CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

BLOGGER TRƯƠNG DUY NHẤT BỊ BẮT VÌ HÀNH VI LỢI DỤNG CÁC QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ(?)

Sáng nay, 26.5, nhiều nguồn tin không chính thức từ Đà Nẵng cho biết blogger Trương Duy Nhất, chủ trang blog nổi tiếng " Một góc nhìn khác" đã bị bắt tại Đà Nẵng và di lý ra Hà Nội. Điện thoại của ông Nhất bị tắt, không gọi vào được, bog của ông cũng không thể truy cập. Cũng từ những nguồn nầy, lý do bị bắt của blogger Trương Duy Nhất là do liên quan đến vấn đề nhà đất.(????) 
Tuy nhiên chiều nay, Thanh Niên Online chính thức đưa tin blogger Trương Duy Nhất bị bắt bởi một lý do liên quan đến điều 258 bộ luật Hình sự

Ông Trương Duy Nhất trong lần tháp tùng đoàn công du  sang Mỹ với Chủ tịch nước  Nguyễn Minh Triết
Sau đây nguyên văn bản tin từ TNO

(TNO) Chiều nay 26.5, nguồn tin Thanh Niên Online cho biết Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an vừa tiến hành bắt giữ ông Trương Duy Nhất (49 tuổi, ngụ tại TP.Đà Nẵng) về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự.

Ông Trương Duy Nhất nguyên là nhà báo nhưng được biết đến nhiều hơn với tư cách là chủ của trang blog Một góc nhìn khác.

Hiện tại trang blog Một góc nhìn khác do ông Nhất điều hành đã không còn truy cập được.
------------------------------------------------------------------------------------------------
Điều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân 
 1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TIẾP TỤC CẬP NHẬT
---------------------------------------------------------------------------------
BBC đưa tin và bình luận về sự kiện Trương Duy Nhất


Blogger Trương Duy Nhất bị bắt

Cập nhật: 12:51 GMT - chủ nhật, 26 tháng 5, 2013
Blogger Trương Duy Nhất
Ông Nhất bị bắt sáng 26/5
Blogger có tiếng Trương Duy Nhất đã bị bắt hôm 26/5 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Báo Thanh Niên đưa tin Bộ Công an bắt ông Nhất vì có "hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự."
Ông Nhất, năm nay 49 tuổi, nghỉ viết báo và chuyển sang viết blog Một góc nhìn khác từ đầu năm 2011 để có thể nói thẳng những suy nghĩ của mình.
Blog thẳng thắn chỉ trích đích danh các lãnh đạo Việt Nam đã nhiều lần bị tin tặc tấn công và hiện cũng đang không thể truy cập được.
Tâm sự với độc giả khi chuyển sang viết blog, ông Nhất nói ông đã làm cho báo Công An Quảng Nam Đà Nẵng 8 năm và sau đó có vài năm làm tại báo Đại Đoàn Kết.
Ông Nhất đã nhiều lần bị Bộ Công an Việt Nam gây sức ép về những gì ông viết trên blog.
Blogger này từng chê Chủ tịch nước Trương Tấn Sang "Bấmhèn hạ" khi không dám nêu đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người bị Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật tại Hội nghị Trung ương 6 hồi cuối năm 2012.
Ông Sang gọi người bị đề nghị kỷ luật là "đồng chí X".
Mới đây ông Nhất kêu gọi ông Nguyễn Bá Thanh từ chức Trưởng ban nội chính trung ương sau khi Ban chấp hành Trung ương bác đề nghị đưa ông vào Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương 7 hồi đầu tháng này.

'Khát khao thay đổi'

Một loạt các cuộc bắt bớ ở Việt Nam từ đầu năm 2012 được cho là có phần liên quan tới cuộc tranh giành quyền lực đang diễn ra trong đội ngũ cầm quyền cao cấp của Việt Nam.
Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh
Ông Nhất từng kỳ vọng nhiều vào ông Nguyễn Bá Thanh
Tại hai hội nghị trung ương gần đây nhất, Ban chấp hành Trung ương gồm 175 vị đã bác các đề nghị liên quan tới nhân sự của Bộ Chính trị, từ việc kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng cho tới việc đưa người được xem là đối thủ của ông, Trưởng ban nội chính Nguyễn Bá Thanh, vào Bộ Chính trị.
Trước khi bày tỏ sự thất vọng về ông Nguyễn Bá Thanh sau thất bại của ông này tại Hội nghị trung ương 7, ông Nhất từng có nhiều kỳ vọng vào vị cựu Bí thư Đà Nẵng:
Ông Nhất nói trong một Bấmphỏng vấn với BBC hồi đầu năm nay:
"Trong con mắt của tôi, thì ông Nguyễn Bá Thanh là một nhân vật cần có trong lúc này, kể cả về tính cách, lẫn tài năng và tư duy. Không chỉ riêng tôi, mà nhiều người tỏ ra rất hồ hởi trước 'hiện tượng Nguyễn Bá Thanh'.
"Người dân đang khát khao một sự thay đổi, đúng sai gì không biết, nhưng tình hình đã quá u ám, trì trệ kéo dài. Phải thay đổi, phải khác những gì đang có.
"Tôi cho rằng ông Nguyễn Bá Thanh là người làm được việc, nếu giao việc cho ông Thanh thì ông sẽ là nhân vật ít nhiều mang lại sự đổi thay chứ không u ám như bây giờ."

'Viết điều cần viết'

Blogger Trương Duy Nhất thu hút được nhiều sự chú ý khi bỏ viết báo để chuyên tâm viết blog.
Giải thích về quyết định này, ông Nhất viết hồi năm 2011:
"Trong nhiều năm liền, với chức phận là một nhà báo ăn lương, tôi luôn phải viết cả những điều không muốn viết. "
Ông Nhất viết trên blog hồi năm 2011
"Trong nhiều năm liền, với chức phận là một nhà báo ăn lương, tôi luôn phải viết cả những điều không muốn viết.
"Ừ thì cũng như muôn vàn nhà báo khác thế thôi. Đó là những bài báo viết không cần suy nghĩ, không động não, không tư duy, viết khoán cho đủ chỉ tiêu bài vở nhận lương hàng tháng. Những bài báo vô thưởng vô phạt mà tự thân mình phải xấu hổ khi núp dưới bút danh khác.
"Nhưng: làm báo chả lẽ mãi như vậy? Trên trang blog của mình, tôi đã nhiều lần treo câu này “Nếu không có quyền nói (viết) tất cả những điều mình muốn, thì ít ra cũng giữ cái quyền không nói những điều người ta ép buộc nói". Đó là câu của cụ Huỳnh Thúc Kháng, người sáng lập đồng thời là chủ nhiệm tờ báo Tiếng Dân, sau này cụ được Hồ Chí Minh cử làm quyền Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
"Tôi đã chọn cách của cụ Huỳnh trong nhiều năm khi giữ cho mình cái quyền “không nói (viết) những điều người ta ép buộc nói”.
"Nhưng đã đến lúc tôi chọn phương cách khác, lắc đầu nói không với cụ Huỳnh: Nếu không có quyền nói (viết) tất cả những điều mình muốn, thì... nghỉ làm báo để viết được những điều mình cần viết!”
Ông Nhất chỉ là trường hợp mới nhất trong số hàng chục cây viết mà Việt Nam đã bắt giam trong vài năm qua.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới coi Việt Nam nằm trong số ít các nước bị coi là "Kẻ thù của Internet" do chính sách hà khắc của Hà Nội với các cây viết bày tỏ quan điểm ôn hòa trên không gian ảo.


Copy từ: Huỳnh Ngọc Chênh

Tuyệt chiêu giúp xe máy lội nước.


Không thấy hổ thẹn sao?

Le Nguyen (Danlambao) - Phiên tòa của tập đoàn bán nước xử người yêu nước kết thúc nhưng sức lan tỏa từ tinh thần bất khuất cùng dáng đứng hiên ngang, ngẩng cao đầu cất tiếng dõng dạc đanh thép đầy khí phách trước bạo quyền của Phương Uyên – Nguyên Kha đã làm rung động biết bao con tim còn thao thức với tiền đồ dân tộc, với tương lai giống nòi. Hành động dũng cảm của Uyên – Kha khiến cho đảng cộng sản hoảng loạn, vội vã xua Cam, dư luận viên len lỏi vào các trang mạng lề dân định hướng dư luận và chỉ đạo cho các tên văn nô, bồi bút sử dụng phương tiện truyền thông lề đảng như Nhân Dân Điện Tử, Quân Đội Nhân Dân, Nguyễn Tấn Dũng Blog, An Ninh Thủ Đô, Hà Nội Mới... nhằm định hướng thông tin phục vụ mưu đồ phỉ báng, nhục mạ, bôi bẩn tinh thần yêu nước của Uyên - Kha.
Điển hình cho các chiêu trò dơ dáy, bẩn thỉu này là bài viết “Cổ Vũ Cho Hành Vi Phạm Pháp Là Hành Động Bất Lương” của Lê Võ Hoài Ân trên tờ Nhân Dân Điện Tử, có công bố đoạn nhận tội (?) viết tay của Phương Uyên:
“... Bản thân tôi nhận thấy việc mình làm đã vi phạm pháp luật nhà nước Việt Nam, chống lại đảng cộng sản Việt Nam và nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; giúp cho tổ chức phản động chống Đảng, Nhà nước.

Do trong thời gian đó tôi gặp khó khăn về mặt kinh tế, gia đình có nhiều chuyện xảy ra nên những việc làm này đều nhằm mục đích lấy lòng tên Thành để hắn cho máy laptop, điện thoại và hỗ trợ học (tiền, công việc).

Sau việc làm này tôi rất ân hận và thành thật nhận tội đã gây ra. Mong rằng Nhà nước, Đảng sẽ khoan hồng tha thứ tạo điều kiện cho tôi với mức án nhẹ nhất để tôi tiếp tục công việc học hành, trở thành người công dân hữu ích cho đất nước. Tôi mong sẽ được chuộc lỗi lầm của mình... ”
Nói thật, màn diễn đưa người yêu nước đọc bản nhận tội xin khoan hồng thu vào ống kính trình chiếu lên các phương tiện “nghe nhìn” của đảng đã xưa rồi, không còn tác dụng nữa, có chăng chỉ tác dụng với đám ngu lâu nhờ cám đảng hay các cháu ngoan “bác Hồ” mà thôi, bởi người dân không còn lạ với “nghiệp vụ” mớm cung, dụ cung, vu cung, ép cung làm sao cho khớp với bản cáo trạng hư cấu, tưởng tượng, ngụy tạo chứng cứ rất lưu manh của an ninh cộng sản.
Sự thật về tinh thần dũng cảm của Uyên – Kha không cần phải chứng minh, nó đã được phơi bày dưới ánh sáng mặt trời của ngày lịch sử 16/05/2013 trong phiên toà ở Long An, lột tả bản chất của cái gọi là bản nhận tội của Phương Uyên và thời đại a còng (@) này đảng đã mất khả năng bưng bít thông tin định hướng dư luận, đừng nằm mơ nữa đảng ạ!
Hư cấu, tưởng tượng nhằm vu khống, mạ lỵ Uyên - Kha là nghề của cộng đảng được văn nô Lê Võ Hoài Ân khai triển khá lưu manh và “tiểu thuyết hóa” của Ân đã được các dư luận viên lẫn Cam trích đoạn “rải ” khá dầy trên các trang mạng lề dân, có đoạn viết như sau:
“... hầu hết blogger đều tả tình, tả cảnh ngoài vỉa hè tòa án và cố sống cố chết nhặt nhạnh các tình tiết nhạy cảm có lợi, hòng kêu gọi sự đồng cảm, ủng hộ của công luận. Và lẽ đương nhiên, lờ tịt việc Kha - Uyên đã tự tạo mìn, đã rải truyền đơn kêu gọi lật đổ chế độ này và phục dựng chế độ cờ vàng ba sọc cũ... (?)

... Thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi cờ vàng có tinh thần thánh chiến như Al Quaeda, có các chiến binh cờ vàng sẵn sàng mang bom liều chết để gây bất ổn cho kẻ thù? Vĩnh viễn không bao giờ có được, vì cờ vàng rất ích kỷ không bao giờ muốn chết cho kẻ khác sống, lá gan của cộng đồng cờ vàng không đủ lớn để làm những việc như thế, duy chỉ có cái mồm vẫn đủ lớn để nói láo suốt ba mươi tám năm qua... ” (1)
Ngôn ngữ “... Kha – Uyên tự tạo mìn... phục dựng chế độ cờ vàng... chiến binh cờ vàng sẵn sàng ôm bom liều chết... ” là hư cấu, tưởng tượng thiếu lương thiện nhằm vu khống ma lỵ tuổi trẻ yêu nước Uyên – Kha của văn nô Lê Võ Hoài Ân còn được sự phụ họa của bồi bút Michelle Lê, qua bài viết Vũ Trực – Ông Chủ Của Phương Uyên Là Ai?” đăng trên Nguyễn Tấn Dũng Blog, vu khống quy chụp “tưởng tượng” không thua kém Lê Vũ Hoài Ân rất hạ cấp rẻ tiền hơi “bị” lộ liễu khá nực cười:
“... Tổ chức của Nguyễn Hữu Chánh từng nhiều lần dẫn quân về mong hòng “chiếm lại” Tổ quốc không thành nên khỏi phải ngạc nhiên nếu như Đinh Nguyên Kha đang được hướng dẫn đặt bom tượng đài Hồ Chủ tịch trong nước (tượng đài Hồ Chủ tịch ở Cần Thơ). Những bạn trẻ tự nguyện trở thành thành viên cho kẻ hận thù cực đoan chống Nhà nước, Bác Hồ như thế chứng tỏ họ đã gieo rắc tư tưởng cực đoan, quá khích vào những thành viên non trẻ kia đến mức thế nào rồi...

... Cũng vì bản năng ham hố quảng cáo cờ vàng khắp mọi nơi, đụng chỗ nào cũng phất nên cờ vàng hải ngoại “Tuổi Trẻ Yên Nước” không thèm đếm xỉa đến an nguy của bé Uyên – “cộng tác viên” – mà chỉ quan tâm đến mục đích quảng cáo cờ vàng. Yêu nước chống Trung Quốc xâm lược khơi khơi trên bờ hồ Hoàn Kiếm, cùng lắm thì chính quyền quăng lên xe buýt đưa ra ngoại thành rồi thả xuống; hoặc cùng lắm to mồm hung hăng như em Bùi Hằng thì cũng chỉ đi “phục hồi nhân phẩm” vài tháng vì tội gây rối trật tự công cộng rồi cũng thả luôn. Còn bé Phương Uyên bị bắt quả tang là “Em bé cờ vàng ba sọc” thì coi như tiêu đời thực sự vì cái Điều 88 chứ còn chối gì nữa? Đúng là cờ vàng lừa phỉnh, lợi dụng, già trẻ lớn bé không tha!..” (2)
Hầu hết các bài viết bôi nhọ Uyên – Kha của các văn nô, bồi bút theo chỉ đạo của đảng cộng sản đều cố quy kết hai em vào tổ chức “khủng bố” cờ vàng ba sọc đỏ và trơ trẽn đánh đồng lòng yêu nước trong sáng tợ trăng sao của tuổi trẻ yêu nước Việt Nam như hai em, với bộ phận không nhỏ suy thoái đạo đức lối sống của đảng cộng sản, nhất là gán ghép các em chống tàu xâm lược, chống đảng bán nước vì nô lệ đồng tiền, thiếu thốn nhu cầu vật chất, ăn chơi đàng điếm hư đốn như Hồ Chí Minh, kẻ bán rẽ bản thân, cam tâm làm tay sai, bán máu xương dân tộc, đất đai tiên tổ cho cộng sản quốc tế đã được Đặng Chí Hùng hệ thống hóa tư liệu lịch sử, vạch mặt rất thuyết phục, qua loạt bài “Những Sự Thật Không Thể Chối Bỏ” của anh.
Ai cũng thấy cái cớ “cờ vàng khủng bố” nhằm kết tội Uyên - Kha khá vụng về không lừa được ai cả, nó chỉ làm cho nhân dân thấy rõ hơn bộ mặt hèn kém, đốn mạt dính đầy phân của đảng cộng sản Việt Nam và thiếu dũng khí đối diện sự thật, đối diện tinh thần thép của tuổi trẻ yêu nước Uyên – Kha thể hiện qua các vần thơ tinh khiết dạt dào tình yêu nước, yêu dân:

“... Đất nước tôi không có chiến tranh
Mà nghe đau thắt ở trong lòng.
... Núp dưới ảnh Bác và cờ đảng
Chúng cơ hội bóc lột dân lành...”
Tinh thần yêu nước của các em còn được cô đọng, bày tỏ thái độ rất rõ ràng sắc nét qua các tờ truyền đơn, khẩu hiệu “... Tàu khựa cút khỏi Biển Đông... Đi chết đi đảng cộng sản Việt Nam bán nước.. Vì danh dự dân tộc chống giặc Tàu... Vì tương lai đất nước chống tham nhũng.”
Có lẽ, các “ngài” bồi bút quá hăng say bưng bô, tập trung toàn lực “tuyên giáo” ra sức nói xấu, bôi nhọ Uyên – Kha cho rằng hai em bị dụ dỗ, mua chuộc làm con chốt thí mạng cho tổ chức “phản động” cờ vàng phục dựng chế độ Việt Nam Cộng Hòa nên đã lâm bệnh mất trí nhớ, xin nhắc lại một số vụ việc điển hình cho các “ngài” nhớ nhé:
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn đi tù vì dịch thuật bài Dân Chủ Là Gì? Luật sư Lê Chí Quang đi tù vì Hãy Cảnh Giác Với Bắc Triều; Luật sư Lê Thị Công Nhân - Nguyễn Văn Đài đi tù vì hoạt động nhân quyền; Cô Phạm Thanh Nghiên đi tù vì tọa kháng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam; Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đi tù vì biểu đạt chính kiến qua bài viết và trả lời phỏng vấn báo đài nước ngoài; Các bạn trẻ Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương đi tù vì đấu tranh cho quyền lợi công nhân; Các bloggers Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải đi tù vì thành lập câu lạc bộ nhà báo tự do; nhà báo Trương Minh Đức, Hoàng Khương đi tù vì tố cáo tham nhũng... ngay cả vụ án Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim... và vụ án của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Văn Tính, Ngô Quỳnh, Nguyễn Kim Nhàn...
Tất cả các vụ án vừa kể đều không thấy bóng dáng cờ vàng, không ca ngợi cờ vàng, không liên quan đến các hoạt động cờ vàng nhưng vẫn bị kết án, tống giam với tội danh tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thật sự họ đi tù chỉ vì những bài viết bộc lộ tư tưởng và các tờ truyền đơn thể hiện quyền con người rất ôn hòa được quy định trong các công ước quốc tế mà nhà nước cộng sản tham gia ký kết, hứa hẹn tuân thủ, có cả trong luật pháp, hiến pháp Việt nam quy định!
Tuổi trẻ yêu nước Phương Uyên – Nguyên Kha bị lực lượng hùng hậu các văn nô, bồi bút nhận lệnh của các ông chủ ở Ba Đình, tập trung toàn lực bôi nhọ, phỉ báng, nhục mạ hò hét gọi là “em bé cờ vàng” với đủ thứ chiêu trò rẻ tiền thấp kém nằm sâu trong tư tưởng thối tha của bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên đảng cộng sảnViệt nam nhằm kết tội cũng như hạn chế, ngăn chận sức lan tỏa tinh thần bất khuất kiêu hùng của hai em Uyên – Kha. Nào là Phương Uyên chỉlà con rối bị giật dây của các nhà “rân trủ”(Vương Bội Bội); Phương Uyên đã chết?(Thảo Nguyên); Nguyễn Phương Uyên và những thánh phán blogger (Quốc Tuệ); Thư gửi Nguyễn Phương Uyên (Nam Nguyễn); Suy ngẫm từ bản án dành cho Nguyễn Phương uyên (Bạch Dương)...
Thế nhưng âm mưu ngậm máu phun người hèn hạ của tập đoàn phản động hèn với giặc ác với dân đã thất bại, đã bị số đông người Việt yêu nước chân chính lật tẩy, trong số đó có Nguyễn Văn Nước, một dư luận viên ở Long An được tuyển chọn tham dự phiên tòa, ngậm ngùi thố lộ cảm nghĩ như sau:

“Tôi là một người sinh sống trong thành phố Long An. Hôm nay, được lệnh đi đến tòa án tỉnh dự phiên tòa!

Bên ngoài sân tòa án lực lượng an ninh chìm nổi dày đặc, làm nhiệm vụ an ninh, ước tính trên dưới một trăm người. Bên trong phòng xử án có khoản từ sáu mươi hay bảy mươi công an, an ninh mặc sắc phục và thường phục. Tôi là một trong khoản hơn bốn mươi thanh niên từ những nhóm người được chỉ định đến tòa với vai trò dư luận viên...

Ở ghế bồi thẩm đoàn bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh và đặc biệt tôi ghi nhận là anh Hoài Nam - bí thư thành đoàn của Tỉnh Long An, cả hai chỉ ngồi bất động...

Sự làm việc theo thủ tục của chủ tọa phiên tòa, sự đuối lý của công tố bên viện kiểm sát, sự bất động của bồi thẩm đoàn, sự thinh lặng của hơn bảy mươi công an mặc thường phục và sắc phục, sự thụ động của chúng tôi hơn bốn mươi dư luận viên. Tất cả hoàn toàn chỉ biết lắng nghe, trong trầm tư suy nghĩ.

Những ý kiến biện luận chặt chẽ của các Luật Sư Phương Uyên và Nguyên Kha vô tội, ý kiến của hai người mẹ và tình cảm gia đình ủng hộ việc làm của con mình là vô tội, đưa tinh thần hai bạn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bình tỉnh hơn, ngẩng cao đầu đối đáp vững vàng với chủ tọa và công tố của viện kiểm sát là chúng tôi vô tội. Không khí sự sợ hãi trong phòng xử án đã bị đẩy lùi, tan biến. Tất cả đã hòa thành một bản nhạc với giai điệu: “Vượt Lên Sự Sợ Hãi” lòng yêu nước thì bất diệt...

Với tôi là một trong hơn bốn mươi dư luận viên được chỉ định tham dự phiên tòa, lắng nghe những diễn tiến tuần tự của phiên xứ án này, tôi đã được biết, được hiểu nhiều điều đã và đang xảy ra chung quanh tôi. Trong cuộc sống hằng ngày trôi qua bên cạnh tôi mỗi ngày, ngay trong thành phố Long An tôi sinh ra và lớn lên mà tôi không hề mảy may hay biết. Về những sự việc đã và đang xảy ra với nhiều người, đã và đang làm cho đất nước Việt Nam như việc làm của Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha.

Tôi đi dự phiên tòa xử án Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, tôi đã học được bài học yêu nước.” (3)
Những cảm nhận rất thật qua lời tường thuật sống động nghe như lời thì thầm chân chất mộc mạc nhiều xúc cảm của dư luận viên Nguyễn Văn Nước, một người Việt Nam chân chính thầm lặng đã nói lên phần nào khung cảnh ngột ngạt, tâm trạng buồn đến não lòng của chính anh, của những cá nhân, đoàn thể tham dự cái gọi là xử tội tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt Nam và các “ngài” văn nô bồi bút, Cam, dư luân viên thấy gì, nghĩ gì trước sự thật không thể chối cãi, là có không ít người phục vụ chế độ trong, ngoài phiên tòa hướng về tinh thần yêu nước được nung nấu, phơi trải tim gan trước phiên tòa lịch sử ở Long An của tuổi trẻ yêu nước Uyên – Kha không yêu đảng, ngán tận cổ chủ nghĩa xã hội!
Bao giờ... có bao giờ các ông văn nô, bồi bút, Cam, dư luận viên tự hỏi, tự chạnh lòng nghĩ lại con người có khác với con thú và nhân cách con người rẻ rúng đến thế sao? Khi chỉ vì vài ba đồng tiền lẻ của tập đoàn tham nhũng, tay sai bán nước bố thí, quăng rải như quăng cục xương thừa cho chó... mà các ông bán rẽ lương tâm nhắm mắt, bịt tai đứng dưới ngọn cờ máu vô đạo thấm đẫm máu đồng bào, bẻ cong ngòi bút rất đúng thật của nghĩa bôi nhọ, phỉ báng, mạ lỵ, nói xấu tuổi trẻ yêu nước Uyên - Kha nói riêng và những người yêu nước Việt Nam nói chung như đảng cộng sản thường dùng, các ông không thấy hổ thẹn sao?
_______________________________

Chú thích:
1) Nhân Dân Điện Tử: Cổ Vũ Cho Hành Vi Phạm Pháp Là Hành Động Bất Lương của Lê Võ Hoài Ân, ngày 22/05/ 2013 và được Nguyễn Tấn Dũng Blog đăng lại ngày 24/05/2013 với tựa đề Cổ Súy Cho Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên Là Hành Động Bất Lương.
2) Nguyễn Tấn Dũng Blog: Vũ Trực – Ai Là Ông Chủ Của Phương Uyên của Michelle Lê, ngày 19/05/2013.
3) Danlambao: Tôi Đi Dự Phiên Tòa Xử Người Yêu Nước của Nguyễn Văn Nước, ngày 22/05/2013.


Copy từ: Dân Làm Báo

Blogger Trương Duy Nhất bị bắt

CTV Danlambao - Theo tin từ báo Thanh Niên, vào chiều 26/5/2013, blogger Trương Duy Nhất đã bị An ninh bộ CA bắt giữ. Đây là một thông tin rất bất ngờ và hiện đang gây xôn xao dư luận.
Chủ nhân của trang blog nổi tiếng 'Một góc nhìn khác' bị bắt với cáo buộc 'lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân' theo điều 258 bộ luật hình sự. Mức án cho tội danh này có thể lên đến 7 năm tù giam.
Đến thời điểm này, trang blog chính tại địa chỉ truongduynhat.vn và các trang dự phòng của blogger này đã không còn truy cập được.
Theo trang blog của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, thì từ sáng ngày 16/5, đã "có nhiều nguồn tin không chính thức từ Đà Nẵng cho biết blogger Trương Duy Nhất, chủ trang blog nổi tiếng "Một góc nhìn khác" đã bị bắt tại Đà Nẵng và di lý ra Hà Nội".
Trương Duy Nhất từng là một nhà báo hành nghề trong hệ thống báo chí nhà nước, viết cho báo Công An Quảng Nam Đà Nẵng, Đại Đoàn Kết. Tuy nhiên, blogger này được biết đến nhiều qua các bài viết được đăng trên trang blog cá nhân, đặc biệt là sau sự kiện ông tuyên bố: bỏ viết báo để chuyển sang viết blog
Trang blog với câu slogan ấn tượng 'Một góc nhìn khác' của Trương Duy Nhất có lượng truy cập khá đông, với những thông tin nhanh nhạy, kịp thời cùng với nhiều bài bình luận mang tính thời sự.
Một số bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của blogger này đã tạo nên nhiều cuộc tranh luận gay gắt. Ngoài ra, trang blog Trương Duy Nhất cũng nhiều lần là mục tiêu tấn công, phá hoại của tin tặc.
Vụ bắt giữ blogger Trương Duy Nhất hiện đang gây nên sự chú ý đặc biệt của dư luận. Hiện đang có rất nhiều suy đoán khác nhau liên quan đến sự kiện này.


Copy từ: Dân Làm Báo

Chọn đường

Lê Thăng Long (Danlambao) - Tôi ra tù đã gần 1 năm. Vụ án chúng tôi đã tròn 4 năm.
Gần đây, từ cuối năm 2012, trong những lần làm việc với các sĩ quan an ninh, họ thường nói với tôi rằng: "Đảng và nhà nước cũng đã phần nào nhận ra sai lầm… và cũng đang cố gắng thay đổi. Các anh cũng không nên làm quá sẽ gây khó xử." Những thành viên khác của phong trào Con đường Việt Nam khi bị nói chuyện với an ninh cũng nghe họ thừa nhận những gì anh Thức cảnh báo đã được thực tế chứng minh. Họ còn nói rằng vụ án của anh Thức sẽ phải xét lại, tuy nhiên không thể là ngày một ngày hai. Những hành xử của các cơ quan an ninh và những bản án chính trị của chính quyền mới đây khiến người ta thật khó tin vào những thiện ý như vậy. Nhưng một điều có thể thấy rõ là vụ án Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, NguyễnTiến Trung, Lê Thăng Long đã tác động sâu sắc đến suy nghĩ của những người cầm nắm quyền lực. Trong những buổi làm việc với an ninh, vào những lúc mà họ gọi là tâm tình ngoài nhiệm vụ, họ thường tỏ thái độ khâm phục tầm nhìn của anh Thức, anh Định và giãi bày rằng chẳng qua họ phải làm vì nhiệm vụ.
Không ai không thấy được thực tế xấu đã và đang xảy ra chính là những gì các anh đã cảnh báo và không muốn đất nước gặp phải. Chia sẻ những điều trên với người dân, tôi nhận thấy rằng tất cả họ đều hoài nghi vào thiện chí của chính quyền nhưng lại tin tưởng rằng lẽ phải sẽ nhanh chóng được trả về đúng vị trí của nó. Họ tỏ ra rất tiếc nuối cho đất nước vì đã không có một cơ chế biết lắng nghe hiền tài để tránh được những thảm họa làm dân chúng khốn khổ. Họ cũng buồn tiếc cho tôi và những người bạn Thức, Định, Trung. Nhưng tôi nói nếu được lựa chọn lại thì tôi vẫn sẽ chọn con đường chúng tôi đã đi và không có gì phải ân hận. Có người nói rằng nếu tôi không cùng anh Thức kinh doanh thì giờ đây tôi đã là một quan chức đang thăng tiến, chứ không phải một cựu tù chính trị đang bị chính quyền quản chế. Điều đó có thể đúng. Nhưng nếu vậy thì tôi chắc chắn rằng lương tâm tôi lúc này đang bị dằn vặt và ân hận về con đường mình đã chọn khi phải chứng kiến tương lai của đất nước, của con cháu mình đi vào ngõ cụt. Hậu quả đó có trách nhiệm của mình. Điều đáng mừng là tôi chứng kiến tâm trạng như vậy đang diễn ra với hầu hết những người cộng sản. Điều đó cho tôi niềm tin vào một sự thay đổi tốt đẹp không xa nữa.
Nếu được lựa chọn lại thì tôi vẫn sẽ chọn Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung là những người bạn đồng chí hướng và cùng nhau dấn thân đấu tranh vì một Việt Nam dân chủ và thịnh vượng cho dù biết trước sự lựa chọn đó sẽ dẫn đến những gian nguy, thử thách.
Hôm nay 24/5/2013, tròn 4 năm Trần Huỳnh Duy Thức bị tước đoạt tự do một cách tùy tiện. Có nhiều người nói nếu 4 năm qua anh không bị bắt thì anh đã làm được rất nhiều việc có ích cho gia đình, cho cộng đồng và lĩnh vực công nghệ thông tin viễn thông của đất nước. Hẳn là như vậy. Nhưng tôi lại nghĩ 4 năm tù của anh đã tạo ra những giá trị lớn hơn nhiều. Làm cho rất nhiều người phải suy nghĩ và thay đổi nhận thức một cách đúng đắn là điều không hề dễ dàng. Áp đặt một tư tưởng bằng quyền lực thì dễ, còn thuyết phục để người ta hiểu đúng và tự nguyện chấp nhận lẽ phải là điều rất khó và có khi phải hy sinh. Đó chính là cuộc CÁCH MẠNG SUY TƯỞNG mà Thức theo đuổi vì anh tin rằng dân tộc Lạc Hồng chỉ có thể ngẩng cao đầu khi nào người dân nhận thức đúng về quyền con người của mình để hành động như những người chủ đích thực của đất nước. Nếu không thì nhân dân sẽ luôn là những người nô lệ bị trị. Cuộc đấu tranh để con người hiểu ra chân lý thường rất gian khổ và nguy hiểm. Nhất là trong một bối cảnh mà sự giáo điều và phản động ngự trị nhiều năm trời bằng bạo quyền. Nhưng thành công của những cuộc đấu tranh này luôn là những phần thưởng rất giá trị và vĩ đại cho nhân loại.
Nếu được lựa chọn lại tôi vẫn sẽ đồng hành cùng Trần Huỳnh Duy Thức dù biết rằng hành trình đó sẽ trải qua tù đày. Gần một năm ra tù và đối diện với bao nhiêu thử thách nguy nan, tôi nhận ra rằng mình đã bản lĩnh và vững vàng gấp bội trước khi vào tù. Đó là một khoảng thời gian để tu thân tuyệt vời nhất mà không phải ai cũng có được cơ duyên ấy. Tôi tự hào vì là bạn học, đồng nghiệp và bạn tù của Thức. Tôi vẫn sẽ chọn đi cùng anh vì tôi thấy rõ con đường mà chúng tôi đã chọn sẽ dẫn đến một tương lai tươi sáng không còn xa nữa. Và vì tôi đã được thấy ngày càng nhiều người bước vào con đường đó – Con đường Việt Nam – Con đường phát triển đất nước tốt đẹp trên nền tảng quyền con người.
Tôi khâm phục tầm nhìn chính trị của Thức. Trong kinh doanh anh là người luôn nhìn ra các đích nhắm chiến lược chỉ đòi hỏi những nguồn lực nhỏ hơn nhưng giúp đạt được những mục tiêu cuối cùng lớn hơn. Đến giờ anh lại cho thấy anh không chỉ có khả năng quản trị chiến lược trong kinh doanh mà cả trong chính trị. Quyền con người vừa là một mục tiêu chung của tất cả mọi người, vừa là một đích nhắm chiến lược hiệu quả cho cuộc đấu tranh dân chủ hóa đất nước và làm cho dân giàu nước mạnh. Khi các mục tiêu đấu tranh hội tụ về đích nhắm này thì sẽ không có sự độc tài, toàn trị nào có thể tồn tại trên đất nước mãi về sau.
Tôi rất vui khi thấy ngày càng nhiều người nhận ra chiến lược đó. Và ngày càng có nhiều người thấy được và mong muốn Trần Huỳnh Duy Thức trở về để đóng góp cho đất nước vượt qua khó khăn và phát triển tốt đẹp. Tôi tin ngày đó sẽ không lâu nữa.
Tôi cũng tin rằng ngay bây giờ nếu được lựa chọn giữa phải từ bỏ con đường đã chọn để được trở lại thành doanh nhân thành đạt, hoặc sẽ chấp nhận gian khổ để tiếp tục con đường đó thì Thức sẽ chọn gian khổ. Anh không phải là người hy vọng vào ánh sáng cuối đường hầm. Anh hiểu rõ và biết mình phải làm gì, trải qua những gì để đi về đích.
_______________________________

TB: thể theo yêu cầu của nhiều người muốn biết "họ đã bắt chúng tôi như thế nào và hành xử trong tù ra sao?", hôm nay tôi xin được kể phần của anh Thức trước.

HỌ ĐÃ BẮT ANH THỨC NHƯ THẾ NÀO?
Thứ sáu 22/05/2009, ban lãnh đạo công ty One-Connection Internet (OCI) họp tại TpHCM thông qua quyết định khởi kiện sở Thông tin truyền thông TpHCM về những quyết định hành chánh sai trái của cơ quan này đối với OCI. Cũng trong cuộc họp này anh Thức phân công những người kế nhiệm trong trường hợp mình bị bắt vì anh tin rằng sở Thông tin truyền thông TpHCM sẽ tìm cách hình sự hóa vấn đề để né tránh trách nhiệm làm sai của họ. Anh Thức cũng cho biết rằng thời gian đó xuất hiện nhiều người lạ mặt lảng vảng trước cửa nhà anh. Sau cuộc họp anh Thức nói chuyện tiếp với tôi trên điện thoại nhận định rằng nếu họ không hình sự hóa được vấn đề thì họ sẽ chính trị hóa nó. Anh dặn tôi cẩn thận nhưng phải chuẩn bị tinh thần cho tình huống xấu nhất và kiên định những gì đã chọn. Tôi cũng bắt đầu linh cảm những chuyện chẳng lành.
Thứ bảy 23/05/2009, anh Thức gặp luật sư Lê Công Định để chia sẻ tất cả các nội dung trên. Anh Định đảm nhiệm về pháp lý cho vụ kiện sở Thông tin truyền thông TpHCM của OCI. Anh Thức nhờ anh Định nếu anh bị bắt thì anh Định tiếp tục hỗ trợ cho các lãnh đạo kế nhiệm của OCI theo tiếp vụ kiện tới cùng. Tuy nhiên nếu họ chính trị hóa vấn đề thì không loại trừ anh Định cũng sẽ bị bắt. Trong thời gian này. Thanh tra bộ Thông tin truyền thông đang tiếp nhận đơn khiếu nại của OCI và bắt đầu xem xét các trách nhiệm của sở Thông tin truyền thông TpHCM trong việc xử phạt OCI. Cùng lúc đó đài truyền hình Việt Nam (VTV) liên tục phát đi những phóng sự cho thấy sự sai trái và vi phạm pháp luật của sở Thông tin truyền thông TpHCM trong sự việc này. Nhiều tờ báo như Sài Gòn Tiếp thị, Thời báo kinh tế Việt Nam cũng bắt đầu có những phân tích chỉ ra sự lạm quyền của sở Thông tin truyền thông TpHCM. Dư luận đã thấy rõ sự đuối lý của cơ quan này.
Chủ Nhật 24/5/2009, khoảng 8h00 tối, tôi hay tin được đăng trên tờ Công an nhân dân online là anh Thức bị bắt vì tội “trộm cước viễn thông”. Gọi cho Trần Huỳnh Duy Tân, em trai anh Thức thì được biết đang có đến cả trăm người tràn ngập sân, hẻm và nhà anh Thức. Lúc này tôi đang ở Hà Nội nên không thể đến được với anh. Họ ập vào lúc 4h30 chiều, quần nát trong nhà đến 10h30 tối thì đưa anh đến văn phòng công ty OCI. Họ lục soát văn phòng làm việc của anh Thức gần 2 tiếng và thu toàn bộ hồ sơ OCI khởi kiện sở Thông tin truyền thông TpHCM. Nếu không bị bắt thì hồ sơ này sẽ được nộp cho tòa án hành chính TpHCM vào ngày hôm sau. 0h30 khuya hôm đó họ rời OCI và chở anh về trại giam B34 (Nguyễn Văn Cừ, Q1, TpHCM) và hỏi cung anh đến hơn 2h sáng.
Ngay khi họ nhốt anh vào phòng giam thì một cơn mưa trên toàn thành phố trút xuống. Sài Gòn gần như chưa bao giờ mưa to trên diện rộng đến như vậy. Mưa như thác đổ liên tục từ khoảng 2h00 đến 7h00 sáng mới ngơi dần, nhưng mãi đến trưa hôm đó mới tạnh. Kể cũng lạ, ngày chúng tôi ra tòa sơ thẩm, một cơn mưa kéo dài suốt 2 ngày đêm trên khắp miền Nam. Ngày đó nhiệt độ ở Sài Gòn theo thông báo của đài phát thanh là xuống thấp kỷ lục. Điều kỳ lạ hơn đó là cơn mưa rất to nhưng trái mùa. Lúc đó là tháng Chạp năm Kỷ Sửu (tháng 1/2010). Những cơn mưa phùn tháng Chạp gần như không thấy, đừng nói là mưa rào và giông liên tục 2 ngày.
Hai ngày sau khi anh Thức bị bắt, tôi bay vào Sài Gòn để lo việc công ty OCI và an ủi gia đình anh ấy. Tôi được nghe thuật lại lời kể của những người hàng xóm. Vào tối anh bị bắt, trước cổng, sân, hẻm nhà anh rất đông công an với nhiều loại lực lượng khác nhau. Theo ý kiến của những người hàng xóm thì trong số này không phải chỉ toàn những người đến bắt anh mà có cả những người có mục đích ngược lại. Có những lúc họ tranh cãi nhau rất căng và phải chờ điện thoại chỉ thị từ cấp trên để phân định. Người dân ở đây nghe được những lời nói trên điện thoại rằng: “Không được bắt, không nên bắt”. Họ bao vây kín cả khu vực, có 
cả các xe chuyên dụng và xe kỹ thuật. Hàng xóm xung quanh còn nghe thấy các nhân viên an ninh bàn tán với nhau về việc chưa thống nhất từ các lãnh đạo cấp cao, chỉ đạo từ trung ương trong việc bắt này (người đồng ý, người không đồng ý). Cuối cùng có một người nhận điện thoại rồi truyền đạt lại cho nhóm đại ý rằng quyết định cuối cùng là bắt. Rồi anh ta cùng với toán người của mình rút khỏi hiện trường. Cùng lúc đó một người đàn ông khác bước từ trong xe hơi ra và ra lệnh: "bắt đi". Sau khi ra tù, tôi đọc lại những thông tin về vụ án này thì biết được bộ chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam bị chia rẽ nặng nề đối với vụ án này. Đây có lẽ là lý do cho những tranh cãi giữa các lực lượng công an nói trên.
Còn những chi tiết về sự ngược đãi, truy bức, nhục hình trong tù thì khá dài. Những bạn nào quan tâm xin hãy đón đọc quyển sách về anh Thức và con đường anh chọn sắp ra mắt.
Thân mến,


Copy từ: Dân Làm Báo

Ngày của Mẹ và những «hộp đựng nước mắt»



André Menras – Hồ Cương Quyết

Phạm Toàn dịch
Dâng tặng các bà mẹ Tà Ru hôm qua hôm nay và ngày mai, và cũng thầm nghĩ trong lòng tới những bà mẹ Tà Ru ngư dân.
Phẩm chất Việt Nam của hai bạn trẻ [Phương Uyên và Nguyên Kha] đã không chỉ giữ lại từ lá cờ kia [cờ vàng ba sọc] sự cương quyết bảo vệ vùng biển và những hòn đảo tổ tiên để lại chống lại những cơn đói của Bắc Kinh, trong khi Đảng Cộng sản Việt Nam thì còn xa mới cho thấy là họ có cùng sự cương quyết bảo vệ đất nước như thế. Tôi hoàn toàn tin rằng hai bạn trẻ đã in lá cờ kia để làm một sự thách đố và bởi vì hai bạn không còn thấy cách nào khác làm nơi quy chiếu để chống lại cái chế độ cảnh sát trị hiện thời càng ngày càng thể hiện rõ là chế độ diệt tự do, chế độ đồi bại, chế độ đớn hèn đang hợp tác với bọn xâm lăng Trung Hoa – André Menras
Vào Ngày của Mẹ hôm ấy, tôi đã mang tới bà những đóa hoa trắng nức hương. Bà ngồi không nhúc nhích trong chiếc ghế bành, đôi mắt thường ngày như đã tắt bỗng bừng cháy. Phải chăng vì hương hoa hồng? Bà mỉm cười với tôi, và cái miệng nhỏ tội nghiệp của bà cất tiếng: « - Con đó à… » Rồi ý nghĩ cùng ánh nhìn đã dịu đi lại đảo nhìn đâu đó lên trời, phía sau khung cửa sổ, tựa hồ như đuổi theo những đám mây. Trên khuôn mặt bà nhăn nheo, những đường hằn cái thì sâu cái thì mỏng. Những vết nhăn hằn rõ sau nhiều năm dài thấp thỏm không còn được gặp lại người con trai độc nhất? Những vết nhăn hiển nhiên là vô tình dâng hiến cho các bà mẹ Việt, cả những bà mẹ «anh hùng» hoặc «không anh hùng», san sẻ cùng các bà mẹ Việt cho dù bà không biết nước Việt ở nơi đâu? Chắc chắn là những vết hằn sâu nhất là những vết hằn đã được đem sẻ chia. Những vết hằn cắm rễ sâu trong con tim và không một ai không một duyên cớ gì có thể xóa nổi.
-  Con chưa đi ư?
-  Không, má à, con không đi.
Tôi đảo về nhà trong vài tiếng đồng hồ…  Tôi chạy xe, và chen chúc xô đẩy trong đầu tôi là cả một đống hình ảnh ngày qua và hôm nay. Vào phòng làm việc, như có một sức mạnh không cưỡng nổi xô tôi tới và mở chiếc hộp bánh quy cũ bằng kim loại nơi mẹ tôi cất giữ như kho báu những bức điện tín và nhiều tài liệu chính thức khác, những lá thư viết từ trong tù với những mảng kiểm duyệt lớn bằng bút dạ đen, những mẩu báo cũ cắt ra có nội dung về người con trai bà sau song sắt nhà tù tại một đất nước xa xôi…  Bà gọi đó là «hộp đựng nước mắt» của bà. Tôi đã mượn bà chiếc hộp ấy và cất trong phòng mình, muốn tránh cho bà nhìn thấy nó, đầu óc tôi ngây thơ nghĩ rằng như vậy sẽ tránh cho trái tim bà khỏi trỗi dậy sự lo lắng ám ảnh mỗi khi nhìn thấy nó. Nhưng rõ ràng là cái hộp vẫn cứ hiển hiện trong đầu bà, nắp hộp luôn luôn mở.
Ngày của Mẹ, tôi nghĩ tới cả ngàn, cả trăm ngàn, cả triệu những chiếc «hộp đựng nước mắt» bằng đủ thứ vật liệu, mang mọi hình dáng, được thành kính đặt trên đồ gỗ hoặc đặt trong trái tim vô vàn bà mẹ Việt, bà mẹ Pháp, bà mẹ Mỹ, những bà mẹ mắt đã khô vì khóc đã quá nhiều!
Hôm nay đây, khi bom đạn trong nhiều thập niên không còn rơi xuống đất nước thứ hai của tôi, thì những «hộp đựng nước mắt» vẫn tiếp tục được mở nắp. Hàng trăm, có thể hàng ngàn hộp. Mỗi ngày lại có hàng trăm hộp đến chen hàng vào đám rước ác độc ấy. Mở ra và đậy lại trong một nghi thức sầu thảm bởi những bàn tay nhỏ nhắn run rẩy, len lén không cho ai thấy, tránh cả những cặp mắt nhìn để bày tỏ tình đoàn kết.
Vào lúc này đây, tôi nghĩ tới hai «hộp đựng nước mắt» được mở nắp dưới ánh sáng cháy bỏng của ngọn lửa thời sự: hai chiếc hộp của mẹ Phương Uyên và mẹ Kha. Hai con người dũng cảm, đĩnh đạc, ngay thẳng, mắt trong sáng và không vương giọt lệ nào nhìn thẳng các quan tòa đang xử mình, nhìn thẳng vào một cường quyền đang run lên như cái cường quyền rất nhiều người trong chúng tôi từng nhìn thấy khi chúng tôi hai mươi tuổi. Một cường quyền càng tự thấy mình đáng bị kêu án thì lại càng đưa ra những kết án nặng.
Không đâu, thưa các vị quan tòa, xin các vị đừng bảo tôi rằng hai bạn trẻ ấy là những tên khủng bố đang kêu gọi bạo lực hoặc kêu gọi quay về chế độ cũ. Vâng, hai bạn đó có in lá cờ của Việt Nam Cộng hòa, chính cái lá cờ mà bản thân tôi đã cảm nhận đủ trong thịt da mình và trong những nỗi đau của bè bạn mình toàn bộ sự bạo hành, sự man rợ được lá cờ đó đại diện tại bất cứ nơi nào nó tung bay trong xã hội và trong vô vàn nhà tù công khai hoặc bí mật.
Nhưng liệu hai bạn trẻ của chúng ta có biết rõ bản chất thực sự của chế độ đó? Phẩm chất Việt Nam của hai bạn trẻ đã không chỉ giữ lại từ lá cờ kia sự cương quyết bảo vệ vùng biển và những hòn đảo tổ tiên để lại chống lại những cơn đói của Bắc Kinh, trong khi Đảng Cộng sản Việt Nam thì còn xa mới cho thấy là họ có cùng sự cương quyết bảo vệ đất nước như thế? Tôi hoàn toàn tin rằng hai bạn trẻ đã in lá cờ kia để làm một sự thách đố và bởi vì hai bạn không còn thấy cách nào khác làm nơi quy chiếu để chống lại cái chế độ cảnh sát trị hiện thời càng ngày càng thể hiện rõ là chế độ diệt tự do, chế độ đồi bại, chế độ đớn hèn đang hợp tác với bọn xâm lăng Trung Hoa. Hai bạn đó đã nói, đã viết những gì «không hay» đối với bọn lãnh đạo Bắc Kinh? Thế thì họ đã làm đúng! Nghìn lần đúng và họ cần được khen ngợi vì những điều như thế!
Tôi hoàn toàn tin rằng nếu hai bạn đó sống vào cuối những năm 1960, thì họ cũng sẽ có mặt trong những cuộc biểu tình của sinh viên chống quân xâm lược Mỹ và cái chế độ phục vụ cho bọn xâm lược ấy. Chắc chắn các bạn trẻ này cũng in truyền đơn và cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng! Hẳn là hai bạn cũng như lũ chúng tôi sẽ bị ra tòa án quân sự của Việt Nam Cộng hòa và để được cái chế độ ấy sau những cuộc tra tấn thông thường sẽ gửi họ ra các nhà lao Thủ Đức, Tân Hiệp, Chí Hòa, Côn Đảo , Phú Quốc…
Thưa chư vị quan tòa, chư vị biết rõ đấy, chân lý thật vô cùng đơn giản: những bạn trẻ này có một tình yêu chính đáng, họ có lòng tôn kính và một tham vọng cho đất nước và nhân dân mình. Hàng ngày họ phẫn nộ nhìn thấy những khát vọng ấy bị nhạo báng, và chính những điều đó đã đẩy họ vào hành động. Một hành động lành mạnh, trong suốt, lô gích, càng ngày càng thấy đó là điều tất yếu và càng thúc đẩy thêm nhiều người trẻ dấn thân vào con đường ấy, bởi vì, dù có biết bao nhiều bài diễn văn tuyên truyền song thực tại của các sự kiện vẫn chỉ cho họ thấy rằng chẳng còn có thể chờ đợi điều gì tốt đẹp nữa từ hàm răng của Bắc Kinh hoặc từ cái lưỡi của bọn này là Đảng Cộng sản Việt Nam đương thời. Cả hai đều «nói một đằng, làm một nẻo» (tiếng Việt trong nguyên bản – ND) để cuối cùng và thực sự cùng gặp nhau ở điểm mấu chốt: cùng bám lấy cường quyền. Cả hai đều sử dụng bạo hành, sự sợ hãi và sự thao túng như là những phương tiện chủ chốt trong thông tin. Cả hai đều tuyệt đối xa lạ với nền dân chủ thực sự và trên thực tế cả hai đều trở nên xa lạ với nhân dân của mình. Tôi hoàn toàn tin rằng Phương Uyên và Kha đã in lá cờ chế độ cũ vì nổi loạn nhiều hơn là vì dính líu về chính trị hoặc về ý thức hệ. Vả chăng, ngay cả khi không vì động cơ như thế, thì tôi sẽ vẫn tán thành câu này của Voltaire mà mọi nhà lãnh đạo của thế kỷ XXI đều phải nhớ làm lòng: «Tôi không đồng ý với diều bạn nói ra, nhưng tôi sẽ chiến đấu đến chết để bảo vệ quyền bạn được nói ra điều ấy».
Hôm nay đây, chọn lựa duy nhất chân chính là theo lối ấy. Bất kể bao nhiêu bản án còn sắp đem ra xử, con đường tiến bộ bền vững không nằm trong chế độ cảnh sát trị, chế độ diệt tự do, chế độ cúi đầu khuất phục trước sự xâm lăng của Trung Quốc. Con đường đó cũng không nằm trong sự quay lui tiếc rẻ một nền độc tài thời chiến phục vụ vô điều kiện trước cuộc xâm lăng của ngoại bang.
Chọn lựa duy nhất nằm trong cuộc đấu tranh ôn hòa, quyết liệt và không khoan nhượng theo con đường dân chủ, con đường mang sắc màu Việt, trong sự đoàn kết và hòa giải dân tộc thực thụ, với sự tôn trọng những lựa chọn được bộc lộ tự do của nhân dân. Đó là con đường duy nhất để ngăn chặn một cuộc chiến tranh đang nung ủ âm thầm và đang dần dần hiện rõ, chống lại nạn xâm lăng, sự cúi đầu cam chịu và cảnh hổ nhục. Đó là con đường cứu nước duy nhất. Đó là con đường duy nhất để chuyển vào Bảo tàng Khổ đau tất cả các «hộp đựng nước mắt», để đẩy lui mọi khổ đau đang đe dọa bùng nổ ở khắp các tầng lớp xã hội Việt Nam, từ những tầng lớp bình dân tới những nhà trí thức. Nếu những nhà lãnh đạo vẫn cứ cho rằng chỉ riêng họ là có thể sắp đặt hài hòa số phận của đất nước và nếu những người lãnh đạo này vẫn bám lấy cách chọn lựa điên rồ, thì không chóng thì chầy những «hộp đựng nước mắt» sẽ mở ra ngay bên trong các gia đình những viên quan tòa vẫn đang tưởng mình luôn luôn được chở che an toàn.
Vào Ngày vui này của tất cả những ai đã mang lại sự sống mà trong lòng chỉ biết đến phúc lành, hẳn là tôi không bao giờ quên những bà mẹ tội nghiệp của mọi thứ «tự do cái con c**» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND) như của cái anh nào đó ở quận 3 thành phố Hồ Chí Minh, như của tất cả những anh tên Minh ở Hà Nội và khắp nơi vốn sùng bái chuyện đạp chân lên mặt các công dân yêu nước trung thực hiền hòa và trong tay chẳng có gì để tự vệ, như của tất cả những tên lưu manh khốn kiếp được bọn ấy chỉ huy và đang đẩy những thanh chắn bằng sắt ra che chắn các góc những con phố nhỏ để đổi lấy vài mẩu xương phần thưởng.
Hiển nhiên là đối với bọn chúng thì Voltaire và Tự Do chẳng có ý nghĩa gì sất, bởi vì cái xã hội người ta hứa hẹn cho chúng hoặc tiểu sử bản thân chúng đã lột đi hết của chúng mọi thứ gì thuộc về tính người.
Bọn chúng đã đến độ lóa mắt trước dòng xoáy bạo hành đang dâng, bọn chúng trở nên ngu độn và bị thao túng để đi tới chỗ nào cường quyền kéo họ tới và duy trì lực lượng đó; bọn chúng đã tới độ say sưa vì thấy mình cũng có chút quyền hành và hình dung đó là những quyền hành vĩnh cửu.
Bọn chúng không lường được hết sức mạnh của ý thức nhân dân và của lòng yêu nước và cũng chẳng nghĩ đến những hệ quả cho bản thân vì những hành động tội phạm chúng chống lại đồng bào, chống lại nhân dân.
Lòng trung thực của trí tuệ, tình đoàn kết, tinh thần hy sinh là những gì xa lạ với bọn chúng. Trong một cuộc sống càng ngày càng khó ẩn mình, càng khó giấu giếm mọi lời nói và mọi hành vi, liệu những kẻ khốn cùng này có biết chăng, với những đòn roi chúng tung ra, với những lưỡi chửi rủa chúng phun ra, với những nhà tù chúng đặt ra, chúng đang mở một cái hộp khác, cái hộp Bất Ngờ (nguyên văn: hộp Pandore – ND)  từ đó sẽ chui ra những «hộp đựng nước mắt» mới, trong đó có những hộp đựng nước mắt của những bà mẹ đẻ ra chúng và của các bà vợ chúng?
A.M. – P.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho: Bauxite Việt Nam

LỜI CUỐI CHO BAUXITE TÂY NGUYÊN



Tô Văn Trường

Công trường khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Files photos
Công trường khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Files photos
Tôi đã tự nhủ trong suốt thời gian qua, mình đã viết hơn chục bài về dự án bauxite Tây Nguyên là quá đủ rồi nhưng nay được nghe ông Trần Xuân Hòa Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện dự án nhà máy Alumin Nhân Cơ và chỉ trong vòng 2 tháng nữa sẽ thấy tương lai của bauxite, đành phải gác tất cả công việc lại để viết bài “Lời cuối cho bauxite Tây Nguyên”!
Kiểm nghiệm các tuyên bố có cánh của lãnh đạo TKV
Tuyên bố của ông Trần Xuân Hòa không có gì lạ, nó chỉ là sự tiếp nối hùng hồn khẳng định trước đây của các vị tiền nhiệm ở TKV và người trong cuộc. Chính vì các tuyên bố này mà lãnh đạo Đảng và Nhà nước càng tin tưởng để cho làm dự án thí điểm bất chấp lời khuyên can của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và hàng ngàn ý kiến phản biện của người dân và các nhà khoa học. 
Ông Đoàn Văn Kiển - Bí thư đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị TKV (Ủy viên dự khuyết BCHTU khóa IX) đã báo cáo bằng văn bản tại hội nghị của Ban tuyên huấn TW ngày 25/12/2008 tại Thành phố HCM, nguyên văn như sau (về hiệu quả của dự án bô xít): 
Mặt khác, ý nghĩa đóng góp phát triển kinh tế xã hội địa phương vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ là rất lớn vì với tổng doanh thu do xuất khẩu Alumina từ 2 nhà máy Nhân Cơ và Tân Rai trừ năm 2011 ước đạt 300 triệu USD/năm và tham gia đóng góp ngân sách địa phương (các khoản thuế) là khoảng 10-15% doanh thu để phát triển kinh tế xã hội, thì thực sự Tập đoàn đã góp phần phát triển Tây Nguyên giầu mạnh“. 
Ông Đặng Đức Yến - Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông trong bài báo “Giải pháp cho bô xít Tây Nguyên” của tác giả Phan Anh đăng mục Kinh tế-Xã hội đã khẳng định: “Nếu dự án alumina này vào, tính từ các khoản thuế, phí bảo vệ môi trường… sẽ đóng góp cho tỉnh khoảng 1600 tỷ đồng và đến năm 2011 thì có thể đạt hơn 2000 tỷ đồng“  
Trong thực tế, TKV lẫn lộn, không phân biệt nổi hiệu quả kinh tế-tài chính (là của doanh nghiệp), hiệu quả kinh tế-xã hội (của xã hội). Các nước gần đây còn chú trọng đến hiệu quả kinh tế-môi trường là những khái niệm không thể lập lờ. Đến hôm nay, TKV công khai “lờ” đi cái khoản thu to nhất của ngân sách là thuế xuất khẩu!? 
Lập luận của ông Trần Xuân Hòa về thuế xuất khẩu không chuẩn, cần phải chỉnh. TS Nguyễn Thành Sơn đã chỉ ra rất chính xác về thuế xuất khẩu của Quốc hội ban hành từ năm 2008 (trước khi TKV làm alumina), nên chỉ có danh điểm “quặng nhôm” (chứa Al2O3). TKV cũng hiểu alumina (cũng đều chứa Al2O3) cũng là “quặng nhôm”, như vậy là chính xác về mặt khoa học. Chính vì vậy, trước đây, như báo chí đã đưa tin Phó TGĐ của TKV là ông Nguyễn Văn Biên khẳng định phải xin giảm thuế xuất khẩu alumina từ 20% xuống 5% hoặc = 0% thì có lãi. Gần đây, tại cuộc họp báo, người phát ngôn của TKV cũng khẳng định với các nhà báo là trước mắt doanh nghiệp khó khăn nên nhà nước hỗ trợ bằng cách cho thuế xuất khẩu = 0%, sau này kinh tế hồi phục TKV sẽ nộp bình thường. Như vậy, bản thân TKV cũng thấy mặt hàng “alumina” được hiểu là “quặng nhôm” không thể không đóng thuế xuất khẩu như ngụy biện của ông Hòa. 
Nhân việc TKV cứ “quanh co” và “mập mờ”, để đảm bảo lợi ích của người đóng thuế, cần có kiến nghị rõ với Quốc hội bổ sung vào biểu thuế xuất khẩu danh điểm “Alumina” và xác định cụ thể thuế suất cho alumina còn đang thiếu. Còn mức thuế suất là bao nhiêu % là do Quốc hội quy định chứ không thể áp thuế suất của nước ngoài (Brazin, hay Ấn Độ) cho ViệtNam. Về cái gọi là “chế biến sâu” của TKV: Alumina có hàm lượng Al2O3 cao thì gọi là được chế biến sâu cũng đúng, nhưng, alumina của Tân Rai và Nhân Cơ có đặc điểm là do công nghệ lạc hậu, giải pháp công nghệ ấu trĩ, đòi hỏi tiêu hao nhiều than (0,679 tấn than cho 1 tấn alumina). Không ai khuyến khích “chế biến sâu” để xuất khẩu như kiểu của TKV cả. Vì, đối với alumina của TKV, xuất khẩu alumina cũng là xuất khẩu than (cái mà chúng ta còn đang thiếu).  
Không thể chịu trách nhiệm chính trị trên tiền thuế của dân 
Ông Trần Xuân Hòa cho rằng dự án bauxite không việc gì phải xin ý kiến của Quốc hội vì đó là thẩm quyền của Chính phủ. Người dân thừa hiểu đó là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước thì việc chia nhỏ dự án, mang danh thí điểm, “lách luật” cũng không có gì lạ! Đừng quên rằng dù chất lượng đại biểu Quốc hội còn hạn chế vì “Đảng cử-Dân bầu” nhưng không ít người có lòng tự trọng, biết lắng nghe ý kiến của Dân, điển hình như Quốc hội khóa trước đã từng bỏ phiếu bác bỏ dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam.   
Muốn sòng phẳng, công khai minh bạch thì TKV phải tìm nguồn vốn bổ sung cho nguồn vốn tự có. Về cơ bản có hai cách bổ sung đi vay và huy động vốn góp, trong đó có góp vồn theo phương thức góp vốn cổ phần, gắn với hình thành và phát triển thị trường sơ cấp trên thị trường chứng khoán. Cần phải tính toán hiệu quả của phương án sử dụng vốn đầu tư. Trong lĩnh vực này, luôn phải có tối thiểu hai phương án thực hiện mục tiêu để lựa chọn phương án có hiệu quả nhất. Việc đưa ra hai phương án kết nối Tân Rai-Nhân Cơ với cảng biển bằng đường bộ hay đường sắt là sự thể hiện vấn đề này. Do đó, để làm cho ngân sách nhà nước, cũng như vốn đầu tư của các chủ đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau có thể là nằm ở việc lập một hay nhiều phương án đầu tư để thực hiện mục tiêu đề ra? Thủ trưởng, người có quyền quyết định chủ trương đầu tư là người đòi hỏi bộ máy giúp việc phải lập và tính toán chính xác phương án đầu tư và hiệu quả của vốn đầu tư, trình Thủ trưởng phê duyệt hay lại xẩy ra tình trạng Thủ trưởng là người quyết định chủ trương đầu tư một cách chủ quan, duy ý chí, … để rồi bắt buộc bộ máy giúp việc phải lập phương án đầu tư để thực hiện chủ trương của Thủ trưởng chứ không phải là để đạt hiệu quả kinh tế cao.   
Thông thường để ngân sách được sạch sẽ thì phải có phương án gây vốn. Vốn phải dựa vào bán trái phiếu doanh nghiệp  (enterprise bonds) cho dân chúng, thông qua 1 công ty đánh giá tài chính. Muốn bán được thì phải có đánh giá khả năng hoàn vốn và trả lãi + vốn. Người mua như thế thấy rõ được rủi ro của loại bonds này mà quyết định mua hay không mua. Nguyên tắc là nếu doanh nghiệp quốc doanh trên lỗ thì người mua bonds có thể mất vốn. Theo cách làm trên, nếu thị trường đánh giá là đầu tư trên không thể có lời thì tất nhiên không bán được trái phiếu, và do đó không thể xây dựng doanh nghiệp. Cách làm này là cách làm của các doanh nghiệp gọi là phi lợi nhuận (hay tự quản) ở Mỹ và nhiều nước. Doanh nghiệp có thể làm lời nhưng lời phải tái đầu tư chứ không thể đem chia cho cổ phần vì không có cổ phần viên. Chỉ có cách làm này mới tránh được cái gọi là doanh nghiệp quốc doanh mà ngân sách phải chịu trách nhiệm bù lỗ. 
Ở Mỹ và các nước tiên tiến, người ta rất xa lạ với vốn cổ phần công ty nhà nước, nói chung là xa lạ với công ty quốc doanh. Công ty tự quản phi lợi nhuận, dịch từ chữ (non-profit organization). Nếu là tư nhân thì thường với mục đích từ thiện hay văn hóa, như lập nhà thương, bảo tàng. Nếu là nhà nước thì với mục đích phục vụ xã hội và nền kinh tế nói chung. Ở Mỹ không có ý niệm công ty quốc doanh, mà chỉ có công ty phi lợi nhuận nhà nước tự quản. Thí dụ như Tennesse Valley Authority nhằm cung cấp điện cho khu vựcTennesse,New Yorkand New Jersey Port Authority nhằm quản lý các phi trường và hải cảng và chuyên chở trong khu vực nằm giữa hai bang NY-NJ. Đây là công ty nhà nước địa phương nhưng tự quản. Trong các công ty tự quản, hội đồng quản trị do nhà nước hai bang chỉ định theo nhiệm kỳ, nhưng giám đốc điều hành do hội đồng quản trị thuê. Lợi nhuận công ty tự quản tùy mục đích có thể được miễn thuế. Công cụ để gây vốn là bán trái phiếu dài hạn (bonds) ít nhất là 10 năm trở lên. Các công ty tự quản nhà nước dựa vào vốn bán trái phiếu, mà không dựa vào thuế hay vốn vay ngân hàng. Không dựa vào vốn vay ngân hàng vì hai lý do: bấp bênh lãi suất và qua hình thức trái phiếu, Chính phủ có thể miễn thuế đối với lãi trái phiếu, do đó khuyến khích dân chúng mua.  Việc gây vốn qua trái phiếu cũng chính là cách làm cho dân chúng gắn bó với các đầu tư trên vì chính họ bị ảnh hưởng nếu như doanh nghiệp thua lỗ mất khả năng trả lãi/vốn trái phiếu.  
Phản biện cho TKV khó như giảng toán lớp 10 cho học sinh lớp 3 
Có chuyên gia nhận xét quan trọng đối với Tây Nguyên (trong đó có bauxite) là hạ tầng phải đi trước một bước như Bộ Chính trị đã yêu cầu trong Thông báo 245. Trong hạ tầng (giao thông vận tải, điện, nước), nếu có nhiều tiền cũng chỉ phát triển được giao thông vận tải, còn điện (thủy điện) và nước thì không thể. Muốn giải quyết triệt để, và khi nay đã có tiền làm đường sắt, thì bauxite chắc chắn phải là theo lời dạy của COMECON (SEV) trước kia là đưa các nhà máy alumina xuống bờ biển. Như vậy kiểu gì cũng nên đóng cửa ngay Nhân Cơ để chờ cơ hội. Phản biện bây giờ khó thật nhất là nói với TKV cũng khó giống như giảng toán lớp 10 cho học sinh lớp 3. 
Từ tháng 2/1010 đến 3/2013, tức là chỉ sau có 25 tháng, tổng mức đầu tư của dự án Nhân Cơ đã tăng từ 11.365 tỷ (lấy chẵn) lên 14.889 tỷ, tức là, bình quân mỗi tháng tăng lên thêm 140,9 tỷ đ/tháng. Tốc độ tăng tổng mức đầu tư là 1,3%/tháng. (Con số tương tự của Tân Rai có khá hơn, chỉ tăng 93,5 tỷ đồng/tháng). Như vậy, cứ cái “đà” này, với cung cách quản lý dự án như ở Nhân Cơ, kiểu gì cũng tăng, càng kéo dài càng tăng, càng nhanh chóng dừng sớm Nhân Cơ thì mỗi tháng còn đỡ thiệt hại thêm 140,9 tỷ đồng vốn đầu tư. 
Về thải “ướt” và “khô”: Bùn đỏ của Tân Rai có 2 pha rắn và lỏng. Pha rắn chủ yếu gồm các chất ô xít kim loại, pha lỏng là chất xút NaOH độc hại nguy hiểm. Nếu tỷ lệ 2 pha rắn/lỏng là 50/50 thì TKV gọi là gì (“khô” hay “ướt”) cũng được (không ai thèm chấp). Nhưng nếu pha rắn chỉ có 46,5% thì đó là “ướt” vì pha lỏng (NaOH) chiếm hơn 50% trong chất thải ra. Cái “công nghệ” như TKV nói, chính là công nghệ thải “ướt”. Tất nhiên, do chất xút vừa độc hại cho người ngoài, nhưng cũng rất đắt đối với chủ đầu tư (khoảng 14 triệu đồng/tấn) nên phải thu hồi lại. Chỉ có điều khác nhau: “khô”- thu hồi ngay tối đa trong dây chuyền nhà máy, còn “ướt” cứ thải ra ngoài, chờ một thời gian để 2 pha rắn và lỏng tách nhau ra rồi sẽ thu về tái sử dụng (giống hệt như ở Hungary). 
Chất lượng alumina: Alumina của TKV có tên gọi chung là Cancined Alumina. Nhưng nếu căn cứ theo thành phần hóa học và vật lý thì khách hàng Marubeni gọi alumina của TKV thuộc dạng “Coarse Alumina” hay (Sandy Type). Cũng giống như đường ăn, ta thường gọi loại đường tốt là “đường trắng”, còn loại chất lượng thấp hơn là “đường cát” vì mầu giống như cát. Trong Alumina người ta cũng dùng khái niệm “cát” (sỏi) là “Sandy Type” để gọi alumina của TKV.
Cũng giống như bùn đỏ có chứa hơn 50% chất xút nhưng TKV vẫn gọi là “khô”, TKV có gọi alumina của mình là “vàng” hay “bạch kim” cũng được, nhưng trong kỹ thuật thì phải rõ ràng theo các con số, và trong thương mại quốc tế cũng chẳng lừa được ai. 
TKV phải tính lại bài toán kinh tế   
Tạm gác các vấn đề còn nhiều bất cập của dự án bauxite về tác động xấu đến môi trường, ý nghĩa chính trị an ninh quốc phòng, theo tôi hiểu chỉ riêng về bài toán kinh tế TKV phải tính lại theo phương pháp luận và cách tiếp cận cụ thể dưới đây: 
I. Cách tính lợi nhuận theo kế toán doanh nghiệp 
A. Giá thành f.ob. (có thể tính cho toàn bộ sản lượng nhà máy rồi tính cho 1 tấn aluminia)
DIỄN GIẢI
= Giá quặng bauxit dùng để sản xuất ra alumina
Chính là resource rent mà VN trong trường hợp tài nguyên do nhà nước sở hữu được gọi là thuế tài nguyên. Đây là chi phí mà công ty khai thác phải trả để sử dụng tài nguyên. Nó được định nghĩa là thu nhập (thí dụ một tấn alumina) trừ đi tổng chi phí sản xuất cộng thêm lợi nhuận trung bình cho số vốn bỏ ra để sản xuất ra nó.

Thí dụ giá 1 con tôm hùm là $5.00, chi phí sản xuất (lao động và vật chất) cộng với chi phí vốn bỏ ra và lợi nhuận trung bình là $3.00, thì resource rent là $2.00.
Việc tính này là điều bình thường cần tính khi một quốc gia thương lượng để đi đến ký kết hợp đồng khai thác dầu thô. Điển hình nhất là khi một bên bỏ 100% vốn khai thác và điều hành khai thác. Bên có sở hữu nguồn dầu thô được phân chia một tỷ lệ dầu thô nhất định sau khi bơm dầu lên. Cơ sở để tính toán là phân chia thu nhập thuần thu được từ dầu thô (tức là giá dầu thô trên thị trường trừ đi chi phí khai thác).
Giá của quặng này có thể tính dựa vào các hợp đồng đã đạt được giữa các nhà khai thác tài nguyên bauxit trả cho chính phủ các nước trên thế giới.  Giá này phải cần đến chuyên gia quốc tế đã làm việc trong ngành.
+ Chi phí về hàng hóa và dịch vụ để sản xuất ra alumina Gồm tất cả chi phí về hàng hóa và dịch vụ dùng để sản xuất ra 1 tấn alumina. Hàng hóa dịch vụ ở đây bao gồm toàn bộ chi phí về: Điện, nước, than, chi phí bảo quản  và các chi phí quản lý khác
+ Chi phí bảo vệ/hoàn nguyên môi trường  
+ Chi phí về lao động Công trả cho lao động kể cả lao động quản lý
+ Chi phí trả lãi  
+ Thuế sản xuất nếu có (thuế đăng ký doanh nghiệp, thuế sản phẩm, thuế đất)  
+ Chi phí khấu hao tài sản nhà xưởng và máy móc  
+ Chi phí chuyên chở ra cảng kể cả bốc dỡ đưa hàng lên tầu  
+ Thuế xuất khẩu  
B Giá bán được trên thị trường f.o.b. Đây là giá mà người mua sẵn sàng trả sau khi hàng được đưa lên tàu. Chi phí về chuyên chở khỏi cảng + bảo hiểm là trách nhiệm của người mua.
C Thu nhập thuần theo giá hiện tại  (net present value)  
= B-A  

C gọi là thu nhập thuần chính là lợi nhuận theo cách tính của doanh nghiệp.
Tỷ lệ lợi nhuận = C/vốn tự có. Vốn tự có = giá trị tài sản – giá trị vốn vay.
II.  Cách tính hiệu quả trong đánh giá dự án
Để tính tổng thu nhập thuần (net present value) của cả dự án thì phải tính. Trong trường hợp có C0 thì Ci sẽ lớn hơn vì giá thành không cần tính khấu hao (tức là khấu hao vốn đầu tư ban đầu C0).  Nếu tính như ở phần I thì  C0 = 0.
Thời kỳ 0 1 2           T
  - C0 C1 C2           CT


C0 = vốn đầu tư (gồm cả vốn tự có và vốn vay).
Ci = thu nhập thuần thời kỳ i, tính theo giá giá trị của thời kỳ hiện tại tức là thời điểm 1.  Nếu chúng được tính theo giá của thời kỳ i thì phải đưa về giá hiện tại, tức là trừ khử đi lạm phát. Khi giá bán trong hợp đồng dài hạn cố định thì rõ ràng là giá trị hiện tại của giá bán đó sẽ nhỏ đi. Nếu 100 là giá trị nhận được trong năm thứ 5 mà lạm phát p là 3% mỗi năm thì giá trị 100 đó chỉ có giá trị trong hiện tại bằng =   = 88.4. Kể từ năm 2001 đến nay lạm phát trung bình ở Mỹ là khoảng 2.5%.   Có lẽ có thể lấy tốc độ lạm phát này để tính (khi tính bằng USD).
r  là suất chiết khấu thực (sau khi trừ lạm phát) thường là tính giống nhau cho từng thời kỳ. Suất chiết khấu hoàn toàn khác chỉ số tăng giá (hay lạm phát). Thí dụ trong 5 năm nữa, chúng ta được trả giá là 100 và với lạm phát 2.5% năm thì giá trị hiện tại là 88.4 như đã nói ở trên. Tuy nhiên như thế phải 5 năm nữa chúng ta mới nhận được 88.4. Như thế nếu muốn nhận ngay vào thời kỳ 1 thì phải chiết khấu 88.4 và như thế chỉ được giá trị là  =76.2. Thường suất chiết khấu thực được dùng là 3%.
Có hai cách tính hiệu quả của dự án:
1) Với công thức ở trên, NPV là thu nhập thuần thu được của dự án nếu như trong năm năm, mỗi năm nhận được Ci (đã đưa về giá hiện tại).  Cách tính này thường giả định suất chiết khấu thật r = 0.03. Dự án chỉ nên làm nếu như NPV dương. Có nghĩa là nếu âm thì sẽ không lấy lại được vốn.
2) Tính suất hoàn vốn nội tại, tức là tính ra r, khi cho NPV = 0. Nếu r nhỏ hơn lãi suất thực (tức là khử lạm phát) trên thị trường thì không nên đầu tư. Cách tính này có thể so sánh tỷ suất hoàn vốn với lãi suất thực trên thị trường.
Lãi suất thực (real rate) =
(1 + lãi suất danh nghĩa (nominal rate) / (1 + lạm phát) – 1

= (1 + 6%) / (1 + 4%) – 1  = 1.9%

ở đây, lãi suất danh nghĩa là 6%, lạm phát là 4%.
Nếu có hơn 1 phương án thì chọn phương án có tỷ lệ hoàn vốn cao hơn hoặc NPV lớn hơn.
Xử lý vấn đề lạm phát:
NPV là giá trị theo giá hiện tại.
  • Có thể tính C theo giá thu được tại thời điểm thu tương lai và như thế suất chiết khấu là suất chiết khấu danh nghĩa.
  • Cũng có thể đưa C về giá hiện tại, khi đó suất chiết khấu phải tính theo lãi suất thực.
Có lạm phát = 4%. Tiền vào ra theo giá thời điểm chi/thu. Suất chiết khấu danh nghĩa = 6%. NPV tính bằng suất chiết khấu danh nghĩa.
  0 1 2 3 4 Tổng
Tiền vào 0 624 648.96 674.9184 701.9151  
Tiền ra 1500 104 108.16 112.4864 116.9859  
Tiền vào thuần -1500 520 540.8 562.432 584.9293  
NPV -1500 490.566 481.3101 472.2288 463.3188 407.4236

  Không lạm phát (hay là mọi chi phí đưa về giá hiện tại, suất chiết khấu thật = 1.019231)
  0 1 2 3 4 Tổng
Tiền vào   600 600 600 600  
Tiền ra 1500 100 100 100 100  
Tiền vào thuần -1500 500 500 500 500  
             
NPV -1500 490.566 481.3101 472.2288 463.3188 407.4236
Thay cho lời kết 
Dự án bauxite Tây Nguyên ngày càng được thực tế chứng minh là chủ trương sai của Đảng và Nhà nước. Nếu ngay từ đầu, giá như người ta biết lắng nghe ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và phản biện xã hội coi bauxite như của để dành cho thế hệ con cháu chờ 25-30 năm sau khi khoa học công nghệ phát triển, đất nước đủ tiềm lực mới khai thác. Lịch sử không có 2 từ giá như. Chính TKV cũng không thể trốn tránh trách nhiệm “bóc ngắn-cắn dài” đã góp phần làm tan hoang mảnh đất nghèo khó hình chữ S thân yêu của chúng ta. 
T.V.T.

Tác giả gửi trực tiếp cho  Bauxite Việt Nam