CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

TĂNG LƯƠNG – VẪN LÀ "'KHÉO KẾT ĐÈN CÙ"


 * BÙI VĂN BỒNG 
            BVB - Quốc hội họp lần nào cũng bàn đi tính lại, có khi tranh luận gay gát trên nghị trường, nhưng việc giải quyết chính sách tiền lương cho người lao động vẫn loay hoay hơn gà mắc tóc. Gà mắ tóc thì người nuôi còn gỡ được, nhưng sự quanh quẩn chắp vá đầy rẫy khó khăn của đồng lương thì đảng, nhà nước, chính phủ vẫn bó tay.
Đồng tiền mất giá nghiêm trọng đến mức gần nửa triệu đồng/ bình ga naáu bếp, hơn nửa phân vàng một kg thịt lợn…Một công nhân lao động cật lực 12-15 tiếng đồng hồ / ngày, lương cả tháng nhiều nhặn cũng chỉ có hơn 3 triệu đồng, nay có nơi chỉ hơn 2 triệu, mà chưa chắc nhận được tiền lương đúng kỳ, vì…chưa có tiền mặt!
Giá cả tăng liên tục. Khi gía tăng lên 50% thì lương vẫn vậy. Khi giá tăng thêm lên 70%  thì nhà nước lại tăng lương nhỏ giọt, nâng lên đặt xuống  nhén nhót mãi mà tăng cao nhất cũng chỉ nhích được 10%. Việc tăng lương nhỏ giọt chỉ như những biện pháp tình thế. Biết bao lần nhà nước “bù giá vào lương”, nhưng đó là cách nói cho oai, cho kêu, thực chất giá tăng tốc như thỏ, lương như rùa, bù thế nào được?
Có điều, thị trường vẫn không thoát khỏi vòng xoay quy luật của nó, còn tính toán chi lương cho người lao động, cho các chính sách an sinh xã hội thì lại tùy tiện, như làm theo ‘phấn hứng’, áp đặt chủ quan, thích thì làm, làm cách nào tùy thích, không thích thì mặc kệ! Vùa có tin tăng lương, người lao động chưa được nhận lương, giá cả đã ‘nhanh chân’ vọt lên trước. Thêm chút lương, giá lại nhảy lên ‘tưng bừng thị trường’ dẫn tới tăng lương kiểu nhỏ giọt chẳng ý nghĩa gì. Thà đừng tăng lương mà bình ổn được giá cả thị trường, thậm chí ‘hên nhất’ là kéo được giá xuống thì còn hơn tăng lương, nhà nước cũng khỏi lo móc hầu bao ra. Dù cho nhà nước có gắng sức thì người lao động vẫn chỉ nhận được ‘đồng lương danh nghĩa’.
Cuộc rượt đuổi lương-giá còn tệ hơn những dắt nối trên bàn cờ domino, cứ như đèn cù.  Chỉ đạo, quản lý, điều hanh tài chính-tiền tệ như lâu nay giống như người ‘kết đèn cù’, mất công mà kết quả cùng chỉ vậy, lương và giá cứ như những con bài xáo trộn trong tay họ. Những mặt hàng chiến lược như xăng dầu, điện, nước, cùng với 7 mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho người dân cứ bị tăng giá liên tục. Nhất là giá xăng, giá điện. Nhà nước liên tục tăng giá xăng, giá điện, đẩy chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển hàng hóa lên cao, từ đó kéo theo giá cả tăng vọt, thế thì có khắc nào ‘tham bát bỏ mâm’, mà tiền lại (chủ yếu) chảy vào túi riêng của nhóm lợi ích? 
Một nền kinh tế kéo dài lạm phát là do không cân đối được tiền-hàng, giá trị-giá cả, sản xuất –lưu thông, xuất khẩu –nhập siêu… Tức là nhà nước mất tự chủ trước tài chính-tiền tệ. Dù đã rất nhiều lần hô “quyết liệt”, nâng cao tăng trưởng, kiềm chế và kiểm soát được lạm phát, nhưng sự chuyển biến chẳng đi đến dâu, có khi lại gia tăng những yếu tố tụt hậu của nền kinh tế-xã hội. Người dân chỉ còn biết nhịn đói vỗ trống cơm và hát: "Khen ai khéo kết (ối... a) cái đèn cù / Tít mù nó lại vòng quanh...!".
BVB


Copy từ: Bùi Văn Bồng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét