CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Chủ tịch Quốc hội: Tôi là dân, sợ mấy ông lắm rồi


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng kêu lên như thế tại phiên họp ngày 15/4 của UB Thường vụ Quốc hội, nghe bộ trưởng Bộ Tư Pháp trình bày tại phiên họp, đề xuất đưa các dự án luật, pháp lệnh vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2014.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Ảnh: AN AN
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Ảnh: AN AN.
Theo tờ trình của Chính phủ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường trình bày trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan hành pháp đề xuất đưa 53 dự án luật, hai dự án pháp lệnh vào chương trình xây dựng trong năm tới. Đây là con số kỷ lục trong lịch sử lập pháp.
“Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho họp một kỳ bất thường dành riêng cho việc xem xét, thông qua hoặc cho ý kiến về một số dự án luật” - Bộ trưởng Hà Hùng Cường kiến nghị.
Ngoài ra, các cơ quan, đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội đề nghị xây dựng 69 dự án luật, pháp lệnh khác. Ông Cường đề nghị Quốc hội xem các năm 2014, 2015 là những năm bản lề trong công tác xây dựng luật, đảm bảo hoàn thiện hệ thống pháp luật, ổn định tổ chức bộ máy, tạo môi trường lành mạnh cho sản xuất kinh doanh, phát triển đất nước sau khi Hiến pháp mới được thông qua.
Thẩm tra các kiến nghị, Ủy ban Pháp luật cho rằng đó là số lượng “quá nhiều so với khả năng chuẩn bị cũng như quỹ thời gian của các cơ quan trình, cơ quan thẩm tra và khả năng xem xét, thông qua của Quốc hội”.
Cơ quan thẩm tra đề nghị ưu tiên đưa vào chương trình năm 2014 các dự án nhằm tiếp tục thể chế hóa kịp thời các văn kiện của Đại hội Đảng, các dự án liên quan trực tiếp đến các quy định của Hiến pháp, phục vụ việc tái cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh...
“Đối với dự án Luật trưng cầu ý dân, dự án Luật biểu tình: đây là các dự án có liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cần được ban hành để thể chế hóa nội dung mới được sửa đổi, bổ sung của Hiến pháp, do đó đề nghị đưa vào chương trình năm 2014 trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 9 (giữa năm 2015)” - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nói.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng băn khoăn về tính khả thi của kế hoạch này, bởi chưa rõ Hiến pháp mới sẽ quy định về nội dung này như thế nào.
Nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ và các cơ quan kiến nghị, soạn thảo các dự án luật cần nghiêm túc thực hiện các quy định về chuẩn bị hồ sơ dự án, chất lượng dự thảo, tính khả thi của các quy định, hạn chế tối đa việc phải ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt là tình trạng luật ra đời phải chờ nghị định, thông tư.
“Dự án phải đảm bảo chất lượng, chuẩn bị kỹ rồi mới đưa vào, tránh tình trạng đưa vào rồi lại đưa ra, đưa ra rồi lại đưa vào. Tôi đề nghị quy định phải chín muồi thì mới nên đưa vào, những dự án chưa rõ đầu cua tai nheo thế nào thì chưa đưa vào. Như vừa rồi ban hành nghị định về chứng minh nhân dân có tên cha mẹ, dân người ta bức xúc, bây giờ bảo phải dừng lại, Chính phủ lại đề xuất cái Luật căn cước. Căn cước là cái gì, chắc là chứng minh nhân dân chứ còn gì nữa, sao lắm tên gọi thế, lại còn thêm Luật hộ tịch nữa, bao nhiêu loại giấy tờ, tôi là dân tôi cũng sợ mấy ông lắm rồi... Các đồng chí cứ vẽ ra lắm loại giấy tờ như vậy là tôi không chịu, có ra Quốc hội tôi cũng nói như vậy” - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý.
Theo Tuổi Trẻ




Copy từ: Tiền Phong

THƯ YÊU CẦU ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM XIN LỖI

 

THƯ YÊU CẦU XIN LỖI
Gửi: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chúng tôi:
1. Nguyễn Trang Nhung, sinh viên lớp 4B Văn bằng 2 Chính quy, Đại học Luật TP. HCM 
2. Bùi Quang Viễn, sinh viên lớp 3B Văn bằng 2 Chính quy, Đại học Luật TP. HCM
3. Phạm Lê Vương Các, sinh viên lớp AUF35 Văn bằng 1 Chính quy, Đại học Luật TP. HCM
Sau khi xét rằng:
1. Việc chúng tôi khởi xướng Tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn là hoàn toàn phù hợp với quyền công dân được quy định tại Điều 53 Hiến pháp hiện hành;
2. Việc tác giả Trung Nhân và một số cá nhân có thẩm quyền liên quan của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường Đại học Luật TP. HCM, đăng tải bài viết “Thực hư về những người khởi xướng: Công lý cho Đoàn Văn Vươn” vào ngày 09-04-2013 trên website doanthanhnienluat.com, công khai cho rằng hành động khởi xướng Tuyên ngôn của chúng tôi là: “nhằm mục đích đánh bóng tên tuổi cá nhân hoặc bị ảnh hưởng bởi những luồng tư tưởng phiến diện”, với giải thích: “Bởi vì, đây chỉ là những sinh viên năm hai, năm ba, chưa có sự tiếp cận một cách đầy đủ nhất về những quy định của pháp luật Việt Nam cũng như hệ thống pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó, sự hạn chế về mặt tư duy pháp lý của những sinh viên này còn được thể hiện phần nào qua sự hạn chế về kết quả học tập (...) ...hành động này lại tạo nên ảnh hưởng xấu đến dư luận nói chung và cộng đồng Đoàn viên, sinh viên trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh nói riêng,” chẳng những đã xem thường quyền hiến định của công dân Việt Nam, mà còn có dấu hiệu phạm tội “làm nhục người khác” và tội “vu khống” được quy định tương ứng tại các điều 121 và 122 Bộ luật Hình sự;
3. Việc các cá nhân trên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường Đại học Luật TP. HCM, cũng trong bài viết này, công bố kết quả học tập của hai sinh viên Bùi Quang Viễn và Phạm Lê Vương Các, là hành vi xâm phạm quyền bí mật đời tư được quy định tại điều 38 Bộ luật Dân sự.
YÊU CẦU:
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường Đại học Luật TP. HCM gỡ bỏ bài viết nêu trên, đồng thời công khai xin lỗi chúng tôi, Nguyễn Trang Nhung, Bùi Quang Viễn và Phạm Lê Vương Các, trên website doanthanhnienluat.com trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày hôm nay, 15 tháng 04 năm 2013. 
Chúng tôi để ngỏ các hành động pháp lý – khởi kiện, hoặc tố cáo, hoặc yêu cầu khởi tố – trong trường hợp yêu cầu trên không được đáp ứng.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 04 năm 2013.
Người yêu cầu:
(Nhóm khởi xướng Tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn đã ký)
Thư yêu cầu xin lỗi của nhóm khởi xướng Tuyên ngôn
(Thư được chuyển cho Đoàn trường ĐH Luật TP. HCM qua bưu điện Quận 4)

Giấy biên nhận của bưu điện Quận 4


Copy từ: Ba Sàm

Bắt nghi phạm đầu tiên trong vụ đánh bom kép ở Boston

(Dân trí) - Nhiều nguồn tin báo chí cho biết cảnh sát Mỹ đã bắt giữ nghi phạm đầu tiên trong vụ đánh bom cuộc đua marathon Boston ngày 15/4, khiến 3 người chết và hơn 150 người bị thương. Nghi phạm 20 tuổi, được cho là sinh viên gốc Ả rập.
 >>  Cảnh sát Mỹ truy lùng nghi phạm vụ đánh bom ở Boston
 >> Quay được vụ nổ gần vạch đích cuộc thi marathon tại Boston
 >> Nổ lớn liên tiếp tại cuộc đua marathon ở Mỹ, hơn 140 người thương vong



Bắt nghi phạm đầu tiên trong vụ đánh bom kép ở Boston
Hình ảnh được phát tán trên mạng về một người bị còng tay được cho là có liên quan đến vụ nổ ở Boston.
 
Ngay trong tối ngày xảy ra vụ đánh bom cuộc đua marathon Boston, cảnh sát đã lục soát ngôi nhà có liên quan đến một sinh viên Ả rập, 20 tuổi, bị bỏng trong vụ nổ. Người này được cho là đã hành động đáng ngờ gần vạch đích sau các vụ nổ.

Giới chức trách hiện chưa rõ ai đứng sau các vụ nổ với thiết bị được cho là tự chế, nhỏ này. Tuy nhiên, có rất nhiều đầu mối để họ điều tra.

Các điệp viên, trong đó có FBI và nhân viên tháo dỡ bom, đã rà soát căn hộ ở ngoại ô Boston sau khi một thanh niên, được cho là gốc Ả rập, 20 tuổi bị bắt tại hiện trường.
 
 Khu nhà có căn hộ bị lục soát.
Khu nhà có căn hộ bị lục soát.
 
Nghi phạm này hiện đang được cảnh sát canh giữ ở bệnh viện. Anh ta đang được điều trị bỏng và bị thương ở chân. Nghi phạm đã bị một người dân khống chế sau khi phát hiện anh ta có hành động đáng ngờ.

Được biết anh ta nói giọng nước ngoài.
 
 Giới chức Mỹ mang đi một số đồ sau khi lục soát căn hộ của sinh viên Ả rập.
Giới chức Mỹ mang đi một số đồ sau khi lục soát căn hộ của sinh viên Ả rập.
 
Hiện chưa rõ các điệp viên có tìm được gì trong vụ lục soát ngôi nhà hay không, nhưng giới chức cứu họa cho biết họ đã được gọi đến để hỗ trợ đội phá bom.

Còn tại bệnh viện ở Boston, các nhà điều tra cũng thu giữ quần áo của nghi phạm trên để kiểm tra xem có bằng chứng chứng tỏ anh ta có liên quan đến vụ tấn công hay không.

Các nguồn tin luật pháp cho biết với tờ New York Post rằng người đàn ông đã bị cảnh sát tóm và anh ta có mùi thuốc súng. Anh ta cho biết “tôi nghĩ là sẽ có quả bom thứ hai” rồi hỏi “Có ai bị chết không?”.

Một nguồn tin cho biết trên đài CBS, “họ thấy anh ta chạy khỏi quả bom”.

Truy tìm người đàn ông da đen hoặc da màu

Trước đó, cảnh sát cho biết đang tìm kiếm một người “đàn ông da đen hoặc da màu” mặc áo có mũ tối màu, đeo ba lô có liên quan đến 2 vụ nổ.

5 phút trước khi xảy ra vụ nổ đầu tiên, giới chức trách cho biết người đàn ông này đã cố gắng vào khu vực hạn chế nhưng đã bị từ chối. Giới chức trách cũng cho biết dựa vào giọng nói, anh ta có thể là người nước ngoài.

Báo chí địa phương cũng cho biết, trong quá trình kiểm tra máy quay, giới chức trách đã phát hiện một người mang rất nhiều ba lô vào khu vực xảy ra vụ nổ 20 phút trước đó.

Ngoài ra, hình ảnh về một người đàn ông bị còng tay, với giới chức trách vây quanh đã được đăng tải lên mạng. Tuy nhiên, giới chức trách không cho biết danh tính người này, cũng như không hé lộ vụ bắt giữ có liên quan đến vụ nổ Boston hay liệu đó có phải là thanh niên Ả rập hay không.

Hiện chưa có nhóm nào đứng ra nhận trách nhiệm vụ tấn công. Giới chức trách Boston cũng cho biết họ không nhận được thông tin cảnh báo nào của các cơ quan tình báo trước khi cuộc đua marathon diễn ra.

Vũ Quý
Tổng hợp




Copy từ: Dân Trí

Công nhận VNCH vì biển đảo ngày nay?


Tưởng niệm các quân nhân Việt Nam từ cả hai phía hy sinh ở Hoàng Sa - Trường Sa
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.

Quốc gia duy trì chủ quyền

Trong phán quyết năm 2008 về tranh chấp cụm đảo Pedra Branca giữa Malaysia và Singapore, Tòa án Công lý Quốc tế cho rằng ban đầu Malaysia có chủ quyền đối với đảo Pedra Branca.
Tòa nói công hàm 1953 của Johor, nay là một tiểu bang của Malaysia, trả lời Singapore rằng Johor không đòi chủ quyền trên đảo này, không có hệ quả pháp lý mang tính quyết định và không có tính chất ràng buộc cho Johor.
Nhưng Tòa lại dựa vào việc trước và sau đó Johor và Malaysia không khẳng định chủ quyền và dùng công hàm 1953 của Johor như một trong những chứng cớ quan trọng cho việc Malaysia không đòi chủ quyền, để kết luận rằng tới năm 1980 chủ quyền đã rơi vào tay Singapore.
Bài học cho Việt Nam là: bất kể ban đầu Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, và dù cho chúng ta có biện luận thành công rằng công hàm của Thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng không có tính ràng buộc về hai quần đảo này đi nữa, việc VNDCCH không khẳng định chủ quyền trong hơn 20 năm, trong khi các quốc gia khác làm điều đó, có khả năng sẽ làm cho VNDCCH không còn cơ sở để đòi chủ quyền nữa.
Vì vậy, trong lập luận pháp lý của Việt Nam phải có sự khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo này từ một chính phủ khác, lúc đó là đại diện hợp pháp cho một quốc gia Việt nào đó.
Trên lý thuyết, nếu chứng minh được từ năm 1954 đến 1975 chỉ có một quốc gia, và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) là đại diện hợp pháp duy nhất của quốc gia đó, thì điều đó cũng đủ là cơ sở cho lập luận pháp lý của Việt Nam về Hoàng Sa, Trường Sa.
Trên thực tế, thứ nhất, chưa chắc chúng ta sẽ chứng minh được điều đó; thứ nhì, chính phủ Việt Nam ngày nay sẽ khó chấp nhận một chiến lược pháp lý dựa trên giả thuyết này.
Vì vậy, chiến lược khả thi hơn cho lập luận pháp lý của Việt Nam cần dựa trên điểm then chốt là từ năm 1958 đến 1976 có hai quốc gia khác nhau trên đất nước Việt Nam.
Phân tích này sử dụng ba khái niệm sau.
Đất nước, là một khái niệm địa lý, bao gồm một vùng lãnh thổ với dân cư. Chính phủ, là cơ quan hành pháp và đại diện. Quốc gia (trong bài này từ “quốc gia” được dùng với nghĩa State/État), là một chủ thể chính trị và pháp lý.
Trong Công ước Montevideo 1933, một quốc gia phải có lãnh thổ, dân cư, chính phủ, và khả năng có quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác.
Thực chất, trong công pháp quốc tế chỉ có định nghĩa quốc gia như một chủ thể có năng lực pháp lý và năng lực hành vi (tức là có các quyền và nghĩa vụ phát sinh trực tiếp từ luật quốc tế) và chính phủ là thành phần của chủ thể đó, chứ không có khái niệm đất nước.

Một lãnh thổ - hai quốc gia

Hiệp định Genève 1954 chia đôi Việt Nam thành hai vùng tập kết quân sự. Mặc dù không chia Việt Nam thành hai quốc gia, Hiệp định đã tạo ra một ranh giới tại vĩ tuyến 17 giữa hai chính phủ đang tranh giành quyền lực, và ranh giới đó đã tạo điều kiện cho sự hiện hữu của hai quốc gia.
Việc VNCH không chấp nhận thực hiện tổng tuyển cử vào năm 1956 đã làm cho ranh giới đó trở thành vô hạn định.
Một cơ sở của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa mà họ gọi là Nam Sa
Sự hiện hữu của hai chính phủ hai bên một ranh giới vô hạn định ngày càng củng cố sự hình thành và hiện hữu trên thực tế của hai quốc gia trên lãnh thổ đó.
Điều có thể gây nghi vấn về sự hiện hữu của hai quốc gia là hiến pháp của VNDCCH và VNCH có vẻ như mâu thuẫn với sự hiện hữu đó.
Tới năm 1956, Hiến Pháp VNDCCH viết “Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung Nam Bắc không thể phân chia”, và Hiến Pháp VNCH viết “Ý thức rằng Hiến pháp phải thực hiện nguyện vọng của nhân dân, từ Mũi Cà Mâu đến Ải Nam Quan” và “Việt Nam là một nước Cộng hòa, Độc lập, Thống nhất, lãnh thổ bất khả phân.”
Nhưng sự mâu thuẫn đó không có nghĩa không thể có hai quốc gia.
Hiến pháp của Bắc Triều Tiên viết Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên là đại diện cho dân tộc Cao Ly, hiến pháp của Nam Hàn viết lãnh thổ của Đại Hàn Dân Quốc là bán đảo Cao Ly và các hải đảo, nhưng Bắc Triều Tiên và Nam Hàn vẫn là hai quốc gia.
Như vậy, có thể cho rằng từ năm 1956 hay sớm hơn đã có hai quốc gia, trên lãnh thổ Việt Nam, với vĩ tuyến 17 là biên giới trên thực tế giữa hai quốc gia đó.
Việc có hai quốc gia là cơ sở để cho rằng VNCH có thẩm quyền để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa; VNDCCH không có thẩm quyền lãnh thổ gì đối với hai quần đảo đó.
Khi Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (CPCMLT) ra đời ngày 8/6/1969, có thể cho rằng trong quốc gia với tên VNCH, về mặt pháp lý, có hai chính phủ cạnh tranh quyền lực với nhau: chính phủ VNCH và CPCMLT.
Khi VNDCCH công nhận CPCMLT là đại diện hợp pháp cho phía nam vĩ tuyến 17 thì có nghĩa VNDCCH công nhận trên diện pháp lý rằng phía nam vĩ tuyến 17 là một quốc gia khác.
Nhưng tới năm 1969 CPCMLT mới ra đời, và cho tới năm 1974 mới có một tuyên bố chung chung về các nước liên quan cần xem xét vấn đề biên giới lãnh thổ trên tinh thần bình đẳng, vv, và phải giải quyết bằng thương lượng.
Vì vậy, nếu chỉ công nhận CPCMLT thì cũng không đủ cho việc khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ thập niên 1950.

Quá trình thống nhất

Ngày 30/4/75, VNCH sụp đổ, còn lại duy nhất CPCMLT trong quốc gia phía nam vĩ tuyến 17. CPCMLT đổi tên quốc gia đó thành Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (CHMNVN), nhưng đó chỉ là sự thay đổi chính phủ và đổi tên, không phải là sự ra đời của một quốc gia mới.
Việt Nam Cộng Hòa từng là một quốc gia có chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa
Năm 1976, trên diện pháp lý, hai quốc gia trên thống nhất lại thành một, và từ đó Việt Nam lại là một quốc gia với một chính phủ trên một đất nước (lãnh thổ).
Sự thống nhất này đã không bị Liên Hiệp Quốc hay quốc gia nào lên tiếng phản đối.
Năm 1977, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được chấp nhận tham gia Liên Hiệp Quốc.
CHXHCNVN kế thừa vai trò của hai quốc gia VNDCCH và VNCH/CHMNVN trong các hiệp định và các tổ chức quốc tế, kế thừa lãnh thổ và thềm lục địa của VNCH/CHMNVN trong các tranh chấp với Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Indonesia, và mặc nhiên có quyền kế thừa Hoàng Sa, Trường Sa từ VNCH/CHMNVN.
Lịch sử pháp lý trên nghe có vẻ sách vở, nhưng thực tế của nó là bom đạn, xương máu, và nhiều cảnh huynh đệ tương tàn.
Mặc dù lịch sử pháp lý đó đã kết thúc bằng một quốc gia trên đất nước (lãnh thổ) Việt Nam thống nhất, nó là một cuộc bể dâu làm đổ nhiều xương máu.
Nhưng quá khứ thì không ai thay đổi được, và tương lai thì không ai nên muốn đất nước Việt Nam lại bị chia đôi thành hai quốc gia lần nữa.
Cuộc bể dâu đó cũng đã góp phần làm cho Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng, và để lại cho Trung Quốc một lập luận lợi hại, rằng trước 1975 Việt Nam không tuyên bố chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, và đã công nhận chủ quyền Trung Quốc trên hai quần đảo này.
Nhưng việc đã từng có hai quốc gia trên một đất nước (lãnh thổ) Việt Nam trong giai đoạn 1956 đến 1976, và việc, vào năm 1976, hai quốc gia đó thống nhất thành một một cách hợp pháp, là một yếu tố quan trọng trong lập luận về Hoàng Sa, Trường Sa.
Ngày nay, chính phủ Việt Nam một mặt viện dẫn các tuyên bố và hành động chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa về Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng mặt kia vẫn e ngại việc công nhận cụ thể và rộng rãi rằng Việt Nam Cộng Hòa từng là một quốc gia, mặc dù trong quá khứ Hà Nội đã công nhận rằng Cộng hòa miền Nam Việt Nam là một quốc gia.
Việc không công nhận cụ thể và rộng rãi rằng VNCH đã từng là một quốc gia làm giảm đi tính thuyết phục của việc viện dẫn các tuyên bố và hành động chủ quyền của VNCH về Hoàng Sa, Trường Sa, vì các tuyên bố và hành động chủ quyền phải là của một quốc gia thì mới có giá trị pháp lý.
Vì vậy, chính phủ Việt Nam cần phải bỏ sự e ngại này.
Mặt khác, Việt Nam cũng cần phải hạn chế tối đa những gì Trung Quốc có thể lợi dụng để tuyên truyền rằng CHXHCNVN ngày nay chỉ là VNDCCH, chẳng hạn như không nên đổi tên nước thành VNDCCH.



Copy từ: BBC

Sinh viên Phương Uyên phản đối nội dung bản cáo trạng


VRNs (16.04.2013) – Sài Gòn – Hiện nay Viện kiểm sát tỉnh Long An đã có bản cáo trạng đối với sinh viên tên Nguyễn Phương Uyên, người Bình Thuận đã “rải truyền đơn có nội dung chống phá Nhà nước Việt Nam tại cầu vượt Quang Trung (quận 12, TP HCM), vi phạm Điều 88, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về tội tuyên truyền chống Nhà nước” (theo VOV). Phương Uyên bị công an Long An tạm giam đến nay gần 6 tháng. Tuy nhiên, Phương Uyên cho thân nhân biết rằng cô không đồng ý 2 điểm quan trọng sau khi được xem bản cáo trạng của Viện kiểm sát tỉnh Long An.
1. Bản cáo trạng quy chụp Phương Uyên nhận tiền nước ngoài 100 USD để mua máy ảnh phục vụ cho việc rải truyền đơn. Bản cáo trạng, chắc chắn chỉ dựa trên kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An hoàn toàn không nói rõ số tiền đó là của ai. Theo Phương Uyên cho biết, một người bạn học cũ của Uyên thời tiểu học tên Hạnh, hiện đang định cư tại Hoa Kỳ đã có ý định tặng Phương Uyên nhân dịp sinh nhật một máy ảnh kỹ thuật số. Tuy nhiên nếu mua máy ảnh ở Hoa Kỳ gửi về khá nhiêu khê nên Hạnh đã gửi cho Phương Uyên 100 USD để mua máy ảnh. Thế nhưng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An và Viện kiểm sát tỉnh Long An đã cố tình không ghi rõ rằng số tiền 100 USD này là của ai mà chỉ ghi chung chung là “từ nước ngoài”. Đây có thể là điều mà tòa án sẽ dùng để kết tội Phương Uyên đã nhận trợ giúp từ “nước ngoài” để thực hiện việc rải truyền đơn. Trong thực tế Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An không thu thập được bằng chứng gì để kết tội Phương Uyên vi phạm điều 88 Bộ luật hình sự cả.
2. Bản cáo trạng của Viện kiểm sát tỉnh Long An đã che giấu sự thật khi không nói rõ nội dung Phương Uyên viết trên miếng vải là “Tàu khựa hãy cút khỏi Biển Đông”. Bản cáo trạng chỉ viết rằng Phương Uyên “đã viết một số nội dung không hay về Trung Quốc”. Sinh viên Phương Uyên bức xúc: tại sao họ (Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An và Viện kiểm sát tỉnh Long An) không ghi nhận việc chống Trung Quốc của con?
Hiện nay theo thông tin trên báo đảng cộng sản thì Phương Uyên đã “nhận tội”. Nhưng ai cũng hiểu hoàn cảnh mà Phương Uyên “nhận tội”: hoàn toàn không có tự do. Đúng hơn, Phương Uyên đã thừa nhận những việc mình làm là có thật nhưng nhằm mục đích chống Trung Quốc xâm lược và có thể chống đảng. Nhưng với những hành vi đó, không thể cho rằng Phương Uyên vi phạm Điều 88 Bộ luật hình sự. Vì Điều 88 Bộ luật hình sự quy định như sau: “
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
Những việc làm của sinh viên Phương Uyên không hề chống nhà nước hay chống đất nước Việt Nam này. Còn nếu có chống đảng thì không vi phạm pháp luật, vì đảng chỉ là một tổ chức cầm quyền, không phải là dân tộc và đất nước Việt Nam.
Theo một nguồn tin chưa được kiểm chứng từ gia đình, sinh viên Đinh Nguyên Kha, người bị bắt cùng vụ án với Phương Uyên, mới đây đã bị truy tố theo Điều 84 Bộ luật hình sự với tội danh “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”. Tuy nhiên Bộ luật hình sự quy định về tội danh này như sau:
1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc công dân, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội trong trường hợp xâm phạm tự do thân thể, sức khoẻ, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
3. Phạm tội trong trường hợp đe doạ xâm phạm tính mạng hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
4. Khủng bố người nước ngoài nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo Điều này.
Những hành vi của Đinh Nguyên Kha không thuộc bất cứ trường hợp nào trong 4 khoản trên, không hiểu Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An lấy đâu ra chứng cứ để quy chụp Kha?
Dư luận trong nước và quốc tế đang quan tâm đặc biệt trường hợp của hai sinh viên này, vì có dấu hiệu lạm dụng quyền lực của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An theo lệnh từ trung ương.
PV. VRNs



Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

Về "căn bệnh vào nhầm chỗ, ngồi nhầm ghế" ở Việt Nam


(GDVN) - Lê Hoàng là một đạo diễn giỏi. Anh có cái miệng lưỡi sắc lẻm và một cái đầu thông minh, thích suy nghĩ khác người.
Chức danh của ông Dũng trên thiệp mời cưới con trai. Ảnh: Thiên Phước (vnexpress).

Nhưng điều đó không cứu được những bàn thua thê thảm nhất trong vai trò giám khảo bước nhảy hoàn vũ và cặp đôi hoàn hảo, khi anh liên tục chê tiết mục hay và thưởng điểm cao vọt cho tiết mục tồi.

Người chuyên đi khuyên răn người khác, lại bị chính những đàn em ngồi ghế nóng giám khảo "dạy lại", vặn vẹo về chuyên môn.

Dĩ nhiên, đứng trước các chuyên gia, Lê Hoàng buộc phải im lặng. Im lặng vì  anh đã vào nhầm chỗ. Sân khấu nhảy nhót và ca hát không phải là trường quay  một bộ phim mà ở đó Lê Hoàng có thể quát diễn viên như cô giáo mầm non mắng trẻ. Từ  cổ chí kim, chả có đứa trẻ nào, trừ thần đồng, dám bật lại cô giáo.

Nhưng việc vào nhầm chỗ của một nhân vật showbiz, cùng lắm chỉ có thể mang đến sự bực bội nhất thời. Còn sự nhầm chỗ của công bộc, mới mang lại những hậu quả tai hại.

Ngày 3/4/2013 ông trung tá, Phó trưởng Công an huyện Chợ Mới, An Giang Lê Đức Nhã đã bị cách chức vì “vào nhầm chỗ”.

23h đêm, con người đại diện cho cơ quan chính thống, đầy quyền uy ấy đã lén lút mò vào nhà phụ nữ vừa ly dị chồng. "Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn", ông trung tá bị người dân “bắt quả tang” bằng cách khóa trái cửa, nhốt đôi uyên ương kẹt cứng trong tổ ấm của… người khác.

Dù ngôi nhà mà ông vào nhầm ấy chỉ cách trụ sở công an huyện có vài trăm mét, nhưng chắc chắn ông Nhã không vô tình nhầm. Cái nhầm đầy toan tính của ông là muốn thêm một “thứ phi”, trong khi từ lâu ông đã có “chính cung hoàng hậu”

Trước đó ít lâu, một bí thư đảng ủy xã ở Chương Mỹ, Hà Tây cũng đã phải trốn vào khe tường vì 21h đêm người dân còn phát hiện ông này “viếng thăm nhầm” buồng ngủ của vợ một quân nhân xa nhà, với tư thế chui lủi chẳng khác gì một tên trộm.

Một số công bộc khác lại chứng tỏ trình độ nhầm nhọt một cách tinh vi hơn: "Ghi nhầm" chức Phó ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng thành phố Cần Thơ lên thiệp mời cưới con của ông Nguyễn Hùng Dũng; công văn "mời" các cơ quan đoàn thể đến đám tang cha ông Trưởng công an huyện Giồng Giềng, Kiên Giang; thiệp mời ăn giỗ mẹ "ghi nhầm" chức danh của ông Nguyễn Công Lý, chủ nhiệm UBKT thị xã Đồng Xoài, Bình Phước...

Trong chiến dịch bêu danh trên tivi những cán bộ, công chức ăn cắp giờ công ở Quảng Trị, đoàn kiểm tra còn phát hiện tình trạng cả một tập thể... đồng tình    vào nhầm chỗ.

Hai giờ chiều, UBND phường 1, TP. Đông Hà vẫn khoá trái cửa, để mặc dân và cả vị nguyên lãnh đạo tỉnh chờ dài cổ ngoài sân. Thì ra tập thể uỷ ban đi  đám ma. Họ quên mất chỗ của họ trong giờ hành chính là ở trong trụ sở, phục vụ dân, chứ không phải là đứng ở nghĩa địa nghe tiếng kèn ai điếu để chứng tỏ tình sâu nghĩa đậm với tang gia.

Đó là chuyện ở xã, cấp hành chính bé nhất. Ở cấp hành chính thuộc loại cao nhất như Văn phòng Chính phủ thì sao.?

Bộ trưởng, chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam cũng đã phải thừa nhận, ngay tại Văn phòng Chính phủ, bên cạnh những cán bộ chăm chỉ, vẫn có những người "rất nhàn rỗi". Rất có thể người "rất nhàn rỗi" này đã vào nhầm chỗ ngay tại một cơ quan rất quan trọng của đất nước.

Nguyên bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển, khi được điều về làm Bí thư tỉnh uỷ Nghệ An trong 3 năm, đã cho tới 9 bí thư huyện uỷ ngồi nhầm ghế thôi chức.

Khi ông Nguyễn Bá Thanh làm lãnh đạo Đà Nẵng, những lãnh đạo sở, quận huyện nào, mới chỉ có biểu hiện ngồi nhầm ghế, đã bị truy đến nơi đến chốn hoặc bị điều chuyển.

Như vậy có thể thấy rằng, có nhiều cách để chữa căn bệnh "vào nhầm chỗ", "ngồi nhầm ghế", nhưng cách hiệu quả nhất, đó là dám trao ghế, trao quyền cho những người tài không lo giữ ghế bằng mọi cách như ông Tuyển, ông Thanh.

Tiếc rằng, những người như ông Tuyển ông Thanh ít quá!

Bùi Hải 
 

Copy từ:GDVN

Cà phê tối: Từ tên nước đến kẻ lạm quyền

VRNs (15.04.2013) – Sài Gòn – Nhóm Sinh viên Khởi xướng Tuyên ngôn Công Lý cho Đoàn Văn Vươn yêu cầu Đoàn Thanh Niên Cộng Sản HCM Đại học Luật Tp.HCM xin lỗi.
Ngày 14.04, Nhóm Sinh viên Khởi xướng Tuyên ngôn Công Lý cho Đoàn Văn Vươn gồm Nguyễn Trang Nhung, Bùi Quang Viễn và Phạm Lê Vương Các đã yêu cầu Đoàn Thanh Niên Cộng Sản HCM Đại học Luật Tp.HCM gỡ bỏ bài viết “Thực hư về những người khởi xướng: Công lý cho Đoàn Văn Vươn” và công khai xin lỗi nhóm Sinh viên này.
Nhóm cho rằng: việc họ làm hoàn toàn phù hợp với quyền công dân được quy định tại điều 53 Hiến Pháp hiện hành; bài viết của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản HCM trường Đại học Luật Tp.HCM xem thường quyền hiến định của nhân dân, có dấu hiệu phạm tội “làm nhục người khác” và tội vu khống được quy định tương ứng tại các điều 121 và 122 Bộ Luật Hình Sự; và có hành vi xâm phạm quyền bí mật đời tư được quy định tại điều 38 Bộ Luật Dân Sự khi công bố điểm của Nhóm Sinh viên trên.
Bạn đọc phản hồi trên Facebook như sau:
Tiến Từ Từ: “Nếu họ không xin lỗi thì các bạn sẽ làm gì tiếp theo?”………..Thích 5.
Trả lời Tiến từ từ: Phuong Dang Bich nói: “Đến tận nơi, đối thoại. Tiếp tục không thì kiện ra tòa” …………….. Thích · 3
Doan Trang: “Mình dịch bài này sang tiếng Anh, để thứ nhất là bày tỏ sự ủng hộ với việc làm của ba bạn sinh viên trường ĐH Luật TP.HCM; thứ hai là muốn nhắn nhủ điều này tới các tổ chức đoàn thanh niên cộng sản (dù biết chẳng cá nhân nào quan tâm): Mình thấy mặt bằng trình độ tiếng Anh nói riêng, ngoại ngữ nói chung, ở sinh viên Việt Nam là rất thấp. Điều đó hết sức bất lợi cho Việt Nam trong việc phát triển khoa học-giáo dục, trong việc tạo ra những thế hệ sinh viên có khả năng tự học, suy nghĩ độc lập và hiểu biết về thế giới bên ngoài, và tóm lại là bất lợi cho cả sinh viên lẫn Việt Nam khi “hội nhập”………….Thích 59
Huỳnh Công Thuận: “Chúng tôi sát cánh cùng Nguyễn Trang Nhung, Bùi Quang Viễn và Phạm Lê Vương Các – những sinh viên Luật khởi xướng “Tuyên Ngôn Công Lý cho Đoàn Văn Vươn”……..Thích 14

Dùng trực thăng đưa chủ tịch TP.Cần Thơ lên TP.HCM cấp cứu
Ngày 14.04, báo Tuổi Trẻ đưa tin, Ông Nguyễn Thanh Sơn, chủ tịch UBND TP Cần Thơ đã bị đột quỵ khi tập thể dục bằng xe đạp. Ông Sơn đã được một nhóm các bác sĩ giỏi từ bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn, xuống Cần Thơ hỗ trợ. Sau đó, ông Sơn được chuyển vào Sài Gòn để chữa trị bằng trực thăng quân đội.
Bạn đọc phản hồi trên Facebook như sau:
Phuong K Nguyen: “Dạo này đột quỵ trở nên khá phổ biên. Người thân của mình bị đột quỵ thì gọi điện đợi xe cứu thương lâu không đến, thường là phải TỰ chở đi bằng taxi nếu không muốn có mệnh hệ gì. Đến bệnh viện thì phải đăng ký nọ kia và đợi bác sỹ đến khám.. Xót người nhà lắm chứ, 1 phút thôi là đã thấy rất sốt ruột rồi.. đừng nói bốc một lố bác sỹ từ SG về Cần Thơ, vậy những người bệnh ở SG nằm đợi do không có bác sỹ thôi, người nhà họ phải làm sao? Mạng người, dân hay quan đều quan trọng… và nhất thiết phải quan trọng như nhau.”……….Thích 3
Quan Quan: “tui thấy người dân lao động bị tai nạn ko có tiền đóng viện phí thì bị quăng ở ngoài, còn quan thì có cả thực thăng!” …………….Thích 8

Bất động sản khó khăn, người dân sẽ thiệt thòi
Ngày 15.04, báo Vnexpress đưa tin, Tối ngày 14.04, trong chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời” trên đài VTV1, ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Xây dựng, nói về vấn đề tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản như sau: Thị trường bất động sản khó khăn không chỉ ảnh hưởng đến các ngành sản xuất khác mà còn làm giảm thu nhập của người lao động, ảnh hưởng tới công ăn việc làm. Tăng trưởng chung của nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng và mọi người dân sẽ chịu thiệt thòi. Vì vậy tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản là một nhiệm vụ cần thiết. Nghị quyết Quốc hội đã yêu cầu làm ấm dần thị trường bất động sản, do đó Chính phủ đang nỗ lực đề ra một hệ thống giải pháp đồng bộ để tháo gỡ khó khăn chung cho sản xuất kinh doanh trong đó có thị trường bất động sản.
Bạn đọc phản hồi trên Facebook như sau:
Hồ Hải: “Dân có tiền đâu mà dính tới bất động sản mà thiệt thòi? Chỉ sợ các quan in tiền tung ra để cứu tiền quan trong bất động sản rồi làm lạm phát dân mới thiệt thòi thôi.”………..Thích 92
Mot Nguyen: “Dân nghèo làm …ếch gì có tiền ! May lắm , thì đủ tiền cho con học hành ăn uống là hết !” ……………..Thích • 1
Minh Hương: “Chả biết ai thiệt, đừng có lấy dân làm Bình phong”……………Thích • 2
Ho Xuan Anh: “muốn cứu bất động sản thì dân phải chịu mua, mà ai mua bđs bây giờ nhỉ? hỗ trợ ai khi người nghèo làm gì dám mơ tới chuyện mua nhà ?…………….Thích
Bean Nguyen: “Ngụy biện của nhóm lợi ích thôi, bao nhiêu ngành hấp hối hặc đã chất chứ đâu riêng bđs.”
Bạn đọc phản hồi trên Vnepress như sau:
Lê đức Hoàng: “Thị trường BDS khó khăn chỉ ảnh hưởng đến các tay buôn, đầu cơ dự án. Dân lao động có tiền nhiều đâu để mua nhà? Giá nhà dù có ở sát đáy, với thu nhập bình quân 3 tr, nhịn đói 10 năm mới được gần 300 tr; vậy cứu BDS, người nghèo sẽ được gì?”…..Thích  183
Vilanodes: “Tại sao khi bất động sản khó khăn người dân thiệt thòi ? Lúc bất động sản hưng thịnh giá nhà cao chót vót chỉ người giàu, tích luỹ đầu cơ mới mua nổi, người nghèo vì 1 lý do nào đó mới phải bấm bụng vay mượn để mua.”….. …Thích  126
Nguyễn Hòa Bình: “Không biết gói cứu trợ 30000 tỷ này sẽ kéo dài bao lâu, bao giờ sẽ tổng kết? Khi nào kết thúc gói cứu trợ, hãy tổng kết xem bao nhiêu người dân nghèo, người lao động ở các khu công nghiệp thông qua gói cứu trợ này mua được nhà đô thị, hoặc thuê mua được nhà đô thị, chứ không phải vẫn ở mấy cái phòng trọ tí xíu như bây giờ.”

Trung lập: quyền lợi dân tộc hay quyền lợi giai cấp?
Ngảy 15.04, trên Bauxite Việt Nam có đăng tải bài “Trung lập: quyền lợi dân tộc hay quyền lợi giai cấp?”, có một vài nội dung chính: Việt nam không phải là một cường quốc lớn; Khi VN tự cho mình là trung lập thì VN đã tự đặt mình trong vị thế độc lập với các nước còn lại, cho nên khi có một cường quốc lớn tấn công nước ta thì các nước khác không cùng tham chiến bảo vệ ta; Hệ lụy của chính sách trung lập của lãnh đạo nước ta hiện nay là do mâu thuẫn chính trong nội tâm của họ. Họ muốn bảo vệ thể chế một đảng nên lúng túng không thể lựa chọn liên minh.
Bạn đọc phản hồi trên Facebook như sau:
Caubay Thiem: “Thầy này là dân toán nên viết theo kiểu hỏi đáp dễ hiểu; tuy vậy trong bài này thẩy đưa ra cái tiền đề hơi bị sai, nếu không nói là sai bét bèn ben!”
Hồ Ly Tiên: “Bài viết này hay đấy chứ, tiền đề cũng đúng luôn, vì trên hình thức nước ta đang trung lập, không liên minh quân sự với ai cả.”
Caubay Thiem phản hồi lại Hồ Ly Tiên: “Thật ra đọc cả bài tôi hiểu tác giả có “thiện ý” là khuyên ta nên thân Mỹ chứ không nên trung lập, ý tác giả nói trung lập thì không ai…bảo vệ. Quan điểm đó nhìn chung không đúng trên thế giới. Thụy Sĩ là một ví dụ. Trong bối cảnh nước ta, theo tôi tác giả cũng có lý (là không nên trung lập). Nhưng thực chất có bao giờ trung lập đâu? Trung lập làm sao được, hoặc ngã về bên này hoặc ngã về bên kia. Chuyện ông Hoàng Sihanouk đu giây cũng không đưa đến kết quả tốt đẹp cho Campuchia!. Hiện tại thì không thể nói “ta” trung lập hay không vì nước ta không có chủ quyền! Nói rõ hơn là chế độ hiện tại là “em út” của Tàu. Tôi tránh dùng chữ tay sai vì có người vẫn …chưa đồng ý điều đó!”
JB Nguyễn Hữu Vinh phản hồi lại Caubay Thiem: “Chúng ta biết nước ta đang tiến hành một chính sách đối ngoại mà theo cách diễn tả phổ cập là trung lập, là làm bạn với tất cả các nước, là không đi theo hay liên minh với một nước nào cả”. Nên đọc kỹ đoạn “mà theo cách diễn tả”. Nhiều khi người viết phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện cũng như mức độ có thể nói và vận dụng những thứ của địch để đánh địch là chuyện bình thường. Không mấy ai nói rằng “Trung lập mà nước nhỏ là không tốt, mày nói trung lập nhưng mày vẫn liên kết với bọn kia, giờ mày phải sang liên kết với bọn này” khi mà chủ nhà vẫn ra rả là tao trung lập. Caubay Thiem chỉ nhằm một câu, một vế để quy kết cả bài thì hơi… chán.”

Đổi lại tên nước là trở về đúng bản chất chế độ
Ngày 15.04, Vnexpress đưa tin, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nói về đổi tên nước: “Theo tôi, chúng ta nên trở lại với tên đầu tiên đã đặt khi mới giành được độc lập. Tên gọi này thể hiện đúng bản chất của chế độ là Cộng hòa Dân chủ. Thể chế Xã hội chủ nghĩa cũng là một kiểu nhà nước dân chủ, tuy nhiên tên Cộng hòa Dân chủ khái quát và phổ biến hơn.”
Bạn đọc phản hồi trên Facebook như sau:
Kiklyn Utd: “Nếu mà đổi tên nước thì có phải in lại tiền, các mẫu giấy như chứng minh, GPLX, sổ đỏ,… không nhỉ”…………… Thích  2
Mot Nguyen: “Trò gây nhiễu cho ra-da của dân cả thôi.”
Hung Van Vo: “Đổi thành tên : Cộng Hòa Dân chủ Nhân Dân Việt Nam thì vừa phù hợp với…ngữ pháp VN, vừa đúng với…bản chất chế độ và cũng cho giống với CHDC ND Triều Tiên.”……………Thích 2
Hồ Hải: “Phát biểu rất vớ vẩn. Thế nào là bản chất? Đàn áp, độc tài và độc ác là Dân chủ cộng hòa à? Chả hiểu giáo xư với giáo xiết.”
Minh Đặng: “Bác Hồ Hải ơi, bác có nhận định gì về động thái của nhà cầm quyền khi thả lỏng cho báo chí tự do đăng tải về ý kiến sửa đổi tên nước vậy? Theo con, thấy có điều gì đó hơi nhạy cảm chăng?”
HT, VRNs




Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

Có bảy quả bom trong vụ khủng bố Boston


Điều tra ban đầu của cảnh sát Mỹ cho thấy, có bảy quả bom (thiết bị gây nổ) được những kẻ khủng bố gài ở các tuyến phố của Boston, song chỉ có 3 phát nổ.
 >> Hình ảnh 2 vụ nổ liên tiếp rung chuyển Boston, Mỹ
 >> Nổ lớn liên tiếp tại cuộc đua marathon ở Mỹ, hơn 140 người thương vong

 Hai quả bom phát nổ liên tiếp trong chiều 15/4 khi cuộc thi marathon đang diễn ra tại Boston, Mỹ .
Hai quả bom phát nổ liên tiếp trong chiều 15/4 khi cuộc thi marathon đang diễn ra tại Boston, Mỹ .

Hai vụ nổ bom khủng bố xảy ra trên tuyến đường chạy Marathon tại thành phố Boston hôm 15/4 làm ba người thiệt mạng, trong đó có bé trai 8 tuổi và gần 150 người bị thương.

Ngay sau vụ nổ, Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cùng cảnh sát địa phương điều tra vụ khủng bố. Cơ quan này đang truy tìm một nghi can người da đen được cho là liên kết với người khác, đánh bom khủng bố.

Theo cảnh sát, nghi can là nam thanh niên 20 tuổi, người Ả Rập Xê Út, cũng bị thương trong vụ nổ bom.

Dailymail cho hay, theo nguồn tin của cơ quan chống khủng bố thành phố Boston, cảnh sát xác định có bảy thiết bị gây nổ được đặt tại các tuyến đường diễn ra cuộc thi chạy marathon, song chỉ có hai thiết bị phát nổ.

Cơ quan chức năng thành phố Boston trước đó cũng cho biết, năm thiết bị gây nổ được đặt tại các địa điểm mà vận động viên chạy qua và ở chỗ người đi bộ thường tụ tập. Cảnh sát đã tìm thấy và vô hiệu hóa những thiết bị không phát nổ.

Ngoài ra, vụ nổ thứ ba xảy ra ở thư viện John F.Kennedy, nhưng chưa có báo cáo thương vong. Cảnh sát chưa xác nhận vụ nổ này có liên quan đến chuỗi thiết bị gây nổ mà cảnh sát tìm được hay không.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có bài phát biểu tại Nhà Trắng ngay sau khi nhận tin vụ nổ bom khủng bố. Ông cũng tuyên bố, sẽ điều tra rõ vụ việc này, nhằm sớm chấm dứt tình trạng người dân bị tấn công.

Cơ quan chức năng Mỹ vẫn đang tiếp tục truy lùng nghi can và điều tra động cơ khủng bố khiến hàng trăm người thương vong ở Boston.

 
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, ngày 15/4, lên án vụ đánh bom tại cuộc thi marathon ở Boston, Mỹ, đồng thời coi đây là “nỗi kinh hoàng chưa từng có tại một sự kiện thể thao” và là “vụ bạo lực điên rồ”.

Ông Ban Ki-moon gửi lời chia buồn sâu sắc tới các nạn nhân vụ khủng bố.



Theo Nguyễn Thủy
Tiền Phong/Dailymai


Copy từ: Dân Trí

Nhân quyền VN 2012 (2): Quyền tự do phát biểu và ngôn luận bị chà đạp

VRNs (16.04.2013) – Sài Gòn – Hiến pháp VN 1992, điều 69 quy định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.” Tuy nhiên chưa bao giờ những quy định đó được tôn trọng. Việc xâm phạm quyền tự do ngôn luận tại VN được biểu thị qua hai sắc thái chính: 1) nhà nước độc quyền thông tin và 2) đàn áp những người dám bày tỏ quan điểm chính kiến khác với đường lối của ĐCSVN hoặc lên tiếng bênh vực cho những nạn nhân của cường quyền.

1. Ngôn Luận Là Độc Quyền Của Nhà Nước CSVN
Tại VN mọi phương tiện truyền thông như báo chí, nhà xuất bản, đài phát thanh, đài truyền hình, thông tấn xã tất cả là của nhà nước. Chỉ thị số 37CP ngày 29-11-2006 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “Kiên quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức và không để bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào lợi dụng, chi phối báo chí để phục vụ lợi ích riêng, gây tổn hại lợi ích đất nước.” vẫn còn hiệu lực trong năm 2012. Ngày 12-6-2012, Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông Nguyễn Bắc Sơn, trong cuộc ‘đối thoại trực tuyến với nhân dân’, khẳng định rằng, “đến giờ phút này, không có báo tư nhân trong xã hội ta.”[1] Tiếp nối Nghị định số 02/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản được ban hành vào năm 2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, với công văn số 7169/VPCP-NC ngày 12 tháng 9 năm 2012, chỉ thị cho Bộ Công an phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các cơ quan chức năng điều tra và xử lý những trang mạng đã đăng tải những tin tức được coi là “bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước, kích động chống Đảng và Nhà nước.”
Trong những năm gần đây, trước những chỉ trích dồn dập từ các chính phủ và các tổ chức nhân quyền trên thế giới về tình trạng thiếu tự do thông tin, nhà nước VN thường trích dẫn những con số về khối lượng các cơ sở truyền thông để biện minh rằng VN có tự do ngôn luận.[2] Tuy nhiên, thực ra tất cả các cơ quan truyền thông đó đều được đặt dưới sự điều hành của các viên chức nhà nước và phải phản ánh chính sách của ĐCSVN. Việc cải tổ luật pháp nhằm củng cố độc quyền ngôn luận cũng như việc gia tăng số lượng bộ máy tuyên truyền của ĐCSVN cho thấy rõ không có một bước tương nhượng nào đối với quyền tự do phát biểu của người dân.
Cũng như một số quốc gia đang phát triển, VN đang chứng kiến sự bùng nổ các phương tiện truyền thông hiện đại như điện thoại di động và Internet.[3] Việc gia tăng sử dụng Internet nầy đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành những trang mạng cá nhân (blogs) độc lập. Tuy nhiên chính quyền chỉ để cho các trang mạng nầy tồn tại khi các bloggers không đề cập đến những vấn đề mà chính quyền cho là nhạy cảm, như Trung Quốc xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và lãnh hải VN, khai thác bô-xít tại Cao Nguyên Trung Phần VN, Trung Quốc giết hại các ngư dân Việt trên Biển Đông, và nhất là sự độc quyền lãnh đạo của ĐCSVN. Các trang mạng không đi đúng đường lối của ĐCSVN cuối cùng rồi cũng bị đánh sập bởi công an mạng hoặc ngăn chặn bởi tường lửa.
Báo cáo “Tự do trên Mạng Năm 2012”, của tổ chức Freedom House đã liệt kê VN vào hạng các quốc gia bóp nghẹt tự do Internet tồi tệ nhất, chỉ đứng sau Syria, Trung Quốc, Cuba, Miến Điện, Ethiopia, Uzbekistanvà Iran.[4] Bản Chỉ số tự do báo chí 2011-2012 của hội Nhà Báo Không Biên Giới xếp VN vào hàng 172 trên 179 quốc gia, [5]  và liệt kê VN vào danh sách mười hai kẻ thù của Internet trong năm 2012.[6]
Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tổ chức Nhà Báo Không Biên Giới cho biết: “VN hiện là nước thứ hai trên thế giới có số cư dân mạng bị cầm tù nhiều nhất, chỉ sau Trung Quốc. Đối chiếu trên tỷ lệ dân số, thì VN là nhà tù lớn nhất thế giới đối với cư dân mạng. Năm trước, VN giữ vị trí hàng thứ ba trong danh sách các nước giam cầm nhiều công dân mạng nhất trên thế giới, sau Trung Quốc và Iran, nhưng đã vọt lên hàng thứ hai trong năm vừa qua. Tại VN hiện có 34 cư dân mạng bị cầm tù và ít nhất 12 blogger hay công dân mạng đã bị tuyên phạt với các bản án lên tới mức cao nhất 13 năm tù trong khi số ký giả hay cư dân mạng bị giam cầm trong năm trước là khoảng 19 người. Điều này chứng tỏ sự đàn áp của ĐCSVN đối với quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận của công dân ngày một gia tăng. [7]
Đối với lượng thông tin từ ngoài nước, chính quyền VN tiếp tục ngăn cản không cho người dân có thể tiếp cận với các nguồn thông tin độc lập và khách quan bằng kỹ thuật phá sóng các đài truyền thanh Việt ngữ từ ngoài nước, dựng tường lửa ngăn cản việc truy cập các trang mạng “phản động.”  Trong lúc đó hầu hết các trang blog của những người có tư tưởng tiến bộ trong nước đều bị nhà chức trách đặt ‘tường lửa’ khiến người đọc rất khó truy cập. Trong số đó có những trang được người đọc ưa thích như: Bauxite Việt Nam, Dân Làm báo, Quan Làm Báo, Anh Ba Sàm, Nguyễn Xuân Diện, Người Buôn Gió.v.v… Ngoài việc ngăn chặn các trang mạng bị cho là nguy hiểm, chính quyền còn tổ chức một lực lượng công an mạng nhằm phản công điều mà nhà nước cho là “các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.”  Báo Lao Ðộng ngày 9-1-2013 thuật lời ông Hồ Quang Lợi, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội nói rằng “đã tổ chức đội ngũ 900 dư luận viên trên toàn thành phố nhằm phát huy sức mạnh của đội ngũ tuyên truyền miệng.” [8]

2. Đàn Áp Những Người Dám Bày Tỏ Quan Điểm Chính Kiến Khác Với Đường Lối Của ĐCSVN
Các nhà báo thường xuyên được nhắc nhở “phải giữ lề phải”, tức là phải theo đúng lề lối thông tin một chiều, bóp méo sự thật do nhà nước cung cấp. Đã có nhiều nhà báo bất tuân bị bắt giữ, sa thải khỏi sở làm hoặc cầm tù vì đã phát biểu lập trường khác với quan điểm của nhà nước cộng sản từ những vấn đề lớn liên hệ đến đường lối chính sách của đảng đến những chuyện làm ăn bê bối của các quan chức các cấp. Vụ nhà báo Nguyễn Đắc Kiên của báo Gia đình & Xã hội vừa bị sa thải sau khi chỉ trích Tổng Bí thư ĐCSVN trên trang blog cá nhân của ông là một trường hợp điển hình.[9]  Chưa kể đến trường hợp của các bloggers độc lập, ngay cả những nhà báo của nhà nước cũng thường xuyên bị hành hung khi điều tra những tệ trạng xã hội và những hành vi lạm quyền của viên chức chính quyền.
Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) thuộc Hội Liên hiệp khoa học kỹ thuật VN phối hợp với Đại sứ quán Anh trong thời gian từ ngày 1-7 đến ngày 15-8-2011 thì có đến 87,9% phóng viên báo chí bị cản trở tác nghiệp bằng nhiều hình thức từ việc tạo khó dễ đến hành hung gây thương tích.[10] Và theo nhận xét của Trung tâm Nghiên cứu này thì việc các nhà báo bị hành hung càng ngày càng phổ biến và trầm trong hơn. Điển hình trong năm 2012 là:
  • § Vụ phóng viên tờ Tuổi Trẻ, Hoàng Khương bị bắt giam vì “điều tra, làm rõ hành vi đưa hối lộ” ngày 2-1-2012.
  • § Vụ nhà báo Phạm Phước Vinh (Báo Nhà báo & Công luận) phải nhập viện vì bị Công an xã Phước Kiển (H.Nhà Bè, TP.HCM) đánh “hội đồng” ngày 5-2-2012.
  • § Vụ công an quận Mỹ Đình, Hà Nội hành hung ký giả của báo Giáo Dục ViệtNam ngày 7-4-2012.
  • § Vụ phóng viên Báo Dân Việt bị công an mặc thường phục hành hung khi chụp ảnh xe của Công an Cần Thơ gây tai nạn giao thông ngày 24-11-2012.
  • § Và được nhiều người biết đến là vụ hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long của Trung tâm Tin thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đã bị công an và công an chìm đánh đập dã man trong lúc đưa tin về vụ cưỡng chế tại xã Xuân Quan, Văn Giang vào ngày 24-4-2012.

Đối với những nhà báo độc lập, những bloggers có quan điểm chính trị khác với đường lối của ĐCSVN thì việc đàn áp càng mãnh liệt và triệt để hơn, tiêu biểu là:
  • § Kỹ sư Ðỗ Nam Hải, một cây bút đấu tranh dân chủ ở Sài Gòn bị công an xông vào nhà hành hung ngày 15-2-2012;
  • § TS Nguyễn Xuân Diện và blogger Nguyễn Tường Thuỵ đã bị công an thành phố Hà Nội bắt ngày 7-3-2012;
  • § Một số bloggers gồm Nguyễn Hoàng Vi, bà Dương Thị Tân, Bùi Thị Minh Hằng, Lee Nguyễn và Quyết từng tham dự cuộc biểu tình chống Trung Quốc bá quyền ở Sài Gòn đã bị một nhóm côn đồ, được mô tả là “an ninh” giả dạng, hành hung ngày 3-7-2012;
  • § Blogger Huỳnh Thục Vy bị công an tỉnh QuảngNam bắt cóc tại Sài Gòn áp giải về lại QuảngNam ngày 4-7-2012;
  • § Nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh đã bị một đám côn đồ xông vào hành hung ngay tại nhà riêng ở Hà Nội ngày 8-7-2012;
  • § Luật sư Lê Quốc Quân bị ba người đàn ông chận đánh trong một vụ tấn công mà ông cho là có tổ chức tại Hà Nội ngày 19-8-2012;
  • § Blogger Nguyễn Hoàng Vi bị an ninh bắt, đánh đập và lột quần áo, khám xét thân thể rất thô bạo khi định đến dự phiên xử phúc thẩm ba thành viên Câu lạc bộ Nhà báo Tự do ngày 28-12-2012;
  • § Blogger Người Buôn Gió và hai người bạn là Nguyễn Lân Thắng và Trương Văn Dũng bị công an Nghệ An bắt cóc mất tích từ 8-1-2013 đến 10-1-2013 khi chuẩn bị đến theo dõi phiên tòa ‘công khai’ xử 14 người yêu nước tại Thành phố Vinh.
Để bóp nghẹt tiếng nói khác với quan điểm của ĐCSVN, nhà cầm quyền VN ngoài việc dùng côn đồ du đãng hành hung những người bất đồng chính kiến họ còn áp dụng tối đa việc hình sự hóa việc sử dụng quyền tự do ngôn luận của người dân qua điều 79 “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và điều 88 “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN” của Bộ luật Hình sự 1999. Sau đây là một số trường hợp được chú ý nhiều:
  • § Ngày 24-5-2012, bốn cộng tác viên của mạng Truyền thông Chúa Cứu Thế là Chu Mạnh Sơn, Trần Hữu Đức, Đậu Văn Dương và Nguyễn Hoàng Phong, bị Tòa án ở Vinh, Nghệ An tuyên án từ 3 tới 3 năm rưỡi tù giam và 1 bản án 18 tháng tù treo về tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN.”
  • § Ngày 6-6-2012, Tòa án tỉnh Ninh Thuận tuyên án 5 năm tù giam ông Phan Ngọc Tuấn vì bị cáo buộc đã “tàng trữ, phát tán các tài liệu có nội dung vu khống, phỉ báng nói xấu Đảng, Nhà nước nước CHXHCNVN.”
  • § Ngày 9-8-2012, ông Đinh Đăng Định, từng kêu gọi người dân ký tên phản đối dự án bô-xít, đã bị tòa án tỉnh Đak Nông kết án 6 năm tù vì những cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN.”
  • § Ngày 24-9-2012, ba bloggers Điếu Cày, Tạ Phong Tần và AnhbaSG, là những thành viên chủ chốt trong Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, bị Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh  tuyên án tổng cộng 26 năm tù về tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN.”
  • § Ngày 30-10-2012, nhạc sĩ Việt Khang bị tuyên án 4 năm tù giam, 2 năm quản chế vì tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN.” Trần Vũ Anh Bình, người bị xử cùng ngày bị kết án 6 năm tù giam, 2 năm cưỡng chế.
  • § Ngày 28-11-2012, nhà dân chủ Lê Thanh Tùng bị phiên phúc thẩm Toà án Nhân dân Tối cao tại Hà Nội đã tuyên án 4 năm tù giam và 4 năm quản chế về tội đã phổ biến nhiều bài viết “chống phá nhà nước, nói xấu chính quyền, đòi đa nguyên đa đảng, đòi thay đổi Hiến pháp nước CHXHCNVN.”
  • § Ngày 27-12-2012, Luật sư tranh đấu cho nhân quyền, Lê Quốc Quân, bị bắt khẩn cấp và bị khám xét nơi làm việc và nhà riêng, và bị cáo buộc tội ‘trốn thuế’. Đây là một hình thức vu khống để bắt giam như đã áp dụng đối với blogger Điếu Cày vào năm 2008.
  • § Ngày 9-1-2013, tòa án Nhân Dân tỉnh Nghệ An đã tuyên án 14 người Công Giáo và Tin Lành vì tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ Luật Hình Sự, gồm Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu, Lê Văn Sơn, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Đình Cương, Đặng Ngọc Minh, Nguyễn Văn Duyệt, Nguyễn Văn Oai, Nông Hùng Anh, Nguyễn Xuân Anh, Hồ Văn Oanh, Thái Văn Dung, Trần Minh Nhật, và Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc. Hầu hết các thanh niên trên đều sinh hoạt trong mạng Truyền thông Chúa Cứu Thế. Ba án tù nặng nhất lên tới 13 năm, mười bị cáo khác lần lượt phải chịu các hình phạt từ 3 đến 8 năm tù giam cùng với thời hạn quản chế nhiều năm sau khi mãn án.
  Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam


[1] Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, “Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đối thoại trực tuyến với nhân dân,” http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Bo-truong-Bo-Thong-tin-va-Truyen-thong-doi-thoai-truc-tuyen-voi-nhan-dan/20126/140548.vgp. (Truy cập 12-11-2012)
[2] Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, cho đến nay toàn quốc có gần 17.000 nhà báo được cấp thẻ hành nghề, và ăn lương của nhà nước. Số lượng cơ quan báo chí in là 748 với 1.052 ấn phẩm báo chí, 184 báo, 564 tạp chí, 25 báo ngày, 67 đài phát thanh, truyền hình, 62 báo điện tử, 1024 trang tin điện tử tổng hợp chung. Bộ Thông tin và Truyền thông. “Tình hình phát triển lĩnh vực báo chí 6 tháng năm 2012.” http://mic.gov.vn/solieubaocao/solieuthongke/baochi/Trang/T%C3%ACnhh%C3%ACnhph%C3%A1ttri%E1%BB%83n.aspx.  (Truy cập 15-11-2012)
[3] Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, Số thuê bao internet trên cả nước tính đến cuối tháng 6/2012 ước tính đạt 4,4 triệu thuê bao, tăng 26,5% so với cùng thời điểm năm trước. Số thuê bao điện thoại cả nước tính đến cuối tháng 6/2012 ước tính đạt 135,9 triệu thuê bao, tăng 2,3% so với cùng thời điểm năm trước. Bộ Thông tin và Truyền thông. “Tình hình phát triển lĩnh vực viễn thông, internet 6 tháng 2012.” http://mic.gov.vn/solieubaocao/solieuthongke/vienthong/Trang/T%C3%ACnhh%C3%ACnhph%C3%A1ttri%E1%BB%83nl%C4%A9nhv%E1%BB%B1cvienthong6th%C3%A1ngn%C4%83m2012.aspx. (15-11-2012).
[4] Freedom House, “Freedom on the Net 2012,” http://www.freedomhouse.org/report/freedom-net/freedom-net-2012(Truy cập 21-1-2013).
[5] Reporters Without Borders, “Press Freedom Index 2011/2012,” http://en.rsf.org/press-freedom-index-2011-2012,1043.html. (Truy cập 21-1-2013).
[6] Reporters Without Borders, “Internet Ennemies Report 2012,” http://en.rsf.org/IMG/pdf/rapport-internet2012_ang.pdf. (Truy cập 25-1-2013).
[7] VOA, “Việt Nam thuộc 10 nước có nền tự do báo chí tồi tệ nhất thế giới,” http://www.voatiengviet.com/content/vietnam-thuoc-muoi-nam-co-nen-tu-do-bao-chi-te-nhat-the-gioi/1593610.html.  (Truy cập 25-1-2013).
[8] Lao Động, “Tổ chức nhóm chuyên gia bút chiến trên Internet,” http://laodong.com.vn/Chinh-tri/To-chuc-nhom-chuyen-gia-but-chien-tren-Internet/98582.bld. (Truy cập 3-2-2013).
[9] BBC, “Bị thôi việc vì phản đối TBT Trọng,” http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/02/130226_giadinhnet_editor_fired.shtml  (Truy cập 26-2-2013)
[10] Nhà báo & Công luận, “Gần 88% nhà báo bị cản trở khi tác nghiệp,” http://www.baomoi.com/Home/PhapLuat/congluan.vn/Gan-88-nha-bao-bi-can-tro-khi-tac-nghiep/7883648.epi. (Truy cập 3-2-2013).




Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

Nhân quyền VN 2012 (1): Quyền chính trị bị triệt tiêu

VRNs (15.04.2013) – Sài Gòn – Mạng lưới nhân quyền VN vừa công bố phúc trình về nhân quyền VN năm 2012, việc làm này nhằm mục đích: “không những nhằm báo động dư luận thế giới về tình hình nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam hiện nay, mà còn yêu cầu nhà cầm quyền CSVN chấm dứt những vi phạm đã tồn tại trong nhiều năm qua đồng thời phải bồi thường xứng đáng những thiệt hại gây ra cho nhân dân và các tập thể quần chúng. MLNQVN cũng ước mong các chính phủ yêu chuộng tự do – dân chủ và các tổ chức nhân quyền quốc tế có thái độ thích đáng đối với Việt Nam vì những thành tích tệ hại về nhân quyền của họ; đặc biệt cần ngăn cản việc Việt Nam làm hoen ố uy tín của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc khi họ tìm cách trở thành một thành viên của Hội đồng trong nhiệm khóa 2014-2016″.
VRNs xin trân trọng giới thiệu từng phần quan trọng của Bản phúc trình này.
————
Hiến pháp 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001 qui định rằng người dân có quyền tham gia quản lý nhà nước qua bầu cử và ứng cử (Điều 53 và 54), tự do ngôn luận, hội họp, lập hội và biểu tình (điều 69). Tuy nhiên, cũng chính điều 4 của bản hiến pháp nầy lại khẳng  định vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) trong mọi sinh hoạt đất nước.[1] Chính ở sự mâu thuẩn nầy và ý đồ duy trì độc quyền chính trị bằng mọi giá mà tất cả những quy định về quyền chính trị được công nhận nơi điều 20, 21 trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và điều 21, 22 trong Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự Và Chính Trị mà VN cam kết tôn trọng đã bị triệt tiêu. Người dân bị tước đoạt tất cả quyền chọn lựa thể chế chính trị và người đại diện một cách ôn hòa. Người dân không có quyền có quan điểm chính kiến khác với đường lối của ĐCSVN. Tất cả các nhóm đối lập bị đàn áp và đặt ra ngoài vòng pháp luật.

1.  Điều Hành Việc Nước Là Đặc Quyền Của ĐCSVN
Cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới, VN thường xuyên tổ chức những cuộc bầu cử các cấp chính quyền. Quốc hội được Hiến pháp qui định là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho toàn dân, có quyền làm luật và quyền bổ nhiệm chính phủ. Tuy nhiên việc tổ chức bầu cử và sinh hoạt nghị trường hiện nay chứng tỏ Quốc hội chỉ là dụng cụ của ĐCSVN. Cuộc bầu cữ Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 vào tháng 5 năm 2011 đã cho thấy rõ điều đó. Không có một tổ chức nào được tham gia ứng cử ngoại trừ ĐCSVN và một số rất ít người ngoài đảng do họ chọn lựa. Tất cả mọi ứng viên đều bị gạn lọc bởi Mặt Trận tổ Quốc qua “Hội Nghị Hiệp Thương” và “Hội Nghị Cử tri” ở cấp trung ương và cấp địa phương. Những người không đồng chính kiến với ĐCSVN không được ra ứng cử. Luật sư Lê Quốc Quân là một người bất đồng chính kiến duy nhất nộp đơn ứng cử Quốc Hội và đã bị Hội Nghị Cử Tri cấp cơ sở Phường Yên Hòa, Hà Nội loại tên không cho ứng cử. Ngay chức vụ Chủ tịch Quốc Hội cũng không phải do Quốc Hội bầu, mà do Trung Ương ĐCSVN chọn.
Trong quá trình công tác lập pháp tại VN, mọi dự án luật đều xuất phát từ văn phòng Trung ương ĐCSVN. Trong năm 2012, để đánh bóng vai trò của Quốc hội, Đảng ủy Văn phòng Quốc hội đã cho phép tổ chức những buổi chất vấn một số bộ trưởng và ngay cả thủ tướng. Sự kiện này làm cho dư luận trong nước và nhất là các nước dân chủ bên ngoài VN có ảo giác rằng Quốc hội VN có thực quyền. Sự thật đó chỉ là kịch bản đã được thỏa thuận trước giữa các nhân vật trong Đảng trong việc phân công điều hành Chính Phủ và Quốc Hội. Đảng vẫn thống lãnh Quốc hội với  91.6% đại biểu là đảng viên và phần còn lại là những người được Đảng dùng trong vai trò trang trí cho bộ máy cai trị.
Ngày 28-12-2012, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, và cho rằng đây là một đợt sinh hoạt chính trị quan trọng nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Thế nhưng, cũng chính ngay trong Chỉ thị đó ông Tổng Bí thư lại ra lệnh cho các lực lương quân đội và công an phải “kịp thời đấu tranh, ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta.” Việc sửa đổi hiến pháp như vậy thực ra cũng chỉ là một trò lừa bịp dư luận thế giới đồng thời là một biện pháp xoa dịu những bất mãn của người dân về những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày do bởi sự thối nát và bất lực của bộ máy nhà nước dưới sự thống trị của ĐCSVN.
Ở cấp địa phương, sự can thiệp của đảng ủy địa phương vào chính quyền lại càng thô bạo hơn. Từ năm 2008 Bộ Chính Trị ban hành Nghị quyết số 22/NQ-TW đề ra “mô hình bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã, phường” mà Tạp chí Xây dựng Đảng cho là, “vừa tăng cường sự lãnh đạo của Đảng (bí thư đảng uỷ có thực quyền hơn), vừa triển khai thực hiện nghị quyết của đảng uỷ phường hiệu quả hơn, làm cho quyền lực ở cơ sở được tập trung, thống nhất.”[2]
Nói tóm lại, từ trung ương đến địa phương, chỉ có khoảng 3 triệu đảng viên ĐCSVN trong số hơn 91 triệu công dân VN là những người được quyền sinh hoạt chính trị. Số còn lại đã bị tước đoạt mất quyền và cơ hội tham gia lãnh đạo và quản lý đất nước. Chính vì thế tổ chức Freedom House, trong Bản Phúc Trình về Quyền Chính trị và Tự do dân sự trên thế giới 2013 đã xếp VN ở mức 7/7 về quyền chính trị trong thang điểm từ 1 tới 7, và mức 5/7 về các quyền tự do dân sự.[3]

2. Quyền Tự Do Phát Biểu, Tự Do Lập Hội, Và Tự Do Biểu Tình
Điều 69 Hiến pháp VN ấn định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”. Vì tính cách quan yếu của quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, và quyền được thông tin trong hoàn cảnh cụ thể của VN hôm nay, bản báo cáo nầy đã có một mục riêng cho các vấn đề nầy [Xem phần Quyền Tự do Ngôn luận].
Về quyền lập hội, hiện nay bất kỳ một tổ chức quần chúng nào không nằm dưới dù che của Mặt Trận Tổ Quốc, một tổ chức ngoại vi của ĐCSVN có thể tồn tại được, đặc biệt là các tổ chức tôn giáo và tổ chức nghiệp đoàn. Trong năm 2012 chính quyền VN đã đưa ra những quy định ngặt nghèo hơn cho hai loại tổ chức nầy qua việc ban hành Bộ Luật Lao động 2012 và Luật Công đoàn 2012 để loại bỏ quyền thành lập nghiệp đoàn độc lập [Xin xem thêm ở phần Quyền Lao động của báo cáo nầy]; và Nghị định số NĐ 92/2012/NĐ-CP, hạn chế việc đăng ký các tổ chức tôn giáo và gia tăng việc kiểm soát sinh hoạt của các tổ chức nầy. Chẳng hạn chỉ có những tổ chức tôn giáo đã sinh hoạt tôn giáo ổn định 20 năm trở lên và “không vi phạm các quy định tại Khoản 2 Điều 8 và Điều 15 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo” mới được đăng ký (Điều 6 của NĐ 92/2012.) [Xin xem thêm ở chương Tự do Tôn giáo của báo cáo nầy]
Kể từ Chính sách Đổi mới từ giữa thập niên 80, trước nhu cầu ngoại viện, VN đã nới tay với sự hình thành những tổ chức xã hội dân sự trong một số lãnh vực nhất định  như khoa hoc, y tế , môi trường, và từ thiện. Những tổ chức có nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế hoặc các nước chi viện thì tương đối có được sự độc lập về điều hành. Số nhận tài trợ từ chính phủ thì hoàn toàn  chịu sự kiểm soát của chính phủ về chính sách cũng như điều hành. Hiện nay không có một tổ chức xã hội dân sự nào, hiểu theo nghĩa được hoàn toàn độc lập với nhà nước như các quốc gia khác trên thế giới, được công khai hoạt động hợp pháp. Đơn cử trường hợp tổ chức Hướng Đạo Việt Nam, một tổ chức giáo dục thanh thiếu nhi có mặt trên toàn lãnh thổ VN từ thập niên 40 thế kỷ trước, đã bị cấm tuyệt tại Miền Bắc sau khi ĐCSVN nắm quyền, và bị đặt ra ngoài vòng pháp luật tại Miền Nam sau năm 1975. Cho đến năm 2012, tại Miền Nam đã có một số cố gắng phục hồi sinh hoạt tổ chức Hướng Đạo một cách thực tế; tuy nhiên, vẫn không được phép hoạt động như là một tổ chức hợp pháp.[4]
Mặc dù việc phát triển các tổ chức phi chính phủ có khuynh hướng gia tăng trong thập niên qua, những thay đổi luật lệ gần đây về điều kiện đăng ký, điều hành, và thực hiện các chương trình càng ngày càng trở nên khó khăn.[5] Năm 2012 được đánh dấu với việc phản công của chính quyền CSVN đối với khuynh hướng hình thành những tổ chức xã hội dân sự nói chung. ĐCSVN, qua cơ quan ngôn luận chính thức của họ là báo Nhân Dân, đã cho rằng việc hình thành các tổ chức xã hội dân sự là âm mưu của các thế lực thù địch và phản động nước ngoài nhằm “kích động sự thoát ly vai trò lãnh đạo của Ðảng và Nhà nước, cổ vũ quyền tự do lập hội theo tiêu chí phương Tây.” Ðể  chống lại việc thành lập và hoạt động các tổ chức xã hội dân sự độc lập với nhà nước, bài báo tiếp, “nhà nước cần tăng cường công tác quản lý các tổ chức xã hội, không để các thế lực thù địch lợi dụng.”[6]
Đặc biệt đối với các tổ chức dân sự có mục tiêu chính trị và nhân quyền, ngày 17-12-2012 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị cho Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 68 phải cương quyết “không để nhen nhóm hình thành các tổ chức chính trị đối lập chống phá và đi ngược lợi ích của đất nước, của nhân dân.”[7] Vì thế một số tập hợp vận động dân chủ và nhân quyền được nhen nhúm trước đây như Khối 8406, Đảng Nhân Dân Hành Động, Đảng Dân Chủ, Đảng Thăng Tiến Việt Nam, Đảng Vì Dân, Đảng Việt Tân, Cao Trào Nhân Bản, Ủy Ban Nhân Quyền, Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông, Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, Hội Ái hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn giáo Việt Nam, Tuổi Trẻ Yêu Nước… vẫn tiếp tục bị ngăn cấm, truy lùng, và trừng phạt. Trong năm 2012 nhiều vụ án hình sự hóa nhằm vào các tổ chức và các cá nhân tham gia các tổ chức trên. Trong số đó có thể kể:
  • § Ngày 04-02-2013, Tòa sơ thẩm tỉnh Phú Yên xử 22 người thuộc  Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn, một tổ chức tôn giáo được thành lập từ năm 1969, về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Những người nầy bị bắt vào tháng hai 2012 với cáo buộc ban đầu là “lợi dụng quyền tự do dân chủ để gây hại đến lợi ích nhà nước.”
  • § Ngày 9-1-2013, Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An đã tuyên án 14 thanh niên vì tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ Luật Hình Sự. Những người nầy bị bắt vì tham gia sinh hoạt trong mạng Truyền thông Chúa Cứu Thế, một kết nối trao đổi và phổ biến tin tức cổ xúy cho nhân quyền và tự do, đặc biệt là tự do tôn giáo.  Một số trong các người bị truy tố bị gán cho là thành viên của Đảng Việt Tân. Những người nầy bị bắt trong năm 2012 vào nhiều thời điểm khác nhau.
  • § Ngày 28-12-2012 Phiên xử phúc thẩm ba bloggers thuộc Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do gồm Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, và AnhbaSG Phan Thanh Hải. Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do được hình thành từ năm 2007 và được coi như là những nhà tiên phong sử dụng blogs để tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận.
  • § Ngày 30-10-2012 Toà Án Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử hai thành viên của tổ chức Tuổi Trẻ Yêu Nước là nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình và nhạc sĩ Việt Khang tức Võ Minh Trí với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN”. Hai thành viên khác của tổ chức Tuổi Trẻ Yêu Nước là Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị bắt và truy tố trong tháng 10 năm 2012 về tội “hoạt động tuyên truyền chống phá Nhà nước CHXHCNVN.”[8]
  • § Riêng Khối 8406 hiện có 14 thành viên còn đang bị cầm tù, trong đó có 4 người bị kết án trong năm 2012 là Mục sư Nguyễn Công Chính, Bà Hồ Thị Bích Khương, Bà Lê Thị Kim Thu, và nhà báo tự do Lê Thanh Tùng. Trong thập niên qua đã có 39 thành viên của Khối 8406 bị xử án tù và đã mãn hạn tù, một số lớn còn đang bị quản chế tại gia.
  • § Việc đàn áp những người bất đồng chính kiến, đặc biệt là những người có liên hệ đến các tổ chức chính trị mà CSVN gọi là “phản động” vẫn tiến hành suốt năm 2012. Những trường hợp được dư luận chú ý gồm vụ án Nguyễn Quốc Quân thuộc Đảng Việt Tân bị bắt ngày 17/04/2012,[9] vụ án Võ Viết Dziễn thuộc Tổ Chức Phục Hưng bị bắt ngày 9-4-2012,[10] vụ khám xét nhà và bắt giữ Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, người sáng lập Cao Trào Nhân Bản, ngày 7-3-2013.[11]
Trong lãnh vực quyền biểu tình, năm 2012 được đánh dấu bởi những sinh hoạt chính trị của quần chúng trên đường phố vào tháng 7, tháng 8, và tháng 12 tại Sài Gòn và Hà Nội để chống đối việc Trung Quốc hung hăng xâm lấn lãnh hải VN, và các cuộc tập họp của dân oan đòi công lý ở nhiều tỉnh thành trên toàn quốc [Xin xem phần Dân Oan của báo cáo nầy].  Cũng như năm trước, thái độ của chính quyền đối với các cuộc biểu tình chống Trung quốc xâm lược thay đổi tùy nhu cầu chính trị của đảng cầm quyền. Có những trường hợp lực lượng công an chỉ theo dõi canh chừng, nhưng có những trường hợp, đặc biệt là tại Sài Gòn, công an thẳng tay ngăn chận và trấn áp. Nhiều người cầm đầu bị công an ngăn chận ngay tại nhà trước khi đến tham gia, nhiều người khác bị đàn áp và bắt đi. Chẳng hạn trong cuộc biểu tình ngài 1-7-2012 tại Sài Gòn, ngoài blogger Huỳnh Thục Vy và hai em là Huỳnh Khánh Vy và Huỳnh Trọng Hiếu còn có 6 người khác bị bắt là Blogger Nguyễn Hoàng Vi, Hành Nhân, Gió Lang Thang, Dân Nước Nam, Lê Thuận và bạn Võ Thị Ngọc Châu. Sau đó ít hôm blogger Huỳnh Thục Vy bị công an tỉnh Quảng Nam bắt đưa về thành phố Tam Kỳ điều tra.
Đối với các cuộc tập họp của dân oan đòi lại đất đai bị truất hữu mà không được bồi thường thỏa đáng, chính quyền đã đối phó một cách quyết liệt hơn. Nhiều nông dân bị đánh đập trọng thương,[12] có trường hợp tử vong[13] tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng và vườn hoa Lý Tự Trọng, Hà Nội, nơi mà dân oan từ nhiều nơi trên cả nước kéo về đòi công lý suốt năm. Ở các địa phương, theo báo cáo của Tổng Thanh tra Chính phủ, số lượng tuy có giảm, nhưng số đoàn đông người càng ngày càng nhiều.[14] Các biện pháp trấn áp cũng dã man hơn. Những vụ đàn áp lớn được dư luận chú ý nhiều như vụ Văn Giang ở tỉnh Hưng Yên ngày 24-4-2012,[15] vụ Đông Triều ở tỉnh Quảng Ninh ngày 21-12-2012,[16] và vụ Vụ Bản thuộc tỉnh Nam Định ngày 9-5-2012.[17]
Trước áp lực của công luận quốc tế và để xoa dịu dư luận, vào tháng 11- 2011 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị Quốc Hội xem xét và đưa luật biểu tình vào chương trình soạn thảo luật. Cho đến cuối năm 2012, vẫn chưa có luật biểu tình. Trong thảo luận tại Quốc hội, có vị đại biểu cho rằng VN không cần luật biểu tình vì, “phải khẳng định ngay từ khởi thủy và cho tới tận ngày nay biểu tình là để chống lại chính phủ, chống lại chủ trương của chính phủ nước mình.”[18]
MẠNG LƯỚI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM






Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế