CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Chưa yên tâm vì con số "vênh nhau" giữa các bộ ngành


Đại biểu Nguyễn Thị Khá (đoàn Trà Vinh) khi trao đổi với PV báo điện tử Infonet về tình trạng lao động bị mất việc trở về nông thôn khi các doang nghiệp bị giải thể ngày càng tăng.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Khá (đoàn Trà Vinh). Ảnh. Xuân Hải.
Đối với những giải pháp của Chính phủ về tạo việc làm cho người lao động, bà có những kiến nghị đề xuất cụ thể gì để giải quyết được đúng vấn đề việc làm và thu nhập của người dân trong tình trạng kinh tế khó khăn hiện nay, thưa bà?
Điều tôi lo nhất là đối với người mất việc làm từ các doanh nghiệp trở về nông thôn. Với những đối tượng này trước đây họ có việc làm nhưng vì kinh tế khó khăn, doanh nghiệp giải thể nên họ trở về nông thôn. Để giải quyết vấn đề này, bây giờ Chính phủ phải có giải pháp gì giúp họ kiếm sống để khi thị trường sôi động họ có thể quay trở lại nếu không sẽ dẫn đến nguy cơ tái nghèo trở lại.
Phải đặt vấn đề họ sẽ làm gì hay chỉ bám mảnh ruộng ở địa phương trong khi đó đa số những đối tượng này vấn đề bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế rất khó khăn, đa số họ lại không được các doanh nghiệp thực hiện đúng theo luật.
Tôi nghĩ cần có giải pháp mở rộng thị trường, mở rộng đầu tư cho các doanh nghiệp và cũng cần quan tâm cho các đối tượng trở về nông thôn này để làm sao phát triển phải đồng bộ hài hòa để giữ chân người lao động họ còn sức để trở lại thị trường.
Thưa bà, theo báo cáo của Chính phủ thì năm 2012 và 4 tháng 2013 đã tạo việc làm được cho hơn 1,5 triệu lao động, trong khi đó số liệu của Tổng cục thống kê đưa ra lại là 1,347 triệu lao động, ý kiến của bà về vấn đề này như thế nào?
Tôi nghĩ rằng báo cáo về số liệu người lao động được tạo việc làm hiện nay chưa thống nhất giữa các bộ ngành như Tổng cục thống kê, Bộ lao động chưa thống nhất. Khi chúng tôi đặt vấn đề này họ cho rằng cách đánh giá theo xác suất, tỷ lệ cao... nhưng tôi cho rằng đó là cách trả lời chưa chính thức và báo cáo của Chính phủ đưa ra phải là con số chính thức dù của theo con số của bộ ngành nào, như tại buổi thảo luận sáng nay có đại biểu cho rằng con số đó làm cho đại biểu thấy bối rối và chưa được thật sự yên tâm
Theo tôi, để tính số lao động được tạo việc làm chỉ cần lấy con số được tạo việc làm trừ đi con số mất việc làm sẽ ra con số việc làm mới, chứ trong tình hình hiện nay doanh nghiệp không có việc, bên cạnh đó không ít doanh nghiệp đã phải đình hoãn, giải thể nên với con số của Chính phủ đưa ra hơn 1,5 triệu lao động được tạo việc làm trong năm 2012 và 4 tháng 2013, tôi cũng chưa yên tâm lắm.
Theo bà cần dựa trên những cơ sở nào để thuyết phục các đại biểu rằng số lao động được tạo việc làm là đúng?
Về vấn đề này làm sao con số yên tâm, theo tôi phải từ nhiều nguồn, dựa vào con số đầu vào của các doanh nghiệp có bao nhiêu doanh nghiệp mở ra thu hút được bao nhiêu lao động. Trong khi đó doanh nghiệp mới thì không có mà doanh nghiệp cũ thì giải thể ngày càng nhiều nên số lao động mất việc làm thì mình lại không tính thì làm sao có con số chính xác được. Đối với cách tính của Chính phủ tôi chưa thực sự yên tâm.
Trường dạy nghề “khát” học viên
Hiện nay tình trạng các trường dạy nghề đang rất thiếu học sinh, trong khi đó các doang nghiệp lại kêu rằng họ thiếu nguồn nhân lực, bà đánh giá thế nào về vấn đề này?
Đối với các trường dạy nghề đã đào tạo được một nguồn nhân lực nhưng trong thời gian tới các trường dạy nghề này đào tạo phải đáp ứng cung cầu, phù hợp với yêu cầu của thị trường, chứ nhiều khi thị trường đang đòi hỏi thế này nhưng các trường dạy nghề lại cứ đào tạo những ngành nghề mà mình đã có thì sẽ không đáp ứng yêu cầu và sẽ có những người được đào tạo ngành nghề nhưng không được làm đúng theo nghề mà mình đã học, điều đó dẫn đến các trường dạy nghề thiếu học viên.
Nhưng trên thực tế hiện nay các trường dạy nghề lại càng xuất hiện nhiều hơn nhưng doang nghiệp vẫn thiếu nhân lực lành nghề, thưa bà?
Vấn đề mở rộng các trường dạy nghề theo tôi cần phải nghiên cứu theo nhu cầu thị trường, yêu cầu bao nhiêu thợ lành nghề thì phải có một dự đoán để mở rộng ngành nghề chứ không phải ở đâu xin phép là chúng ta lại cho mở, cho đầu tư như vậy sẽ rất lãng phí cho cả các trường và cả các học viên.
Vừa qua có thực tế các trường dạy nghề phải đến tận các trường cấp 2 để tuyển học sinh vừa dạy nghề vừa đào tạo bổ túc văn hóa và các trường đua nhau gửi giấy mời. Quan điểm của bà về vấn đề này như thế nào?
Điều này nếu đúng với tinh thần của nó thì sẽ rất tốt nhưng tôi e ngại xảy ra việc chạy theo con số. Tôi đề nghị các cơ quan chức năng cấp phép, quản lý các trường dạy nghề phải có trách nhiệm theo dõi sát sao nếu không sẽ bị lạm dụng và chất lượng sẽ không đảm bảo và không đáp ứng những yêu cầu của xã hội đang cần.
Xin cảm ơn bà!

Copy từ: Infonet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét