CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

Trung Quốc giải thích luật mới, trấn an ASEAN về Biển Đông



Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, điều luật vừa được sửa đổi trong đó cho phép cảnh sát biển Hải Nam được “khám xét, bắt giữ, tấn công hay trục xuất tàu thuyền nước ngoài” sẽ chỉ có phạm vi áp dụng giới hạn trong vùng nội thủy 12 hải lý kể từ đường bờ biển tỉnh Hải Nam.
Theo lý giải của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hua Chunying trong buổi họp báo ngày 31/12//2012, thông tin về điều luật mà chính quyền tỉnh Hải Nam vừa công bố hồi tháng 11/2012 vừa qua về việc “trao quyền lục soát, khám xét, bắt giữ tàu thuyền nước ngoài vi phạm lãnh hải của tỉnh Hải Nam” thực chất không khác nhiều so với bộ luật mà chính quyền trung ương Trung Quốc đã ban hành hồi năm 1999 trong đó quy định giới hạn được áp dụng các biện pháp bảo vệ chủ quyền biển chỉ trong phạm vi 12 hải lý kể từ đường bờ biển của nước này.

Tuy nhiên, trước khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng giải thích (có phần khá chậm trễ) về phạm vi áp dụng điều luật mà chính quyền Hải Nam ban hành, rất nhiều quốc gia ở ASEAN, đặc biệt là những nước có một phần lãnh thổ, lãnh hải nằm trong khu vực Biển Đông tỏ ra đặc biệt lo ngại bởi nếu đạo luật nào đi kèm với tuyên bố đòi chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông theo “tấm bản đồ đường chín đoạn” (bản đồ hình lưỡi bò) mà Trung Quốc vẫn viện dẫn bấy lâu nay thì đó sẽ là một thảm họa đối với tất cả các tàu thuyền nước ngoài. Không chỉ lo lắng với “bản đồ đường lưỡi bò”, hồi tháng 6 vừa qua Trung Quốc còn cho thành lập “thành phố Tam Sa” với trụ sở nằm trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và “được quyền quản lý” toàn bộ vùng biển có diện tích gần 2 triệu km2 (gần toàn bộ Biển Đông). Các quốc gia ASEAN cho rằng, nếu Trung Quốc ghép cả cái gọi là “thành phố Tam Sa” và quy định mới, đó sẽ là một hành động leo thang nhằm độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Các nhà ngoại giao hàng đầu của ASEAN đã cảnh báo rằng nếu điều luật này của chính quyền tỉnh Hải Nam được áp dụng (theo cách hiểu của cộng đồng quốc tế), chắc chắn sẽ nổ ra những cuộc đụng độ giữa hải quân các nước với hải quân Trung Quốc. Chính phủ Mỹ và Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã tổ chức họp báo, thể hiện sự quan ngại đối với sự nhạy cảm của điều luật này đối với tình hình an ninh ở Biển Đông nói riêng và an ninh ở Thái Bình Dương nói chung. Phía Mỹ đã tuyên bố sẽ yêu cầu Trung Quốc phải giải trình về điều luật này.
Ngay sau buổi họp báo và lời giải thích của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hãng tin Reuters đã trích lời giới phân tích thời sự quốc tế bình luận rằng, đây là một trường hợp khá hy hữu bởi lần đầu tiên chính phủ Trung Quốc phải lên tiếng giải thích chi tiết về phạm vi điều chỉnh của một điều luật sắp được áp dụng. Sự chậm trễ này cho thấy, rất có thể phía Trung Quốc đã cố tình tung ra một điều luật với nội dung và phạm vi áp dụng không rõ ràng để “thử phản ứng của các nước láng giềng ASEAN cùng với cộng đồng quốc tế” liên quan tới những tuyên bố chủ quyền đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông.
Nếu có thể hiện thực hóa được kế hoạch độc chiếm Biển Đông để chiếm quyền khai thác nguồn tài nguyên được cho là còn khá dồi dào ở vùng biển này, Trung Quốc còn có thể qua đó kiểm soát được một trong những tuyến đường vận tải biển quốc tế quan trọng nhất thế giới.
Tàu chiến Ấn Độ di chuyển trên Biển Đông. (Ảnh minh họa)
Liên quan tới vấn đề Biển Đông, bà Hua Chunying tiếp tục khẳng định luận điệu “chỉ chấp nhận giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại với những quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở vùng biển này” và kịch liệt phản đối biện pháp “quốc tế hóa” nhằm ngăn chặn những cuộc đàm phán đa phương nhằm tìm ra biện pháp giải quyết phù hợp nhất.
"Tôi nghĩ rằng tất cả các bên nên có thái độ công bằng và xây dựng cũng như có thái độ thiện  ý đối trong khi đọc những điều luật của Trung Quốc”, người phát ngôn Hua Chunying kết luận.

Copy từ: Infonet


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét