►Kết quả cuộc khảo sát Chỉ số Quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) 2012, được công bố ngày 14/5...
PAPI 2012 phản ánh tình trạng hối lộ vẫn phổ biến và có xu hướng gia tăng trong khu vực hành chính công.
Thu thập ý kiến của gần 14.000 người dân, được chọn ngẫu nhiên tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc, PAPI khảo sát theo 6 trục nội dung chính là mức độ tham gia của người dân ở cấp cơ sở, công khai - minh bạch, trách nhiệm giải trình với người dân, kiểm soát tham nhũng trong lĩnh vực công, thủ tục hành chính công và cung ứng dịch vụ công.
Cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng (Cecodes) phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện với sự hỗ trợ của Liên hiệp quốc. Cũng theo kết quả khảo sát, Hà Nội thuộc nhóm dẫn đầu về công khai - minh bạch, nhưng lại thuộc nhóm đạt điểm thấp nhất về mức độ kiểm soát tham nhũng. Tỉnh Sóc Trăng thuộc nhóm kém minh bạch nhất, nhưng lại ở thuộc nhóm đạt điểm cao nhất về mức độ kiểm soát tham nhũng.
“Quyền được biết”
PAPI vận dụng khái niệm “công khai - minh bạch” hay “quyền được biết” của người dân theo tinh thần của Pháp lệnh Dân chủ cơ sở. Đó là công khai - minh bạch về danh sách hộ nghèo, công khai minh bạch về thu chi ngân sách cấp xã/phường và công khai - minh bạch trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và giá đền bù đất bị thu hồi.
Tại trục nội dung này, Hà Nội, Cao Bằng thuộc nhóm các tỉnh/thành phố đạt điểm cao nhất, Tp.HCM ở trong nhóm các tỉnh đạt điểm trung bình cao, Sóc Trăng thuộc nhóm các tỉnh/thành phố đạt điểm thấp nhất.
Trong khi đó, tại trục nội dung kiểm soát tham nhũng trong khu vực công ở cấp tỉnh, Hà Nội, Cao Bằng thuộc nhóm thấp điểm nhất trong khi Tp.HCM và Sóc Trăng thuộc nhóm đạt điểm cao nhất.
Có tới 39,07% số người được hỏi cho biết có hiện tượng phải lót tay mới có việc làm trong cơ quan Nhà nước.
Ở
trục nội dung này, PAPI tìm hiểu trải nghiệm và cảm nhận của người dân
về bốn nội dung thành phần thuộc các loại hành vi tham nhũng nhỏ. Đó là
tham nhũng trong cán bộ chính quyền, tham nhũng trong cung ứng dịch vụ
công, tình trạng lợi dụng quen than trong tuyển dụng nhân lực vào khu
vực Nhà nước và mức độ quyết tâm phòng chống tham nhũng.Trả lời VnEconomy về sự khác biệt này, TS. Đặng Hoàng Giang, thành viên nhóm nghiên cứu PAPI cho biết 6 trục nội dung đo lường 6 khả năng khác nhau. “Có thể Hà Nội làm tốt về việc công bố thông tin, nhưng người dân vẫn phải mất tiền lót tay khi cần các dịch vụ công”, ông Giang nói.
So sánh với cuộc khảo sát năm trước, PAPI nhận định gần như không có sự thay đổi nào về tỷ lệ nhận định nhiều người phải đưa tiền “lót tay” khi xin việc vào khu vực Nhà nước. Có tới 39,07% số người được hỏi cho biết có hiện tượng phải lót tay mới có việc làm trong cơ quan Nhà nước.
Ngoài ra, mối quan hệ với cá nhân người có chức, có quyền trong hệ thống nhà nước được xem là yếu tố quyết định thành bại khi xin việc vào một trong năm vị trí được khảo sát. 5 vị trí này là công chức địa chính, công chức tư pháp, công an xã/phường, giáo viên tiểu học trường công lập và nhân viên văn phòng UBND xã/phường.
Hối lộ gia tăng
PAPI 2012 phản ánh tình trạng hối lộ vẫn phổ biến và có xu hướng gia tăng trong khu vực hành chính công. Một số lượng lớn các vụ tham nhũng cũng chưa được phản ánh đầy đủ, do cái giá phải trả của việc tố giác quá lớn, hoặc do người dân chưa tin tưởng vào hệ thống pháp luật phòng chống tham nhũng hiện hành.
Điều này cho thấy trong nhiều trường hợp, người dân chấp nhận rằng đưa hối lộ là cần thiết để lách những thủ tục hành chính rườm rà.
Kết quả khảo sát lần này chỉ rõ tình trạng phải hối lộ mới xin được việc làm trong khu vực Nhà nước. Theo đó, số người được hỏi đồng tình với nhận định này tăng lên 50% so với tỉ lệ năm 2011.
Việc
xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề,
và có điểm số thấp nhất trong bốn loại thủ tục hành chính được đo
lường.
Số người đồng tình với việc phải hối lộ mới được chăm sóc y tế và xin được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng tăng với tỉ lệ tương đương, từ 31% lên 42% đối với chăm sóc y tế, và từ 21% lên 32% đối với chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong lĩnh vực quản lý đất đai, tương tự như kết quả khảo sát của hai năm trước, PAPI 2012 cho thấy cứ 10 người thì có đến 8 người không biết đến kế hoạch sử dụng đất ở địa bàn xã/phường/thị trấn của mình. Việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề, và có điểm số thấp nhất trong bốn loại thủ tục hành chính được đo lường.
Theo bà Pratibha Mehta, điều phối viên thường trú của Liên hiệp quốc tại Việt Nam, người dân có điều kiện kinh tế tốt hơn và có trình độ học vấn cao hơn thường đòi hỏi Nhà nước cung cấp dịch vụ hành chính hiệu quả hơn và chất lượng hơn, ít quan liêu hơn và đặc biệt không còn tham nhũng.
Trong quá trình chuyển đổi hướng tới một xã hội thịnh vượng, dân chủ với nền kinh tế thị trường vững mạnh, hệ thống hành chính Nhà nước của Việt Nam giữ vai trò then chốt trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Chỉ tăng trưởng kinh tế thì không thể đạt được mục tiêu của công cuộc này.
Copy từ: VnEconomy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét