CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

Hai thông tin quan trọng có quyền hy vọng cho dân chủ và chủ quyền


Chỉ trong một tuần nay, có liền 2 thông tin quan trọng về hai chủ đề trên được rỉ tai nhau, ít nhiều “có lý”, đáng suy ngẫm và cần bàn.
Thông tin thứ nhất cho là Mặt trận tổ quốc VN đang có kiến nghị lên đảng để tổ chức một cuộc đối thoại với những nhân vật đấu tranh cho dân chủ, bất đồng chính kiến.

Thông tin thứ hai là TBT Nguyễn Phú Trọng đồng ý việc tổ chức một hội thảo khoa học về cuộc Chiến tranh Biên giới Việt-Trung 1979, nhưng chỉ tổ chức vào khoảng ngày cuối cùng của cuộc chiến, ngày quân xâm lược Trung Cộng rút lui, đánh dấu thắng lợi của quân dân VN – 18/3/1979.
Xin được bàn đôi lời:
1. Với cương vị Ủy viên BCT, lại từ Phó thủ tướng qua nắm Mặt trận, ắt hẳn ông Nguyễn Thiện Nhân muốn làm một việc gì đó có ý nghĩa quan trọng cho những năm cuối cùng của mình mà không cứ mãi núp bóng kẻ khác, hết ở TPHCM, lại tới Chính phủ. Ông lại cũng được coi như một gương mặt “kỹ trị” trong giới lãnh đạo, nay “gần” với giới trí thức, nhân sĩ hơn.
Thêm nữa, trong Thông điệp đầu năm, ông Thủ tướng cũng đã nhắc nhiều tới “dân chủ”, “minh bạch”. Rồi trong lời Chúc Tết đầu năm, ông Chủ tịch nước cũng lại nói tới “dân chủ rộng rãi” … Việc “khai triển” những tinh thần đó, không có đâu hơn là Mặt trận tổ quốc.
Nếu có, đây cũng sẽ là “quả bóng” mà các ông đẩy vào chân nhau.
2. Sau những tai tiếng quanh sự kiện 40 năm Hải chiến Hoàng Sa, rồi tới 35 năm Chiến tranh biên giới Việt-Trung, bị lên cả báo chí phương Tây (như tờ báo lớn The Washington Post), nhiều nhân sĩ, trí thức, cả đại biểu quốc hội, nhà sử học … lên tiếng, ông TBT Nguyễn Phú Trọng, và có thể cả ông Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị, ứng viên kế nhiệm ông Trọng, cần một cử chỉ nào đó để đỡ tai tiếng cá nhân. 
1
 Về khía cạnh “nội bộ”, việc ông Thủ tướng “ghi điểm” khi có được thông tin nửa kín nửa hở cuộc làm việc của ông với Hội khoa học Lịch sử, là chỉ dấu bất lợi cho các ông Trọng, Nghị, … trong cuộc đua vào Đại hội 12 tới đây, người thì cần “ghế lớn”, người cần tiếng nói có trọng lượng khi chuẩn bị nhân sự. 
Vậy thì việc tổ chức một hội thảo là khả dĩ nhất. Chỉ còn cái khó cho các ông là mức độ, hình thức tổ chức, nội dung tham luận, và cách đưa thông tin ra sao. 
Về phía các bậc nhân sĩ, trí thức cũng như những người dân tranh đấu cho dân chủ, chủ quyền cũng cần lưu tâm, biết đâu những người lãnh đạo cũng đang cần ở họ một động thái nào đó, để có nó được trọn vẹn một màn “kẻ tung người hứng”, vừa đỡ bị “bạn vàng” phương Bắc sinh sự, vừa được thêm tiếng thơm với dân, và những ý nghĩa khác nữa.

Copy từ: Chép Sử Việt


..............

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét