CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Trung Quốc, Việt Nam và Trường Sa


Tàu chiến Việt Nam HQ 931 tới cứu nạn cho chiến sỹ ở Trường Sa 1988
Một tài liệu của Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) vừa được giải mật cho biết thêm chi tiết và quan điểm của Mỹ trong trận hải chiến Trường Sa 1988.
Tài liệu đề ngày 8/8/1988 cho hay Việt Nam và Trung Quốc có xung đột tại Trường Sa vào đầu năm (tháng 3/1988) và bất đồng giữa hai bên có thể dẫn tới các đụng độ khác trong tương lai.
CIA cho rằng xung đột vũ trang khó có khả năng xảy ra tiếp trong năm 1988.
"Bắc Kinh đang kiểm soát chặt quân của mình để ngăn chặn đụng độ, cùng với việc Trung Quốc hoàn thành việc xây dựng căn cứ trên đảo Chữ thập và năm đảo đá khác, hoạt động hải quân của Trung Quốc đã lắng xuống."
Cơ quan tình báo Mỹ nhận xét rằng cuộc chiến 1988 đã không làm cho Việt Nam sợ hãi.
"Việt Nam đã đối phó với thách thức của Trung Quốc trên hai lĩnh vực ngoại giao và quân sự bằng cách tự mô tả mình như nạn nhân của sự xâm lược của Trung Quốc, trong khi củng cố các tiền đồn ở Trường Sa và chiếm thêm một số bãi đá."
CIA cho rằng Việt Nam chắc sẽ giữ chiến lược phòng vệ ở Trường Sa là chính, nhưng cũng không loại trừ khả năng Việt Nam có thể tấn công tàu hay căn cứ của Trung Quốc nếu như Trung Quốc tiếp tục có hành động khiêu khích ở Trường Sa.

Vấn đề song phương

Theo tình báo Hoa Kỳ, Bắc Kinh đã hết sức thành công trong việc giảm thiểu ảnh hưởng chính trị của các hoạt động ở Trường Sa bằng cách nói đây chỉ là vấn đề giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
"Bắc Kinh có thể đã quyết định tấn công vào mùa xuân năm nay [1988] vì nhận thấy rằng sự chú ý của quốc tế đang hướng về tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Campuchia, đồng thời Trung Quốc muốn tìm cách khẳng định chủ quyền trước khi Asean giảm căng thẳng với Việt Nam."
"Báo chí Trung Quốc luôn chỉ trích Hà Nội gây căng thẳng bằng việc chiếm các đảo tại Trường Sa, và đại diện ngoại giao Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc luôn tìm cách củng cố quan điểm này."
CIA nói tính toán của Bắc Kinh có lẽ là cô lập hóa Việt Nam và phòng ngừa phản ứng từ các nước trong khu vực.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tìm cách thuyết phục Philippines, Malaysia và Đài Loan rằng Trung Quốc chỉ nhắm vào một mình Việt Nam, chứ không phải bất kỳ quốc gia nào khác.
Theo CIA, các hoạt động hải quân của Trung Quốc tại Biển Đông cũng như việc xây dựng căn cứ tại các đảo ở Trường Sa nằm trong chiến lược lâu dài là khẳng định chủ quyền và buộc các nước khác từ bỏ tuyên bố chủ quyền của mình.
"Bắc Kinh có thể đã quyết định tấn công vào mùa xuân năm nay vì nhận thấy rằng sự chú ý của quốc tế đang hướng về tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Campuchia, đồng thời Trung Quốc muốn tìm cách khẳng định chủ quyền trước khi Asean giảm căng thẳng với Việt Nam."
Bản báo cáo nói quá trình triển khai "chưa từng thấy" của Trung Quốc tại Trường Sa cho thấy sự chuyển mình của hải quân nước này, với khả năng và sức mạnh đã vượt ra khỏi bờ cõi.
Chiến dịch sáu tháng năm 1988 của Trung Quốc ở Trường Sa được cho là quy mô lớn nhất của Giải phóng quân Trung Quốc trên biển.
"Hạm đội Nam Hải tỏ ra là có tính chiến đấu cao nhất trong hải quân Trung Quốc," CIA nhận xét.
Trường Sa

Khả năng đụng độ

CIA cho rằng sau sự kiện 14/3/1988, Bắc Kinh có lẽ tính toán rằng xung đột hải quân với Việt Nam sẽ không diễn ra tiếp nữa.
"Bắc Kinh có lẽ cũng tin rằng Việt Nam sẽ không tổ chức tấn công các tiền đồn của Trung Quốc vì phải chuyển sang củng cố các cơ sở của chính mình trên các đảo đã chiếm được."
Cơ quan tình báo Mỹ nói phản ứng của Việt Nam ngay sau sự kiện Gạc Ma có thể đã làm Bắc Kinh ngạc nhiên.
Hà Nội một mặt mô tả Bắc Kinh như kẻ xâm lược và hiếu chiến, mặt khác muốn vận động Trung Quốc quay lại bàn đàm phán để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.
Việt Nam cũng đồng thời thúc đẩy thảo luận với các nước khác trong khu vực như Malaysia và Philippines.
"Chúng tôi cho rằng, việc Trung Quốc chiếm các đảo đá gần nơi Việt Nam đặt quân cho thấy khả năng lâu dài là Trung Quốc sẽ chọn giải pháp quân sự."
Tuy nhiên, theo tình báo Hoa Kỳ, Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho khả năng chiến sự tiếp tục nổ ra với việc nâng cấp khả năng phòng thủ, đặt chỉ huy sở ở Vịnh Cam Ranh, điều chiến đấu cơ tới Phan Rang và sử dụng máy bay trong tuần ra biển...
"Theo nhận định của chúng tôi, Việt Nam vẫn quá yếu so với hải quân mạnh hơn và trang bị hiện đại hơn của Trung Quốc, nên sẽ khó khăn trong việc bảo vệ các tiền đồn của mình nếu xảy ra xung đột."
Bởi vậy, theo CIA, việc chuẩn bị sẵn sàng cho chiến sự của Việt Nam nhằm phát tín hiệu rằng Việt Nam sẽ bảo vệ chủ quyền ở Trường Sa bằng bất kỳ giá nào.
Trong khi Mỹ cho rằng một thỏa thuận giữa hai bên là khó đạt được, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường khả năng phòng thủ biển, và có thể sẽ tìm cách dựng thêm một số cơ sở ngoài khơi để chặn bước tiến của hải quân Trung Quốc, đồng thời gia tăng áp lực ngoại giao.
CIA nhận định rằng Hà Nội tỏ ra lạc quan thái quá về giải pháp ngoại giao.
"Chúng tôi cho rằng, ngược lại, việc Trung Quốc chiếm các đảo đá gần nơi Việt Nam đặt quân cho thấy khả năng lâu dài là Trung Quốc sẽ chọn giải pháp quân sự."
"Khi cả hai bên đều có hiện diện quân đội ở trên các đảo, khả năng xảy ra đụng độ vũ trang là khá cao."
Tình báo Mỹ cũng nhận xét rằng Bắc Kinh có lẽ đã hài lòng khi thấy Moscow tỏ ra trung lập trong vấn đề Trường Sa.
Lúc đó Liên Xô đã lâm vào tình thế khó xử khi vừa muốn giữ quan hệ với Việt Nam, vừa muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc.
"Liên Xô ủng hộ Việt Nam kêu gọi tìm giải pháp cho xung đột, nhưng Thứ trưởng Ngoại giao Liên Xô Rogachev đã bác yêu cầu của Việt Nam muốn Liên Xô cùng lên án hành động của Trung Quốc ở Trường Sa."


Copy từ: BBC

Giáo hoàng 'khiêm nhường'


Tân Giáo hoàng ra mắt
Giáo hoàng Francis I có sự ra mắt khiêm nhường
Việc Giáo hội Công giáo La Mã lần đầu tiên trong hơn 1.000 năm qua bầu một vị Giáo hoàng không đến từ Âu châu và cũng là vị giáo hoàng Mỹ Latin đầu tiên cho thấy các vị hồng y đã ý thức được quy mô và tầm quan trọng của khối Công giáo bên ngoài châu Âu.
Mỹ Latin, quê hương của tân Giáo hoàng Francis, chiếm đến 40% tín đồ Công giáo trên toàn thế giới.

Giáo hoàng của người nghèo

Hồng y Jorge Mario Bergoglio có tiếng là một vị chủ chăn có lối sống khiêm nhường. Ngay khi đã là người dẫn dắt một giáo phận lớn, Ngài vẫn bắt xe buýt đi làm, sống trong một căn hộ thay vì trong dinh thự dành cho tổng giám mục và tự nấu ăn.
Có một sự so sánh tất yếu giữa Ngài và vị tiền nhiệm Benedict XVI. Tân Giáo hoàng Francis chỉ có kinh nghiệm chăn dắt một giáo phận địa phương chứ không phải là một người làm việc trong lòng Vatican như Đức Benedict XVI trước khi trở thành giáo hoàng.
Tân giáo hoàng 76 tuổi người Argentina này đã từng gọi sự bất bình đẳng là ‘tội lỗi xã hội kêu thấu đến tận trời cao’ và nhấn mạnh trách nhiệm của Giáo hội là giúp đỡ người nghèo và những người bị gạt ra bên lề xã hội.
Ngài cũng được biết đến với vai trò hiện đại hóa Giáo hội Công giáo Argentina trong khi vị giáo hoàng tiền nhiệm của Ngài lại là người bảo vệ giáo lý của Giáo hội trong hơn hai thập niên trước khi trở thành giáo hoàng.
Hồng y Bergoglio chắc chắn thích cuộc sống ở giáo phận bên ngoài hơn là ở các văn phòng đầu não điều hành Giáo hội ở Vatican, vốn được xem là đầy những vấn nạn về quản lý và cần được cải cách.
Đức Francis I cũng là vị giáo hoàng thuộc dòng Tên đầu tiên – một dòng tu cổ xưa và có tính độc lập mạnh mẽ vốn không phải lúc nào cũng có quan hệ êm thấm với Vatican.
Ngài nói thạo tiếng Ý, tiếng Đức và tiếng Tây Ban Nha. Do đó Ngài không có khó khăn gì trong việc giao tiếp với đội ngũ phụ tá xung quanh.

Bảo thủ về giáo lý

Giáo hoàng Francis I
Giáo hoàng Francis I đã yêu cầu các tín đồ cầu nguyện cho Ngài trước khi Ngài cầu nguyện cho họ
Gốc gác Ý của Ngài – song thân đều là người Ý – được xem là lợi thế trong một định chế bị Rome phủ bóng nặng nề.
Vị tân giáo hoàng là một người bảo thủ về mặt giáo lý. Do đó những ai đang mong muốn Giáo hội thay đổi lập trường về phá thai, hôn nhân đồng tính hay cho phép sử dụng các biện pháp tránh thai sẽ thất vọng. Ngài có quan điểm chính thống rất cứng rắn trong các vấn đề về tình dục.
Những phẩm chất này khiến Ngài trở thành một ứng viên tiềm năng trong kỳ mật nghị bầu giáo hoàng hồi năm 2005. Khi đó ông được cho là đối thủ chính của Hồng y Joseph Ratzinger, người sau này trở thành Giáo hoàng Benedict XVI.
Giáo hoàng Francis cũng được cho là có quan hệ nồng ấm với cộng đồng Do Thái giáo ở Buenos Aires. Ngài từng nhận giải thưởng của các tổ chức Do Thái. Điều này càng làm nổi bật khả năng đối thoại liên tôn của Ngài.
Ngài là một người rất tích cực truyền bá Phúc âm. Ngài từng phê phán điều mà Ngài gọi là ‘bệnh tâm linh của một Giáo hội chỉ biết hướng vào bản thân mình’ và kêu gọi Giáo hội hãy ‘ra ngoài đường phố’.
Được nhìn nhận là không lạc nhịp với thế giới hiện đại, Ngài đã có lời mời đến các nhà báo mà có khoảng 5.600 trong số này đang ở Rome để đưa tin về mật nghị bầu Giáo hoàng, đến dự một buổi tiếp kiến vào thứ Bảy ngày 16/3.
Đây là những khả năng cần thiết để giáo hoàng chặn đứng dòng tín đồ Công giáo rời bỏ nhà thờ ở một châu Âu càng ngày càng thế tục và ngay cả trên châu Mỹ Latin.

Trọng trách nặng nề

Người dân Argentina ăn mừng tân giáo hoàng đồng hương
Người dân Argentina ăn mừng tân giáo hoàng đồng hương
Ngài lãnh trọng trách người đứng đầu Giáo hội Công giáo ở thời điểm mà sự bất khoan dung tôn giáo đang ngày càng gia tăng. Nhiệm vụ của Ngài là khôi phục lòng tin vào Giáo hội vốn đang bị rúng động bởi những vụ bê bối lạm dụng tình dục của các linh mục.
Người lãnh những trọng trách này lại là một vị cao niên đã 76 tuổi mà hàng chục năm qua chỉ sống với một bên phổi do hậu quả của một chứng bệnh hô hấp thời trai trẻ.
Tối thứ Tư vừa qua Ngài đã có buổi ra mắt các tín đồ từ ban công của Nhà thờ thánh Peter trong một khởi đầu tự tin.
Có lẽ buổi ra mắt được tóm gọn hay nhất bằng sự khiêm cung của tân giáo hoàng.
“Chỉ những ai đã từng sống trong tình thương, những ai đã từng được vỗ về trong sự dịu dàng của tình thương là hạnh phúc và an lành với Chúa Trời,” Ngài từng phát biểu hồi năm 2001.
Có lẽ đó là dấu ấn phong cách của Ngài khi lần đầu tiên ra mắt các tín đồ Ngài đã ban phước lành cho họ nhưng chỉ sau khi Ngài yêu cầu các tín đồ cầu nguyện cho Ngài.



Copy từ: BBC

  Đọc thêm:

TÂN GIÁO HOÀNG FRANCIS I: Giản dị, cống hiến (NLĐ).  - Hồng y người Achentina Bergoglio được bầu làm tân Giáo hoàng Phanxicô (RFI). - Giáo hoàng ‘khiêm nhường’ (BBC). - Tân Giáo hoàng sẽ nhìn về hướng nào? (BBC). - Cuộc đời của tân Giáo hoàng Francis (BBC). - Tân Giáo hoàng trong ngày đầu (BBC). - Giáo hoàng gốc châu Mỹ đầu tiên : Sinh khí mới cho Giáo hội Công giáo ?(RFI). - Những thách thức đang chờ đức Giáo hoàng mới (RFI). - Dân Argentina ăn mừng cựu Hồng y Bergoglio được bầu làm Giáo hoàng (VOA). - Ðức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ cử hành thánh lễ đầu tiên hôm nay (VOA). - Trung Quốc chúc mừng và chỉ trích Vatican (VOA). - Tân Giáo hoàng: Niềm hứng khởi cho tình yêu và niềm tin mới (RFA). - Giáo dân hải ngoại với vị chủ chăn mới(RFA). - Điểm sự nghiệp Giáo hoàng Francis I (BBC). Ông chia sẻ nhiều quan điểm bảo thủ của người tiền nhiệm, Giáo hoàng Benedict. Ông kiên quyết chống phá thai, tránh thai và đồng tính tuy nhiên ông kêu gọi tôn trọng những người đồng tính”. - Giáo hoàng có quyền lực đến mức nào? (KP). - Năm thách thức lớn cho giáo hoàng mới (PLTP).


 

Các nhóm nhân quyền kêu gọi LHQ can thiệp cho LS Lê Quốc Quân

Luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân.
Luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân.
 
 
11 tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới đồng loạt lên tiếng kêu gọi Liên hiệp quốc can thiệp và thúc đẩy nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho luật sư Lê Quốc Quân, một blogger và cũng là một nhà hoạt động bênh vực nhân quyền được nhiều người biết đến.

Ông Quân bị bắt giam từ ngày 27/12 năm ngoái với cáo buộc tội “trốn thuế” và từ đó tới nay, người nhà của ông vẫn chưa được phép thăm gặp.

Thỉnh nguyện thư của liên minh 11 tổ chức này vừa được gửi tới Các báo cáo viên Đặc biệt của Liên hiệp quốc đặc trách quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, và bảo vệ các nhà hoạt động nhân quyền. Thư cũng  đồng thời được gửi đến Nhóm công tác Liên hiệp quốc chuyên điều tra về giam giữ tùy tiện (UNWGAD).

Bảo vệ ông Quân cũng là bảo vệ cho tất cả các nhà hoạt động khác tại Việt Nam cùng cảnh ngộ. Chúng tôi muốn nêu trường hợp cụ thể của luật sư Quân để qua đó thúc đẩy nhà cầm quyền Việt Nam phóng thích 31 blogger đang bị giam cầm chỉ vì họ đã hành xử các quyền làm người cơ bản...
Một thành viên đứng đơn trong liên minh này là tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) tại Pháp. Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong RSF cho VOA Việt ngữ biết:

“Các hoạt động cổ xúy nhân quyền của ông Quân bị Hà Nội để ý từ lâu nay. Ông không những viết blog bày tỏ quan điểm cá nhân phản ánh thực trạng xã hội, mà còn bênh vực những người khác thực thi quyền tự do ngôn luận. Bảo vệ ông Quân cũng là bảo vệ cho tất cả các nhà hoạt động khác tại Việt Nam cùng cảnh ngộ. Chúng tôi muốn nêu trường hợp cụ thể của luật sư Quân để qua đó thúc đẩy nhà cầm quyền Việt Nam phóng thích 31 blogger đang bị giam cầm chỉ vì họ đã hành xử các quyền làm người cơ bản. Qua thỉnh nguyện thư lên Liên hiệp quốc, liên minh 11 tổ chức nhân quyền chúng tôi mong một tiếng nói mạnh mẽ từ các cơ quan bảo vệ nhân quyền của Liên hiệp quốc, đồng lên tiếng xác nhận rằng việc Hà Nội giam cầm ông Quân là tùy tiện và vi phạm nhân quyền và kêu gọi Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho luật sư Quân.”


11 tổ chức nhân quyền đồng ký tên trong thỉnh nguyện thư nói luật sư Lê Quốc Quân, người đại diện cho nhiều nạn nhân bị vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, bị tước quyền hành nghề vào năm 2007 vì bị nghi ngờ có tham gia “các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”. Tuy nhiên, bất chấp các đe dọa đó, ông vẫn tiếp tục cổ võ cho nhân quyền dẫn tới hậu quả là đã nhiều lần bị bắt bớ. Tháng 8 năm ngoái, ông phải nhập viện sau khi bị những kẻ lạ mặt hành hung mà ông nghi là có sự tiếp tay của công an.

Các tổ chức nhân quyền từ Anh, Pháp, Mỹ, và Đông Nam Á yêu cầu các Báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc can thiệp khẩn cấp với nhà chức trách Việt Nam về vụ việc của ông Quân.

Kiến nghị thư của liên minh lập luận rằng việc bách hại ông Quân vì hoạt động viết blog chính đáng và đấu tranh cho nhân quyền là xâm phạm quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội của công dân, vi phạm các nguyên tắc trong Tuyên ngôn Liên hiệp quốc về các nhà bảo vệ nhân quyền.

Theo phúc trình vừa công bố của RSF, Việt Nam nằm trong danh sách “Kẻ thù của Internet 2013” và hiện là nhà tù lớn thứ ba trên thế giới đối với các blogger và những người bất đồng chính kiến trên mạng, sau Trung Quốc và Oman.




Copy từ: VOA

Tập Cận Bình ôm luôn ba ghế to nhất TQ

TQ hoàn tất thủ tục đổi ghế lãnh đạo

Cập nhật: 16:58 GMT - thứ năm, 14 tháng 3, 2013

Ông Tập Cận Bình

Tổng bí thư ĐCS TQ Tập Cận Bình, vừa nhận chức Chủ tịch nhà nước và Chủ tịch Quân ủy

Trong một cuộc bầu chọn không có gì gay cấn, ông Tập Cận Bình vừa nhận chức Chủ tịch nhà nước Trung Quốc và Chủ tịch Quân ủy.
Công cuộc thay đổi giới lãnh đạo tại Trung Quốc bắt đầu từ tháng 11 năm 2012 khi ông Tập Cận Bình trở thành lãnh tụ Đảng, thay ông Hồ Cẩm Đào, nay đã hoàn tất và ông Tập trở thành một trong số rất ít người trong lịch sử Trung Quốc vừa là người đứng đầu đảng, nhà nước và quân đội.
Vậy ông tiếp nhận một đất nước như thế nào từ ông Hồ Cẩm Đảo?

'Thái tử đỏ'

Kerry Brown, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Sydney, cho rằng nhờ công của ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng đáng kế - tăng gấp bốn lần so với cách đây 10 năm.
"Ông Hồ Cẩm Đào cũng đã làm được việc duy trì sự đồng thuận chính trị khi giới lãnh đạo phải đối mặt với những hoàn cảnh chính trị và quốc tế phức tạp, đặc biệt phải thực thi quá trình chuyển tiếp chính trị sau vụ bê bối của ông Bạc Hy Lai," ông Brown nói.
Ông John Garrnaut, một phóng viên người Hoa viết cho tờ Sydney Morning Herald và tờ The Age cũng cảm thấy thành quả lớn nhất của ông Hồ là giữ gìn an ninh ổn định trong nước trong hoàn cảnh khá khó khăn.
Tuy nhiên vẫn còn những thách thức to lớn phía trước.
"Nếu Trung Quốc cuối cùng tiến tới dân chủ thì khó có thể hình dung điều đó sẽ xảy ra nếu không có một nhà lãnh đạo cứng tay."
Kerry Brown
"Tình trạng bất bình đẳng không khá hơn so với cách đây 10 năm và Trung Quốc là một đất nước rất bất bình đẳng. Thiếu một cải cách chính trị và cải tổ luật pháp đồng thời không có nhúc nhích gì theo hướng đó cả," ông Kerry Brown nói.
So với ông Hồ Cẩm Đào, một người được xem là vô cùng cẩn trọng, thì ông Tập Cận Bình thể hiện là một người tự tin hơn rất nhiều, chủ yếu là do xuất thân của ông, con trai một nhà cách mạng lão thành.
"Ông Tập Cận Bình hoàn toàn là một người thuộc tầng lớp quý tộc trong đảng, và xuất thân này đã hình thành cách nhìn nhận thế giới của ông. Ông thực sự bảo vệ danh dự, phẩm chất và quyền lãnh đạo của đảng," ông Kerry Brown nói.
Trong khi đó ông John Garnaut thì cho rằng xuất thân đó cho phép ông Tập có được khởi đầu thuận lợi nhưng những gì ông đạt được cho tới này là do tài năng và khả năng của chính ông. Liệu điều đó sẽ giúp ông giải quyết những vấn đề hiện nay hay không thì còn quá sớm để có thể nói được.

Tham nhũng

Một trong những vấn đề quan trọng nhất mà ông Tập Cận Bình phải giải quyết là tình trạng tham nhũng lan tràn. Ông Kerry Brown tin rằng ông Tập là người từng có tiếng trong việc giải quyết tệ nạn này.
"Khi ông là lãnh đạo cao cấp tại Phúc Kiến, Chiết Giang và Thượng Hải, ông nói nhiều về tham nhũng và ông có lẽ là viên chức cao cấp duy nhất vào những năm 1990s đã không bị ảnh hưởng của vụ bên bối Viễn Hoa nổi tiếng; vì thế tham nhũng là quan trọng đối với ông."
"Sau khi ông nhận chức vụ Tổng bí thư đảng, ông bắt đầu giải quyết vấn đề này. Ông Vương Kỳ Sơn, một viên chức cứng rắn và có năng lực được cử vào vị trí đứng đầu ủy ban kỷ luật của đảng và họ thu nhỏ Ban thường trực lại so với trước đây. Lần này tại Đại hội Đảng toàn quốc họ bỏ bộ Xe lửa."
Ồng Tập Cận Bình và ông Hồ Cẩm Đào tại ĐH Đảng cộng sản TQ
Người ta cho rằng ông Tập Cận Bình tỏ ra là người tự tin hơn người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào
Ông Kerry Brown cho rằng phép thử tối quan trọng sẽ tới khi ông Tập Cận Bình phải giải quyết một vài người rất có quyền lực, những người đã trở nên vô cùng giàu có nhờ việc quản lý các công ty nhà nước, và rồi những người này sẽ biết liệu ông Tập Cận Bình có được nhóm người đồng thuận và thích hợp xung quanh ông để giúp ông đối mặt với những nhân vật đầy quyền lực đó hay không.
Đảng sẽ phải giải quyết cho xong vụ Bạc Hy Lai. Ông John Garnaut, tác giả của "Sự nổi lên và sụp đổ của nhà họ Bạc", tin rằng Tập Cận Bình đã đóng một vai trò quan trọng.
"Ông Bạc Hy Lai có tiềm năng là đối thủ nguy hiểm nhất của ông Tập. Ông tập Cận Bình có thể đã mất sự ủng hộ trong số các thái tử đảng, nhưng dường như ông đã thắng trong cuộc đầu đó."

Nhà lãnh đạo cứng tay?

Trong khi người dân ngày càng bối rối và hoài nghi đối đảng và chính phủ, một điều có thể thấy qua những bình luận trên các mạng xã hội, ông Tập Cận Bình phải đối mặt với nhiệm vụ phục hồi lòng tin và kết nối với người dân.
"Ông Tập là một người giao tiếp tốt hơn ông Hồ Cẩm Đào," ông Kerry Brown nhận xét, "và một vài bài phát biểu của ông đã thu hút những nhận xét tích cực, và như thế thật đáng khích lệ".
Trung Quốc cần một lãnh đạo cứng tay vào giai đoạn giữa ngã ba đường này, ông Garnaut tin như vậy, nếu không sẽ không thể đương đầu được với những thách thức to lớn mà Trung Quốc đang phải đối mặt.
"Nếu Trung Quốc cuối cùng tiến tới dân chủ thì khó có thể hình dung điều đó sẽ xảy ra nếu không có một nhà lãnh đạo cứng tay."
Đối với những thách thức quốc tế, ông Kerry Brown lưu ý rằng ông Tập Cận Bình đã có rất nhiều kinh nghiệm ở cương vị Phó Chủ tịch nước và là lãnh đạo đảng tại tỉnh Chiết Giang.
"Ông sẽ là nhân vật được nói tới và nhìn thấy nhiều hơn so với ông Hồ Cẩm Đào nhưng điểm chung mà họ cùng chia sẻ là họ muốn một môi trường quốc tế thật lành cho Trung Quốc để tiếp tục phát triển thành một đất nước có thu nhập trung bình vào năm 2020".


Copy từ: BBC

1,4 tỉ đôla để 'cứu bất động sản' VN?


Đề xuất đánh thuế vào tiền gửi tiết kiệm trên 500 triệu VNĐ đã gặp nhiều ý kiến phản đối trong nước
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuẩn bị bơm 30 nghìn tỷ đồng (1,4 tỷ đôla) vào hệ thống ngân hàng để cứu khu vực bất động sản và giải quyết khối nợ xấu, theo dự thảo "Thông tư về quy định cho vay hỗ trợ mua nhà" được cơ quan này công bố ngày 14/3.
Kế hoạch sẽ được đưa vào áp dụng từ ngày 15 tháng Tư. Số vốn này sẽ được giải ngân trong 3 năm, từ 15/4/2013 đến 15/4/2016.
Theo dự thảo, khoản hỗ trợ nhằm mục đích giúp các ngân hàng cho người thu nhập thấp, công nhân viên chức và người trong quân ngũ vay vốn ưu đãi ở lãi suất 6% một năm trong vòng 10 năm để thuê, mua nhà ở xã hội và để mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.
Mức lãi suất ưu đãi này cũng được áp dụng cho nhà đầu tư nhà ở giá rẻ trong 5 năm.
Chương trình vay vốn này sẽ có sự tham gia các 5 ngân hàng bao gồm: Ngân hàng nông nghiệp, BIDV, Vietinbank, Vietcombank và Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

Thị trường đóng băng

Khu vực bất động sản của Việt Nam rơi vào tình trạng đóng băng trong hai năm trở lại đây sau một thời gian dài tăng trưởng mạnh nhờ vốn vay ngân hàng.
Khu vực bất động sản trong nước nằm trong tình trạng đóng băng từ hai năm trở lại đây, gây thêm quan ngại về khối nợ xấu không ngừng tăng
Tuy nhiên, nhu cầu ảo được tạo ra bởi các nhóm đầu cơ đã đẩy các nhà đầu tư đổ tiền vào những dự án cao cấp, tạo nên một cơ cấu bất hợp lý trong thị trường bất động sản, không phản ánh đúng nhu cầu thực của đa số người dân trong nước.
Trong lúc đó, khủng hoảng kinh tế và mức lạm phát cao nhất khu vực trong năm 2011 đã khiến nhiều dự án không tìm được đầu ra và các ngân hàng bị chìm trong nợ xấu.
Bất chấp lãi suất được cắt nhiều lần trong năm 2012, nhiều doanh nghiệp bất động sản lẫn người mua nhà trong nước vẫn không thể tiếp cận vốn vay mới trong bối cảnh các ngân hàng tăng cường dự trữ tiền thay vì cho vay.
Lãi suất cho vay hiện tại ở khoảng 9% tới 16%, theo báo cáo của Ngân hàng Trung ương. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp trong nước nói với hãng thông tấn Reuters của Anh họ phải trả tới 18%.
Tính đến tháng Tám năm ngoái, khối nợ liên quan đến khu vực bất động sản là khoảng 1 triệu tỷ đồng (47,8 tỷ đôla), theo số liệu từ Bộ Xây Dựng.

Đánh thuế tiền tiết kiệm?

Hồi đầu tháng Ba, Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh gửi kiến nghị lên Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xin đánh thuế vào các tài khoản tiết kiệm trên 500 triệu VNĐ để lấy tiền hỗ trợ các doanh nghiệp khác.
Báo trong nước lúc đó dẫn lời chủ tịch hiệp hội này, ông Lê Hoàng Châu diễn giải 5 năm trở lại đây tổng số dư tiền gửi tiết kiệm rất lớn, ước tính mỗi năm trung bình 2,5 triệu tỷ đồng gửi tiết kiệm.
"Nếu tính trung bình với lãi suất hiện nay 10% một năm thì tiền lãi thu được ước khoảng 250.000 tỷ đồng," ông Châu nói.
"Nếu trước đây lãi tiền gửi ở mức 19-20% một năm thì con số này tăng gấp đôi. Vì vậy không đánh thuế tiền gửi tiết kiệm là "vô lý".
Tuy nhiên ý kiến này cũng đã chịu nhiều phản đối từ cư dân mạng trong nước.
Trong một bài viết đăng trên trang web cá nhân ngày 8/3, tiến sỹ Alan Phan cho rằng "Đây là một chiêu thức cố hữu của các nhóm lợi ích, luôn muốn kéo dòng tiền lưu thông trên thị trường về cho phe nhóm mình."
 
 


Copy từ: BBC

Vận động dân chủ hóa tại Việt Nam ngày càng sôi động



Phỏng vấn blogger Huỳnh Ngọc Chênh

Nam Phương/Người Việt

LTS: Nhà báo tự do Huỳnh Ngọc Chênh đang ở Pháp sau khi đến Paris nhận lãnh giải thưởng “Công Dân Mạng” (Netizen) năm 2013 do Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) với dịch vụ mạng Google phối hợp tổ chức.
Ông Huỳnh Ngọc Chênh, 61 tuổi, là một trong một số ít người được giới sử dụng các mạng xã hội điện tử để truyền tải thông tin bầu chọn trực tiếp qua Youtube nhờ những bài viết sắc sảo trên blog Huỳnh Ngọc Chênh về các vấn đề thời sự của Việt Nam. Ông được ca ngợi là một trong những blogger có ảnh hưởng lớn nhất tại Việt Nam.
Vì những bài viết về các nhà lãnh đạo hay chính sách của nhà nước với cách nhìn “trái chiều” mà ông gặp không ít khó khăn trong đời sống.
Làm báo Thanh Niên suốt 20 năm rồi nghỉ hưu năm ngoái, ông dành thời giờ viết blog http://huynhngocchenh.blogspot.com. Tuy bị công an mạng ngăn chặn nhưng trung bình cũng có khoảng 15,000 người vào thăm viếng blog này hàng ngày, theo RSF.
Dưới đây là cuộc phỏng vấn ông dành cho nhật báo Người Việt.

 Người Việt: Xin ông cho biết tâm trạng, cảm giác của mình khi ngồi trên máy bay trên đường sang Pháp để nhận giải?
Huỳnh Ngọc Chênh: Yên lành qua khỏi cổng an ninh rồi lên máy bay tôi rất ngạc nhiên không hiểu vì sao mình được đi. Tôi thấy vui vì nghĩ rằng do uy tín của RSF, Google và nước Pháp lớn nên tôi được đi. Rồi tôi cũng rất vui khi nghĩ rằng có thể do phong trào đấu tranh trong nước đang lớn mạnh có tác dụng ít nhiều lên giới lãnh đạo, họ nghĩ rằng cho tôi đi lợi hơn là cấm.
Nhà báo tự do Huỳnh Ngọc Chênh nhận giải thưởng “Công Dân Mạng” của RSF và Google vinh danh các người viết blog có ảnh hưởng nhất trên thế giới tại Paris ngày 12 tháng 3, 2013. (Hình Thomas Samson/AFP/Getty Images)
NV: Trước khi cấp giấy cho ông sang Pháp, công an hay viên chức nhà nước có dặn dò và đặt điều kiện gì với ông không? Thí dụ cấm ông đụng chạm tới những vấn đề nào đó, người nào đó?
HNC: Tôi chỉ cần visa của Sứ Quán Pháp chứ không có giấy tờ gì của công an Việt Nam, mọi công dân đều được như vậy. Tuy nhiên nếu họ không cho tôi đi thì sẽ chặn tại sân bay vào giờ chót như các blogger khác. Họ không ngăn tôi lại tại sân bay có nghĩa là tôi không có trong danh sách bị chặn. Do vậy không có việc đặt điều kiện để cho tôi đi.
NV: Tại Việt Nam, ông có đọc được báo chí và các diễn đàn tiếng Việt ở hải ngoại không? Ông nghĩ gì về họ?
HNC: Tôi có đọc nhiều báo của người Việt nước ngoài và báo nước ngoài về Việt Nam như BBC, RFI, RFA, Người Việt, Dân Làm Báo, Tiền Vệ, Dân Luận, Ðàn Chim Việt, v.v... Phần lớn nhờ vào những tờ báo đó, trước đây khi chưa có blog, tôi có những thông tin mà báo lề đảng không đưa. Nhờ vậy mà tôi cũng như nhiều người trong nước biết được nhiều sự thật. Nhờ vậy mà nhiều người đã chuyển biến. Cũng có những trang quá cực đoan không hay, đưa tin thiếu độ tin cậy, nên tôi chỉ vào một lần rồi không bao giờ vào nữa.
NV: Có những người viết blog đề cập đến những vấn đề như ông đề cập nhưng bị ở tù, còn ông và một số số người thì chỉ bị sách nhiễu, đe dọa. Theo ông nhận định, ở một biên giới hay giới hạn nào thì tránh được tù tội?
HNC: Tôi viết đúng sự thật. Tôi viết trong khuôn khổ pháp luật. Tôi phản biện về lý luận của đảng CS, tôi chỉ trích đường lối không đúng của đảng CS, tôi phản biện chính sách sai trái của chính phủ. Tôi chống Trung Cộng xâm lược. Tôi chống tham nhũng, tôi cổ xúy dân chủ, tôi đấu tranh cho nhà nước pháp quyền, cho nhân quyền... tất cả cái đó đều trong khuôn khổ pháp luật. Tóm lại, tôi phản biện đảng cầm quyền, tôi không chống lại đất nước nên không có lý gì bắt tôi. Anh đọc kỹ Hiến Pháp Việt Nam sẽ thấy không có điều luật nào phạt tù người chống lại đảng CSVN. Ðiều 88 và 79 chỉ phạt tù người chống lại nhà nước Việt Nam.
NV: Giải thưởng của RSF và Google sẽ giúp ông nổi tiếng hơn, nhưng liệu có làm cho ông gặp khó khăn hơn trong cuộc sống khi về nước hay không?
HNC: Tôi không nghĩ tôi sẽ bị khó khăn gì hơn, vì trước sau gì tôi cũng chỉ viết như tôi đã nói. Có thể là tôi sẽ bị để ý và theo dõi kỹ hơn. Chỉ vậy thôi. Và tôi cần giữ gìn hơn để khỏi có sơ hở gì trong cuộc sống để qua đó người ta có cớ gây khó khăn cho tôi.
NV: Ông nhận định như thế nào về các bản kiến nghị 7 điểm của nhóm nhân sĩ trí thức, cựu đảng viên, thư góp ý và đề nghị của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, lời tuyên bố của các công dân tự do?
HNC: Các kiến nghị... góp phần rất lớn trong cuộc vận động cho dân chủ, cho quyền con người. Việc này làm thức tỉnh nhiều người dân và thức tỉnh ngay giới cán bộ đảng. Nhiều đảng viên kể cả đảng cao cấp hiểu rằng thay đổi theo hướng dân chủ là có lợi cho đất nước. Tuy nhiên vì quyền lợi họ còn e dè.
NV: Ông có nghĩ rằng nhà nước sẽ lờ những kiến nghị và thư góp ý vừa kể vì họ có trò “lấy ý kiến” do chính quyền tổ chức mà ai cũng biết là bịp bợm, rồi tuyên truyền là đại đa số nhân dân “đồng thuận”?
HNC: Ðó là chuyện đương nhiên mà trước khi ký kiên nghị, chúng tôi đã lường trước. Ðể duy trì chế độ độc đảng, đảng CS không trừ bất cứ cách làm gì.
NV: Thưa ông, khi 16 nhân sĩ, trí thức, đảng viên nhiều uy tín, nổi tiếng ở trong nước cầm bản Kiến nghị 7 điểm tới Quốc Hội, nếu họ thay vì chỉ có bằng đó người, hàng ngàn người tới đó cùng với họ thì tình thế có khác không?
HNC: Theo thủ tục thì phải gửi cho kịp ngày nên các vị ấy lo gửi. Ði gọn nhẹ và những người uy tín như vậy thì họ mới bất ngờ và phải tiếp. Nếu đi nhiều thì phải tổ chức, phải kêu gọi. Như vậy thì lộ ngay, công an sẽ tìm mọi cách ngăn cản, quấy phá, việc đi sẽ không thành. Theo tôi cử chừng ấy vị đi là phương án tốt nhất.
NV: Ông có nghĩ rằng dù hiện nay có một số người can đảm lên tiếng về các vấn đề chính trị khác với chủ trương của nhà nước, nỗi sợ hãi còn rất lớn trong quần chúng bên cạnh một tỉ lệ không nhỏ thờ ơ?
HNC: Sợ hãi và thờ ơ đang bao trùm lên xã hội Việt Nam hiện nay. Ðó là sự thành công của đảng CSVN trong công cuộc kéo dài chế độ độc đảng.
NV: Các mạng xã hội đóng vai trò như thế nào về chuyển tải thông tin tại Việt Nam. Ông có nghĩ rằng nó đóng góp phần không nhỏ vào tiến trình dân chủ hóa Việt Nam hay không?
HNC: Như tôi đã nhiều lần nói, vai trò của nó rất lớn.
NV: Thưa ông, ông có bi quan về tương lai đất nước? Xin cho biết lý do.
HNC: Cứ tiếp tục độc đảng thì đất nước sẽ khó ngóc lên nổi, bi quan là vậy. Nhưng tôi rất lạc quan về cuộc vận động dân chủ hóa đang càng ngày sôi động và thu hút sự tham gia của nhiều người. Từ chỗ sợ hãi và thờ ơ không dám nói gì, nay đã có gần 20 ngàn người ký tên kêu gọi xóa điều 4 là một sự tiến bộ vượt bậc.
NV: Xin cảm ông nhiều.



Copy từ: Người Việt

NGHE BT BỘ CÔNG THƯƠNG VŨ HUY HOÀNG TRẢ LỜI, TỨC NHƯ "BỊ BÒ ĐÁ"...

Nghe Bộ trưởng trả lời, thảo dân chịu không nổi!
Chiều tối chủ nhật, vợ chồng người bạn từ thuở thiếu thời mời tôi tới nhà. Bữa cơm cuối tháng 1 “ta” có món quốc hồn, quốc túy “R.T.C” do cô con dâu trưởng trổ tài nấu nướng. Vừa cụng ly rượu sâm, thì trên màn hình TV xuất hiện mục “Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời”. Ông Vũ Huy Hoàng – Bộ trưởng Bộ Công thương – “lên sóng lần thứ tư, trả lời những câu hỏi liên quan tới dự án bauxite Tây Nguyên”.
Chúng tôi tạm dừng “sự sung sướng” để nghe ông nói. Thấy ông không nhìn vào giấy, thấy phong thái có vẻ tự tin… cánh già tôi bị ông “hút” vài chục giây đầu.
Vài chục giây đầu thôi, bởi ngay sau câu hỏi đầu tiên của phóng viên VTV1, ông Vũ Huy Hoàng nói: “Theo kết quả thăm dò, trữ lượng bauxite của Việt Nam là khoảng 10-11 tỷ tấn”… Tôi giật mình. Sao trữ lượng bauxite Việt Nam “lớn” nhanh như Phù Đổng vậy? Cách đây gần 6 năm trong quyết định của Thủ tướng phê duyệt “Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác chế biến và sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007- 2015 có xét đến năm 2025” thấy ghi trữ lượng có 5,4-5,5 tỷ tấn, bây giờ tăng gấp đôi rồi?
Ngành thăm dò địa chất giỏi quá ta!
Theo số liệu của cơ quan địa chất Mỹ (U.S.Geological Survey. Mineral Commodity Summaries- 2007- 2008 and 2011- 2012), toàn thế giới có trữ lượng (chắc chắn) 27 tỷ tấn và tài nguyên dự báo 38 tỷ tấn bauxite và Việt Nam có 2,1 tỷ tấn trữ lượng, tài nguyên (dự báo) 5,4 tỷ tấn.
Ông Vũ Huy Hoàng lại khẳng định: trong đó tại tỉnh Đăk Nông là khoảng 4,6 tỷ tấn và tại tỉnh Lâm Đồng khoảng 2 tỷ tấn”, vậy còn 3-4 tỷ tấn nữa nằm ở đâu? Trong khi ở miền Bắc tài nguyên bauxite ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Nghệ An… chỉ khoảng 357 triệu tấn.

Ông tiếp tục:
“Trong những năm gần đây, do nhu cầu nhôm kim loại tăng mạnh, dẫn đến nhu cầu alumin thế giới cũng tăng theo”, “Hiện nay, nước ta đang phải nhập khẩu 100% nhôm kim loại, nên việc triển khai dự án thăm dò, khai thác và chế biến bauxite, trong đó giai đoạn đầu là chế biến alumin là hết sức cần thiết…”, “Việc phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến bauxite là chủ trương đúng đắn, cần thiết và phù hợp đã được Đảng và Nhà nước xem xét thận trọng, giao cho Vinacomin tổ chức triển khai…, phải làm thí điểm và đi từ quy mô nhỏ lên dần đến quy mô lớn”.
Ô hay! Ông là “tư lệnh trưởng” của các ngành kinh tế quan trọng bậc nhất đất nước mà không cập nhật được tình hình mấy năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ nhôm trên thế giới giảm mạnh à? Nhu cầu giảm nên nhôm tồn kho nhiều làm giá một tấn nhôm sụt rất sâu kéo theo giá 1 tấn alumin chỉ còn 280-300 USD thôi!
Ông lạc quan quá nhưng tại sao vẫn phải bám vào từ “thí điểm” để phòng thân?
Xin có lời đính chính rằng, Bộ Công thương và Vinacomin hoàn toàn không có ý định thí điểm khi quyết tâm triển khai dự án Tân Rai và Nhân Cơ từ năm 2008 nên đã bỏ ngoài tai những lời khuyến nghị rất chân thành và có cơ sở khoa học của hàng ngàn nhân sĩ trí thức.
Cái từ “thí điểm” hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ xuất phát từ thông báo của Bộ Chính trị (số 245TB/TW ngày 24/4/2009) chỉ đạo “Tiếp tục thực hiện chủ trương triển khai 2 dự án ở Tân Rai và Nhân Cơ”… và nhắc rất kỹ “Riêng dự án Nhân Cơ, cần rà soát lại toàn bộ các vấn đề có liên quan, nhất là việc đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động môi trường, nếu thực sự có hiệu quả và bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường thì mới tiếp tục triển khai thực hiện.”
Với tinh thần “nghiêm túc”, Vinacomin đã trình cho ông Vũ Huy Hoàng và Bộ Công thương hồ sơ thiết kế cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế của dự án bauxite Nhân Cơ “không chê vào đâu được”!
Xin trích dẫn ít số liệu chứng minh:  
   - Vốn đầu tư (không tính VAT): 11.610.187 (triệu đồng), theo tỷ giá hối đoái năm 2009: 16.976 đ/1 USD thì vốn đầu tư qui đổi là 683.920.000 USD.
    Giá thành toàn bộ 1 tấn alumin 4.314.100đ ( 254,13 USD/T)
    Giá bán alumin 6.325.800đ (372,63 USD/T)
    Tỷ lệ % giá thành so với giá bán 68,20%
    Doanh thu bình quân/ năm (từ năm 2012 (?)): 3.994.393 (triệu đồng)
    Chi phí sản xuất trung bình/ năm (từ năm 2012): 2.717.882 (triệu đồng)
    Lợi nhuận thuần bình quân/ năm (30 năm) 1.276.511 (triệu đồng)
    Lợi nhuận ròng bình quân/ năm (30 năm) 988.751 (triệu đồng)
    Suất chiết khấu bình quân (%) 8,325%
    NPV (net present value) 2.690.840 (triệu đồng)
    (PV: giá trị quy đổi về hiện tại của một khoản tiền phát sinh trong tương lai
    NPV: tổng giá trị đại số của một dòng tiền phát sinh trong tương lai đã được qui đổi về hiện tại)
       
    IRR - tỷ lệ hoàn vốn nội bộ 10,45%
    Thời gian thu hồi vốn (kể từ khi đi vào hoạt động) 8,98 năm
    Các loại thuế phải nộp bình quân/ năm (từ năm 2012) 605,057 (triệu đồng)
   
Trong đó
v Nộp ngân sách Trung ương (thuế XK alumin) 199,720 (triệu đồng)
v Nộp ngân sách địa phương 405.338 (triệu đồng)
bao gồm:
ü Thuế thu nhập doanh nghiệp 287.760 (triệu đồng)
ü Phí môi trường 109.544 (triệu đồng)
ü Thuế thuê đất 1.858 (triệu đồng)
ü Thuế tài nguyên 6.176 (triệu đồng)
Bộ Công thương đã có thông báo số 87/TB-BCT ngày 2/3/2009 về kết quả thẩm tra thiết kế cơ sở của dự án Nhân Cơ và đồng tình với chủ đầu tư khi đánh giá hiệu quả kinh tế, coi đó là nền tảng vững chắc để triển khai dự án. Lúc ấy, chính ông và các cộng sự đâu đả động tới “việc xem xét hiệu quả kinh tế các dự án đầu tư, nhất là những dự án có vốn đầu tư lớn, thời hạn hoạt động 30- 40 năm… cần phải dựa trên những tính toán dài hạn, không thể chỉ căn cứ vào một thời điểm để khẳng định hiệu quả hay không hiệu quả” như ông nói loanh quanh trên TV!
Thế thì cách tính (đã dẫn ở trên) của Vinacomin tại dự án Nhân Cơ hay Tân Rai và quyết định phê duyệt của Bộ Công thương dựa vào cái gì, mốc thời gian nào để có một số liệu về lãi tới 122 USD/1 tấn alumin và cứ lãi đều đều (bình quân) suốt 30 năm tồn tại?
Không thể chối bỏ thực tế là dự án Tân Rai sẽ lỗ ngay trong năm 2013 và những năm tiếp theo đó, là cả Nhân Cơ nên ông Vũ Huy Hoàng cố biện bạch “Phải khẳng định hai dự án là thí điểm bước đầu để hình thành ngành công nghiệp khai thác và chế biến nhôm của Việt Nam. Mà đã thí điểm thì phải có thời gian để khẳng định về mức độ chắc chắn của hiệu quả kinh tế.”
Và ông tự trấn an mình để mong có sự “lan tỏa” đến người nghe: “giá alumin trên thị trường thế giới tuy hiện nay thấp hơn giá tại thời điểm đầu năm 2009- thời điểm phê duyệt dự án, nhưng cũng như đối với các kim loại màu khác, không ai đảm bảo mức giá này sẽ cố định như tế trong vòng 5 hoặc 10 năm tới”.
Chao ôi, làm kinh tế như Bộ Công thương và Vinacomin sung sướng thật!
Lập dự án thì “bốc thuốc” theo kiểu lang vườn, vẽ ra các chỉ tiêu trên trời, dưới biển khiến các nhà văn chuyên viết tiểu thuyết viễn tưởng phải cúi đầu bái phục!
Khi đối đầu với thực tại khốc liệt, nghiệt ngã thì cả tướng lẫn quân cứ vòng vo tam quốc, cố tình lẩn tránh chuyện lỗ, chuyện tốn tiền làm đường, chuyện chi phí vận chuyển quá cao, và ông lên giọng rao giảng “nhưng đối với xã hội điều lớn hơn mà tất cả chúng ta mong đợi là hiệu quả tổng hợp về kinh tế-xã hội đối với phát triển vùng, phát triển ngành và phát triển nền kinh tế”.
Lạ lùng thay khi người ta đang bàn mưu, tính kế giảm tiền bồi thường thiệt hại cho hàng ngàn hộ dân mất đất trồng trọt với lý do chỉ khai thác bauxite ở tầng nông, sau vài năm có thể “trả lại” đất để các khổ chủ tiếp tục trồng tỉa. Người cũng đang đòi giảm tiền đóng phí môi trường (bằng với giá khai thác than) vì đã bỏ nhiều tiền của để “bảo vệ môi trường” rồi (!?) mà vẫn không ngượng mồm nói những lời thương dân, thương nước?
Nếu những cái đòi (đáng nguyền rủa ấy) trở thành sự thật thì lấy gì để phát triển vùng?
Làm ăn thua lỗ kéo dài năm này qua năm khác thì lấy gì để phát triển ngành?
Đào tài nguyên, hủy hoại môi trường sống, ô nhiễm nguồn nước, kêu gào giảm thuế, miễn thuế xuất khẩu nữa thì nền kinh tế đã suy thoái sẽ càng trượt dốc.
u
u  u
Nghe những lời ông Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng trả lời phỏng vấn trên VTV1 tối chủ nhật (10/3), mấy đêm liền không ngủ được, thảo dân không chịu nổi nữa nên đành dẫn ra ít dòng ông Vũ Huy Hoàng đã nói để giãi bày trước dư luận.
Trong bài nói của ông còn nhiều chỗ hở lắm nhưng dẫn kỹ quá thì bài này còn kéo vài trang nữa. Như thế sẽ làm mất thời giờ của người đọc nên dừng ở đây.
Nguyễn Trung Thành
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Copy từ: NV Phạm Viết Đào

Bí quyết độc trị căn bệnh Vảy nến của cao nhân


GiadinhNet - Cụ xắt một lát gừng mỏng, đắp vào vùng da bị vảy nến của bệnh nhân sau đó đặt một viên thuốc vón như hạt tiêu lên trên và dùng nhang đang cháy để ... thui.
Bí quyết độc trị căn bệnh "hành xác" của cao nhân 1
Cụ Mười bên cây thảo dược tự trồng.
Sau một đêm, vùng da bị bệnh sẽ phồng lên, chảy nước và ngày hôm sau bắt đầu khô dần và bong ra. Công việc cứ lần lượt tương tự như vậy đối với những vùng da khác cho đến khi bệnh triệt tiêu hẳn. Đó là bí quyết chữa căn bệnh nan y vảy nến, chàm của lão cao nhân Nguyễn Văn Mười, một lương y sống ẩn dật trong ngôi đình thần ở tỉnh Bình Dương.
Chữa bệnh bằng... thui
Sau thời gian dài lần tìm, phải vất vả lắm chúng tôi mới có được địa chỉ của lương y Nguyễn Văn Mười. Có thể nói vị lương y suốt đời hành đạo cứu người cuối cùng còn sót lại của đạo Tịnh độ Cư sỹ Phật giáo Việt Nam ở làng Khánh Vân (huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương). Người ta thường gọi cụ bằng cái tên trìu mến là "thầy Mười" hay "ông Mười am" bởi cuộc đời ông gần như gắn liền với những chiếc am (ngôi miếu nhỏ) và những phòng thuốc nhân đạo tự tay mình lập nên. Suốt đời xuôi Nam, ngược Bắc hành đạo chữa bệnh cứu người, cụ chưa từng có một ngôi nhà hay vạt đất cố định để làm của riêng cho mình. Điều đặc biệt hơn, cụ cũng không lập gia đình, không con cái nối dõi mà chỉ ở giá suốt quãng đời trong kiếp trầm luân ngót nghét "nhân sinh ba vạn sáu nghìn ngày" (100 tuổi). Với cụ, tài sản lớn nhất là những bài thuốc quý giá của những bậc tiền nhân truyền lại, cụ lấy việc sưu tầm thảo dược, tìm ra công thức chế thuốc làm niềm vui và cứu người làm phương châm sống.
Cụ Mười năm nay đã tuổi 93, râu dài chấm ngực, tóc búi củ hành, vầng trán cao, da đỏ hồng... nom cụ đạo mạo tựa tiên ông giáng trần. Ở tuổi "cổ lai hi" cụ vẫn ngày ngày cầm cuốc xới đất, leo núi, lội rừng, gánh nước... lanh lẹ như người bình thường. Mảnh đất cụ đang mở phòng thuốc có nguồn gốc từ đời cụ kỵ. Cụ nguyên gốc là dòng dõi của đại thần triều Nguyễn Phan Thanh Giản (1796-1867) ở Bến Tre. Thời Pháp dòng họ bị tru di tam tộc nên phải đổi họ Phan thành Nguyễn rồi bỏ xứ tha hương lên Bình Dương. Cụ Mười sinh ra ở đất này và tiếp nối nghề y có từ thời ông cố. Cụ theo đạo Tịnh độ cư sỹ Việt Nam, xuất gia tha hương vừa tu vừa làm thuốc từ thuở niên thiếu, ngày trở về quê cha đất tổ hành trang cũng chỉ có những bài thuốc quý. Mảnh đất bao năm không người canh giữ mọc đầy lau sậy cụ lại xới sạch, khoanh vùng rồi trồng những cây thuốc quý hiếm mang về từ rừng núi để phục vụ công việc cứu người, không vương tư lợi.
Ở Đình thần Khánh Vân cụ được xem là vị lương y cao đạo, nắm trong tay vô số bài thuốc có nguồn gốc từ thảo dược dân gian. Cụ có thể chữa rất nhiều loại bệnh từ đơn giản đến hiểm nghèo dựa trên y thuật cổ truyền cha ông và kinh nghiệm đúc rút hơn nửa đời người bôn ba hành đạo. Một trong những bài thuốc mà cụ tâm đắc nhất đó là trị căn bệnh nan y thuộc dạng phong (vảy nến, chàm). Cụ Mười bảo, đây là bài thuốc do cụ tự tìm ra và có thể trị hoàn toàn tận gốc cho những ai không may mắc phải.
Hôm tôi đến, cũng là lúc có một bệnh nhân từ Tây Ninh tìm đến, người này bị bệnh vảy nến thuộc dạng đặc biệt. Đó là một người bệnh nam, tuổi 72, bị vảy nến "tắm" gần như 95% thân thể, vảy bong tróc khắp người từ đầu tới chân, có chỗ bệnh ăn mất da đến lòi thịt. Người bệnh này cho biết, mỗi đêm ngủ dậy chỉ cần dùng móng tay gãi nhẹ thì xác vảy rụng ra, có thể gom lại từng nhúm tay. Bệnh nhân cho biết, dù chỉ mới bị bệnh trong vòng 4 năm nhưng căn bệnh "vật" ông gần như xơ xác. Không thể tắm rửa, kì cọ bình thường, ra đường phải trùm kín áo quần, đi đâu mọi người cũng ghê rợn dòm ngó. Đặc biệt, khổ nhất là hễ trời khô lạnh da lại bong tróc, đó là chưa kể những đêm trường bị ngứa, phải thức trắng gải sồn sột.
Cụ Mười phân tích: "Đây là trường hợp bệnh nhân bị bệnh vảy nến tôi chưa từng gặp bao giờ, trên những vùng da bị bệnh xuất hiện những dề nổi đỏ, trên đó lại có những hạt nhỏ lấm tấm tựa da gà. Có thể đây là những biến chứng, nếu không nắm được nguyên lý thì rất khó chữa".
Không vì tư lợi
Hiện nay phòng thuốc của cụ Mười chỉ làm việc vào buổi sáng hàng ngày, cụ Mười tận tay bắt mạch và bốc thuốc, là một địa chỉ quen thuộc của những người nghèo. Nhiều người biết việc làm tận tâm của cụ tìm đến lấy thuốc, khi khỏi bệnh đều trở lại tạ ơn, có người ở lại làm công quả, như xới cỏ tưới nước cho cây thuốc, xắt thảo dược. Hàng chục năm bôn ba hành đạo, cụ Mười vẫn chỉ làm công việc thiện nguyện của mình bằng cái tâm, không mưu cầu tư lợi. Điều khó khăn nhất của cụ hiện nay là những nguyên liệu thảo dược ngày càng khan hiếm, người đến lấy thuốc ngày một đông nên nhiều khi không đảm bảo. "Tôi chỉ có một mong ước là trồng một vườn thuốc đa dạng thảo dược và xây dựng một phòng thuốc luôn dồi dào để cung cấp thuốc cho người bệnh, đó là niềm vui lớn nhất của tôi", cụ Mười nói.
Vị lương y vừa phân tích bệnh và trấn an người bệnh xong thì bảo đệ tử lấy ra bài thuốc cổ truyền. Đó là nhành cây ngải cứu phơi khô, dòn, cụ dùng tay tuốt lấy lá bóp vụn ra, lấy vỏ quýt khô đốt thành tro trộn lẫn với nắm lá ngải. Hỗn hợp lá ngải và tro vỏ quýt được trộn nhuyễn với nhau, sau đó vón lại thành những hạt nhỏ tựa như hạt tiêu sọ. Cụ tiếp tục lấy củ gừng, thái một lát mỏng đắp lên vùng da của người bệnh, sau đó đặt những viên lá ngải vón hạt tiêu lên trên, cuối cùng là châm một que hương và mồi lửa vào viên lá ngải. Viên lá ngải bắt lửa bốc khói, bệnh nhân bảo cảm nhận được nhiệt độ qua lát gừng, thấm xuống vùng da bị vảy nến. Cứ như thế, hết vùng da này cụ Mười lại dùng phương pháp thui tương tự đối với những vùng da khác, kiên trì mỗi ngày một ít.
Phương pháp chữa tối giản
Cụ Mười phân tích, bệnh vảy nến thuộc dạng phong, có tính hàn (lạnh), lá ngải cứu, vỏ quýt và gừng có tính ấm (nóng), hàn bao giờ cũng khắc ấm. Dựa trên nguyên lý tương khắc, cụ Mười tìm ra phương pháp chữa trị được xem là không giống ai như trên nhưng rất đơn giản và hiệu quả. Cụ Mười bảo, khi đốt viên ngải, sức nóng lan tỏa cộng hưởng với sức nóng của lát gừng tác động thẳng vào vùng da, giết chết những vi rút gây bệnh. Nhiều người bị bệnh vảy nến, chàm tìm đến nhờ cụ chữa trị, thấy cụ dùng phương pháp quá giản đơn này thì hoài nghi không tin. Vậy nhưng, chỉ sau một vài lần đốt hiệu quả trông thấy thì ai nấy đều gật đầu thán phục.
Cụ Mười bảo, sau khi đốt qua một đêm, vùng da bị bệnh sẽ bị phỏng nhẹ và ứa nước rất nhiều, nhưng không lâu sau nó sẽ xẹp và khô lại rồi bong ra. Điều đặc biệt là dùng phương pháp đốt này vùng da bị bệnh tuyệt nhiên không bị tổn thương, không để lại sẹo, nên không lo ảnh hưởng đến thẩm mỹ về sau. Thực tế hàng chục năm trị căn bệnh nan y này, những người bệnh đều cho cho biết, hơn cả sự mong đợi, nếu bệnh nhẹ thì chỉ một thời gian ngắn thì khỏi hẳn, bệnh nặng thời gian sẽ lâu hơn. Cụ Mười khuyên, nếu mới bị bệnh thì nên dùng phương pháp này ngay từ lúc đầu để triệt tiêu nhanh căn bệnh, tránh tình trạng để lâu gây khó chữa. Một đặc điểm bệnh mà lão lương y lưu ý để bệnh nhân biết là nếu trường hợp bệnh bao phủ toàn thân, khi dùng phương pháp trị liệu trên, bệnh sẽ khỏi dần theo chiều từ trên đầu xuống thân thể.
Khi dùng phương pháp trên phải tuân theo nguyên tắc, có đầy đủ những vị thảo dược, thiếu một trong 3 thứ như vỏ quýt, lá ngải cứu hoặc gừng thì sẽ bị vô hiệu, còn khi đốt nên dùng que hương là tốt nhất. Chữa bệnh này phải kiên trì "chiến đấu" tới cùng, không nên vì quá sốt ruột mà bỏ cuộc giữa chừng. Đây là bài thuốc cụ rút ra từ dân gian, rất giản tiện và bất cứ ai cũng có thể tự làm tại gia để tự chữa bệnh cho mình. "Ngoài bài thuốc giản tiện trên, tôi còn rất nhiều bài thuốc dân gian chữa các căn bệnh nan y, tôi sẵn sàng truyền lại cho những ai có tâm huyết học hỏi. Nhưng rất buồn đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có người nối nghiệp, bởi muốn làm nghề này phải lấy đức làm đầu, không vị tư lợi, lòng tham không có chỗ nếu ai đó muốn theo nghề này", cụ Mười chiêm nghiệm.
Hàn Phong

Copy từ: Trần Hùng 09

Dân không biết đọc chữ quốc ngữ, không hiểu tiếng Kinh không có chữ viết riêng thì góp ý sửa đổi Hiến Pháp thía lào?

MỘT VÀI PHÁT NGÔN ẤN TƯỢNG CỦA ÔNG ĐINH XUÂN THẢO


Thông tín viên Quốc hội

                         
             ĐINH XUÂN THẢO: "chiên gia phản biện  Quốc hội"

MỘT VÀI PHÁT NGÔN ẤN TƯỢNG CỦA ÔNG ĐINH XUÂN THẢO  Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, nói tại “Hội thảo chia sẻ kết quả lấy ý kiến 7 nhóm xã hội đóng góp cho Dự thảo sửa đổi HP 1992″ (Chương II: Quyền con người và quyền công dân) sáng ngày 9.3.2013:


- Hồi đầu [Dự án được triển khai cách đây 2 tháng], khi biết tôi đến đây tham dự, CT QH Nguyễn Sinh Hùng gặp nói: Anh nên nhớ anh đến đó với tư cách là ĐBQH, anh chỉ nghe thôi chứ đừng nói gì, không người ta lại bảo là QH áp đặt. Nhưng lần này, sau khi có những ý kiến góp ý trái với…, thì ông ấy lại bảo anh phải phát biểu, phải tranh luận, phân tích để cho họ làm cho đúng hướng.

(Thế rồi ông Đinh Xuân Thảo liền phân tích các góp ý cái nào được, cái nào không được và không nên luôn, làm cho cả hội trường ỉu xìu chán ngán).

- Về Luật đất đai: Ở dưới tầng 1 đang có Hội thảo về Luật đất đai do OXFAM đứng ra tổ chức. 

Chuyện này rất phức tạp chứ không phải đơn giản như chúng ta nghĩ đâu. Vừa rồi chúng tôi có sang LX và Ucraina tìm hiểu. Họ cho sở hữu tư nhân nhưng bây giờ tình hình rất gay, đã có tình trạng mua bán đất đai lung tung bừa bãi, bán cho cả người nước ngoài, không thể kiểm soát được. Chính phủ họ đang tìm cách chấn chỉnh. Vì thế cho nên chúng ta vẫn phải duy trì “sở hữu toàn dân” trong đất đai thôi, không thể khác được. Ý kiến của TƯ là như vậy.

- Vừa rồi lên Lào Cai làm việc, tôi có hỏi ông CT tỉnh: Tỉnh anh có 24 dân tộc mà chỉ có 3 dân tộc là có chữ viết. Các anh tuyên truyền phổ biến chính sách cho bà con bằng cách nào? Trả lời: Thì chúng tôi cũng phải chấp nhận vậy thôi (tức 3 dân tộc có chữ viết).

Ông Thảo kể chuyện này sau khi nghe phát biểu của một đại biểu người dân tộc: Các dân tộc chúng tôi không chỉ muốn bảo tồn tiếng nói, mà còn mong được bảo tồn chữ viết của mình nữa. Khi đi phổ biến các chủ trương chính sách, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, vì chữ quốc ngữ bà con không biết, có muốn dịch ra tiếng dân tộc thì cũng không được vì rất nhiều dân tộc không có chữ biết. Như với đợt đóng góp cho Dự thảo sửa đổi HP 1992 lần này, chúng tôi thử đọc cho bà con nghe mà họ chẳng hiểu gì cả, chúng tôi chẳng biết làm thế nào.

THỬ HỎI: Cái chủ trương đưa Dự thảo sửa đổi HP 1992 đến từng hộ gia đình để lấy ý kiến thì sẽ gặt hái được cái gì khi đưa tới cho các hộ dân tộc thiểu số mù chữ hoặc không có chữ viết?

Chắc là sẽ cho điểm chỉ?

  Copy từ: Diễn Đàn Công Nhân

VN chỉ trích giải thưởng công dân mạng


Blogger Tạ Phong Tần
Blogger Tạ Phong Tần hiện vẫn đang ngồi tù ở Việt Nam
Báo Đảng CSVN chỉ trích Hoa Kỳ và các tổ chức nước ngoài 'tiếp tay cho cái xấu' khi vinh danh công dân mạng Việt Nam.
Mới đây, Bộ Ngoại giao Mỹ trao giải Phụ nữ can đảm cho chín người, trong đó có blogger Tạ Phong Tần, người hiện đang ngồi t̀u.
Một blogger khác, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, vừa nhận giải Công dân mạng 2013 của tổ chức Phóng viên không Biên giới, trong khi blogger Nguyễn Hoàng Vi được tổ chức Tự do Ngôn luận Quốc tế vinh danh vì đã bảo vệ tự do ngôn luận.
Chính phủ Việt Nam đã chính thức lên tiếng chỉ trích giải thưởng dành cho bà Tạ Phong Tần.
Tiếp tục mạch chỉ trích này, hôm thứ Sáu 15/3 báo Nhân Dân đăng bài bình luận của Lam Sơn nói về việc vinh danh các blogger Việt Nam, gọi đây là "hành động cổ súy, dung túng cho phần tử chống đối Nhà nước, can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam".

'Xuyên tạc và chống phá'

Bài của cơ quan ngôn luận Đảng CSVN nói ba blogger được nước ngoài vinh danh "đang sử dụng internet để xuyên tạc, bôi nhọ và chống phá Việt Nam".
Những người này cũng bị cáo buộc là đã "làm xấu đi hình ảnh của đất nước Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế", "
lợi dụng tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do internet để tiến hành hoạt động chống đối nhằm gây bất ổn chính trị ở Việt Nam"
. Tác giả Lam Sơn viết rằng các giải thưởng nói trên "hầu như không có ai biết tới" và bản thân chúng không phải để cổ súy cho tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do internet, mà là để khuyến khích sự chống đối Nhà nước Việt Nam.
"Biện bạch thế nào thì họ cũng không thể lẩn tránh một sự thật là, bằng việc trao giải thưởng, họ đã tiếp tay cho cái xấu, cổ vũ cho người đã có hành vi vi phạm pháp luật."
Báo Đảng CSVN gọi ba blogger được vinh danh là "các đối tượng chống phá" và là quân bài "trong chiến lược diễn biến hòa bình mà các thế lực thù địch cùng một số người đang rắp tâm triển khai ở Việt Nam".
Bài báo kết luận: "Giải thưởng họ được trao chỉ làm cho họ ngày càng trở thành công cụ đắc lực trong tay những người đang tìm mọi cách chống phá, cản trở, với ý đồ làm thay đổi bản chất chính trị - xã hội ở Việt Nam mà thôi".
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh hiện đang ở Pháp để nhận giải thưởng Công dân mạng 2013 của Phóng viên không Biên giới.
Trên blog cá nhân của mình, ông Chênh nói ông "không tin là đi được', nhưng cuối cùng vẫn được xuất cảnh.
Ông cũng nói ông ngạc nhiên trước sự chú ý của các cơ quan truyền thông đối với giải thưởng của ông.




Copy từ: BBC

Tin tặc giả danh 'Anh Ba Sàm'



Hình ảnh từ trang basam trước khi bị đánh sập
Blog Basam nổi tiếng với các thông tin trái chiều
Chủ trang Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh nói bài viết về những "biên tập viên" của trang điểm tin này do tin tặc đưa lên.
Bài trên trang bị đột nhập nói về cá nhân ông Vinh và một người được cho là biên tập viên khác ở Hoa Kỳ với tên Đinh Ngọc Thu, vốn được gán cho là tác giả của chính Bấm bài viết về bản thân và các nhân vật phụ trách trang Ba Sàm.
"Cái việc họ làm bài giả biên tập viên là họ dựa trên thông tin họ lấy được trong hộp thư của chúng tôi, ông Vinh trao đổi với BBC tối 14/3.
"Đương nhiên tôi biết là họ có thông tin bên ngoài vì có những cái họ không thể có được qua hôm thư.
"Họ lắp ghép vào, xào xáo đủ thứ và họ đánh lừa được nhiều người", ông nói thêm.

'Bịa đặt hoàn toàn'

Ông Vinh nói ông đã nhận được nhiều cuộc gọi điện thoại và email của độc giả hỏi về bài viết trên trang bị tin tặc chiếm.
Chủ blog nói có những thông tin trong bài viết là "bịa đặt hoàn toàn và bôi nhọ".
"Riêng tôi có một hai tình tiết họ bịa đặt hoàn toàn."
Chủ blog Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh
Ông nói: "Riêng tôi có một hai tình tiết họ bịa đặt hoàn toàn.
"Ví dụ như là nói chuyện về gia đình tôi và nói rằng tôi qua thủ tục pháp lý thì được thừa hưởng toàn bộ nhà của hai ông bà cụ là sai hoàn toàn.
"Nhà của ông bà cụ tôi được ba tôi di chúc chia đều cho bốn anh em.
"Nhưng mà di chúc như thế với tình trạng pháp lý hiện nay thì anh em chúng tôi không chia nhau được vì má tôi còn sống.
"Má tôi năm nay 90 tuổi mà bị lẫn thì không thể làm thủ tục chia được.
"Hoặc là họ nói tôi ly dị là sai hoàn toàn."

'Nhẹ nhàng, lịch sự'

BBC cũng đã gọi vào số điện thoại của bà Thu nhưng được dẫn tới hộp thư thoại.
Ông Vinh nói ông sẵn sàng nói về những thông tin liên quan tới ông nhưng "không biết chắc, không muốn và không có quyền xác nhận" các thông tin về những người khác.
Ông cho biết: "Những gì không thuộc phần của tôi, vài ngày nữa khi chúng tôi xong trang ổn định của chúng tôi mà không sợ bị xóa thì chúng tôi sẽ thông báo về chuyện này."
Chủ blog thậm chí nói trong "đêm nay" ông sẽ có thông báo về trang Ba Sàm mới ở một địa chỉ khác cũng trên trang blog WordPress.
Ông nói ban biên tập sẽ cố gắng thực hiện bảo mật tốt hơn với một lớp bảo mật qua điện thoại khi truy cập vào tài khoản thư điện tử gmail.
"Phải nói thẳng là trong suốt hơn năm năm, tôi không bị áp lực gì căng thẳng từ cơ quan chức năng. "
Ông Nguyễn Hữu Vinh
Nhưng ông cũng nói khả năng bị tấn công luôn luôn có do số lượng tệp thông tin dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh hay video mà ông nhận được quá lớn và người ta luôn có thể cài mã bẩn vào các tệp thông tin.
Bình về sức ép của chính quyền đối với ông, chủ blog nói:
"Phải nói thẳng là trong suốt hơn năm năm, tôi không bị áp lực gì căng thẳng từ cơ quan chức năng.
"Chỉ đôi lần thông qua quan hệ bạn bè thì họ có đề nghị tôi ngừng.
"Có lần họ đề nghị tôi thôi [tường thuật] và gỡ các hình ảnh trực tiếp xuống, tôi nói tôi có thể đồng ý nhưng sẽ thông báo với độc giả đây là đề nghị của cơ quan chức năng.
"Như vậy cũng là để giảm bớt áp lực với họ."
Ông Vinh nói thêm:
"Họ cũng có đề nghị tôi không để trong list [danh sách] của tôi blog này, blog kia, tôi cũng chấp nhận một phần.
"Tôi coi cái đó không đáng kể. Tôi nói tôi không để trong list, nhưng bài vở tôi vẫn điểm.
"Tất cả yêu cầu của họ có tính chất nhẹ nhàng thôi, nhẹ nhàng, lịch sự.
"Tôi là người có nhiều kinh nghiệm và có quan hệ rộng."
Ông Vinh nói với BBC cho tới trước khi bị đánh sập, blog Ba Sàm có khoảng 100.000 lượt người truy cập mỗi ngày.
Chính quyền Việt Nam có chính sách hà khắc đối với các bloggers và vẫn nằm trong danh sách "kẻ thù internet" của tổ chức Phóng viên Không Biên giới.


Copy từ: BBC