CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

Ông Vịnh liệu có nhầm?

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trả lời giới truyền thông Trung Quốc. Ảnh: Quân Đội Nhân Dân

Ông Vịnh tức ông Nguyễn Chí Vịnh, ủy viên T.Ư đảng, thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, người mà dư luận đồn đoán sẽ có thể cầm chức bộ trưởng bộ này nay mai.

Ngày 8.6, hầu hết báo chí chính thống đều đăng bài về cuộc gặp của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh với giới báo chí truyền thông Trung Quốc nhân chuyến ông Vịnh dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 4 vào 2 ngày 5 - 6.6 tại Bắc Kinh. Có thể nhận thấy trên các báo Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Thanh Niên, TTXVN... nội dung bài đăng đều na ná như nhau, dường như cùng một nguồn chứ không phải do phóng viên bản báo viết. Điều ấy cũng chả có chi lạ bởi ở vấn đề mang tầm quốc tế, quốc gia, chủ quyền lãnh thổ, cần phải có sự thống nhất về quan điểm, báo chí nhà nước chỉ làm nhiệm vụ truyền tải thôi.

Khi đọc bài Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đối thoại với truyền thông Trung Quốc trên báo Thanh Niên (xem toàn văn ở đây), tôi đánh giá ông Vịnh là người hoạt ngôn, sắc sảo, thông minh (chả thông minh mà lại làm đến thượng tướng), bản lĩnh có thừa. Mặc dù các nhà báo Trung cộng cũng là những kẻ ghê gớm, đầy thủ đoạn, thủ pháp lắt léo đưa người khác vào tròng nhưng họ dường như phải chào thua thượng tướng Việt Nam. Lâu nay những phát biểu của ông Vịnh, dù ở trong hay ngoài nước, dù trước bất kỳ đối tượng nào cũng đều gây sự chú ý, không hẳn vì đó là nhời của ngôi sao đang lên đang sáng, mà còn đại diện cho quan điểm, đường lối của nhà nước Việt Nam đương thời. Chính vì thế, tôi lấy làm lạ khi đọc đoạn dưới đây:


Khi trả lời câu hỏi của phóng viên Hoàn cầu thời báo (một tờ báo Trung cộng rất hung hăng chống Việt Nam) thái độ của Việt Nam về chiến lược tái cân bằng của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định: “Nếu chiến lược này đem lại hòa bình, ổn định, bình đẳng cho tất cả các quốc gia trong khu vực, tôn trọng luật pháp quốc tế thì chúng ta không có gì phản đối. Ngược lại, chúng ta phản đối nếu chiến lược đó phương hại đến lợi ích các quốc gia và hòa bình trong khu vực” (trích chính xác nguyên đoạn).

Tôi thắc mắc, sao ông Vịnh lại dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều là "chúng ta". Tôi hỏi một nhà báo, liệu có sự nhầm lẫn gì chăng, biết đâu sai sót do bản dịch từ tiếng Trung hoặc tiếng Anh sang tiếng Việt. Nếu tư liệu (để có bài báo ấy) nguyên gốc tiếng nước ngoài thì, theo cách hiểu thông thường, không thể dịch wủa men (tiếng Trung) hoặc we (tiếng Anh) thành "chúng ta" được. Trong văn cảnh cụ thể này, nhất là người nói là ông Vịnh, phải dịch thành "chúng tôi". Thượng tướng đang thay mặt cho Việt Nam, một quốc gia có chủ quyền kia mà. Nhưng được biết bài mà các báo VN đăng là bài chữ Việt đã được đích thân thượng tướng đọc duyệt, thế mới lạ. Khi dùng từ "chúng ta", có thể tạm hiểu quan hệ giữa hai nước Việt -Trung đang là một khối thống nhất về nhiều mặt, không phân biệt, tôi là anh mà anh cũng là tôi. Dường như những bất đồng về biển Đông, về Hoàng Sa - Trường Sa không đáng kể. Chỉ đáng lưu ý rằng cái "chúng ta" đó đã vô tình hòa nhập Việt Nam vào Trung Quốc, không khẳng định được vị thế, sự độc lập, tự chủ của Việt Nam. Đúng ra là phải "chúng tôi", anh hỏi tôi trả lời, tôi bày tỏ quan điểm chính kiến suy nghĩ của chính tôi, cao hơn là của nhà nước tôi, của nhân dân Việt Nam.

Tôi bần thần suy nghĩ, một người thông minh sắc sảo như ông Vịnh, lẽ nào lại nhầm lẫn đến thế. Ông ấy thừa biết đang ở vị trí nào chứ, đại diện cho ai, nhầm làm sao được. Hay là ông buột mồm, nói nhịu, "nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy", tôi mong vậy. Nhưng nếu ông bảo rằng không nhầm không nhịu thì tôi đành chịu.

9.6.2013
Nguyễn Thông

Copy từ: Nguyễn Thông

Tâm thế nước lớn tại hai vị trí khác nhau




H2
 Hùng dũng và...


 

....e lệ bên chàng Obama

California : Hàng ngàn người biểu tình chống Tập Cận Bình


Cộng đồng người Việt tập hợp biểu tình ở Cali (nguồn : báo Người Việt)
Cộng đồng người Việt tập hợp biểu tình ở Cali (nguồn : báo Người Việt)

Thụy My / Tú Anh
Theo AFP, bên ngoài địa điểm cuộc họp thượng đỉnh Mỹ -Trung tại Sunnylands, hàng ngàn người gồm các tổ chức nhân quyền, thành viên Pháp Luân Công, phong trào tranh đấu đòi độc lập cho Tây Tạng tập họp chống chủ tịch Trung Quốc... Dù trời nóng hơn 44°C, cộng đồng người Việt hải ngoại vẫn tham gia đông đảo với biểu ngữ lên án « Trung Hoa đỏ xâm lược biển Đông ».

Sau đây là tường thuật của nhà báo Ngọc Lan, phóng viên báo Người Việt và ông Trần văn Minh trong cộng đồng Việt Nam tại bang California, Hoa Kỳ :
Nhà báo Ngọc Lan
 
08/06/2013
 
 
Về phần mình, ông Trần Văn Minh, thuộc ban tổ chức biểu tình cho biết : 
Ông Trần Văn Minh
 
08/06/2013
by Thụy My
 
 
Đồng bào tham gia rất là đông. Thực tế chúng tôi đã phải mướn tới 13 chiếc xe bus, mỗi chiếc khoảng 56 chỗ cho ngày hôm nay. Ngày mai dự trù khoảng 8 hay 10 xe bus. Nhưng riêng hôm nay thì số người lên xe bus đã khoảng bảy trăm mấy chục người, và chúng tôi cũng đang lo lắng không biết là có đủ xe cho bà con không. Đồng bào ở những vùng khác như trên L.A., San Diego, San Bernardino thì họ cũng có những đoàn xe bus riêng khác nữa đổ về.
Đây là dịp để đồng bào mình ở đây lên tiếng cho thế giới và Hoa Kỳ biết những hành động của Trung Cộng ở Biển Đông, và cả những sự xâm lấn, hung hăng của Trung Cộng trên mọi khía cạnh.
Địa điểm tập trung lên xe làm lễ xuất phát ở ngay 14550 Magnolia tức là khu Đền Hùng của cộng đồng Việt Nam mình ở đây. Khu này cũng chỉ là khu thương mại thôi, nhưng có parking, có chỗ để cho xe bus vào, để mình tụ họp đông đảo bà con.
Còn chỗ mình biểu tình ở trên Palm Spring. Chúng tôi đã liên lạc với cảnh sát ở trên đó thì họ cũng rất là hợp tác. Và đặc biệt khi họ nghe thấy là số người của mình lên tới cả ngàn người, thì họ đã dành một bãi đất trống khoảng một square mile để chúng ta có thể tụ họp ở đó biểu tình. Đặc biệt, bãi đất trống đó đối diện với khu Sunnylands Estate, tức là trang trại Sunnylands, nơi mà hai vị nguyên thủ quốc gia gặp nhau.
Mình cũng không thể tưởng tượng được là sự hợp tác của cảnh sát lại tốt như vậy. Ban đầu thì chúng tôi lên xin phép vì số lượng người tới quá đông, mình báo cho họ biết. Họ rất là lo lắng, nhất là cho sự an toàn của mình, vì khu vực Palm Spring là sa mạc, rất là nóng và ngày hôm nay có thể lên tới 105 – 110 độ F.
Vì vậy họ đã cung cấp cho mình những phòng vệ sinh di động để đó sẵn, rồi họ cũng sẽ có những xe cứu thương đậu sẵn ở đó. Họ còn quan tâm cho phép mình có thể mang những mái che nắng tới. Tức là cho dù mình phản đối ông tổng thống đang ở trong kia, mà cảnh sát vẫn tôn trọng quyền tự do của mình, và họ tạo điều kiện để mình diễn đạt, phô trương, nói lên nguyện vọng của mình.
Chúng tôi cũng có liên lạc với cộng đồng Philippines, kêu gọi họ, thì cũng thấy nhiều email và báo chí của cộng đồng người Philippines gửi đi kêu gọi bà con, thì có lẽ cũng sẽ có những nhóm người của họ tới. Và ngoài Philippines thấy có người Tây Tạng cũng sẽ tới, rồi Pháp Luân Công, cộng đồng người Lào cũng có tới địa điểm xuất phát và cùng đi chung với nhóm Việt Nam của mình. Cảnh sát cũng cho biết là ngoài nhóm biểu tình của mình thì cũng có nhiều nhóm biểu tình khác của người Mỹ nữa.


Copy từ: RFI

Tâm trạng một nhà văn bên trong trại Lộc Hà


Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-06-08
ttlocha-305.jpg
Trại Phục hồi nhân phẩm Lộc Hà, ảnh chụp hôm 02/06/2013.
Courtesy NguyenHuuVinhBlog


Cuộc biểu tình ngày 2 tháng Sáu chống Trung Quốc nhanh chóng bị dẹp tan. Gần 30 người bị bắt vào trại Phục hồi nhân phẩm Lộc Hà trong đó có nhà văn Thùy Linh, một ngòi viết phản biện thường tập trung vào các cuộc biểu tình tại Hà Nội trong thời gian qua.
Nhà văn Thùy Linh có nhã ý giúp chúng tôi bài phỏng vấn này để quý thính giả biết rõ hơn tâm trạng một nhà văn khi quyết định tìm hiểu bên trong trại Lộc Hà bằng trải nghiệm trực tiếp của mình để viết lại những xúc cảm, trăn trở trước vở kịch mà tác giả thủ một vai trong đó.

Không sợ hãi

Trước tiên nhà văn Thùy Linh cho biết cảm giác của chị khi thật sự bước chân vào bên trong căn trại này:
Thùy Linh: Nói thật với anh Thùy Linh không có một chút cảm giác gì hết. Mình đã chấp nhận làm một việc mà tình huống đó mình đã biết nên không có gì bất ngờ cũng như không có gì phải sợ hãi cả. Nó giống như tham gia một cuộc chơi mà luật chơi mình không được phép đặt ra và luật chơi này bị áp đặt. Mình đã tự nguyện tham gia thì phải chấp nhận mọi tình huống vì vậy nó cũng rất bình thường. Hơn nữa bên cạnh mình còn có rất nhiều đồng đội, những người cùng chí hướng với mình, họ cũng đã từng vào trại Lộc Hà rất nhiều lần rồi vậy mà họ vẫn còn đi và đầy khí thế như thế. Bên cạnh đó còn rất nhiều người an ủi cho nên vào đó cũng không có gì đâu anh.
Mặc Lâm: Thưa chị, chúng tôi cũng biết chị có rất nhiều bài viết phản ứng lại việc Trung Quốc đối với dân tộc. Chị cảm thấy viết vẫn chưa đủ hay sao mà còn phải dấn thân làm những việc có thể có hại cho sự an nguy của cá nhân chị như vậy?
Tuyệt nhiên không có bất kỳ ai lo sợ, gần như họ đã quá quen với sự đàn áp này. Cái mà tôi thấy lo ngại hơn hết là hiện nay chính quyền không có cách gì để tháo gỡ.
-Nhà văn Thùy Linh
Thùy Linh: Nếu mình không đi, không cùng với đồng bào mình, không hít thở không khí đấy, sự kiện đấy, không được nhìn tận mắt, không được chứng kiến từng sự kiện nho nhỏ thì làm sao viết được anh? Mình còn nhìn được cả ánh mắt của chú bé 5 tháng tuổi bị bắt hôm qua cùng với mẹ ở trong Lộc Hà. Chứng kiến hai mẹ con khi mẹ cho con bú và người mẹ nói với con bất cứ điều gì cậu bé cũng ngoan ngoãn nghe và chịu đựng cảnh nóng nực ở trong Lộc Hà như thế nào, cậu được mọi người yêu thương ra sao. Điều đó hạnh phúc lắm anh ạ, chính những điều đó làm cho mình tiếp tục dấn thân và viết tiếp những bài sau này.
Mặc Lâm: Vâng, chị vừa kể lại câu chuyện của bà mẹ và đứa con 5 tháng tuổi đó được mọi người rất là yêu quí. Về phần công an trong trại Lộc Hà có nhìn thấy cảnh đó hay không và thái độ của họ đối với trường hợp này như thế nào, thưa chị?
Thùy Linh: Họ không có một biểu cảm gì, chỉ có mấy chú công an trẻ canh gác bên ngoài thì lúc tôi bế cậu bé ra thì mấy cậu cũng đùa đùa với chú bé một tí chứ còn những người chỉ huy chịu trách nhiệm thì họ không có một biểu cảm gì hết.
Thật ra mẹ con chị Nga đã bị bắt nhiều rồi. Thậm chí có lần đi lên Hà Nội trú ở nhà người quen còn bị an ninh đến bắt chủ nhà đuổi ra lúc giữa đêm. Anh em bạn bè nửa đêm phải đến để cứu mẹ con chị Nga đưa về nhà một người khác để tá túc. Những chuyện đó xảy ra rất nhiều rồi cho nên họ gần như không quan tâm đến cậu bé này nữa mà quan tâm đến bà mẹ trẻ. Người mẹ trẻ rất quyết tâm và dấn thân. Tôi nghĩ là tôi học được ở họ rất nhiều
bt-51-250.jpg
Những người biểu tình bị bắt bên trong Trại Phục hồi nhân phẩm Lộc Hà, ảnh chụp hôm 02/06/2013. Courtesy LeHienDucBlog.
Mặc Lâm: Vâng, chị vừa nói là có vào được Lộc Hà thì mới nhìn được thái độ của đồng bào và mới cảm nhận được suy nghĩ của họ. Chị có thể cho biết những người khác khi họ vào trại Lộc Hà, thái độ của họ chị thấy là dửng dưng, lo sợ hay là có một biểu lộ nào khác? Theo nhận xét của một nhà văn thì chị thấy nó ra sao, thưa chị?
Thùy Linh: Tuyệt nhiên không có bất kỳ ai lo sợ, gần như họ đã quá quen với sự đàn áp này. Cái mà tôi thấy lo ngại hơn hết là hiện nay chính quyền không có cách gì để tháo gỡ cái ngòi nổ thì xung đột không phải với Trung Quốc mà nó sẽ chuyển thành những xung đột trong nội bộ nhân dân.
Việc đó sẽ dẫn đến những đối kháng không thể lường trước được bởi vì hiện nay tất cả những bạo lực và đàn áp từ chính quyền gần như không còn tác dụng. Không những vậy mà nó càng thổi bùng vào nỗi căm hận của người dân. Bằng chứng là khi ra khỏi trại Lộc Hà có một vụ xô xát; Những người đứng đón thân nhân, bạn bè đã bị đánh rất tàn nhẫn. Việc này đã lập lại rất nhiều lần. Tôi nghĩ như thế bạo lực giữa chính quyền và nhân dân sẽ càng ngày càng bị đẩy cao lên. Nếu đã bị đẩy cao lên đến mức không có cách nào tháo ngòi nổ thì hậu quả sẽ không lường trước được.
Hôm qua ở trại Lộc Hà những gì tôi được chứng kiến hoàn toàn không phải là chuyện thuyết phục nhau, đối thoại với nhau nữa mà là sự chống đối. Người dân người ta chống đối có lý do và chính quyền gần như hoàn toàn bế tắc trong phương pháp đối thoại và tháo gỡ với nhân dân. Điều này cực kỳ nguy hiểm.

Chính quyền đã bất lực

Mặc Lâm: Vâng, chúng tôi cũng biết là chị rất quan tâm đến vấn đề này. Chị đã dấn thân, viết bài cũng như có những phản biện xã hội rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, khi người ngoài nhìn vào cách hành xử của chính quyền khi người dân đi biểu tình để chống Trung Quốc chứ không phải là chống chính quyền nhưng vẫn ngăn cản một cách rất thô bạo làm cho người ta tưởng tượng là chính quyền đang bênh vực cho Trung Quốc. Điều này sẽ gây hậu quả như thế nào trong người dân theo ch biết, thưa chị?
Người ta sẽ chuyển cái lòng căm hận với giặc ngoại xâm thành lòng căm hận với chính quyền! Đó là điều chắc chắn và hiện nay đang là như thế.
-Nhà văn Thùy Linh
Thùy Linh: Người ta sẽ chuyển cái lòng căm hận với giặc ngoại xâm thành lòng căm hận với chính quyền! Đó là điều chắc chắn và hiện nay đang là như thế. Khi người dân và chính quyền không còn đối thoại được nữa mà chỉ có lòng căm thù, theo anh thì anh sẽ hình dung hậu quả sẽ như thế nào? Người dân đã không bằng lòng với thái độ của chính quyền trong việc ứng xử với Trung Quốc, cộng vào đó là cách hành xử gọi là đề phòng của chính quyền trong việc dân đi biểu tình vì sợ từ biểu tình chống Trung Quốc trở thành biểu tình chống chế độ và sang các vấn đề khác.
Tôi thấy trên mạng các dư luận viên hoặc những người bảo vệ chế độ họ luôn khẳng định rằng đây là những người hoàn toàn ăn tiền của nước ngoài để chống chế độ. Đây là bọn phản động chứ chẳng chống Trung Quốc gì cả. Hầu như là họ có một luận điệu như thế.
Hôm qua, ngay ở bên ngoài của trại Lộc Hà khi ông xã tôi đi lên đón thì có nghe thấy mấy cậu an ninh trẻ, hình như đang học ở trường An ninh, đều nói rằng là chúng cháu ăn lương nhà nước để đi làm việc này chứ còn những người đi biểu tình họ ăn lương nước ngoài họ đi chống đối chế độ nên bọn cháu phải làm thôi, tức là họ đã được nhồi sọ như thế. Bây giờ mà vẫn tiếp tục cái luận điệu đó, tiếp tục hành xử như thế thì cái mâu thuẫn này được tích tụ sẽ dần dần, một thời điểm nào đó bị đẩy đến cao trào hay một cái mức nào đó thì nó sẽ bùng nổ thành cái gì, tôi không dám nói.
locha-250
Công an, an ninh đứng trước trại Lộc Hà ngăn cản những người đến đón người bị bắt. File photo.
Tôi không dám tiên đoán một điều gì nhưng chắc chắn là sẽ rất khủng khiếp. Chính quyền gần như bất lực và không những vậy mà còn bảo thủ trong cách hành xử. Anh thấy ngay gần đây, luật biểu tình vẫn còn treo lại sau 38 năm giải phóng miền Nam, cứ gọi là thống nhất đất nước đi. Thêm nữa là từ năm 46 trở lại đây, luật biểu tình vẫn bị treo. Cho đến giờ phút này, mấy chục năm trôi qua, luật biểu tình vẫn bị treo và họ lấy đó làm cái vòng kim cô áp đặt lên tất cả những người biểu tình rằng là vi phạm pháp luật.
Hôm qua tôi có tranh luận với cậu an ninh khi cậu bảo tôi rẳng việc chị làm là vi phạm pháp luật, tôi bảo trong Hiến pháp quy định là được phép biểu tình. Cậu ta bảo “Nhưng biểu tình phải trong khuôn khổ pháp luật”. Tôi bảo cậu ta rằng em chỉ cho chị khuôn khổ pháp luật là khuôn khổ nào để sau này chị biết và tất cả đồng đội của chị được biết và bọn chị sẽ làm đúng theo khuôn khổ đó. Cậu ta bảo là phải viết đơn xin biểu tình thì mới được biểu tình. Tôi bảo nếu có luật biểu tình thì bọn chị sẽ viết đơn xin biểu tình. Hiện nay chưa có luật, vậy thì việc bất tuân dân sự hiện nay là chống lại tất cả những gì rất phi lý hiện nay. Cậu ta bảo tôi nói ngang nên cậu dỗi cậu không nói chuyện nữa.
Mặc Lâm: Vâng, có sự mâu thuẫn rất lớn trong cách hành xử của nhà nước, họ không đưa ra điều gì rõ ràng cả. Không có một cấp chính quyền cao cấp nào đứng ra để mà giải thích việc người biểu tình không đúng với qui định hiện thời của chế độ. Như vậy theo chị, phải chăng nhà nước đang vi phạm một cách nghiêm trọng cái quyền của công dân khi họ nói lên tiếng nói yêu nước của mình mà nhà nước cứ vin vào điều này, điều kia để mà cấm đoán, thưa chị?
Thùy Linh: Cái đó thì rõ ràng rồi anh. Bởi vì Hiến pháp ra đời tư năm 46 đến giờ, có qui định người dân được biểu tình mà lại không thành được luật hóa thì đâu phải lỗi của người dân. Cái quyền biểu tình là hơi thở của cuộc sống. Vậy mà họ tước đoạt cái hơi thở của cuộc sống này, cái quyền lợi của người dân. Chính vì điều đó càng làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân và chính quyền ngày càng thêm sâu sắc. Nguy hiểm nhất là nhà nước dù có kết tội, kết án, bắt bớ vẫn không ngăn cản được chuyện biểu tình. Dù là qui mô nhỏ thôi nhưng người dân vẫn đi khiếu kiện, vẫn đi biểu tình đất đai, chủ quyền biển đảo; Họ vẫn đang đòi hỏi điều đó.
Nhà nước mà không kịp thời ra luật, không có những biện pháp chế tài kèm theo luật thì nó sẽ trở thành một sự tự phát mà tự phát kèm theo những bức xúc của người dân cùng với kích động của đám đông và tâm lý của đám đông thì nó nguy hiểm cho chính quyền chứ không phải cho người dân nữa
Mặc Lâm: Bên cạnh việc nhà nước cấm đoán thì họ còn khuyến khích hay nói đúng ra là họ tổ chức những đám tội phạm côn đồ để đánh những người biểu tình như chị thấy đó. Họ đánh rất nhiều người trong đó có anh Nguyễn Văn Phương, Trương Văn Dũng và Nguyễn Chí Đức... những người chưa hề nhận một đồng bạc nào của ngoại bang hết. Như vậy theo chị, sự đánh đập này có dẫn tới sự chống đối quyết liệt hơn của người dân khi họ cảm thấy bị đẩy vào đường cùng hay không? Và đây có phải là một chính sách sai lm không?
Thùy Linh: Chắc chắn là sai lầm, điều đó là chắc chắn bởi vì thực tế cuộc sống hiện nay có nhiều vụ việc không trên báo chí mà nó chỉ xảy ra trong cuộc sống để thấy rằng người dân người ta càng ngày càng không sợ chính quyền mà người ta còn chống đối rất quyết liệt và chống đối kể cả bằng bạo lực.
Họ lấy bạo lực đáp lại bạo lực. Khi mà bạo lực cứ leo thang tiếp tục trong nội bộ nhân dân và giữa nhân dân và chính quyền thì sự ổn định chính trị như chính quyền mong muốn là điều không thể
Mặc Lâm: Vâng, một lần nữa xin cảm ơn chị về những chia sẻ này và cũng chúc chị sớm viết những bài viết hay về các kinh nghiệm của mình.


Copy từ: RFA

7-06-2013: BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC TẠI PALM SPRINGS, CALIFORNIA

7-06-2013: BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC TẠI PALM SPRINGS, CALIFORNIA

Trí Nhân Media tổng hợp
7-06-2013
* Tiếp tục cập nhật

Thứ bảy 8-06-012

Quê hương mình rồi sẽ ra sao ? 
Hãy làm ngọn gió đổi thay
Hãy đứng lên cháu con Rồng Tiên, Đừng thờ ơ, đừng làm ngơ. Triệu con tim cùng bước tới. Chúng ta là dòng giống Lạc Hồng


Tờ Chicago Tribune có phần tường trình trực tiếp về cuộc biểu tình (sau phần quảng cáo).
Vì lý do kỹ thuật, TNM đã bóc gỡ phần tường trình của Chicago Tribune, mời bạn đọc theo link sau đây để xem phần tường trình :
http://www.chicagotribune.com/business/sns-rt-us-usa-chinabre9560b1-20130607,0,892099.story
Tờ Los Angeles News, khi tường trình về cuộc họp thượng đỉnh của ông Obama và ông Tập Cận Bình tại Palm Springs cũng có đề cập đến cuộc biểu tình của người Việt Nam, Tây Tạng, Pháp Luân Công bên ngoài Sunnylands.

"Local protesters upset with the Chinese government over a number of issues gathered there ahead of the presidential meeting. The groups included Vietnamese protesting the treatment of their countrymen on an island they say China has invaded illegally. Protesters also included members upset over treatment of Tibetans."
-------------------------
2:00 giờ chiều 

"Chúng tôi thấy có cộng đồng Tây Tạng, cộng đồng Mông Cổ rồi Pháp Luân Công, cộng đồng người Lào cũng tham dự cuộc biểu tình. Nhưng mọi người đều hoà mình vào cuộc biểu tình không còn phân biệt cộng đồng nào. Tất cả đều thể thể hiện một ý chí "CHỐNG BỌN XÂM LƯỢC TRUNG QUỐC"." (ông Trần văn Minh, cộng đồng Việt Nam tại California, Hoa Kỳ)
YouTube: Hương Giang thực hiện

11:00 giờ 
Quá hứng khởi - khi xe buýt đến nơi biểu tình, cả một rừng cờ vàng, cùng một rừng người có chung một nỗi căm hờn quân xâm lược.


"Hãy biết yêu quê hương Việt Nam, Hãy biết đau nỗi đau người dân ... "


YouTube: Cailuong40 thực hiện

Riêng Thống đốc bang California Jerry Brown, văn phòng của thống đốc công bố, ông Brown cũng có mặt trong hội nghị thượng đỉnh với Xi ở Sunnylands, Rancho Mirage này. Ông Brown găp Tổng thống Barack Obama tại Palm Springs Airport vào thứ Sáu và sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình     khoảng giữa trưa thứ bảy tại Hyatt Regency Indian Wells vào thứ bảy, hôm nay .

Theo bài viết của Steve Holland and Matt Spetalnick được đánh đi từ  Reuters vào 10:00 giờ đêm ngảy 7-06-2013 (giờ California), đã đề cập về cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt tại Rancho Mirage, California. 


Bài báo viết: "Gần cổng của Sunnylands, khoảng 100 người biểu tình - trong đó có người Việt nam. Họ biểu tình để phản đối Trung Quốc trong các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, để ủng hộ quyền của người Tây Tạng và các học viên từ các nhóm Pháp Luân Công - người biểu tình bất chấp cả cái nóng khắc nghiệt cùng nhau giương cao biểu ngữ phản đối."
Nguyên văn: "Near the gates of Sunnylands, about 100 protesters - including Vietnamese angered by China's muscular approach to territorial disputes in the South China Sea, Tibetan rights supporters and adherents to the banned Falun Gong spiritual group - braved withering heat to wave banners and signs."
Bấm tại đây

Hình từ Reuters
Được biết Tổng thống Obama đã dừng chân tại miền Bắc California vào hôm thứ năm 6-06-2013 để tham dự một bữa tiệc gây quĩ cho đảng Dân Chủ và sáng ngày thứ sáu, 7-06-2013 ông có mặt tại khách sạn Fairmont, San Jose, California để thảo luận về 2 chương trình mà chính phủ của ông sẽ thực hiện. Hai chương trình này liên quan đến vấn đề thông tin internet và Bảo Hiểm Sức Khỏe.

TT Obama rời San Jose khoảng 10:00 giờ trưa, ghé qua Los Angeles để tham dự một buổi gây quĩ khác trước khi đến Palm Springs, Nam California gặp gỡ ông Tập Cận Bình.
***********
Thứ sáu 7-06-2013

Bác Long, tham dự biểu tình:
"Bây giờ là 9:00 giờ tối, một số đồng bào đi về. Khí hậu của vùng sa mạc rất nóng, tuy nhiên tinh thần mọi người rất cao. Những người ở lại quyết định "camping" thắp nến tuyệt thực. Có rất nhiều đồng hương từ xa đến tham dự. Ngày mai thứ bảy, sẽ có thêm những chuyến xe buýt từ địa điểm tập trung tại Little Sài gòn đưa dồng bào đến đây biểu tình. Tôi rất ngưỡng mộ tinh thần của những người tham dự biểu tình" 
Từ tường trình của RFA: Anh Nguyễn Thiện Thành, một cư dân của thành phố Garden Grove, chia sẻ cảm xúc:
“Thiện Thành đang đứng tại hiện trường ở Palm Springs. Hiện giờ là hơn 2000 người đứng rải rác từ đầu đường vào đến cổng resort này. Vừa rồi có một hình ảnh rất là hay là hai người đàn ông Tây Tạng sexy 100% chạy từ đầu này đến đầu đường bên kia để thể hiện tinh thần chống Tập Cận Bình. Hiện giờ thì mọi người đang dồn tất cả về cổng mà phái đoàn sẽ đi tới. Có thể nói đây là lần đầu tiên Thiện Thành mới chứng kiến một khí hậu khắc nghiệt đến 112 độ giữa đồng trống và cộng đồng Việt Nam thì có được một cái lều để che tạm nhưng khí thế rất là mạnh. Lúc nãy mọi người vào trong lều nhưng khi nghe phái đoàn của Tập Cận Bình tới thì mọi người dồn ra ngoài không còn biết cái nóng là gì, họ chỉ biết là bằng mọi cách phải đối đầu với Tập Cận Bình mà thôi.”

Ảnh: Thanh Niên Cờ Vàng

Ảnh: Thanh Niên Cờ Vàng
Tin tức và hình ảnh từ Ngọc Lan - (báo Người Việt)


Và lúc hơn 3 giờ, khi có tin báo Tổng Thống Obama đã đáp xuống Palm Springs, cũng là lúc hai người đàn ông trong nhóm biểu tình của người Tây Tạng đã cởi hết quần áo và chạy vào giữa con đường Bob Hope, nơi bị cảnh sát chặng để thể hiện sự phản đối của mình.


Cũng thời gian này, số người tham gia biểu tình lên đến con số hàng ngàn khi có thêm 14 xe bus chở đồng hương từ vùng Orange County lên sát nhập cùng đoàn người có sẵn.
Một người đàn ông tên Rino, cư dân địa phương của thành phố Rancho Mirage, vào một cửa tiệm gần đó mua hơn một chục cây dù ra tặng cho đoàn biểu tình để thể hiện sự ủng hộ đồng tình.
Trong khi nhiều người bắt đầu rút vào tìm bóng máy để nghỉ ngơi chờ biểu tình tiếp vào buổi chiều thì ông Lê Phú, một cư dân Garden Grove, ngoài 70 tuổi, vẫn một tay lá cầm cờ vàng lớn, trước ngực đeo một tấm biểu ngữ lớn thể hiện sự chống Tàu Cộng tiếp tục đi dưới trời nắng nóng bằng một vẻ mặt bình thản. Ông cho biết, “Tôi đến đây vì không muốn thấy Tàu Cộng xâm phạm lãnh thổ Việt Nam. Mặc dù chúng tôi ở hải ngoại nhưng chúng tôi vẫn không thể nào quên đồng bào mình còn kẹt lại trong vùng đất khổ. Tôi đến đây để có tiếng nói chống lại sự bành trướng của Tàu Cộng. Trong thời tiết này, tôi không biết mình sẽ ra sao, chỉ biết rằng sức mình đi được đến đâu hay đến đó, chỉ biết khi đi đến đây là chúng tôi đã chấp nhận tất cả để đồng bào ở quê hương mình được ấm cõi lòng.”
 
Ông Lê Phú, cư dân Garden Grove, tươi cười biểu tình dưới trời nắng nóng đến 110 độ F. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

12 giờ trưa
Đến góc đường Bob Hope và Gerald Ford, phái đoàn biểu tình bị cảnh sát kéo rào cản chận lại không thể đến gần chỗ họp mặt của hai vị tổng thống Obama và Tập Cận Bình ở dinh thự Sunnylands được.
Trong cái nắng sa mạc chói chang và sức nóng gần 110 độ F của Palm Springs, phái đoàn biểu tình người Việt từ chùa Điều Ngự, phái đoàn đến từ San Diego, cùng phái đoàn hơn 50 người Tây Tạng cùng đứng dương biểu ngữ hô to khẩu hiệu phản đối sự có mặt của Tập Cận Bình.
Biểu ngữ bằng nhiều ngôn ngữ, cờ Việt Nam vàng với ba sọc đỏ, cờ Tây Tạng và cờ Hoa Kỳ bay tung một góc trời.
Sức nóng cay nghiệt khiến một vị cao niên đến từ San Diego bị ngất xỉu. Mọi người chia nhau người săn sóc cụ, người khác vẫn kiên trì chịu nắng chịu nóng để bày tỏ quan điểm.

Sinh viên Ong thị Tâm Giao cùng người chị rời San Jose từ sáng sớm, mang cờ và biểu ngữ đón xe đò Hoàng để xuống Nam Cali cho kịp giờ hẹn ở chùa Điều Ngự. Em cho biết đi tham dự đoàn biểu tình để biểu tỏ quan tâm đến lãnh thổ. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Đúng 8 giờ sáng ngày 7 tháng Sáu nhiều đồng hương gốc Việt đã tụ tập ở điểm hẹn chùa Điều Ngự, thành phố Westminster, Nam California, để cùng lên đường đến Palm Springs, biểu tình khẳng định chủ quyền, chống Tập Cận Bình.
Đồng hương tập họp trước tại chùa Điều Ngự trước giờ khởi hành. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)


Với những khuôn mặt rạng rỡ, người trẻ thì tay cầm biểu ngữ, ngực đeo máy ảnh, lưng mang backpack, các vị lớn tuổi hơn, có người chân không vững lắm, phải lậm chậm dựa theo chiếc xe giúp người chân yếu mà đi.
Nhiều cờ vàng ba sọc đỏ Việt Nam và cờ Hoa Kỳ bay phất phới. Những tấm biểu ngữ nói lên nỗi niềm của họ: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam,” “China Back off,” “Stop your invasion,” “China must respect U.N.C.L.O.S”...
Đúng 9 giờ sáng, thời điểm khởi hành, hai chiếc xe đò chở đầy người và tình quê hương đầy ắp hơn, ra freeway trực chỉ hướng Palm Springs.
Được biết điểm xuất phát này do năm đoàn thể trẻ, gồm Thanh Niên Cờ Vàng, Tuổi Trẻ Yêu Nước Hải Ngoại, Thanh Sinh Phó Ðức Chính, Thanh Niên Truyền Thống Việt, và Thanh Niên Sinh Viên Lạc Hồng, liên kết tổ chức.


-----------------




Copy từ: Trí Nhân Media

Người Việt Nam biểu tình chống TQ tại California

Ngọc Lan, thông tín viên RFA
2013-06-08
20130607_12024-305.jpg
Người Việt ở Mỹ biểu tình ở California để phản đối ông Tập Cận Bình, chủ tịch nước Trung Quốc nhân dịp sang Hoa Kỳ để gặp gỡ Tổng Thống Barack Obama hôm 07/06/2013.
RFA PHOTO / Ngọc Lan


Một cuộc biểu tình lớn của đồng hương Việt Nam từ nhiều nơi họp về để phản đối ông Tập Cận Bình, chủ tịch nước Trung Quốc nhân dịp sang Hoa Kỳ để gặp gỡ Tổng Thống Barack Obama tại một dinh thự ở Rancho Mirage, Palm Springs, cách Little Saigon hơn 180 cây số.

Góp thêm một tiếng nói

Dù được báo trước thời tiết ở nơi biểu tình sẽ lên đến mức hơn 110 độ F nhưng điều đó vẫn không làm chùn bước sự tham gia của hàng ngàn đồng hương gốc Việt trước sự kiện này.
Nhiều người đã xin nghỉ làm hoặc đóng cửa tiệm để không bỏ qua cơ hội góp thêm một tiếng nói, một khuôn mặt nhằm bày tỏ lập trường kiên quyết chống Trung Quốc xâm lược qua việc tự nhận chủ quyền một cách phi pháp khắp vùng biển Ðông Nam Á cũng như góp phần hỗ trợ các cuộc biểu tình của đồng bào quốc nội chống Trung Quốc xâm lược, khích lệ tinh thần của tuổi trẻ trong nước dám đứng lên thể hiện lòng yêu nước thương nòi.
Đúng 9 giờ sáng, đoàn biểu tình đầu tiên do 5 đoàn thể trẻ ở miền Nam California liên kết tổ chức bắt đầu xuất phát từ chùa Điều Ngự hướng về vùng sa mạc Palm Springs.
Em cũng muốn lên án chính quyền nhà nước Việt Nam nên thả những người yêu nước đã biểu tình chống Trung Quốc ra vì như vậy mới thể hiện lòng yêu nước.
-Cô Ong Thị Tâm Giao
Cô Ngọc Phương Nam, một trong những đại diện của các đoàn thể trẻ cho biết:
“Năm đoàn thể trẻ hôm nay đến đây để biểu tình chống Tập Cận Bình đến đây để họp Thượng Đỉnh với tổng thống Obama. Khi đồng bào đến đây trời rất nắng nhưng rất thương là đồng bào vì tinh thần dân tộc nên cố gắng tránh những sự mệt mỏi. Không những là bây giờ mà tiếp nữa là cộng đồng phía miền Nam Cali cũng sẽ lên tiếp từ đây đến chiều đến mai để có những cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã xâm lấn hai quân đảo Hoàng Sa và Trường Sa của chúng tôi cũng như xâm lăng vùng biển Thái Bình Dương. Bắt đầu đi là từ 9 giờ sáng, đến bây giờ có nhiều người thuộc Pháp Luân Công, Đài Loan và nhiều người cựu sinh viên Thiên An Môn cũng có mặt.”
Vào lúc 1 giờ trưa, đoàn xe bus 14 chiếc do các hội đoàn khác tại miền Nam California tổ chức cũng bắt đầu lăn bánh từ trụ sở Đền Hùng ở thành phố Westminster.
20130607_085134-250.jpg
Người Việt ở Mỹ biểu tình ở California để phản đối ông Tập Cận Bình, chủ tịch nước Trung Quốc nhân dịp sang Hoa Kỳ để gặp gỡ Tổng Thống Barack Obama hôm 07/06/2013. RFA PHOTO / Ngọc Lan.
Ngoài hàng ngàn người dân tại vùng Little Saigon, Orange County, còn có các tổ chức hội đoàn và cá nhân từ các quận hạt như Orange, San Diego, Los Angeles, Riverside và San Bernadino cũng tự lái xe đến tham dự biểu tình.
Ông Dương Ngọc Dược, 76 tuổi, từ thành phố San Diego, cách nơi biểu tình khoảng 3 giờ lái xe, nêu cảm nghĩ:
“Bác  theo mấy đoàn thanh niên trẻ đi biểu tình chống Tập Cận Bình đã gây rắc rối cho Việt Nam và giết hại những ngư dân của mình. Lý do bác đi biểu tình thứ nhất là để phản đối, thứ hai là bác rất mừng rằng các đoàn thể trẻ ở Cali đứng ra tổ chức như thế này thì đúng là tre già măng mọc. Bác rất là mừng vì những người già là thế hệ sẽ qua đi mà vẫn được tiếp nối trong công cuộc xây dựng đất nước bởi những thanh niên trẻ nên bác rất mừng phải đi ủng hộ dù bác đã 76 tuổi rồi.”

Thể hiện lòng yêu nước

Từ miền Bắc California, em Ong Thị Tâm Giao, một sinh viên du học, cũng đón xe đò xuống Little Saigon để cùng đi biểu tình với đồng hương:
“Em tên là Ong Thị Tâm Giao đến từ San Jose. Hôm nay em đến đây là để lên án cộng sản Việt Nam vì tham tiền mà đã trực tiếp tiếp tay cho Trung Quốc xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời em cũng muốn lên án chính quyền nhà nước Việt Nam nên thả những người yêu nước đã biểu tình chống Trung Quốc ra vì như vậy mới thể hiện lòng yêu nước. Còn nếu nhà nước Việt Nam bắt những người như thế thì chẳng khác nào Việt Nam làm nô lệ cho Trung Quốc.”
Ông Phan Thanh Châu, Bí thư đảng bộ Việt Nam quốc dân đảng, cũng có mặt trong đoàn biểu tình:
Khi đồng bào đến đây trời rất nắng nhưng rất thương là đồng bào vì tinh thần dân tộc nên cố gắng tránh những sự mệt mỏi.
-Cô Ngọc Phương Nam
“Chúng tôi đến đây trong tinh thần hỗ trợ các đoàn thể trẻ cùng đồng hương Nam California hiện diện tại đây nhằm mục đích kêu gọi sự yểm trợ của đồng hương tố cáo trước công luận quốc tế nhân cuộc họp thượng đỉnh này về sự xâm lăng của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như ở đất liền Việt Nam. Trong thời gian vừa qua ở trong nước trong gọng kiềm thống trị của cộng sản Việt Nam mà các em còn phản đối lên tiếng sự xâm lăng của nhà cầm quyền Trung Quốc với sự tiếp tay của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thì thử hỏi với không khí nóng bức lên đến 110 độ tại đây không là gì đối với tất cả các em, và bây giờ tinh thần  của đồng hương dưới cái nắng nóng không thể tưởng tượng được nhưng ai cũng vui vẻ vì họ đã góp được một bàn tay trong công cuộc chống cộng hiện nay.”
Tâm tư của người biểu tình thể hiện trên những tấm biểu ngữ mà họ giương cao như “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam,” “China Back Off,” “Stop Your Invasion,” “Down With Red China,” “Freedom For Vietnam,” “Ðả đảo Việt Cộng hèn với giặc, ác với dân”.
Anh Nguyễn Thiện Thành, một cư dân của thành phố Garden Grove, chia sẻ cảm xúc:
“Thiện Thành đang đứng tại hiện trường ở Palm Springs. Hiện giờ là hơn 2000 người đứng rải rác từ đầu đường vào đến cổng resort này. Vừa rồi có một hình ảnh rất là hay là hai người đàn ông Tây Tạng sexy 100% chạy từ đầu này đến đầu đường bên kia để thể hiện tinh thần chống Tập Cận Bình. Hiện giờ thì mọi người đang dồn tất cả về cổng mà phái đoàn sẽ đi tới. Có thể nói đây là lần đầu tiên Thiện Thành mới chứng kiến một khí hậu khắc nghiệt đến 112 độ giữa đồng trống và cộng đồng Việt Nam thì có được một cái lều để che tạm nhưng khí thế rất là mạnh. Lúc nãy mọi người vào trong lều nhưng khi nghe phái đoàn của Tập Cận Bình tới thì mọi người dồn ra ngoài không còn biết cái nóng là gì, họ chỉ biết là bằng mọi cách phải đối đầu với Tập Cận Bình mà thôi.”
Vào tối Thứ Sáu, một số người biểu tình ra về, một số còn lại tổ chức buổi thắp nến và tuyệt thực ngay tại chỗ biểu tình.
Sáng Thứ Bảy, vào lúc 7 giờ sáng, ban tổ chức biểu tình lại tiếp tục xuất phát tại Ðền Hùng để đưa đồng hương Việt Nam lên Rancho Mirage biểu tình chống Chủ Tịch Tập Cận Bình.


Copy từ: RFA

SÒNG BÀI THẾ GIỚI

Bài đọc liên quan:
Hôm nay kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Sunnylands 2013, với tuyên bố quan trọng nhất là sự đồng thuận giữa 2 nước Hoa Kỳ và Trung Hoa là, Mỹ Trung đồng ý phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên. Những vấn đề khác như an ninh năng lượng, an ninh mạng internet, biến đổi khí hậu, thách thức nhân khẩu học, ổn định kinh tế và tiến bộ khoa học kỹ thuật chỉ là những vấn đề rất nhỏ làm rối việc chính về bán đảo Triều Tiên.
Có người cho rằng, Triều Tiên tuy nhỏ, nhưng họ chủ động muốn gì được nấy bằng trò Chí phèo với vũ khí hạt nhân. Họ đã nhầm, vận mệnh các nước nhỏ do các nước lớn quyết định. Nó cũng giống như, vận mệnh của dân tộc do lãnh đạo nước đó là những minh quân hay hôn quân. Người dân hay các nước nhỏ chỉ là đám đông vô thức, họ bị các chính khách định hướng và lôi kéo vào chỗ chết theo nhiều cách khác nhau, chết đói, chết bom đạn, hay chết chẳng ra chết, mà sống cũng chẳng ra sống trong nghèo đói và khổ đau.
Câu chuyện Triều Tiên mở đầu cho một cái gọi là "Kịch bản Nixon Mao thế hệ thứ hai" làm tôi nhớ lại bản gốc này năm 1972. Nó cũng bắt đầu sự gặp nhau giữa Mỹ và Trung Hoa để đưa ra quyết định Hoa Kỳ bán lại sự cai trị Đông Dương cho Trung Hoa, để được cả một thị trường nội địa Trung Hoa một tỷ dân, và cô lập Liên Xô đến bước đường cùng, để tự tan rả vào năm 1989.
Nếu ngày xưa, bản gốc của "Thông cáo Thượng Hải" 1972 cũng lắm vấn đề, nhưng cơ bản chỉ là vấn đề Hiệp định Paris, để Mỹ rút quân khỏi Việt Nam, và sau đó là chuỗi domino cho thế giới cộng sản sụp đổ ngay cái nôi của nó sinh ra. Hôm nay, Bắc Hàn chỉ có một vũ khí để làm Chí phèo rạch mặt kiếm ăn, thì vĩ tuyến 38 phân chia ranh giới Nam Bắc Hàn xem như sẽ xóa chỉ trong một vài thập niên tới, và sau đó, điều gì sẽ xảy ra?
Thế giới như một sòng bài, chủ sòng là Hoa Kỳ như một bài viết của tôi cách đây 2 năm, quân bài đã chia - vấn đề còn lại là ta. Tất cả các quốc gia còn lại là những con bạc khát nước trong cơn điên cuồng thua lỗ. Nhưng không vì thế mà, Hoa Kỳ dễ dàng thao túng mọi vấn đề nhanh chóng, mà họ phải có chiến lược toàn cầu được tính bằng thế kỷ. Thế kỷ XX để giải áp chiến tranh lạnh bằng bản gốc Nixon Mao bắt đầu từ chiến tranh Việt Nam. Thế kỷ XXI, để giải áp căng thẳng Mỹ Trung bằng bán đảo Triều Tiên còn chia cắt.
Hầu hết mọi người Việt chỉ nhìn việc Mỹ đổ quân vào miền Nam Việt Nam ở tầm nhìn ngắn hạn cho rằng, hoặc là Mỹ xâm lược Việt Nam, hoặc là Mỹ vì nhiệm vụ quốc tế của thế giới tư bản là, chặn đứng làn sóng cộng sản tràn ngập xuống toàn Á châu và Úc châu.
Nhưng có một điều khác vô cùng quan trọng ẩn đằng sau hành động Mỹ đổ quân vào miền Nam Việt Nam - 1965 - ít ai thấu hiểu là, chuẩn bị cho một cuộc tràn quân sang chiếm lấy một nửa Trung Hoa, nếu Liên Xô thôn tính Trung Hoa như đã từng thôn tính một nửa phía Đông nước Đức. Khi Hoa Kỳ lấy cả thị trường Trung Hoa thì Hoa Kỳ bỏ cái thị trường chỉ khoảng 50 triệu dân ở Đông Dương. Nhưng trước khi ra đi, Hoa Kỳ để lại cái xương Hoàng Sa và Trường Sa hóc trong họng anh em các nước cộng sản châu Á. 
Bây giờ, Hoa Kỳ trở lại chia bài cho khu vực châu Á Thái Bình Dương, sau khi chia bài ở Trung Đông với Do Thái. Lý do chính buộc Hoa Kỳ trở lại Thái Bình Dương không phải vì Nhật Bản, vì Nam Bắc Hàn, vì Asean, mà là vì một Trung Hoa đang ngày một hùng cường muốn chia sẻ quyền lực tối thượng với Hoa Kỳ.
Cái gì dùng để đổi chác với Trung Hoa, khi Trung Hoa đồng thuận phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên sẽ làm cho biển Nhật Bản - còn gọi là biển Hoa Đông - trở nên yên ắng giữa tranh chấp Nhật Trung, nếu không là, biển Đông như một bài viết gần đây của tôi, Ao làng biển Đông?
Thông cáo Thượng Hải nước Việt là vật tế thần để được cả một thị trường 1 tỷ dân của Trung Hoa và làm sụp đổ cái nôi cộng sản thế giới sau 17 năm. Thế thì, "Thông cáo California" chỉ mới bắt đầu bằng vấn đề Nam Bắc Hàn để được gì cho Hoa Kỳ, nếu không là một sự sụp đổ những nền móng cộng sản còn lại trên thế giới? Và để được gì cho Trung Hoa, nếu không là vị trí siêu cường số một toàn cầu?
Thánh thư Trung Hoa là chiến lược của Tôn Tử - chiến thắng trí tuệ của người cầm quân trong chiến tranh là không đánh mà thắng. Điều này cả hai nước Hoa Kỳ và Trung Hoa đều là những kẻ chiến thắng trong "Thông cáo Thượng Hải" 1972. Liệu ai sẽ thắng sau "Thông cáo California" 2013 dù nó chỉ mới bắt đầu.
Bài học xương máu và nhục nhã cho các nước nhỏ quanh Trung Hoa sau "Thông cáo Thượng Hải" còn đó. Dù bất kỳ quốc gia nào, hoặc Hoa Kỳ hoặc Trung Hoa chiến bại, hoặc cả hai cùng thắng, thì có một điều kiên định cho ta thấy rằng, Hoa Kỳ dù xem Trung Hoa là đối trọng, nhưng để đặt lên bàn cân chiến lược của Hoa Kỳ một sự chọn lựa giữa Trung Hoa và các quốc gia quanh khu vực Thái Bình Dương, thì Hoa Kỳ luôn chọn Trung Hoa và bỏ rơi bất kỳ quốc gia nào dù đó là đồng minh của Hoa Kỳ.
Nhưng, Hoa Kỳ có muốn Trung Hoa sụp đổ và tan rã như Liên Xô năm 1989 không? Không bao giờ, vì trạng chết thì trẫm cũng băng hà. Và vì ngày nay Trung Hoa và Hoa Kỳ đã bện chân rết vào nhau quá nhiều quyền lợi không thể tách rời. Hãy cứ nhìn những gì Hoa Kỳ đã đầu tư vào Trung Hoa sẽ rõ. Và hãy cứ tưởng tượng xem, mỗi ngày chỉ cần 25% dân Trung Hoa bước vào Walmart hay uống mỗi người một lon Cocacola sẽ rõ mọi điều.
Nhưng có một điều chắc chắn rằng, Trung Hoa sẽ dần suy yếu về kinh tế trong chiến lược bao vây của Hoa Kỳ theo kiểu cờ vây. 
Hỏi rằng có tin Hoa Kỳ không? Thưa rằng có, nếu lòng tin ấy phục vụ cho quyền lợi Hoa Kỳ. 
Hỏi rằng có tin Trung Hoa không? Thưa rằng có, nếu lòng tin ấy dùng để chết vì Trung Hoa.
Chỉ có các nước nhỏ quanh Trung Hoa thiếu tầm nhìn để liệu cơm gắp mắm, để không phải lấy dân mình làm bia đỡ đạn cho các nước lớn, để không phải cúi đầu làm tay sai nước lớn như trong quá khứ tủi nhục. Đó là vấn đề mà các tinh hoa phải đủ tầm nhìn cho vận nước của mình.
Asia Clinic, 14h12' Chúa nhựt, 09/6/2013


Copy từ: BS Hồ Hải

Việt Nam bị tác động lây từ một vụ mất tích tại Lào

Nhà hoạt động dân quyền Sombath Somphone (DR)
Nhà hoạt động dân quyền Sombath Somphone (DR)

Arnaud Dubus / Trọng Nghĩa
Sự kiện ông Sombat Somphone, một nhà hoạt động dân quyền nổi tiếng tại Lào bị mất tích cách nay nửa năm sau khi bị công an bắt giữ đã khiến chính quyền Lào bị nghi ngờ là có liên can. Vụ này còn gây phiền phức cho quan hệ giữa Viêng Chăng với nhiều nước phương Tây. Sau khi điều tra thêm về vụ này, thông tín viên Arnaud Dubus nhận thấy rằng Việt Nam không ngờ cũng bị tác động lây.

Cách nay gần sáu tháng, ngày 15/12/2012, Sombat Somphone, giám đốc tổ chức phi chính phủ nổi tiếng nhất tại Lào, đã bị công an bắt giữ tại thủ đô Vientiane. Từ đó đến nay, ông hoàn toàn bặt tin. Chính phủ Lào khẳng định rằng họ không hề hay biết hay dính dáng vào vụ bắt cóc này.
Nhiều nước vẫn rất hoài nghi về các tuyên bố đó : Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ đã ra thông báo kêu gọi chính quyền Lào tiến hành một cuộc điều tra đàng hoàng và cho công bố kết quả. Tuy nhiên, chính phủ Lào vẫn bám chặt lập luận ban đầu, theo đó vụ ông Sombat mất tích là hệ quả của một cuộc « tranh chấp kinh doanh », nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Arnaud Dubus, Thông tín viên RFI trong khu vực, vừa ghé Vientiane trong một tuần lễ, để điều tra về vụ mất tích bí ẩn này. Trước hết anh gắn liền vụ việc này với hoạt động của nhân vật Sombat Somphone.
Thông tín viên Arnaud Dubus từ Bangkok
 
06/06/2013
 
 
Arnaud Dubus : Sombat Somphone là một giám đốc tổ chức phi chính phủ nổi tiếng nhất của Lào. Qua học ở Mỹ vào thập niên 60, ông sau đó đã trở về Lào, thành lập một tổ chức mang tên là PADTEC, chuyên đào tạo thanh niên ở các vùng nông thôn.
Một trong những nhiệm vụ của tổ chức này là làm cho mọi người nhận thức rõ về quyền lợi của họ được ghi trong luật pháp của Lào. Nhờ những cống hiến tận tụy của mình, Sombat đã được trao giải thưởng Magsaysay rất có uy tín của Philippines, thường được gọi là "giải Nobel hòa bình châu Á."
Chính vì thế mà vụ ông bị bắt cóc vào ngày 15/12/2012 đã gây chấn động trong cộng đồng của các tổ chức phi chính phủ (NGO) ở Đông Nam Á. Nhiều người đã huy động lực lượng để tạo ra một mạng lưới đặt trụ sở tại Thái Lan, nhằm duy trì áp lực trên chính phủ Lào, buộc Vientiane làm sáng tỏ vụ mất tích và tìm cách giúp ông Sombat được trả tự do.
RFI : Anh đã điều tra trong một tuần tại Vientiane. Anh có tìm thấy thêm bằng chứng mới nào về vụ mất tích của ông Sombat hay không ?
Arnaud Dubus : Có rất nhiều giả thuyết, nhưng rất ít điều chắc chắn. Đầu mối chính là cảnh công an bắt giữ ông Sombat vào tối ngày 15 tháng 12, đã được một camera giám sát ghi lại, và đoạn video đã được phát trên Internet.
Tại một quốc gia như Lào, với hệ thống an ninh được tổ chức rất tốt, từ cấp cao nhất đến cấp thôn xã, không ai có thể nghĩ rằng cảnh sát lại không thể tìm thấy chiếc xe Jeep của ông Sombat hay những người - công an và thường dân – mà ta thấy đang bắt cóc ông Sombat trong đoạn video.
Nguyên nhân vụ bắt cóc ông Sombat có lẽ có liên quan đến Diễn đàn Nhân dân Á-Âu, diễn đàn của các tổ chức phi chính phủ được tổ chức vào tháng Mười năm ngoái, ngay trước Hội nghị thượng đỉnh Á Âu. Sombat là đồng chủ tịch của Ủy ban Tổ chức Diễn đàn Nhân dân đó, và tại các diễn đàn này, nhiều người dân làng Lào đã lên tiếng công khai tố cáo những vụ tịch thu đất đai cho các dự án đầu tư khai thác mỏ hoặc các đồn điền.
Những lời tố cáo đó đã khiến giới lãnh đạo cao nhất trong chính quyền Lào, trong đó có Bộ Chính trị đảng Cộng sản Lào, hết sức tức giận. Vụ bắt cóc ông Sombat xảy ra một vài tuần sau đó.
RFI : Chính quyền Lào cho đến nay đã phản ứng như thế nào trước áp lực quốc tế ?
Arnaud Dubus : Có vẻ như là giới chính khách Lào, những người đứng đằng sau vụ bắt cóc này, hoàn toàn đánh giá thấp phản ứng quốc tế. Dường như họ tin rằng vấn đề này sẽ bị lãng quên sau một vài tuần lễ. Thế nhưng, điều đó đã không xảy ra.
Nhiều nước châu Âu chẳng hạn đã đặt trường hợp Sombat Somphone lên hàng ưu tiên trong quan hệ song phương với Lào. Và mỗi khi có một quan chức nào của Lào đi thăm châu Âu, hồ sơ này đều được nêu bật trong các cuộc tiếp xúc. Tại châu Á, Singapore là quốc gia năng động nhất. Lý do là bà Shui Meng, vợ ông Sombat, là một công dân Singapore.
Thậm chí Việt Nam cũng không hài lòng với thái độ của chính phủ và Đảng Cộng sản Lào. Như chúng ta biết, Hà Nội không quan tâm nhiều đến nhân quyền, nhưng trong vụ này, Việt Nam cho rằng Lào đã xử lý vụ việc một cách vô cùng kém cỏi, thể hiện sự bất tài và ngu xuẩn.
Việc để cho đoạn video quay cảnh công an bắt giữ ông Sombat bị tiết lộ, rồi sau đó chính quyền lại nhất mực chối cãi là không dính líu gì đến vụ việc, là điều không thể bào chữa được, tương tự như rất nhiều điểm mâu thuẫn mà nhà chức trách Lào khư khư bảo vệ.
Điều khiến Hà Nội bực tức là trường hợp này, với tiếng vang quốc tế của nó, đã nêu bật nhiều hoạt động đáng ngờ của doanh nghiệp Việt Nam tại miền Nam Lào, nhất là trong lĩnh vực trồng cây cao su. Các khoản đầu tư vào nước Lào đôi khi dẫn đến việc tịch thu đất đai của nông dân, như đã được nêu lên trong một bản báo cáo gần đây của tổ chức Global Witness.
RFI : Ông Somphone Sombat đã bị mất tích gần sáu tháng nay rồi. Liệu có hy vọng ông ấy còn sống sót hay không ?
Arnaud Dubus : Hầu hết người mà tôi gặp ở Vientiane đều nghĩ rằng ông Sombat đã bị thủ tiêu. Tôi đã gặp bà vợ của ông ấy. Tất nhiên là bà hy vọng chồng mình vẫn còn sống. Nhưng sau hơn năm tháng chờ đợi, bà như đã bị đánh quỵ, và thần kinh bị bất ổn.
Một số người mà tôi đã tiếp xúc, đã nói với tôi rằng kể cả khi ông Sombat đã bị những kẻ bắt cóc sát hại, áp lực quốc tế trên trường hợp này vẫn có vai trò rất quan trọng, vì sẽ cho phép bảo vệ trong tương lai rất nhiều người Lào khác, giống như ông Sombat, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm để giúp xã hội Lào đang phải sống dưới một chế độ vẫn duy trì những phản xạ toàn trị theo kiểu Stalin.
Những người chủ mưu vụ bắt cóc ông Sombat sẽ suy nghĩ hai lần trước khi tái diễn.
RFI : Xin cảm ơn thông tín viên Arnaud Dubus.



Copy từ: RFI

Ngành Giáo Dục nổi đình đám bằng cái cầu tiêu

Nhà vệ sinh 600 triệu đồng: có dát vàng không?


TTO - Gần 200 ý kiến bạn đọc gửi về Tuổi Trẻ Online bày tỏ sự ngạc nhiên đến mức không tin nổi cũng như sự bức xúc sau khi đọc bản tin Cận cảnh nhà vệ sinh nhỏ xíu, giá đầu tư gần 600 triệu đồng.
Nhà vệ sinh sau khu phòng học - Ảnh tư liệu

Nhiều bạn đọc có chung câu hỏi "cười ra nước mắt" là nhà vệ sinh ấy có dát vàng không mà có số tiền khủng khiếp đến vậy. Nhiều ý kiến đề nghị thanh tra nên vào cuộc để làm rõ. Tuổi Trẻ Online xin tổng hợp và trích đăng.
Bạn đọc binhrauvs@... kể câu chuyện của mình để so sánh: "Tôi vừa đầu tư làm nhà vệ sinh cho công nhân. Số thiết bị cũng tương tự như công trình này, chất lượng thiết bị trung bình, tổng diện tích 28m2, hai khu nam nữ. Có cả đường bêtông 1,2m x 30m để vào khu vệ sinh. Tổng kinh phí hết 36 triệu đồng".  
Bạn đọc trào lộng
+ Do tình hình vàng biến động, nhà vệ sinh dát vàng cũng biến động theo ấy mà.
tiro (thiepcuoitiro@...)
+ Cần phải xây thêm hàng rào bảo vệ và gắn biển "Nhà vệ sinh chỉ để khách tham quan" và nên ghi vào sách kỷ lục Việt Nam.
thienhai119@....
+ Nếu vật liệu được vận chuyển lên đó bằng... máy bay trực thăng thì giá đó có khi còn là rẻ.
Trần Văn Dũng
+ 20 triệu đồng/m2 xây dựng, một cái giá mà các công trình cao cấp cũng phải ngước nhìn.
Nhân (devilinsidehuman@...)
+ Nhà vệ sinh này chắc phải trải qua nhiều lần khảo sát, thăm dò địa chất rất phức tạp. Hơn nữa vật liệu cũng quý hiếm nên giá mới 600 triệu đồng!
Lê Thành Trung (thanhtrungle29@...)
Bạn đọc cong_thanh@... thắc mắc: "Tôi là dân xây dựng. Làm gì có nhà vệ sinh của học sinh mà đơn giá như vậy. Tới 20 triệu đồng/m2, khó hiểu quá...".
Bạn đọc Dinh Trong cũng có chung thắc mắc: "Tôi là dân xây dựng mà cũng không thể tưởng tượng nổi 600 triệu họ nhét vào đâu để đẻ ra cái nhà vệ sinh 30m2 này. Nếu đưa tôi số tiền đó có thể xây được 10 cái nhà vệ sinh như vậy. Các ngành chức năng cần kiểm tra xem xét".
Bạn đọc Bùi Danh Quang sau cảm thán "không hiểu nổi" thì nghĩ rằng "chắc là đăng lầm tin. Vui lòng xem kỹ lại. Sao lại có chuyện này được?".
Bạn đọc Nguyễn Quang trào lộng đây là nhà vệ sinh cao cấp: "Theo tôi biết, giá xây dựng nhà nói chung hiện tại là 5 triệu đồng/m2. Nếu tính như vậy thì nhà vệ sinh này có diện tích là 29m2 x 5 triệu là 145 triệu đồng. Nhà vệ sinh này đúng là cao cấp rồi vì xây dựng giá gấp 4 lần nhà thường!".
Bạn đọc Thế Duy (tydy2403@...) bất ngờ: "Mới đọc qua tin này tôi tưởng nhà vệ sinh có bồn tắm massage, vòi sen, máy nước nóng lạnh, phòng hấp khô, trang bị thiết bị cảm ứng tự động, ai dè nhìn lại hình quá bất ngờ" và nhận định "nếu không xử lý vụ này triệt để, chắc sẽ còn vài nhà vệ sinh kiểu này mọc lên ngổn ngang".
Bạn đọc Nguyễn Mạnh Hùng (nguyenmanhhungtnxp@...) chia sẻ: "Tôi làm kỹ sư xây dựng hơn 12 năm. Theo tôi, nếu nhà vệ sinh như vậy giá trị đầu tư không quá 100 triệu đồng. Đề nghị phải thanh tra để tìm ra giá trị thực. Có như vậy sẽ phát hiện tham nhũng giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công".
Bạn đọc Nguyễn Anh Tuấn (uyentuan@...) bày tỏ bức xúc: "Đọc bài viết này mà thấy xót xa quá. Người dân chúng tôi bỏ ra 600 triệu đồng sẽ xây được một căn nhà đàng hoàng, tiện nghi và hiện đại nữa cơ. Các cơ quan chức năng hãy vào điều tra ngay đi. Chắc chắn có vấn đề khuất tất trong xây dựng. Nhà báo vui lòng chụp thêm hình và cho chúng tôi xem thử nhà vệ sinh của trường siêu sang đến cỡ nào? Đừng xem thường người dân chúng tôi, những người đã đóng góp những đồng tiền thuế để xây dựng những công trình này".
Bạn đọc Tâm 8x (tam8x768@...) còn làm phép so sánh và đưa ra những dự toán chi phí mà bạn hình dung: "Nếu như đây là cái nhà vệ sinh của cá nhân ai đó thì đúng là giá thành chưa đến 100 triệu đồng thật. Nhưng làm đúng theo quy trình thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách của nhà nước thì đến 600 triệu đồng chứ. Vì là nguồn vốn của nhà nước nên bắt buộc quy trình xây dựng phải đúng theo luật xây dựng nhé. Ví dụ:
- Chi phí việc tính thủy văn, thủy lực, công trình thoát nước...
 - Chi phí tính toán, thăm dò, chịu lực...
- Chi phí san lấp mặt bằng
- Chi phí vận chuyển đất thải đi đổ, với quãng đường dưới 1km thì giá này, trên 1km thì giá khác.
- Chi phí thuê tư vấn thiết kế để khảo sát mặt bằng, lập dự toán...
- Chi phí thuê tư vấn quản lý dự án
- Chi phí thuê tư vấn giám sát để giám sát công trình
- Chi phí thuê xét nghiệm vật liệu công trình
- Chi phí thuê kiểm toán hồ sơ chất lượng để làm thanh quyết toán
- Chi phí thuê kiểm định chất lượng công trình...
- Chi phí thuê nhân công, chi phí máy xây dựng tính theo khu vực
Thậm chí có khi công lau máy, lau sàn cũng được tính... Chưa kể đó là ông nào muốn trúng gói thầu này chắc cũng phải bôi trơn nhiều, từ chủ đầu tư, đơn vị sử dụng, tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát, kiểm định chất lượng, kiểm toán...".
TUỔI TRẺ ONLINE tổng hợp


Copy từ: Tuổi Trẻ

Xây nhà vệ sinh 600tr vẫn chưa cao nhá nhá

Nhà vệ sinh 721 triệu đồng, phải xách nước giội 

 
 
TT - Ngoài nhà vệ sinh 600 triệu đồng ở Trường THCS Long Hiệp, huyện Minh Long (Quảng Ngãi), còn có những nhà vệ sinh tương tự giá 710 triệu, 721 triệu đồng.
Nhà vệ sinh cũ (trái) của Trường THCS Nghĩa Hiệp còn sử dụng được, bên cạnh là nhà vệ sinh mới - Ảnh: TRÀ GIANG

Ghi nhận tại một số nhà vệ sinh mới xây dựng ở các trường này, chúng tôi phát hiện thêm nhiều bất cập, thậm chí số vốn còn cao hơn mức 600 triệu đồng.

Phòng học dột nhưng xây nhà vệ sinh giá cao

Ngỡ ngàng, ngạc nhiên
Bà Trương Thị Xuân Hồng - phó chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi - cho biết: “Tại buổi giám sát công trình vệ sinh Trường Long Hiệp, tôi cũng thấy rất ngỡ ngàng, ngạc nhiên vì một nhà vệ sinh bình thường cỡ vài chục triệu, trăm triệu nhưng khi được cô hiệu phó báo là gần 600 triệu đồng, tôi hỏi đi hỏi lại có phải kinh phí như thế không. Tôi cũng không bao giờ nghĩ đó là 600 triệu đồng”.
“Quan điểm cá nhân của tôi là đầu tư chưa hợp lý, công trình vệ sinh cũng rất cấp thiết nhưng đầu tư phải phù hợp với nguồn lực mình hiện có và nhu cầu thực tế cần” - bà bày tỏ.
Tại Trường THCS Nghĩa Hiệp (huyện Tư Nghĩa), bên cạnh nhà vệ sinh cũ còn khá vững chắc, vẫn còn sử dụng được là nhà vệ sinh mới được xây dựng và tháp chứa nước với số vốn hơn 710 triệu đồng từ chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Quan sát trong nhà vệ sinh cũng cùng mẫu với Trường THCS Long Hiệp, đó là khu tiểu nam có bốn ngăn và khu tiểu nữ cũng xây ba bệ ngồi trống huơ trống hoác.
Thầy Lê Phi Hùng - hiệu trưởng nhà trường - cho biết trường nhận bàn giao và đưa vào sử dụng tháng 9-2012. Trong quá trình thi công xây dựng, nhà trường cũng có tham gia với vai trò... quan sát viên. Còn các khâu khác thì do Sở GD-ĐT trực tiếp làm với nhà thầu. Theo thầy Hùng, về cơ bản công trình có ý nghĩa nhất định, chất lượng công trình chưa có gì phát sinh.
Thầy nói thêm hiện trường vẫn còn thiếu các thiết bị phục vụ dạy học dù đã kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được đầu tư. Trường đạt chuẩn quốc gia nhưng các phòng bộ môn, chất lượng thiết bị rất kém. Hiện trường có ba phòng bộ môn sinh, lý, hóa và một phòng máy vi tính 20 máy do doanh nghiệp tài trợ. Tuy nhiên, các thiết bị phục vụ phân tích, thí nghiệm của các phòng bộ môn kém nên cho kết quả không chính xác. Nhà trường có kiến nghị nâng cấp, mua sắm mới với phòng GD-ĐT huyện nhưng vẫn chưa được duyệt.
Tại Trường tiểu học Năng An, xã Đức Nhuận (huyện Mộ Đức) cũng được đầu tư xây dựng nhà vệ sinh và tháp chứa nước với kinh phí 721 triệu đồng. Công trình vốn cao như vậy, mới đưa vào sử dụng tháng 1-2013 nhưng chất lượng công trình đã xuống cấp thấy rõ. Các van khóa vòi nước bệ tiểu ngồi nữ bị hư nên nước không sử dụng được, phải dùng ca múc nước giội và các bệ tiểu nữ cũng không xây kín. Ông Phạm Ngọc Kim, bảo vệ nhà trường, cho biết hằng ngày ông phải xách nước để học sinh giội mỗi khi đi vệ sinh xong. Do thiết kế không tính toán kỹ nên khi giội nước chảy ra sàn, đọng lại nền gạch ở cửa khiến rêu mọc trơn trượt, nhiều học sinh bị té ngã. Để khắc phục, nhà trường phải đục tạo rãnh ngay cửa ra vào để nước thoát ra ngoài.
“Nhà vệ sinh cũng cần, nhưng hiện trường có 10 phòng học cấp 4 được xây từ năm 1980 nay đã xuống cấp, hư hỏng trầm trọng. Các cột, kèo bị mối mọt có nguy cơ sập nên cứ đến năm học mới nhà trường lại phải nâng cấp, sửa chữa. Tuy nhiên do sửa chắp vá không đồng bộ nên trời mưa là dột. Để học sinh học trong những phòng học như thế, chúng tôi rất lo. Nguyện vọng của trường là thay thế các phòng học cũ kỹ nhưng kiến nghị mãi vẫn chưa đến lượt” - hiệu trưởng nhà trường Nguyễn Văn Khanh trăn trở.
Công trình nhà vệ sinh tại Trường tiểu học Đức Thắng (xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức) được xây dựng khá đơn giản, thấp lè tè, mái lợp tôn nhưng có giá trị đầu tư trên 560 triệu đồng. Thiết kế bên trong là một máng được xây liền tường cho học sinh nam đi tiểu và khu tiểu của nữ được gắn các viên gạch theo hình chữ V, không vách ngăn. Dù đã xây dựng xong nhưng hiện hệ thống nước vẫn chưa hoàn chỉnh, khu rửa tay của học sinh chưa có vòi xả.

Phản ánh của báo chí là đúng!

Theo báo cáo của Sở GD-ĐT Quảng Ngãi, từ năm 2010 đến nay sở đã làm chủ đầu tư xây dựng 24 công trình nước sạch, nhà vệ sinh với tổng kinh phí đầu tư hơn 12,27 tỉ đồng. Nhà vệ sinh giá thấp nhất là 300 triệu đồng và cao nhất gần 750 triệu đồng, trung bình mỗi khu nhà vệ sinh ở các trường trên 510 triệu đồng. Cao nhất là khu nhà vệ sinh Trường tiểu học Bình Chánh 749 triệu đồng, Trường THPT Vạn Tường hơn 688 triệu đồng, Trường THPT Phạm Kiệt hơn 632 triệu đồng, Trường THPT số 2 Mộ Đức hơn 628 triệu đồng, Trường tiểu học Long Sơn hơn 598 triệu đồng...
Trao đổi với Tuổi Trẻ sáng 7-6, ông Nguyễn Mạnh Hùng - trưởng Ban văn hóa xã hội HĐND tỉnh Quảng Ngãi - nói: “Là thành viên trong đoàn giám sát, trực tiếp về các công trình nhà vệ sinh và nước sạch ở Trường Long Hiệp, những thực tế mà báo chí phản ánh là đúng. Dự kiến đầu tháng 7, HĐND làm việc với Sở GD-ĐT về nhiều vấn đề đã giám sát, trong đó có việc đầu tư xây dựng các công trình nước sạch và nhà vệ sinh với số vốn lớn mà báo chí phản ánh”.
Xoay quanh các vấn đề dư luận quan tâm như chủ trương đầu tư, quyết định vốn từng công trình, tư vấn thiết kế, quy trình xây dựng, giám sát chất lượng xây dựng..., ông Ngô Hữu Đằng - giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng Sở GD-ĐT Quảng Ngãi - cho rằng mỗi công trình Sở GD-ĐT đều chọn hoặc chỉ định thầu các đơn vị thiết kế, tư vấn giám sát, có mời hiệu trưởng nhà trường được đầu tư tham gia với tư cách giám sát cộng đồng. Ông Đằng nói thêm quy mô nhà vệ sinh thì căn cứ trên số lượng học sinh, dưới 200 học sinh thì xây khác, trên 200 xây khác.
Ông Lê Tấn Hùng, phó giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Quảng Ngãi, cho hay dựa trên việc giao kế hoạch và phân khai vốn chương trình hằng năm, Sở GD-ĐT trình danh mục công trình và vốn đầu tư, Sở KH-ĐT chỉ phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng từng công trình. Ông nói thêm thực tế có một số công trình bên Sở GD-ĐT làm định mức khá cao nhưng Sở KH-ĐT đã chặn lại cũng nhiều. Về một số công trình báo chí phản ánh xây với giá cao, không hợp lý, sở sẽ kiểm tra lại và thông tin sau.
Còn ông Phạm Tấn Hoàng - giám đốc Sở Xây dựng - cho biết đối với các dự án riêng lẻ thuộc chương trình này thì mọi vấn đề như thiết kế, thẩm định dự án, quy trình xây dựng, giám sát, chất lượng công trình, giá cả chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm, sở không đủ lực lượng để kiểm tra. Sở chỉ chọn một số công trình lớn ở tỉnh để kiểm tra ngẫu nhiên rồi báo cáo chất lượng xây dựng cho UBND tỉnh.
VIỆT HÙNG - TRÀ GIANG


Copy từ: Tuổi Trẻ

Bản điều trần của ông Daniel Baer, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, về quan hệ Việt – Mỹ

DANIEL BAER: QUAN HỆ SONG PHƯƠNG MỸ-VIỆT

USdept of state

Bản dịch của Nguyễn Thanh Thủy (Defend the Defenders)

Ngày 5/6/2013 – Văn bản trình bày của Daniel Baer.
Phó Trợ lý Ngoại trưởng, Vụ Dân chủ, Nhân quyền và Lao động.

Tại Tiểu ban Châu Á – Thái Bình Dương, Ủy ban Đối ngoại.
Washington, DC.
“Khi chúng ta nói về nhân quyền, tất cả chúng ta cần nhớ rằng những quan ngại của chúng ta chính là âm hưởng của những quan ngại mà hàng triệu người dân sống trong lòng Việt Nam đang nói lên và bàn luận. Họ hiểu điều đó. Họ hiểu hệ thống hiện hành không làm được gì. Họ nhận ra rằng, cho dù đã trở thành một đất nước sung túc hơn, song nếu thiếu tiến bộ về nhân quyền, Việt Nam cũng chỉ đạt đến một giới hạn nhất định”. Daniel Baer
Thưa ngài Chủ tịch và các thành viên Uỷ ban, cảm ơn quý vị đã tổ chức buổi điều trần ngày hôm nay. Chúng tôi đánh giá cao mối quan ngại của quý vị về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, và chúng tôi vẫn đang đang hối thúc chính phủ về những cải cách cần thiết.
Gần đây, Bộ Ngoại giao đã gửi đến Quốc hội cả bản Báo cáo Quốc gia về Thực thi Nhân quyền và bản Báo cáo về Tự do Tôn giáo Quốc tế. Hai bản báo cáo này đều do vụ của tôi chuẩn bị với sự hợp tác của các đồng nghiệp trên khắp thế giới; chúng sẽ cung cấp một bức tranh chi tiết về những dữ kiện giúp lý giải mối quan ngại của chúng ta về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Tôi xin giới thiệu hai bản báo cáo này tới quý vị.
Tháng Tư vừa qua, tôi dẫn đầu một phái đoàn đến Việt Nam, đoàn bao gồm các đại đại diện đến từ Nhà Trắng và Bộ An ninh Nội địa để tham gia cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt. Chúng tôi đã nhấn mạnh với phía Việt Nam rằng năm 2013 là một cơ hội cho chính phủ Việt Nam lựa chọn cải thiện thành tích nhân quyền, chúng tôi cũng đã trình bày chi tiết về một số những lĩnh vực cấp bách mà họ cần bắt tay vào.
Chúng tôi đánh giá cao những bước đi tích cực như việc phóng thích (kèm theo một số hạn chế) nhà hoạt động Lê Công Định, tạo thuận lợi cho cuộc viếng thăm của một tổ chức nhân quyền quốc tế, và sự gia tăng khiếm tốn trong việc đăng ký hoạt động tôn giáo ở Tây Nguyên. Chúng tôi hoan nghênh các cuộc thảo luận giữa chính quyền và Vatican, đồng thời hoan nghênh những chuyển biến tích cực và triển vọng về nhân quyền của những người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới (LGBT). Chúng tôi vẫn đang quan sát, với sự quan tâm đặc biệt, làn sóng ý kiến đóng góp về bản dự thảo Hiến pháp và cảm thấy được khích lệ bởi quyết định kéo dài thời gian góp ý của chính quyền. Bây giờ là lúc giới chức cầm quyền cần thể hiện trách nhiệm, xem xét nghiêm túc những ý kiến đóng góp này và đưa những mối quan tâm của công dân vào trong nội dung bản Hiến pháp sửa đổi.
Song các bước đi này vẫn chưa đủ để đảo ngược xu hướng nhiều năm thụt lùi. Và những bước tiến tích cực và biệt lập này cũng chưa hình thành nên một mô hình nhất quán. Ngày càng nhiều blogger bị sách nhiễu và bỏ tù vì những phát ngôn ôn hoà trên mạng Internet và các nhà hoạt động thường xuyên sống trong tình trạng bất trắc – các nhà hoạt động như Nguyễn Văn Đài Phạm Hồng Sơn, những người đã bị nhà chức trách ngăn gặp tôi tại Hà Nội.
Tình hình nhân quyền phản ánh tình trạng thiếu công bằng có tính hệ thống, tác động đến mọi mặt của mối quan hệ. Tôi xin phác hoạ một số những quan ngại của chúng tôi.
Nhiều trong số hơn 120 tù nhân chính trị Việt Nam đang bị tù đày chỉ vì họ thực hành quyền sự do ngôn luận của mình. Ông Cù Huy Hà Vũ, mà vợ của ông tôi đã gặp ở Hà Nội, đã công khai phê phán nạn tham nhũng gắn với hoạt động khai thác bau-xit và bị kết án 7 năm tù. Bà Tạ Phong Tần đang ngồi tù vì viết bài trên mạng về sự suy đồi của công an. Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày, người từng thể hiện quan điểm trên mạng một cách ôn hoà và phản đối chính sách của nhà nước với Trung Quốc, hiện đang thụ án 12 năm tù giam. Chính quyền coi những người này là mối đe doạ, một mối quan ngại về an ninh quốc gia – một lời cáo buộc thiếu cơ sở khi quý vị ngồi trao đổi với những cá nhân như Cha Lý, người mà tôi đã có dịp được gặp trong nhà lao. Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đã bị bắt tháng 2 năm 2010 khi phát tán tờ rơi kêu gọi các quyền dự do dân chủ. Nhóm công tác Liên hợp quốc về Giam giữ Tùy tiện đã khuyến nghị việc phóng thích họ.
Sự phát triển của một đất nước hiện đại, thành công và công bằng đòi hỏi sự tự do thông tin – sự trao đổi ý kiến và sáng kiến. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn tìm cách kiểm soát thông tin, ngay cả khi sự kiểm soát đó ngày càng vuột ra khỏi tay họ. Chúng tôi rất quan tâm đến các chính sách ngăn chặn, hacking và theo dõi internet của Việt Nam, cũng như việc giam giữ blogger của họ. Dự thảo quy định về quản lý nội dung internet lại tìm cách hạn chế thêm dòng thông tin trên mạng.
Tuy nhiên, mức độ thâm nhập internet ở Việt Nam đang ngày càng phát triển, và đất nước này đã chứng kiến hiện tượng bùng nổ của những blog vẫn đang thu hút đông đảo người Việt Nam có đầu óc cải cách – bao gồm Dân LuậnThông Tấn Xã Vàng Anh. Những website mang tư tưởng cải cách khác như Anh Ba Sàm là đối tượng bị hack và làm cho tê liệt.
Một điệp khúc mà tôi thường nghe mỗi khi tôi thăm Việt Nam đó là sự cần thiết phải thực thi tốt hơn những quy định pháp luật đã ban hành. Theo hiến pháp, công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và những quyền con người khác. Nhưng chúng ta đều biết, chẳng hạn, rất nhiều tín hữu Công giáo, Phật giáo và các nhóm khác phải đối mặt với tình trạng bị sách nhiễu và bị yêu cầu đăng ký hoạt động nhưng rồi lại không cho đăng ký. Nghị định 92 mới có hiệu lực từ tháng Giêng có thể được thực thi theo cách còn hạn chế thêm, thay vì thúc đẩy, quyền tự do tôn giáo như quy định trong hiến pháp.
Luật pháp Việt Nam đảm bảo quyền tiếp cận luật sư và đảm bảo địa vị của luật sư bào chữa ngang với công tố viên. Tuy nhiên trong thực tế, điều này lại diễn ra hoàn toàn khác. Tôi thường xuyên được nghe từ các luật sư của tù nhân chính trị là họ không được phép tiếp cận hồ sơ vụ án, họ bị bố trí chỗ bất công ở tòa án, họ không được phép sử dụng máy tính, cũng như không được dành thời gian bào chữa cho thân chủ.
Và một vài số quy định pháp luật rõ ràng là cần phải thay đổi – những điều luật đi ngược lại chuẩn mực nhân quyền quốc tế như Điều 79 và Điều 88, vốn được sử dụng để giam giữ các nhà hoạt động chính trị chỉ trích chính quyền.
Trước khi kết thúc, tôi xin lưu ý rằng hơn 18 năm kể từ khi bình thường hóa quan hệ, mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã tiến triển – thông qua hoạt động thương mại, du lịch và giao lưu văn hóa. Những người sống bên hai bờ Thái Bình Dương đều được hưởng lợi, đặc biệt là những người Việt Nam sống ở Việt Nam, nơi mức sống đã tăng lên khi người dân có điều kiện hơn và được giáo dục tốt hơn. Khi chúng ta nói về nhân quyền, tất cả chúng ta cần nhớ rằng những quan ngại của chúng ta chính là âm hưởng của những quan ngại mà hàng triệu người dân sống trong lòng Việt Nam đang nói lên và bàn luận. Họ hiểu điều đó. Họ hiểu hệ thống hiện hành không làm được gì. Họ nhận ra rằng, cho dù đã trở thành một đất nước sung túc hơn, song nếu thiếu tiến bộ về nhân quyền, Việt Nam cũng chỉ đạt đến một giới hạn nhất định.
Chúng tôi muốn tăng cường sức mạnh cho họ, và chúng tôi muốn làm việc chặt chẽ hơn với các thành viên của Uỷ ban để thúc ép Việt Nam cải thiện việc bảo vệ nhân quyền.
Một lần nữa, cảm ơn quý vị đã tổ chức buổi điều trần ngày hôm nay. Tôi trông đợi được làm việc cùng quý vị, và rất mong nhận được câu hỏi từ quý vị.


Copy từ: Defend the Defenders