CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Phương Tây sẽ bỏ rơi Crimée cho Nga để Ukraina bảo toàn độc lập ?


Bán đảo Crimée bên bờ biển Đen về lại với nước Nga? . Ảnh chụp ngày 11/3/2014
Bán đảo Crimée bên bờ biển Đen về lại với nước Nga? . Ảnh chụp ngày 11/3/2014
REUTERS/Thomas Peter

Đức Tâm
Ngày 16/03/2014, vùng tự trị Crimée tổ chức trưng cầu dân ý để tách ra khỏi Ukraina và sáp nhập vào Nga. Phương Tây đã cực lực phản đối hành động này và đe dọa gia tăng trừng phạt Matxcơva. Tuy nhiên, giới chuyên gia phương Tây đang tranh luận về câu hỏi phải chăng việc bỏ rơi Crimée cho Nga là cái giá phải trả để đưa đất nước này thoát ra khỏi vòng ảnh hưởng của Matxcơva và xích lại gần Châu Âu hơn.

Thế nhưng, việc chia chác giữa các cường quốc, cụ thể là để cho vùng Crimée sáp nhập vào Nga, liệu có đủ để thỏa mãn tham vọng của Tổng thống Vladimir Putin muốn được lịch sử lưu danh như một người hùng phục hồi được sức mạnh của liên bang Nga, sau khi Liên Xô tan rã ?
Mặt khác, chiến lược làm dịu căng thẳng này có thể sẽ bị chỉ trích mạnh mẽ từ phía Tổng thống Mỹ Barack Obama và các nước Đông Âu, trước đây là vệ tinh của Liên Xô, hiện đang lo ngại cho an ninh của mình.
Có một thực tế là không một cường quốc nào tỏ ra sẵn sàng đối đầu trực diện với Nga để bảo vệ Crimée, vùng lãnh thổ mà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrouchev, vào năm 1954, đã rứt ra khỏi Nga để « tặng » cho Ukraina, trong khuôn khổ Liên bang Xô Viết.
Đồng thời, các nước phương Tây lại muốn đưa Ukraina thoát ra khỏi vùng ảnh hưởng của Matxcơva, và có được một quốc gia hữu hảo ở biên giới phía tây, tiếp giáp với Nga.
Ông Alexander Motyl, đại học Rutgers, New Jersey, Hoa Kỳ, được AFP trích dẫn, nhận định : « Phương Tây có thể quyết định bịt mũi, mắt nhìn đi nơi khác để khỏi phải thấy việc chiếm đóng vùng Crimée, nhưng chỉ với điều kiện là ông Putin công nhận chính phủ Ukraina hiện nay ». Do vậy, theo vị giáo sư này, « ông Putin sẽ phải đưa ra các bảo đảm rõ ràng đối với phương Tây. Thế nhưng, rất tiếc là không có gì trong phát biểu hoặc hành động của ông Putin để cho phép nghĩ rằng ông ta sẽ dừng lại ở vùng Crimée ».
Ngược lại, chuyên gia James Nixey, thuộc cơ quan tư vấn Chatham House, Luân Đôn, Anh Quốc lại cho rằng ít có khả năng Tổng thống Putin đi xa hơn, vì ông ta « đã đạt được mục tiêu mong muốn »« vùng Crimée đã mất rồi ».
Cho đến lúc này, ý tưởng về sự thỏa hiệp như vậy không phải là quan điểm chính thức tại phương Tây. Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Tony Blinken tuyên bố : « Nếu có sự sáp nhập Crimée, một cuộc trưng cầu dân ý sáp nhập vùng Crimée của Ukraina và Nga, chúng tôi sẽ không công nhận việc này ».
Thủ tướng Đức Angela Merkel, vốn rất thận trọng trong quan hệ với Matxcơva, cũng nói thẳng với Tổng thống Putin rằng cuộc trưng cầu dân ý 16/03 là « bất hợp pháp ». Các nước vùng baltic, vốn bị xâm chiếm và sáp nhập vào Liên Xô sau đệ nhị thế chiến, tỏ ra rất lo ngại. Tổng thống Litva hối thúc các lãnh đạo Châu Âu cần « ý thức được việc Nga tìm cách vẽ lại bản đồ và các đường biên giới Châu Âu thời hậu chiến ».
Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích, ông Putin chỉ tìm cách « trừng phạt » giới lãnh đạo mới tại Ukraina, đồng thời vẫn duy trì vẻ bề ngoài là muốn có quan hệ với phương Tây.
Ông Erik Nielsen, thuộc tập đoàn ngân hàng Ý UniCredit, cho rằng, đối với nước Nga, mất ảnh hưởng với Ukraina là một việc, nhưng từ bỏ kiểm soát Crimée với hậu quả là một trong hai hạm đội chính của hải quân Nga mất đi lối ra biển là một việc quan trọng hơn nhiều và Matxcơva rất khó chấp nhận điều này. Vẫn theo nhà phân tích này, nếu ông Putin tìm cách trừng phạt Ukraina vì nước này tỏ ra thân phương Tây, thì ông ta cũng không muốn để cho các căng thẳng với phương Tây vượt quá mức có thể chấp nhận được về mặt chính trị và kinh tế.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia phương Tây vẫn chủ trương phải lên án mạnh mẽ việc sáp nhập Crimée vào Nga, nếu không, ông Putin sẽ còn can thiệp mạnh hơn vào Ukraina.
Cựu đại sứ Mỹ tại Ukraina, ông Geoffrey R. Pyatt, cho biết, nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, Thủ tướng Ukraina Arseni Iatseniouk và các quan chức nước này đã nhiều lần tuyên bố là Kiev sẵn sàng dành cho người dân vùng Crimée quyền tự trị rộng lớn hơn. Tuy nhiên, đây là công việc mà người dân Ukraina phải tự quyết định trong khuôn khổ Hiến pháp, chứ không phải dưới sự đe dọa của vũ lực.

Copy từ: RFI


...........

Israel: Sẽ từ bỏ một số khu định cư trong hòa ước với Palestine


Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói chuyện ở Mountain View, California, 5/3/2014
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói chuyện ở Mountain View, California, 5/3/2014
 
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố Israel sẽ từ bỏ một số khu định cư trong một thỏa thuận hòa bình với người Palestine.

Ông Netanyahu nói với một đài truyền hình Israel rằng rõ ràng là một số khu định cư sẽ không là một phần của một thỏa thuận và mọi người đều hiểu điều đó.

Ông cho biết ông sẽ bảo đảm là số khu định cư càng ít càng tốt. Ông cũng nói rằng Jerusalem sẽ tiếp tục nằm dưới sự kiểm soát của Israel.

Người Palestine muốn lấy Đông Jerusalem làm thủ đô của một quốc gia trong tương lai.

Hôm thứ sáu, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas từ chối thừa nhận Israel là một quốc gia Do Thái, một trong các đòi hỏi chính của ông Netanyahu cho một thỏa thuận hòa bình.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã họp với Quốc vương Abdullah của Jordan tại thành phố Aqaba để bàn về tiến trình hòa bình Trung Đông. Chi tiết của cuộc họp chưa được tiết lộ.

Ông Kerry nói rằng ông “cười vào mặt” những người nói rằng tiến trình hòa bình không đi tới đâu cả.  


Copy từ: VOA


..............

Mỹ chuyển 429 triệu USD cho Israel mua Vòm Sắt

(Vũ khí) - Mỹ sẽ chuyển ngay cho Israel 429 triệu USD cho mục đích mua thêm các hệ thống tên lửa “Vòm Sắt”.
Ngày 10/3, Đại sứ quán Mỹ tại Israel cho biết, bộ quốc phòng hai nước đã chính thức ký kết một thỏa thuận cho phép tiếp tục sản xuất hệ thống phòng thủ tên lửa tầm gần Vòm Sắt (Iron Dome) tại Israel.
Theo Lầu Năm Góc, thỏa thuận được ký kết vào tuần trước này sẽ đảm bảo việc Mỹ tiếp tục cấp vốn để sản xuất các khẩu đội tên lửa “Vòm Sắt” và mua các tên lửa đánh chặn, loại tên lửa được sử dụng để đánh chặn và tiêu diệt các loại rocket được phóng vào lãnh thổ Israel.
Theo thỏa thuận, Mỹ sẽ chuyển ngay cho Israel 429 triệu USD cho mục đích mua thêm các hệ thống tên lửa “Vòm Sắt”.
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết thỏa thuận này có tầm quan trọng chiến lược đối với cả hai nước, với việc Israel có nguồn vốn và nguồn lực cho quốc phòng trong khi ngành công nghiệp Mỹ sẽ có cơ hội hợp tác sản xuất các bộ phận của hệ thống đánh chặn tên lửa này.
Một khẩu đội chống tên lửa
Một khẩu đội chống tên lửa "Vòm Sắt".
“Vòm Sắt” được thiết kế để chống lại tên lửa và rocket có tầm bắn từ 4-70km, có khả năng phát hiện vị trí rơi của hoả lực đối phương và huỷ lệnh tiêu diệt nếu chúng rơi vào khu vực không có dân cư.
Mỗi khẩu đội gồm một radar đa mục tiêu do Israel sản xuất, cùng 3 bệ phóng, trong đó mỗi bệ phóng được trang bị 20 tên lửa đánh chặn mang tên Tamirs.
Hàng năm, Israel nhận được hàng tỷ USD tiền tài trợ từ Mỹ. Theo thỏa thuận tài trợ 10 năm hiện tại được hai nước ký kết năm 2007, khoảng 30 tỷ USD tiền nộp thuế của người Mỹ sẽ chảy sang Israel.
Theo thỏa thuận này, viện trợ quân sự hàng năm của Mỹ cho Israel đã được nâng từ 2,4 tỷ USD lên 3,1 tỷ USD đến hết năm 2017.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Mỹ đã có yêu cầu Quốc hội đầu tư thêm khoản ngân quỹ để hỗ trợ Israel phát triển hệ thống chống tên lửa Iron Dome.
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, hệ thống tên lửa này đã đánh chặn được 80% mục tiêu hồi đầu tháng 3/2012, khi các chiến binh Palestine phóng gần 300 quả tên lửa và pháo cối sang lãnh thổ miền nam của Israel.
Israel bắt đầu phát triển hệ thống phòng không Iron Dome sau nhiều năm giao tranh với các chiến binh Palestine ở Dải Gaza. Tính từ tháng 12/2008 đến tháng 1/2009, các chiến binh Palestine đã phóng hàng nghìn quả tên lửa tầm ngắn sang lãnh thổ Israel.
Thanh Mai (Tổng hợp)


Copy từ: Đất Việt

...........

RSF tố cáo Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam là kẻ thù của internet


Báo cáo năm nay của RSF đã nêu đích danh Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam là kẻ thù của internet. (Ảnh chỉ mang tính minh hoạ)
Báo cáo năm nay của RSF đã nêu đích danh Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam là kẻ thù của internet. (Ảnh chỉ mang tính minh hoạ)
DR

Đức Tâm
Nhân ngày thế giới chống kiểm duyệt internet, tổ chức Phóng viên không biên giới – RSF- có trụ sở tại Paris, Pháp, ngày hôm nay, 12/03/2014, công bố bản báo cáo « Những kẻ thù của internet ». Trong báo cáo 2014, RSF tố cáo những thủ đoạn kiểm duyệt internet, bưng bít thông tin, của 32 định chế tại nhiều quốc gia, kể cả ở phương Tây.

Đối với Việt Nam, báo cáo năm nay của RSF đã nêu đích danh Bộ Thông tin và Truyền thông, đặc biệt là Cục quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, trực thuộc Bộ này, là kẻ thù của internet.Theo RSF, để kiểm soát thông tin trên mạng, chính quyền Việt Nam đã sử dụng các phương tiện tư pháp, hành chính và công nghệ, được tập trung vào tay Bộ Thông tin và Truyền thông.
Cho dù chính quyền và tư pháp Việt Nam không ngần ngại lạm dụng các điều khoản 88 và 79 trong Bộ Luật hình sự để bỏ tù những người làm thông tin, Bộ Thông tin và Truyền còn tiến hành chính sách riêng của mình để kiểm duyệt internet một cách khắc nghiệt và tỉ mỉ.
Để làm việc này, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã soạn thảo và đề xuất những văn bản pháp luật cho phép chính quyền dựa vào đó để tiến hành truy tố các blogger và các nhà ly khai sử dụng internet. Nhằm tránh phải trình bầy tại Quốc hội với nguy cơ bị các đại biểu chất vấn hoặc thậm chí bác bỏ các văn bản này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã soạn thảo các nghị định và trình Thủ tướng ký.
Đó là trường hợp nghị định 97 được ban hành năm 2009. Tháng 11/2013, Việt Nam công bố nghị định 174, có hiệu lực từ 15/01/2014. Văn bản này đưa ra những biện pháp trừng phạt mới đối với cư dân mạng đăng các bài có nội dung « tuyên truyền chống Nhà nước » hoặc « các tư tưởng phản động » trên mạng xã hội.
RSF nêu ra một văn bản khác : Đó là nghị định 72, có hiệu lực từ 01/09/2013, được đánh giá là một sự vi phạm chưa từng thấy về quyền tự do thông tin tại Việt Nam. Nghị định này hạn chế việc sử dụng các blog và mạng xã hội trong việc « phổ biến » hoặc « chia sẻ » thông tin « cá nhân ». Thậm chí, văn bản này cấm cả việc sử dụng mạng xã hội để chia sẻ thông tin của báo chí.
Do Việt Nam không có báo chí tư nhân, nhiều người phải dùng blog để thể hiện quan điểm của mình về những vấn đề của đất nước. Thế nhưng, hầu như toàn bộ các blog và website, bị coi là có quan điểm trái ngược với chế độ, đã bị phong tỏa và chủ nhân các blog này bị bắt, kết án tù giam.
Theo RSF, các tập đoàn cung cấp dịch vụ internet lớn tại Việt Nam như VNPT hay Viettel đã phong tỏa các website, blog theo yêu cầu của chính quyền. Đồng thời, chính quyền còn áp dụng các biện pháp theo dõi, nghe lén, gây nhiễu, đánh sập các blog, website, câu lưu các blogger, cài virus tin học. Bất chấp các hành động ngăn chặn, trấn áp của chính quyền, RSF nhận định là đã xuất hiện xu hướng quốc tế hóa các hoạt động của blogger Việt Nam.
Ngoài Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, RSF đặc biệt chú ý đến những kẻ thù của internet khác như Cơ quan quản lý Viễn thông của Pakistan, Cơ quan an ninh liên bang Nga – FSB, Trung tâm khai thác và phân tích thông tin của Belarus, Cơ quan quản lý thông tin điện tử Nhà nước của Trung Quốc hay Cơ quan thông tin khoa học và kỹ thuật trung ương của Bắc Triều Tiên.
Ba định chế tại các quốc gia dân chủ cũng bị RSF coi là kẻ thù của internet, như Cơ quan an ninh quốc gia - NSA - Hoa Kỳ, Cơ quan tình báo điện tử - GCHQ của Anh Quốc và Trung tâm phát triển phần mềm tin học - CDOT - của Ấn Độ.

Copy từ: RFI

.............

Thủ tướng Anh tuyên bố ủng hộ Israel, cảnh cáo Iran

Thủ tướng Anh David Cameron (phải) lắng nghe Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phát biểu tại Quốc hội Israel, ở Jerusalem, 12/3/2014
Thủ tướng Anh David Cameron (phải) lắng nghe Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phát biểu tại Quốc hội Israel, ở Jerusalem, 12/3/2014
 
Thủ tướng Anh David Cameron đến thăm Quốc hội Israel hôm thứ Tư và lên án chính phủ Iran là "chế độ độc tài", cáo buộc Tehran thực hiện những nỗ lực "đê hèn" để vũ trang những phần tử chủ chiến Palestine.

Ông Cameron nói Anh sát cánh cùng Israel trong việc phản đối một nước Iran sở hữu vũ khí hạt nhân và chống lại chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo.

Ông cũng cho biết ông sẽ chống lại những nỗ lực tẩy chay Israel hay "làm mất tính chính danh" Israel. Một số doanh nghiệp và quỹ hưu trí ở châu Âu đã giảm đầu tư và kinh doanh với các công ty của Israel mà họ nói có liên hệ tới những khu định cư Do Thái.

Ông Cameron, nhà lãnh đạo đảng Bảo thủ của Anh, có chuyến thăm đầu tiên tới Israel kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2010. Ông cũng sử dụng bài phát biểu của mình để nêu lên sự ủng hộ của Anh đằng sau nỗ lực của Mỹ thúc đẩy đạt được một thỏa thuận hòa bình Israel-Palestine đầy khó khăn.

Cũng thứ Tư, những phần tử chủ chiến Palestine ở Dải Gaza đã bắn ít nhất 20 quả rocket vào miền nam Israel, vụ tấn công ác liệt nhất trong 2 năm qua.

Những quả rocket, theo lời cảnh sát, không gây thương vong. Nhóm Hồi giáo Jihad tuyên bố đã thực hiện vụ tấn công này một ngày sau khi Israel hạ sát 3 thành viên của họ trong một cuộc không kích Gaza.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phản ứng trước vụ tấn công rocket bằng cách cam kết hành động "rất mạnh mẽ" đối với bất cứ ai tìm cách gây tổn hại cho Israel. 


Copy từ: VOA

.............

Lãnh tụ sinh viên bị bắn chết tại Venezuela


Người biểu tình chống chính phủ đeo mặt nạ trong cuộc đụng độ với cảnh sát tại Caracas, Venezuela.
Người biểu tình chống chính phủ đeo mặt nạ trong cuộc đụng độ với cảnh sát tại Caracas, Venezuela. 
 
Một lãnh tụ sinh viên đã bị bắn chết tại Venezuela trong làn sóng biểu tình bạo động mới nhất nhằm tìm cách lật đổ chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro.

Các giới chức tại trường đại học thành phố San Cristobal cho biết sinh viên Daniel Tinoco bị giết vào tối ngày hôm qua sau một ngày xung đột trên đường phố giữa những người biểu tình chống chính phủ, dân quân thân chính phủ có vũ trang và nhân viên an ninh.

Anh Tinoco là một lãnh tụ sinh viên bộc trực thường hướng dẫn dựng lên các rào cản trong các cuộc biểu tình chống chính phủ.

Có ít nhất 22 người thiệt mạng trong 5 tuần lễ biểu tình chống lạm phát gia tăng, thiếu các hàng hóa cần thiết và là nước có một trong những tỉ lệ giết người cao nhất thế giới.

Chile đã yêu cầu các giới chức Venezuela đều tra việc bắn chết một trong các công dân của Chile là cô Giselle Rubilar, người nước ngoài đầu tiên bị giết trong các vụ bạo loạn. Ông Maduro đổ lỗi cho “các tổ chức cực hữu” gây nên cái chết của cô. Ông nói

“Vào lúc cô đứng nói chuyện thì những người đi xe gắn máy đến. Những người này được nhận diện là thuộc các tổ chức cực hữu và họ bắn vào thái dương cô này. Viên đạn trổ ra bên trái và làm bị thương hai người đứng cạnh nữa.”

Tuần trước, Tổng thống Maduro mở một “hội nghị hòa bình” nhưng phe đối lập từ chối tham dự cho đến khi ông trả tự do cho những người biểu tình bị cầm tù. 

Copy từ: VOA

..........

Những khoảng thời gian và tội ác


Lê Diễn Đức
Những chiến sĩ VN tay không đang làm mục tiêu cho quân Trung Quốc, ngày 14 tháng 3, 1988.
 
Có sự trùng hợp ngẫu nhiên, những khoảng cách xa mà rất gần. Tính từ năm 1974 đến năm 1979 là 5 năm, từ năm 1979 tới 1988 là 8 năm, nhưng các biến cố lịch sử diễn ra trong ba tháng đầu năm.
 
Từ gần 30 năm nay, sau kỷ niệm về cuộc hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974, thì tiếp đến cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía Bắc ngày 17 tháng 2 năm 1979 và cuối cùng là cuộc chiến Trường Sa ngày 14 tháng 3 năm 1988.
 
Ngày 19 tháng 1 năm 1974, pháo từ các chiến hạm của quân lực Việt Nam Cộng Hoà nã đạn vào tàu chiến của Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, mở màn cho cuộc hải chiến không cân sức, trong đó 74 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. Hoàng Sa bị quân Trung Quốc chiếm đóng.
 
Ngày 17 tháng 2 năm 1979 Trung Quốc xua quân tấn công Việt Nam. Đây là cuộc chiến khốc liệt với mục đích "dạy cho Viêt Nam một bài học" của Đặng Tiểu Bình. 600 ngàn quân Trung Quốc ào ạt lấy thịt đè người, đã tàn phá tan tành 6 tỉnh biên giới. Nhưng sự tấn công của Trung Quốc đã gặp lại sự phản công mạnh mẽ của quân và dân Việt Nam. Ngày 5 tháng 3 Trung Quốc đã phải rút quân kéo theo sự thiệt hại nặng nề về nhân mạng, ước tính 26.000 người chết (theo báo chí phương Tây) hay 62.500 người (theo báo Việt Nam). Hàng vạn binh sĩ và dân thường của phía Việt Nam bị tử vong.
 
Cùng với các cuộc xung đột biên giới cục bộ tiếp theo, ngày 13 tháng 3 năm 1988, quân Trung Quốc đưa quân xâm chiếm các bãi đá Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Do ba bãi đá này không có quân đội đồn trú nên Việt Nam phải đưa quân ra bảo vệ. Ba tàu vận tải của  Việt Nam bị đánh chìm, 64 chiến sĩ thiệt mạng. Thực tế đây chẳng phải là một cuộc hải chiến. Những chiến sĩ Việt Nam tay không bị súng đại liên 25mm của Tàu nã thẳng vào cho đến lúc chìm xuống biển. Kể từ đó Trung Quốc chiếm đóng bãi đá Gạc Ma và hai nước cùng cho hải quân ra đóng giữ một số đảo đá ngầm khác mà hai bên cùng tuyên bố chủ quyền.
 
Tưởng niệm ba sự kiện liên tiếp trong ba tháng đầu năm, người Việt không khỏi uẩn ức, căm thù. Không phải chỉ vì ba sự kiện này là bằng chứng cho thấy dã tâm bành trướng lãnh thổ của Trung Nam Hải xuống phía Nam và Biển Đông không lúc nào thay đổi suốt từ hai thiên niên kỷ nay. Mà là, thế cuộc xoay vần, lịch sử bị đánh cắp, tập đoàn cai trị cộng sản Hà Nội hiện nguyên hình là kẻ nối giáo cho giặc, rước voi dày mả tổ.
 
Bất kỳ người Việt yêu nước nào cũng cảm thấy bị xấu hổ và đau xót trước một tập đoàn cai trị hèn nhát, nhu nhược, vì cái ghế quyền lực mà chà đạp lên lòng kiêu hãnh và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của tổ tiên. Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) đã định hướng lòng yêu nước của người dân theo thân phận của một kẻ nộ lệ, chư hầu.
 
Năm 1989-1990, hệ thống cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô phá sản, thành trì của phe xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ hoàn toàn. Để có thể duy trì độc quyền cai trị, ĐCSVN không còn cách nào khác là quay đầu trở lại đeo bám Trung Quốc.
 
Ngày 3- 4 tháng 9 năm 1990, Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư ĐCSVN, Đỗ Mười, Thủ tướng Chính phủ và Phạm Văn Đồng, cố vấn Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN, đã ký kỷ yếu hội nghị đồng thuận tại Thành Đô với Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư ĐCS Trung Quốc và Lý Bằng, Thủ tướng Trung Quốc, mở đầu một trang sử tối tăm, nhục nhã trong quan hệ Việt- Trung.
 
Loại bỏ cụm từ "kẻ thù truyền kiếp" ra khỏi bản Hiến pháp 1980, gắn bảng hiệu "4 Tốt" và "16 chữ vàng", bất chấp lợi ích dân tộc và chủ quyền lãnh thổ, những cú bắt tay tại Hội nghị Thành Đô là chính sách nhất quán của ĐCSVN. Điều này được thể hiện trong thái độ cư xử với các chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc và trong kinh tế.
 
74 chiến sĩ của Quân lực VNCH tử trận ở Hoàng Sa cho đến nay vẫn bị xem là "lính ngụy", không được tôn vinh, tưởng niệm, gia đình của họ bị phân biệt đối xử. 
 
Từ hội nghị Thành Đô cuộc chiến chống quân xâm lược của Trung quốc hầu như không còn được nhắc đến trên báo chí, truyền thông nhà nước tại Việt Nam nữa. Cuộc tượng niệm ngày 16 tháng 2 năm 2014 tại Hà Nội của những người yêu nước dưới chân tượng đài Lý Thái tổ bị nhà cầm quyền ngăn chặn bằng mở nhạc ầm ĩ và một đám đông khiêu vũ "mừng đảng mừng xuân"! Những người đã hy sinh trong cuộc chiến 1979 đã bị lãng quên một cách có ý thức. Trong khi đó, một tác phẩm nói về lính Trung Quốc chết trong cuộc chiến của nhà văn Mạc Ngôn do Trần Trung Hỷ dịch, lại được in và phát hành tại Việt Nam năm 2009. Những tên lính xâm lược thậm chí còn được gọi là "liệt sĩ", mồ mả được tôn tạo ngay trên đất Việt.
 
Trong ngày 1 tháng 1 năm 2013, trả lời phỏng vấn của tờ Tuổi Trẻ Online Thượng tướng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã nói:
 
"Một trong những đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nếu có được một người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam".
 
Trong cái "ủng hộ và hợp tác cùng có lợi cho sự nghiệp xã hội chủ nghĩa" đó, đến hơn 90% các dự án trọng điểm của Việt Nam lọt vào tay tổng thầu Trung Quốc. Lấy lý do giá chào thầu rẻ, nhưng thực tế tiến độ thi công của dự án nào cũng chậm trễ, công nghệ đưa vào Việt Nam lạc hậu.
 
Trung Quốc còn tham gia vào dự án nhạy cảm, như thuê 50 năm gần 300 ngàn héc ta rừng đầu nguồn để "trồng rừng", dự án Bauxite Tây Nguyên, các dự án nhiệt điện, cơ sở hạ tầng, v.v...
 
Cùng với các dự án là đội quân lao động Trung Quốc lên tới hàng chục ngàn kéo qua sống và làm việc, rải khắp từ Bắc chí Nam.
 
Nguồn khoáng sản của Việt Nam bị Trung Quốc khai thác ồ ạt, trực tiếp, hoặc đứng phía sau. Ở các tỉnh miền Bắc có đến hơn 60% mỏ có dấu hiệu của các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc.
 
Trung Quốc còn giết chết hàng hoá Việt Nam thông qua đường tiểu ngạch. Nhiều loại hàng hóa không đảm bảo chất lượng, chạy theo mẫu mã, thị hiếu, rẻ tiền và độc hại tràn lan, chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, không hề được kiểm soát, ngăn chặn. Việt Nam trở thành thùng đổ rác khổng lồ của các ngành công nghiệp địa phương Trung Quốc.
 
Gần đây, số lượng các công ty Trung Quốc mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam ngày một nhiều. Trong năm 2014-2015, chính phủ Nguyễn Tấn Dũng có kế hoạch cổ phần hoá 500 tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước, là cơ hội cho Trung Quốc nhảy vào. Nếu như họ mua nhiều cổ phần và chiếm đa số ghế trong hội đồng quản trị thì cái vỏ là Việt Nam nhưng thực chất là công ty Trung Quốc.
 
Theo số liệu tổng kết của Tổng cục Thống kê năm 2013, Trung Quốc là thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam với mức 23,7 tỷ USD. Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, chủ yếu nguyên liệu, khoáng sản thô, chỉ đạt 13,1 tỷ USD. Nền kinh tế Việt Nam hiện rõ là một bức tranh lệ thuộc nghiêm trọng vào Trung Quốc. Tờ Global Times trong ngày 10 tháng 02, 2014, đã đe doạ "không có Trung Quốc, nền kinh tế Việt Nam có thể bị lung lay".
 
Trong khi ôm chân Trung Quốc, tập đoàn Hà Nội vẫn phải bám riết lấy thị trường Mỹ, hiện đóng góp 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu qua Mỹ năm 2013 đạt trên 25 tỷ USD, trong khi nhập khẩu khoảng 5 tỷ USD. Thặng dư bao nhiêu trong cán cân thương mại Việt+Mỹ thì tâp đoàn Hà Nội mang đi vỗ béo hết cho hàng hoá của Trung Quốc.
 
Thời gian trôi qua, nhưng những khoảnh khắc sống động của lịch sử con người vẫn khắc vào tâm khảm. Gần 2000 năm sau, nhân dân và lịch sử vẫn nhớ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào năm 40; hơn một thiên niên kỷ sau vẫn nhớ trận Bạch Đằng Giang dìm quân Nam Hán của Ngô Quyền vào năm 939; hơn 600 năm sau vẫn nhớ Lê Lợi đánh tan tác quân Minh và 4 thế kỷ sau vẫn nhớ đại thắng quân Thanh của Nguyễn Huệ.
 
40 năm hải chiến Hoàng Sa 1974 và 35 năm cuộc chiến biên giới năm 1979 và hôm nay 26 năm kỷ niệm cuộc chiến Trường Sa 1988. Những khoảng thời gian rất ngắn trong trang sử hào hùng của dân tộc, vĩnh viễn và vô tận.
 
Triều đại cộng sản Việt Nam tồn tại được bao lâu nữa để giấu giếm những sự kiện trên? Nhưng dù thế nào thì nhân dân cũng không bao giờ quên. Bởi vì, vì danh lợi mà quên máu xương của những người đã nằm xuống bảo vệ non sông gấm vóc là tội ác.
 
© Lê Diễn Đức

Copy từ Lê Diễn Đức (RFA’ blog)

..........

“Nghĩa tình Hoàng Sa – Trường Sa”: Vong linh các anh CHƯA ấm áp


Buộc phải sửa cái tựa và đưa bình vài lời cho bài viết công phu trên báo Tuổi trẻ, nhan đề: “Nghĩa tình Hoàng Sa – Trường Sa”: Vong linh các anh sẽ ấm áp, bởi vì nó quá khiên cưỡng, thậm chí không trung thực.
Ngay mở đầu, bài báo viết “Đó là tâm sự của những người thân các liệt sĩ hi sinh tại Gạc Ma năm 1988 và cả những người đã nằm xuống để bảo vệ Hoàng Sa năm 1974, khi trò chuyện với Tuổi Trẻ về chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa – Trường Sa”.

Thế nhưng đọc đến hết bài, vẫn không thấy có chút nào “tâm sự của những người thân” “những người đã nằm xuống để bảo vệ Hoàng Sa năm 1974″, mà chỉ toàn là “tâm sự của những người thân các liệt sĩ hi sinh tại Gạc Ma năm 1988″ thôi.
Không có chút “tâm sự” nào từ họ, Tuổi trẻ cố đưa hình ảnh “Bà Ngô Thị Kim Thanh thắp hương cho chồng là ông Nguyễn Thành Trí, hi sinh tại Hoàng Sa năm 1974″, như thể muốn “minh họa” rằng bà có “tâm sự”, rằng vong linh chồng bà “sẽ ấm áp”
Thiết tưởng báo Tuổi trẻ quá biết cái sự trớ trêu, ngang trái của cả 138 liệt sĩ nói trên, khi cùng chiến đấu để bảo vệ hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc, mà cứ mãi bị phân biệt đối xử. Và cũng biết vì sao nên nông nổi ấy.
Trong bài phỏng vấn ông Đặng Ngọc Tùng trước đó có 1 ngày - Xây đền tưởng niệm 64 Anh hùng Gạc Ma, phóng viên Tuổi trẻ đã gặng hỏi ông: “Vừa qua có một số ý kiến đề xuất nên có hình thức nào đó để ghi nhận những sĩ quan, thủy thủ người VN đã ngã xuống trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Ông nghĩ sao?” Nhưng ông Tùng đã … lảng.
Đúng là ở nơi chín suối, các liệt sĩ vẫn lo lắng cho đời sống của những người thân ở dương gian, chắc sẽ vui, biết “ơn đảng, ơn chính phủ” đã có chút thay đổi sau ngần ấy năm để quan tâm hơn tới thân nhân của họ.
Nhưng cũng biết rằng, không phải chỉ 74 liệt sĩ Hoàng Sa không vui, mà chắc chắn cả 64 liệt sĩ Trường Sa cũng chưa thể ấm lòng khi thấy những người tuy từng khác chiến hào, nhưng lại chung một cách hy sinh như mình để bảo vệ hải đảo của Tổ quốc, mà lại không được đối xử bình đẳng. Họ đâu có toan tính, mãi hận thù ngu xuẩn … như lớp hậu sinh nơi trần thế, để mà miệng nói “hòa giải hòa hợp”, nhưng hành động thì ngược lại. 
Biết là Tuổi trẻ đã rất cố gắng, với liên tiếp nhiều bài cùng chủ đề trong mấy ngày qua, nhưng lối “khiên cưỡng” này là rất không nên chút nào.
Trộm nghĩ hay là Tuổi trẻ cố tình theo cách này để “mồi” cho độc giả gửi phản hồi hay có bài phản ứng? Hay là khâu biên tập có sơ xuất, thiếu mất đoạn tâm sự của người thân các liệt sĩ Hoàng Sa?
Hãy một lần nữa cho độc giả thấy sự phí lý trong cách hành xử của đảng, nhà nước, không phải chỉ “hèn với giặc” như nhận xét phổ biến lâu nay trong dân, mà còn cả hèn với chính mình!
-
Báo Tuổi trẻ

“Nghĩa tình Hoàng Sa – Trường Sa”: Vong linh các anh sẽ ấm áp

12/03/2014 07:18 (GMT + 7)

TT – Đó là tâm sự của những người thân các liệt sĩ hi sinh tại Gạc Ma năm 1988 và cả những người đã nằm xuống để bảo vệ Hoàng Sa năm 1974, khi trò chuyện với Tuổi Trẻ về chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa – Trường Sa”.
26 năm rồi, nhưng vợ chồng cụ Võ Ta - Phan Thị Đay vẫn rơi nước mắt khi cháu gái đọc lại lá thư của con là liệt sĩ Võ Đình Tuấn (hi sinh tại Gạc Ma năm 1988)- Ảnh: Duy Thanh
26 năm rồi, nhưng vợ chồng cụ Võ Ta – Phan Thị Đay vẫn rơi nước mắt khi cháu gái đọc lại lá thư của con là liệt sĩ Võ Đình Tuấn (hi sinh tại Gạc Ma năm 1988)- Ảnh: Duy Thanh
Bà Huỳnh Thị Kế, mẹ liệt sĩ Nguyễn Phú Đoàn: “Nghe việc xây đền cho liệt sĩ Gạc Ma mà tim tôi như thắt lại” - Ảnh: Hữu Khá
Bà Huỳnh Thị Kế, mẹ liệt sĩ Nguyễn Phú Đoàn: “Nghe việc xây đền cho liệt sĩ Gạc Ma mà tim tôi như thắt lại” – Ảnh: Hữu Khá
Không thể ra ngoài đảo xa để thắp một nén nhang, thả một vòng hoa viếng…, những người vợ, người mẹ, người cha của các liệt sĩ đã hi sinh ở Gạc Ma rất xúc động khi biết tin sẽ xây đền tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.
Căn nhà tình nghĩa của vợ con liệt sĩ Đinh Ngọc Doanh nằm trong xóm nhỏ ở khu Mỹ Ca, thuộc phường Cam Nghĩa, TP Cam Ranh (Khánh Hòa). Người quả phụ liệt sĩ Gạc Ma – chị Đỗ Thị Hà rất vui khi mở cửa đón khách, nhưng rồi… mắt chị chợt đượm buồn khi nhắc chuyện cũ.
Phụ hồ nuôi con, thờ chồng
4Chị kể chồng chị và trung úy Trần Văn Phương, Anh hùng lực lượng vũ trang, là đôi bạn thân.
Tình duyên của chị và anh Doanh là nhờ chính anh Phương làm mai. Xóm Nghĩa Cam nằm bên cầu Long Hồ nên gần nơi đóng quân của các anh trong bán đảo Cam Ranh.
Ngày ấy, anh Phương quen thân với gia đình chị nên thường gọi mẹ chị bằng “má” và hay đến thăm chơi, sau đó rủ anh Doanh cùng đến, rồi dần dà giới thiệu anh với chị.
Ngày cưới hai anh chị, phía họ trai chỉ có đơn vị của anh Doanh, gia đình anh ở Ninh Bình không ai vào được.
Hôm trước khi chuẩn bị xuống tàu ra đảo, anh Phương đến nhà thăm, ở lại “ăn cơm bữa cuối cùng với má và gia đình” (lời anh Phương nói).
“Thế nhưng sau khi rời bờ, gặp nhiều sóng gió lớn nên tàu phải quay trở lại cảng để chờ. Khi ấy, đơn vị lại có lệnh điều động bổ sung nên anh Doanh xuống cùng tàu với anh Phương…” – chị Hà nghẹn lời.
Thế rồi… chỉ mấy ngày sau, đôi bạn thân – hai trung úy Trần Văn Phương và Đinh Ngọc Doanh cùng nhiều đồng đội đã hi sinh vào ngày 14-3-1988 trong cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược, chiếm đảo Gạc Ma.
Khi anh Doanh ra đi, tổ ấm của anh chị chỉ là một mái nhà tranh cất trên miếng đất nằm sát bên nhà mẹ. Dưới mái nhà tranh ấy, khi đó con gái duy nhất của anh chị vừa mới 13 tháng tuổi.
Còn chị chẳng có nghề gì ổn định, chỉ biết phụ mẹ bán quán để kiếm tiền nuôi con. Khoản tiền trợ cấp cho thân nhân liệt sĩ của anh, sau nhiều lần được tăng theo quy định chung, đến nay mỗi tháng mới được 1,22 triệu đồng.
Vì vậy, sau khi mẹ chị bị bệnh mất năm 1992, phải dẹp quán, chị theo nghề phụ hồ suốt mười mấy năm liền để kiếm tiền lo cho con gái đến trường.
Mãi đến năm 2010, sau khi Đinh Thị Mỹ Lệ – con gái của hai anh chị – tốt nghiệp ĐH Kinh tế, tìm được việc làm thêm tại TP.HCM để tiếp tục theo học tiếng Anh, chị Hà mới chia tay với nghề phụ hồ.
Căn nhà tình nghĩa mà đơn vị đã xây tặng cho vợ con liệt sĩ Đinh Ngọc Doanh vào năm 2000 nay đã được sửa sang lại sáng sủa hơn, nhờ có khoản tiền của một doanh nghiệp tài trợ và được đơn vị cũ của anh Doanh trao tặng, cách đây hơn một năm…
Khi biết Tổng liên đoàn Lao động VN vừa phát động chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”, trong đó có kế hoạch xây đền tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ Gạc Ma ở trong đất liền, chị Hà rất mừng.
Bởi kể từ ngày anh Doanh hi sinh đến nay, hằng đêm khi thắp nhang lên bàn thờ anh, chị và con gái đều thầm mong ra được tận đảo nơi anh cùng đồng đội hi sinh để thắp một nén nhang, thả một vòng hoa viếng vong linh các anh.
Đó cũng là điều mong muốn của người mẹ già anh Đinh Ngọc Doanh, nay đã 93 tuổi và rất yếu hiện ở nơi quê nhà xã Ninh Khang, huyện Hoa Lư (Ninh Bình).
Thế nhưng suốt 26 năm qua, nỗi niềm mong ước ấy vẫn chưa một lần được thực hiện. Vì vậy, nếu có một nơi tưởng niệm, thờ cúng liệt sĩ hi sinh ở Gạc Ma ngay trong đất liền sẽ là điều an ủi rất lớn cho gia đình. “Được vậy, vong linh các anh cũng ấm áp”- chị Hà nói.

“Con ơi, tim mẹ như thắt lại”
“Sáng sớm 11-3, đứa cháu ngoại cầm tờ báo Tuổi Trẻ đem về cho tôi xem. Cháu nó la lớn bảo: ngoại ơi, người dân cả nước đang góp tiền xây đền tưởng niệm cho cậu Đoàn ở Trường Sa rồi đó”.
Đó là lời bà Huỳnh Thị Kế (83 tuổi, mẹ của liệt sĩ Nguyễn Phú Đoàn) khi nói về chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”.
Căn nhà của bà nằm trong con hẻm sâu ở phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, Đà Nẵng. Căn nhà hiu quạnh giờ chỉ có bóng bà ra vào khi người chồng đã mất cách chưa đầy năm.
“Cầm tờ báo nói về các liệt sĩ đã hi sinh ở Gạc Ma mà tôi nhớ con vô bờ. Mắt tôi không rõ nữa nên nhờ đứa cháu đọc từng chữ nói về việc xây đền cho liệt sĩ Gạc Ma mà tim tôi như thắt lại, tôi cứ ôm ngực gọi: con ơi” – bà Kế tâm sự.
Rồi bà kể về liệt sĩ Đoàn: “Vợ chồng tôi chỉ có hai đứa con, Đoàn là con trai duy nhất nên suốt mấy mươi năm nay vợ chồng tôi sống cô quạnh mà ngày đêm nhớ thương con. Ngày chia tay để con ra đi vì đất nước, tôi chỉ nói với nó một lời “mẹ chỉ có mình con, mẹ mong có ngày con trở về.” Nhưng con tôi đã hi sinh cho đất nước, đau đớn lắm nhưng tôi luôn thầm nghĩ máu xương của con đã đổ xuống để bảo vệ Tổ quốc thì không tiếc gì, sự hi sinh của con giờ là niềm tự hào của gia đình tôi”.
Bà Kế chia sẻ trong cuộc sống này bà không bao giờ đòi hỏi sự đền đáp. Mấy năm nay, Nhà nước có hỗ trợ cho gia đình bà về vật chất, lễ tết cũng đến động viên thăm hỏi nên thấy ấm áp lắm.
Tuy nhiên, bà cũng luôn mong muốn Nhà nước dựng một tượng đài hay một khu đền để thờ, tưởng nhớ những đứa con ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ.
“Có nơi thờ tự, tưởng nhớ như vậy, những người mẹ già có con hi sinh ở Gạc Ma như tôi sớm mai có chết đi cũng thấy yên lòng. Nhưng điều tôi thấy hạnh phúc nhất trong ngày hôm nay là khi biết được đồng bào cả nước đang đóng góp cả tiền bạc và tấm lòng để xây đền. Có nghĩa là người dân vẫn mãi nhắc nhớ đến con chúng tôi” – bà Kế xúc động nói.
Bà Ngô Thị Kim Thanh thắp hương cho chồng là ông Nguyễn Thành Trí, hi sinh tại Hoàng Sa năm 1974 - Ảnh: Quang Định
Bà Ngô Thị Kim Thanh thắp hương cho chồng là ông Nguyễn Thành Trí, hi sinh tại Hoàng Sa năm 1974 – Ảnh: Quang Định

Hi vọng sớm được thắp hương cho con ở ngôi đền thiêng
Trong ngôi nhà cấp bốn ở xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) do đơn vị cũ hỗ trợ xây dựng, chiếc bàn thờ gỗ nhỏ do đồng đội làm tặng được đặt cạnh bàn thờ tiên tổ.
Trên bàn thờ nhỏ, bên cạnh di ảnh liệt sĩ Võ Đình Tuấn (46 tuổi) là bát hương nghi ngút khói. Cụ Võ Ta (83 tuổi, cha liệt sĩ Tuấn) bày tỏ: “Vợ chồng tôi thương và nhớ thằng Tuấn quá nên mấy chục năm nay vẫn để bàn thờ của con mà không đành lòng dẹp đi như phong tục sau ngày mãn tang. Hằng ngày gia đình vẫn hương khói, cơm canh, hoa trái cho Tuấn, coi như Tuấn đang hiện diện trong nhà”.
26 năm trước, sau khi nhận được tin tàu HQ 604 của anh Tuấn bị Trung Quốc bắn chìm ở khu vực Gạc Ma, vợ chồng cụ Ta vẫn hi vọng sẽ đón được thi hài anh về nhà an táng.
“Cách đây mấy năm, có các chú hải quân đến nhà, nói tìm được một số xương liệt sĩ ở khu vực ngày trước tàu của Tuấn chìm nên lấy mẫu tóc anh trai, em gái Tuấn để xét nghiệm ADN, nhưng cuối cùng cũng không có Tuấn. Bể sâu sóng cả, bao nhiêu năm đau khổ chờ đợi mỏi mòn…” – cụ Phan Thị Đay, 79 tuổi, mẹ anh Tuấn, ray rứt.
Thương nhớ con khôn nguôi, vợ chồng cụ Ta vẫn giữ nguyên những kỷ vật của anh. Này là hai cuốn học bạ thời phổ thông, hai tấm bằng tốt nghiệp lớp 9 và lớp 12, những vở soạn văn, vật lý… và những lá thư đã ố màu của anh gửi về cũng như của gia đình gửi cho anh.
“Từ ngày Tuấn hi sinh, vợ chồng tui thường lấy những kỷ vật của cháu ra xem, đọc lại những dòng chữ chan chứa tình cảm trong thư mà Tuấn gửi về ngày ấy. Thư nào cũng thuộc nằm lòng, nhưng nghe đọc lại rất xúc động, tưởng như thằng Tuấn đang hiển hiện, cười nói trước mắt mình” – cụ Ta bộc bạch.
Cụ Ta nói ước nguyện lớn nhất của vợ chồng cụ là được một lần ra Trường Sa, đến nơi Tuấn và các đồng đội hi sinh để được chạm vào sóng nước thiêng liêng ấy, để thầm thì rằng: “Tuấn ơi, con không về được thì ba má đến thăm con đây”, nhưng ước nguyện ấy chưa thành và có lẽ sẽ mãi mãi không thành vì giờ hai cụ đã tuổi cao sức yếu…
Hằng năm, cứ dịp giỗ, tết, Ngày thương binh – liệt sĩ, vợ chồng cụ Ta – cụ Đay cùng con cháu lại vượt đường xa đến đài tưởng niệm Cam Ranh dâng hương viếng con và đồng đội.
Cầm tờ Tuổi Trẻ có thông tin về việc Tổng liên đoàn Lao động VN phát động chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”, cụ Ta rất vui: “Chúng tôi thật sự rất ấm lòng… Ở tuổi gần đất xa trời, chúng tôi hi vọng sẽ sớm được bước vào ngôi đền thiêng ân nghĩa đó để thắp nén hương cho con mình và các đồng đội, nguyện cầu cho đất nước bình yên” – cụ Ta bày tỏ.

P.S.NGÂN – HỮU KHÁ – PHAN CHUNG – DUY THANH
KTS Nguyễn Trường Lưu (phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP.HCM):Nghĩ tới chiến sĩ Gạc Ma với hình tượng vòng tròn bất tửThật bất ngờ là khi Đà Nẵng tổ chức cuộc thi thiết kế nhà trưng bày Hoàng Sa, hội chưa kêu gọi thì đã có đến 2/3 đề án tham dự là của giới kiến trúc sư TP.HCM. Điều này đã thể hiện tình cảm và nhiệt huyết của anh em kiến trúc sư với Hoàng Sa – Trường Sa, với biển đảo Tổ quốc. Vì thế, không chỉ vinh dự, mà ngay từ khi được Tổng liên đoàn Lao động VN đề cập đến việc này, ý tưởng về một không gian tưởng niệm đã ngay lập tức hiện ra trong tôi. Tôi dùng từ một không gian, bởi không chỉ là một ngôi đền hay một tượng đài để khi đến ngày lễ, ngày kỷ niệm mọi người mới đến đây thắp hương, tưởng niệm… mà đó phải là một không gian tưởng niệm, một không gian kiến trúc mang tính cộng đồng để bất kỳ lúc nào người dân cũng có thể đi – đến, vui chơi sinh hoạt – hòa mình vào đó và nhớ đến sự kiện này, những liệt sĩ – anh hùng này. Về việc tạc tượng, thay vì tượng bán thân để trong đền thờ, tôi cũng đã nghĩ tới hình ảnh những người chiến sĩ Gạc Ma với hình tượng một vòng tròn lửa, một vòng tròn bất tử để bất kỳ ai cũng có thể hòa mình vào đó, để chiêm ngưỡng và cảm nhận.
Ngày 13-3, ngoài chương trình giao lưu “Nghĩa tình Hoàng Sa – Trường Sa” diễn ra tại Đà Nẵng, chúng tôi cũng sẽ trực tiếp đến một số địa chỉ, đến với các gia đình liệt sĩ để hiểu sâu hơn, lắng đọng hơn và từ đó tìm ra ý tưởng tốt nhất cho đề án này. Chưa kể, thông qua những chuyến đi đảo sắp tới, giới kiến trúc sư và cả các sinh viên kiến trúc cũng sẽ có thêm nhiều ý tưởng cho những ngôi nhà, những công trình sau này trên đảo…
HOÀI TRANG ghi

Copy từ: Chép Sử Việt

.............

Đa nguyên - Hòa giải - Hòa hợp

Trần Thiên (Danlambao) - Một xã hội được xây dựng trên nền tảng bạo lực, chia rẽ, kích động lòng dân bằng sự căm thù sẽ trở thành một xã hội bất công, một xã hội mất đi tình bác ái và không có nhân văn, nói chung là một xã hội u tối, cộng sản xây dựng xã hội này đủ lâu để tạo ra nhiều thế hệ mù quáng, mất hết đi tính liêm sỹ và nhân văn cơ bản của con người.

Việc đa nguyên là một điều tất yếu để chúng ta có một guồng máy kiểm soát lẫn nhau mà chúng ta không cần tốn tiền của dân để chi cho những tổ chức vô bổ như, ban phòng chóng tham nhũng, ban thanh tra chính phủ, ban kiểm soát trung ương vv.

Những ban phòng chóng của chế độ cộng sản là những ban tham nhũng nhất trong guồng máy cai trị của cộng sản, vậy việc đa nguyên đa đảng (ĐNĐĐ) là điều mà nhân dân mong chờ, khi chúng ta (ĐNĐĐ) chúng ta mới có được một giá trị đích thực về việc điều hành chính phủ mà trong đó sự giám sát bởi nhân dân là rất cụ thể rõ ràng, có như vậy nhân dân mới có cơ hội thụ hưởng những giá trị xã hội mà nhà nước phải lo cho người dân, điển hình là chúng ta không còn lo con em của chúng ta đến trường trong khi cha mẹ chúng không có tiền để đóng tiền học, hay những nạn nhân bị tai nạn không may khi trong người không có giấy tờ cũng được bệnh viện cứu chữa như vậy chúng ta mới thấy hết giá trị của việc (ĐNĐĐ).

Cộng sản vẫn tuyên truyền láo với nhân dân và quan chức của họ rằng việc (ĐNĐĐ) sẽ làm xáo trộn cuộc sống bình yên và bất ổn chính trị, sự tuyền truyền láo nhằm duy trì, kéo dài sự lãnh đạo độc đảng toàn trị của cộng sản, họ luôn lo sợ (ĐNĐĐ) vì đó là sao la hầu cho chế độ cộng sản, ngay việc MLBVN mời đối thoại về nhân quyền mà cộng sản còn không dám đối diện vậy thử hỏi tổ chức bầu cử toàn quốc cộng sản được bao nhiêu phiếu ủng hộ chứ, ngay ba triệu đảng viên của họ chưa chắc đã ủng hộ họ.

Còn chúng ta nói về việc hòa gải thì chúng ta chỉ nghe luận điệu dối trá của cộng sản là chính, họ chỉ muốn hòa giải là toàn thể nhân dân Việt Nam phải theo đường lối của đảng, phải thờ một tên tình báo Hoa Nam là Hồ Tập Chương đó là hòa giải, ngay việc tổ chức các ngày tưởng niệm anh hùng liệt sỹ phía bắc hay những ngày tưởng niệm anh hùng tử sỹ cho cuộc chiến giữ biển đảo hoàng sa, cộng sản ra sức quấy phá, cộng sản hãy noi gương nhân dân hòa giải dân tộc điển hình như tổ chức ngày tưởng niệm cho hai phía như trên mạng kêu gọi, dân không phân biệt bên cộng hòa hay cộng sản mà đó là con em chúng ta đã hy sinh cho cuộc chiến.

Cộng sản có dám hòa giải không? Đó là câu trả lời rất khó cho một chế độ luôn sợ người khác hơn mình, đặc biệt là giới trí thức, giới đã tỉnh ngộ sau cơn mê sảng 39 năm, chính sự thật là thứ giết chết cộng sản không tốn một viên đạn, cho nên đứng bao giờ chúng ta nghe cộng sản hô hào hòa giải hòa hợp tất cả đều là mị dân.

Việc hòa giải không phải là một vấn đề khó, cái khó chính đó là có dám làm hay không đó mới là quan trọng, nhân dân đã hiểu rỏ cộng sản đến tận tim đen của chúng, chúng ta phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho việc ngày chung của dân tộc ngày chúng ta khép lại quá khứ để hướng đến tương lai ngày hòa giải thực sự do một chế độ dân chủ thực hiện.

Khi chúng ta hòa giải thành công thì chúng ta mới nói đến cộng đồng hòa hợp, mọi người trong chúng ta đều tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt cộng sản hay quốc gia, ngày mà người già được hưởng trợ cấp thực sự để sống không phân biệt có công cách mạng hay bà mẹ cộng sản liệt sỹ, các công chức được tuyển dụng đúng người tài không phân biệt phải có đảng cộng sản hay lý lịch phải ghi rỏ tôn giáo.

Khi chúng ta xóa bỏ khái niệm phân biệt lúc đó chúng ta mới thực hòa hợp, hòa hợp đòi hỏi một nhà nước phải biết thương dân, phải biết liêm sĩ, phải có lòng tự tự trọng dân tộc của mình nhà nước phải ra sức đấu tranh để phát triển dân tộc dân sinh.

Đa nguyên, hòa giải, hòa hợp chỉ có một xã hội dân chủ tự do mới thực hiện được hoàn hảo, còn cộng sản thì một ngàn năm cũng không thể hòa giải chứ đứng nói tơi hòa hợp, vậy chúng ta phải có trách nhiệm đấu tranh giải phóng tư tưởng cho những người còn u mê với cộng sản, đặc biệt các anh em quân đội, dư luận viên, công an và những người đang hưởng bổng lộc của dân do chế độ cộng sản lấy và phân phát, chúng ta phải đa nguyên, hòa giải mới hòa hợp dân tộc, chúng ta không còn con đường khác để lựa chọn.



Copy từ: Dân Làm Báo

........... 

Xóa dấu vết ở Thư viện Quốc gia Việt Nam, phải chăng Chính phủ VN đã công khai từ bỏ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?



Xóa dấu vết ở Thư viện Quốc gia Việt Nam, phải chăng Chính phủ VN đã công khai từ bỏ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?
Tin vui và tin buồn về trang mạng Thư viện Báo chí, thuộc Thư viện Quốc gia Việt Nam
Ngày 27/2/2014 mình có đưa tin "Thư viện Báo chí và Thư viện Sách trong Thư viện Quốc gia Việt Nam đã biến khỏi mạng?" https://www.facebook.com/BasamVN/posts/596582523768855
TIN VUI: Thư viện Báo chí đã xuất hiện lại trên mạng, vẫn với địa chỉ cũ: http://baochi.nlv.gov.vn/
TIN BUỒN: Gần như toàn bộ các bài về quan hệ với Trung Quốc, về Hoàng Sa và Trường Sa mà mình lưu link trước đây, đã biến mất.
Khi search cụm từ "Hoàng Sa", toàn bộ trên Thư viện Báo chí chỉ còn đúng 5 bài có chứa cụm từ này, nhưng là những bài đã được đăng từ năm 1949 trở về trước, với 4 bài đăng ở báo Vịt Đực và một bài đăng ở báo Tiểu thuyết Thứ Bảy. Đó là những bài:
1- Tây Sa [Bài báo] - Vịt Đực 17 Tháng Tám 1938 2- Sau Pháp, Nhật, Tàu đến lượt chúng tôi lên tiếng đòi quần đảo Paracels [Bài báo] - Vịt Đực 20 Tháng Bảy 1938 3- Báo Thời Vụ chưởi hết thảy các bạn đồng nghiệp Trung Nam Bắc [Bài báo+Hình minh họa] - Vịt Đực 17 Tháng Tám 1938 4- Lông vịt [Bài báo] - Vịt Đực 26 Tháng Mười 1938 5- Page 8 [PAGE] - Tiểu Thuyết Thứ Bảy 27 Tháng Hai 1943
Search cụm từ Trường Sa, hiện chỉ còn 10 bài có chứa cụm từ này, nhưng là các bài đã được đăng từ năm 1959 trở về trước. Trong đó có 6 bài đăng trên "Tràng An báo", 2 bài đăng ở "Tiểu thuyết Thứ Bảy", 1 bài ở "Việt Nam Dân Quốc Công Báo" và 1 bài ở "Hà Thành Ngọ báo".
Toàn bộ các báo Cứu Quốc, Nhân Dân, QĐND, Sự Thật, Độc Lập... không còn thấy bài báo nào có cụm từ "Hoàng Sa", "Trường Sa".
--------
Đây là những bài báo về sự kiện Trung Quốc xâm lược Trường Sa năm 1988, đã biến mất khỏi trang mạng Thư viện Báo chí (cùng link đính kèm bên dưới):
- Trung Quốc gây tội ác mới ở Móng Cái [Bài báo]
- Phía TQ không được ngăn cản tàu cứu hộ của VN
- Trung Quốc tiếp tục lấn chiếm thêm một số bãi đá trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam [Bài báo]
- Đã khảo sát xong vị trí các tàu vận tải của ta bị Trung Quốc bắn chìm ở Trường Sa [Bài báo]
- Đề nghị ủy ban quốc tế Chữ thập đỏ giúp đỡ việc cứu trợ thủy thủ Việt Nam ở Trường Sa [Bài báo]
- Phán đối hành động- ngang ngược của phía Trung Quốc [Bài báo]
- Bộ ngoại giao ta yêu cầu phía Trung Quốc trao trả sớm các thủy thủ Việt Nam bị nạm trong sự kiện ngày 14-3-1988 tại quần đảo Trường Sa [Bài báo]
- Bộ Ngoại giao nước ta yêu cầu Ủy ban Quốc tế Chữ thập đỏ can thiệp để Trung Quốc không được ngăn cản việc cứu hộ tàu và thủy thủ Việt Nam bị nạn [Bài báo]
- Bộ Ngoại giao nước ta gửi công hàm cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc đề nghị đàm phán cấp Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng ngoại giao [Bài báo]
- Nhiều cán bộ và lưu học sinh ta ở nước ngoài nên quyết tâm góp phần đánh thắng quân Trung Quốc xâm lược [Bài báo]
- Khảo sát khoa học trên đất người sao không xin phép? [Bài báo]
- Cấp cứu nhân dân [Bài báo+Hình minh họa]
---------
Đây là các link mà mình đã lưu lại, hiện không còn:
Trung Quốc gây tội ác mới ở Móng Cái [Bài báo] http://baochi.nlv.gov.vn/baochi?a=d&d=Qik19790115.2.23&srpos=61&e=-------vi-20--61--img-txIN-cứu+quốc-----
Phía TQ không được ngăn cản tàu cứu hộ của VN http://baochi.nlv.gov.vn/baochi?a=d&d=UyRl19880317.2.8&srpos=16&e=-------vi-20--1--img-txIN-cứu+quốc-----
Trung Quốc tiếp tục lấn chiếm thêm một số bãi đá trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam [Bài báo] http://baochi.nlv.gov.vn/baochi?a=d&d=UyRi19880407.2.10&srpos=52&e=-------vi-20--41--img-txIN-cứu+quốc-----
Đã khảo sát xong vị trí các tàu vận tải của ta bị Trung Quốc bắn chìm ở Trường Sa [Bài báo] http://baochi.nlv.gov.vn/baochi?a=d&d=UyRi19880426.2.2&srpos=58&e=-------vi-20--41--img-txIN-cứu+quốc-----
Đề nghị ủy ban quốc tế Chữ thập đỏ giúp đỡ việc cứu trợ thủy thủ Việt Nam ở Trường Sa [Bài báo] http://baochi.nlv.gov.vn/baochi?a=d&d=UyRl19880319.2.26&srpos=23&e=-------vi-20--21--img-txIN-cứu+quốc-----
Phán đối hành động- ngang ngược của phía Trung Quốc [Bài báo] http://baochi.nlv.gov.vn/baochi?a=d&d=UyRl19880317.2.9&srpos=29&e=-------vi-20--21--img-txIN-cứu+quốc-----
Bộ ngoại giao ta yêu cầu phía Trung Quốc trao trả sớm các thủy thủ Việt Nam bị nạn trong sự kiện ngày 14-3-1988 tại quần đảo Trường Sa [Bài báo] http://baochi.nlv.gov.vn/baochi?a=d&d=UyRi19880402.2.12&srpos=30&e=-------vi-20--21--img-txIN-cứu+quốc-----
Bộ Ngoại giao nước ta yêu cầu Ủy ban Quốc tế Chữ thập đỏ can thiệp để Trung Quốc không được ngăn cản việc cứu hộ tàu và thủy thủ Việt Nam bị nạn [Bài báo] http://baochi.nlv.gov.vn/baochi?a=d&d=UyRi19880325.2.1&srpos=33&e=-------vi-20--21--img-txIN-cứu+quốc-----
Bộ Ngoại giao nước ta gửi công hàm cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc đề nghị đàm phán cấp Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng ngoại giao [Bài báo] http://baochi.nlv.gov.vn/baochi?a=d&d=UyRi19880324.2.13&srpos=47&e=-------vi-20--41--img-txIN-cứu+quốc-----
Nhiều cán bộ và lưu học sinh ta ở nước ngoài nên quyết tâm góp phần đánh thắng quân Trung Quốc xâm lược [Bài báo] http://baochi.nlv.gov.vn/baochi?a=d&d=Qik19790325.2.26&srpos=50&e=-------vi-20--41--img-txIN-cứu+quốc-----
Khảo sát khoa học trên đất người sao không xin phép? [Bài báo] http://baochi.nlv.gov.vn/baochi?a=d&d=UyRi19880408.2.2&srpos=70&e=-------vi-20--61--img-txIN-cứu+quốc-----
Cấp cứu nhân dân [Bài báo+Hình minh họa] http://baochi.nlv.gov.vn/baochi?a=d&d=UyRl19790327.2.7&srpos=64&e=-------vi-20--61--img-txIN-cứu+quốc-----
--------- Hy vọng những điều mình nói ở trên là sai. Hy vọng có ai đó tìm được những bài báo về Hoàng Sa, Trường Sa ở trang mạng Thư viện Báo chí. Hy vọng Thư viện Báo chí, nếu đã gỡ bỏ, sẽ đưa lên trở lại


Copy từ: FB Tin Không Lề


........... 

Bịt mắt bắt…máy bay.


Tại một quán cà phê cóc nhỏ xíu ven đường thuộc xã Đất Mũi huyện Ngọc Huyền tỉnh Cà Mau một nhóm thanh niên khoảng 5 người ngồi chồm hổm trên những chiếc ghế xập xệ mắt nhìn không chớp vào chiếc TV của chiếc quán nghèo để nghe tin tức về chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines đã biến mất từ mấy ngày nay.
Những tiếng vỗ đùi, chửi thề, cười vang thích thú khiến chiếc quán vốn yên ả nhiều năm qua bỗng dưng rộn rịp lạ thường.

Thế nhưng chương trình tin tức trên kênh truyền hình Cà Mau hình như quá thiếu cho họ khi sự nôn nao tìm hiểu số phận của 239 hành khách đã khiến những chàng trai chất phác trở thành những quan sát viên đói tin nơi cái xã cuối cùng của đất nước này. Trong khi cách đó hơn 400 cây số, tất cả các quán cà phê Sài Gòn lại thừa mứa tin tức về chuyến bay này một cách tội nghiệp. Cái thừa thải ấy không nói lên được khả năng chuyên môn của báo chí hay sự chuyên nghiệp của các cơ quan cứu hộ bao gồm Phòng không, Không quân, Hải quân, Bộ binh, Cảnh sát biển hay Cục Viễn thám và rồi có luôn cả Bộ giao thông vận tải, mặc dù không ai hiểu vai trò của cái bộ cầu sụp, đường hư, tàu chìm liên tiếp này như thế nào.
Qua sự kiện máy bay Malaysia người dân Sài Gòn học được nhiều bài học, mà bài học thứ nhất là cái điều gọi là khoa học kỹ thuật của Việt Nam quá tệ hại, đến nỗi khó mà tin nỗi trong thế kỷ 21 mà bộ phận tìm kiếm cứu hộ cứu nạn của Việt Nam không khác gì vào đầu thể kỷ 20 lúc người ta mơ ước hệ thống định vị toàn cầu qua những máy móc hiện đại của không quân và hải quân, hai cơ quan xung yếu nhất trong việc bảo vệ quốc gia cũng như cứu hộ cứu nạn.
Nói vậy cũng oan, không hẳn đội chuyên cơ của Việt Nam là không có gì, ít nhất họ cũng có một cái I-pad để trên đùi cho phi công nhìn mà tìm chiếc phi cơ bị nạn trên khu vực mênh mông của Biển Đông. Hình ảnh này bị quốc tế nhạo báng, có luôn một bà xẩm lớn tiếng trước ống kính truyển hình quốc tế rằng bà không tin tưởng chút nào vào khả năng tìm kiếm của Việt Nam.
Báo chí công khai hơn, họ không rào đón như vậy. Phóng viên Nga Phạm của BBC tường trình trực tiếp có đoạn nói về Việt Nam rằng, mặc dù đất nước này có sự nỗ lực lớn lao nhưng phương tiện kỹ thuật của họ quá tệ. Việt Nam sử dụng những chiếc phi cơ già cỗi từ thời Liên Xô để lại và không được trang bị những phương tiện tối tân để điều tra trên chặng đường dài.
Thuốc đắng đả tật, sự thật mất lòng.
Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, kiêm Phó chủ tịch Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn khi được tờ báo Soha hỏi ý kiến của ông về nhận định này thì ngay lập tức ông phản ứng rất…dễ thương: "Việc họ đánh giá thế nào là quyền của họ. Thậm chí, dù chúng ta chỉ có một cái thuyền cứu hộ thôi thì chúng ta cũng vẫn quyết tâm tìm kiếm, cứu hộ.
Vấn đề ở đây là trách nhiệm của chúng ta thế nào. Họ có thể giàu có, đó là việc của họ nhưng chúng ta bằng cái tâm của mình thì chúng ta vẫn quyết tâm tìm kiếm, cứu hộ. Và thực tế, chúng ta đang thực hiện rất tốt việc đó.”
“Một cái thuyền cứu hộ thôi” nói lên mức độ duy ý chí không có điểm dừng. “Bằng cái tâm của minh” phô diễn sự ngoan cố không còn giới hạn.
Một chiếc thuyền có đại diện cho tự hào Việt Nam hay không? Mặc dù đất nước vẫn còn nghèo nhưng lòng tự trọng dân tộc không cho phép một cán bộ cấp cao nắm trong tay nguồn khí tài quan trọng chống xâm lăng lại “hờn dỗi” một cách dễ thương như vậy. Không ai giận ông khi nói lên sự thực, người ta chỉ cười cho cái sự so sánh khá …cộng sản của ông.
Cái tâm mà ông nói là điệp khúc của cả nước hiện nay đang đồng ca. Khi thất bại họ lấy cái tâm ra chống chế. Khi đổ vỡ cũng lấy tâm ra biện luận và nhất là khi thua kém ai thì cái tâm luôn là vũ khí sau cùng để chống lại đối thủ.
Chiếc máy bay bị nạn của Malaysia cần kết quả của sự tìm kiếm và do đó mọi cái được gọi là “tâm” xem ra không mấy phù hợp với xã hội chuộng sự thật ông ạ.
Có tất cả 31 tàu tham gia tìm kiếm, trong đó, Việt Nam 9 tàu, Malaysia 9 tàu, Trung Quốc 6 tàu, Mỹ 3 tàu, Singapore 3 tàu, Thái Lan 1 tàu. Về máy bay, tất cả 23 chiếc, trong đó, Việt Nam 9, Trung Quốc, Mỹ, Malaysia: mỗi nước 4 máy bay và Singapore: 2
Danh sách này cho thấy Việt Nam không ngại tốn kém và đây sẽ là đề tài còn lâu mới chấm dứt khi có sự cố nào xảy ra cho chính nhân dân sau này, một vụ đắm thuyển của ngư dân chẳng hạn.
Ông Phạm Quý Tiêu Thứ trưởng Bộ GTVT nói với báo chí: "Cho đến bây giờ, mọi đánh giá tiên liệu đều cho thấy chúng ta rất ít có hi vọng tốt đẹp dù đó là một chút mảy may. Chúng tôi quyết tâm nỗ lực mọi khả năng tìm kiếm được để giải đáp câu hỏi cho thân nhân người bị nạn”.
Có thật không vậy? Ông Tiêu ơi, Việt Nam đâu có cái bổn phận ấy mà ông tự ôm vào mình. Tìm được, thế giới khen ngợi nhưng không phải là sự khen ngợi ngất trời đâu vì quan niệm cứu nạn trong hàng hải và hàng không là trách nhiệm chung toàn thế giới. Malaysia mới là nơi trách nhiệm giải thích cho thân nhân người bị nạn chứ không phải Việt Nam ông ạ.
Tất cả các phát ngôn của những người trách nhiệm cho thấy một điều là sự thiệt thành vượt lên trên mức bình thường không thể cho là phát suất từ trách nhiệm quốc tế. Theo nhiều comment trên mạng xã hội nó đang được thi hành với một quyết tâm chính trị cao nhằm thỏa mãn cho một thế lực nào đó phía sau.
Nhìn vào danh sách cán bộ cao cấp này không thể nghĩ khác đi cái giả thuyết … đầy thành kiến ấy. Vừa nhiều vừa tập trung đầy đủ những khuôn mặt cộm cán như thế này thì bảo sao người ta không nghi ngờ, đàm tiếu:
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam / Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Bộ quốc phòng / Trung tướng Võ Quốc Tuấn – phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam/Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn, Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân/ Thiếu tướng Lê Minh Thành, Phó tư lệnh Hải quân/ Đại tá Trần Văn Lâm - Sư đoàn Phó Sư đoàn 370/ Chuẩn đô đốc Ngô Văn Phát, Chính ủy hải quân vùng 5/ Đại tá Lê Văn Minh, chỉ huy trưởng cảnh sát biển vùng 4/ Thượng tá Nguyễn Hữu Nhịp, hải đoàn phó, tham mưu trưởng hải đoàn 28 biên phòng / Trung tá Phạm Hồng Soi, Trưởng ban tuyên huấn Vùng 5 Hải quân/ Đại tá Doãn Bảo Quyết, Chính ủy Cảnh sát biển vùng 4/ Thượng tá Nguyễn Trí Thức Phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 918 ….
Kể cả Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải người chủ trì cuộc họp tại Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn VN về các phương án tìm kiếm, cứu nạn máy bay mất tích và ông Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Phạm Quý Tiêu.
Gần như toàn bộ nhân sự cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam đều khẩn trương, hết lòng hết sức tập trung vào công tác tìm kiếm và có thể vì vậy mà sự tốn kém lên tới 20 tỷ mỗi ngày tức là 1 triệu Mỹ kim, thật không thể nói là không cố gắng.
Mỗi người một việc và việc nào cũng có vẻ khẩn trương, không có không được. Từ việc phát hiện ra vết khói tưởng là …dầu cho tới sự nghi ngở một cánh cửa máy bay rơi gần đảo Thổ Chu. Chưa kịp vui khi nghĩ rằng là công trạng nào ngờ chính cái điều gọi là nghi ngờ đó đã hại lấy mình. Malaysia chính thức nói với tờ Wahington Post hôm nay rằng Việt Nam đã quá vội vã khi tung ra những tin tức chưa được kiểm chứng làm cho dư luận bất lợi cho cuộc điều tra.
Bao nhiêu đó cũng đủ ê mình. Tiền mình bỏ ra bạc triệu mà nước chủ nhà chẳng những không biết một tiếng cám ơn lại còn nói bóng nói gió là mình …nhanh nhẩu đoảng. Thế có tức không chứ?
Báo chí đăng tin: “Khi bay ở tầm thấp, thủy phi cơ của Việt Nam đã phát hiện được vật thể nghi là mảnh vỡ cửa sổ chiếc máy bay bị mất tích. Mảnh vỡ được xác định là composite, nghi là miếng ốp bên trong cửa sổ máy bay. Phi công lái chiếc thủy phi cơ có chụp được ảnh nhưng không rõ.”
Cái máy dùng để chụp vật thể này là một chiếc máy ảnh Nikon S300 bình thường ai cũng có như chiếc I-pad vậy. Chiếc máy ảnh được báo chí cố tình ghi nhận trên người các cán bộ ngồi trên chuyên cơ đã làm công dân mạng khắp nơi, nhất là Trung Quốc dè bỉu. Những chiếc máy ảnh ấy không thể chụp xa quá 800 mét thì đem theo làm gì trong một hành trình dài hàng trăm cây số với chiều cao lớn gấp chục lần khả năng của một chiếc máy ảnh không chuyên?
Báo chí phấn khởi đến nỗi đi đâu cũng để ý tới bất cứ vật gì liên quan đến máy bay. Khi ngang qua chiếc phi cơ riêng của Đoàn Nguyên Đức, Tổng giám đốc Hoàng Anh Gia Lai đậu tại cảng hàng không Phú Quốc, đã câu view bằng cách đưa tin gống như là ông Đức cũng đang góp phần vào việc tìm kiếm máy bay bị nạn! hết ý kiến!
Cuối cùng thì cuộc chơi bịt mắt bắt…máy bay thời hiện đại cũng phải kết thúc. Sáng 12-3, Việt Nam chính thức tuyên bố tạm dừng toàn bộ hoạt động tìm kiếm, cứu nạn chiếc máy bay Malaysia MH370.
Có thể tự ái, cũng có thể hết tiền và cái có thể nhất là không lẽ cứ bay vòng vòng hết ngày này sang ngày khác như kẻ mù trên vòm trời bao la của biển cả để đổi lấy lời chì chiết nhức xương của mấy tên thối mồm hóng chuyện?

Copy từ: RFA

...........

Cựu ngôi sao bóng rổ Mỹ Dennis Rodman rời "đảo Khoái Lạc" thề sẽ không quay lại Triều Tiên

Vì sao bạn Kim Jong-un thề không quay lại Triều Tiên? 


(Tin tức 24h) - Cựu ngôi sao bóng rổ Mỹ Dennis Rodman thề sẽ không quay lại Triều Tiên sau chuyến thăm gây tranh cãi hồi tháng 1, báo Sydney Morning Herald đưa tin ngày 12/3.
Ông Rodman có quan hệ bạn bè với nhà lãnh đạo Kim Jong-un và trong chuyến thăm Triều Tiên đầu năm nay, ông đã hát chúc mừng sinh nhật nhà lãnh đạo trẻ này. Chuyến thăm gây ra nhiều tranh cãi, và cựu ngôi sao bóng rổ Mỹ đã phải nhập viện sau khi về nước.
Cựu ngôi sao bóng rổ Mỹ vừa có cuộc phỏng vấn đầy cảm xúc, trong đó ông cam đoan sẽ không bao giờ quay trở lại quốc gia Đông Á.
Ông Rodman đã nước mắt lưng tròng khi trò chuyện trên đài ESPN: “Tôi không muốn mọi người nhìn tôi như ác quỷ. Nếu tôi gây tổn thương cho bất kỳ ai, tôi xin lỗi... Nếu các bạn muốn tôi không quay trở lại nơi đó nữa, tôi sẽ không trở lại”.
Dennis Rodman
Dennis Rodman
Khi được hỏi về việc nhập viện, ông Rodman cho biết ông làm thế không phải để xử lý vấn đề nghiện rượu mà chỉ muốn “giảm sức ép từ tất cả những gì đã trải qua”.
Cựu ngôi sao Mỹ cho biết ông sẽ quay lại chữa trị tại bệnh viện sau mỗi 6 tháng.
Trước đó, chuyến thăm Triều Tiên vào tháng 1 của cựu ngôi sao bóng rổ Mỹ Dennis Rodman đã bị Bộ Tài chính Mỹ điều tra về cáo buộc tặng những món quà xa xỉ trị giá hơn 10.000 USD cho ông Kim Jong-un.
Những món quà trên bao gồm rượu whisky Jameson của Ireland, pha lê châu Âu, một bộ đồ vest Ý, một áo khoác bằng lông thú và một túi xách Mulberry của Anh cho vợ của ông Kim, bà Ri Sol-ju...
Trong khi đó, các nghị quyết 1718 và 2094 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nghiêm cấm việc xuất nhập khẩu hàng xa xỉ đến và từ Triều Tiên, và những món quà của Rodman dùng để mừng sinh nhật thứ 31 của ông Kim rõ ràng vi phạm những quy định này, theo tờ báo trên.
“Luật về các biện pháp trừng phạt rất rõ ràng về hàng hóa xa xỉ”, ông David Asher, một cựu điều phối viên Triều Tiên của Bộ Ngoại giao Mỹ, nói với The Daily Beast.
“Tôi nhận thấy có một sự vi phạm tiềm tàng ở đây, và nếu là sự thật, đó là tội có thể bị trừng phạt”, ông David Asher nói.
Được biết, đầu tháng 1, Rodman đã dẫn một đội cựu cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp sang thi đấu tại Triều Tiên và hát chúc mừng sinh nhật nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un.
Người đàn ông 52 tuổi đã gây tranh cãi khi phát biểu trên đài CNN rằng Kenneth Bae, người bị cầm giữ ở Triều Tiên kể từ năm 2012, có thể đã làm điều gì đó để đáng bị kết án 15 năm lao động khổ sai.
Sau khi gia đình của Bae lên tiếng than phiền, Rodman đã xin lỗi, viện lý do ông bị stress và đang chếnh choáng hơi men khi được phỏng vấn.
Tuy nhiên, trước đó, tờ Văn Hối (Hồng Kông) cho rằng, cựu ngôi sao bóng rổ Mỹ Dennis Rodman đến Triều Tiên không chỉ huấn luyện đội bóng rổ quốc gia này mà còn để tận hưởng những bữa “chiêu đãi tình dục” do chính “bạn thân”, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, sắp đặt.
Tờ Văn Hối cho hay, ông Rodman rời Triều Tiên vào ngày 23/12, kết thúc chuyến thăm Triều Tiên lần thứ ba.
Rodman khẳng định, chuyến thăm Triều Tiên lần thứ ba của ông là để “cho vui chứ không vì mục đích chính trị”.
Nhưng Văn Hối dẫn lời Chris Nelson, biên tập viên tờ The Nelson Report (Mỹ), cho rằng chuyến thăm Triều Tiên lần thứ ba của Rodman thật sự là vì các bữa “chiêu đãi tình dục”.
Chai rượu vodka với hình minh họa “đôi bạn” Kim Jong-un và Dennis Rodman được trưng bày bên ngoài một khách sạn ở Bình Nhưỡng ngày 7/1
Chai rượu vodka với hình minh họa “đôi bạn” Kim Jong-un và Dennis Rodman được trưng bày bên ngoài một khách sạn ở Bình Nhưỡng ngày 7/1
Văn Hối dẫn lại bài báo của The Nelson Report cho rằng, Kim Jong-un đã sắp xếp các bữa chiêu đãi “đặc biệt” có kèm nữ phục vụ riêng cho Rodman trong chuyến thăm đầu tiên hồi tháng 2/2013.
Trả lời báo chí hồi tháng 10/2013, Rodman cho biết, trong chuyến thăm Triều Tiên lần thứ hai vào tháng 9/2013, ông đã đến khu resort “7 sao” của Kim Jong-un, được mệnh danh là “đảo Khoái lạc”, một “thiên đường” với rượu bia, du thuyền và những “hầu nữ” riêng, theo Văn Hối.


Copy từ: Đất Việt

....................