CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

Máu và nước mắt từng ngày vẫn đổ



Thư của Nguyễn Thị Từ Huy gửi GS. Đàm Thanh Sơn
Nguyễn Thị Tự Huy
20111117182426_tuhuy
20110819190315_DamThanhSonTôi gửi nhà văn Nguyễn Quang Lập đăng mấy bức thư này vào ngày hôm nay, 16/5/2013, ngày xét xử các sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, như một cử chỉ nhỏ để nói với các thanh niên  ấy rằng vẫn luôn có những người nghĩ đến họ.
 Thư thứ nhất
(Gửi lúc 17h54 ngày 7/4/2013) :
 GS. Đàm Thanh Sơn kính mến,
Tôi không đồng ý việc trang Cùng Viết Hiến Pháp đăng lại các bài của tôi.
Kính đề nghị BBT trang CVHP gỡ  tất cả hai bài của tôi xuống!
Trân trọng cảm ơn!
Nguyễn Thị Từ Huy

PS: tôi đã tham gia bản lấy ý kiến của trang CVHP với tất cả thiện ý và sự trọng thị của mình, giờ đây tôi rất hối hận vì đã làm việc đó.
Thư thứ hai
(Gửi lúc 9h42 ngày 8/4/2013
Thư này  trả lời hồi âm của GS. Đàm Thanh Sơn, nhận được vào lúc 00h26 ngày 7/4/2013, trong đó GS có viết : « Tôi rất mong chị cho biết tại sao chị quyết định như vậy. »)
Anh Đàm Thanh Sơn kính mến,
Vấn đề điều 4 là vấn đề căn gốc của Hiến Pháp, nếu không giải quyết nó thì Hiến Pháp chỉ là bánh vẽ, đây không chỉ là quan điểm riêng của tôi, không chỉ là quan điểm của những người muốn xây dựng một xã hội dân sự và nhà nước pháp quyền, mà đây là vấn đề thực tế. Nếu không giải quyết vấn đề của điều 4 thì tất cả những đề nghị khác mà các anh đặt ra sẽ không thực hiện được, không bao giờ có dân chủ, không bao giờ có pháp luật đúng nghĩa, mà pháp luật chỉ là công cụ để đảm bảo quyền lợi cho một nhóm nhỏ mà thôi.
Những điều này có lẽ các anh đều hiểu cả.
Tôi mượn một ý của nhà thơ Dương Tường để nói rằng: tôi đứng về phe nước mắt.
Nhưng giờ đây phải nói thêm: Máu và Nước Mắt.
Nhân dân chúng ta đang sống trong máu và nước mắt. Hẳn anh cũng biết các chị Trịnh Kim Tiến, Thanh Tuyền, bố họ, chồng họ đã bị giết chết bởi “những người thi hành công vụ” như thế nào. Còn nhiều chị khác phải chịu cảnh như thế mà báo chí
không nói đến. Hẳn các anh cũng biết cả gia đình anh Đoàn Văn Vươn giờ đây thành ra tù tội như thế nào trong khi nhà cửa đất đai mất hết.
Trong bức ảnh tôi gửi kèm cho anh đây, dưới túp lều đó có 4 gia đình đang sinh sống.
DSC01055
DSC01046
Trên khắp VN này có bao nhiêu cảnh như thế. Anh cũng biết các vấn đề biển đảo chủ quyền lãnh thổ, anh cũng biết sự khủng hoảng kinh tế, sự suy thoái của giáo dục, của văn hóa, của đạo đức đang hết sức trầm trọng trong xã hội này. Đó là hậu quả của một thể chế cho phép một nhóm nhỏ đứng lên trên pháp luật và điều khiển pháp luật, đó là hậu quả của một đường lối điều hành xã không hướng tới lợi ích chung, mà chỉ nhằm thỏa mãn lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm. Làm sao có thể hy vọng các điều khoản khác của hiến pháp được thực thi trong một thể chế mà tính toàn trị được hiến định như vậy? Và làm sao có thể có dân chủ, có tự do ngôn luận, tự do công dân?
Lập luận về việc “tôn trọng sự khác biệt về quan điểm” trong trường hợp cụ thể này, theo tôi, chỉ là logic hình thức mà thôi. Còn thực tế, máu và nước mắt của người dân buộc chúng ta phải lựa chọn và chứng tỏ một cách rõ ràng vị thế của chúng ta, tư tưởng của chúng ta, tinh thần của chúng ta.
Tôi biết CVHP đăng bài của tôi từ lâu, và tôi đồng hành cùng các anh trong hy vọng rằng chúng ta sẽ góp phần làm vơi bớt máu và nước mắt trên xứ sở này. Và nay tôi rút ra vì tôi không muốn máu và nước mắt phải đổ ra nhiều hơn nữa, và vì tôi không muốn đi hàng hai, vì tôi muốn tên tôi chỉ được dùng cho một mục đích thôi: vì sự tiến bộ, công lý và bình đẳng cho mọi người.
Tôi cảm thấy anh thực sự mong muốn có lời giải thích của tôi, vì thế tôi đã viết cho anh rất thật, như vậy đó.
NTTH
 Thư thứ ba
(Gửi lúc 22h05 ngày 6/5/2013
Thư này  trả lời hồi âm của GS. Đàm Thanh Sơn, nhận được vào lúc 10h25 ngày 8/4/2013, trong đó GS  viết : « Tôi nghĩ là tôi có cách tiếp cận vấn đề khác chị »)

GS Đàm Thanh Sơn kính mến,
Anh có theo dõi tin về cuộc dã ngoại ngày 5/5 của những thanh niên muốn tìm hiểu về quyền con người không? Anh có thấy những thiếu nữ vô tội bị đánh máu còn vương trên những khuôn mặt sưng vù không? Anh có thể tìm những tấm ảnh đau đớn đó trên internet.
Liệu chúng ta có thể nhân danh quyền được khác để giữ cho mình sự thanh thản trong khi máu và nước mắt vẫn chảy hàng ngày trên xứ sở này?
Gửi anh nỗi đau chung của chúng ta.
Kính thư!
NTTH
Tác giả gửi cho: Quê Choa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét