết mới đây trên blog cá nhân, Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về châu Á thuộc Công ty tư vấn Thayer Consultancy, giải thích có sự khác biệt giữa quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện. Về khái niệm đối tác chiến lược, giáo sư Carl Thayer viết:

“Thuật ngữ đối tác chiến lược là một thuật ngữ chính trị để xác định từng nước mà Việt Nam đã phát triển quan hệ song phương toàn diện và Việt Nam coi nước đó là đặc biệt quan trọng trong việc đạt được quyền lợi quốc gia của mình.”

Theo Giáo sư Carl Thayer, việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược của Việt Nam với các nước thường đi cùng với một bản tuyên bố chính thức mà nội dung và hình thức của tuyên bố này có thể khác nhau với từng nước.


Kết quả cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Việt

Trước khi Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ, Việt Nam cũng đã thiết lập đối tác toàn diện với Úc từ năm 2009. Nguyên nhân được đưa ra là vào lúc đó Thủ tướng Úc, Kevin Rudd đã khước từ chữ chiến lược vì cho rằng mối quan hệ song phương giữa hai nước chưa đạt đến mức thân thiết nếu so với các hợp tác mà Úc có được với các đồng minh và các khác có cùng quan điểm. Tuy nhiên trong đối tác toàn diện với Úc, hai nước có thiết lập kế hoạch hành động từng năm trong thỏa thuận đạt được về đối tác toàn diện giữa hai nước.

Theo phân tích của Giáo sư Carl Thayer, đối tác toàn diện với Mỹ là một việc vẫn đang trong quá trình hoàn tất, dựa chủ yếu vào những cơ chế hợp tác hiện có giữa hai nước trên cả 9 lĩnh vực được đề cập trong tuyên bố chung. Đối tác toàn diện giữa hai nước cũng không đề cập đến một kế hoạch hành động như với Úc và bản tuyên bố chung cũng không nói đến cơ chế cấp cao về hợp tác trên 9 lĩnh vực là chính trị ngoại giao, quan hệ kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ, giáo dục, môi trường y tế, khắc phục hậu quả chiến tranh, quốc phòng an ninh, quyền con người, văn hóa, du lịch và thể thao.

Tại sao chỉ là đối tác toàn diện?

Câu hỏi đặt ra là tại sao hai nước Mỹ và Việt Nam chỉ hợp tác đối tác toàn diện mà không phải là đối tác chiến lược, giữa lúc Mỹ đang chuyển trục chiến lược về châu Á, và Việt Nam đang cần quan hệ với Mỹ để tạo thế cân bằng với người láng giềng Trung Quốc? Giáo sư Carl Thayer đưa ra hai giải thích:
“Có hai giải thích có thể về việc Mỹ và Việt Nam chọn đối tác toàn diện thay vì đối tác chiến lược. Thứ nhất, đàm phán về đối tác chiến lược đã bế tắc và hai bên đồng ý là một thỏa thuận ít chính thức hơn vẫn tốt hơn là không có được một thỏa thuận nào. Giải thích thức hai là các nguồn tin ở Việt Nam cho biết các lãnh đạo cấp cao bảo thủ của Đảng Cộng sản không thích dùng chữ đối tác chiến lược để miêu tả quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ. Ví dụ, sau khi tuyên bố chung được công bố, Bộ Ngoại giao đã chỉ định cho báo chí không được nói quan hệ đối tác toàn diện là nâng cấp của quan hệ hai nước Việt Nam Hoa Kỳ. Báo chí Việt Nam chỉ được đưa tin là quan hệ đối tác toàn diện mà thôi.”
Về dự đoán khả năng đưa quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược trước chuyến đi của Chủ tịch Trương Tấn Sang, Giáo sư Nguyễn mạnh Hùng, trường đại học George Mason nói với đài Á Châu Tự do:
Từng bước, chúng ta đã có thể xây dựng được sự tôn trọng và lòng tin để bây giờ cho phép chúng ta công bố một “hợp tác đối tác tòan diện” giữa hai quốc gia để từ đó có sự hợp tác rộng lớn hơn.
-TT Barack Obama
“Việt Nam rất muốn đẩy cao tầm quan hệ chiến lược với Mỹ bởi vì ông tuyên bố ông muốn thiết lập đối tác chiến lược với tất cả 5 quốc gia thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, ông đã làm được 3 rồi, chỉ còn Pháp với Mỹ thôi. Ông Mỹ rất quan trọng. Việt Nam rất tha thiết. Nếu Việt Nam có một số nhượng bộ thỏa đáng thì tôi nghĩ trong thông cáo chung sẽ có thể phản ánh được hoặc là một sự tiến bộ, hoặc là một sự nào đó trong quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam.”

Một trong các nhượng bộ được nói đến nhiều nhất chính là vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Ngay từ trước chuyến đi, đã có những tổ chức nhân quyền quốc tế, dân biểu Mỹ và các nhà hoạt động xã hội tại Việt Nam lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ phải gây sức ép lên Việt Nam về vấn đề này trước khi có các đàm phán về hiệp ước xuyên Thái Bình dương (TPP), về dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí và để tiến tới là hợp tác đối tác chiến lược.

Theo HRW, tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong năm qua tiếp tục xuống dốc. Chỉ trong nửa đầu năm 2013 số người bất đồng chính kiến, bloggers và lãnh đạo tôn giáo ở Việt Nam bị kết án đã vượt quá con số của năm 2010 và năm 2011 với khoảng gần 50 người.

Vấn đề nhân quyền cũng đã khiến đối thoại nhân quyền thường niên giữa Mỹ và Việt Nam vào cuối năm ngoái bị trì hoãn cho đến tận đầu năm nay.
Nhân quyền cũng có thể coi là rào cản lớn giữa hai nước và được lãnh đạo hai quốc gia nhìn nhận trong phát biểu với báo chí. Tổng thống Obama nhấn mạnh nước Mỹ luôn coi trọng các quyền cơ bản của con người và đề cập đến những thách thức tại Việt Nam.

“Hoa Kỳ tiếp tục tin tưởng rằng tất cả chúng ta đều phải tôn trọng những vấn đề như quyền tự do phát biểu ý kiến, tự do tôn giáo và tự do lập hội. Chúng tôi đã có một cuộc trao đổi rất thẳng thắn về những tiến bộ Việt Nam đạt được cũng như những thách thức còn tồn tại.”
Còn Chủ tịch Trương Tấn Sang thừa nhận bằng một câu ngắn gọn:
“Về vấn đề quyền con người, hai bên vẫn còn những điểm khác biệt.”

Cũng bởi những cách biệt này mà cho đến lúc này Hoa Kỳ vẫn chưa dỡ bỏ những hạn chế về bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Bất chấp những khác biệt về vấn đề nhân quyền, lãnh đạo hai quốc gia vẫn khẳng định sẽ tiến tới hoàn tất việc đàm phán TPP vào cuối năm nay để đẩy mạnh hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại.

Rõ ràng là tên gọi đối tác toàn diện giữa hai nước chưa thể coi là tương đồng với đối tác chiến lược, nếu xét về tổng thể. Nhưng theo kết luận trong bài viết mới đây của Giáo sư Carl Thayer, các thảo luận mới đây của hai lãnh đạo quốc gia đã đưa hợp tác song phương lên cao trong các lĩnh vực thương mại và kinh tế. Trong khi đó, hợp tác trong các lĩnh vực khác sẽ vẫn tiếp tục ở mức hiện có.


Copy từ: RFA

UBND tỉnh Thanh Hóa đặt cặp ngà voi ở trụ sở để... trang trí!

UBND tỉnh Thanh Hóa đặt cặp ngà voi ở trụ sở để... trang trí!

 

(NLĐO)- UBND tỉnh Thanh Hóa đặt một cặp ngà voi trong phòng khách ở trụ sở để “trang trí cho đẹp” từ nhiều năm nay. Khi được hỏi về nguồn gốc xuất xứ của cặp ngà voi thì vị Phó chủ tịch UBND tỉnh nói “không quan tâm”.

Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức buổi lễ trao bằng khen cho Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2013 Nguyễn Thị Ngọc Anh (quê ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa).
 
Ông Vương Văn Việt trao bằng khen cho hoa hậu Ngọc Anh. Ảnh BTC cung cấp cho báo chí
 
Điều đặc biệt là ở trong một bức ảnh chụp ông Vương Văn Việt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, trao bằng khen và quà tặng cho hoa hậu Ngọc Anh dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện một cặp ngà voi rất lớn và đẹp ở phía sau. Điều này làm dấy lên dư luận về việc UBND tỉnh Thanh Hóa sở hữu cặp ngà voi này.
 
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều ngày 26-7, ông Vương Văn Việt cho biết buổi lễ được UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức ngày 16-7 vừa qua. “Cặp ngà voi này đã xuất hiện ở phòng khánh tiết (phòng tiếp đón khách) của UBND tỉnh Thanh Hóa từ lâu lắm rồi, năm 1998 tôi đã thấy có ở đây” - ông Việt nói.
 
Cũng theo vị phó chủ tịch tỉnh này, đây chỉ là vật trang trí cho đẹp. Ông Việt nói việc treo ngà voi trong trụ sở UBND tỉnh để trang trí là hết sức bình thường và ông đã gặp khá nhiều tại trụ sở UBND một số tỉnh dọc miền Trung cũng như khu vực Tây Nguyên.
 
Khi phóng viên đặt câu hỏi về việc UBND tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành xác minh xem xuất xứ ngà voi có từ đâu và đây là ngà voi thật hay giả thì ông Việt nói “không quan tâm” tới việc này.
 
Trong khi đó, theo bà Dương Việt Hồng, Đại diện truyền thông Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam (WCS), ngà voi thuộc nhóm 1B, theo công ước quốc tế cũng như quy định của pháp luật ở Việt Nam hiện hành đều cấm buôn bán và sử dụng vào mục đích cá nhân.
 
Ngà voi chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học và được kiểm soát chặt chẽ về mặt nguồn gốc. Hiện nay ở Việt Nam xung đột giữa voi và con người nhiều hơn là việc săn bắn để lấy ngà. Số lượng voi hoang dã đã chết khá nhiều trong thời gian trước đây.
 
“Gần đây quốc tế đã lên án Việt Nam rất nhiều trong việc chưa xử lý nghiêm đối với việc buôn bán, tiêu thụ các sản phẩm động vật hoang dã như sừng tê giác, ngà voi. Nếu vẫn không có thay đổi thì chúng ta có thể đối mặt với việc bị cấm vận trong lĩnh vực này” - bà Hồng nói.
 
Vị đại diện truyền thông WCS tại Việt Nam này cũng cho biết thêm trước đây cũng đã xuất hiện cơ quan trung ương treo ngà voi trong trụ sở làm việc. Sau đó, khi dư luận lên tiếng phản ánh thì đã chủ động rút đi. Tuy nhiên, tại các tỉnh, thành thì việc này chưa được rà soát và không thể biết ở những đâu có việc treo ngà voi trong nơi làm việc.
 
“Việc sử dụng ngà voi làm vật trang trí ở cơ quan công quyền sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn, bởi lẽ ra những nơi đó phải làm gương cho người dân thực hiện” - bà Hồng nói.
 
Ông Đỗ Quang Tùng, Giám đốc Cơ quan Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) Việt Nam, cho biết ngà voi có thể được sử dụng trưng bày để phục vụ mục đích phi thương mại nhưng không được phép mua bán, trao đổi.
 
Theo ông Tùng, ở Việt Nam có tình trạng ngà voi có nguồn gốc từ xưa để lại. Năm 1994, Việt Nam gia nhập CITES, chính vì thế phải lấy năm này để xác định về tính hợp pháp của ngà voi. Sắp tới CITES Việt Nam sẽ xây dựng quy định để bắt buộc các đơn vị đang sở hữu ngà voi phải tiến hành khai báo, kiểm kê.
 
Thế Kha


Copy từ: Người Lao Động

BÀN VỀ "KỶ VẬT" CHỦ TỊCH NƯỚC TRAO CHO TỔNG THỐNG OBAMA

Bài đọc liên quan:

Cách chơi khăm của các nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ với các nguyên thủ quốc gia không cùng chí hướng rất cay độc và trí tuệ mà không thể chối cãi được, vì họ luôn ở thế chiếu trên, không cần phải cầu cạnh những đối tác khó tin cậy. Chúng ta lược qua lịch sử và ý nghĩa của những việc tuy nhỏ, nhưng rất quan trọng này, để tìm ra cách nhìn khách quan trong các động tác ngoại giao.
Như lần ông Bush con đến Việt Nam trước khi hết nhiệm kỳ, ông nói hai vấn đề bạch hóa mà dân Việt ít ai biết được. Thứ nhất là, có người than phiến tiền kiều hối từ Hoa Kỳ cứ gửi về Việt Nam qua khúc ruột ngàn dặm là một yếu tố giúp chế độ độc tài ở Việt Nam tồn tại. Ông Bush con trả lời rất đơn giản và trí tuệ rằng, tiền của ta rồi nó sẽ lại về ta thôi, lo gì? Thứ hai là, ông lộ bí mật về con gái của thủ tướng đương nhiệm sẽ là dâu của nước Mỹ.
Lần này tại cuộc gặp mặt tại Nhà Trắng, cuối buổi họp báo của hai nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ và Việt Nam, ông Obama đã tiết lộ món quà "qúy báu" mà chủ tịch nước Việt Nam gửi tặng cho ông là lá thư của cụ Hồ gửi cho Tổng thống Truman ngày 28/02/1946, với tư cách chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Nhưng ông Truman bỏ lá thư này vào thư viện lưu trữ mà không trả lời. Lý do là, tháng 7/1945 lúc đó Hoa Kỳ chưa xác định được cụ Hồ chính là Nguyễn Ái Quốc, nên họ đưa nhóm OSS - Office of Strategic Services - tiền thân CIA sang đào tạo quân đội cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, trong đó có viện trợ 200 ngàn đô la Mỹ. Nhưng đến ngày 02/9/1945 khi người Mỹ thấy cụ Hồ đọc tuyên ngôn độc lập chính là Nguyễn Ái Quốc, và là người của Quốc tế Cộng sản 3, có nhiệm vụ bành trướng chủ nghĩa cộng sản xuống toàn khu vực Đông Nam Á. Nên họ đã làm ngơ và, vì thế mới có hiệp định Genève 1954, và chia đôi đất nước, rồi nội chiến 20 năm. 
Thiên hạ đang bàn nhau cái động tác chủ tịch Trương đưa lá thư của cụ Hồ cho Tổng thống Obama để có mục đích gì? Tôi xin phân tích về cả 2 nguyên nhân khách quan và chủ quan để rõ vấn đề. Vấn đề là tại sao giờ này mới đưa lá thư này mà trước nay không đưa? Đó là mấu chốt của vấn đề.
Có 5 yếu tố chủ quan từ Việt Nam
Thứ nhất là, sau 30/4/1975 với phong trào tự sướng của cộng sản toàn cầu, nó đã làm mụ mỵ não trạng cộng sản trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam đã cho rằng tư bản giãy chết, nên không có lý do gì phải cầu viện như cụ Hồ đã chân thành tha thiết cầu viện ông TT Truman.
Thứ hai là, đến 1990 khi cái nôi cộng sản sụp đổ, cộng sản Việt Nam cũng với não trạng như trên của cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, ông còn muốn nắm đầu cộng sản toàn thế giới trong chuyến đi tháng 10/1989 sang Đông Đức để họp, hòng kêu gọi cộng sản toàn thế giới đoàn kết lại. Nhưng thất bại, nên cuối cùng ông dẫn đầu đoàn cộng sản Việt Nam sang Trung Cộng quỳ gối để làm chư hầu bằng hội nghị Thành Đô 1990.
Thứ ba là, đến kỳ đi của cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tháng 6/2007, lúc này kinh tế định hướng bán tài nguyên và con người để kiếm ăn đẩy tăng trưởng phồn vinh mà giả tạo của Việt Nam lên đỉnh điểm. Nên ông Triết đã chém gió phân hóa nội bộ Hoa Kỳ, vì cho rằng nền kinh tế định hướng bán tài nguyên và dân tộc để ăn sẽ thắng thế, trong khi Hoa Kỳ đang nợ ngập đầu sau vụ 11/9 sụp tòa WTC - World Trade Center - do bin Laden làm khủng bố.
Thứ tư là, bây giờ thì kinh tế định hướng bán tài nguyên và dân tộc đã sụp đổ. Hay nói cách khác là không còn gì để bán. Bên kia Trung Hoa cũng vậy đang sụp đổ. Nên dứt áo ra đi cầu viện Hoa Kỳ như cụ Hồ đã từng cầu viện.
Thứ năm là, hành động này là một lời nhắc khéo lại lịch sử như là một sai lầm của Hoa Kỳ trong ngoại giao đã đẩy hai nước đang có ban giao tốt trở thành thù địch.
Năm điều trên thể hiện một não trạng nô lê ương hèn mà tôi đã viết trong bài Thoát Trung Luận 2, nó làm cho đất nước và dân tộc này mãi thấp hèn và kém cỏi.
Ba yếu tố khách quan của toàn cục
Đầu tiên là, Trung Hoa không còn là nơi để bám váy ăn xin, vì Trung Hoa đã và đang sụp đổ. Trung Hoa đã phá nát tài nguyên phi vật thể và vật thể của nước Việt. Bằng chứng về giá trị phi vật thể là, từ sau Hội nghị Thành Đô 1990 đến nay, Trung Hoa đã cho du nhập vào Việt Nam một nền văn hóa dối lừa; một nền kinh tế định hướng bán tài nguyên và dân tộc sai lầm; và một nền chính trị nửa phong kiến tập quyền, nửa tư bản hoang dã. Bằng chứng phá nát những giá trị vật thể là, từ Bauxite Tây Nguyên đến những công trình quốc gia như thủy, nhiệt điện và cả hàng hóa, từ rừng cao đến đồng bằng, và Trung Hoa cũng vừa là kẻ đã và đang có mưu đồ xâm chiến biển Đông, và làm cho nước Việt yếu hèn. Nó là động lực cho quyết định có chuyến ngoại giao Hoa Kỳ vội vàng, và cần hạ mình để xin cầu viện Hoa Kỳ trong lần này.
Kế đến là, Hoa Kỳ đang thả cái củ cà rốt Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế xuyên Thái Bình Dương - TPP - trong khi kinh tế Việt cần tới 100 tỷ đô la để cứu nền kinh tế đang sụp đổ. Thế mà cái công ty quản lý tài sản Việt Nam - VAMC: Viet Nam Asset Management Company - có chức năng xử lý nợ xấu, năm nay chỉ có thể giải quyết được 70.000 tỷ nợ xấu trong năm 2013 - tương đương chỉ hơn 3 tỷ đô la. Với cách giải quyết này thì phải 30 năm mới có thể giải quyết hết tình hình khủng hoảng kinh tế hiện nay. Trong khi đó cầu viện Hoa Kỳ thì nếu được vào TPP mỗi năm Việt Nam sẽ hy vọng kiếm được 26,2 tỷ đô la. Trong 4 năm kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục hoàn toàn, và có cơ hội hùng cường, mà không cần phải quỳ lụy Trung Hoa. Hơn nữa, chuyến công du đến Trung Hoa trước đây hơn 1 tháng, ông chủ tịch chỉ mang về chưa đến 100 triệu đô la, và những ràng buộc song phương không có giá trị với một Trung Cộng tráo trở.
Và cuối cùng là, trong việc xoay trục chiến lược Thái Bình Dương của Hoa Kỳ lần này là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Vì Hoa Kỳ xoay trục đến đâu, thì ở đó có chiến tranh. Sau chiến tranh thế giới II, Hoa Kỳ xoay trục đến châu Á Thái Bình Dương thì 2 cuộc chiến tranh Triều Tiên 1953, và chiến tranh Việt Nam 1954 -1975 tàn phá không thua chiến tranh thế giới. Sau 30/4/1975 Hoa Kỳ xoay trục sang Trung Đông, thì các cuộc chiến ở Kuwait, Iraq, cách mạng Bắc Phi và Trung Đông gần đây đã minh chứng rõ. Nên nó là động lực bắt buộc cộng sản ở Việt Nam phải chuyển hướng chiến lược hòng sống sót. Hay nói cách khác là, con tắc kè đổi màu cho phù hợp với môi trường thiên nhiên để sống còn trong quy luật đấu tranh sinh tồn.
Vấn đề còn lại là liệu Hoa Kỳ có tin cậy hay không, thì không ai trong chúng ta có thể biết được. Nhưng cứ hãy thực tâm làm sao trong 4 tháng tới đáp ứng 2 tiêu chí chính trị và kinh tế cho Hoa Kỳ thấy, để họ gật đầu cho vào TPP. Còn không thì cũng như lá thư mà cụ Hồ đã gửi cho ông Truman cách đây 67 năm trước. Hội nghị hai nguyên thủ quốc gia, với 9 tuyên bố chung cũng chỉ là một kỷ niệm.

Tất cả những điều trên cho thấy ai đang giãy chết, và ai đang nhịp giò nhìn thế giới là con rối như những câu thơ của Chế Lan Viên viết cho cụ Hồ cách nay nửa thế kỷ trong bài thơ, Người đi tìm hình của nước, như sau:
"...Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp 
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con 
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp 
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn 

Trăm cơn mơ không chống nổi một đêm dày 
Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi 
Lòng ta thành con rối 
                         Cho cuộc đời giật dây ..."
Asia Clinic, 9h55' ngày thứ Bảy, 27/7/2013


Copy từ: BS Hồ Hải

Đàm phán kiểu ....Chí Phèo

Đàm phán bất thành, trưởng đoàn Triều Tiên động thủ

 Vòng hội đàm thứ 6 diễn ra ngày 25/7 giữa Triều Tiên và Hàn Quốc về việc mở cửa lại khu công nghiệp Kaesong tiếp tục thất bại, khu công nghiệp liên Triều đứng trước nguy cơ đóng cửa vĩnh viễn.

 
Trưởng đoàn đám phán Triều Tiên bất ngờ xông vào khu vực báo chí Hàn Quốc.
Vào giờ nghỉ giải lao buổi trưa sau cuộc họp, trưởng đoàn đàm phán Triều Tiên Park Chol-su bất ngờ xông vào trung tâm báo chí Hàn Quốc, hăm dọa nếu Seoul không đáp ứng yêu cầu của Triều Tiên, sớm hợp tác mở cửa trở lại khu công nghiệp Kaesong thì Bình Nhưỡng sẽ cho quân đội kiểm soát khu vực này một lần nữa.
Ông Park Chol-su chỉ trích Hàn Quốc không tôn trọng đối phương mặc dù Triều Tiên rất tích cực đưa ra những đề nghị nỗ lực từ cả 2 phía.
Các thành phiên đoàn đàm phán Triều Tiên cũng lập tức có mặt và 2 phía đã xảy ra xô xát.
Trước đó, trong phiên họp buổi sáng, Triều Tiên đã giao cho Hàn Quốc bản hồ sơ gồm 21 trang giấy A4, liệt kê tất cả những đề nghị từ trước đến nay của Triều Tiên. Đồng thời, Triều Tiên cũng đề nghị phía Hàn Quốc đặt mục tiêu đưa khu công nghiệp Kaesong trở lại hoạt động lên hàng đầu và yêu cầu thành lập hội đồng ủy viên liên hợp khu công nghiệp Kaesong để tiếp tục quá trình thương thảo.
Người phát ngôn Bộ thống nhất Hàn Quốc Kim Hyung-suk đã lên tiếng chỉ trích hành động tự ý xông vào khu vực báo chí Hàn Quốc, bất chấp sự can ngăn, và đơn phương công bố các nội dung, tài liệu cuộc đàm phán. Hàn Quốc yêu cầu Triều Tiên có thành ý và thái độ tôn trọng với cuộc đàm phán, nếu không nước này chỉ còn cách sử dụng các biện pháp mạnh tay.
Các thành viên đoàn đàm phán Hàn Quốc ngay đêm đó đã trở về Seoul. Chưa có bất cứ thông tin nào về cuộc đàm phán tiếp theo.
Một số hình ảnh đoàn Triều Tiên xông vào khu báo chí Hàn Quốc:
 
 
 
 
 

Theo Tri Thức Trẻ

Copy từ: Zing.vn

SOS Vietnam: Bảo vệ Điếu Cày & chủ quyền đến cùng!



“Chưa chặt tay anh nhưng biệt giam người tù trung kiên 
Hội tụ sông về tranh đấu cho một dòng tự do” (N.T.T.B) (*)
Điếu Cày ơi, chim báo bão phải sống! Phải sống để soải dài đôi cánh khí phách, mở rộng không gian của một dân tộc đang bị trói lại bởi những tham vọng cường quyền, bạo lực và tù đày. Phải sống để vực chúng ta cùng đứng dậy và không thể chần chờ gì được nữa. Phải sống để nói với đồng bào, thế giới về một sự thật không thể chối cãi và cam chịu. Sự thật nào khi con đã không còn nhận ra sự tang thương đày ải mà cha mình đang gánh chịu, mà họ càng tỏ ra trâng tráo, sự thật càng phơi bày lộ liễu, trắng trợn trong mỗi cách hành xử.
Điếu Cày không thể chết. Cũng như chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam đâu thể mất, nếu chưa bước qua xác của 90 triệu dân. Buổi sáng tôi thực sự muốn tin như vậy, khi hòa mình vào dòng người Việt hải ngoại đoàn kết khắp nơi cùng “hội tụ sông về”, ở quảng trường LaFayette trước tòa Bạch Ốc, để có thái độ với một-nhân-vật không hề biết thái độ là gì. Không phải sao, khi blogger Điếu Cày, người tù lương tâm trung kiên nhất của chúng ta đang thì thào trong mê thiếp với hai chữ Việt Nam, thì nơi đây trên chiếc máy bay vừa đáp xuống ở phi trường quân sự Andrews là cả một phái đoàn “triều thần lơ láo” khá đồ sộ, theo chân vị nguyên thủ thứ hai của CSVN công du nước Mỹ. Và cho dẫu Mỹ tỏ ra chỉ đón chào chiếu lệ theo phép lịch sự văn minh, thì họ cũng đã được chạm chân vào thảm đỏ, tòa sảnh, ghế bành, rượu ly sóng sánh của Nhà Trắng. Không biết họ có mang về lại được trong mớ hành trang của mình một chút học hỏi của nên văn minh của Nữ Thần Tự Do, và khi đến New York sau đó nơi vốn mang biểu tượng này, liệu có làm họ mủi lòng cho đất nước mình?
Điều đáng nói là lần gặp gỡ này, dường như chẳng ai màng đến “ba thứ lẻ tẻ” về nhân quyền, và nhắc đến quyền làm người dưới môi mép của họ chỉ là chút son phấn qua loa lấy lệ và lấy lòng. Trong buổi ăn trưa ngắn ở Bộ Ngoại Giao với ngoại trưởng John Kerry, vị chủ tịch nước CSVN cũng chỉ nhắc tới quyền con người một cách phơn phớt tổng quát, mặc dù họ cũng thừa sức hiểu rằng sự chú trọng nhắc nhở của vấn đề nhân quyền đối với chính phủ Mỹ.
Nói về hố sâu nhân quyền, một cách nào đó ông Sang chỉ muốn vịn vào cách nói “tiếp cận” của những dị biệt văn hóa lịch sử giữa một siêu cường quốc luôn luôn coi trọng chủ nghĩa tự do cá nhân như một sức mạnh phát huy sáng tạo, trong đó quyền tự do thể hiện ý kiến cá nhân của con người vốn là điều căn bản nhất, và một nước luôn bỏ tù nhân dân chỉ vì họ muốn được bày tỏ, phát biểu ý kiến thì quyền tự do ngôn luận như tổng thống Obama có nhắc đến trong ngày 25/7 cũng không có gì đảm bảo nhà cầm quyền VN sẽ nỗ lực thực hiện, và ban bố cho dân được nhờ. Nói chi đến những quyền khác đã được ghi nhận đẹp đẽ, màu mè và chỉ giỏi chơi trò mà mắt ảo thuật, hay trò hề Hiến Pháp. Và dù bản chất với lòng nghĩa hiệp cao ngút trời, người Mỹ cũng phải nghĩ đến lợi ích của đất nước mình trước hết. Nhất là một khi họ nhìn thấy rõ quan hệ của đối phương chẳng có thực chất, thành thật gì với mình, và sẵn sàng làm thương tổn oai danh nước Mỹ, khi đi ngược lại mọi giá trị căn bản của con người mà chính phủ Mỹ hằng nhắn nhủ giao phó. Ngài Obama có “xoa đầu” ông Sang một cách chung chung, hời hợt thì coi như chỉ có nước cười trừ, như những giấc mộng vàng được trở thành thành viên đối tác TPP, thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ thì cũng sẽ bị “cười trừ” lại thôi. “No human rights, no trade”, vì cải cách kinh tế đi đôi với cải cách chính trị thì nước nhà mới hòng được thịnh vượng.
Nhìn mà xem, ngay cả một vị tổng thống Mỹ và khôi nguyên Hòa Bình thế giới mà vẫn không thể can thiệp được cho sinh mạng của blogger Điếu Cày? Điều mà chúng ta không tài nào hiểu được là một khi blogger Điếu Cày được tổng thống Mỹ ưu ái khen ngợi, thì lại bị lãnh đủ một bản án chí tử là 12 năm (?!) Rồi thì khi những người Việt hải ngoại vận động được hơn 150.000 chữ ký, theo chỉ dẫn Thỉnh Nguyện Thư do chính hệ thống cải cách của Obama lập ra, thì y như rằng họ lại giáng xuống ngay một tống giam 4 năm cho nhạc sĩ Việt Khang. Vậy coi như họ muốn bắn một viên đạn trúng hai con chim: một là họ dằn mặt được những người có lòng sát cánh ở hải ngoại và hai là có thể lấy điểm với mấy đấng quan thầy khi họ dám cãi lời ủy thác của Mỹ.
Không trách sau cuộc gặp gỡ, chúng ta thấy rõ ràng là “hồ sơ Nhân Quyền” tuồng như chẳng được ai buồn ngó ngàng tới. Không lẽ cả hai vị nguyên thủ mỗi người đều tỏ ra ngượng nghịu mỗi cách, và sợ nói ra mắc quai chăng? Kỳ thực nói mà không làm thì chỉ là những lời hứa suông chẳng ai còn tin, và chẳng thú vị gì khi phải “dây với hủi”, vì rốt cuộc mình cũng sẽ bị mang tiếng chỉ nói mà không hành động cụ thể, xứng đáng sĩ diện của một kẻ bề trên.
Ở đây cũng có thể là Tổng Thống Obama đã không hoàn toàn muốn đẩy mạnh những can thiệp. Sự thả lỏng, chỉ vì bị ngụy biện là xen chuyện nội bộ “gia đình” người khác, lại càng khiến Hà Nội có thêm lý do để theo cách giáo huấn răn đe của quan thầy và chỉ biết trừng phạt vô cớ những tiếng nói phản biện.
Vậy sao sáng nay bạn lại phải phiền hà hỏi rằng tôi nên kỳ vọng vào một điều gì? Kỳ vọng ư, khi nơi quê nhà Điếu Cày đang gần chết và người đã đi bên cạnh cuộc đời ông cũng “suýt” cùng quẫn châm lửa đốt mình, mà vẫn chưa thấy một thiện chí nào từ phía nhà cầm quyền nghĩa là mọi niềm tin đều đổ vỡ không phải sao.
Dĩ nhiên có những phút giây yếu mềm như hôm qua chẳng hạn, chính tôi cũng phải có hai câu thật chí tình: “Save blogger Dieu Cay’s life now. Free Dieu Cay & all political prisonners” và nhờ một anh bạn đồng hương làm thành một “banner” dài. Để lòng mình đỡ ray rức mà thôi, chứ không biết phải xoay xở cách nào hơn. Thật sự vì ai trong chúng ta cũng quá lo lắng cho Điếu Cày, khi mỗi ngày qua ngồi nhìn Danlambao tính sổ những khoảnh khắc thoi thóp của Điếu Cày mà tưởng chừng như chúng ta đều bất lực không làm được điều gì. Con số càng chồng chất lên cao, ruột gan chúng ta càng thắt nhỏ lại. Kỳ thực chúng ta cũng không biết họ đang toan tính giở trò gì, nếu không được cơ may kiểm chứng.
Ờ nhỉ, tại sao người ta có thể đày đọa Điếu Cày song hành với chuyến gặp gỡ lịch sử? Đã có nhiều bình luận khá thuyết phục để giải mã cho những uẩn khúc này, về một thứ quyền lực chỉ muốn so găng và luôn tận dụng cơ hội để đem những kẻ dám chống đối bậc nhất làm vật tế thần, nhất là nếu kẻ chống đối ấy lại được hậu thuẫn và vinh danh.
Ẩn số vẫn là bản án nặng nề 12 năm đã phải chấp hành và đang thi hành trước đây, khi từ trước cho đến giờ này mọi người cũng đã thừa biết bản chất khí khái của Điếu Cày là không thỏa hiệp nhận tội vì không bao giờ Điếu Cày cho phép mình là người làm ra tội với đất nước và có tội, nhất là tội vì yêu Tổ Quốc mà nên nỗi thì quả thật đã quá xúc phạm đến con người nhiều tiết tháo ấy.
Dạo này người ta cũng nói quá nhiều về những ngọn sóng ngầm. Những phân hóa nội bộ là điều có thật, chứ không phải là lời của sấm đi truyền lệnh tiên tri giả ám hại Điếu Cày. Sự cạnh tranh tị hiềm về quyền bính đã làm cho thời của những tiên tri giả lộng hành.
Ông Trương Tấn Sang vừa được chiếm 64% túc số tín nhiệm, đi Indonesia ngoại giao, rồi lại được thăm viếng Mỹ một cách bất ngờ, sau khi đi Tàu hàng phục, như để tìm thế quân bình nào đó đã làm bài toán trở nên khó hiểu và không dễ tìm câu giải đáp. Giả như có kẻ nào vì một chút lòng không vui, đã đem lòng muốn gây xáo trộn, thì sự cố Điếu Cày chắc chắn sẽ làm sự có mặt của ông Sang khó ăn khó nói, nếu không muốn nói là ê mặt, trước một thủ lãnh có truyền thống dân chủ tự do cao nhất hành tinh này.
Thì ra đó là lý do khiến ông chủ tịch nước chơi bài lờ, và đã không đá động gì đến người tù lương tâm Điếu Cày, người được tổng thống Obama coi trọng như một chiến sĩ kiên cường của Tự Do Báo Chí và dĩ nhiên cả những tù nhân chính trị đặc biệt khác.
Liệu có hay không một thỏa thuận ngầm, sẽ cho Điếu Cày được mang về nhà nằm chờ chết, khi mọi sức lực của blogger này đã bị vắt cạn giọt máu cuối cùng. Nhiều phần điều này có thể xảy ra, bởi vì không những chỉ Nhà Trắng thấy được cơn sốt ủng hộ Điếu Cày được vỡ bùng ra từ những tấm biểu ngữ, đại loại: “Save DieuCay’s life now. Free DieuCay & all political prisoners” của cộng đồng Thủ Đô, hoặc khắp nơi của bà con hải ngoại như: “Release Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải Now!”, “Free DieuCay before he dies!” hay ngắn gọn: “Free DieuCay!”, “Tự Do cho Điếu Cày!”... Đó là chưa kể đã có vô số những vận động tổ chức nhân quyền quốc tế đã lên tiếng can thiệp và Danlambao vẫn tiếp tục tìm cách hỗ trợ thêm bằng cách này cách khác.
Tự Do cho Điếu Cày, hoặc hơn bao giờ hết Tự Do hay là chết. Rồi nào là Phản Kháng Hay Là Chết, Tổ Quốc Hay Là Chết..., mỗi người tùy nghi muốn được chọn cho mình một cái chết, một cách chết nào. Vâng, khi Điếu Cày và mỗi người trong chúng ta biết tự chọn cho mình một cách chết đẹp hơn là sống nhục. Một cái chết đẹp lắm khi là cái chết của một thánh tử vì đạo. Việt Nam chúng ta đang cần một thánh tử đạo như người sinh viên bán hoa trẻ tuổi ở Tunisia chăng. Một cái chết ảo diệu như đường sáng xẹt ngang bầu trời đen câm nín, của một lời nguyện ước sao băng như tuổi trẻ không thể sống dật dờ hệt những xác sống.
Đã đến lúc phải nói lời cuối cùng: No! No! No! “NO” độc diễn, độc ác, độc hại, độc tài toàn trị... Và dĩ nhiên một lần nữa chúng ta xác quyết: “No”! bản Tuyên Bố Chung trong chuyến “đi đêm” cấu kết và ký kết ngày 21-6-2013 giữa hai chủ tịch nước cộng sản là hoàn toàn đi ngược lại ý nguyện của toàn dân Việt Nam, nếu không muốn nói là làm trào máu họng thân phận nhược tiểu, khơi gợi lại mối thù truyền kiếp ngàn năm Bắc thuộc. “Ngoài kia Biển Đông, nơi đây tù đày” là một điều không thể chấp nhận được. “Eastern Sea” nghe hợp lý hơn “South China Sea”, ngài Obama ơi! Nhiều người VN đã cảm thấy cần phải sửa lại tên gọi như vậy cho hợp tình hợp nghĩa.
Lời chưa nói hôm nào không thể ngậm câm như hến, và để có tiếng nói này chúng ta phải cùng nhau biểu tỏ: “Tổ Quốc hay là chết”. Thật ra chúng ta không chỉ muốn nói vì đã bị bóp họng quá lâu bằng những họng súng, dùi cui, côn-an-trị và những chấn song tù, nhưng kỳ thực chúng ta đang bị đẩy tới chân tường và không thể không gào thét. Phải nói là đớn đau gào thét, tủi nhục gào thét, đắng cay gào thét, phẫn nộ gào thét...
Và để cất lên được tiếng nói, tiếng thét đồng thanh, đồng vọng của hôm nay, chúng ta biết mình cũng đã sẵn sàng để bốc lên thành một đám cháy.
Một đám cháy khổng lồ chứ không chỉ từng một nhóm lửa. Ai chẳng lạ gì những tên thú mặt người này lúc nào cũng chực chia đứt hay bẻ nát chúng ta thành từng mảnh nhỏ, rồi lại cho người làm phân hóa nội bộ, như gài mìn nổ chậm. Lũ sâu bọ gớm ghiếc càng giở thủ đoạn chia-để-trị, chúng ta càng một lòng sát cánh không thể phân ly. Bất khả phân ly.
Hiệu ứng của một đám cháy trong tình thế hết sức nguy khốn này, sao lại không (?!) Hãy lấy đôi chân mình tạo thành những vòng tròn lửa luân vũ, lan tỏa. Và cả đôi tay nữa, sẽ phải bùng lên trong mỗi đầu ngọn viết. Và dĩ nhiên đâu chỉ có yêu nước ở những bàn phím, cách mạng cuối tuần karaoke, cách mạng salon... Ma lực của lửa tỏa sáng rực rỡ, nhưng cũng đốt cháy tàn rụi bất cứ thể chế nào chỉ biết cúi rạp mình như cỏ hèn trước quân xâm lấn, nhưng lại tha hồ giấu những bầu dao găm sau mỗi “ban bố” toan tính, mỗi nghị quyết, mỗi tước đoạt trấn áp quyền tự do tối thượng của một công dân, cũng như quyền căn bản con người của chính đồng bào, nhân dân mình.
Một ngày trước khi có cuộc dàn chào ngoạn mục với ông Tư Sâu của nhà nước CSVN, dĩ nhiên chúng ta đã hơn một lần đồng cảm, thán phục và tủi hổ vì khí thế dàn chào Toàn Cầu của dân tộc Phi, với sự điều động của một nhóm nhân sĩ trí thức trong nước mà thủ lãnh của cuộc xuống đường này là một cựu bộ trưởng nội vụ Phi, cũng như sự kiện chính phủ Phi đem Tàu Khựa ra tòa án LHQ để tranh cãi những cưỡng ép Biển Đông.
Trong khi Biển Đông sẽ mãi mãi là một đề tài, một vấn đề cấm kỵ nhạy cảm, có khoanh vùng không hề dám đá động trong chuyến đi nhất trí phò Tàu của “ngài” Tư Sâu.
Nếu ngày 24/7 là mốc điểm đánh dấu ngày toàn dân Phi đứng dậy biểu tình trên thế giới, thì ngày nào sẽ ngày của Việt Nam đi cùng với dân tộc mình để nói “Không!” với Tàu Khựa? No China và No China, một ngày toàn cầu trong và ngoài nước phải có mặt!
Dĩ nhiên ở một nơi mà lòng yêu nước đã bị chính những kẻ tham quyền cố vị tìm cách triệt sản, chúng ta vẫn phải tin rằng những nhiễm thể yêu nước của dân tộc Việt từ ngàn xưa và cho đến bây giờ vẫn là có một không hai. Mãi mãi không ai tước đoạt nổi thứ khí giới này, và chúng ta phải biết lợi dụng nó để cùng nhau vươn lên.
Và chỉ có thể nói rằng, một số người trong chúng ta đã bị chúng lén lút tiêm vào đầu những liều lượng bùa mê thuốc lú, hay thuốc ngủ hà bà rầm, đến không tài nào mở mắt và cất đầu lên nổi. Một ngày rất gần chính những người sẽ tỉnh ra, như một người cần có rượu để giải khuây hoặc cần cơm để ăn, nhưng khi tỉnh ra nỗi buồn nước mắt nhà tan quá lớn vẫn còn đó và lại càng hiện ra lớn hơn thì chuyện áo cơm, sổ hưu... có nghĩa lý gì. Chưa kể nếu họ còn nghĩ đến thế hệ con cháu, nói xa xăm chi cho tội nghiệp đến giống nòi.
Tâm sự những điều này, tôi thấy mình muốn mềm ra như nước mắt. Hôm nay thì những bài thơ của tôi, của bạn bè, của đồng bào quả thật quá bé mọn. Bao giờ cho tôi được phép chỉ làm thơ tình đi hát đồng dao? Và bao giờ thì những người có trách nhiệm nào sẽ trả lại nụ cười cho Uyên và Kha? Hay nói đúng hơn chính những người bạn tuổi trẻ căng đầy nhiệt huyết sẽ phải tự mình đứng dậy đòi lấy môi cười cho Uyên, Kha và cho chính mình, cũng như cho mỗi người dân trong mỗi góc phố Hà Nội, Sài Gòn, Nha Trang, Huế... Và liệu bản án của Điếu Cày, Uyên và Kha... là những bản án dành cho chế độ thì bao giờ nhân dân VN mới hành xử?
Ước mơ lớn nhất của chúng ta là gì, nếu không phải là mang trả nụ cười cho từng mỗi người?
Lại “vâng”, tôi muốn khóc nhưng tự nhủ hãy thôi đừng khóc nữa. Và dân tộc của tôi ơi! Hãy đừng khóc, đứng dậy và phải tự lau nước mắt cho chính mình. Nơi đây liệu có còn ai thương hại chúng ta nữa đâu, và truyền thống bất khuất của chúng ta đâu rồi, sao cứ phải chỉ biết cúi đầu van xin lòng thương hại vì nhân đạo tình người, hoặc chỉ vì lợi ích chung được hóa thân thành mưu cầu riêng?
Bằng mọi giá, những giông cùm xiềng xích sẽ phải bị bứt tung. Chim báo bão thề sẽ báo hiệu vòm trời tự do. Lịch sử không thể đè mãi trên đầu trên cổ nhân dân Việt Nam, trong đó blogger Điếu Cày và cả 120 người tù lương tâm khác sẽ phải được thấy trời xanh.



Copy từ: Dân Làm Báo

Xin đừng ngăn cách đau thương



Đức Thành

Cứ đến dịp kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ 27/7, mọi người chúng ta lại trầm lắng, ưu tư và thành kính vì không biết bao nhiêu triệu đồng bào cả nước đã ngã xuống vì các cuộc chiến tranh. Có những cuộc chiến tranh vì độc lập tự do cho tổ quốc, cho nhân dân nhưng cũng có những cuộc chiến tranh do ý thức hệ, khiến dân tộc ta vừa bị cảnh “nồi da xáo thịt”, vừa làm vật tế thần, vùng đệm cho những nước lớn.

Những sử gia đương đại của Việt Nam chưa ai viết sử và nghiên cứu sử theo hướng này. Để cho công bằng, chắc chắn rồi đây giới viết sử cũng phải nghiên cứu thấu đáo, khách quan và toàn diện để cho ra được những công trình nghiên cứu lịch sử để đời xứng tầm với trí tuệ Việt.

Nhưng thôi, đó là công việc của các nhà viết sử hôm nay và mai sau!

Còn đã là chiến tranh, dù đó là cuộc chiến nào, mang cái nghĩa nào và vì cái gì gì đi chăng nữa thì những mất mát cho dân tộc này là rất lớn không có gì bù đắp nổi. Càng không thể bù đắp nổi khi nhân dân sau chiến tranh đã mấy chục năm được sống trong hòa bình, có Đảng “vinh quang” lãnh đạo mà đất nước chưa giàu có, dân chủ chưa thấy đâu, những tiếng nói muốn cho dân chủ mạnh giàu vẫn bị chính đảng cầm quyền bêu riếu là phần tử xấu, là thế lực thù địch…

Những người con của dân tộc Việt đã ngã xuống cho quê hương đất nước này, dẫu là bên nào thì vẫn phải được trân trọng, thành kính để mà phụng thờ đến nơi đến chốn, ấy mới là đạo lý Việt ngàn đời nhân bản, tình người.

Khi giành chiến thắng, đáng lẽ Đảng phải xóa mọi hận thù do các cuộc chiến ý thức hệ gây ra cho dân tộc này để khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Nhưng Đảng lại tiếp tục gieo rắc tư tưởng hận thù với đồng bào mình ở bên kia chiến tuyến khiến những người lính cộng hòa đã hy sinh với bọn Trung Quốc xâm lược năm 1974 vì quần đảo Hoàng Sa – một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc – vẫn chưa được nhà nước vinh danh. Còn với những gia đình ở bên này chiến tuyến nơi đã cung cấp vô điều kiện sức người sức của cho Đảng làm nên chiến thắng thì có hơn gì những người ở phía bên kia?! Để được Đảng, Nhà nước tuyên dương công trạng cho mình, thì trước hết những cá nhân và những gia đình của “bên thắng cuộc” phải làm đơn xin… Những lá “đơn xin” nhà nước thưởng cho công trạng của mình hoặc của thân nhân mình liệu có còn thực sự mang trọn ý nghĩa tưởng thưởng của Nhà nước hay nó chỉ còn là ý nghĩa hàm ơn của người đi xin nếu được người có thẩm quyền xét duyệt?

Tôi đã từng chứng kiến cảnh một số gia đình được công nhận là gia đình liệt sĩ đã được hưởng trợ cấp nhưng vì thù tức với đảng viên có quyền mà gia đình ấy không còn “được” là gia đình liệt sĩ nữa. Tôi cũng đã gặp những người vợ liệt sĩ đã tái giá, muốn được hưởng trợ cấp liệt sĩ tái giá thì phải chung chi cho những công chức đảng viên có chức có quyền một khoản tiền từ 6 đến 10 triệu đồng (tương đương 6-10 tháng trợ cấp nếu được hưởng), nếu không có khoản này thì hồ sơ của họ cứ bị rơi vào “im lặng đáng sợ”. Ngay người thân của tôi theo qui định của pháp luật về người có công thuộc diện được hưởng trợ cấp thân nhân liệt sĩ, tuy có đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định mà còn bị dìm giấu mất bốn năm trời chỉ với lý do bâng quơ bằng mồm là “chưa xác định được quá trình nuôi dưỡng liệt sĩ”. Và còn biết bao gia đình vẫn tiếp tục phải làm đơn và chờ đợi sự tưởng thưởng công trạng cho mình khi cuộc chiến càng lùi vào dĩ vãng cũng đồng ngĩa với quĩ thời gian sống của những người có công trạng càng ngắn đi.

Đừng ngăn cách sự đau thương của dân tộc Việt bởi quá khứ của những cuộc chiến tranh ý thức hệ. Để hóa giải cho sự đau thương này, cần phải tổ chức tiến trình hòa giải, hòa hợp dân tộc. Làm được như thế, những thế lực nhòm ngó Biển Đông sẽ phải run sợ trước một dân tộc Việt đoàn kết một lòng.

Đ. T.

Tác giả gửi trực tiếp cho: Bauxite Việt Nam

Điếu Cày tuyệt thực sang đến ngày thứ 34, người của trại giam nói gì?


Ông Lộc - bác sĩ trại giam số 6 (bộ CA) trả lời về việc tuyệt thực của blogger Điếu Cày 

CTV Danlambao - Hôm nay, 26/7/2013, blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải đã tuyệt thực sang ngày thứ 34 liên tiếp tại trại giam số 6 (Thanh Chương, Nghệ An). Trước tình trạng nguy kịch không rõ sống chết của Điếu Cày, chị Dương Thị Tân và con trai Nguyễn Trí Dũng đã phải trực tiếp đến trụ sở bộ CA Hà Nội để gửi đơn tố cáo. Buổi làm việc không mang lại kết quả rõ rệt ngoài những lời hứa hẹn của đại diện bộ CA.
Vào lúc 17 giờ chiều nay, một CTV Danlambao đã gọi đến số máy của ông Lộc - bác sĩ trại giam số 6 để hỏi thăm về tình trạng blogger Điếu Cày. Trả lời qua điện thoại, ông Lộc phủ nhận thông tin tuyệt thực, đồng thời trơ trẽn khẳng định anh Hải - Điếu Cày vẫn "ăn uống bình thường", "vui tươi" và được "ở một phòng rộng mệnh mông, có tivi, có đầy đủ các loại".
Ông Lộc nói rằng hiện bản thân đang đi học ở xa, hôm chủ nhật vừa rồi (21/7) ông có về trại giam số 6 để nhận lương, sau đó có đến kiểm tra sức khỏe Điếu Cày. Ông Lộc cho biết: "Tôi xin lãnh đạo xuống vào khám cho anh ấy thì bình thường, có vấn đề gì đâu."
Khi được hỏi về việc tuyệt thực của Điếu Cày, ông Lộc trả lời: "Có tuyệt thực đâu? Ông ấy ăn uống đàng hoàng, ăn uống tử tế, vui tươi chứ có vấn đề gì đâu".
Về vấn đề kỷ luật biệt giam, ông Lộc nói rằng anh Hải - Điếu Cày được 'ở một phòng rộng mệnh mông, có tivi, có đầy đủ các loại'.
"Cách ly ra một buồng để nó khỏi chống đối ở... anh em nó khỏi chống đối mà thôi... Mấy hôm nữa người ta lại cho ra mà thôi chứ có cái gì đâu mà. Có tivi mà xem, có buồng riêng này nọ, có đầy đủ chế độ ăn uống chứ có gì đâu mà làm to làm cái gì.

Giam riêng xem thử là cái thông tin đó là có thông cung giữa đứa này đứa khác, cái đó là bịa đặt hay thế nào, để cho anh Hải anh ấy khùng lên anh ấy chống đối này nọ. Đứa nào có xúi dục hay không?"

"Chỉ có thế mà thôi chứ có gì đâu mà gia đình lại vào ầm ỹ lên", ông Lộc nói tiếp.
Rõ ràng, tất cả những điều mà bác sĩ Lộc - cán bộ trại giam số 6 trả lời CTV Danlambao đều là sự dối trá trắng trợn. Bởi trước đó một ngày, hôm 21/7, chính con trai blogger Điếu Cày là Nguyễn Trí Dũng khi vào gặp bố đã bàng hoàng đến mức "con không còn nhận ra được bố". 
Dũng kể lại, Blogger Điếu Cày suy kiệt đến mức không thể tự đi lại được mà phải có người dìu. Thậm chí khi ngồi anh vẫn phải dùng tay để đỡ lấy cằm, khuôn mặt xanh xao, giọng nói thều thào.
Nếu có bất cứ mệnh hệ nào xảy đến với blogger Điếu Cày, liệu rằng lương tâm ông Lộc có ray rứt với những lời nói dối trá của mình hay không?
Hiện nay, dư luận cả trong và ngoài nước vẫn đang tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ hơn để cứu lấy mạng sống của blogger Điếu Cày. Nhà cầm quyền CS vẫn tiếp tục muối mặt im lặng bằng cách chây lỳ đến khi kết thúc chuyến đi Mĩ của ông Sang. Trong thời gian sắp tới, có thể truyền thông lề đảng cũng sẽ được huy động nhằm mục đích xuyên tạc và bôi nhọ Điếu Cày. Nếu khả năng này xảy ra thì kịch bản cũng chẳng khác gì so với nội dung những lời nói dối trá của ông Lộc trong đoạn clip ghi âm trên.


Copy từ: Dân Làm Báo

Vì sao vấn đề nhân quyền quan trọng trong chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Trương Tấn Sang?


Người Việt ở Mỹ biểu tình khi Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ, đòi hỏi nhân quyền và các quyền tự do cho Việt Nam
Người Việt ở Mỹ biểu tình khi Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ, đòi hỏi nhân quyền và các quyền tự do cho Việt Nam
Dù trọng tâm chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang nhằm tăng cường quan hệ đối tác, nhưng tâm điểm chú ý của công luận nhắm vào cuộc gặp thượng đỉnh Việt-Mỹ tại Tòa Bạch Ốc ngày 25/7 là vấn đề nhân quyền Việt Nam.

Đây cũng là trở ngại chính trong bang giao song phương và cũng là mối bận tâm lớn nhất của cộng đồng người Việt hải ngoại. Nguyên nhân vì sao?

Trà Mi VOA Việt ngữ có cuộc trao đổi với Chủ tịch Nghị hội Toàn quốc của người Việt tại Hoa Kỳ, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, một nhà báo, nhà khảo cứu, và cũng là nhà hoạt động nổi tiếng trong cộng đồng người Việt.

Video Phỏng Vấn Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích:
 



Copy từ: VOA

Blogger Người Buôn Gió: " Đấu tranh để con tôi có cuộc sống tốt hơn"


Blogger Người Buôn Gió ( Bùi Thanh Hiếu ) trong studio của RFI ngày 18/07/2013.
Blogger Người Buôn Gió ( Bùi Thanh Hiếu ) trong studio của RFI ngày 18/07/2013.
Đức Tâm/RFI
Thanh Phương
Người ta thường nói « Thời thế tạo anh hùng ». Từ những hoàn cảnh đặc biệt nào đó sẽ sản sinh ra một nhân vật đặc biệt. Có thể xem blogger Người Buôn Gió, tức Bùi Thanh Hiếu, là một trong những nhân vật đặc biệt đó. Từ một đứa con của ngõ Phất Lộc, Hà Nội, một khu phố bình dân, nơi tập trung những thành phần « tiền án, tiền sự », Bùi Thanh Hiếu nay lại được trọng vọng đến mức chính quyền của Weimar, một thành phố được coi như là biểu tượng văn hóa của nước Đức và của châu Âu, đã cấp cho anh một học bổng để sang đây sáng tác.
Do tại Việt Nam vẫn không có báo chí tư nhân, cho nên gần như toàn bộ những nhà đấu tranh dân chủ, những nhà hoạt động nhân quyền đều phải sử dụng mạng Internet làm vũ khí đấu tranh, làm phương tiện vừa để thông tin, vừa để trình bày quan điểm.
Nhưng trường hợp blogger Người Buôn Gió đặc biệt ở chỗ anh không phải là một nhà trí thức, một nhà lý luận cao siêu, mà chỉ là một người có suy nghĩ rất thực tế. Con đường đi đến đấu tranh của anh rất đơn giản, bình bị như chính cuộc đời của một người dân khu phố nghèo. Từ chổ cọ sát với những bất công xã hội, máu giang hồ của anh đã chuyển biến thành ý thức đấu tranh dân chủ.
Ngày 17/04 vừa qua, sau một thời gian bị phía Việt Nam dùng đủ mọi cách để cản trở, blogger Người Buôn Gió cuối cùng đã đến được thành phố Weimar của Đức trong khuôn khổ chương trình học bổng do thị trưởng thành phố này cấp cho những văn nghệ sĩ từ các nước được mời đến tham quan và lấy cảm hứng sáng tác, tại thành phố được coi là biểu tượng của văn hóa châu Âu này.
Sau 3 tháng viết liên tục mỗi ngày, blogger Người Buôn Gió đã hoàn tất khoản phân nữa cuốn sách và anh đã tự thưởng cho mình một chuyến đi thăm vài nước châu Âu, trong đó có Pháp, trước khi trở lại Đức hôm nay 24/07 để tiếp tục sáng tác.
« Từ Phất Lộc đến Weiwar », đó là tựa cuốn sánh mà blogger Bùi Thanh Hiếu dự định sẽ hoàn tất vào tháng 9 tới, kể lại quảng đời của anh từ thời niên thiếu cho đến hiện nay. Trên con đường từ Phất Lộc đến Weimar đó, blogger Người Buôn Gió đã trải qua rất nhiều thử thách cam go, đã bị nhiều trấn áp và đã chịu cảnh tù đày.
Nhưng đối với anh, những hy sinh đó là tất yếu đối với những người đã dấn thân đấu tranh, nhất là đấu tranh với một chế độ độc đoán như Việt Nam. Đó là điều mà blogger Người Buôn Gió/Bùi Thanh Hiếu đã nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn được thực hiện tại phòng thâu của RFI Việt ngữ ngày 18/07 vừa qua. 

Blogger Người Buôn Gió
 
23/07/2013
 
 
RFI : Không chỉ « Từ Phất Lộc đến Weimar », mà blogger Người Buôn Gió còn đi đến một số nước châu Âu khác trong đó có Pháp. Vậy thì cảm tưởng của anh khi lần đầu tiên đặt chân đến Paris là như thế nào ?
Blogger Người Buôn Gió : Cái đầu tiên làm tôi ngỡ ngàng là những kiến trúc rất là đồ sộ, nguy nga của Paris. Và một điều rất đặc biệt là trên các cửa sổ, ban công của các ngôi nhà này, người ta trồng hoa, chứ không phơi quần áo, treo biển quảng cáo, hoặc đưa ra những vật dụng : nồi niêu, soong chảo, như ở Việt Nam.
RFI : Tức là mỗi khi nhìn thấy những hình ảnh ở nước ngoài thì anh liên tưởng ngay đến đời sống ở Việt Nam. Vậy thì khi rời Việt Nam sang Đức để sáng tác, sự thay đổi môi trường đã có tác động như thế nào đến suy nghĩ của anh ?
Blogger Người Buôn Gió : Sự thay đổi lớn nhất đó là cảm giác yên tâm, không bị ai quấy rầy, không bị ai triệu tập, không bị ai đến làm phiền. Tôi có thể ngồi nhà tập trung viết một cách thoải mái.
RFI : Cuốn sách của anh được viết đến đâu rồi ?
Blogger Người Buôn Gió : Cuốn sách đã hoàn thành được 50% rồi, tương ứng với thời gian tôi sẽ ở đây. Trong sáu tháng, thì ba tháng tôi đã hoàn thành được 50% và tôi tự thưởng cho mình một chuyến đi chơi trong một tuần, sau đó lại về viết tiếp.
RFI : Hầu như ngày nào anh cũng viết ?
Blogger Người Buôn Gió : Vâng, có ngày tôi viết 1000 từ, hoặc 7000 từ và có ngày viết tới 10.000 từ. Song song đó, tôi tiếp tục viết trên blog những vấn đề trong nước mà tôi quan tâm.
RFI : Anh có thể « bật mí » sơ sơ về nội dung cuốn sách mà anh đang viết ?
Blogger Người Buôn Gió : Như tựa của cuốn sách « Từ Phất Lộc đến Weimar » ( Phất Lộc là nơi tôi sinh ra và Weimar là nơi mà tôi được mời đến để nhận học bổng viết sách), tôi viết về cuộc đời của mình, từ tuổi thanh thiếu niên cho đến lúc tôi đặt chân đến Weimar.
RFI : Từ thời thiếu niên của đến nay, đã có nhiều thay đổi, biến động trong thời cuộc của Việt Nam, vậy thì những sự kiện gì để lại dấu ấn mạnh nhất trong quảng đời đó ?
Blogger Người Buôn Gió : Trong cuốn sách đó có rất nhiều biến động. Từ đứa con của một khu phố bụi đời như kiểu Harlem của Mỹ mà tôi đọc trong sách, khu phố mà chỉ có những người mang « tiền án, tiền sự », như bản thân tôi, mà nay lại được đến thành phố Weimar, được mệnh danh là trung tâm văn hóa của Đức, nơi có những thi hào nổi tiếng, thì đó là cả một sự khác biệt rất lớn.
Sư thay đổi đó chính là do những biến động của xã hội Việt Nam và của số phận cá nhân con người. Đầu tiên, tôi không quan tâm đến các vấn đề xã hội, chỉ lo kiếm tiền, vun vén cho gia đình mình. Nhưng khi con tôi sinh ra trong bệnh viện, tôi phải hối lộ cho các bác sĩ. Rất may là con tôi bảo toàn được tính mạng.
Sau đó, tôi nghĩ rằng nếu mình chỉ lo kiếm tiền cho con mình, nhưng với những cẩu thả, tắc trách, quan liêu, vì những chủ quan của xã hội, liệu con mình có thể sống được, vậy thì kiếm tiền nhiều để làm gì ? Từ suy nghĩ đó, tôi băt đầu đưa những bài viết lên với mong muốn cải cách đạo đức, cải cách thói làm việc trong đất nước.
RFI : Từ việc tham gia đấu tranh đem tới một xã hội tốt đẹp hơn, anh đã được sự chú ý của quốc tế và đã được phía Đức mời sang đây để viết sách...
Blogger Người Buôn Gió : Tôi xin cắt lời anh ở đây. Khi tôi tham gia việc đấu tranh đòi hỏi công bằng bác ái cho xã hội, thì trước khi được người Đức chú ý, trước đó rất là lâu, tôi đã được chính quyền Việt Nam « chú ý » rất là nhiều, bằng những lần bắt bớ, triệu tập, khám xét nhà cửa.
Khi tôi thấy xã hội này có nhiều bất công,tôi phản ánh những bất công ấy và việc này là hoàn toàn đúng theo lương tâm và pháp luật. Khi tôi bị chính quyền trấn áp, không cho tôi viết, thì tôi lại càng tin những việc mình làm là đúng và tôi phải tiếp tục làm như thế. Chừng nào mà một người lên tiếng cho nhân quyền, tự do, công bằng không bị chính quyền làm khó dễ thì lúc đó mới là sự tiến bộ.
RFI : Cuốn sách mà anh viết cũng phản ánh con đường đấu tranh mà anh đã trải qua?
Blogger Người Buôn Gió : Cuốn sách của tôi chỉ kể lại cuộc đời của tôi một cách khách quan, trung thực, chứ tôi không dùng các thủ thuật, ẩn dụ, hướng người đọc đến ý này ý kia như những nhà văn khác. Còn cuốn sách đó phản ánh như thế nào thì tùy theo độc giả.
RFI : Như vậy đây là một cuốn tự truyện hơn là tiểu thuyết. Vậy thì dự tính khi nào anh hoàn thành cuốn sách này ?
Blogger Người Buôn Gió : Theo kế hoạch thì khoảng 10/09 thì tôi sẽ hoàn thành.
RFI : Khi hoàn thành thì phía Đức họ sẽ sử dụng cuốn sách này như thế nào ?
Blogger Người Buôn Gió : Họ sẽ tìm người dịch và cho in cuốn sách này. Họ đã đặt vấn đề với nhà xuất bản rồi.
RFI : Thành phố Weimar này có truyền thống mời các nhà văn bị truy bức từ các nước để có một không gia tự do sáng tác. Như vậy anh đã thụ hưởng không gian tự do sáng tác này như thế nào ?
Blogger Người Buôn Gió : Trong thời gian ở Đức, tôi được họ đối xử tốt. Họ cấp cho tôi một căn hộ với đầy đủ vật dụng. Chi phí cho căn hộ : tiền thuê, tiền Internet, tiền điện... họ chi trả hết. Ngoài ra họ mua cho tôi những bảo hiểm như bảo hiểm về sức khoẻ. Mỗi tháng họ cho tôi 700 euro để mua thức ăn. Tôi sống khá thoải mái với số tiền ấy.
RFI : Chắc là nhờ không khí yên bình ở đây mà anh sáng tác nhanh hơn so với ở Việt Nam ?
Blogger Người Buôn Gió : Vâng, ở bên đây, tôi cảm thấy yên tâm, không lo lắng gì, nên tôi có thể tập trung viết rất là nhanh, chứ còn ở trong nước, tôi sẽ bị chi phối, không bao giờ viết được như thế.
RFI : Song song với việc viết sách, anh vẫn tiếp tục viết trên các trang blog, trang Facebook, tức là anh vẫn tiếp theo dõi tình hình Việt Nam, vẫn viết những bài phản ánh, phê bình, chỉ trích. Có thể nói là nếu không Internet thì sẽ không có Người Buôn Gió. Anh có nhận định thế nào về tác động của Internet đối với cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam ?
Blogger Người Buôn Gió : Với việc Internet thâm nhập vào Việt Nam, những người đấu tranh dân chủ có điều kiện để phát biểu những ý kiến ngày càng nhiều hơn, về số lượng lẫn chất lượng. Nhưng số người bị bắt cũng ngày càng nhiều hơn. Hồi Internet mới được phổ cập ở Việt Nam thì người ta chỉ biết đến Lê Chí Quang là người viết trên mạng và bị bắt. Nhưng đến năm 2012, số người bị bắt lên tới 30 người trong vòng một năm.
RFI : Trong số những người bị bắt gần đây có luật sư Lê Quốc Quân, người mà theo nguyên tắc đã ra toà, nhưng phiên xử đã bịdời lại, có lẽ là do chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của chủ tịch Trương Tấn Sang. Còn tình trạng sức khoẻ của Điếu Cày đang rất nguy kịch do tuyệt thực. Là một người từng trải qua lao tù ở Việt Nam và nay đang sống ở một đất nước tự do, anh có suy nghĩ như thế nào ?
Blogger Người Buôn Gió : Tất nhiên suy nghĩ đầu tiên là tôi rất thương những người như anh Quân và anh Điếu Cày, vì trước kia tôi cũng có quan hệ, nói chuyện, thậm chí cùng ăn cùng ngủ với những anh ấy. Thấy các anh trong cảnh tù tội như thế tôi cũng rất đau lòng và rất muốn làm một điều gì đó để giúp các anh ấy thoát ra cảnh này.
Nhưng trên con đường đi đến dân chủ thì tất yếu phải có những hy sinh, nhất là đấu tranh với một chế độ độc tài như thế. Tất nhiên là trong lòng thì mình mong muốn là điều đó không xảy ra, nhưng quy luật là thế.
RFI : Sau khi hoàn tất cuốn sách trở về nước chắc là anh sẽ tiếp tục con đường đấu tranh mà anh đã chọn ?
Blogger Người Buôn Gió : Vâng, tôi sẽ vẫn làm những gì mà tôi đã làm. Trước đây, tôi đang viết như thế này thì bị bắt vào tù, thì sau khi ra tù tôi vẫn tiếp tục viết như thế. Còn bây giờ đi nước ngoài trở về, thì tôi cũng sẽ tiếp tục viết như thế, bởi vì tôi xác định rằng việc mình làm là cho tương lai của con tôi.
Một người trình độ hạn hẹp như tôi thì không dám nói xa vời là đấu tranh cho dân tộc, cho đất nước. Tôi chỉ suy nghĩ đơn giản như một người cha, tức là làm sao cho thế hệ con mình có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
RFI : Xin cám ơn blogger Người Buôn Gió.



Copy từ: RFI

Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang bác bỏ yêu sách « đường 9 đoạn » của Trung Quốc tại Biển Đông

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang (trái) và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Nhà Trắng ngày 25/07/2013.
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang (trái) và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Nhà Trắng ngày 25/07/2013.
REUTERS/Yuri Gripas

Trọng Thành
Theo AFP, hôm qua 25/07/2013, trong cuộc nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies – CSIS), có trụ sở tại Washington, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tuyên bố bác bỏ đòi hỏi chủ quyền với yêu sách « đường 9 đoạn » của Trung Quốc trên Biển Đông, còn gọi là « đường lưỡi bò ». Về việc Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án Liên Hiệp Quốc, Chủ tịch Việt Nam từ chối đưa ra bình luận.

Trong chuyến công du Hoa Kỳ, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang đã có tuyên bố bác bỏ yêu sách chủ quyền đường lưỡi bò, bao gồm gần như toàn bộ vùng Biển Đông và nhiều đảo gần bờ biển các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines… Chủ tịch Việt Nam giải thích : « Chúng tôi không tìm thấy bất cứ cơ sở pháp lý hay khoa học nào đối với một đòi hỏi như thế và như vậy chủ trương của Việt Nam bác bỏ đòi hỏi chủ quyền theo đường 9 đoạn của Trung Quốc tại Biển Đông là hợp lý ».
Tuy nhiên, ông Trương Tấn Sang từ chối đưa ra bình luận về khả năng Việt Nam sẽ liên kết với Philippines trong việc đưa các tranh chấp với Trung Quốc ra trọng tài quốc tế để xét xử dựa trên Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, như Manila đã khởi sự từ tháng 1/2013. Chủ tịch Việt Nam khẳng định : « Là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, Philippines có toàn quyền theo đuổi vụ kiện như họ muốn ».
Trên thực tế, Việt Nam và Philippines đều thường xuyên chỉ trích các yêu sách ngày càng quyết đoán của Trung Quốc tại Biển Đông. Dù sao, quan hệ giữa từng nước với Trung Quốc có phần khác nhau. Quan hệ Philippines - Trung Quốc đặc biệt căng thẳng trong thời gian gần đây, với việc Trung Quốc duy trì sự kiểm soát khu vực bãi cạn Scarborough (bãi cạn này được Philippines đặt tên là Panatag, trong khi phía Trung Quốc gọi là Hoàng Nham), mà Philippines vẫn khẳng định chủ quyền, sau hai tháng tranh chấp giữa hai bên hồi hè năm ngoái. Ngày 22/01/2013, Manila tuyên bố buộc phải đưa vụ việc này ra trước tòa án quốc tế, vì « đã sử dụng gần như toàn bộ các biện pháp ngoại giao và chính trị để có thể giải quyết tranh chấp một cách hòa bình với Trung Quốc ».
Trong khi đó, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc có phần dịu lại với chuyến công du của Chủ tịch nước Việt Nam hồi cuối tháng 6/2013, hai bên đã đồng ý thiết lập một đường dây nóng để phòng ngừa các biến cố bất ngờ gây xung đột. Tuy nhiên, ngay sau chuyến công du của Chủ tịch nước Việt Nam, đầu tháng 7/2013, lại diễn ra các vụ tàu Trung Quốc tấn công, cướp phá các tầu cá Việt Nam đang khai thác hải sản tại vùng biển Hoàng Sa.
Trước cuộc nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Chủ tịch Việt Nam đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng. Hai nhà lãnh đạo Việt Nam - Hoa Kỳ ra tuyên bố chung kêu gọi « giải quyết các xung đột bằng con đường hòa bình » và tái khẳng định sự ủng hộ đối với việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông, gọi tắt là COC, nhằm hóa giải các tranh chấp. Chủ tịch nước Việt Nam nói :
« Vấn đề Biển Đông cũng đã được bàn bạc tới một cách thấu đáo. Chúng tôi hết sức hoan nghênh chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ lập trường Việt Nam cũng như các nước thành viên ASEAN là giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, DOC tiến đến COC và cam kết bảo đảm tự do hàng hải trên Biển Đông. Tôi cũng bày tỏ sự hoan nghênh Hoa Kỳ cũng như các nước khác hết sức quan tâm, chăm sóc sự nghiệp hòa bình, ổn định, thịnh vượng ở Biển Đông nói riêng cũng như trong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương ».
Về phần mình, Tổng thống Obama cho biết : « Chúng tôi đã thảo luận về sự cần thiết phải tiếp tục các nỗ lực nhằm giải quyết một cách hòa bình những vấn đề hàng hải đang nổi lên tại Biển Đông và những nơi khác trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương. Chúng tôi đánh giá rất cao cam kết của Việt Nam làm việc với ASEAN và Thượng đỉnh Đông Á nhằm đạt được một bộ quy tắc ứng xử cho phép giải quyest các vấn đề này một cách hòa bình và công bằng ».
Trong Hội nghị các Ngoại trưởng của khối ASEAN tại Brunei hồi đầu tháng 7/2013, Ngoại trưởng Trung Quốc tuyên bố chấp nhận đàm phán với các nước ASEAN về bộ quy tắc COC kể từ tháng 9/2013. Tuy vậy, một số nhà quan sát cảnh báo thái độ của Trung Quốc không thành thực, mà chỉ là một thủ pháp nhằm hóa giải chiến lược xoay trục của Mỹ, đang ngày càng giành được sự ủng hộ của nhiều nước Đông Nam Á đang bị Trung Quốc chèn ép.


Copy từ: RFI

Thông điệp của một tấm hình.



Mấy hôm nay mải tập trung vào vụ anh Điếu Cày, choáng hết thời gian. Bỗng thấy hình ảnh NoU Việt Nam trong đoàn người biểu tình chống Tàu của người dân Phi Lip Pin. Mặc dù đang buồn vì chuyện anh Điếu Cày, nhưng niềm vui nho nhỏ vẫn len lỏi đâu đó trong người. Ít ra tinh thần chống Tàu của anh Nguyễn Văn Hải khi xưa đã không tắt lịm theo bản án đầy hăm dọa hơn một thập kỷ ngục tù, mà trái lại tinh thần yêu nước ấy còn lan khắp nước, thậm chí sang cả nước bạn Phi.

http://songmoi.vn/xa-hoi-thoi-su/tam-thuc-viet-giua-lan-song-bieu-tinh-tai-philippines



Rồi lại có cả bài viết về người Việt Nam trong đoàn biểu tình ấy. Hóa ra có cả Nguyễn Lân Thắng bạn FB của mình, giờ lại thấy Thắng năm tay , sát cánh cùng nữ ca sĩ Phi Lip Pin biểu thị tinh thần đoàn kết chống Tàu nữa mới thật là vui. 

Trong khi Trung Cộng cố áp đặt đàm phán song phương để chia rẽ sự đoàn kết các chính phủ có liên quan đến biển Đông, thì người dân nhỏ bé của hai nước đã tự tìm đến nhau để bày tỏ sự đoàn kết ấy.


Hồi hè năm 2011 biểu tình chống Tàu xảy ra được hai hay ba cuộc gì đó, mình và bà Hằng ngồi uống cà fe ngay đầu ngõ nhà mình. Bàn bên có mấy chàng trai, cô gái ngồi. Họ nói loáng thoáng gì đó, chị Hằng nghe thấy nói.

- Này bọn bàn bên kia nhắc đến Gió đấy, chắc nó biết Gió.

Mình quay sang, thấy bàn bên đó toàn gái xinh, trai cũng đẹp, họ nhìn mình cười vẻ rất thân thiện. Mình cũng cười chào lại. Lát sau mọi người làm quen nhau, hẹn ad FB và cho nhau số điện thoại.Nhìn FB nhận thấy Thắng là dân '' phượt'' thích chụp ảnh.

Vài hôm sau, buổi tối thứ bảy, mình đi trinh sát vườn hoa trước cửa sứ quán TQ xem có hàng rào, cơ động  cảnh sát gì không. Ngồi la cà ở đó, chợt nhớ vợ chồng nhà Lân Thắng mới gọi điện rủ ra đó ngồi chơi. Vợ chồng nhà Lân Thắng ra, ngồi một lúc mình nói chuyện biểu tình chống Trung Quốc. Nghĩ là bọn dân '' phượt '' này chỉ chim , hoa, cá , gái chơi bời. Chú ý gì đến chống Tàu, nhưng hết chuyện nói thì nói. Mình kể mai ở đây sẽ có biểu tình chống TQ, nếu các em rảnh ra xem chụp ảnh cho vui. Lân Thắng ok đồng ý ngay. Cái kiểu đồng ý tắp lự của Lân Thắngnhư  là kiểu đồng ý của kẻ ham chơi, ham vui, thấy đông là táp vô xem, mình cảm giác lúc đó Thắng chỉ nghĩ đơn giản vậy. Vợ Thắng thì nói câu với vẻ mặt vô tư, bất cần đời, không quan tâm lắm, Vượng nói.

- Anh có vụ gì cứ gọi bọn em.

Mình hơi ngạc nhiên, lẽ nào cô ấy coi chuyện chụp ảnh, tham gia biểu tình là bình thường như đi chơi hội. Dường như thấy câu hỏi trên mặt mình, Vượng nói.

- Anh đừng ngại, bọn em chả ngại đâu.

Đến câu này mình mới biết, cả anh và ả đều ý thức được việc biểu tình chống TQ là thế nào. 

Từ đó Lân Thắng luôn có mặt trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội. Những lúc khó khăn bị vây nhà, anh khăn gói quả mướp dạt vòm đi từ vài hôm trước. Chấp nhận rời giường êm, điều hòa mát rượi để chui rúc ,chen chúc ba bốn thằng một giường giữa những ngày hè nóng bức. Để được ngày mai có mặt giữa Hồ Gươm ghi lại những khoảnh khắc lịch sử, cùng hô vang những lời tâm khảm, cho thế giới thấy bộ mặt xâm lược của chính phủ Trung Cộng.


Câu chuyện này đơn giản chỉ có thế ,đọc thì không có gì phức tạp hay đáng nói. Nhưng điều đáng chú ý  là chuyện biểu tình chống Trung Quốc xâm lược nó đến tự nhiên như thế trong lòng người Việt, như thể đó là điều có sẵn trong máu của những người con dân yêu đất nước. Từ ngàn đời để lại trong huyết quản, đến lúc đất nước nguy nan thì tình yêu ấy trỗi dậy. 

Tình yêu đất nước không đến bởi bài giảng lê thê, hoành tráng, lắm từ đao to búa lớn đầy học thuật của  một giáo sư,phó giáo sư hay tướng, tá, quan lại nào.

Lòng yêu nước cũng đến đơn giản, qua cốc trà đá, cốc cà fe, vài câu chuyện đâu đâu. Chẳng có thế lực thù địch thâm độc nào xúi dục, chẳng có hứa hẹn tiền trăm , bạc triệu nào trao cho người đi biểu tình.

Vấn đề là tại sao hàng trăm kiểu lý luận của đoàn thể địa phương, hàng chục các bài viết của giáo sư, nhà báo, tướng tá trên báo, công văn của ủy ban thành phố, giấy triệu tập của an ninh....lại không bằng một cú điện thoại,bằng một tin nhắn bỗ bã trên FB của vài kẻ quen biết nhau sơ sơ, của bọn người tứ xứ, chả thân thuộc gì cho nhau lắm.

- Mai mày có đi không, chờ tao đi cùng nhé.

Những nhà lý luận phản đối biểu tình, dày công vu vạ thế lực thù địch xúi dục, tốn sức dựng vài nhân vật làm quần chúng lên truyền hình phản đối,  huy động hàng trăm công an ngăn chặn ,rồi đoàn thể này nọ nhưng hiệu quả thì chẳng đến đâu. Cuối cùng muối mặt dùng biện pháp côn đồ tấn công đánh đập người biểu tình.

Vì sao họ thất bại về mặt tuyên truyền, đến nỗi phải ô nhục dùng biện pháp côn đồ tấn công người biểu tình.?

Bởi họ cố gắng dựng nên một nguyên nhân không có thật, họ tô vẽ cho nguyên nhân ấy là ghê gớm, là âm mưu, là thế lực lớn, là tiền bạc hỗ trợ....họ cứ nghĩ đám biểu tình ấy phải có tổ chức, cấp trên dưới, có hội họp  và có tiền để lo kinh phí, có thế lực nào đứng đằng sau như chính bọn họ.

Họ chẳng ngờ cái lũ người tứ xứ, quen nhau sơ sơ ấy chỉ cần nhắn tin một câu, gọi nhau cú điện là ào ào đi biểu tình. Xông vào cứu nhau, đứng đợi nhau cửa đồn công an đấu tranh đòi thả người.

Xong là giải tán, ai về nhà đấy, sau có biểu tình chống Tàu lại đi. Chả có bình thưởng xem xét chiến công nào cả gữa đám ấy với nhau.

Đôi khi sự lớn lao, hình ảnh đẹp, đặc biệt, rạng rỡ khiến chúng ta bất ngờ  lại đến từ sự giản dị. Tấm hình của Nguyễn Lân Thắng đứng cạnh một ca sĩ nổi tiếng người Phi trong cuộc biểu tình chống TQ ở Malina cũng đến từ những điều giản dị. Và điều giản dị trở nên thành đặc biệt, thành lịch sử chính là bởi sự giản dị ấy là lòng yêu nước.

Thế giới đã chứng kiến người dân hai nước Việt - Phi sát cánh bên nhau, không cần sự đồng ý hay chỉ đạo nào của chính phủ trong mối họa Trung Cộng đang ngày ngày lộng hành.

Thông điệp bức ảnh thật tuyệt vời.


Copy từ: Người Buôn Gió