Việt Nam nên tìm một phán quyết ràng buộc trong quan hệ với Trung Quốc, hoặc tự mình khởi kiện giống Philippines, hoặc tìm cách tham gia vào chính thủ tục trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc.
Tuần Việt Nam tiếp tục cuộc trò chuyện với ông Nguyễn
Đăng Thắng, giảng viên khoa Luật, Học viện Ngoại giao Việt Nam xung
quanh vụ Philippines kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế về luật biển.
Cuộc chiến giữa các luật sư hơn là giữa những người lính
Vụ kiện trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc như vậy có thể có những kết quả khác nhau, tùy thuộc vào lập luận của các bên. Những kết quả khác nhau này sẽ có ảnh hưởng thế nào đối với tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc nói riêng và tranh chấp về lãnh thổ ở Biển Đông nói chung?
Ông nhận xét thế nào về việc Philippines sử dụng đến cơ chế tài phán quốc tế để giải quyết tranh chấp đối với tiến trình giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
Giáo sư Simon Chesterman thuộc Trường Luật, Đại học Quốc gia Singapore khi bình luận về việc Campuchia và Thái Lan tiếp tục sử dụng Tòa án công lý quốc tế để giải quyết tranh chấp liên quan đến ngôi đền Preah Vihear và liên hệ việc này với tranh chấp ở Biển Đông có nói "cuộc chiến" giữa các luật sư trước toà án bao giờ cũng tốt hơn cuộc chiến mà người tham gia là những người lính.
Tôi chia sẻ nhận xét này của Giáo sư Chesterman và thấy nó hoàn toàn đúng trong tranh chấp hiện nay giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông nói riêng cũng như tranh chấp về biên giới, lãnh thổ nói chung.
Thủ tục trọng tài là một trong những biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp được liệt kê tại Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc. Nếu nhìn nhận việc Philippines sử dụng thủ tục trọng tài như một bước đi tiếp theo các biện pháp ngoại giao (chưa mấy thành công) để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc một cách hòa bình thì nên đánh giá quyết định của Philippines tiến hành kiện Trung Quốc là một nỗ lực đáng hoan nghênh.
Philippines cũng rất "rành mạch" trong vấn đề này. Ngoại trưởng
Philippines khi thông báo về việc Philippines quyết định khởi kiện Trung
Quốc cũng đồng thời khẳng định rằng Philippines sẽ cố gắng tiếp tục
phát triển quan hệ với Trung Quốc.
Mỗi bên khi tham gia vào một vụ kiện đều đặt ra những mục tiêu nhất
định. Philippines rõ ràng cũng có tính toán như vậy. Chúng ta chỉ có thể
biết được Philippines có đạt được mục tiêu của mình hay không sau khi
Tòa trọng tài đưa ra phán quyết cuối cùng.
Nhưng có thể nói rằng bất kể một kết quả thế nào thì nó cũng chỉ có thể tác động tích cực đối với tranh chấp ở Biển Đông mà thôi.
Đề nghị ông giải thích rõ hơn về tác động tích cực của vụ kiện?
Hiện nay ở Biển Đông đang tồn tại sự bất đồng về việc khu vực nào có tranh chấp và khu vực nào không có tranh chấp. Sự khác biệt này trước hết xuất phát từ việc các bên tranh chấp giải thích và áp dụng Điều 121 của Công ước Luật Biển một cách khác nhau. Việc một bên thứ ba đưa ra một ý kiến khách quan trên cơ sở luật quốc tế và có giá trị ràng buộc về pháp lý về việc Điều 121 cần được giải thích và áp dụng như thế nào đối với các cấu trúc địa chất ở Biển Đông sẽ giải quyết dứt điểm sự khác biệt này.
Hơn nữa, như tôi đã nói, có thể Philippines cũng đã trù định đến những bước đi tiếp theo trong trường hợp Tòa trọng tài quốc tế theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển ra một phán quyết không hoàn toàn có lợi, đó là trong số các vị trí mà Trung Quốc chiếm đóng hay yêu sách ở Biển Đông đáp ứng tiêu chuẩn là "đảo" và có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng theo Điều 121 của Công ước Luật Biển.
Một thủ tục mà tôi đang nghĩ đến đó là thủ tục hòa giải bắt buộc được áp dụng để giải quyết những tranh chấp đã bị gạt bỏ khỏi thẩm quyền tài phán của Tòa trọng tài bởi Tuyên bố năm 2006 của Trung Quốc. Philippines có thể tiếp tục yêu cầu thành lập một Ủy ban Hòa giải để "phân định" đâu là vùng biển thuộc về các "đảo" đang có tranh chấp mà Trung Quốc yêu sách ở Biển Đông và đâu là vùng biển mà Philippines được hưởng với tư cách là quốc gia ven biển.
Theo quy định của Công ước Luật Biển, Trung Quốc sẽ phải tham gia vào tiến trình hòa giải (dù có thể Trung Quốc sẽ thách thức khả năng Ủy ban đưa ra một ý kiến trong tranh chấp với Philippines).
Một vụ phân định như vậy cũng có nội dung bảo lưu về vấn đề chủ quyền tương tự như vụ kiện theo thủ tục trọng tài hiện nay của Philippines - Ủy ban Hòa giải sẽ không bàn về vấn đề ai có chủ quyền đối với các "đảo" mà chỉ vận dụng thuần túy các quy tắc trong phân định biển để xác định xem phạm vi vùng biển mà các "đảo" này có thể được hưởng là thế nào. Do chủ quyền đối với các đảo này còn đang tranh cãi, vùng biển của các đảo này sẽ là vùng biển có tranh chấp.
Tất nhiên, ý kiến của Ủy ban Hòa giải không có giá trị pháp lý ràng buộc như một phán quyết trọng tài mà chỉ tạo thành cơ sở để các bên tranh chấp tiếp tục đàm phán để đi đến thỏa thuận về giải pháp cuối cùng. Nhưng Ủy ban Hòa giải cũng có thể được coi là một bên thứ ba khách quan và ở góc độ chính trị, ý kiến của nó giống như quyết định của Tòa trọng tài.
Việc xác định chính xác (với sự trợ giúp của bên thứ ba) đâu là khu vực tranh chấp ở Biển Đông có ý nghĩa thiết thực, nó giúp cho các bên tranh chấp bàn tiếp việc sẽ được giải quyết hay xử lý khu vực đó như thế nào.
Như chúng ta cũng biết, một trong những điểm yếu của Tuyên bố về các ứng xử của các bên về Biển Đông (DOC) năm 2002 là không có phạm vi áp dụng. Nếu xác định được khu vực tồn tại tranh chấp ở Biển Đông thì sẽ giúp ích cho việc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) - văn kiện tiếp nối DOC - mà ASEAN và Trung Quốc đang theo đuổi.
Cuối cùng, nếu như thông qua vụ kiện này, Philippines có thể buộc Trung Quốc chính thức tuyên bố nội hàm của yêu sách "đường chín đoạn" thì đây cũng có coi là một thành công.
Trong trường hợp Trung Quốc chính thức khẳng định "đường chín đoạn" thể hiện yêu sách về quyền lịch sử hay vùng nước lịch sử của họ thì như đã nói ở trên Tòa trọng tài có thể sẽ xem xét luôn vấn đề này và đưa ra ý kiến của mình.
Ngay cả trong trường hợp Tòa trọng tài công nhận ở chừng mực nào đó (dù điều này khó có thể xảy ra) rằng Trung Quốc có những quyền lợi lịch sử nhất định ở Biển Đông thì điều này cũng giúp làm sáng tỏ về mặt pháp lý yêu sách của các bên ở Biển Đông.
Trong bối cảnh hiện nay, sự rõ ràng về mặt pháp lý là rất quan trọng và với ý kiến khách quan của bên thứ ba sẽ dễ dàng được các bên chấp chấp nhận hơn so với quan điểm của một bên thường mang tính chất áp đặt.
Ngay cả trong trường hợp Tòa trọng tài từ chối xem xét yêu sách
"đường chín đoạn" do Tuyên bố năm 2006 của Trung Quốc thì Philippines
cũng có thể tiếp tục viện dẫn đến thủ tục hòa giải bắt buộc (đã nói ở
trên) để xác định xem liệu Trung Quốc thực sự có quyền lợi lịch sử gì ở
Biển Đông hay không.
Hệ lụy với Việt Nam
Việt Nam cũng là một bên tranh chấp ở Biển Đông và cũng có những yêu sách đối với một số các vị trí sẽ được xem xét bởi Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước thành lập theo yêu cầu của Philippines. Phán quyết của Tòa trọng tài sẽ có ý nghĩa thế nào đối với Việt Nam?
Theo ông, Việt Nam nên có thái độ như thế nào đối với vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc?
Thái độ của Việt Nam đối với vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc như thế nào là một quyết định được đưa ra trên cơ sở cân nhắc đầy đủ tất cả các khía cạnh, trong đó không chỉ có khía cạnh pháp lý mà cả chính trị. Vì thế, tôi xin không bình luận về thái độ cụ thể của Việt Nam.
Từ góc độ nghiên cứu pháp luật có thể thấy phán quyết của Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc có thể có một số hệ quả pháp lý nhất định với Việt Nam.
Về nguyên tắc, một phán quyết quốc tế chỉ ràng buộc các bên tranh chấp tham gia vụ kiện. Như vậy, nếu Việt Nam không tham gia vào vụ kiện mà Philippines khởi xướng thì phán quyết của Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển sẽ không có giá trị đối với Việt Nam hay tranh chấp ở Biển Đông mà Việt Nam là một bên.
Tuy nhiên, các phán quyết quốc tế được đưa ra bởi các luật gia có uy tín có thể được coi là những lời giải thích chính xác nhất về quy định của luật pháp quốc tế. Do đó, các phán quyết quốc tế thường có giá trị tham khảo cao và được coi là nguồn "bổ trợ" để xác định các quy tắc pháp lý.
Trên thực tế, các cơ quan tài phán quốc tế thường cố gắng tôn trọng các phán quyết đã có trước đây, kể cả các phán quyết của tòa trọng tài quốc tế.
Như vậy, tuy không có giá trị ràng buộc với Việt Nam, phán quyết của Tòa trọng tài về tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc có ảnh hưởng, trước hết là với lập trường pháp lý của Việt Nam trong tranh chấp của mình ở Biển Đông.
Cụ thể là Việt Nam khó có thể bác bỏ cách giải thích các quy định của Công ước mà Tòa trọng tài đã đưa ra, đặc biệt là về Điều 121 - đối tượng tranh chấp chủ yếu trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc.
Có thể thấy rằng trong các vị trí cụ thể mà Philippines nêu trong Tuyên bố khởi kiện của mình có cả những vị trí thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Việc xác định quy chế pháp lý của các vị trí đó (là "đảo" hay "đá") và sau đó là phạm vi vùng biển mà các vị trí đó được hưởng rõ ràng có liên quan đến lợi ích của Việt Nam.
Hơn nữa, có khả năng khi ra trước Tòa trọng tài, Trung Quốc sẽ tuyên bố rằng yêu sách của họ ở Biển Đông không chỉ giới hạn ở những vị trí chiếm đóng Philippines nếu trong Tuyên bố khởi kiện mà mở rộng ra trước hết là toàn bộ quần đảo Trường Sa. Cần lưu ý rằng, một số các cấu tạo địa chất thuộc quần đảo Trường Sa nằm cách bờ biển Việt Nam ít hơn 400 hải lý. Như vậy, nếu Tòa trọng tài xem xét những cấu tạo gần bờ biển Việt Nam này và xác định rằng chúng có thể được coi là "đảo" theo Điều 121 thì sẽ tồn tại vùng chồng lấn giữa một bên là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của những "đảo" này và một bên là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Tự mình kiện hay tham gia vụ kiện 'đường lưỡi bò'?
Vậy theo ông, Việt Nam có thể làm gì để hạn chế tối đa một phán quyết bất lợi cho mình?
Cá nhân tôi thấy rằng Việt Nam có sự thể hiện thích hợp quan điểm pháp lý của mình đối với vấn đề nêu trên và nếu được, tìm kiếm một phán quyết ràng buộc trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Có hai cách thức để làm việc này. Một là, Việt Nam sẽ tự mình khởi kiện ra Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển với nội dung tương tự như Philippines.
Các thứ hai đó là Việt Nam sẽ tìm cách tham gia vào chính thủ tục trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc. Việc lựa chọn thủ tục nào một lần nữa cần căn cứ trên các yếu tố khác, đặc biệt là chính trị. Đồng thời cũng phải đáp ứng các yêu cầu về pháp lý mà tôi sẽ trình bày thêm sau.
Trong trường hợp Việt Nam quyết định lựa chọn cách thức thứ nhất - tự mình khởi kiện riêng rẽ - Việt Nam có thể tham khảo rất nhiều từ vụ kiện mà Philippines khởi xướng. Ý nghĩa và tác động của một vụ kiện như vậy đối với tranh chấp ở Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ tương tự như ý nghĩa của vụ kiện hiện nay giữa Philippines và Trung Quốc đã trình bày ở trên và tôi xin không bình luận thêm nữa.
Tôi chỉ lưu ý một điểm đó là nếu vụ việc kiện Philippines - Trung
Quốc và vụ kiện Việt Nam - Trung Quốc (giả sử có việc này) có nội dung
giống nhau thì thực tiễn quốc tế có một thủ tục đó là ghép hai vụ kiện
lại với nhau thành một vụ kiện.
Trong trường hợp Việt Nam quyết định tham gia vào chính vụ kiện giữa
Philippines và Trung Quốc thì cũng có một số vấn đề pháp lý cần xem xét.
Bản chất của trọng tài quốc tế là cơ chế giải quyết tranh chấp theo vụ
việc và trên cơ sở sự đồng ý của các bên tranh chấp. Chính vì vậy, thủ
tục của Tòa trọng tài thông thường không trù định khả năng cho một bên
thứ ba tham gia vào tiến trình tố tụng.
Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển có một chút khác biệt đó là nó được thành lập mà không nhất thiết cần có sự đồng ý của cả hai bên tranh chấp. Theo quy định của Công ước, Tòa trọng tài sẽ tự mình xác định thủ tục hoạt động của mình trừ khi các bên tranh chấp có quy định khác. Do đó, không loại trừ khả năng Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước mà Philippines yêu cầu thành lập sẽ trù định về một bên thứ ba khả năng tham gia nếu Tòa thấy rằng tranh chấp được yêu cầu giải quyết có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của bên thứ ba đó.
Trên thực tế, chưa có tiền lệ nào về việc một bên thứ ba tham gia vào thủ tục trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, nhưng việc trù định cho sự tham gia của bên thứ ba không phải là không có cơ sở pháp lý. Công ước La Hay về việc giải quyết hòa bình tranh chấp có quy định về quyền của một bên thứ ba được tham gia vào vụ kiện bằng trọng tài nếu như vấn đề được xem xét liên quan đến việc giải thích một điều ước mà bên thứ ba đó là thành viên (dù rằng điều khoản này dường như cũng chưa được thử nghiệm trên thực tế).
Tương tự như vậy, Quy chế của Tòa án quốc tế về Luật Biển - Phụ lục VI của Công ước - cũng trù định về khả năng một bên thứ ba tham gia vào một vụ kiện được giải quyết trước tòa để bảo vệ lợi ích của mình hoặc nếu vụ kiện đó liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước. Như vậy, không loại trừ khả năng Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển mà Philippines yêu cầu thành lập sẽ xây dựng quy tắc hoạt động của mình theo hướng cho phép một bên thứ ba, cụ thể là Việt Nam, tham gia vào quá trình tố tụng, đặc biệt khi mà nội dung vụ kiện liên quan đến việc giải thích Điều 121 của Công ước và áp dụng điều khoản này tại vị trí mà Việt Nam có lợi ích.
Cuối cùng, như đã trình bày ở trên, có một số vấn đề mà quy định của Công ước còn chưa rõ ràng, đặc biệt là về việc Tòa trọng tài có thể thụ lý vụ việc liên quan đến "quyền lịch sử" của Trung Quốc ở Biển Đông hay không. Việc tham gia của Việt Nam vào vụ kiện bằng trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc sẽ giúp cho Việc Việt Nam bày tỏ quan điểm của mình một cách thích hợp, bảo vệ tối đa lợi ích của mình.
Xin cám ơn ông!
Xin cám ơn bạn đã có một buổi trao đổi thú vị. Cũng xin nói thêm rằng đây là những suy nghĩ ban đầu của cá nhân và có thể còn nhiều thiếu sót.
Biển Đông: Ẩn ý sau việc Philippines kiện TQ
Vẽ thử kịch bản vụ kiện 'đường lưỡi bò'
Hoàng Sa và 'âm binh'
Quyết liệt vì Hoàng Sa
Vẽ thử kịch bản vụ kiện 'đường lưỡi bò'
Hoàng Sa và 'âm binh'
Quyết liệt vì Hoàng Sa
Cuộc chiến giữa các luật sư hơn là giữa những người lính
Vụ kiện trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc như vậy có thể có những kết quả khác nhau, tùy thuộc vào lập luận của các bên. Những kết quả khác nhau này sẽ có ảnh hưởng thế nào đối với tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc nói riêng và tranh chấp về lãnh thổ ở Biển Đông nói chung?
Ông nhận xét thế nào về việc Philippines sử dụng đến cơ chế tài phán quốc tế để giải quyết tranh chấp đối với tiến trình giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
Giáo sư Simon Chesterman thuộc Trường Luật, Đại học Quốc gia Singapore khi bình luận về việc Campuchia và Thái Lan tiếp tục sử dụng Tòa án công lý quốc tế để giải quyết tranh chấp liên quan đến ngôi đền Preah Vihear và liên hệ việc này với tranh chấp ở Biển Đông có nói "cuộc chiến" giữa các luật sư trước toà án bao giờ cũng tốt hơn cuộc chiến mà người tham gia là những người lính.
Tôi chia sẻ nhận xét này của Giáo sư Chesterman và thấy nó hoàn toàn đúng trong tranh chấp hiện nay giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông nói riêng cũng như tranh chấp về biên giới, lãnh thổ nói chung.
Thủ tục trọng tài là một trong những biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp được liệt kê tại Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc. Nếu nhìn nhận việc Philippines sử dụng thủ tục trọng tài như một bước đi tiếp theo các biện pháp ngoại giao (chưa mấy thành công) để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc một cách hòa bình thì nên đánh giá quyết định của Philippines tiến hành kiện Trung Quốc là một nỗ lực đáng hoan nghênh.
Tuy không có giá trị ràng buộc với Việt Nam, phán quyết
của Tòa trọng tài về tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc có ảnh
hưởng, trước hết là với lập trường pháp lý của Việt Nam trong tranh chấp
của mình ở Biển Đông. - ông Nguyễn Đăng Thắng phân tích. |
Nhưng có thể nói rằng bất kể một kết quả thế nào thì nó cũng chỉ có thể tác động tích cực đối với tranh chấp ở Biển Đông mà thôi.
Đề nghị ông giải thích rõ hơn về tác động tích cực của vụ kiện?
Hiện nay ở Biển Đông đang tồn tại sự bất đồng về việc khu vực nào có tranh chấp và khu vực nào không có tranh chấp. Sự khác biệt này trước hết xuất phát từ việc các bên tranh chấp giải thích và áp dụng Điều 121 của Công ước Luật Biển một cách khác nhau. Việc một bên thứ ba đưa ra một ý kiến khách quan trên cơ sở luật quốc tế và có giá trị ràng buộc về pháp lý về việc Điều 121 cần được giải thích và áp dụng như thế nào đối với các cấu trúc địa chất ở Biển Đông sẽ giải quyết dứt điểm sự khác biệt này.
Hơn nữa, như tôi đã nói, có thể Philippines cũng đã trù định đến những bước đi tiếp theo trong trường hợp Tòa trọng tài quốc tế theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển ra một phán quyết không hoàn toàn có lợi, đó là trong số các vị trí mà Trung Quốc chiếm đóng hay yêu sách ở Biển Đông đáp ứng tiêu chuẩn là "đảo" và có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng theo Điều 121 của Công ước Luật Biển.
Ảnh Lê Anh Dũng. |
Một thủ tục mà tôi đang nghĩ đến đó là thủ tục hòa giải bắt buộc được áp dụng để giải quyết những tranh chấp đã bị gạt bỏ khỏi thẩm quyền tài phán của Tòa trọng tài bởi Tuyên bố năm 2006 của Trung Quốc. Philippines có thể tiếp tục yêu cầu thành lập một Ủy ban Hòa giải để "phân định" đâu là vùng biển thuộc về các "đảo" đang có tranh chấp mà Trung Quốc yêu sách ở Biển Đông và đâu là vùng biển mà Philippines được hưởng với tư cách là quốc gia ven biển.
Theo quy định của Công ước Luật Biển, Trung Quốc sẽ phải tham gia vào tiến trình hòa giải (dù có thể Trung Quốc sẽ thách thức khả năng Ủy ban đưa ra một ý kiến trong tranh chấp với Philippines).
Một vụ phân định như vậy cũng có nội dung bảo lưu về vấn đề chủ quyền tương tự như vụ kiện theo thủ tục trọng tài hiện nay của Philippines - Ủy ban Hòa giải sẽ không bàn về vấn đề ai có chủ quyền đối với các "đảo" mà chỉ vận dụng thuần túy các quy tắc trong phân định biển để xác định xem phạm vi vùng biển mà các "đảo" này có thể được hưởng là thế nào. Do chủ quyền đối với các đảo này còn đang tranh cãi, vùng biển của các đảo này sẽ là vùng biển có tranh chấp.
Tất nhiên, ý kiến của Ủy ban Hòa giải không có giá trị pháp lý ràng buộc như một phán quyết trọng tài mà chỉ tạo thành cơ sở để các bên tranh chấp tiếp tục đàm phán để đi đến thỏa thuận về giải pháp cuối cùng. Nhưng Ủy ban Hòa giải cũng có thể được coi là một bên thứ ba khách quan và ở góc độ chính trị, ý kiến của nó giống như quyết định của Tòa trọng tài.
Việc xác định chính xác (với sự trợ giúp của bên thứ ba) đâu là khu vực tranh chấp ở Biển Đông có ý nghĩa thiết thực, nó giúp cho các bên tranh chấp bàn tiếp việc sẽ được giải quyết hay xử lý khu vực đó như thế nào.
Như chúng ta cũng biết, một trong những điểm yếu của Tuyên bố về các ứng xử của các bên về Biển Đông (DOC) năm 2002 là không có phạm vi áp dụng. Nếu xác định được khu vực tồn tại tranh chấp ở Biển Đông thì sẽ giúp ích cho việc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) - văn kiện tiếp nối DOC - mà ASEAN và Trung Quốc đang theo đuổi.
Cuối cùng, nếu như thông qua vụ kiện này, Philippines có thể buộc Trung Quốc chính thức tuyên bố nội hàm của yêu sách "đường chín đoạn" thì đây cũng có coi là một thành công.
Trong trường hợp Trung Quốc chính thức khẳng định "đường chín đoạn" thể hiện yêu sách về quyền lịch sử hay vùng nước lịch sử của họ thì như đã nói ở trên Tòa trọng tài có thể sẽ xem xét luôn vấn đề này và đưa ra ý kiến của mình.
Ngay cả trong trường hợp Tòa trọng tài công nhận ở chừng mực nào đó (dù điều này khó có thể xảy ra) rằng Trung Quốc có những quyền lợi lịch sử nhất định ở Biển Đông thì điều này cũng giúp làm sáng tỏ về mặt pháp lý yêu sách của các bên ở Biển Đông.
Trong bối cảnh hiện nay, sự rõ ràng về mặt pháp lý là rất quan trọng và với ý kiến khách quan của bên thứ ba sẽ dễ dàng được các bên chấp chấp nhận hơn so với quan điểm của một bên thường mang tính chất áp đặt.
Tuy không có giá trị ràng buộc với Việt Nam, phán quyết của Tòa trọng tài về tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc có ảnh hưởng, trước hết là với lập trường pháp lý của Việt Nam trong tranh chấp của mình ở Biển Đông. Cụ thể là Việt Nam khó có thể bác bỏ cách giải thích các quy định của Công ước mà Tòa trọng tài đã đưa ra, đặc biệt là về Điều 121 - đối tượng tranh chấp chủ yếu trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc. |
Việt Nam cũng là một bên tranh chấp ở Biển Đông và cũng có những yêu sách đối với một số các vị trí sẽ được xem xét bởi Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước thành lập theo yêu cầu của Philippines. Phán quyết của Tòa trọng tài sẽ có ý nghĩa thế nào đối với Việt Nam?
Theo ông, Việt Nam nên có thái độ như thế nào đối với vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc?
Thái độ của Việt Nam đối với vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc như thế nào là một quyết định được đưa ra trên cơ sở cân nhắc đầy đủ tất cả các khía cạnh, trong đó không chỉ có khía cạnh pháp lý mà cả chính trị. Vì thế, tôi xin không bình luận về thái độ cụ thể của Việt Nam.
Từ góc độ nghiên cứu pháp luật có thể thấy phán quyết của Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc có thể có một số hệ quả pháp lý nhất định với Việt Nam.
Về nguyên tắc, một phán quyết quốc tế chỉ ràng buộc các bên tranh chấp tham gia vụ kiện. Như vậy, nếu Việt Nam không tham gia vào vụ kiện mà Philippines khởi xướng thì phán quyết của Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển sẽ không có giá trị đối với Việt Nam hay tranh chấp ở Biển Đông mà Việt Nam là một bên.
Tuy nhiên, các phán quyết quốc tế được đưa ra bởi các luật gia có uy tín có thể được coi là những lời giải thích chính xác nhất về quy định của luật pháp quốc tế. Do đó, các phán quyết quốc tế thường có giá trị tham khảo cao và được coi là nguồn "bổ trợ" để xác định các quy tắc pháp lý.
Trên thực tế, các cơ quan tài phán quốc tế thường cố gắng tôn trọng các phán quyết đã có trước đây, kể cả các phán quyết của tòa trọng tài quốc tế.
Như vậy, tuy không có giá trị ràng buộc với Việt Nam, phán quyết của Tòa trọng tài về tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc có ảnh hưởng, trước hết là với lập trường pháp lý của Việt Nam trong tranh chấp của mình ở Biển Đông.
Cụ thể là Việt Nam khó có thể bác bỏ cách giải thích các quy định của Công ước mà Tòa trọng tài đã đưa ra, đặc biệt là về Điều 121 - đối tượng tranh chấp chủ yếu trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc.
Có thể thấy rằng trong các vị trí cụ thể mà Philippines nêu trong Tuyên bố khởi kiện của mình có cả những vị trí thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Việc xác định quy chế pháp lý của các vị trí đó (là "đảo" hay "đá") và sau đó là phạm vi vùng biển mà các vị trí đó được hưởng rõ ràng có liên quan đến lợi ích của Việt Nam.
Hơn nữa, có khả năng khi ra trước Tòa trọng tài, Trung Quốc sẽ tuyên bố rằng yêu sách của họ ở Biển Đông không chỉ giới hạn ở những vị trí chiếm đóng Philippines nếu trong Tuyên bố khởi kiện mà mở rộng ra trước hết là toàn bộ quần đảo Trường Sa. Cần lưu ý rằng, một số các cấu tạo địa chất thuộc quần đảo Trường Sa nằm cách bờ biển Việt Nam ít hơn 400 hải lý. Như vậy, nếu Tòa trọng tài xem xét những cấu tạo gần bờ biển Việt Nam này và xác định rằng chúng có thể được coi là "đảo" theo Điều 121 thì sẽ tồn tại vùng chồng lấn giữa một bên là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của những "đảo" này và một bên là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Tự mình kiện hay tham gia vụ kiện 'đường lưỡi bò'?
Vậy theo ông, Việt Nam có thể làm gì để hạn chế tối đa một phán quyết bất lợi cho mình?
Cá nhân tôi thấy rằng Việt Nam có sự thể hiện thích hợp quan điểm pháp lý của mình đối với vấn đề nêu trên và nếu được, tìm kiếm một phán quyết ràng buộc trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Có hai cách thức để làm việc này. Một là, Việt Nam sẽ tự mình khởi kiện ra Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển với nội dung tương tự như Philippines.
Việc một bên thứ ba đưa ra một ý kiến khách quan trên cơ sở luật quốc tế và có giá trị ràng buộc về pháp lý về việc Điều 121 cần được giải thích và áp dụng như thế nào đối với các cấu trúc địa chất ở Biển Đông sẽ giải quyết dứt điểm sự khác biệt này. Ảnh bãi cạn Scarborough. |
Các thứ hai đó là Việt Nam sẽ tìm cách tham gia vào chính thủ tục trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc. Việc lựa chọn thủ tục nào một lần nữa cần căn cứ trên các yếu tố khác, đặc biệt là chính trị. Đồng thời cũng phải đáp ứng các yêu cầu về pháp lý mà tôi sẽ trình bày thêm sau.
Trong trường hợp Việt Nam quyết định lựa chọn cách thức thứ nhất - tự mình khởi kiện riêng rẽ - Việt Nam có thể tham khảo rất nhiều từ vụ kiện mà Philippines khởi xướng. Ý nghĩa và tác động của một vụ kiện như vậy đối với tranh chấp ở Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ tương tự như ý nghĩa của vụ kiện hiện nay giữa Philippines và Trung Quốc đã trình bày ở trên và tôi xin không bình luận thêm nữa.
Việc một bên thứ ba đưa ra một ý kiến khách quan trên cơ sở luật quốc tế và có giá trị ràng buộc về pháp lý về việc Điều 121 cần được giải thích và áp dụng như thế nào đối với các cấu trúc địa chất ở Biển Đông sẽ giải quyết dứt điểm sự khác biệt này. |
Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển có một chút khác biệt đó là nó được thành lập mà không nhất thiết cần có sự đồng ý của cả hai bên tranh chấp. Theo quy định của Công ước, Tòa trọng tài sẽ tự mình xác định thủ tục hoạt động của mình trừ khi các bên tranh chấp có quy định khác. Do đó, không loại trừ khả năng Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước mà Philippines yêu cầu thành lập sẽ trù định về một bên thứ ba khả năng tham gia nếu Tòa thấy rằng tranh chấp được yêu cầu giải quyết có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của bên thứ ba đó.
Trên thực tế, chưa có tiền lệ nào về việc một bên thứ ba tham gia vào thủ tục trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, nhưng việc trù định cho sự tham gia của bên thứ ba không phải là không có cơ sở pháp lý. Công ước La Hay về việc giải quyết hòa bình tranh chấp có quy định về quyền của một bên thứ ba được tham gia vào vụ kiện bằng trọng tài nếu như vấn đề được xem xét liên quan đến việc giải thích một điều ước mà bên thứ ba đó là thành viên (dù rằng điều khoản này dường như cũng chưa được thử nghiệm trên thực tế).
Tương tự như vậy, Quy chế của Tòa án quốc tế về Luật Biển - Phụ lục VI của Công ước - cũng trù định về khả năng một bên thứ ba tham gia vào một vụ kiện được giải quyết trước tòa để bảo vệ lợi ích của mình hoặc nếu vụ kiện đó liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước. Như vậy, không loại trừ khả năng Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển mà Philippines yêu cầu thành lập sẽ xây dựng quy tắc hoạt động của mình theo hướng cho phép một bên thứ ba, cụ thể là Việt Nam, tham gia vào quá trình tố tụng, đặc biệt khi mà nội dung vụ kiện liên quan đến việc giải thích Điều 121 của Công ước và áp dụng điều khoản này tại vị trí mà Việt Nam có lợi ích.
Cuối cùng, như đã trình bày ở trên, có một số vấn đề mà quy định của Công ước còn chưa rõ ràng, đặc biệt là về việc Tòa trọng tài có thể thụ lý vụ việc liên quan đến "quyền lịch sử" của Trung Quốc ở Biển Đông hay không. Việc tham gia của Việt Nam vào vụ kiện bằng trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc sẽ giúp cho Việc Việt Nam bày tỏ quan điểm của mình một cách thích hợp, bảo vệ tối đa lợi ích của mình.
Xin cám ơn ông!
Xin cám ơn bạn đã có một buổi trao đổi thú vị. Cũng xin nói thêm rằng đây là những suy nghĩ ban đầu của cá nhân và có thể còn nhiều thiếu sót.
Copy từ: Tuần Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét