CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

BẮC NINH: TƯỢNG TÀU XUẤT HIỆN TẠI NGÔI CHÙA CỔ NHẤT VIỆT NAM


Hôm nay (18.2.2014) chúng tôi đi thăm chùa Dâu, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Khi đến tòa Đại hùng bảo điện, còn gọi là Tam bảo hậu thì thực sự choáng váng vì ở đây có một pho tượng "lạ" chễm chệ ngay sau bức tượng cổ thuần Việt.

Hà Nội đã dẹp được pho tượng Tàu ở chùa Bà Đá. Vậy ngành văn hóa tỉnh Bắc Ninh có làm được điều tương tự là đưa pho tượng này ra khỏi chùa, hoặc cất giữ trong kho của chùa để trả lại vẻ đẹp thuần khiết và cổ kính cho chùa Dâu - ngôi chùa cổ nhất Việt Nam? 
 
 Ban thờ Tam Bảo hậu, hoành phi có bốn chữ "Đại Hùng Bảo Điện", 
và là nơi bài trí những pho tượng cổ. .

 Bỗng nhiên xen vào một pho tượng "lạ"


 
  Pho tượng lạ, chất liệu nhựa tổng hợp đưa về từ Đài Loan


Chúng tôi ngay lập tức vào gặp sư bà trụ trì Thích Đàm Tùy để góp ý là không nên bài trí pho tượng này trong một ngôi chùa cổ kính như thế này, nhưng sư bà lúc đó đang nghỉ trưa. 

Rời khỏi chùa, đi thăm vài nơi khác nữa, rồi về chiều chúng tôi cử một người quay lại chùa Dâu và gặp sư bà để trình bày ý kiến góp ý. 

Nhưng sư bà Thích Đàm Tùy lại nổi cáu và mắng té tát: "Tôi không nói chuyện. Tôi bận lắm. Không có thời gian. À, đây là tượng Đài Loan, chứ không phải tượng Tàu nhé. Có một Phật tử người ta cúng 2 năm nay rồi.  Nhà báo nhà Đài cứ làm to chuyện ! Nhà đài nói láo, nhà báo nói phét. Thấy chùa Bà Đá có pho tượng Tàu, lại cứ đến chùa nào cũng soi, cũng bảo là Tàu. Cái gì cũng Tàu, thế mà đồ Tàu gì cũng mua, cũng dùng!".

Ai cho phép đưa pho tượng này vào tòa Tam Bảo chùa Dâu? Tại sao pho tượng được đưa vào đây từ hai năm nay mà Phòng Văn hóa huyện Thuận Thành và Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Bắc Ninh không ai biết?

Chúng tôi có người giám sát sẽ mỗi tuần đều có mặt tại Chùa Dâu để xem ngành văn hóa Bắc Ninh thực hiện Luật Di sản như thế nào, đặc biệt là với di tích đặc biệt quan trọng này!
__________________

Theo Wikipedia: Chùa Dâu, còn có tên là Diên Ứng (延應寺), Pháp Vân (法雲寺), hay Cổ Châu, là một ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30 km. Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam. Chùa còn được người dân gọi với những tên gọi khác nhau như chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên ứng tự. Đây là ngôi chùa được coi là có lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam mặc dù các dấu tích vật chất không còn, nó đã được xây dựng lại. Chùa là một danh lam bậc nhất của xứ kinh Bắc xưa nay. Đây cũng là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4.
Chùa nằm ở vùng Dâu, thời thuộc Hán gọi là Luy Lâu. Tại vùng Dâu có năm ngôi chùa cổ: chùa Dâu thờ Pháp Vân (法雲寺, "mây pháp"), chùa Đậu thờ Pháp Vũ (法雨寺, "mưa pháp"), chùa Tướng thờ Pháp Lôi (法雷寺, "sấm pháp"), chùa Dàn thờ Pháp Điện (法電報寺 "chớp pháp") và chùa Tổ thờ Man Nương là mẹ của Tứ Pháp. Năm chùa này ngoài thờ Phật còn thờ các nữ thần.
Chùa Đậu tại vùng Dâu đã bị phá hủy trong chiến tranh nên pho tượng Bà Đậu được thờ chung trong chùa Dâu. 
Lịch sử 
Chùa được xây dựng vào buổi đầu Công Nguyên. Các nhà sư Ấn Độ đầu tiên đã từng đến đây. Vào cuối thế kỷ 6, nhà sư Tì-ni-đa-lưu-chi từ Trung Quốc đến chùa này, lập nên một phái Thiền ở Việt Nam. Chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, là ngôi chùa lâu đời nhất và gắn liền với lịch sử văn hóa, Phật giáo Việt Nam, được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử ngày 28 tháng 4 năm 1962.
Chùa Dâu gắn liền với sự tích Phật Mẫu Man Nương thờ tại chùa Tổ ở làng Mèn, Mãn Xá cách chùa Dâu 1 km.
Chùa được xây dựng lại vào năm 1313 và trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo. Vua Trần Anh Tông đã sai trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại chùa Dâu thành chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp. Hiện nay, ở tòa thượng điện, chỉ còn sót lại vài mảng chạm khắc thời nhà Trần và thời nhà Lê. 
Kiến trúc 
Cũng như nhiều chùa chiền trên đất Việt Nam, chùa Dâu được xây dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc". Bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh ba ngôi nhà chính: tiền đường, thiêu hương và thượng điện. Tiền đường của chùa Dâu đặt tượng Hộ pháp, tám vị Kim Cương; Gian thiêu hương đặt tượng Cửu Long, hai bên có tượng các vị Diêm Vương, Tam châu Thái tử, Mạc Đĩnh Chi. Thượng điện để tượng Bà Dâu (Pháp Vân), Bà Đậu (Pháp Vũ), và các hầu cận. Các pho tượng Bồ tát, Tam thế, Đức ông, Thánh tăng được đặt ở phần hậu điện phía sau chùa chính.
Một trong những ấn tượng khó có thể quên được ở nơi đây là những pho tượng thờ. Ở gian giữa chùa có tượng Bà Dâu, hay nữ thần Pháp Vân, uy nghi, trầm mặc, màu đồng hun, cao gần 2 m được bày ở gian giữa. Tượng có gương mặt đẹp với nốt ruồi to đậm giữa trán gợi liên tưởng tới những nàng vũ nữ Ấn Độ, tới quê hương Tây Trúc. Ở hai bên là tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ. Phía trước là một hộp gỗ trong đặt Thạch Quang Phật là một khối đá, tương truyền là em út của Tứ Pháp.
Do chùa Đậu (Bắc Ninh) bị Pháp phá hủy, nên tượng Bà Đậu (Pháp Vũ) cũng được đưa về thờ ở chùa Dâu. Tượng Pháp Vũ với những nét thuần Việt, đức độ, cao cả. Những tượng này đều có niên đại thế kỷ 18.
Bên trái của thượng điện có pho tượng thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi, tượng được đặt trên một bệ gỗ hình sư tử đội tòa sen, có thể có niên đại thế kỷ 14.
Giữa sân chùa trải rộng là cây tháp Hòa Phong. Tháp xây bằng loại gạch cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành. Thời gian đã lấy đi sáu tầng trên của tháp, nay chỉ còn ba tầng dưới, cao khoảng 17 m nhưng vẫn uy nghi, vững chãi thế đứng ngàn năm. Mặt trước tầng 2 có gắn bảng đá khắc chữ "Hòa Phong tháp". Chân tháp vuông, mỗi cạnh gần 7 m. Tầng dưới có 4 cửa vòm. Trong tháp, treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817. Có 4 tượng Thiên Vương cao 1,6 m ở bốn góc. Trước tháp, bên phải có tấm bia vuông dựng năm 1738, bên trái có tượng một con cừu đá dài 1,33m, cao 0,8 m. Tượng này là dấu vết duy nhất còn sót lại từ thời nhà Hán.
Có câu thơ lưu truyền dân gian:
Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về.
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.
Ngày hội chùa Dâu được tổ chức rất long trọng và quy mô, tuyến hành hương về nơi đất Phật còn mở rộng tới chùa Phúc Nghiêm - chùa Tổ - nơi thờ Phật Mẫu Man Nương. (Wikipedia - Chùa Dâu).
Copy từ: Tễu’ blog


..............

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét