CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

Đất đai thuộc về giai cấp mới - giai cấp cộng sản

Kính Hòa, phóng viên RFA 2013-07-14

Biểu tượng của đảng cộng sản Việt Nam vẫn là lá cờ búa và liềm màu vàng trên nền đỏ.
Biểu tượng của đảng cộng sản Việt Nam vẫn là lá cờ búa và liềm màu vàng trên nền đỏ.
AFP
Nghe bài này
Tầng lớp nông dân Việt Nam hiện đang bị mất đất, bị bóc lột trong chính một chế độ mệnh danh là đấu tranh cho giai cấp công nông. Một giai cấp mới đã được hình thành sau khi cuộc cách mạng cộng sản thành công.
Cờ đỏ búa và liềm
Biểu tượng của đảng cộng sản Việt Nam đang cầm quyền vẫn là lá cờ búa và liềm màu vàng trên nền đỏ, một biểu tượng cho liên minh công nhân và nông dân, xưa cũ gần 100 năm. Biểu tượng này được cho là có một hiệu quả vô song trong việc thu hút tầng lớp dân cày trong những năm đầu tiên của cuộc cách mạng Nga năm 1917.  Những người dân cày vốn ít học, không thể hiểu những triết lý phức tạp về kinh tế chính trị của các ông Karl Marx, Engel,…khi thấy cái liềm gặt thiết thân của cuộc đời họ, bèn đứng lên đi theo đảng Bolsevik lúc ấy ở Nga, và những đảng cộng sản sau này trên khắp thế giới.
Về nguyên tắc, các đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, nếu không xuất thân từ hai giai cấp công nhân và nông dân, thì cũng là đại diện cho họ, đấu tranh cho quyền lợi của họ. Đặc biệt trong tình hình cụ thể của xã hội Việt Nam, với đại đa số dân chúng là nông dân thì hình ảnh cái liềm trên lá cờ đảng càng có giá trị lớn lao, ngay từ khi đảng cộng sản Đông Dương mới thành lập hồi năm 1930 cho đến nay.
Biểu tượng của đảng cộng sản Việt Nam đang cầm quyền vẫn là lá cờ búa và liềm màu vàng trên nền đỏ, một biểu tượng cho liên minh công nhân và nông dân...Biểu tượng này được cho là có một hiệu quả vô song trong việc thu hút tầng lớp dân cày
Bên cạnh biểu tượng lưỡi liềm, các đảng cộng sản cũng đề ra các khẩu hiệu dễ hiểu rất dân túy để cổ vũ tầng lớp nông dân. Năm 1930 được biết đến cuộc nổi dậy của nông dân tại Nghệ Tĩnh với khẩu hiệu nổi tiếng, Trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ, tức là tiêu diệt hết những giai cấp khác ngòai nông dân; hay sau đó là Ruộng đất cho dân cày. Người nông dân khắp nơi đã kéo nhau theo đảng cộng sản tiến hành cuộc chiến tranh giai cấp cho Đảng, với hy vọng có được ruộng đất để mà sử dụng cái liềm vàng đẹp đẽ trên lá cờ đỏ màu máu cách mạng.
Ruộng đất cho dân cày. Người nông dân khắp nơi đã kéo nhau theo đảng cộng sản với hy vọng có được ruộng đất
Ruộng đất cho dân cày. Người nông dân khắp nơi đã kéo nhau theo đảng cộng sản với hy vọng có được ruộng đất
Với một đảng chính trị có tổ chức chặt chẽ, cùng với sự hậu thuẫn của hàng triệu nông dân, những người cộng sản đã nắm chính quyền, nắm một cách độc tôn. Và ở Việt Nam, họ đã thực hiện lời hứa với những người dân cày bằng cuộc cải cách ruộng đất diễn ra sau năm 1954. Trong trận chiến giai cấp này, các khái niệm trừu tượng của kinh tế chính trị Marxism đã biến thành các con số phần trăm trong dân chúng là địa chủ ở mỗi làng để cách mạng tiêu diệt. Nhiều người đã chết dù không có một tấc đất nào trong tay. Người địa chủ nổi tiếng ở miền Bắc là bà Nguyễn Thị Năm, người ủng hộ tiền tài nhân lực cho đảng của ông Hồ Chí Minh, nằm trong những người bị xử bắn đầu tiên.
Những người chết rồi cũng bị quên đi trước những khó khăn vất vả của đời thường, của hợp tác xã nông nghiệp, và của các tập đòan sản xuất tại miền Nam sau ngày đất nước được thống nhất. Tất cả mọi người dường như đã trở thành chung một giai cấp công nông, dường như cuộc đấu tranh giai cấp đã thành tựu.
Giai cấp cộng sản và những đặc quyền
Nhưng giai cấp đã không mất đi. Milovan Djilas, nhân vật số hai của đảng cộng sản Nam Tư, đã viết vào năm 1957 rằng: Một giai cấp mới đã hình thành, và cả hệ thống cộng sản được xây dựng để bảo đảm cho quyền làm chủ và bóc lột của giai cấp mới này. Đó chính là giai cấp cộng sản cầm quyền.
Một giai cấp mới đã hình thành, và cả hệ thống cộng sản được xây dựng để bảo đảm cho quyền làm chủ và bóc lột của giai cấp mới này. Đó chính là giai cấp cộng sản cầm quyền
Nếu đặc quyền của giai cấp mới vào những năm chiến tranh của miền Bắc xã hội chủ nghĩa chỉ là vài cân thịt ngon ở cửa hàng Tôn Đản, hay vài thước vải đẹp cung cấp theo tiêu chuẩn, thì từ năm 1986 trở đi, năm mà đảng cộng sản quyết định kết hôn ý thức hệ công nông của mình với kinh tế thị trường tự do, nó đã trở nên trù phú hơn. Bây giờ là nhà xưởng sản xuất công nghiệp để thu lợi trên sự bóc lột giá trị thặng dư của người công nhân theo lý thuết của Karl Marx, và đất đai.
Milovan Djilas viết tiếp, Dù về mặt pháp lý tài sản là của xã hội, của quốc gia, nhưng trên thực tế chỉ có một nhóm nhỏ kiểm sóat và thu lợi từ đấy.
Khi người cộng sản lấy lại đất từ người nông dân...
Khi nKhi người cộng sản lấy lại đất từ người nông dân...Files photos
Tài sản quan trọng nhất đối với đại đa số dân chúng Việt Nam chính là đất đai, và nay nó thuộc sỡ hữu tòan dân, tức là do cái nhóm nhỏ cộng sản cầm quyền kiểm sóat.
Cuộc đấu tranh giai cấp vẫn tiếp tục nhưng không được hô hào nữa. Hàng đòan nông dân mất đất đi khiếu nại, thưa kiện từ Nam ra Bắc, vì đất đai của họ bị tịch thu, dưới danh nghĩa dùng cho các dự án phát triển kinh tế xã hội của những công ty, mà trên thực tế nhiều đảng viên cộng sản, hoặc những người có quan hệ chặt chẽ với bộ máy quyền lực của đảng, nắm giữ. Các cuộc biểu tình này thường xuyên bị chính quyền cộng sản của giai cấp công nông Việt Nam dẹp đi. Chưa có thống kê nào về số lượng các cuộc biểu tình đòi đất hàng năm, nhưng chỉ trong vài năm gần đây, có thể nêu nhiều vụ xảy ra liên tiếp, vụ nông dân lõa thể giữ đất ở Cần Thơ, vụ Văn Giang, vụ Dương Nội, rồi đỉnh cao là vụ Đòan Văn Vươn ở Hải Phòng nơi mà súng đã nổ thay cho luật pháp. Và trong khi những dòng chữ này đến với quý độc giả thì hàng trăm nông dân làng Trịnh Nguyễn, Từ Sơn Bắc Ninh đang dầm mưa giải nắng giữ đất.
Luật gia Lê Hiếu Đằng, người từng trải qua kinh nghiệm với đảng cộng sản suốt mấy mươi năm đã phát biểu,
Chưa có cuộc cách mạng nào hứa hẹn nhiều và thực hiện ít như cuộc cách mạng cộng sản
Milovan Djilas
“Trước kia nông dân nghe theo Đảng để mong có ruộng đất. Cái chuyện nông dân ly tán, khổ đâu vì mất đất là do đâu? Là do cái quy định đất đai là sở hữu tòan dân!”
Lời phát biểu của ông Lê Hiếu Đằng như một bức tranh tổng kết những gì những người cộng sản đã hứa hẹn khi họ còn hàn vi ngày xưa đến khi họ trở thành giai cấp mới ngày nay.
Còn những người nông dân đã tự nguyện đứng dưới lá cờ của giai cấp công nông thì nghĩa gì?
Bà Ngô Thị Đức, một nông dân ở làng Trịnh Nguyễn, có 47 tuổi đảng và bị đảng của bà khai trừ vì bà đấu tranh cho quyền lợi của những người nông dân, nói với chúng tôi,
“Tôi nhiều năm phấn đấu để vào đảng, nay họ làm sai, tôi thấy cũng chả cần. Sợ mất dân hơn là mất Đảng. Phần mình mình phải lo, ai mà lo tới mình thì mình đã toi rồi.”
Có phần chắc là bà Ngô Thị Đức và những người nông dân làng Trịnh Nguyễn không biết Milovan Djilas là ai, chỉ biết rằng… “họ” tức những người cộng sản cầm quyền đã làm sai. Họ đã trở thành một giai cấp mới, cũng bóc lột như trong những cuốn sách lý thuyết cộng sản mà đảng cộng sản phát cho các đảng viên của mình.
Điều khá mỉa mai, là khi những người nông dân Trịnh Nguyễn giữ đất chống giai cấp mới, họ vẫn trương cờ đỏ búa liềm, và khi Đòan Văn Vươn nghe lời tuyên án vẫn nói lời cảm ơn đảng cộng sản, đảng của một giai cấp mới.
Có lẽ để kết thúc, chúng tôi mượn lời cựu phó chủ tịch đảng cộng sản Nam Tư, Milovan Djilas, “Chưa có cuộc cách mạng nào hứa hẹn nhiều và thực hiện ít như cuộc cách mạng cộng sản.”


Copy từ: RFA

Số liệu thống kê về kinh tế Việt Nam: Ông nói gà, bà nói vịt

Thực tế đang có tình trạng số liệu thống kê vênh nhau giữa các cơ quan, giữa trong nước và quốc tế, giữa số liệu và thực tế... dẫn đến bức tranh kinh tế bị méo mó.

 

Cần thiết phải có hệ thống thống kê chính xác vì nó giúp mọi người vẽ ra được một bức tranh thật của nền kinh tế

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh

Ông nói gà, bà nói vịt
Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), 5 tháng đầu năm xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), kể cả dầu thô, đạt 32,7 tỉ USD; nhưng cùng thời điểm, số liệu của Tổng cục Hải quan (TCHQ) đưa ra cho thấy kim ngạch xuất khẩu của khu vực này chỉ đạt gần 30,52 tỉ USD. Sự chênh lệch đáng kinh ngạc là ở số liệu nhập siêu. TCHQ cho biết thâm hụt thương mại 5 tháng qua là 1,2 tỉ USD nhưng theo TCTK thì nhập siêu của riêng tháng 5 cũng là 1,2 tỉ USD, nên nhập siêu 5 tháng, theo cơ quan này, lên tới 1,9 tỉ USD.
Hai cơ quan này liên tục mâu thuẫn về số xuất siêu. Theo TCTK, quý 1/2013 xuất siêu 481 triệu USD; trong đó khu vực FDI xuất siêu 3,1 tỉ USD, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 2,6 tỉ USD. Tuy nhiên, TCHQ lại cập nhật xuất siêu quý 1 là 278 triệu USD, chênh 194 triệu USD với TCTK. Riêng khu vực FDI xuất siêu chưa bằng phân nửa số liệu của TCTK (1,19 tỉ USD) và khu vực trong nước nhập siêu rất nhỏ - 900 triệu USD mà thôi.
Chưa hết, TCTK cho hay, 2 tháng đầu năm xuất siêu 1,68 tỉ USD, bằng 8,8% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Còn TCHQ có con số khác, xuất siêu 782 triệu USD. Vào tháng 1.2013, TCTK nói xuất siêu 200 triệu USD; nhưng theo hải quan thì tới 776 triệu USD. Chưa kể số liệu thống kê xuất nhập khẩu của từng ngành, từng thị trường giữa hai cơ quan này cũng chênh lệch nhau rất lớn.
 

Tại kỳ họp Quốc hội diễn ra vào tháng 5 vừa qua, nhiều đại biểu đặt câu hỏi, trong bối cảnh kinh tế khó khăn mà tỷ lệ thất nghiệp chỉ 2% thì có đáng tin cậy? Cũng với vấn đề này, trong một kỳ họp Quốc hội năm 2012, tiến sĩ Trần Du Lịch từng phát biểu: Trong khi doanh nghiệp đóng cửa, phá sản hàng loạt mà con số tạo việc làm mới vẫn thống kê lên tới hơn 1,5 triệu người trong năm nay thì không thể hình dung được.

Ai đúng - ai sai ?
Trong lĩnh vực thu hút vốn FDI, tình trạng tương tự cũng diễn ra. Theo TCTK, nửa đầu năm 2013 cả nước có 44 tỉnh, thành phố có dự án FDI được cấp phép mới. Nhưng Cục Đầu tư nước ngoài (FIA) nói con số này là 46. TCTK tuyên bố tỉnh Thái Nguyên có số vốn đăng ký lớn nhất với 2,141 tỉ USD; còn theo FIA đó là tỉnh Thanh Hóa. Chưa hết, trong khi TCTK nói con số 41, thì FIA khẳng định có 45 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại VN và không phải Singapore như TCTK đưa ra mà là Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư.
Trao đổi với PV Thanh Niên, tiến sĩ Vũ Quang Việt, nguyên Vụ trưởng Vụ Tài khoản quốc gia thuộc Cục Thống kê của Liên Hiệp Quốc, cho biết thống kê về FDI của VN không theo chuẩn mực quốc tế. “FDI VN tính bao gồm cả phần vay mượn, dù trong nước hay nước ngoài. VN có lúc còn tính giá trị FDI bao gồm cả phần góp vốn bằng đất đai của VN. Nguyên tắc là chỉ tính trong vốn tự có phần của nước ngoài bỏ ra (sở hữu) là bao nhiêu. Các tổ chức quốc tế như ADB (Ngân hàng Phát triển châu Á) và IMF (Tổ chức tài chính quốc tế) cho biết số vốn FDI đầu tư thấp hơn con số VN đưa ra”, tiến sĩ Việt phát biểu.
Tiến sĩ Việt lấy ví dụ, năm 2011, VN công bố vốn FDI đăng ký đạt 15,5 tỉ USD, thực hiện được 11 tỉ USD; nhưng ADB cho biết vốn thực hiện chỉ khoảng 6,48 tỉ USD, còn theo IFM là 7,43 tỉ USD. Hay như thời đỉnh cao của FDI vào VN là năm 2008 với công bố thực hiện 11,5 tỉ USD, ADB đưa ra con số 9,279 tỉ USD và IMF là 9,579 tỉ USD.
Bên cạnh đó, các nhận định về tình hình kinh tế vĩ mô của các tổ chức tài chính độc lập quốc tế cũng khác với cơ quan trong nước. Theo một báo cáo của Ngân hàng HSBC thực hiện tại Hồng Kông, trong tháng 6, lĩnh vực sản xuất của VN suy giảm đáng kể. Số lượng đơn đặt hàng mới cũng giảm khiến các công ty phải cắt giảm việc làm và đơn mua hàng. Tuy nhiên, TCTK lạc quan cho rằng sức mua của thị trường có xu hướng ấm dần lên, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,9% so cùng kỳ; chỉ số sản xuất cũng tăng và chỉ số hàng tồn kho tương đối tốt; chỉ số sử dụng lao động tăng…
Số liệu thống kê về kinh tế Việt Nam: Ông nói gà, bà nói vịt
Thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu đang không thống nhất - Ảnh: D.Đ.M
Hậu quả khôn lường
Theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương, số liệu của VN rất khó kiểm chứng. Chẳng hạn, số liệu thất nghiệp trong thời gian qua cũng thiếu căn cứ, vì VN không có hệ thống thống kê các trường hợp mất việc làm. Hay GDP tăng nhưng tiêu dùng điện lại không tăng. Thậm chí, quý 3 và 4 năm ngoái, tiêu dùng xăng giảm thì không hiểu GDP tăng như thế nào?
Ông Doanh cho rằng, nếu doanh nghiệp phải sử dụng số liệu hàng tồn kho, xuất nhập khẩu vào các thị trường, tăng trưởng hàng hóa xuất khẩu… không chính xác sẽ dẫn đến kết luận kinh doanh sai lầm và phải trả giá. Còn đối với quản lý nhà nước, hậu quả khó lường vì sẽ cho ra những chính sách không phù hợp thực tế. “Cần thiết phải có hệ thống thống kê chính xác vì nó giúp mọi người vẽ ra được một bức tranh thật của nền kinh tế", ông Doanh nói.
Tiến sĩ Hoàng Thọ Xuân, Viện Nghiên cứu thương mại, cho rằng tác động lớn nhất của việc nhiễu loạn số liệu chính là mất lòng tin về các con số thống kê của người dân, doanh nghiệp. Con số hiện nay chưa thực sự thuyết phục được mọi người, và họ còn nghi ngờ vào số liệu. Đây là vấn đề nguy hiểm nhất. Nguyên nhân, theo tiến sĩ Xuân, hiện việc thống kê chủ yếu là liên hệ ngang, mà không phải dọc. Cụ thể, các bộ lấy số liệu thống kê của các sở ngành địa phương mà không thông qua cơ quan thống kê của địa phương. Trong khi Cục Thống kê địa phương lại thu thập số liệu rồi chuyển về TCTK. Cho nên, bộ có số liệu khác TCTK. “Phải có cách tính thống nhất và phải thống nhất việc thống kê ở cơ sở. Cuối cùng, số liệu của TCTK phải là số liệu đáng tin cậy nhất. Đừng để con số ước tính hay tạm tính mà không có con số chốt cuối cùng”, TS Xuân kết luận.
Với TS Vũ Quang Việt, số liệu vênh nhau có ba nguyên nhân: kỹ thuật; không muốn theo chuẩn quốc tế và giả dối. Chẳng hạn, số liệu xuất nhập khẩu của TCHQ chỉ có phần về hàng hóa, chứ không có phần dịch vụ. Thống kê về nợ công không tính phần nợ của doanh nghiệp quốc doanh.
Nợ xấu có tới 3 kết quả
Ngày 13.7.2012, trước sức ép của dư luận, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, quyền Chánh thanh tra NHNN, họp báo công bố tỷ lệ nợ xấu theo kết quả giám sát của cơ quan này tính đến thời điểm tháng 3.2012 là 8,6% tổng dư nợ, tương đương 202.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, báo cáo của các TCTD cho thấy nợ xấu chỉ hơn 117.000 tỉ đồng, chiếm 4,47% tổng dư nợ. Còn trước đó, tại diễn đàn QH, Thống đốc báo cáo nợ xấu toàn ngành khoảng 10% tổng dư nợ.
Cho đến thời điểm hiện tại, NHNN báo cáo, tính đến hết tháng 5.2013, nợ xấu 4,65% tổng dư nợ toàn hệ thống. Nhưng nhiều ý kiến chưa thực sự tin nợ xấu được xử lý và giảm nhanh đến mức như vậy.
Anh Vũ
Thâm hụt ngân sách cũng khác nhau
Tại báo cáo đánh giá về nợ công của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Chiến lược và chính sách tài chính và Ủy ban Kinh tế vừa công bố, con số thâm hụt ngân sách của Việt Nam theo báo cáo của các tổ chức quốc tế khác xa với báo cáo của Bộ Tài chính. Cụ thể 2009, thâm hụt ngân sách theo số liệu của Bộ Tài chính là 3,7% GDP, trong khi đó ADB và IMF dự báo 3,9% và 7,2% GDP.
Năm 2012, nợ công của VN theo Bộ Tài chính khoảng 55,4% GDP.  Tuy nhiên, báo cáo của nhóm nghiên cứu trên đã chỉ ra, nếu tính cả nợ trong hệ thống ngân hàng của khu vực DNNN khoảng 16,5% GDP, cộng với các khoản nợ bằng trái phiếu trong nước không được Chính phủ bảo lãnh khác của DNNN, nợ công Việt Nam sẽ lên tới xấp xỉ 95% GDP.
Anh Vũ
N.Trần Tâm


Copy từ: Thanh Niên

Đôi dòng ngỏ đến ông Lưu (Chu Giang – Nguyễn Văn Lưu).

Câu chuyện Chủ nhật: Đôi dòng ngỏ đến ông Lưu (Chu Giang – Nguyễn Văn Lưu).

Bà Đầm xòe
Ông Lưu thân mến!
Nhã Thuyên - Đỗ Thi Thoan
Nhã Thuyên – Đỗ Thi Thoan
Hẳn ông đã biết rồi, người “ngỏ” đến ông mấy dòng chữ này, chỉ là một tay làm báo nhiều năm, văn chương thì chỉ xía vô cho nó vui vui để có cảm hứng làm báo mà thôi. Mà nghề báo, suy cho cùng mới là nghề “săn” và nghệ thuật viết báo, suy cho cùng cũng chỉ là nghệ thuật lắp ghép các sự kiện để thành một bài báo, nó tương tự như nghề của một anh thợ xây dựng sắp xếp gạch, đá… để nó thành một bức tường, cầu cống hay một ngôi nhà…
Bởi chỉ làm báo nên tôi không có nhiều văn chương, chữ nghĩa để trao đổi với ông về học thuật qua bài: “Xung quanh sự kiện Nhóm MỞ MIỆNG được làm Luận văn Thạc sĩ – Kỳ 3” đăng trên Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh” mà chỉ hỏi ông về một số thông tin ông nêu ra để rồi từ đó ông “kiến nghị” phải xử lý người làm luận văn và những người liên quan đến luận văn này:
1. Ông nêu:
 …”Chủ tịch Hồ Chí Minh, một con người: Tôi không nhà cửa, không vợ, không con…”
Bà Đầm xòe - Phạm Thành
Bà Đầm xòe – Phạm Thành
Hỏi ông Lưu:
“Này ông Lưu. Ông đưa thông tin như vậy, có đúng không đấy?”.
Mấy năm nay, tôi thấy thông tin tràn ngập trên mạng và thông tin trên báo của nước cộng sản anh em Trung Cộng nữa, chứng minh rất khoa học rằng, Bác Hồ của chúng ta có tới 4 vợ và ít nhất có một cậu con trai tên là Nguyễn Tất Trung sau đổi tên thành Vũ Trung, sinh năm 1956, do bà Nông Thị Xuân sinh ra, hiện đang sống ở Hà Nội, có vợ có con đàng hoàng ( từ khóa vào mạng Internet: Những người vợ của Chủ tịch Hồ Chí Minh).
Thông tin này làm cho tôi mừng, vì Bác Hồ vĩ đại đã có truyền nhân cho dân tộc Việt Nam. Anh nhớ chứ, năm 1969, khi Bác mất, thương tiếc Bác không còn sống trên đời này nữa đã đành mà nhiều người con đấm ngực thình thình rằng, một người tài vĩ đại như thế sao trời lại không cho có con để nối dõi. Nay thì có hy vọng rồi…
Vì vậy, tôi trân trọng hỏi tiếp anh Lưu:
Không biết ông cắn cứ vào đâu để xác tin lời Bác Hồ của chúng ta nói, chứ từ khi trên mạng tràn ngập thông tin về vợ con của Bác, tôi chưa từng được biết có  một văn bản bản nào, chưa từng nghe một lời tuyên bố nào của Đảng, Nhà nước ta, thậm chí cả dòng tộc họ Nguyễn Sinh lên tiếng bác bỏ những thông tin chứng minh Bác Hồ của chúng ta có tới 4 vợ và ít nhất có một đứa con trai là thông tin không đúng, là phản động, vân vân.
Cũng như cả triệu người dân Việt Nam khác, tôi mừng là Bác Hỗ vĩ đại của chúng ta có người nối dõi, nhưng cũng đau vì thần tượng của cả một dân tộc đã sụp đổ trong lòng tôi.
Tôi đau đớn lắm, ông Chu Giang- Nguyễn Văn Lưu ơi. Vì vậy, tôi khẩn thiết kêu nài ông, nếu ông biết có văn bản nào, lời tuyên bố nào của Đảng và Nhà nước ta, dòng họ Nguyễn Sinh nhà  ta đã bác bỏ điều này, ông mách dùn tôi với.
Nếu có được nó, tôi sẽ đem thông tin này công bố cho toàn thế giới biết và tôi quyết theo gương Người lê bước chân đi khắp Á, Âu, Đông, Tây để đem cái “một con người: Tôi không nhà cửa, không vợ, không con…” đập vào mặt bọn phản động, bọn ăn gian nói dối, bọn xuyên tạc sự thật về Bác Hồ của chúng ta, đặc biệt là cái bọn báo chí Đảng CS Trung Quốc.
Ông Lưu biết không, tôi cũng là một “hạt giống đỏ”, nên khi nghe tin Người có vợ có con đã làm tôi thất vọng ê chề với nỗi đáu đớn quằn quại…; nó đã như liều thuốc độc từng ngày, từng giờ vò xé nát thân thể tôi, niềm tin của tôi, hay không?.
Vì vậy, nếu ông có được cái “văn bản” đó, ônh gửi ngay cho tôi nhé.
Ông có và gửi cho tôi cái “văn bản” đó là ông đã giúp tôi tái sinh một lần nữa đấy.
Mà ông Lưu ơi, không phải ông tái sinh cho riêng mình tôi đâu mà tôi tin chắc, ông còn tái sinh cho cả triệu trái tim người Việt nam đang quằn quại đau đớn ê chề như tôi, vì Bác Hồ của chúng ta sao lại có nhiều vợ đến thế?
2. Có đúng là Bác không có nhà cửa?
Ông Lưu, thế cái nhà sàn ở Khu Vườn hoa Ba Đình mà ta hay đến thăm quan, thì nhà đấy là cái nhà của ai? Nó không phải nhà của Bác ta ư, ông Lưu?
Chu giang - Nguyễn Văn Lưu
Chu giang – Nguyễn Văn Lưu
Tôi nghĩ rằng, cái nhà đó, so với thời nay thì chả bỏ bèn gì. Cái anh quan đầu tỉnh ở một tỉnh nhỏ, nghèo heo hút như Hà Giang mà cũng vừa khánh thành một cái nhà sàn cực lớn,  mà cái nhà sàn của Bác ta, cũng phải gọi “bằng cụ”, chứ so chi với mấy anh đại gia ở miền xuôi, đặc biệt là ở thành phố lớn, tiền vàng như núi, xe pháo mua cả chục tỷ VNĐ ma họ thay nó như thay áo, còn nhà cửa thì cung vua, phủ chúa ngày xưa cũng đâu có bằng.
Nhưng cũng phải công bằng mà nói, nhà sàn ấy của Bác cũng là “đỉnh” rồi khi cuộc sống lúc ấy của miền Bắc Xã hội chủ nghĩa của chúng ta, ai ai mặt cũng tái xanh, tái xám chỉ để lo cho “có cơm ăn, áo mặc”, đặc biệt là những chiến sĩ ở mặt trận, thiếu ăn, thiếu uống, ốm đau bệnh tật không thuốc thang, cái chết luôn cận kề nhưng vẫn hừng hực một ngọn lửa “Lập công dâng Đảng, dâng Bác” với tinh thần: “Còn cái lai quần cũng đánh”,với tinh thần “Xanh cỏ hay đỏ ngực” để tô thắm cho non sông đất nước mà hôm nay từ khắp trong Nam, ngoài Bắc la liệt những nghĩa trang liệt sĩ mà xương cốt trong đó là những trai thanh, gái tú, là nguồn lực mạnh mẽ nhất của quốc gia.
3. Ông Lưu ạ, tôi trộm nghĩ rằng, những thông tin lan truyền trên mạng Inter nét mà đến nay chưa thấy Đảng, Nhà nước hay dòng họ Nguyễn Sinh nói là sai, thì trên cớ sở nào để chúng ta xác tín rằng, những thông tin đó là sai?
Mà nó đã không sai thì ai mới mà là người vô đạo đức đây, anh Lưu, khi anh hằm hằm réo lên:
“Giễu nhại một con người như thế là một việc làm vô đạo, thất đức, bất nhân, bất nghĩa”.
Thưa ông Lưu, thực lòng với tư cách một người làm báo chí lâu năm, nay đã nghỉ chế độ như ông, nhưng lại thấy ông to mồm hô khẩu hiệu đòi “tiêu diệt” Trường Đai học sư phạm Hà Nội, “tiêu diệt” những giáo sư, tiến sĩ, những nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình có liên quan và đặc biệt ông còn đòi tiêu hủy cả luận văn của Nhã Thuyên – Đỗ Thị Thoan, thì tôi kinh hải quá. Ông nào phải là một anh xích vệ đỏ, ông là nhà phê bình văn học nghệ thuật cơ mà, sao ông lại lên giọng vừa khùng điên vừa hoang tưởng như thế này:
“Chỉ riêng sự giễu nhại này cũng đủ lý do để hủy bỏ Luận văn của nghiên cứu sinh Đỗ Thị Thoan. Luận văn này vi phạm nhiều điều của Luật xuất bản. Vì vậy chúng tôi cấp thời đề nghị phải lập tức đình chỉ việc giảng dạy của cô giáo Nhã Thuyên – dù là giảng dạy hợp đồng. Đồng thời hủy bỏ Luận văn, hủy bỏ học vị Thạc sĩ của tác giả Luận văn, xem xét lại tư cách của người hướng dẫn khoa học là PGS.TS Nguyễn Thị Bình và trách nhiệm của Hội đồng chấm Luận văn này. Không thể để tiêm nhiễm vào các nhà giáo tương lai một thứ văn hóa phản nhân văn, bất nhân bất nghĩa như thế”. Ông thấy không, đây là một kiểu phê bình văn chương bằng súng mang tính sát nhân mạnh.
Ông còn:
“Chúng tôi muốn góp ý với các bạn đồng nghiệp là nhà văn Nguyễn Đăng Điệp – Viện trưởng Viện Văn học và nhà văn Văn Giá – Trưởng khoa Lý luận – phê bình văn học Trường Đại học Văn hóa (Bộ Văn hóa), hai thành viên Hội đồng chấm luận án và Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội Phạm Xuân Nguyên – người đã đọc bản thảo “Những tiếng nói ngầm” cho Nhã Thuyên – rằng các bạn nên giữ sự trung thực cho ngòi bút của mình, nên tự trọng về nhân cách. Các bạn có thể xin ra khỏi Đảng, tự nguyện trả lại các chức danh và học vị mà thể chế này – do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập – đã phong tặng cho các bạn rồi làm một nhà văn tự do thì hay hơn là lập lờ hai mặt như vị thầy của các bạn: Vẫn ca ngợi, kính phục Dương Thu Hương: người phụ nữ một mình chống lại cả một Nhà nước – nhưng mà giải thưởng, chức danh Nhà nước ấy trao cho vẫn vui vẻ nhận, lại còn thắp hương khấn vái xin cho được nữa. Cũng mong Ngài Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đừng để ĐHSP Hà Nội thành ra một Trung tâm Hài hước như thế” . Đây là một kiểu phê bình văn chương mật thám.
4. Ông hô to lên như vậy, mục đích để làm gì thì chính ông mới là người rõ nhất. Nhưng, với một người từng quen biết ông, từng uống chung nước sông Chu, sông Mã, sông Cầu Chày với ông, tôi khuyên ông không nên làm cái nghề “suýt chó bụi rậm” như vậy mà làm gì. Nó thực sự đã lỗi thời rồi. Nó thực sự là mớ rẻ rách chỉ có tác dụng ngoằm ngoằn trên miệng những con chó ghẻ, chẳng đe dọa được ai nữa đâu.
Việc xử lý nhà trường, hay những cá nhân, công, tội thế nào là việc của cơ quan pháp luật, của các Hồng vệ binh đang nhiều như trấu, đang hiện hữu ở tất cả mọi ngách nghách của đời sống xã hội, thậm chỉ nó còn lận trong cả sa líp của đàn bà, ông có đứng vào, hẳn gì họ đã cho.
Ông nên nhớ và có lẽ ông đã tâm nguyện lập danh trên lĩnh vực nghiên cứu, phê bình, văn học nghệ thuật thì hãy tru rèn, tích cóp những từ ngữ liên quan đến học thuật văn học nghệ thuật vào đầu, càng nhiều càng tốt, và nên loại bỏ hẳn những chữ nghĩa tanh mùi máu, tức là chữ nghĩa sát nhân, trong đầu óc của ông đi. Có như thế cái nguyện ước của ông mới thành. Còn ông cứ muốn làm một “xích vệ đỏ”, hẳn nó sẽ “đưa đường chỉ lối”, làm ông lạc đàn, lạc chuồng lúc nào không hay. Như thế nó sẽ làm hỏng “sự nghiệp” nghiên cứu, phê bình văn học của ông đi đấy.
Đấy, như sáng nay, 13.7, Báo Văn nghệ đăng bài của Ban lý luận về luận văn của Nhã Thuyên – Đỗ Thị Thoan, họ có đằng đằng sát khi như ông đâu, có “lạc chuồng” như ông đâu.
Cuối cùng tôi xin được lưu ý và mong ông nghiền ngẫm cho kỹ rằng, nghề “săn” là nghề của mấy anh nhà báo, của mấy ông công an. Ông làm văn chương mà lại làm văn chương phê bình, học thuật mà đầu óc ông cứ như một động vật chuyên săn mồi, coi chừng có ngày ông sẽ bị ngã vì cái đầu quen với lối “đá lộn sân” của ông như vậy.
Kính ông.
Mong sớm nhận được thông tin từ ông, đặc biệt là thông tin về vợ con của Bác Hồ kính yêu của chúng ta.
BĐX


Copy từ: Bà Đầm Xòe

VỤ ĐINH ĐỨC LẬP: ÔNG VŨ TRỌNG KIM ĐANG PHẢI ĐỐI PHÓ VỚI 4 CÁO BUỘC

Vụ Đinh Đức Lập: 
Ông Vũ Trọng Kim bị tố cáo

Đảng đoàn MTTQ Việt Nam đề nghị Ban bí thư sớm bổ nhiệm Chủ tịch mới cho Mặt trận.

Sự việc những nhà báo, lãnh đạo các Ban của báo Đại Đoàn Kết bị ông Tổng biên tập Đinh Đức Lập ngang nhiên ra Quyết định buộc thôi việc càng chứng tỏ thêm sự hống hách bất chấp pháp luật của Ban biên tập báo này. Nhất là khi luật sư Trần Đình Triển đến để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà báo Đặng Thị Kim Ngân nhưng bị ngăn cản không cho vào cơ quan để họp cùng Hội đồng kỷ luật. Trong khi đó, lãnh đạo Ủy Ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam “đã cố tình bật đèn xanh” làm lơ không hề có bất kỳ một biện pháp bảo vệ nào dù các nhà báo có nhiều đơn đề nghị bảo vệ. Đến nay, nhiều nội dung tố cáo ông Lập, ông Khánh trong Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết vẫn chưa được MTTQ Việt Nam và cơ quan công an làm rõ. Việc bao che của ông Vũ Trọng Kim – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho ông Lập đang được cơ quan có thẩm quyền xem xét cùng các sai phạm khác. Dưới đây là 4 nội dung chính mà ông Kim bị tố cáo: 

NỘI DUNG TỐ CÁO I: Với trách nhiệm Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam - Bí thư Đảng ủy MTTQ Việt Nam - Thủ trưởng cơ quan, nhưng ông Vũ Trọng Kim đã cố tình bao che cho người bị tố cáo là Đảng viên Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết Đinh Đức Lập; Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết đơn tố cáo; Không giải quyết đơn tố cáo đúng Luật Tố cáo, cố tình kéo dài, bao che, xử lý các vi phạm của người bị tố cáo qua loa, không tương xứng với mức độ vi phạm; không bảo vệ người tố cáo theo quy định của pháp luật, để người tố cáo bị trả thù, trù dập, đình chỉ công tác, chuyển công tác, cắt lương hàng năm trời… và mới nhất là kỷ luật buộc thôi việc những người tố cáo. 

NỘI DUNG TỐ CÁO II: Ông Vũ Trọng Kim ký duyệt hồ sơ để ông Đinh Đức Lập được cấp Thẻ nhà báo sai quy định Thông tư 07/2007/TT-BVHTT ngày 20/3/2007 của Bộ Văn hóa Thông tin về hướng dẫn cấp đổi và thu hồi thẻ nhà báo. 

NỘI DUNG TỐ CÁO III: Ông Vũ Trọng Kim đã ký Quyết định bổ nhiệm ông Đinh Đức Lập làm Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết trái Quy chế kèm theo Quyết định 75/QĐ-TW của Ban Bí thư quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí. 

NỘI DUNG TỐ CÁO IV: Sai phạm trong việc chỉ định hợp tác với Công ty cổ phần đầu tư xây dựng địa ốc Đông Dương để đầu tư và quản lý sau đầu tư xây dựng khai thác tòa nhà trụ sở báo tại 66 Bà Triệu, Hà Nội, trái Thông tư số 03/2009/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư thực hiện đầu tư dự án có sử dụng đất. 
      
Trong hai ngày 4 và 5/7/2013, Hội nghị Đảng đoàn MTTQ Việt Nam đã diễn ra tại 46 Tràng Thi, Hà Nội. Sau những phát biểu, cuối cùng, ông Vũ Trọng Kim - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã phải đồng ý cùng các đại biểu khác với 100% sự nhất trí để đề nghị Ban bí thư sớm kiện toàn cho MTTQ Việt Nam một chủ tịch mới. Theo đó, người được đề nghị chính thức không ai khác chính là ông Nguyễn Thiện Nhân – Ủy viên Bộ Chính trị - Phó Thủ tướng.  

P. V


Dự án xây dựng tòa nhà 66 Bà triệu Hà Nội chưa được phê duyệt nhưng ông Kim vẫn cùng đệ tử Lập cắt băng khánh thành cái bức tranh vẽ mô hình tòa nhà

Tin thêm (14h00,15.7.2013): 
Ông Kim bàn biện pháp đối phó với đơn tố cáo
Công đoàn MTTQ lên tiếng bảo vệ người tố cáo, người lao động

1. Sau khi Teu Blog vừa đăng bài, ngay lập tức nắm bắt được thông tin, ông Vũ Trọng Kim đã điện thoại bàn bạc với ông Lập. Cả hai nhất trí đưa vào lịch làm việc của MTTQ và báo Đại Đoàn Kết: Đúng 16 giờ ngày 18/7/2013 (Thứ 5), ông Đinh Đức Lập sẽ cùng 4 người khác lên MTTQ làm việc với ông Kim, nội dung liên quan đến tòa nhà 66 Bà Triệu, Hà Nội. Cho đến thời điểm này, dự án xây dựng tòa nhà 66 Bà Triệu, Hà Nội vẫn chưa hề được Sở xây dựng Hà Nội; Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội và UBND TP. Hà Nội phê duyệt. Bởi vậy, cuộc họp vào ngày 18/7/2013 có lẽ chỉ mang tính chất để “lòe” và đối phó với cơ quan có thẩm quyền trong việc yêu cầu ông Vũ Trọng Kim giải trình. Ông Lập đã thừa lệnh và điện thoại từ Đà Nẵng (nơi đang lo vụ bán công sản 82 Trần Quốc Toản) về báo để đưa vào lịch công tác.

2. BCH Công đoàn của MTTQ ở phía Nam cũng vừa có công văn gửi Ban Thường vụ Công đoàn MTTQ VN và lãnh đạo MTTQ phản đối những sai phạm của ông Đinh Đức Lập và Nguyễn Quốc Khánh trong Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết đã ra Quyết định vi phạm pháp luật trong việc buộc thôi việc với nhà báo Hữu Nguyên.

P. V


Copy từ: TS Nguyễn Xuân Diện

Những túp lều dưới gốc thiên đường.


Sáng sớm nay, tôi có việc đến vườn hoa Lý Tự Trọng. Một cách rất vô thức, tôi đưa mắt ngó quanh như muốn tìm một cái gì đó. Kia rồi, những túp lều chằng đụp bằng ni lông, thấp lè tè dưới gốc cây. Gọi là lều cho nó sang, cho nó ra dáng là nơi con người có thể chui ra chui vào thôi. Xung quanh lều, đủ thứ chổi cùn giế rách tấp vào đó. 

Hình ảnh: Chụp sáng nay ở vườn hoa dân oan. Phía sau những căn lều ổ chó này là Văn phòng chính phủ

Gần đây tôi mới biết, chứ người dân sống quanh đây chẳng lạ gì chuyện dân oan đi khiếu kiện, đến sống ở vườn hoa này mấy chục năm nay. Có người còn sinh con đẻ cái ở đây mới khiếp. Nếu theo bức ảnh tôi chụp, thì phía sau căn lều như “ổ chó” của họ chỉ cách hơn trăm mét là trụ sở của Văn phòng Chính phủ. Không biết họ chờ đợi gì ở phía sau đó?
Vẫn còn sớm, tôi lại gần người đàn bà đang lúi húi cạnh đó, trỏ vào một cái “ổ” hỏi:
- Ở đây cũng có người ở hả chị?
Người đàn bà gật đầu. Nhiều người hỏi chị câu đó rồi. Cả “Tây” lẫn “Ta”, ai nấy đều kinh ngạc. “Nhà” đây ấy hả? Hàng chục năm nay người ta cứ đến hỏi han như thế rồi lại đi. Sau đó mọi thứ lại tiếp tục rơi vào quên lãng. Hết Xuân rồi sang Hạ, sang Thu, sang Đông. Người ta cứ đến vui chơi, tập thể thao, nhảy nhót ca hát ở vườn hoa, như thể có hai thế giới đang cùng tồn tại, chỉ trong vòng cái khuôn viên chẳng lấy gì làm rộng lớn ấy. 
Tôi nhìn quanh. Tuy chưa phải là thiên đường, nhưng vườn hoa thì đương nhiên là đẹp rồi (so với Việt Nam thôi), nhất là nó lại nằm cạnh Hồ Tây. Gần đó toàn là các cơ quan của Đảng và Chính phủ, như Ban Vật giá Chính Phủ, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng trung ương Đảng...Thế mà sao ở một xó vườn hoa này, vẫn tồn tại những căn lều “ổ chó” như thế?
Ừ! Họ đâu phải là ăn mày mà hốt họ vào trại? Tống họ về địa phương ư? Làm gì còn nhà mà về?
Đừng có bịp bợm rằng tất cả dân oan tham lam, rằng họ đã được đền bù nhưng không thỏa mãn. Tôi cũng là người trong cuộc nên biết rõ lắm. Mang tiếng là đền bù, nhưng còn tệ hơn cả bố thí. Thế nên đám quan chức làng xã mới có nhà lầu, xe hơi, còn sang hơn ối người thành thị thế chứ.
Mới đây nghe nói ông Nguyễn Sinh Hùng “than vãn”, rằng chuyện đút lót, tiêu cực có bắt, có xử được mấy đâu?
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130711/chu-tich-qh-nguyen-sinh-hung-dut-lot-tieu-cuc-co-bat-co-xu-duoc-may-dau.aspx
Nghe thật hài. Đến con nít cũng hiểu đút lót thì phải có kẻ đưa, người nhận. Giống như cái chuyện bán dâm thì phải có đứa bán đứa mua. Xử mỗi đứa bán dâm mà không xử đứa mua dâm ấy hả? Làm sao mà các ông tự  xử được chứ? Cứ thử để nhân dân làm xem có xử được không? Những người nào từng đến nhà các ông, chạy chọt xin xỏ, đút lót bao nhiêu người ta nhớ hết cả đấy.
Tôi bâng khuâng hết nhìn những căn lều ổ chó, lại nhìn khắp vườn hoa. Nhớ câu nói với anh trưởng công an phường lúc anh ý tiễn tôi ra cửa:
- Tôi mà làm lãnh đạo thì các anh chết!
Nói vậy để hiểu không có cái gì không thể làm được, mà chỉ là có muốn làm hay không thôi.
Rời khỏi vườn hoa, tôi cứ nghĩ vẩn vơ về khoảng cách từ túp lều dưới gốc cây này đến cánh cổng bên kia đường, không quá xa mà sao đi mãi vẫn không thấy tới?


Copy từ: Phương Bích

“Rút ruột” dự án cầu Nhật Tân, 4 kỹ sư 8X lĩnh án tù

(NLĐO)- “Rút ruột” 43 thanh cọc ván ép dự án xây dựng cầu Nhật Tân (bắc qua sông Hồng ở Hà Nội) có tổng trị giá hơn 326 triệu đồng mang đi bán, 4 kỹ sư thế hệ 8X đã phải lĩnh 5 - 36 tháng tù.

Các bị cáo là những kỹ sư thế hệ 8X tại phiên tòa
 
Ngày 15-7, TAND TP Hà Nội đã đưa ra xét xử và tuyên phạt nhóm bị cáo nguyên là kỹ sư thi công dự án cầu Nhật Tân (Hà Nội) về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
 
Các bị cáo gồm: Đoàn Quang Hưng (SN 1987), Nguyễn Huy Bình (SN 1985), Đỗ Thanh Phúc (SN 1985), Phạm Văn Huy (SN1984) đều là kỹ sư của công ty Sumutomo Mitsui (Nhật Bản), Đặng Huy Định (SN 1980, lái xe) đang thi công đường vành đai 3 và dự án cầu Nhật Tân.
 
Theo cáo trạng, Bình, Hưng, Phúc và Huy được công ty giao nhiệm vụ quản lý và vận chuyển thanh cọc ván ép từ dự án đường vành đai 3 về dự án cầu Nhật Tân. Để có tiền ăn tiêu trong khoảng thời gian từ tháng 8-2012 đến tháng 9-2012, 4 kỹ sư kể trên đã cùng Đặng Huy Định là lái xe ô tô 3 lần mang 43 thanh cọc ván ép có tổng trị giá hơn 326 triệu đồng đi bán.
 
Trong vụ bị mất cọc ván thép, công ty Sumutomo Mitsui khai báo mất 364 cọc, trị giá hơn 2,7 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau khi vào cuộc điều tra cơ quan công an chỉ làm rõ được việc mất 43 cọc, liên quan đến 5 đối tượng kể trên, còn 321 cọc đang bị mất chưa được làm rõ.
 
Hội đồng xét cử đã tuyên phạt bị cáo Bình 36 tháng tù, bị cáo Định 30 tháng tù, Phúc và Huy cùng 12 tháng tù treo, Hưng 5 tháng tù treo.
 
Tin-ảnh: N.Quyết


Copy từ: Người Lao Động

“Tàu ngầm Israel tấn công kho vũ khí Syria”

(NLĐO) – Có thể không phải là không kích đã gây ra thiệt hại cho kho vũ khí của Syria tại thành phố cảng Latakia mà là hạm đội tàu ngầm của Israel ra tay.

Báo chí Mỹ trước đó cho rằng vụ tấn công ngày 5-7 do không quân Israel gây ra. Nhưng đài Russia Today dẫn báo Anh Sunday Times ngày 14-7 cho rằng thủ phạm chính là các tàu ngầm lớp Dolphin của Israel do Đức sản xuất.
 
Dẫn các nguồn tin tình báo Trung Đông, tờ báo cho rằng các tàu ngầm Israel đã bắn tên lửa hành trình nhắm vào kho vũ khí với mục tiêu là phá hủy 50 tên lửa chống hạm Yakhont P-800 do Nga sản xuất được chuyển đến trước đó.


Israel sở hữu 5 tàu ngầm lớp Dolphin. Ảnh: Asia Defence
 
Yakhont là phiên bản cấp cao của tên lửa hành trình siêu thanh P-800 Oniks. Có thể mang được 200 kg đầu đạn trên hành trình 300 km, Yakhont phóng được từ mặt đất, mặt biển và tàu ngầm. Yakhont còn lướt được trên mặt nước nhiều mét, làm radar khó phát hiện.
 
Trong khi đó, hạm đội tàu ngầm của Israel bao gồm 5 tàu lớp Dolphin, được công ty đóng tàu Howaldtswerke-Deutsche Werft của Đức chế tạo từ năm 1998 đến 2012. Mỗi tàu chở được 16 ngư lôi và tên lửa hành trình có tầm bắn 1.500 km.
Một người phát ngôn của Hội đồng Quân sự tối cao của tổ chức Quân đội Syria tự do (FSA) xác nhận doanh trại của hải quân Syria bị tấn công. Cũng theo người này, mạng lưới tình báo của FSA nhận diện được tên lửa Yakhont tại đây.
 
Vụ tấn công được đưa tin đầu tiên bởi đài CNN (Mỹ). Tiếp đó, trong bài báo đăng ngày 13-7, nhiều quan chức Mỹ giấu tên cho tờ New York Times hay không quân Israel nhắm vào tên lửa Yakhont do lo ngại chúng gây nguy hiểm cho hải quân nước này.
 
Cũng như mọi lần, Israel không xác nhận cũng không phủ nhận. Tuy nhiên, ngày 14-7, Thủ tướng Benjamin Netanyahu khẳng định ông sẽ không cho phép “các vũ khí nguy hiểm được chuyển cho nhóm Hezbollah ở Lebanon" trong cuộc phỏng vấn trên đài CBS (Mỹ).
 
Các quan chức Israel khác có thái độ tương tự. “Chúng tôi đã vạch ra các lằn ranh đỏ để bảo vệ lợi ích quốc gia. Ở Trung Đông này, khi thì tấn công ở đây, khi thì nổ ở kia và thường là chúng tôi bị đổ lỗi nhiều nhất” – Bộ trưởng Quốc phòng Moshe Yaalon trả lời về vụ nổ ở Latakia.
 
Ngay cả chính quyền Syria cũng không bình luận về vụ việc. Đài truyền hình quốc gia nước này chỉ đề cập chung chung là “hàng loạt vụ nổ” đã xảy ra.
 
Doanh trại hải quân của Syria ở Latakia bị hư hại sau vụ tấn công. Ảnh: SANA
 
Theo các nguồn tin tình báo trong khu vực, hãng tin Reuters cho rằng Israel đã không kích Syria ít nhất 3 lần trong năm nay. Ông Amir Oren, một nhà báo cấp cao của tờ Haaretz (Israel), nhận định Tel Aviv không có ý chặn đầu các tên lửa đất đối đất, đất đối không hay đất đối biển của Syria.
 
“Israel chi tấn công phủ đầu khi Syria có động thái chuyển số tên lửa trên Hezbollah, bởi lẽ Hezbollah có thể gây nguy hiểm cho miền bắc Israel, bao gồm các hoạt động hàng hải, khai thác khí đốt và tấn công các khu dân cư” – ông Oren nói.
Hải Ngọc (Theo Russia Today

Copy từ: Người Lao Động

Tự xử?!


Trần Kỳ Trung 

Không biết câu “ tự xử” ra đời từ lúc nào? Nguyên nhân vì đâu? Nhưng, theo tôi, câu “ tự xử” được dùng phổ biến nhất, có lẽ, trong thời gian gần đây.

  Giả như, cậy chức to, quyền lớn, kẻ đó với lòng tham vô đáy, gây ra những vụ tham nhũng cực lớn gây tổn thất vô cùng tệ hại cho tài sản nhà nước.
Nếu công khai minh bạch, cho nhân dân biết, sử dụng công cụ luật pháp thật nghiêm minh,  cho báo chí, đài, ti vi… đưa tin một cách trung thực, rõ ràng… thì những kẻ đó phải chịu những bản án nghiêm khắc nhất, sự ổn định xã hội sẽ được khôi phục, củng cố lòng tin của người dân vào cơ quan công quyền. Tất nhiên, lúc đó, với sự nghiêm minh của pháp luật, những vụ án tham nhũng lớn được xử công khai sẽ là sự cảnh tỉnh cho những kẻ có chức lớn, quyền to chuẩn bị tham nhũng.

      Nhưng không, ngay ở cấp cao nhất, hình như chuyện đó không có mà họ tiến hành …tự xử. Họp trung ương có nội dung bàn chuyện chống tham nhũng thì kín như bưng, báo chí, đài, ti vi, các cơ quan truyền thông khác,  nhân dân không hề biết nội dung sẽ thảo luận vấn đề gì? Ý kiến của mọi người ra sao? Kẻ bị kiểm điểm thái độ, trách nhiệm như thế nào? Tất cả mọi người chỉ biết báo cáo phiên khai mạc, tổng kết phiên bế mạc với những dòng chữ chung chung: “…Nghiêm túc trong kiểm điểm…” “ …thành khẩn nhận thiếu sót…”, “…trong công tác điều hành còn chủ quan duy ý chí…”…v.v… và v. v… Rồi cuối cùng, hòa cả làng. Kinh tế suy sụp chưa thấy lối ra, xã hội bất ổn, lòng dân không yên… ai cũng có thể thấy rõ nguyên nhân, nhìn thấy rõ những kẻ gây ra thảm cảnh đó. Thế nhưng, do “ tự xử” trong những cuộc “hội nghị kín” nên không thể đưa những thủ phạm chính ra trước vành móng ngựa, hay nhẹ hơn cách chức những kẻ đó. Đáng buồn hơn, giải thích cho dân biết về chuyện “tự xử” này mà cũng không dám nói rõ tên người bị kiểm điểm đó là ai??? Cứ “đồng chí X , đồng chí Y” để dân muốn hiểu thế nào thì hiểu.

        Rõ ràng chính  “tự xử” trong những kỳ họp trung ương vừa rồi, người dân có quyền nghi ngờ đến tính chất nghiêm minh, trung thực của đảng, nhà nước.

Kẻ ăn cắp cho bị dân " tự xử" cho chết
Nhiều vụ án tham nhũng lớn mang ra xét xử, tưởng là “ công khai” ,nhưng …mọi người đều biết gần như đã có “ tự xử” từ trước rồi. Làm thất thoát, tham ô đến cả mấy chục ngàn tỷ đồng tiền thuế của dân, tiền nhà nước vay nợ nước ngoài mà kẻ cầm đầu chỉ có tù hai chục năm như vụ Vinashin… Kẻ đưa ra chủ trương để Vinashin thực hiện không bị làm sao!!!
       Cách xử án mà thực chất là “tự xử” như vậy, không hề mang lại yếu tố tích cực cho xã hội , ngược lại, chỉ càng đẩy xã hội vào chỗ người dân không tin vào luật pháp, chính quyền.

         Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính để  người dân không tin vào luật pháp nữa, dẫn đến cách  “ tự xử” riêng.

          Ví như: Kẻ  trộm chó, không cần  công an dẫn giải, không cần luật pháp nghiêm trị, nhân dân tự động dùng gậy gộc…đập chết kẻ đó. Hay như, chỉ vì chuyện tranh giành nhà đất, lẽ ra đưa ra cơ quan pháp luật xử lý nhưng nhiều trường hợp, không có chuyện đó mà “ tự xử”, trong gia đình, họ hàng  đâm chém nhau, gây ra bao nhiêu thảm cảnh người chết, người bị thương. Ra đường, chỉ cần va chạm, xích mích nhỏ thế nào cũng có chuyện  “ tự xử” đánh nhau dẫn đến chết người còn hơn cả phim hành động. Ngỏ lời yêu, không được đáp trả, điên tiết “ tự xử” lấy mấy lít xăng, đổ vào người kia rồi châm lửa đốt. Nghiêm trọng hơn, mang danh trí thức, có hiểu biết mà một ông tổng biên tập một tờ báo lớn ở Hà Nội bị tố cáo có hành vi tiêu cực, liền trả thù bằng cách “ tự xử” cho thôi việc người tố cáo ông ta, bất chấp sự phản đối của tập thể, công luận. Đó là chưa kể nhiều hình ảnh của học sinh, sinh viên Việt Nam “tự xử” bằng cách chửi nhau, đánh nhau dã man ngay giữa lớp, giữa thanh thiên bạch nhật, giữa chốn đông người… không ngày nào trên các trang mạng như Youtube, facebook… là không có…


         Còn nhiều chuyện “ tự xử” nữa, tôi không nêu ra đây, bạn đọc có khi còn biết nhiều hơn tôi.

        Một đất nước có luật pháp, có chính quyền,  có công cụ bảo vệ an ninh xã hội, bảo vệ luật pháp mà tại sao vẫn tồn tại những  kiểu “ tự xử” từ trên xuống dưới vô luật pháp!!!

          Chung quy lại cũng do cách “tự xử” của những người lãnh đạo lãnh đạo trong đảng và nhà nước. Trên, đứng trên  luật pháp, coi thường dư luận, nhất là coi thường ý nguyện của nhân dân thì bên dưới, tất yếu sẽ nảy nòi ra hình ảnh “tự xử” đau lòng trên!

             Một chế độ còn tồn tại kiểu “tự xử” như thế làm sao có thể gọi là “văn minh, tiến bộ, được nhân dân tin tưởng”Và cứ kiểu  “ tự xử” như mấy hội nghị trung ương vừa rồi, đảng có thể có đủ uy tín để đảm bảo vai trò lãnh đạo độc tôn của mình không?
 

Bị đòn vì cự cãi CSGT. CSGT được bảo kê?????


Thời gian gần đây, Báo Thanh Niên tiếp nhận nhiều đơn thư, phản ánh của người vi phạm giao thông bức xúc về việc họ bị xử “oan”, nhưng sau khi tranh cãi với CSGT thì đa phần là thua, thậm chí bị ăn đòn.

Phản ánh tới Thanh Niên, có người cho biết vụ việc của họ mới xảy ra gần đây; có trường hợp xảy ra cũng đã lâu, nhưng thấy báo chí đăng tải thông tin người vi phạm giao thông bị đánh chết sau khi cự cãi với CSGT xảy ra tại Q.Tân Phú, TP.HCM, nên bức xúc đi phản ánh.
 

Mời bạn đọc bấm vào đây để xem clip CSGT đứng nhìn người vi phạm giao thông bị đánh.

Liên quan đến vụ đánh chết người vi phạm giao thông tại Q.Tân Phú, mặc dù 2 hung thủ đã bị bắt và vụ án đang trong vòng điều tra song dư luận không khỏi băn khoăn, thắc mắc vì sao hung thủ lại ra tay tàn nhẫn đến như vậy. Vụ việc, theo thông tin ban đầu từ cơ quan công an, diễn biến như sau: chiều 9.4, ông T.V.Hiền (42 tuổi) cùng hai người thân rủ nhau đi nhậu tại quán Phượng Cát trên đường Lê Trọng Tấn, Q.Tân Phú. Đến 21 giờ cùng ngày, khi cả 3 điều khiển xe gắn máy (mỗi người đi 1 xe) ra khỏi quán một đoạn thì ông Hiền bị CSGT thổi lại lập biên bản vi phạm về nồng độ cồn. Do bị tạm giữ phương tiện nên ông Hiền đã cự cãi với CSGT và dọa lấy ĐTDĐ chụp hình. Sau hơn 30 phút cãi nhau với CSGT, ông Hiền để xe lại, đón xe ôm về nhà, nhưng đi được khoảng 300 m thì bị Lê Thanh Bằng (36 tuổi, ngụ Bến Tre) và Lê Văn Tòng (18 tuổi, ngụ Tiền Giang) đi xe gắn máy đuổi theo đánh ông té ngã, đầu đập xuống đường. Người lái xe ôm hoảng sợ đã bỏ đi… Mặc dù được đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng ông Hiền không qua khỏi do bị chấn thương sọ não. Hơn 1 tuần sau, Bằng, Tòng ra đầu thú tại Công an Q.Tân Phú. Bước đầu, 2 người này khai do thấy ông Hiền cự cãi với CSGT nên bức xúc chặn đường đánh “dằn mặt” ông Hiền cho hả giận (?!)…
Bị đòn vì cự cãi CSGT
Người đàn ông to con đánh người vi phạm
“Mày chống đối à ?”
May mắn hơn trường hợp trên, anh Phùng Viết Cần (35 tuổi, ngụ Q.Thủ Đức) trực tiếp đến tòa soạn nhờ báo lên tiếng phản ánh anh cũng bị người lạ hành hung sau khi phản ứng lại CSGT. Theo anh Cần trình bày: vào cuối năm 2012, khi điều khiển xe gắn máy lưu thông trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (từ hướng cầu Thủ Thiêm về cầu Sài Gòn), đến đường giao nhau ở gầm cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh (Q.Bình Thạnh), anh cho xe qua giao lộ này khi đèn tín hiệu vừa chuyển qua màu vàng ở giây đầu tiên thì bị 2 CSGT ra hiệu dừng xe với lỗi vượt đèn đỏ. Anh Cần chấp nhận để CSGT lập biên bản vi phạm, nhưng ghi vào phần ý kiến (của người vi phạm) là xe của anh vượt đèn vàng giây đầu tiên. Lập biên bản xong, CSGT yêu cầu anh Cần xóa 2 chữ “…đầu tiên…” nhưng anh không đồng ý. Viên CSGT đã tự tay lấy bút xóa, rồi yêu cầu anh Cần ký biên bản vi phạm nhưng anh vẫn cự tuyệt. Sau một hồi cự cãi, viên CSGT đã ném giấy tờ xe xuống đất. Anh Cần lượm lên bỏ đi thì bất ngờ CSGT xông vào giật chìa khóa xe và lấy ĐT gọi cho ai đó. Đợi 10 phút sau, anh Cần đến yêu cầu CSGT lập biên bản, nếu không thì trả chìa khóa lại để anh đi, nhưng viên CSGT vẫn không nói gì. Bức xúc, anh Cần rút ĐT gọi điện cho tổng đài xin số đường dây nóng của báo chí nhờ can thiệp. Nghe vậy, 2 CSGT này ném trả lại chìa khóa, lên xe bỏ đi.
“CSGT vừa đi, tôi đã bị một người đàn ông lạ xông vào giật ĐTDĐ của tôi, tháo pin vứt đi, rồi vừa đánh vừa nói: “Sao mày không chịu chung, mày chống đối à?”. Sau đó, người này yêu cầu tôi gọi ĐT xin lỗi 2 CSGT hồi nãy, nếu không sẽ bị đâm chết. Người này gọi cho ai đó nói: “Tao xử nó rồi. Bây giờ nó muốn xin lỗi…”. Nhưng khi tôi cầm máy định xin lỗi thì đầu dây bên kia cúp máy”, anh Cần nhớ lại.
Bị đòn vì cự cãi CSGT
Người đàn ông này cầm đá tấn công và ném anh Hùng
CSGT thờ ơ nhìn cảnh đánh người
Từ những phản ánh của bạn đọc về chuyện "bị đòn" sau khi cự cãi với CSGT, một nhóm PV Thanh Niên vào cuộc tìm hiểu hiện tượng này. Chọn cung đường Nguyễn Hữu Cảnh (Q.1, TP.HCM), qua nhiều ngày theo dõi, chúng tôi phát hiện có một người đàn ông to con đi chiếc xe gắn máy màu đỏ thường bám theo một tổ CSGT lập chốt trên tuyến đường này, khi tổ CSGT di chuyển đến đâu thì người đàn ông nói trên đều theo đó.
Vào khoảng 10 giờ 20 ngày 28.6, chúng tôi thấy người đàn ông trên “sánh đôi” cùng tổ CSGT trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (đoạn gần cầu Thị Nghè II). 25 phút sau, tổ CSGT di chuyển đến gần giao lộ Nguyễn Hữu Cảnh - Tôn Đức Thắng (Q.1) và người này cũng nhấn ga chạy theo. Hơn 1 giờ theo dõi, chúng tôi thấy người này không hề mời chào, chở khách đi xe ôm, mà chỉ đứng liếc ngang liếc dọc; thỉnh thoảng hỗ trợ xe gắn máy chở hàng quá khổ, cồng kềnh bị CSGT vịn lại.
Bị đòn vì cự cãi CSGT
1 CSGT quay lưng, 1 CSGT đứng nhìn cảnh đánh nhau
Nghiêm trọng hơn, 11 giờ 42 cùng ngày, chúng tôi đã ghi lại toàn bộ diễn biến vụ việc người đàn ông này (đi xe gắn máy màu đỏ, mặc áo quần màu xanh) cùng một người đàn ông khác mặc áo sơ mi trắng, quần jeans xanh đuổi đánh một thanh niên vừa bị thổi lại. Điều đáng nói, tổ CSGT đứng nhìn cảnh đánh nhau ngay trước mặt mình mà không hề có bất cứ phản ứng ngăn chặn hay can thiệp nào. Người đi đường vô cùng bức xúc trước hình ảnh phản cảm này. Vụ việc diễn ra khoảng 2 phút mới có CSGT vào can ngăn. Mặc dù CSGT can ngăn nhưng người đàn ông mặc quần áo màu xanh vẫn hung hăng, nhặt đá ven đường tiếp tục đuổi đánh và ném người vi phạm. Hoảng sợ, người thanh niên bị đánh băng qua đường tháo chạy một mạch về hướng đường Tôn Đức Thắng và không dám quay lại. Sau đó, CSGT đã trả giấy tờ cho người đi cùng xe với người bị đánh.
Tiếp xúc với chúng tôi, người thanh niên bị đánh cho biết tên là T.V.Hùng (29 tuổi, ngụ Nam Định, công tác tại một công ty xuất nhập khẩu ở Q.Bình Thạnh). Theo lời anh Hùng kể, sau khi đi giải quyết công việc ở cảng Tân Thuận về, anh điều khiển xe gắn máy (BKS: 49M1 - 007.6...) chở đồng nghiệp tên T.V.Tuấn (22 tuổi, ngụ Đà Lạt) lưu thông trên đường Tôn Đức Thắng, khi rẽ phải vào đường Nguyễn Hữu Cảnh thì bị CSGT thổi lại. Sau khi đưa giấy chứng nhận đăng ký xe, GPLX cho CSGT kiểm tra và được thông báo phạm lỗi không bật đèn xi nhan, anh Hùng không đồng ý và phản ứng gay gắt vì cho rằng anh có bật đèn xi nhan. Sau một hồi cự cãi, CSGT không lập biên bản vi phạm nhưng chỉ trả giấy chứng nhận đăng ký xe, không trả GPLX với lý do không giữ GPLX. Lúc đó, một cô gái khác bị thổi lại, cự cãi một hồi cũng được cho đi nhưng không thấy chìa khóa xe. Anh Hùng quá bức xúc nên mới nói với cô gái để anh gọi báo chí đến ghi nhận vụ việc. Nghe vậy, 2 người đàn ông nói trên xông vào đánh anh Hùng như đã trình bày ở trên và toàn bộ vụ việc hành hung này đã lọt vào ống kính của PV Thanh Niên.
Sau khi anh Hùng bị đánh và bỏ chạy, CSGT đã đưa trả GPLX của anh Hùng cho anh Tuấn (người đi cùng…
Bị đòn vì cự cãi CSGT
Người đàn ông hay song hành cùng tổ CSGT - Ảnh: Nguyên Bảo - Mã Phong
Theo một người dân sống gần giao lộ Nguyễn Hữu Cảnh - Tôn Đức Thắng, hằng ngày họ đều thấy người đàn ông nói trên hay đi theo CSGT. Hễ thấy ai đến gần CSGT, nghi ngờ có ý đồ quay phim chụp hình là ông này tìm cách đuổi đi. Sau vụ việc đánh anh T.V.Hùng, 12 giờ 40 ngày 4.7, chúng tôi tiếp tục ghi được hình ảnh người này “tháp tùng” tổ CSGT ở đường Nguyễn Hữu Cảnh đang chốt chặn thổi xe trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (giữa đoạn đường Nguyễn Bỉnh Khiêm và cầu Thị Nghè), Q.1...
Nguyên Bảo - Mã Phong


Copy từ: Thanh Niên

Việt Nam nhìn gương Ân Đôc mua đồ chơi của Nga nhé.

Tiêm kích MiG của Ấn Độ ’rụng’ liên tục

(Quốc phòng)- Không quân Ấn Độ cho biết từ đầu năm tới nay họ đã mất 6 chiếc máy bay, trong đó có tới 4 chiếc dòng MiG. Vụ mới nhất xảy ra vào sáng nay, 15/7.


Kênh truyền hình NDTV của Ấn Độ đưa tin một chiếc MiG-21 của nước này vừa rơi tại bang Rajasthan khiến một phi công thiệt mạng. Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 9h30 sáng 15/7 khi chiếc tiêm kích thực hiện bay huấn luyện theo kế hoạch. Chiếc máy bay đã nổ tung khi cố gắng hạ cánh tại căn cứ không quân Uttarlai. Phi công thiệt mạng mang hàm trung úy.
Tiêm kích MiG-21 của Ấn Độ
Tiêm kích MiG-21 của Ấn Độ

Tính riêng trong giai đoạn đầu năm 2013, Ấn Độ đã mất 2 chiếc MiG-21. Hồi tháng trước, cũng tại căn cứ Uttarlai, một chiếc MiG-21 đã nổ tung. Tuy nhiên, khi đó phi công đã kịp dùng ghế phản lực và bung dù thoát hiểm.

Quân đội Ấn Độ cho biết từ đầu năm họ đã mất tổng cộng 6 chiếc máy bay, trong đó có 2 chiếc MiG-21, một chiếc MiG-29, một chiếc MiG-27, một chiếc Su-30MKI và một trực thăng Mi-17V-5.
MiG-27 của Ấn Độ
MiG-27 của Ấn Độ

Tiêm kích MiG-21 được sản xuất từ thời Liên Xô và được không quân Ấn Độ sử dụng trong hơn 40 năm qua. Không quân Ấn Độ có tổng cộng 900 chiếc MiG-21, song đã mất khoảng một nửa trong số này trong quá trình khai thác sử dụng do những nguyên nhân khác nhau.

Ban đầu, Ấn Độ định sử dụng MiG-21 đến năm 2017 và sau đó thay thế bằng tiêm kích Tejas do nước này tự chế tạo. Tuy nhiên, do chương trình Tejas bị chậm trễ nên Ấn Độ phải kéo dài thời gian sử dụng MiG-21 thêm một hoặc hai năm.
Tiêm kích đa năng Tejas do Ấn Độ tự phát triển
Tiêm kích đa năng Tejas do Ấn Độ tự phát triển

Tiêm kích MiG-21 được Liên Xô sản xuất từ năm 1959 với tổng cộng khoảng 11.500 chiếc, trong số đó có 657 chiếc được sản xuất tại Ấn Độ. Đây là loại tiêm kích siêu thanh và được người Nga gọi là Balalaika, còn NATO gọi là Fishbed. MiG-21 có một chỗ ngồi, dài 14,5m; cao 4,125m và có sải cánh 7,154m. Máy bay có thể đạt tốc độ tối đa 2.500 km/h, tầm bay 1.210 km và trần bay là 17.800m.

Trên thế giới có khoảng 50 nước sử dụng tiêm kích MiG-50. Loại máy bay này cũng từng được sử dụng trong hàng loạt cuộc chiến tranh trên thế giới như cuộc chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam, một số cuộc chiến và xung đột ở Trung Đông…

Không quân Ấn Độ là một trong những lực lượng thường xuyên phải gánh chịu tai nạn máy bay nhất thế giới. Nguyên nhân của các vụ tai nạn hầu hết do quá trình đào tạo phi công chưa đạt chuẩn. Không những vậy, phía Nga còn cho biết Ấn Độ đã mua phải các phụ tùng thay thế “rởm” cho các máy bay MiG mà họ đang khai thác.
 
  • Minh J


Copy từ :  Phụ Nữ Today

Thoát Trung Luận

Thoát Trung Luận
Giáp Văn Dương
Thời gian gần đây, khi thảo luận về những nguy cơ đối với nước ta trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, về lựa chọn mô hình phát triển cho Việt Nam, về tình hình tranh chấp Biển Đông …, một số người thuộc giới trí thức trong và ngoài nước, dù chưa chính thức, cũng đã ít nhiều đi đến một nhận định chung: Cần thoát khỏi sự ảnh hưởng của Trung Quốc!
Tuy nhiên, nhận định này chưa bao giờ được viết ra một cách mạch lạc, có hệ thống, và dường như chỉ mới dừng ở mức trực giác. Vì thế, một bài luận nhằm phân tích rõ ràng về nhận định quan trọng này là cần thiết.
*
*          *
Tư tưởng thoát khỏi Trung Quốc thực ra không hề mới. Lịch sử nước ta có thể được diễn giải tương đối đầy đủ dưới góc nhìn thoát Trung. Phần lớn các cuộc khởi nghĩa, các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta đều mang trong mình một thông điệp nóng hổi: Thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Trung Quốc!
Sự kiện dân tộc Việt Nam không bị đồng hóa và giành lại được độc lập sau gần một nghìn năm Bắc thuộc là một sự kiện hy hữu trên thế giới. Đó là kết quả của một quá trình thoát Trung bền bỉ kiên trì. Sau khi giành được độc lập, quá trình này được tiếp nối không chỉ ở các cuộc kháng chiến vệ quốc, mà còn ở các nỗ lực giữ gìn ngôn ngữ, văn hóa ở các triều đại sau này.
Khi còn nhỏ, tôi đã từng ngạc nhiên khi đọc bài hịch của vua Quang Trung khích lệ tướng sĩ trước khi ra trận: “Đánh cho để dài tóc. Đánh cho để răng đen…”.  Tôi đã tự hỏi, vì sao nhà Vua không chọn những biểu tượng lớn lao hơn mà lại chọn những điều nhỏ nhặt như vậy để động viên quân sĩ? Nhưng càng ngày tôi càng thấm thía: Đó là lòng kiên định của tổ tiên nhằm thoát khỏi vòng kiềm tỏa của nền văn hóa Trung Hoa, ngay từ những việc nhỏ nhất.
Ý thức vùng thoát khỏi vòng kiềm tỏa này là thường trực. Tuy nhiều lúc bị chao đảo bởi sự tấn công mạnh mẽ đến từ phương Bắc, nhưng mỗi khi cần đến thì ý thức vùng thoát này lại bùng lên dữ dội. Nỗ lực xây dựng chữ viết riêng cho dân tộc như chữ Nôm của cha ông, và gần đây nhất là việc toàn dân đồng loạt chuyển sang sử dụng chữ quốc ngữ, là minh chứng rõ ràng cho sự vùng thoát khỏi vòng kiềm tỏa này.
Riêng với việc chuyển sang sử dụng chữ quốc ngữ, có thể nói, đây là một cuộc thoát Trung ngoạn mục. Thành quả của nó thật đáng nể: Số người biết đọc biết viết tăng lên gấp bội, số lượng văn bản sử dụng chữ quốc ngữ chỉ trong một thời gian ngắn đã tăng lên gấp nhiều lần so với số văn bản chữ Nho của toàn bộ lịch sử nước ta trước đó. Cũng chính nhờ chữ quốc ngữ mà về mặt hình thức, ngôn ngữ của chúng ta đã thoát khỏi vòng kiềm tỏa của tiếng Hán. Tỷ như đến giờ phút này, nước Việt ta vẫn dùng chữ Nho để viết và giao tiếp với thế giới, thì đối với họ, ta có khác nào một quận huyện của Trung Quốc? Ta sẽ gặp khó trong việc thuyết phục họ rằng, ta là một quốc gia độc lập, có ngôn ngữ và văn hóa riêng.
Tên gọi của nước ta cũng không phải là một sự ngẫu nhiên. Đằng sau mỗi cái tên đều là một lời nhắn nhủ hoặc một mong đợi sâu thẳm. Ông cha ta đã chọn hai chữ Việt Nam để đặt làm tên nước. Việt Nam có nghĩa là tiến về phương Nam. Điều này có nghĩa là gì? Chỉ có thể cắt nghĩa: Tiến về phương Nam để thoát khỏi vòng kiềm tỏa của người phương Bắc. Đó là di lệnh của tổ tiên cho các thế hệ con cháu người Việt Nam mình.
Như thế, tổ tiên chúng ta bằng kinh nghiệm và trực giác, thông qua cách chọn tên nước, đã di lệnh cho con cháu: Muốn tồn tại thì phải tiến về phương Nam, thoát khỏi vòng kiềm tỏa của người phương Bắc. Lịch sử mở nước của chúng ta trong thời cận đại có thể  được hiểu là gì khác hơn việc thực hiện di lệnh của tổ tiên mình?
Nhưng điều không may cho chúng ta là nền văn hóa Trung Hoa có sức ảnh hưởng quá lớn. Nó như một đại nam châm hút các dân tộc xung quanh về phía mình. Nên dù luôn có ý thức vùng thoát khỏi ảnh hưởng của người Trung Quốc, dù đã được cha ông di lệnh kỹ càng, thì lịch sử của Việt Nam luôn là sự giằng xé giữa hai luồng vận động: Vùng thoát khỏi Trung Quốc và chầu về Trung Quốc.
Sở dĩ có sự giằng xé này là vì, trong suốt thời phong kiến, do sự hạn chế của phương tiện giao thông, thế giới bên ngoài đối với nước ta dường như chỉ có một mình Trung Quốc. Khi người của ta chưa đủ đông, kinh tế của ta chưa đủ mạnh, văn hóa của ta chưa đủ trưởng thành, thì việc chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa cũng là điều dễ hiểu.
Nhưng ngày nay, thời thế đã đổi thay. Một em bé sinh ra ở một vùng quê hẻo lánh cũng có đủ thông tin để biết rằng, thế giới không chỉ có một mình Trung Quốc. Thế giới còn có nhiều nền văn hóa khác, mang nhiều giá trị tiến bộ hơn, đáng học hỏi hơn nền văn hóa Trung Hoa, đến mức bản thân người Trung Quốc cũng phải mau mau thay đổi để học hỏi những điều tiến bộ này. Trên thực tế, những vùng nào của Trung Quốc gỡ bỏ được một phần văn hóa Trung Hoa truyền thống để du nhập các giá trị văn hóa phương Tây như các Hồng Kông, Đài Loan… thì đều phát triển vượt bậc so với những phần còn lại của Trung Quốc lục địa.
Nhiều nước châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore cũng đã tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa thành công và trở thành những con rồng con hổ châu Á mới. Họ không chỉ giữ được độc lập, mà còn tiến nhanh thành một nước phát triển, được thế giới kính nể trọng vọng.
Hãy lấy trường hợp Nhật Bản làm ví dụ: Bằng cách thực hiện cuộc thoát Á nhập Âu từ nửa sau của thế kỷ 19, Nhật Bản đã tránh được ách nô lệ thực dân và phát triển thành cường quốc chỉ sau một thời gian ngắn. Thoát Á với Nhật Bản thời gian đó là gì, nếu không phải là thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa? Vì vậy có thể nói, chìa khóa để Nhật Bản phát triển thành công là thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc.
Vậy thì tại sao chúng ta lại không làm như họ? Tại sao ta lại không vùng thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Trung Quốc để phát triển, khi gương thành công đã bày ra trước mắt cả trăm năm, khi di lệnh của tổ tiên vẫn còn bên tai văng vẳng?
Câu trả lời chỉ có thể là: Tư tưởng chầu về Trung Quốc đã trở thành một quán tính tâm lý, một vô thức xã hội hay một phản xạ có điều kiện. Tư tưởng này đã ăn sâu vào đời sống ở nhiều dạng nhiều mặt nên khó lòng dứt bỏ được. Với người dân thì đó là sự tiếp nhận văn hóa Trung Hoa một cách vô tư hào hứng qua phim ảnh, sách báo… đến mức trẻ em thuộc sử Tàu hơn sử Ta, quen với đồ chơi Tàu hơn đồ chơi Ta. Thương nhân ta thì chỉ chăm chắm nhập hàng Trung Quốc giá rẻ về bán cho dân, dù biết là hàng kém và có nhiều độc hại. Ở mức quốc gia thì đó là sự ràng buộc đến mức vô lý về ý thức hệ vào người Trung Quốc, dẫn đến thua thiệt và bất bình đẳng trong bang giao quốc tế.
Những việc này đều diễn ra một cách trơn tru tự động, đến mức không mấy ai tự hỏi: Vì sao mọi chuyện lại quá dễ dàng như vậy? Câu trả lời hẳn nhiên là tư tưởng chầu về Trung Quốc đã bén rễ sâu trong tiềm thức của xã hội ta như một chất gây nghiện, tuy độc hại nhưng rất khó từ bỏ. Vì nếu từ bỏ thì sẽ gây ra đau đớn và chống chếnh phần nào. Nhưng từ xưa đến nay, có chất gây nghiện nào có lợi?
Trong hoàn cảnh đó, chỉ còn một cách duy nhất là quán chiếu để nhìn sâu hiểu kỹ tác hại của việc chầu về Trung Quốc, để thấy được mối nguy lâu dài của nó đối với đất nước thì may ra mới có thể dứt bỏ được.
Trước hết là về văn hóa: Có so sánh ra bên ngoài mới thấy, bản sắc văn hóa của ta quá đỗi mong manh. Lý do chính là văn hóa của ta đã bị áp đảo bởi văn hóa Trung Hoa trong suốt nhiều thế kỷ, nay càng bị áp đảo mạnh hơn bởi tiến bộ của phương tiện truyền thông. Nhiều người khi còn sống thì một chữ tượng hình bẻ đôi không biết, nhưng khi chết thì lại được cúng tế bằng các bài văn khấn chữ Nho. Chuông, khánh trong chùa dù mới đúc, cũng hết thảy được khắc bằng thứ chữ của người Hán dù chẳng ai đọc được. Truyền thanh truyền hình, tuy sống bằng tiền thuế của dân Việt Nam ta, lại ngày đêm truyền bá văn hóa Trung Hoa đến tận hang cùng ngõ hẻm. Thời sự hơn nữa thì phim về tổ tông được quay bên Trung Quốc, Vạn Lý Trường Thành được mang về Đà Lạt... Ôi thôi, biết bao nhiêu mà kể!
Xin hỏi: Một dân tộc được định hình chính bởi cái gì? Có phải là bởi đất đai, tài nguyên của dân tộc đó hay không? Chắc hẳn là không. Người ta phân biệt dân tộc này với dân tộc khác bởi chính văn hóa của nó. Nay văn hóa của ta đang bị áp đảo mà dân ta lại vui vẻ cổ vũ chấp thuận, thì khác nào tay ta đã yếu, mắt ta đã chậm mà ta lại tự mua dây về bịt mắt trói tay mình?
Chính do sự áp đảo của văn hóa Trung Hoa nên những thói hư tật xấu của họ đã tìm được đất sống và tác oai tác quái ở ta. Nạn chuộng bằng cấp hư danh, tệ mua quan bán chức, thói tầm chương trích cú, ếch ngồi đáy giếng, ngông nghênh coi thường chân lý, bệnh phụ mẫu quan phương, chính trị thống soái …– những đặc trưng của văn hóa hủ nho Trung Quốc không hề giảm đi trên đất Việt Nam ta mà ngược lại, như rồng gặp nước, múa may phát triển tràn lan, biến hóa gây hại không biết bao nhiêu mà kể. Vì sao vậy? Vì không sáng tạo ra chỉ học đòi bắt chước, nên nhiều người mang lòng kính sợ, nhất nhất tuân theo không dám đổi thay, nên chỉ nhăm nhắm chầu về, nghiêm cẩn như học trò đối với ông thầy. 
Nay những thói hư tật xấu này đang tác oai tác quái làm suy đồi văn hóa và đạo đức của ta quá thể. Bệnh hình thức hư danh, tật khoe khoang thành tích, thói hành dân, nịnh trên lừa dưới, tệ chạy chức chạy quyền… đã thành phổ biến , nên không còn cách nào khác là phải dứt bỏ để học những giá trị tiến bộ của phương Tây như dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái, thực học thực nghiệp… thì mới có thể tiến kịp người.
Ta phải tự gỡ bỏ tấm khăn đang bịt mắt ta ra, phải vứt bỏ sợi dây đang trói buộc mình thì bàn tay khối óc mới được giải phóng, hoa thơm trái ngọt của sự sáng tạo mới được thành tựu. Còn như chỉ mê muội sùng kính những thứ người ta đã phải bỏ đi, thì mãi lếch thếch lôi thôi cũng là điều tất yếu!
Thứ hai là về kinh tế: Việt Nam ta đang bị áp đảo trong thương mại đối với người Trung Quốc. Nhập siêu từ họ lên đến 90% so với tổng nhập siêu của cả nước ta. Trong khi đó, xuất khẩu từ ta sang họ chỉ chiếm một phần rất nhỏ, lại chủ yếu là nguyên liệu thô và hàng nông sản, là những thứ mà giá trị chẳng được bao nhiêu. Vậy có thể nói, về kinh tế, chúng ta đang phụ thuộc vào họ một cách nặng nề. Nền kinh tế của ta đang ở mức chông chênh, có thể sụp đổ khi họ chủ tâm đóng cửa.
Nhưng điều đáng lo hơn cả là những người có thẩm quyền lại không thấy sự bất thường này. Những dự án lớn hầu hết đều rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Tỷ như, 90% các dự án tổng thầu gần đây đã rơi vào tay họ. Chất lượng của những công trình này rất kém, vì một lẽ giản đơn: Trình độ về công nghệ của họ còn thấp, việc tôn trọng môi trường và văn hóa bản địa họ chẳng quan tâm. Hàng hóa xuất phát từ Trung Quốc luôn bị thế giới cảnh báo là độc hại và kém chất lượng. Chính họ đã gây ra nhiều vấn nạn về văn hóa và môi trường trong nước họ. Vậy thử hỏi, vẫn những con người đó sang nước ta thì làm sao có thể làm tốt cho được?
Đáng tiếc thay, tư duy chộp giật, “sống chết mặc bay tiền thày bỏ túi” của nhiều người có trách nhiệm đã dung túng tình trạng này, gây hại lâu dài cho nền kinh tế. Việc này ta phải trách ta trước hết, vì nếu ta không tiếp tay thì làm sao họ có thể tác oai tác quái. Tiếp tay cho họ hại mình, thời buổi cạnh tranh, hỏi có khác nào mua dây để tự trói chân mình. Mà đã mua dây để tự trói chân mình thì làm sao có thể đi nhanh đi xa cho được?
Chính vì thế, bên cạnh việc vùng thoát khỏi vòng kiềm tỏa về văn hóa, chúng ta cần tìm cách thoát khỏi vòng kiềm tỏa về kinh tế. Nhà nước cần có chính sách giảm thiểu nhập siêu từ Trung Quốc, khuyến khích người trong nước sản xuất kinh doanh. Người Việt phải xây dựng được một nền kinh tế độc lập so với người Trung Quốc, phải mở được những lối đi riêng, tạo dựng được những mô hình phát triển khác hẳn so với họ. Phải phấn đấu trở thành hội điểm đầu tư và thương mại toàn cầu. Việc này nói thì dễ mà làm thì rất khó. Nhưng không vì thế mà không gắng sức, vì tương lai dân tộc phụ thuộc phần nhiều vào chính chỗ này.
Thứ ba là về chính trị: Nước ta đang có một sự ràng buộc kỳ quặc về ý thức hệ đối với người phương Bắc. Họ làm gì thì sớm muộn ta cũng làm theo như bị thôi miên. Rất nhiều khổ đau trong lịch sử của ta đã có nguồn gốc từ việc làm theo như họ.
Dân ta khác, phong hóa của ta khác, đất đai vị thế của ta khác, vậy hà cớ gì ta phải dập khuôn theo? Đành rằng, trước đây ta chỉ biết đến Trung Hoa nên triều chính phải rập khuôn bắt chước, tuy đáng trách những có thể cảm thông. Nhưng nay thế thời đã đổi, thế giới đã mở rộng muôn phương, mà sao ta vẫn nhăm nhắm hướng về phương Bắc? Bao phen cửa nát nhà tan, bị đè đầu cưỡi cổ, mà sao vẫn chưa hết tỉnh hết mê? Lẽ nào, luồng tư tưởng chầu về Trung Quốc, tưởng chừng sẽ nhạt đi khi thế giới được mở rộng ra, lại một lần nữa giở trò mánh khóe kéo chìm ta xuống đáy?
Vì sao vậy? Vì đâu vậy? Vì sự u mê đã đến mức thâm căn cố đế, hay vì đặc quyền đặc lợi của một nhóm người? Di lệnh của tổ tiên và những bài học lịch sử vì sao không còn tác dụng? Dù câu trả lời là thế nào đi chăng nữa thì trên thực tế, sự ràng buộc kỳ quặc về ý thức hệ này đã gây ra nhiều thua thiệt cho ta trong quốc tế bang giao, làm mất đi nhiều cơ hội làm ăn của ta với thế giới bên ngoài. Người ngã xuống vì biên cương hải đảo ta cũng chẳng dám vinh danh… Hỡi ôi!
Thời thế đã đổi thay. Thế giới ngày nay không chỉ có một mình Trung Quốc. Đoàn thuyền ra khơi phần đông đều đi theo một hướng, vậy lẽ gì ta phải tách nhóm đi riêng với kẻ vẫn bắt nạt mình? Sợi dây trói tay trói chân gỡ ra còn chưa được, vậy cớ gì ta lại mua dây để tròng đầu tròng cổ ta thêm?
Và cuối cùng là chủ quyền bị đe dọa: Khi chân tay ta bị trói, đầu cổ ta cũng chẳng được tự do, mắt ta cũng bị buộc nhìn về một hướng, thì thân thể ta làm sao mà vẹn toàn tự chủ? Sự trỗi dậy của người Trung Quốc tất yếu dẫn đến việc họ mở rộng biên giới quốc gia. Tranh chấp với xung quanh là điều khó tránh khỏi. Điều này họ đã công khai thừa nhận. Biển Đông đã nổi sóng. Giờ việc ta cần làm là hãy nhanh nhanh tự cởi trói cho mình, làm cho ta hùng mạnh thêm lên thì mới có thể giữ được vẹn toàn cương thổ.
Khi lực ta còn yếu thì mắt ta phải nhìn xa trông rộng, phải tìm cách kết thân với những kẻ có thế có quyền, có cùng lợi ích cùng mối lo âu để đồng tâm đối phó. Muốn vậy ta phải thiện chí thành tâm, đặt lợi ích quốc gia lên trên những tính toan nhỏ nhặt. Tình thế đã trở nên nguy ngập. Nước Việt ta đang đứng trước một lựa chọn lịch sử: Thoát Trung để phát triển hay cam tâm làm nô lệ một lần nữa?
Là người Việt, không ai muốn trở thành nô lệ ở bất cứ dạng nào. Điều này có nghĩa, lựa chọn duy nhất là vùng thoát khỏi vòng kiềm tỏa của người Trung Quốc để phát triển.
Vậy thì, hãy làm một cuộc thoát Trung toàn diện để hội nhập cùng thế giới và kiến tạo một kỷ nguyên phát triển mới!
Hãy tỉnh cơn mê, dứt cơn mộng mị! Hãy từ bỏ chất gây nghiện chầu về Trung Quốc! Hãy cởi bỏ tấm khăn bịt mắt! Hãy vứt sợi dây đang trói tay, trói chân, tròng cổ, tròng đầu!
Hãy trở về với di lệnh của tổ tiên: Thoát Trung hay là chết!


Copy từ: Viet-Studies