CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

Việt Nam tuyên án nặng 2 sinh viên chống Trung Quốc

Tòa án Nhân dân tỉnh Long An tuyên án 6 năm tù đối với Nguyễn Phương Uyên, sinh viên Đại học Công Nghệ Thực phẩm TPHCM, và 8 năm tù đối với Đinh Nguyên Kha, sinh viên Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.
Tòa án Nhân dân tỉnh Long An tuyên án 6 năm tù đối với Nguyễn Phương Uyên, sinh viên Đại học Công Nghệ Thực phẩm TPHCM, và 8 năm tù đối với Đinh Nguyên Kha, sinh viên Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.
Hai nhà hoạt động trẻ bị tuyên án tổng cộng 14 năm tù về tội "tuyên truyền chống nhà nước" vì rải truyền đơn kêu gọi tự do-dân chủ, phản đối độc tài, và chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông.

Tòa án Nhân dân tỉnh Long An ngày 16/5 kêu án 6 năm tù đối với Nguyễn Phương Uyên, sinh viên Đại học Công Nghệ Thực phẩm TPHCM, và 8 năm tù đối với Đinh Nguyên Kha, sinh viên Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.

Uyên và Kha bị cáo buộc tội xuyên tạc chính sách của đảng và nhà nước về vấn đề tôn giáo, đất đai, biên giới-chủ quyền, và kích động dân chúng chống lại đảng và nhà nước.

Chỉ có mẹ và cậu của Uyên được vào bên trong. Bố và em trai Uyên phải ngồi ngoài cổng tòa...Ở phiên tòa, họ gán ghép cho Uyên và Kha trong tổ chức Tuổi trẻ Yêu nước, chống chính quyền, kêu gọi lật đổ chính quyền. Hai đứa trẻ 'trói gà chưa chặt' mà bị nói là 'lật đổ chính quyền'...
Sau phiên xử, bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của Phương Uyên thuật lại với VOA Việt ngữ diễn tiến phiên tòa:

Bà Nhung: Thành phần tham dự phiên tòa hôm nay hoàn toàn là lực lượng an ninh mặc thường phục. Những người an ninh này tôi đã từng gặp mặt họ. Phía Nguyễn Phương Uyên, bố mẹ không hề nhận được giấy báo về phiên xử. Khi đến tòa, chỉ có mẹ và cậu của Uyên được vào bên trong. Bố và em trai Uyên phải ngồi ngoài cổng tòa. Hết sức phẫn uất. Phẫn uất đến độ không thể chịu đựng được. Bố của bị can tranh đấu với họ xin vào, họ bảo hết chỗ ngồi, xin vào đứng nghe, họ vẫn không cho vào. Tôi hỏi họ: “Đây là phiên tòa công khai mà bố đẻ không được vào dự thì công khai như thế nào?” Họ không trả lời được. Ở phiên tòa, họ gán ghép cho Uyên và Kha trong tổ chức Tuổi trẻ Yêu nước, chống chính quyền, kêu gọi đứng lên lật đổ chính quyền. Hai đứa trẻ “trói gà chưa chặt” mà bị nói là “lật đổ chính quyền”.

VOA: Tại tòa cô Uyên đã phát biểu thế nào?

Bà Nhung: Uyên phát biểu rất mạnh mẽ và cứng rắn. Điển hình như Uyên nói: “Tôi dùng máu viết khẩu hiệu ‘Tàu khựa cút khỏi Biển Đông’ và ‘Đảng cộng sản chết đi’, khẩu hiệu bị cho là ‘phỉ báng đảng cộng sản Việt Nam’, là vì tôi thể hiện lòng yêu nước khi tôi căm phẫn Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam đến tột cùng sự phẫn uất.” Khi cháu Uyên nói đến đây, quan tòa ngăn lại, không cho nói nữa. Tíêp đó, Uyên có nói về bức biếm họa Uyên vẽ đoàn người đứng trước một công an cầm dùi cui chỉ về hướng dân, phía trên ghi dòng chữ “Tự do-dân chủ”. Uyên nói tôi vẽ bức tranh này trong 15 phút để thể hiện thực tế người dân thấp cổ bé miệng khi nói ra thì bị đàn áp. Trước tòa, Uyên phát biểu mạnh mẽ, phản bác các công tố viên. Lời cuối cùng Uyên nói: “Việc tôi làm, tôi chịu, yêu cầu không gây khó khăn cho gia đình tôi. Tôi là một sinh viên, là đại diện cho tầng lớp trí thức, sức mạnh của đất nước, tôi mong muốn phiên tòa hôm nay xét xử công bằng để tôi sớm được trở về với cộng đồng, tiếp tục cống hiến cho đất nước và thể hiện lòng yêu nước.” Uyên chỉ nói vậy thôi chứ không xin xỏ gì hết.
Việt Nam tuyên án nặng 2 sinh viên chống Trung Quốc
VOA: Uyên không có thái độ ‘nhận tội xin khoan hồng’?

Bà Nhung: Hoàn toàn không có điều đó. Suốt phiên tòa, Uyên ngẩng cao đầu.

VOA: Trước đây truyền hình trong nước đăng tải những đoạn video chiếu cảnh Uyên ‘nhận tội xin khoan hồng’. Điều này hoàn toàn khác với những gì diễn ra tại tòa hôm nay?

Trước tòa, Uyên nói dõng dạc: 'Tôi yêu nước, tôi thể hiện lòng yêu nước. Tôi không ngờ tôi bị bỏ tù vì thể hiện lòng yêu nước'. Gia đình rất lấy làm vinh dự, vinh hạnh về những việc con mình đã làm. Nhưng sự mất mát của Uyên rất lớn, gia đình rất là sốc...
Bà Nhung: Hôm nay tại tòa Uyên có nói Uyên bị giam giữ ở công an phường Tây Thạnh 2 hôm. Khi bắt, họ không đưa ra một chứng từ pháp lý nào, hoàn tòan vi phạm luật pháp. Sau đó, Uyên bị họ ép vào trong khách sạn, giữ trong khách sạn 5 ngày. Uyên xin gọi điện về cho gia đình họ cũng không cho. Họ bắt Uyên phải viết giấy hợp tác. Uyên nói rõ là lúc đó đang trong giai đoạn học thi, khi bị ép vào khách sạn buộc viết giấy thì Uyên viết vì họ hứa sẽ cho về thi. Uyên nói: “Trong lúc đó tôi rất hoảng hốt, sợ bỏ thi, cho nên họ bắt viết giấy, tôi viết.” Uyên nói trong giai đoạn đó bị ép buộc, họ bắt làm gì, viết gì, Uyên đành chấp nhận để được trở về thi theo lời hứa của họ.

VOA: Sau những gì diễn ra tại phiên tòa hôm nay, suy nghĩ của gia đình và ý định sắp tới của gia đình như thế nào?

Bà Nhung: Thật sự gia đình rất sốc với bản án, nhưng ngược lại được bù đắp bởi sự mạnh mẽ của Uyên. Uyên cứng rắn hơn mức tưởng tượng của gia đình. Cháu đã nói lên tất cả những uẩn khúc trong vụ án và thể hiện lòng yêu nước. Phiên tòa hôm nay, bản án hôm nay rõ ràng là bản án dành cho người yêu nước. Trước tòa, Uyên nói dõng dạc: “Tôi yêu nước, tôi thể hiện lòng yêu nước. Tôi không ngờ tôi bị bỏ tù vì thể hiện lòng yêu nước.” Gia đình rất lấy làm vinh dự, vinh hạnh về những việc con mình đã làm. Nhưng sự mất mát của Uyên rất lớn, gia đình rất là sốc. Gia đình và Uyên có hướng kháng cáo lên tới phúc thẩm và giám đốc thẩm.

VOA: Xin được hỏi thăm về Đinh Nguyên Kha..

Bà Nhung: Tại tòa, Kha cũng không ‘nhận tội hay xin khoan hồng’. Kha cũng nói chỉ thể hiện lòng yêu nước, không ngờ bị bỏ tù. Kha rất vững vàng, ngẩng cao đầu thể hiện là một công dân yêu nước. Kha nói mong mức án được giảm nhẹ, nhưng thực chất họ đã ra đòn rất mạnh.

Đại diện pháp lý của Uyên, luật sư Nguyễn Thanh Lương, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Bến Tre, xác nhận là tại phiên xử Uyên và Kha thừa nhận hành vi của mình, nhưng không nhìn nhận vi phạm điều 88. Cả hai đều khẳng định không có mục đích chống nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Kha không ‘nhận tội hay xin khoan hồng’. Kha nói chỉ thể hiện lòng yêu nước, không ngờ bị bỏ tù. Kha rất vững vàng, ngẩng cao đầu thể hiện là một công dân yêu nước. Kha nói mong mức án được giảm nhẹ, nhưng thực chất họ đã ra đòn rất mạnh...
​Luật sư Lương nói sự khác biệt giữa bản án 6 năm và 8 năm của Uyên và Kha là do Kha có vai trò chủ động nhiều hơn. Tuy nhiên, luật sư Lương cho rằng điểm đáng chú ý ở hai bản án này chính là hành vi "phỉ báng đảng cộng sản", như cáo buộc đối với Uyên và Kha, bị truy tố theo điều 88 "tuyên truyền chống nhà nước" là không thỏa đáng, không thể chấp nhận.

Luật sư Nguyễn Thanh Lương:

“Các luật sư tại tòa đều đồng cho rằng ‘phỉ báng đảng cộng sản’ không áp dụng theo điều 88. Điều 88 “Tuyên truyền chống nhà nước” là điều luật bảo vệ an ninh quốc gia. Đảng cộng sản và chính quyền nhà nước CHXHCN Việt Nam là hai vấn đề khác nhau mà trong thực tế xã hội Việt Nam gần 40 năm nay, người ta nhầm lẫn hay sùng bái. Nhưng về tính khoa học pháp lý, tôi cho rằng đây là hai vấn đề khác nhau. Cho nên xâm phạm quyền lợi của một tổ chức thì nên áp dụng tội danh khác nhẹ hơn. Còn ở đây họ áp dụng điều 88 về an ninh quốc gia rất là nặng nề.”

Luật sư Nguyễn Thanh Lương.Luật sư Nguyễn Thanh Lương.
Vẫn theo luật sư Lương, những gút mắc trong vụ án được các luật sư trình bày tại tòa hôm nay, bao gồm đề nghị của luật sư đòi rút truy tố các hành vi chống Trung Quốc của Uyên và Kha, vẫn không làm thay đổi mức án của tòa.

Luật sư Lương:

“Họ xác nhận không truy tố hành vi chống Trung Quốc. Nhưng đó chỉ là về hình thức. Về thực chất, về mức lượng hình phạt thì không có gì thay đổi. Sau khi Viện kiểm sát thừa nhận sẽ rút không truy tố hành vi, khẩu hiệu chống Trung Quốc (của bị can), mức lượng hình cũng không thay đổi. Thực chất của vụ án, các em vẫn bị mức án nặng nề.”

Bản án này cho thấy sự phá sản của thành tích nhân quyền Hà Nội...các bản án này chứng tỏ họ chỉ hành xử theo quyền lợi của đảng cộng sản cầm quyền, bất chấp quyền căn bản của con người bị chà đạp...
Bản án dành cho Uyên và Kha ngay lập tức bị giới bảo vệ nhân quyền quốc tế chỉ trích là vi phạm quyền con người giữa lúc thành tích nhân quyền của Hà Nội đang bị thế giới lên án gay gắt.

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, nói với VOA Việt ngữ:

Bản án này thật sự gây căm phẫn và chúng tôi sẽ tiếp tục nêu các bản án này ra trước công luận quốc tế càng nhiều càng tốt. Bản án này cho thấy sự phá sản của thành tích nhân quyền Hà Nội. Trong khi nhà cầm quyền Việt Nam nói họ hành xử theo luật pháp và tôn trọng nhân quyền thì các bản án này chứng tỏ họ chỉ hành xử theo quyền lợi của đảng cộng sản cầm quyền, bất chấp quyền căn bản của con người bị chà đạp.”

Theo thống kê của Human Rights Watch, tính đến thời điểm này năm nay, có ít nhất 36 người bị kết án vì “hoạt động chống nhà nước” theo các điều khoản của Bộ Luật Hình Việt Nam mà giới bảo vệ nhân quyền cho rằng có nội dung bao quát, mơ hồ.



Copy từ: VOA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét