Ngục
Trung Nhật Ký của Hồ Chí Minh xưa này vẫn bị nhiều nghi vấn về sự đa
dạng của cách hành văn. Nhiều học giả đã chăm chú vào nguồn gốc tác giả
và tác phẩm qua các bài thơ và những năm tháng sáng tác đi đến nhiều kết
luận rất gay cấn về tung tích và những năm tháng ở tù vào năm 1942 của
tác giả.
Hiện nay, muốn tìm hiểu Ngục Trung Nhật Ký người ta
không những phải tìm hiểu cách hành văn thời Nguyễn mạt khi chữ Hán
thoái trào mà còn tìm đến những khẩu ngữ phía Nam Trung Quốc như Khách
Gia, Quảng Đông rồi các thể loại Bạch Thoại trong tiếng Trung Quốc vì
cách điệp âm điệp vận trong thơ này rất "ảo" không theo cơ sở thuận
thính âm của Hán ngữ phương ngôn nào một cách dứt khoát. Nghi vấn có cơ
sở lắm!
Nhiều người cứ tưởng tập này là thơ Đường chứ gì? Không đúng. Đường thi ý
tự cô động, niêm luật nghiêm chỉnh, bằng trắc đối ngẫu rất có phương
pháp mang tính kinh điển. Làm sai luật là không được với văn ngôn thi
tập đâu!. Tuy vẫn có nhiều bài thơ Đường từ thời Đường cố ý phá chấp về
luật thi để tạo tính phác họa đột phá vượt qua khỏi khuôn phép như kiểu
Hoàng Hạc Lâu thì thi nhân rõ ràng đã có chủ ý mang tính khắc họa cao độ
về mặt nghệ thuật bút pháp rồi. Không chê được.
Tiếng Hán đời sau bị các bộ tộc du mục như Mông Cổ, Nữ Chân (nhà Thanh),
gọi chung là người Hồ vào cai trị Trung Quốc mà làm lu mờ âm điệu thời
Đường. Chắc là do tầng lớp cai trị Mông Cổ, Mãn Châu nói lớ làm sao rồi
cũng thành ngữ chuẩn, miệng của vua quan cai trị mà! Dân gian phải học
theo mệnh khẩu nên dù có phát âm lệch lạc nhưng nay lại thành phổ thông
thoại. Lại nói thêm, tiếng Trung Quốc ngày nay, đặc biệt là tiếng Phổ
Thông không còn giữ được tiêu chuẩn bằng trắc như thời Đường nữa. Thanh
điệu thì rút lại còn 4 dấu ("tái" trong tái giá và "tại" trong tại gia - không phân biệt), các âm vận phức tạp bị rút ngang xương hoặc cào bằng ("nam" trong nam nữ và "nan" trong nan giải - không phân biệt, "dục"trong dục vọng và "ngọc" trong ngọc thể - không phân biệt).
Do đó, người Trung Quốc ngày nay làm thơ Đường không còn chuẩn mực được
nữa. Ngoài ra, từ đồng âm dị nghĩa quá nhiều, Hán ngữ hiện đại phải có
biện pháp từ vựng hóa theo kết hợp hai chữ, ba chữ, hoặc bốn chữ
Hán(thường là thành ngữ) gộp lại để dễ bề định nghĩa. Kiểu dùng đơn độc
từng chữ từng nghĩa như thời xưa sẽ làm người Trung Quốc phải trở thành
bà nội hết.
Lấy ví dụ chữ nãi trong tiếng Trung Quốc cũng có nghĩa là bà nội. Nhưng
nếu gọi một chữ nãi trống không thì bà nội sẽ bị nặng tai không phân
biệt cháu đang gọi cái gì. Do đó phải gọi là nãi nãi, bà nội mới nghe
được rõ. Đây là sự ví von về đặc điểm đồng âm và biến âm trong tiếng
Trung Quốc. Tương tự như thúc thúc, cô cô, ba ba, má má cần phải điệp âm
để thành định nghĩa tạo nên sự thân thiết và không dễ lộn với các chữ
đồng âm khác. Hiện nay, có khuynh hướng là chữ nào không điệp được thì
thêm các tiền tố hoặc hậu tố… vào cho nó đa âm như kiểu thạch đầu, hầu
tử... thuận tiện lúc diễn đạt, khỏi mất công giải thích từng chữ.
Đối chiếu theo đặc điểm tiếng Trung Quốc cổ đại để gọi là thơ thì bút
tích trong Ngục Trung Nhật Ký phải nói là tuỳ tiện, bất chấp lề luật, từ
vựng thì theo thể loại “bán văn bán bạch” mang tính hỗn dụng, có nghĩa
là vừa nôm na vừa hoa lá theo tiếng Trung Quốc hiện đại.
Đặc điểm của Hán Ngữ của Việt Nam
Người Việt Nam viết chữ Hán vốn dựa theo tiêu chuẩn
văn phong cổ Hán ngữ mang tính kinh điển cao mà trở thành sắc thái
trang trọng điển nhã. Nếu tính chuyện nôm na theo thể loại quốc âm thi
tập thì văn nhân sẽ viết chữ Nôm để tạo chất hương âm "phong thổ nhân
tình" về bút pháp. Ngục Trung Nhật Ký không phù hợp vào hai tâm trạng
này của người Việt Nam viết chữ Hán. Lạ quá!
Hiện nay đã có một số tìm tòi nhưng chủ đề này chắc là cần một luận án
hàng tiến sĩ, cần được bảo vệ trước hội đồng hàn lâm mới chứng minh được
chân tướng và trường phái nào của Ngục Trung Nhật Ký.
Trở lại vấn đề phát hiện về Ngục Trung Nhật Ký qua bài thơ "Văn Thung Mễ
Thanh", sách giáo khoa dịch là Nghe Tiếng Giã Gạo, bài thơ như sau
Hán:
Mễ bị thung thì, hấn thống khổ
Ký thung chi hậu, bạch như miên;
Nhân sinh tại thế dã giá dạng,
Khốn nạn thị nhỉ ngọc thành thiên.
Mễ bị thung thì, hấn thống khổ
Ký thung chi hậu, bạch như miên;
Nhân sinh tại thế dã giá dạng,
Khốn nạn thị nhỉ ngọc thành thiên.
Văn Trực - Văn Phụng dịch sang thơ Nôm:
Gạo đem vào giã, bao đau đớn
Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông;
Sống ở trên đời người cũng vậy,
Gian nan rèn luyện mới thành công.
Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông;
Sống ở trên đời người cũng vậy,
Gian nan rèn luyện mới thành công.
Ba câu đầu trong thơ Hán, rõ ràng mang nhiều dáng dấp của ngữ văn hiện
đại Trung Quốc. Đây là loại bán văn bán bạch hỗn dụng theo kiểu dân
gian. Rõ ràng chữ hấn (rất) và từ giá dạng (như vậy) là bạch thọai. Đem
loại ngữ văn này vô thơ Đường đối với người biết chữ nghe kỳ lắm. Tuy
nhiên, đây thuộc về cá tính phong cách thì phải tôn trọng nguyên tác.
Đặc biệt, tới cái câu thứ tư "Khốn nạn thị nhỉ ngọc
thành thiên", nếu dịch trắng ra tiếng ta là "khó khăn cho mày ngọc
thành thiên (ngọc thành trời). Cái câu như này mà dịch thành "gian nan
rèn luyện mới thành công" đúng là dịch kiểu trời chào luôn. Thế mà trích
dẫn dạy con người ta mấy chục năm trong sách giáo khoa như là đúng rồi
về đạo đức cách mạng.
Khi nói đến câu này, bạn Trần Quang Đức vốn là một người học sâu hiểu
rộng về Trung Văn, Hán Việt, Hoa Ngữ thuộc bậc tài hoa về cổ học hiện
nay đã viết trên facebook rằng:
"Trong tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh có một bài thơ thế này: Mễ bị thung thời hẩn thống khổ, ký thung chi hậu bạch như miên, nhân sinh tại thế dã giá dạng, khốn nan thị nhĩ ngọc thành thiên. (Bài nghe tiếng giã gạo - Văn thung mễ thanh). Ba câu đầu tuy rằng văn ngôn bạch thoại dùng lẫn lộn với nhau, song ý tứ cả bài có thể nhìn qua là rõ. Có điều câu cuối cùng 'khốn nan thị nhĩ ngọc thành thiên - khó khăn là ngươi ngọc thành trời (ngày)', xưa nay được giải thích là 'phải qua rèn luyện gian khó mới có thể thành công', song bất kể phân tích từ khía cạnh ngữ pháp, hay cách dùng từ, đều không thể giải thích cho thông suốt được. Đâu là chủ ngữ? Đâu là vị ngữ? Đâu là tân ngữ? Khốn nan (khó khăn) là gì? Khốn nan (khó khăn) thị (là) nhĩ (ngươi) sao? Nhĩ (ngươi) là ai? Nhĩ (ngươi) là ngọc? Ngọc biến thành thứ gì? Ngọc biến thành trời? Những câu hỏi này rõ ràng chỉ là trò đùa. Tuy nhiên nếu miễn cưỡng dịch theo từng chữ, cũng có thể hiểu thế này: Khó khăn là (một nhân tố, sẽ mang lại) ngày ngươi (chỉ hạt gạo) trở thành ngọc. Dẫu rằng như vậy, song khi đọc lên vẫn cảm thấy câu thơ trúc trắc. Do nghĩ mãi vẫn không có lời giải đáp, đành mong các bạn học rộng nhớ lâu giúp đỡ!" Hết tríchNguyên văn đoạn trên Trần Quang Đức viết bằng chữ Hán:胡志明詩集《獄中日記》有這麽一首:米被舂時很痛苦,既舂之後白如綿,人生在世也這樣,困難是你玉成天(聞舂米聲)。頭三句雖然文白相混,但整體意思可一目了然。不過最後一句“困難是你玉成天 ” ,向來被解釋為“經過艱難的鍛煉才能成功”,不管從語法上分析還 是從用詞上講,都是講不通的。哪是主語呢,哪是謂語呢,哪是賓語 呢?困難又是什么?困難是你嗎?你是谁?你是玉?玉變成什麽?玉 變成天?这样提問显然只是玩笑話。勉強逐字翻译的话,倒也可以这 么理解:困难是(一个因素,會带来)你变成玉的一天。儘管這樣, 但是讀起來還是覺得文氣阻塞。在百思不得其解之下,只好有勞各位 博學強記朋友幫忙幫忙!
Cái câu thơ cuối này thật là tối nghĩa. Tuy nhiên,
không loại trừ khả năng Ngọc Thành Thiên là tên của một loại gạo hay là
tên của ai đó mang tính gợi ý theo dân gian! Vất vả cho mày quá "Ngọc
Thành Thiên" ơi!.
Vậy thì đúng vấn đề! Con người được ví là hột gạo
bị bầm dập trong cối hay là người đứng giã quá cực nhọc vất vả. Đứng ở
góc cạnh nào thì cũng thấy sự ví von này hơi bị hỗn hàm.
Đọc Ngục Trung Nhật Ký theo tinh ý về Hán ngữ, Trung văn, cộng với một
số kiến thức phương ngôn Trung Quốc và Hán Việt của Việt Nam ta thì thấy
có nhiều điểm rất buồn cười. Tuy nhiên, các đoạn buồn cười này thì
thường bị dịch một cách xuyên tạc qua tiếng Việt để khoả lấp nội dung và
sự tối nghĩa của nó. Có khi lại được xào nấu lại để sáng tạo nên một
góc cạnh tư tưởng mà không hề có trong nguyên tác.
Phân tích của Trần Quang Đức trong như kính, do đó nhận xét này không thể nào hời hợt và sai trật.
Tuy lời nhận xét trên facebook nhưng qua đó người ta thấy rõ một sự khám phá bắt đầu qua bài “Nghe Tiếng Giã Gạo”.
Con người được rèn luyện là hạt gạo, cái chày, cái
cối hay là chính đương sự đứng giã vẫn là câu trả lời không dứt khoát.
Ngục Trung - trong ngục phải nói là u ám bí mật. Không lẽ Ngọc Thành
Thiên là bí danh của một đồng chí cách mạng nào chăng. Dù thế nào đi nữa
"gian nan rèm luyện mới thành công" là dịch điêu để qua mắt thiên hạ.
Thư Pháp chữ Nôm của Trần Quang Đức - Bốn chữ tượng hình đọc từ trên xuống: Lấy Thúng Úp Voi.
Copy từ: Trần Đông Đức (RFA’ blog)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét