CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

Tình huống bất ngờ


Nông dân nghèo vì Đảng sai lầm chiến lược



Nam Nguyên, phóng viên RFA 2013-08-16

034_99198-305.jpg
Hai nông dân trò chuyện bên ruộng lúa.
AFP photo



Chính phủ Việt Nam quyết định tái cơ cấu nông nghiệp vào lúc không thể che dấu thực tế tệ hại của đời sống nông dân sau 25 năm đổi mới. Câu hỏi được đặt ra là liệu có thể đưa nông nghiệp, nông dân, nông thôn tiến lên, khi chưa gỡ nút thắt đất đai sở hữu toàn dân và chưa thực hiện thể chế kinh tế thị trường thực sự.

Thu nhập của nông dân 

Khó thể tưởng tượng ở đất nước xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo mỗi năm đứng hàng nhì thế giới, nhưng thu nhập trung bình của những hộ thuần nông gồm 4 người chỉ được 1.458.000 đ một tháng. Như vậy thu nhập bình quân đầu người của nông dân chỉ khoảng 4,2 triệu đồng/năm, tương đương 200 USD so với mức thu nhập bình quân đầu người toàn quốc cùng năm 2012 khoảng 1.600 USD. Những số liệu này được báo chí trích từ ‘Báo cáo đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam – kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn 2012 tại 12 tỉnh’ do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương công bố ở Hà Nội hôm 7/8/2013.
Cũng dễ hiểu khi nông dân làm lúa bức xúc vì đời sống khó khăn như phát biểu của một người làm lúa ở Tây Nam Bộ:

“Năm nay làm lúa chưa lời được 10% làm sao mà sống nổi. Trong khi phân bón thuốc trừ sâu mấy ‘chả’ làm ra thậm chí giá còn cao hơn phân urê nhập của Trung Quốc. Nông dân kiểu này nghèo suốt đời luôn, bộ chế độ này không cho nông dân làm giàu sao, nói dân giàu nước mạnh gì, nước giàu dân mạt thì có.” 

Trả lời chúng tôi, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương ở Hà Nội nhận định rằng, đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam là nông nghiệp, nông dân, nông thôn từ trước đến nay vẫn là trụ cột để bảo đảm ổn định của xã hội. Nông nghiệp bảo đảm an toàn thực phẩm, đóng góp rất lớn cho xuất khẩu và thực sự là xuất siêu, đây là yếu tố rất quan trọng. Nhưng trong hai ba năm gần đây, tốc độ tăng trưởng giảm sút, đặc biệt giá cả nông sản giảm sút và đời sống của người nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Không những người nông dân mất đất họ phản đối đi khiếu nại, mà những người nông dân có đất ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay cũng đối diện những vấn đề rất lớn.
Nông dân kiểu này nghèo suốt đời luôn, bộ chế độ này không cho nông dân làm giàu sao, nói dân giàu nước mạnh gì, nước giàu dân mạt thì có.” 
- Một nông dân
Theo TS Lê Đăng Doanh Việt Nam đang rất cần phải tái cấu trúc lại nông nghiệp-nông dân-nông thôn bằng cách kết hợp với các nhà doanh nghiệp, với các nhà phân phối để bảo đảm sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu có giá trị thương mại cao và phải cơ cấu lại ruộng đất của nông thôn, xây dựng những cánh đồng mẫu lớn..v..v.. TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh:

“Tất cả những vấn đề đó liên quan rất nhiều đến chế độ sở hữu đất đai, trong Hiến pháp hiện nay nói rõ đất đai là sở hữu toàn dân. Toàn dân là sở hữu như thế nào, không rõ, bây giờ cái toàn dân đó được đại diện bởi Nhà nước. Thế thì Nhà nước được đại diện bởi ai và thẩm quyền như thế nào, Hiến pháp 1992  nói là Nhà nước có quyền thu hồi đất để phục vụ mục tiêu quốc phòng an ninh và lợi ích công cộng (chấm). 

Nhưng Luật Đất đai là bổ xung thêm ‘và phát triển kinh tế xã hội’. Thế phát triển kinh tế xã hội là gì, là một nhà máy hay một khu nghỉ dưỡng hay là một khách sạn lớn. Điều này quá rộng và không xác định rõ, cho nên dẫn đến việc thu hồi đất của nông dân và đền bù với một giá rất thấp rồi chuyển giao cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước và ăn chênh lệch giá đó. Giá đất thì thường xuyên được đẩy lên rất cao, do vậy làm cho giá bất động sản của Việt Nam tăng lên cao hơn rất nhiều lần so với thu nhập trung bình của xã hội.
Đấy là một vấn đề rất là gay gắt, cho nên hiện nay đang có nhiều phương án đưa ra để thảo luận về qui định chế độ sở hữu đất đai trong Hiến pháp. Tôi rất mong sẽ có một cuộc thảo luận thấu đáo, bởi vì do Hiến pháp chưa thông qua nên Quốc hội khóa họp vừa rồi cũng tạm hoãn chưa thông qua Luật Đất đai mà để chờ khi Hiến pháp thông qua thì sẽ thông qua Luật Đất đai.” 

Thực trạng nông nghiệp Việt Nam

000_Hkg8377545-250.jpg
Một nông dân chăn bò trên một cánh đồng khô hạn hôm 12/3/2013. AFP photo

GSTS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường Đại học Tân Tạo Long An, một chuyên gia nông nghiệp có bề dày kinh nghiệm và uy tín quốc tế nói với chúng tôi, nông nghiệp, nông dân, nông thôn chịu hậu quả vì chính sách và chiến lược. Ông nói:

“Nói tái cơ cấu, gốc của vấn đề là muốn sao cho nông dân có lợi tức. Đáng lẽ phải nghĩ điều này từ đầu hoặc ít nhất từ khi mới bắt đầu xuất khẩu gạo thì phải nghĩ tới tình huống này. Mình biết trồng lương thực thì không thể nào giàu được, ở nước nào cũng vậy. Cho nên phải tìm cách sao cho nông dân có lợi tức cao hơn, nếu bây giờ mỗi địa phương họ nghĩ tới cái GDP (tổng sản phẩm nội địa) của họ thay vì nghĩ tới cây lúa thì bây giờ cục diện nó khác liền. Đầu óc cây lúa này ăn sâu từ từng ông nông dân cho tới những người từ nông dân ra làm chính quyền ở trên, họ chỉ biết tới cây lúa, lúc trước mấy thứ cây khác họ không dám nghĩ tới. Bây giờ cây lúa không có tiền, lợi tức thấp thì họ mới nghĩ tới những thứ khác, rất là chậm.” 

GSTS Võ Tòng Xuân điểm lại thực trạng nông nghiệp Việt Nam, ngành nông nghiệp không ít lần nói chuyện đa dạng hóa nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu nhưng đều bất cập.  GSTS Võ Tòng Xuân tiếp lời:

“Tôi đề nghị Nhà nước, cụ thể Bộ Nông nghiệp không nên biểu nông dân trồng cái này cái kia mà chỉ biểu vậy thôi, nhưng không nói nguyên một cái chuỗi giá trị của nó. Phải tính nguyên một hệ thống chuỗi giá trị đó, từ giống ở đâu, viện nào công ty nào, qui trình trồng, huấn luyện nông dân và đưa giống cho họ. Kế đó là ai sẽ mua cây này, chế biến thế nào, tiêu thụ ra sao bán ở đâu. Bộ Nông nghiệp phải nghĩ luôn một chuỗi như thế thì mới bền vững được. Chuyển đổi cơ cấu rồi mạnh ai nấy làm thì chết hơn nữa, cứ trồng rồi chặt đã xảy ra nhiều năm rồi”

Sản xuất lương thực của Việt Nam hiện nay đang có vấn đề là chưa kết hợp được giữa khâu sản xuất với khâu thu mua lưu thông chế biến và xuất khẩu.
- TS Lê Đăng Doanh
Theo website Chính phủ, tại Hội nghị vùng đồng bằng sông Cửu Long hồi trung tuần tháng 7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu là, nền kinh tế hộ tiểu nông, sản xuất nhỏ lẻ, lại bị cắt ra nhiều khúc nên không còn phù hợp với thực tiễn, phù hợp với thị trường phát triển.

Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, TS Lê Đăng Doanh hy vọng mô hình cánh đồng mẫu lớn sẽ giúp giải quyết vấn đề sản xuất tập trung, chất lượng sản phẩm tốt hơn và tạo được liên kết trong toàn bộ chuỗi sản xuất.

“Sản xuất lương thực của Việt Nam hiện nay đang có vấn đề là chưa kết hợp được giữa khâu sản xuất với khâu thu mua lưu thông chế biến và xuất khẩu. Giữa  khâu sản xuất và khâu thu mua, xuất khẩu  này lại chưa có hợp đồng một cách ổn định vì vậy bị cắt đứt đoạn và hạt gạo Việt Nam phải qua quá nhiều tay thì mới đi đến xuất khẩu được. Cứ mỗi lần như vậy thì những cá nhân thu mua, công ty thu mua đều có một phần lãi nhưng người nông dân thì ít được lãi. Tôi nghĩ vấn đề ở đây trước hết Việt Nam sẽ tổ chức lại sản xuất, phải ký kết hợp đồng giữa người sản xuất và người tiêu thụ, người chế tác và người xuất khẩu.”

Cái phao "Cánh đồng mẫu lớn"

000_Hkg7888286-250.jpg
Một cánh đồng lúa đã được đô thị hóa ở vùng ven Hà Nội. AFP photo

Mô hình cách đồng mẫu lớn của Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang ở một vài tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang được Bộ NN-PTNT xem như một cái phao để thực hiện tái cơ cấu. Đây không phải là phát kiến gì mới, nhưng cũng chỉ mới phát triển được 30.000 ha và chỉ có một mình mô hình của An Giang là thành công. Có thể mô tả ngắn gọn cánh đồng mẫu lớn là doanh nghiệp liên kết với một số lượng càng nhiều càng tốt nông dân có đất trồng lúa, tổ chức vùng nguyên liệu lúa đồng nhất theo hợp đồng, doanh nghiệp ứng trước vật tư đầu vào, hỗ trợ kỹ thuật và khi thu hoạch nông dân có thể bán ngay hoặc gởi kho miễn phí trong 1 tháng, khi nào muốn bán thì bán. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải đầu tư một cụm dịch vụ phục vụ cánh đồng nguyên liệu, đó là nhà kho, nhà máy sấy lúa, xay xát…

Cái phao cánh đồng mẫu lớn chỉ có thể cứu vớt nông nghiệp Việt Nam nếu có sự tham gia của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và điều gọi là chấm dứt độc quyền trá hình trong kinh doanh xuất khẩu gạo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), nơi bị chi phối nặng bởi các Tổng công ty Lương thực Miền Nam, Miền Bắc và các công ty con của các Tổng công ty này. GSTS Võ Tòng Xuân kêu gọi thực hiện cơ chế thị trường.

“Báo chí nói riết cũng uể oải, vì cái nhóm lợi ích nó mạnh quá. Hai ông Vinafood và VFA phải bước xuống, chứ cứ cho họ quyền lực như thế, hai cơ quan nhưng thực sự chỉ là một. Bây giờ phải để cho doanh nghiệp có quyền xuất khẩu, nếu không thì không tội tình gì họ tốn công xây dựng vùng nguyên liệu, người ta chăm sóc nông dân, cho nông dân vay giúp đỡ nông dân trong thời gian sản xuất, rồi cuối cùng làm ra gạo tốt lại không cho xuất. Như vậy tất cả những người có nhiệt tình, có thị trường, người ta không thể nào đeo đuổi được. Bây giờ nó nói anh có thị trường, anh giao cho tôi, ai mua anh giao cho tôi để tôi bán cho người ta, thế đâu có được.”

Bây giờ phải để cho doanh nghiệp có quyền xuất khẩu, nếu không thì không tội tình gì họ tốn công xây dựng vùng nguyên liệu, chăm sóc nông dân, giúp đỡ nông dân trong thời gian sản xuất, rồi cuối cùng làm ra gạo tốt lại không cho xuất.
- GSTS Võ Tòng Xuân
Việt Nam đang chuẩn bị tái cơ cấu nông nghiệp theo tiêu chí được công bố là phải gia tăng phúc lợi bằng được cho nông dân, giữa trăm mối ngổn ngang về lúa gạo, thủy sản và chăn nuôi bên cạnh vấn đề nhóm lợi ích mưu lợi “ăn hớt” lợi nhuận của nông dân. Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát từng bị Đại biểu Quốc hội châm biếm là quá hiền trong các đối sách trước cuộc khủng hoảng của sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Liệu ông bộ trưởng có cầm trịch được cuộc cách mạng nông nghiệp gọi là tái cơ cấu mà trước tiên là sự thay đổi tư duy tiểu nông hằn sâu trong bộ máy cầm quyền cũng như nông dân. Liệu ông có chấm dứt được tình trạng khuynh loát độc quyền trá hình trong kinh doanh xuất khẩu gạo hay không. Như ông từng phát biểu trên trang mạng của ngành: “Tái cơ cấu phải tạo ra được một hệ thống khuôn khổ có thể phản ứng năng động trước những biến động thách thức của thị trường.”


Copy từ: RFA


....................

Phương Uyên trở về từ một bản án

Từ lâu mọi người thường nghĩ đứng trước tòa cứ nhận tội thì được khoan hồng. Trong vụ án phúc thẩm xử Phương Uyên - Nguyện Kha cả hai đã bọc lót kỹ. Một nhận tội, một cương quyết không nhận tội lại còn tuyên bố: Tôi chống đảng chứ không chống đất nước tôi, dân tộc tôi. Chính vấn đề này đã đưa những kẻ được gọi là quan tòa vào thế triệt buộc. Họ đã hoàn toàn lâm vào thế bị động trong "cuộc chơi" do chính họ bày ra.


Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2013-08-16
 
phuonguyen08162013-600
Phương Uyên và bạn bè ngay sau khi được trả tự do.
T.A gửi RFA


Sau bao nhiêu ngày chờ đợi cũng như áp lực từ dư luận, bản án của Phương Uyên và Nguyên Kha đã được tuyên bố vào chiều ngày hôm nay 16 tháng 8 tại tòa Phúc thẩm tỉnh Long An theo đó Phương Uyên bị 3 năm tù treo và 52 tháng thử thách. Đinh Nguyên Kha 4 năm tù giam và 3 năm quản chế, giảm còn phân nửa so với bản án phiên sơ thẩm.

"Đừng để đến già chúng ta phải hối tiếc..."

Hầu như trong suốt cả ngày 16 tháng 8 người có quan tâm tới vụ án của Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên đều hướng về thành phố Long An để theo dõi phiên tòa phúc thẩm xét xử hai bị cáo tuổi đời còn rất trẻ nhưng chí hướng mà họ theo đuổi thật cao cả.

Từ sáng sớm hàng chục người gồm thân nhân của hai em đến các bloggers và đặc biệt là trí thức đã có mặt truớc tòa án để yễm trợ tinh thần hai em. Đã có những xô xát xảy ra đến nỗi nhiều người nằm lăn truớc xe công an để phản đối đàn áp.

Cuối cùng thì bùng vỡ những tiếng reo hò sung sướng khi bản án được loan đi vào buổi chiều cuối giờ. Nguyên Kha với bản án 4 năm tù, giảm còn phân nửa với án sơ thẩm và Phương Uyên thay vì bị 6 năm tù giam như đề nghị của Viện kiểm sát thì lại được huởng 3 năm án treo và 52 tháng thứ thách.

Thắng lợi này là thắng lợi của xu thế đổi mới và là thất bại của phe “4 kiên định” muốn cúi đầu chịu thần phục Trung quốc.
- Nhà báo Kha Lương Ngãi
Trong khi theo dõi diễn tiến chúng tôi đã thật sự bị lôi cuốn vào đám đông bùng vỡ những cảm xúc tràn đầy truớc tin vui này.
Có tiếng khóc từ đầu giây điện thoại, tiếng vỗ tay, tiếng cười vui và ngay cả tiếng hoan hô công an đâu đó trước cửa trại giam khi mọi người chờ đợi sự xuất hiện của cô gái dáng người nhỏ nhắn nhưng nội lực tràn ngập những niềm tin và ý chí mạnh mẽ của cô.

Chúng tôi cũng chờ đợi và không kém hồi hộp khi liên lạc được với Phương Uyên trên chuyến xe chở em trở về Sài Gòn.

Trong tiếng nói còn mệt mỏi Phương Uyên cho chúng tôi biết những lời đầu tiên sau khi hít thở không khí tự do:
"Dạ mẹ con là người rất cao cả, đã đứng về phía con trong thời gian dài mà đã bị phía bên ngoài gây sức ép rất lớn. Con rất cảm ơn mẹ và bên cạnh đó là tất cả mọi người. 

Con chỉ biết nói một câu “mọi người chúng ta đang là một”. Chúng ta là tuổi trẻ, chúng ta phải biết bảo vệ quan điểm của chúng ta. 

Tuổi trẻ là nơi dễ vấp ngã và tuổi trung niên là tuổi phải bươn chải, già là tuổi để nhìn lại mà hối tiếc. 

Đừng để đến già chúng ta phải hối tiếc vì cuộc đời chỉ mang một ý nghĩa giả và tạm nên hãy làm hết sức mình những gì mình nghĩ trong đầu. Nếu thấy đúng hãy cứ theo tiếng con tim mách bảo là thẳng thắn."

Khi được hỏi điều gì khiến Phương Uyên ấn tượng nhất trong phiên tòa hôm nay, Phương Uyên cho biết:
"Cháu nghĩ mình không phạm theo điều 88. Đáng lý ra cháu không nói lên hành động vi phạm của cháu nhưng cháu đã tự nói lên” Tôi không vi phạm điều 88”; Tôi phạm những điều khác khi ở tòa cháu trả lời thẳng thắn đó là lỗi do Viện kiểm sát và An ninh điều tra của Long An đã truy tố tội của tôi là sai.
Tôi chỉ xúc phạm đảng. Sự xúc phạm này ép buộc tôi vào tội chống nhà nước. Tôi mong muốn có sự công bằng, không cào bằng. Đó là tính khoa học của pháp lý. 

Còn hỏi tính khoa học của pháp lý như thế nào thì đó là phải rõ ràng, không cào bằng. Con nói được cái quan điểm của pháp lý tại vì con thấy rất nhiều bất công trong pháp luật."

Trước bản án 4 năm tù giam đối với Đinh Nguyên Kha, Phương Uyên chia sẻ suy nghĩ của mình:
"Dạ đó là sự nhường bước mà mỗi người có một quan điểm khác nhau. Con xin tôn trọng ý kiến của anh Đinh Nguyên Kha.
Con không biết nói gì cả nhưng mọi chuyện là do mình, chỉ là do bản thân mình thôi. Mình thấy có tội thì nó là có tội. Mình thấy không tội thì nó là không tội. Và anh chấp nhận anh phạm tội ở điều 88 thì đó là do anh còn tôi thì không."

Dĩ nhiên không ai trong ngày hôm nay vui mừng hơn mẹ của Phương Uyên, chị Nhung cho biết:
"Dạ phải nói là cái cảm giác khi con mình được tự do mà cả thế giới đều biết thì thật sự rất là hạnh phúc. Con gái của mình đã được tự do và tự do trong sự thật bé đã bảo vệ quan điểm của mình đến cùng ở trước tòa."

...tôi vững tin vào thế hệ này, vững tin vào đất nước này sẽ hình thành nên những con người yêu nước, có tấm lòng. Và tôi nghĩ đây cũng là một bước nhượng bộ khá quan trọng.
- Ông Huỳnh Kim Báu
Mẹ của Đinh Nguyên Kha tuy nhận thấy bản án 4 năm của con bà vẫn còn nặng nề nhưng nếu so với 8 năm thì sức nặng đã giảm hơn phân nửa, bà vừa buồn vừa vui cho biết:
"Tôi cũng vui lắm anh. Thấy kêu án 8 năm mà giờ giảm 4 năm thì mình cũng mừng lắm. Nó biết nghe dư luận ở bên ngoài thì nó cũng giảm cho thằng Kha.
Cái vui thứ nhất là con Uyên nó được án treo được ra rồi nè, một đứa rồi đó. Thằng Uy của tôi cũng chưa ra thì tôi cũng trông cho nó ra tại vì thằng Uy có tội tình gì đâu mà giam nó.
Con Uyên còn tha bng không lẽ thằng Uy tôi họ không thả."

Thắng lợi

saubanan-danlambao3-250.jpg
Người dân tham dự bên ngoài phiên tòa. Photo courtesy of danlambao

Linh Mục Đinh Hữu Thoại thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam cũng không thề kềm cảm xúc mặc dù ông và nhiều tín hữu hoạt động trong Ủy Ban Công lý và Hòa Bình đã có mặt từ sớm tại Long An để theo dõi vụ án này. Linh mục Thoại cho biết:

"Dạ vâng khó diễn tả được nỗi vui của mọi người, nhất là những người đi dự hôm nay. Họ đi chung quanh tòa, hô vang các khẩu hiệu” trả tự do cho Phương Uyên, Nguyên Kha”, “Phương Uyên vô tội, Nguyên Kha vô tội”....
Khi mà họ được báo tin trước khi đám an ninh biết (đám an ninh không biết gì hết), họ vui mừng, họ la lên đến độ công an ngạc nhiên vì không biết chuyện gì xảy ra. 

Phải nói là rất là vui vì lần đầu tiên trong lịch sử khi mà mình biết đến những chuyện trong xã hội đến bây giờ; Đây là lần đầu tiên, mình chưa bao giờ thấy một cái tiền lệ nào hết và chiều hôm nay nó lại xảy ra đúng như cái linh cảm của mình.

Ông Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức tp HCM kể lại diễn tiến cũng như sự xúc động của ông trong ngày hôm nay, ông chia sẻ:
"Buổi sáng thì nó đàn áp dữ dội lắm. Tụi tôi phải nằm ở ngoài đường, ngăn bánh xe không cho nó đàn áp.
Đến 11 giờ rưỡi thì luật sư ra cho biết rằng nó đề nghị là Phương Uyên giữ nguyên hình phạt, Nguyên Kha giảm 4 năm. 

Phương Uyên trả lời rất là dõng dạc: thứ nhất là tôi không quan tâm đến chuyện tăng hay giảm án mà tôi muốn công khai tôi tội gì.
Tôi chống đảng cộng sản nhưng mà chống đảng cộng sản có vi phạm điều 258 không. 
 
Mới có 21 tuổi mà nói như thế thì rất là hay. Chiều nay lạ nhất là cả hàng trăm người biểu tình rất khí thế thì công an  lại “trung lập”.
 
Mặc dầu chị Minh Hằng chửi quá trời chửi nhưng họ không phản ứng gì hết. Tụi tôi còn đi biểu tình, còn hát “Dậy mà đi” nữa mà, rồi hô khẩu hiệu.
Cho tới chiều thì bất ngờ nó công bố bản án: Phương Uyên 3 năm tù treo và phóng thích ngay tại tòa; Còn Kha thì 4 năm.

Tôi nói thật chưa bao giờ tôi thấy sung sướng như ngày hôm nay. Tôi đi 2/3 đường về Sài Gòn rồi mà tôi trở lại liền. Đang mệt vậy đó mà giờ tôi khỏe re.
Là một đứa bé mới 21 tuổi, đây là hình ảnh của tụi tôi vào thời trẻ, tôi vững tin vào thế hệ này, vững tin vào đất nước này sẽ hình thành nên những con người yêu nước, có tấm lòng. 

Và tôi nghĩ đây cũng là một bước nhượng bộ khá quan trọng."

Tôi mong muốn có sự công bằng, không cào bằng. Đó là tính khoa học của pháp lý. Còn hỏi tính khoa học của pháp lý như thế nào thì đó là phải rõ ràng, không cào bằng.
- Phương Uyên
Nhà báo Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng cho biết cảm giác sung sướng của ông mặc dù trong buổi sáng hôm nay chính ông cũng bị công an tạm giữ:

"Tôi thấy tất cả mọi người mà nếu nói rộng hơn là những người yêu nước, tất cả đều vui mừng, phấn khởi trước thắng lợi này. 

Thắng lợi này là thắng lợi của xu thế đổi mới và là thất bại của phe “4 kiên định” muốn cúi đầu chịu thần phục Trung quốc. 

Từ hồi chiều giờ sau khi nghe tin thắng lợi này, tất cả anh em chúng tôi đều  thấy thắng lợi này là một xu thế mới, một xu thế không thể cưỡng lại được.
Tôi nghĩ đất nước phải xoay chuyển theo chiều hướng của thế giới văn minh, tiến bộ, dân chủ. Chuyển theo xu thế đó thì sẽ lần lượt thả những người từ lương tâm khác như anh Điếu Cày, chị Tạ Phong Tần, anh Cù Huy Hà Vũ.....
Tôi nghĩ rằng sẽ phải thả những người đó, đất nước mới chuyển mình sang xu thế dân chủ tiến bộ được. Đất nước mới phát triển được."

Những tiếng hô sau lưng Phương Uyên và các bạn vẫn còn đuổi theo đoàn xe về Sài Gòn để tối nay theo như dự kiến sẽ có đêm thắp nến cầu nguyện tại Dòng Chúa Cứu Thế, điều bất ngờ với sự tham dự của Phương Uyên, để tiếp tục cầu nguyện cho những tù nhân lương tâm bất hạnh hơn em.


Copy từ: RFA


..........................

Phúc thẩm Uyên – Kha, phiên toà lịch sử thứ hai

Đây là phiên tòa lịch sử, vì lần đầu tiên các bạn trẻ lứa tuổi 20 hiên ngang khẳng định mình vô tội, công khai tuyên bố tách bạch Đảng Cộng sản với Nhà nước Việt Nam.


Hoàng Hưng


clip_image002

Phương Uyên tại Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp – Dòng Chúa Cứu Thế (Sài Gòn), sau khi được trả tự do


Phiên sơ thẩm tôi không có duyên tham dự dù chỉ ở ngoài đường, nhưng chỉ đọc tường thuật trên mạng, đã đủ cơ sở để nhận định: Đây là phiên tòa lịch sử, vì lần đầu tiên các bạn trẻ lứa tuổi 20 hiên ngang khẳng định mình vô tội, công khai tuyên bố tách bạch Đảng Cộng sản với Nhà nước Việt Nam. 

Phiên phúc thẩm hôm nay tôi thật may mắn. 

Không được vào bên trong phòng xử, nhưng lại có cơ hội chứng kiến và tham dự một cuộc biểu dương khí thế của lương tri, của chính nghĩa, của tình đồng bào, đồng đội, của lòng yêu nước đẹp tuyệt vời. 

Hãy đến đây mà coi bà mẹ trẻ địu đứa bé một tuổi trước ngực lặn lội cả ngàn cây số vào đây chia lửa cho hai bà mẹ của Uyên và Kha, mà xem các cụ bảy mươi cùng các cháu gái trai nằm lăn xuống đường chặn bánh xe hung bạo bắt người, mà nghe tiếng hát vang “Dậy mà đi” do người cựu tù Côn Đảo tóc bạc phơ khởi giọng, nghe tiếng hô “Đả đảo Trung Quốc xâm lược”, “Đả đảo bọn tay sai bán nước!”, “Uyên – Kha vô tội”… đánh thức cả khu trung tâm thành phố Tân An lâu nay tưởng như chỉ chăm chú chuyện làm ăn, khiến một bác xe ôm rơi lệ, một bà bán quán chạy tới ôm chầm người mẹ có con đang lâm nạn, khiến hàng trăm người đi đường dừng lại lắng nghe. Hãy nhìn cảnh một rừng công an cảnh sát, dân phòng tự vệ… ngây mặt nghe một người đàn bà sang sảng kêu gọi “Hãy tìm một lối quay súng trở về với nhân dân”!

Phiên phúc thẩm Uyên – Kha sẽ đi vào lịch sử vì nó đã biến thành cuộc biểu tình kết tinh ý chí của toàn dân. Đó là NHÂN DÂN của chúng ta, một khi đã xé được khăn bị mắt, tháo được vòng kim cô, vượt qua được nỗi sợ, sẽ bộc lộ hết sức mạnh của mình! Thật tiếc cho các nhà cầm quyền cấp cao không biết vi hành để tận mắt chứng kiến mà thấu hiểu lòng dân ngày hôm nay. Họ sẽ thấm thía thế nào là sức mạnh “lật thuyền” nếu đi ngược dòng nước, nhưng đồng thời họ sẽ có lòng tin để lèo lái con thuyền đất nước vượt qua mọi thác ghềnh nếu biết dựa vào sức “nâng” của nước.

Không được vào bên trong phòng xử, nhưng cũng như phiên sơ thẩm, tôi lại được nghe tường thuật những lời tuyên bố hiên ngang của hai bạn trẻ. Nhất là lời Phương Uyên, chững chạc, tự tin khiến không ít người phải ngỡ ngàng: “Tôi không cần giảm án, chỉ cần xử đúng người đúng tội… Chống Đảng Cộng sản không phải chống phá đất nước, dân tộc!”. Một lần nữa, những lời đi vào lịch sử!

Và niềm vui bất ngờ đã nổ ra như sấm động: Nguyên Kha được giảm nửa mức án sơ thẩm, Phương Uyên được trả tự do ngay tại tòa! 

Hãy đến đây mà xem cuộc đón rước Phương Uyên trước trại giam Long An và nghênh tiếp em tại Nhà dòng Chúa Cứu thế Sài Gòn như hậu phương đón người nữ anh hùng từ tiền tuyến chiến thắng trở về. Em xanh, gầy, nhưng ánh sáng thiên thần tỏa ra trên gương mặt, ánh mắt, nụ cười và tấm áo trắng học trò mà ngục tù không thể vấy bẩn. 

Rõ ràng một phiên tòa lịch sử: Lần đầu tiên, chính quyền buộc phải thay đổi căn bản bản án đối với một tù nhân chính trị! 

clip_image004

Sự vui mừng bừng lên trong tiếng cười và từ sâu xa trong lòng chúng ta: Phải chăng đây là dấu hiệu đầu tiên của bước chuyển hướng từ độc tài hắc ám sang con đường dân chủ tươi sáng? 

Còn phải chờ những sự kiện tiếp theo để có thể khẳng định niềm tin ấy.

Nhưng có một điều không thể nghi ngờ: Những cuộc đấu tranh liên tục, không mỏi mệt của hàng ngàn người thuộc mọi tầng lớp do các nhân sĩ trí thức khởi xướng, được sự hưởng ứng rộng rãi của đồng bào hải ngoại và bạn bè quốc tế đã có tác động thực sự đến thắng lợi bước đầu của phong trào dân chủ nhân quyền hôm nay. Hỡi những ai có lúc chán nản, hoài nghi hiệu lực của cuộc đấu tranh bất bạo động, xin hãy lấy lại niềm tin, lấy lại lòng tự hào của những con người trong tay không tấc sắt nhưng luôn có trong lòng một con tim được nuôi bằng máu đỏ Lạc Hồng!

Và với những bạn băn khoăn với câu hỏi: “Khi nào là thời cơ của Dân chủ?”, tôi nghĩ rằng cuộc biểu dương lực lượng của nhân dân tại phiên tòa phúc thẩm Uyên – Kha hôm nay đã cho ta lời đáp: “Thời cơ do chính chúng ta tạo nên!”

Đêm nay là một trong những đêm vui nhất đời tôi!

12 giờ đêm 16/8/2013

H. H.

Tác giả gửi trực tiếp cho: Bauxite Việt Nam


...........................

Dân Việt xem Phương Uyên là người nhà của mình




VRNs (17.08.2013) – Ninh Bình – Rất nhiều người ngưng công việc để chia sẻ niềm vui trực tiếp và online với Phương Uyên, với anh Linh chị Nhung và bé Siêu.

Ngày hôm qua, tại Long An, một bước tiến hơn so với phiên sơ thẩm cách đầy 3 tháng (16.05), là khi công an bắt chị Thúy Nga, nhiều thanh niên đã nằm xuống đường, ngăn cản xe công an rượt bắt người vô cớ, và không có căn cứ pháp luật. Sau cơm trưa, mọi người diễu hành với các khẩu hiệu “Yêu nước là vô tội”, “Phương Uyên vô tội” “Freedom Phương Uyên”… đi từ siêu thị tiến về phía Tòa án tỉnh Long An.

Mọi người hướng về Nguyễn Phương Uyên như người nhà của mình.

Ngay sau khi ra khỏi nhà tù, sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên đã nói:

“Em không thể bỏ tình yêu đất nước, không thể bỏ tất cả những gì đang suy nghĩ trong đầu của em. Đứng trước tòa em rất sợ. Nhưng em giữ vững lập trường yêu nước. Chủ tọa phiên tòa nói em cứng đầu, nhưng em đây không phải là cứng đầu, mà là quan điểm lập trường của mình. Ở 22 tuổi, quan điểm và lập trường rất khó, nhưng phải giữ vững lòng tin. Mẹ vẫn tin mình. Gia đình là tế bào xã hội, mẹ đẻ mình ra trong gia đình này thì mình phải vinh danh cho gia đình… phải cố gắng trước quan tòa. Có lúc vẫn run, khi mà đồng phạm của mình Đinh Nguyên Kha, anh Kha đã nhận tội rồi, họ cho em tiếp xúc với anh Kha, nhưng em nói Kha ơi, không thể từ bỏ, chỉ có nói như vậy thôi. Tôn trọng quyết định của Kha, nhưng mình cũng tôn trọng quyết định của mình. Cám ơn mọi người rất nhiều. Chúng ta là một “we are one”. Cám ơn mọi người nhiều lắm”.   


Nguyễn Phương Uyên giữa người thân ngay khi ra khỏi nhà tù Long An


Hiền tỷ chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng, Cao Đài giáo chân truyền có ý kiến ngay sau khi phiên tòa phúc thẩm tuyên án: “Phiên Tòa Phúc Thẩm vừa xét xử 2 em sinh viên yêu nước kết thúc lúc 16g15 với kết quả Đinh Nguyên Kha 4 năm tù giam, 3 năm quản thúc. Nguyễn Phương Uyên 3 năm tù treo, 3 năm quản thúc. Chúng tôi ban Đại Diện Khối Nhơn sanh Đạo Cao Đài nhận định như sau:

Phiên Tòa Phúc Thẩm dàn dựng giống như một vỡ kịch đã chuẩn bị trước – Người bán nước xử người yêu nước. Đối với Tòa Án, đại diện cho công quyền mà hoàn toàn bất lực, hoàn toàn không độc lập để xét xử theo hành vi tội phạm mà lại xét xử theo yêu cầu của đảng. Dưới hình thức xử án cho có bài bản nhưng thực chất hoàn toàn dối gian, qua mặt người dân, không trong sáng, không minh bạch, bất kể dư luận, hành xử một cách độc tài, độc đoán.

Đối với người dân, Nguyên Kha và Phương Uyên hoàn toàn trong sáng, hoàn toàn vô tư của một con người Việt Nam yêu nước nồng nàn, lo cho quê hương Việt Nam, lo cho vận mạng và tiền đồ của dân tộc Việt Nam, những con người nầy đáng được vinh danh, đáng được tự hào. Hai em là hai vị anh hùng của dân tộc dám hy sinh đời trẻ của mình để dấn thân cho quê hương đất nước, đáng được ghi vào sử sách mai hậu cho thế hệ trẻ học hỏi và noi theo.

Qua Phiên Tòa Phúc Thẩm vừa qua, người dân và các tôn giáo như Đạo Cao Đài chúng tôi từ Nam, Trung, Bắc, mặc dầu không đến tại Tòa Án tỉnh Long An để ủng hộ tinh thần nhưng chúng tôi trực tiếp theo dõi từng giờ phút.

Chúng tôi thay mặt cho anh em trong Ban Đại Diện Khối Nhân Sanh Đạo Cao Đài (BĐDKNSĐCĐ) xin chân thành chia sẻ và nhắn gởi hai em Nguyên Kha và Phương Uyên, hai em không có cô đơn đâu! Sau lưng các em còn có hàng triệu triệu trái tim, triệu triệu con người sẵn sàng từng giờ từng phút dõi bước trên con đường phụng sự đạo pháp và quê hương.

Đối với tình hình đất nước hiện nay, tất cả chúng ta những người VN yêu nước, chúng ta nghĩ gì, gương Lê Lợi, Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Nguyên Kha, Phương Uyên… còn đó, chúng ta phải làm gì cho định vận mạng dân tộc mình.

Chúng tôi BĐDKNSĐCĐ yêu cầu nhà cầm quyền hoàn toàn trả tự do vô điều kiện cho hai em sinh viên Nguyên Kha và Phương Uyên sớm đoàn tụ gia đình.

Tại sao yêu nước lại bị bỏ tù??? Đây là việc làm quá ư là phi lý của nhà cầm quyền!!!”

Vinh Lưu, một blogger nói: “Chúc mừng Phương Uyên, chúc mừng tất cả mọi người trong niềm vui hân hoan. Đã có một chút nhượng bộ, một chút công lý và phong trào đấu tranh dân chủ đã tiến thêm một bước, chúc sức khỏe tất cả mọi người trong niềm vui”.


Các chú các anh ở Nghệ An không thể vào Long An dự phiên tòa được, nhưng đã theo dõi từng phút một, nên khi vừa biết tin tòa tuyên án, đã mở bia uống mừng sinh viên Nguyễn Phương Uyên.


Hue Nguyen nói: “Bọn Cộng Sản bao giờ cũng chủ trương dùng Bạo Lực Cách Mạng để bảo vệ thành luỹ của chúng (bể thành luỹ là bể túi vàng, bể trương mục Thuỵ Sỹ). Thiên An Môn là điển hình. Chúng không ngần ngại nhả đạn vào đầu dân khi quyền lợi chúng bị lung lay. Hãy cảnh giác”.

Một blogger nhắn tin cho linh mục Thanh nói về sự kiện kết thúc phiên tòa hôm qua: “Trong niềm vui hôm nay của mọi người, chúng con xin cha cùng chúng con dâng lời tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria và xin Mẹ tiếp tục ban cho đất nước chúng ta có được nền dân chủ thực sự. Để nhiều người có được niềm vui như ngày hôm nay như gia đình chị Nhung”.

Phương Uyên khi bị bắt chỉ mới mừng sinh nhật 21, nay đã gần đến sinh nhật thứ 22 rồi. Sinh nhật tới đây sẽ thật lớn, nhưng không phải lớn vì sự bù đắp cho tháng ngày lao tù, mà vì chính Phương Uyên đã thêm sức mạnh cho cả những bậc cha anh đang còn sợ hãi, can đảm theo chân nữ sinh bé bỏng bước ra khỏi sợ hãi, dám diễn tả quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc cho dân tộc và quyền tự bảo vệ mình. Lời Nguyễn Phương Uyên trong phiên tòa sáng 16.08.2013: “Tôi không cần giảm án. Tôi chỉ cần tòa xử đúng người đúng tội. Tôi cho rằng chống Đảng Cộng Sản không phải chống phá đất nước, dân tộc. Các ông đừng đánh đồng!”

PV.VRNs



Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế


..................

Thà khóc trong xe BMW còn hơn ngồi cười sau xe đạp?


gaiViet 

Cái gật đầu quá dễ dàng của những cô A-ni nào đó đang khiến những cô dâu người Việt được “đánh giá cao”. Rằng “Rẻ. Zin. Và Dễ”.

Li Shipeng, một nhân viên chuyển phát nhanh, đến từ làng Liqiao của tỉnh Giang Tô, Trung Quốc kể lại câu chuyện lấy vợ Việt Nam như sau: “Khi tôi nhìn thấy A-ni, tôi nghĩ cô ấy khá xinh và quyết định lấy cô ấy”. A-ni chỉ hỏi người môi giới đúng một câu rằng: “Anh ấy có phải người Thượng Hải không?”. Và sau đó, cô gật đầu. Một bức ảnh đăng kèm bài báo kể lại câu chuyện này cho thấy vật đầu tiên người chồng mua cho vợ là một chiếc… điện thoại. Không biết chừng, là một chiếc iPhone Trung Quốc.

Cái gật đầu quá dễ dàng của những cô A-ni nào đó đang khiến những cô dâu người Việt được “đánh giá cao”. Rằng “Rẻ. Zin. Và Dễ”.
“Da trắng như Bạch Tuyết”, dáng thon gọn, còn “zin”. Đây là những lời quảng cáo về “món hàng” cô dâu Việt. Kèm đó, là sự dễ dàng, đến mức những người môi giới hẳn sẽ kinh ngạc nếu bắt gặp một cái lắc đầu.
Còn cái giá? Chỉ bằng “Với giá của vài cái iPhone, người ta có thể mua được một cô dâu Việt Nam. Các cơ quan dịch vụ thậm chí còn cung cấp cả dịch vụ sau khi mua bán mà người vợ bỏ trốn”.  Và thậm chí, “Sau khi có con, con của họ có thể học thêm một ngoại ngữ miễn phí” khi “Một lớp học ngoại ngữ còn tốn kém hơn (so với số tiền để mua một cô dâu Việt Nam)”. Đây là điều mà người ta mang ra cười cợt về sự bèo bọt của một cuộc hôn nhân, sau khi một phóng sự về “thị trường nhập khẩu cô dâu Việt Nam” được phát sóng trong mục “Góc người tiêu dùng” của một đài truyền hình nước ngoài.
“Góc người tiêu dùng” ư!


Nhưng cũng phải thôi. Khi nói đến chuyện đắt/rẻ, có nghĩa là người ta đang nói về một món hàng.


Người ta nói thẳng việc “lấy vợ ngoại” chỉ để “thỏa mãn tình dục và có một đứa con”. Người ta so sánh lấy vợ nội phải tốn kém đến 300 ngàn USD, trong khi lấy vợ ngoại chỉ cần có 5000 USD. Nó rẻ, còn vì một cuộc hôn nhân 5000 USD giúp đàn ông Trung Quốc tìm lại giá trị bản thân.


Trung Quốc đang có 11 triệu đàn ông ế vợ và con số này sẽ lên tới 24 triệu vào năm 2020. Trong khi đó, một người đàn ông Trung Quốc muốn lấy vợ nội, ngoài chi phí 300 ngàn USD, phải có ít nhất 3 thứ chìa “Chìa khóa két. Chìa khóa xe hơi. Và chìa khóa nhà”.


Cũng phải thôi, khi những cô gái quảng cáo tìm chồng với điều kiện “ít hơn 50 tuổi và nhiều hơn 6 triệu tệ”. Và một cô gái khác thì “Thà khóc trong xe BMW còn hơn ngồi cười sau xe đạp”.


Đầu năm 2012, sau khi clip hàng chục cô gái khỏa thân cho người Hàn Quốc tuyển vợ, báo chí đã phát hiện ra rằng “giấc mơ chồng ngoại” của những cô gái có khi đơn giản chỉ để “được đi máy bay”.


Cuối năm 2012, sau vụ cô dâu Việt ở Hàn Quốc ôm 2 con nhỏ nhảy từ tầng 18 tự tử, có người đã đặt câu hỏi “Những cô dâu Việt đó là ai”, đối với những người chấp nhận “thăm khám, nâng lên đặt xuống”, chấp nhận đánh liều đi lấy chồng ngoại với niềm tin “đổi đời” ngây thơ. Câu trả lời, thật buồn, rằng đó chỉ là “một món hàng”, trong một cuộc “xuất khẩu lao động tình dục trá hình”.


Chẳng ở đâu, những người chồng sẽ coi trọng một người vợ sẵn sàng “cởi bỏ” để được “đổi đời”, thậm chí, chỉ để được đi máy bay. Vì thế, trước khi cay đắng khi đọc một mẩu quảng cáo “rẻ, zin, dễ”, hay băn khoăn vì lời giới thiệu trong mục “góc người tiêu dùng”, có lẽ, chúng ta cần phải tự xấu hổ để chỉ cho các cô gái biết thế nào là xấu hổ cái đã.


Copy từ: Đào Tuấn


........................

VẬT THẾ CHẤP CHÍNH TRỊ





 Lời tuyên bố đầy bản lĩnh chính trị của cô gái trẻ Phương Uyên trong phiên tòa ngày 17/8/2013 là một bản án đanh thép đi vào lịch sử ngàn năm của dân tộc Việt Nam với chế độ độc quyền của đảng cộng sản ở Việt Nam
Bài đọc liên quan:

Từ ngàn xưa, khi con người bước ra khỏi cuộc sống của thời cộng sản nguyên thủy bầy đàn, để đấu tranh sinh tồn với hiểm họa vây quanh, cũng là lúc con người biết sử dụng vật thế chấp làm tin trong giao dịch.

Để được ngồi ngôi cao, hưởng ân sủng của thiên hạ, lấy uy tín với thần dân, các vua phong kiến sử dụng con mình để gả cho quốc gia lân bang làm vật thế chấp chính trị, để thực hiện phương án ngoại giao, chờ thời cơ xâm chiếm.

Trong làm ăn giao thương, tài sản cố định là vật thế chấp cho đối phương, ngân hàng để vay vốn làm ăn. Chỉ có những đối tác làm ăn lâu bền, uy tín lớn, tín chấp là một kiểu thế chấp cao cấp nhất của con người tới giờ này.

Nhưng khi xã hội ngày càng phát triển vật thế chấp càng có nhiều hình thức tinh vi hơn. Tinh vi và ác độc nhất vẫn là các chính khách lấy đồng bào mình làm vật thế chấp chính trị trong bang giao. Trong khi họa cũng trút lên đầu dân, mà nguy cũng trút lên đầu dân, còn lộc thì chính khách và dòng họ an hưởng.

Ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới ngày nay, phương án dùng dân làm vật thế chấp để đi buôn chính trị của chính khách đều có, thời chiến cũng thế, và thời bình cũng thế.

Hoa Kỳ khi muốn lấy lòng toàn thế giới, vật thế chấp của họ gồm cả sức mạnh cứng và sức mạnh mềm. Đã thế, ở đâu có bất ổn, họ sẵn sàng đem tuổi trẻ của họ làm lính viễn chinh đến, với cái gọi là vì tự do dân chủ. Nhưng nếu nhìn về bản chất, những người trẻ lính viễn chinh này không ngoài là vật thế chấp.

Nhìn lại lịch sử Việt Nam 83 năm qua, vừa ra khỏi ách đô hộ thực dân Pháp thì lao vào nội chiến. Hậu quả, hơn 3 triệu sinh linh đã ngả xuống, đến giờ này còn hơn 300 ngàn không tìm được xác, và còn hơn 200 ngàn đã tìm được xác, nhưng chưa rõ họ tên. Những chiến sỹ vô danh ấy, họ sinh ra, và lớn lên, không ai nhớ mặt đặt tên, nhưng họ là vật thế chấp cho ngai vàng của các chính trị gia của cả 3 bên - thắng cuộc, bỏ cuộc, và thua cuộc trong nội chiến kéo dài 20 năm.

Hòa bình lập lại, chưa được yên ấm bao nhiêu ngày. Một nửa bên thu và bỏi cuộc trở thành vật thế chấp để các chính khách bên thắng cuộc tiếp tục nồi da nấu thịt, để người dân thà bỏ thây cho cá, cướp biển, để đi tìm đất sống. Và chỉ vì chính khách kém tầm trong ngoại giao, và mê muội trong men say thắng cuộc. Một cuộc chiến kéo dài 12 năm ở cả 2 biên giới Tây Nam và phía Bắc - 1978 đến 1990. Hàng triệu thanh niên nữa lại ngả xuống, không phải vì chén cơm manh áo của mình và gia đình mình, mà vì sai lầm của chính khách.

Vốn xuất thân từ giai cấp làm cách mạng triệt để nhất, nhờ không có gì để mất - giai cấp vô sản. Họ đã chọn con đường đã và đang đi theo 83 năm qua là con đường tăm tối. Nó đã sụp đổ ngay tại cái nôi sinh ra nó. Nhưng có một nghịch lý cuộc đời là, chính giai cấp vô sản là giai cấp làm cách mạng triệt để nhất, nhưng khi cướp được chính quyền, thì họ lại không có gì để có thể dựng xây đất nước. Thế cuộc buộc họ lại phải quay lại con đường mà họ đã đạp đổ nó - bất công, độc tài và tàn ác còn hơn cả thực dân.

Vì không có gì để dựng xây đất nước, và con đường đã chọn tăm tối ấy, họ lại quay sang lấy biên cương lãnh thổ, tài nguyên và cả đồng bào mình làm vật thế chấp cho việc bang giao.

Khi vào WTO và muốn ra khỏi các nước nằm trong danh sách các nước đặc biệt bị quan tâm - Country of Particular Concerns, gọi tắt là CPC - một số nhân vật bất đồng chính kiến như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Linh Mục Ngô Quang Kiệt, giáo dân Thái Hà, các luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Lê Quốc Quân, Lê Trần Luật, v.v... để làm vật thế chấp trong đàm phán bang giao. Họi được thả và giảm án.

Sau khi vào được ra khỏi danh sách CPC, và vào WTO cùng lúc vào tháng 11/2006,  thì tình trạng đàn áp tôn giáo và bắt bớ những nhà bất đồng chính kiến lại diễn ra dày đặt, ngày càng gia tăng từ 2008 đến nay. Cụ thể là tháng 02/2005 Linh mục Nguyễn Văn Lý được giảm án và ân xá, thì đến 18 tháng Hai năm 2007 ông bị bắt và chính thức ngồi tù lại vào ngày 30 tháng Ba năm 2007. Luật sư Lê Quốc Quân cũng trở lại nhà tù vào tháng 12/2012, sau khi bị bắt vào tháng 3/2007, và còn bao nhiêu người khác nằm trong diện sẵn sàng "chờ đợi" làm vật thế chấp cho con buôn chính trị.

Hôm qua, câu chuyện giảm án của Phương Uyên từ 4 năm tù giam còn 3 năm tù treo cộng với 3 năm quản thúc. Với Nguyên Kha giảm án từ 8 năm tù còn 4 năm tù cũng không ngoại lệ là vật thế chấp chính trị trong bang giao. Vì nếu chế độ này đối xử tốt với dân thì cái án của gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã không y án sau phiên phúc thẩm! Xem ra chế độ Phong kiến xưa kia tuy vậy mà vua lo cho dân, cho nước hơn nhiều.

Liệu những điều trên các quốc gia bang giao với Việt Nam họ có biết? Chắc chắn và đương nhiên là quá biết, và càng không tin cậy Việt Nam, khi đồng bào Việt Nam bị đối xử tệ thì làm sao họ là ngoại bang được đối xử tốt hơn?

Từ đó cho thấy, chế độ đảng cầm quyền này chưa và sẽ không bao giờ xem dân là gốc, mà luôn là vật thế chấp trong mọi cuộc bán buôn nhơ nhớp của chính trị. Chỉ có ngoại bang có ảnh hưởng đến sinh mệnh sống còn của đảng cầm quyền mới có thể sai khiến được chế độ này làm theo như kiểu con tắc kè đổi nàu để đấu tranh sinh tồn, rồi màu khát máu vẫn là màu của máu.

Một chế độ mà ở đó, xem người dân là vật thế chấp cho con buôn chính trị thì bản chất của chế độ đó như Marx nói - chỉ có súc vật mới quay lưng với nỗi đau của đồng loại, để chăm chút cho bộ lông của mình. Nhưng xem ra súc vật còn có lòng tin với gia chủ của nó được nuôi nấng, vỗ về. Còn với chế độ Việt nam hiện tại niềm tin dân chúng đã không còn 38 năm qua và mãi mãi.

Sức mạnh của một thể chế nhà nước là ở toàn dân, khi niềm tin dân chúng đã cạn kiệt thì, liệu chế độ đó tồn tại được bao lâu? Sức mạnh mềm của một quốc gia là vô hình và vô hạn. Liệu với cách cư xử với đồng bào đã từng vào sinh ra tử cho chế độ như thế thì sức mạnh mềm của Việt Nam có còn?

Asia Clinic, 9h31' ngày thứ Bảy, 17/8/2013


Copy từ: BS Hồ Hải/a>

Thần dược hay thần được?

Huỳnh Chiếu Đẳng
than duoc
Quan sát sự “trồi sụt” như mốt thời trang của các loại thực phẩm, đồ ăn thức uống mà người Việt chúng ta tự bày ra (hay bắt chước người Mỹ hoặc người Tàu mà bày ra) thì thấy, hầu như mọi thứ thực phẩm quanh ta đều có thể trở thành thần dược. Đáng nói, nó được ca tụng có chủ đích để tiền bay vào túi một số người, sau đó thì… hết mốt. 

Nhàu Noni vang bóng một thời, người bày đã hốt nhiều chục triệu bạc rồi lặn mất. Kế đó là nước măng cụt, bây giờ vẫn còn chút tiếng vang. Kế nữa là canh dưỡng sinh, được phe ta uống như điên trong thời gian chừng sáu tháng rồi tịt ngòi. Rồi thì dưa chuột, lá đu đủ, mãng cầu. Hai thứ sau này đang phất cờ tiến mạnh vào niềm tin của bà con ta. Chắc chừng năm sau thì sập tiệm, tuy nhiên mấy vị nhanh tay chế viên mãng cầu, nước mãng cầu cũng kiếm được mươi triệu đô rồi. Mới đây là dầu dừa được ca ngợi (do công ty Tây Mỹ bày bán, kiểu bán mỡ rắn thời “nẩm”), có một người ở Hố Nai đã suýt chết vì nó.
Trái sung, cây bồ công anh, kim thất tai, cần tây, lược vàng… cũng được vào danh sách thần dược mà ít nghe ai nói tới việc những ai đã dùng và kết quả ra sao. Vài năm trước thì trà xanh là thần dược, trà mọi loại là tiên dược, những vị uống trà ngừa và trị bệnh nhưng nay thì người ta né trà rồi, lý do là thuốc trừ sâu (và đủ thứ hương thơm hóa chất vô danh) ướp vào trong đó.
Sau khi chê trà thì bà con ta sang ca ngợi cà phê. Hình như trong tâm trí một số người, phải có cái gì đó ca ngợi mới sống được chăng? Trứng gà từng được tung lên tới mây xanh, kết quả là thống kê vừa công bố những anh nam giới ăn 7 quả trứng gà mỗi ngày thì mau chết hơn những vị không ăn. Còn gì nữa, cà chua, sả, xoài, trái chuối chín rục đều “trị được ung thư” (chắc mấy tiệm bán chuối chế ra chuyện để tiêu thụ chuối chín thâm đen cho khỏi bỏ thùng rác?), trước đó một chút thì chanh giết tế bào ung thư, giấm táo và mật ong, mật ong và bột quế, rồi củ cải trắng với chanh và nghệ… đều trị được ung thư.

Nói chung, dường như bất cứ rau trái nào cũng ẩn chưa tiềm năng là thần dược trị ung thư hay trị được những thứ bệnh mà Tây Y còn đang vật lộn! Trong khi đó, những thứ thực phẩm, rau quả tất yếu phải ăn hàng ngày thì cái gì cũng trong tình trạng tắm thuốc độc. Cũng khó cho dân mình, biết tin vào điều gì khi mọi thông tin đều mông lung, mù mờ và không có quy chuẩn nào về vệ sinh an toàn thực phẩm, dù nước ta có lẽ ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu nền kinh tế. Trong khi đó, một thứ rõ ràng, hiển nhiên và khoa học như vaccine phòng bệnh gây chết người, hết bác sĩ trong nước đến đại diện tổ chức Y tế Thế giới WHO lên tiếng phân tích nguyên nhân, bộ Y tế vẫn kết luận “chưa rõ nguyên nhân”. Vậy thì cứ tin là có thần dược đi để sống cho nhẹ nhàng và tràn trề hi vọng.
Theo TTVH Cuối Tuần


Copy từ: Hãy Dành Thời Gian


......................

Hiểu được chết luôn

dau_hoi “Tôi đọc cả 2 bản báo cáo (về SGK). Tôi không hiểu nổi, nói như đồng bào gọi là hiểu được chết luôn đó.Giờ phải trả lời tại sao các cuộc cải cách giáo dục, tại sao các cuộc tranh luận về SGK vẫn chưa hạ màn?”- Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước gần như cất lời than khi nói về chương trình SGK.


Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển thì bức xúc: SGK đang thiếu hơi thở thời đại, thiếu hơi thở của thực tiễn. Thiếu tính hệ thống. Thiếu tính liên hoàn. Thiếu tính phổ thông. Thiếu những gì đơn giản nhất. Trong khi “Nhiều kiến thức thậm chí mang tính bác học”.


Lời than của Chủ tịch Hội đồng dân tộc hay nỗi bức xúc chủ Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách cũng là nỗi băn khoăn, day dứt, và cả cam chịu của người dân trong nhiều chục năm qua.


Một học sinh cấp 1 bắt đầu quá trình đào tạo sinh ngữ bằng bài học “Tôi là Vô va” trong chương trình tiếng Nga. Lên đến cấp 2, cũng học sinh đó, được học tiếng Anh. Cấp 3, chuyển sang Tiếng Pháp. Lên đến bậc đại học, có khi lại là tiếng Trung. 4 ngoại ngữ cho 4 cấp học. Cũng tốt thôi nếu như kết quả cuối cùng là “sản phẩm giáo dục” của chúng ta không rốt cục chỉ biết và nhiều khi viết sai chính tả tiếng… Việt.


Đây không phải là một câu chuyện hài hước. Đây, một cách hài hước, là một thực tế bất cập về chương trình giáo dục mà không ít các thế hệ người Việt đã phải “hưởng”.


Hồi tháng 6, Hiệu trưởng trường Đoàn Thị Điểm, nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Hiền thống kê những hạn chế, bất cập của SGK tiểu học trong 11 trang giấy. Chẳng hạn, phần minh họa “Tiền Việt Nam” trong môn…toán lớp 2, toàn là những đồng tiền mệnh giá nhỏ đã…tuyệt chủng. Hay một học sinh lớp 3 đã phải làm văn kể về…lễ hội. Khó và xa lạ đến mức có muốn bịa cũng khó bịa nổi.


Sách giáo khoa của chúng ta “bác học” đến mức, GS Nguyễn Lân Dũng có lần mua 70 cuốn sinh học ở bậc học phổ thông để phát hiện ra rằng” Chương trình ở nước ta chẳng giống nước nào”. Rằng SGK sinh học “nặng” đến mức “Hầu như tất cả các môn học ở Khoa Sinh Trường đại học Sư phạm đều có trong chương trình phổ thông”.


Vì sao một học sinh phổ thông phải học về điện trở, về Vonfram, vật liệu tạo ra dây tóc bóng đèn, để rồi quên tiệt ngay sau khi buông sách, để rồi chẳng để làm gì, mà lại không được dạy phải làm gì khi gặp trường hợp đuối nước. 


Những câu hỏi như thế, ngay đến các bậc phụ huynh cũng “Hiểu được chết luôn”. Đơn giản, họ cũng từng là những sản phẩm của nền giáo dục Việt Nam.
Năm 2010, đã xảy ra một ca tai nạn khi một học sinh 9 tuổi ở Hóc Môn, TP HCM phải vào viện khẩn cấp do gẫy xương đòn vai trái. Nguyên nhân, cậu học trò khốn khổ hàng ngày phải mang một chiếc cặp nặng đúng 4,5 kg đi lại trên quãng đường gần 2km.


Thật nặng nề. Nhưng 4,5 kg vật chất chưa nặng bằng những gì mà trong 12 năm học phổ thông, thay vì 9 năm như trước đây, học sinh của chúng ta, thậm chí không còn thời gian để nghỉ hè, vì phải học hè, không còn thời gian nghỉ ngơi, vì sau ca học chính phải vác cặp đi học thêm- phải nhồi nhét vào đầu. Nặng như hai chữ “quá tải” trong báo cáo giám sát mà ngành giáo dục từ cả chục năm nay chưa bao giờ nhận ra.



Copy từ: Đào Tuấn

Phạm Chí Dũng - Phép thử đã có kết quả


Phạm Chí Dũng

 

Đời người chỉ sống có một lần, nhưng không phải lần nào có được niềm vui òa vỡ như ngày hôm nay – 16/8/2013.

Ngày hôm nay, một dấu ấn lịch sử đã khởi chứng bởi cái tên Phương Uyên - người con gái vô cùng nhỏ nhắn nhưng lại thượng tôn cho tinh thần sót lại của cả khối trẻ già yêu nước trên rẻo đất chữ S.

16/8 – ngày hôm nay – có thể và cần được trân trọng lưu giữ như một dấu mốc lịch sử của cuộc khai sinh ra Xã Hội Dân Sự ở Việt Nam.

Tất cả những gì mà hàng trăm người yêu chuộng tự do và dân chủ đã phải trả giá trong cái nắng gắt của đất trời Long An, cùng những hành động còn kém sự thô bạo đôi chút của chính quyền địa phương này trong việc ngăn chặn mọi người tham dự một phiên tòa được coi là "công khai", cuối cùng đã góp một phần không nhỏ cho công bằng và tự do của Phương Uyên và mức giảm hơn nửa án của Nguyên Kha.

Đó cũng là tất cả những gì mà những người yêu chuộng dân chủ và nhân quyền ở bên kia Thái Bình Dương đã làm cho Việt Nam, giúp cho các nhà lãnh đạo Đảng và Chính phủ của Việt Nam nhìn lại một chân lý: không có chế độ vĩnh viễn, chỉ có nhân dân trường tồn.

Sự xác quyết kịp thời và tạm hợp lòng dân của những người cầm giữ vận mệnh chính thể đã giúp kềm giữ phần còn lại của điều được gọi là "lòng tin chiến lược" nơi dân chúng, giúp cho xã tắc có thêm một chút hy vọng vào tương lai không đổ nát bằng vào triển vọng “đối tác toàn diện” với "kẻ thù số một".
Phép thử đầu tiên và rất quan trọng đã tạm lắng, sau hành động của người đồng hương của Nguyên Kha gợi cho người đồng hương của Bản tuyên ngôn nhân quyền nhớ lại dĩ vãng Hồ Chí Minh – Harry Truman.

Bỏ qua tất cả những gì thuộc về tiểu tiết, Nguyên Kha và Phương Uyên xứng đáng được tôn vinh như những người trẻ tuổi đi tiên phong và chịu trả giá trong chấn hưng dân trí, phục hưng tinh thần dân tộc của một tổ quốc đang bị mất mát quá nhiều niềm tự hào và bản sắc riêng vốn có của nó bởi những bóng ma lạ lẫm ngoài biển Đông.

Nhưng với những con người đang chung sức vì một tương lai của Việt Nam thì không có gì lạ lẫm. Một ngày trước phiên xử phúc thẩm 16/8, tôi đã chứng kiến nhà văn Nguyễn Tường Thụy nghẹn nước mắt khi đối diện với người con gái mà ông tha thiết muốn nhận làm con nuôi. Hai cha con chỉ cách nhau một tấm kính, nhưng tiếng "Cha!" của Phương Uyên lại bị ngăn cản bởi không gian của cả một trại tạm giam. Không gian ấy cũng có thể trở thành một khoảng trống đen thẫm mênh mông của một nhà tù tương lai.

Vậy mà, làm sao có thể tả nổi, chỉ một ngày sau, những con người chưa từng quen biết ấy đã có thể ôm choàng lấy nhau, chia với nhau từng giọt nước mắt tuôn lên khuôn mặt chứ không bị nuốt vào trong tim.

Cuộc sống vốn dĩ có những gam màu khó tả và đột ngột như thế, những khoảnh khắc hiếm thấy của một đời người. Đời người lại chỉ có giá trị nếu người ta biết sống và biết thụ hưởng những gì mà quyết định sống của mình mang lại.

Tôi vẫn nghĩ rằng những người đang đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, bất kể giai tầng và tôn giáo, có ít nhất một lý do để chung sống: sự đồng cảm và chia sẻ. Tôi đã chứng kiến nhiều trường hợp, từ những người hoàn toàn xa lạ, đã trở thành ruột thịt với nhau chỉ trong khoảnh khắc của cảnh ngộ.

Nhưng điều kỳ lạ mà không thể lý giải được là dường như Đảng và Chính Phủ đã làm nên kết quả kỳ diệu ấy. Họ đã biến cái phi hiện thực thành hiện thực, làm cho vô cảm trở nên xúc cảm đậm đà nơi dân chúng trong cảnh ngộ - điều khác hẳn với thói quen và não trạng vô cảm quan chức ngày càng tràn ngập trong xã hội và chốn quan trường.

Tôi muốn thốt lên xúc cảm khi chứng kiến những con người xa lạ đang ôm lấy nhau mà khóc, mà cười, mà vui mừng như điên dại.

Không thể nói khác hơn, tự do của Phương Uyên là một chiến thắng ban đầu của phong trào dân chủ ôn hòa ở Việt Nam, cũng là kết quả cho những tích tụ không mệt mỏi từ 11 cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội và Sài Gòn vào giữa năm 2011, hình ảnh "người nông dân nổi dậy" Đoàn Văn Vươn vào đầu năm 2012, và cũng phải "tính sổ" việc nhiều người hoạt động dân chủ và nhân quyền đã thuộc về vòng lao lý trong nhiều năm qua, trước khi thuộc về một thế giới tươi đẹp hơn rất nhiều.

Trong số những người còn đang phải chịu sự thuộc về một cách đầy khiên cưỡng ấy, không thể quên và sẽ gần gũi nhất về thời gian xử án là luật sư công giáo Lê Quốc Quân. Nếu có thể phơi bày cảm xúc nào về câu chuyện kỳ quặc này, thì có lẽ chúng ta nên cầu nguyện cho bà thẩm phán Lê Thị Hợp mau chóng bình phục sức khỏe từ cơn cảm mạo bất thường, để Quân có thể được đưa ra xét xử với cái án treo như Phương Uyên đã nhận.

Ở Việt Nam và trong hiện tình đương đại, một án treo chính trị vẫn cần được chấp nhận một cách không quá khe khắt, dù không một thân nhân gia đình nào được tham dự phiên tòa, dù rằng tính minh bạch của một phiên tòa như thế vẫn luôn là một chủ đề còn bị "treo" trong cặp mắt phán xét của giới nhân quyền quốc tế.

Nhưng trên tất cả, vào ngày hôm nay, Xã Hội Dân Sự đã có lý do để sinh sôi trên miền đất hoang cằn. Những người yêu chuộng nó, những nhà tranh đấu và nhân sĩ như Lê Hiếu Đằng và các bạn trẻ cần tới nó để hướng đến một Việt Nam tránh đổ nát và tránh cả đổ máu trong tương lai, nên lấy ngày 16/8 như một dấu ấn kỷ niệm cho sự hình thành, yêu thương và trưởng thành.


Phạm Chí Dũng


Copy từ: Dân Luận

Chị ơi, sao chị lại khóc?


Dân Choa 

chị Khuất Thị Định trào lệ tại buổi trao giải thưởng.
Bình thường nhận được một giải thưởng con người ta tỏ ra vui mừng. Vui mừng là điều hoàn toàn chính đáng, vì công lao của mình cũng được đánh giá và trân trọng.
Nhưng cũng có người thì không kìm được dòng nước mắt. Dòng nước mắt đó là cảm xúc bị dồn nén bật là ngoài ý muốn. Ví dụ như họ nhớ đến những ngày âm thầm cống hiến, những kỉ niệm của một thời cay đắng mà cho đến hôm nay mới được vinh danh. Hoặc là từ nay số phận của họ sẽ bước sang một kỉ nguyên mới, rạng rỡ cho cá nhân.


Thế nhưng giọt nước mắt của các chị trong nhóm nhân viên xét nghiệm ở bệnh viện Hoài Đức trong buổi trao tặng phần thưởng sang nay có lẽ không nằm trong tâm trạng như thế.

320 000 đồng cho một giải thưởng. Quy ra thành gần 5 bát phở ăn sáng cho một tuần. Nói là Lễ trao giải thưởng cho văn vẻ chứ thực tình là chỉ 30 phút ngắn ngủi đưa tờ giấy khen và kèm theo giá trị 5 bát phở không hơn không kém. Không có bóng dáng cờ, hoa hay tiếng cười tung hô của đồng nghiệp như thường lệ. Cũng không lãnh đạo nào của Viện xuất hiện hay chụp ảnh lưu niệm chung. Ba cán bộ của sở Y tế đến làm thủ tục cho phải đạo rồi lặng lẽ ra về.

Nhìn cảnh đó ai cũng phải ngậm ngùi trào lệ. Vậy các chị nhận giải thưởng, cố dấu cảm xúc mà khuôn mặt vẫn nhòa nước mắt suốt buổi là một điều dễ hiểu.

Nếu không có các chị thì bệnh viện Hoài Đức vẫn là một điểm sáng của ngành y tế, nơi mà không quản ngày đêm phục vụ nhanh, đầy đủ cho người bệnh. Đáng tiếc sự thật không phải là như vậy. Tất cả đều giả dối.


Vì các chị là những con người còn có lương tâm, không chịu được giả đối, đã dũng cảm đứng lên tố cáo với báo chí.


Không ở trong cuộc, nhưng ai cũng biết. Các chị sẽ đơn độc phải chống lại cả một hệ thống từ trên xuống giới. Cấp trên cao buộc phải khen lòng dũng cảm của các chị, buộc phải có biện pháp chấn chỉnh. Nhưng cấp dưới trực tiếp thì hoàn toàn không hài lòng về hành động của các chị, vì các chị đã giật mất miếng ăn đối với họ.


Chắc các chị cũng từng đọc báo. Các chị biết về trường hợp thầy giáo Đỗ Việt Khoa ở ngành giáo dục. Thầy giáo Khoa cũng từng được tung hô như một người hùng của ngành giáo dục, từ người lãnh đạo cao nhất. Thế nhưng rốt cuộc công lao của thầy giáo Khoa là một con số 0 tròn trĩnh. Thầy bị nơi nhiệm sở cáo buộc nhiều tội và cuối cùng là…mất dạy.

Chắc các chị cũng trăn trở rất nhiều trước khi làm việc này. Đi ngược lợi ích của một tập thể như thế, nơi đấy lại gắn bó với quyền lợi của chính mình, là một điều vô cùng khó khăn. Thế những các chị vẫn làm, vẫn muốn sự thật được phơi bày.
Ngay trước lúc đề đạt khen thưởng đã có đơn tố cáo ngược lại , chính các chị cũng là những người trong cuộc ăn chia chung. Các chị chỉ có ba người. Họ là số hùng hậu của 40 người, lại còn nhiều chức sắc của bệnh viện nữa. Áp lực hàng ngày đang đè nặng lên các chị.

Giá trị giải thưởng bèo bọt. Không khí trao tặng vội vàng như một cuộc đưa Đám chạy Tang.
Không khóc sao được các chị ơi!

Trong ngành y các chị từng biết đến một lý liệu nói dối cho phép để kéo dài sự sống của bệnh nhân. Một bệnh nhân trọng bệnh, thực tế chỉ có sống được vài ngày. Nhưng khi đối chứng với bệnh nhân, bác sĩ vẫn khen bệnh nhân có sức sống tràn trề và còn phải điều trị dài lâu nữa. Người bệnh nhân mỉm cười mãn nguyện. Thực tế thì vài hôm sau bệnh nhân qua đời. Nhưng ai cũng hài lòng với liệu pháp tinh thần này và không hề áy náy.

Các chị khóc đi! Khóc cho số phận trớ trêu của mình.
Có lẽ các chị đã hiểu, chính mình đang biến thành bệnh nhân mang trọng bệnh của hệ thống ngành y và đang được chữa bằng liệu pháp tinh thần với cái giải thưởng này.

Khóc đi các chị!
Chúng ta cùng khóc cho thân phận của mình.




Copy từ: Quê Choa


....................