Việc xây dựng một trung tâm thương mại, siêu thị lớn ngay sát cổng và tường chính của ngôi chùa Sủi, đối diện là Nhà tưởng niệm danh nhân Cao Bá Quát, khiến 2 di sản văn hóa này đứng trước nguy cơ đổ nát vì lún nứt, cảnh quan bị tàn phá nghiêm trọng. Qua phản ảnh của độc giả về mức độ nguy hại, ảnh hưởng tới 2 di sản nổi tiếng của Thủ đô sau khi công trình xây dựng Trung tâm thương mại được khởi công tại xã Phú Thị (Gia Lâm, Hà Nội). Phóng viên có mặt tại hiện trường để phản ảnh thực tế đau buồn này.
Chùa Sủi trước nguy cơ đổ nát
Theo như trụ trì – Đại đức Thích Thanh
Phương cho biết , chùa Sủi là một quần thể hết sức linh thiêng, gắn
liền với lịch sử của dân tộc: “Chùa Sủi có tên là Đại Dương Sùng Phúc
tự, là một ngôi chùa cổ tại xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Thời Lý -
Trần, các vua thường qua đây ngủ đêm để ngóng mộng, chờ thông điệp của
thánh thần. Hiện tại ở chùa còn 1 chiếc khánh đá hơn nghìn năm tuổi.
Chùa vừa được trùng tu lại năm 2006, nằm trong cụm đình-chùa-đền (thờ Ỷ
Lan nguyên phi)”.
Chùa Sủi trước nguy cơ bị lún nứt làm đổ nát
Bên cạnh chùa là nhà tưởng niệm danh nhân
Cao Bá Quát. Công trình này được xây dựng và khánh thành vào tháng
3/2011. Nhà tưởng niệm có danh giới giáp với Chủa Sủi và kết hợp với
Chùa Sủi tạo thành một quần thể cảnh quan văn hóa, tôn giáo và địa chỉ
thực hành tôn giáo rất thâm nghiêm. Không (chỉ) người dân bản địa, mà
các phật tử khắp nơi xa gần cũng thường xuyên lui tới thăm viếng.
Tuy nhiên, từ khi chính quyền địa phương
cấp phép cho xây dựng một trung tâm thương mại, siêu thị lớn (hiện đang
xây thô đến tầng 5) ngay sát cổng và tường của ngôi chùa, đối diện
(cách khoảng 10-15m) với Nhà tưởng niệm danh nhân Cao Bá Quát, quần thể
cảnh quan văn hóa, tôn giáo này đang đứng trước nguy cơ lún nứt, xuống
cấp nghiêm trọng.
“Toàn bộ phần móng ngôi chùa bị lún nứt
nghiêm trọng. Tường nứt toác từng mảng. Nhà chùa đã kêu gọi các phật tử
góp tiền thuê đóng giáo để đỡ, nhưng nó cũng chỉ là tình thế tạm thời.
Ngôi chùa và nhà tưởng niệm không biết sẽ đứng vững được đến bao giờ.
Chúng tôi lo lắng từng ngày, từng giờ”, sư trụ trì – Đại đức Thích
Thanh Phương nói.
Không gian chùa bị tàn phá nghiêm trọng
Theo ghi nhận, hiện toàn bộ dãy Đình, Đền
mặt trước của Chùa Sủi đang bị lún, nứt và có nguy cơ đổ xập bất cứ lúc
nào. Người dân làng Sủi từng tự hào về cụm di tích đình – đền – chùa
độc đáo của quê nhà, tự hào bội phần với cụm di tích tôn vinh con ưu tú
của quê hương, nhà thơ xuất chúng, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương,
Danh nhân Cao Bá Quát bao nhiêu, thì nay lại lo lắng mất ăn mất ngủ bấy
nhiêu.
Chính quyền cố tình thờ ơ?
Điều làm nhiều người dân trên địa bàn khá
bức xúc, bởi nguồn đất nông nghiệp của xã còn khá nhiều, không hiểu vì
động cơ gì họ lại di cả một trung tâm thương mại về đây xây dựng, xâm
hại không gian cảnh quan tôn nghiêm cả một một cụm di tích nổi tiếng
này.
Nếu trước đây, từ mặt đường Quốc lộ 5 nhìn
vào, không gian chùa rất đồ xộ, quần thể di tích khá thanh thoáng,
nhưng từ khi công trình trung tâm thương mại mọc lên, nhìn chùa lọt
thỏm vào giữa, không thể nhận biết đâu là chùa.
Nhiều người dân tỏ ra khó hiểu với quyết định
cấp phép xây dựng công trình thương mại ngay trước cổng chùa
Mặc dù, đã có nhiều kiến nghị của những
người có tầm nhìn, người có chuyên môn, có tâm với các di tích đề nghị
chính quyền xem xét lại các quyết định cấp phép đầu tư và xây dựng
trung tâm thương mại và siêu thị.
Nhưng dường như, Chính quyền đã không hiểu
hoặc cố tình không hiểu được những giá trị tâm linh, giá trị tinh thần
của quần thể cảnh quan văn hóa, tôn giáo Chùa Sủi và Nhà tưởng niệm
danh nhân Cao Bá Quát.
Các phật tử của chùa cũng đã có kiến nghị,
nhưng chính quyền giải thích rằng đó là mục đích để phát triển kinh tế
địa phương. Và việc xây dựng hiện vẫn tiếp tục được thực hiện.
Người ta không còn nhận ra ngồi chùa từ khi công trình thương mại được khởi công
Một người dân địa phương bức xúc khi trao
đổi với chúng tôi: “Đây là vùng quê, đất thì rộng, không gian thì
nhiều, nhưng ý thức bảo vệ và trách nhiệm với di tích thì lại không có.
Chính quyền cấp phép kiểu này làm nát chùa, tàn phá không thương tiếc
cảnh quan của cả một quần thể di tích. Con cháu đời sau sẽ không còn
được thấy nó nữa”.
Trước những bức xúc của người dân, phật tử
trong chùa, chúng tôi đã đến đặt lịch làm việc để xin ý kiến chính
quyền địa phương, nhưng ông Chủ tịch UBND xã Phú Thị, huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội từ chối với lý do bận vì lịch họp dày đặc và không có
thời gian trả lời báo chí”.
Theo Tuấn Nghĩa - Người đưa tin
Copy từ: Chùa Phúc Lâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét