Minh Tuấn
80% ngân sách hoạt động của Global Witness do George
Soros cùng chính phủ các nước Anh, Thụy Điển, Hà Lan, Nauy và Ailen đóng
góp.
Xuyên qua những con đường thảm nhựa êm ái từ cửa khẩu Bờ Y tới tỉnh
lỵ Attapeu của Lào là vùng đất được ví như “nồi cơm” trong tương lai của
tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Đây còn là quê hương của Tổng bí thư kiêm
Chủ tịch nước Lào Chummaly Sayasone.
Năm 2015, cao su và mía đường sẽ đóng góp trên 3.000 tỷ vào lợi nhuận sau thuế của HAGL, đấy là nếu mọi thứ đúng như kỳ vọng, tức là HAGL bán được hàng với giá hợp lý và thu xếp được hàng ngàn tỷ đồng vốn đầu tư thêm.
Nhanh chóng quy Global Witness vào hai tội “háo danh” và “hám tiền” có lẽ là hơi coi thường đối thủ
Trong phản ứng mới nhất từ phía HAGL, Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức cáo
buộc Global Witness “tìm cơ hội quảng bá tên tuổi” và “xin tài trợ”.
Nhanh chóng quy Global Witness vào hai tội “háo danh” và “hám tiền” có lẽ là hơi coi thường đối thủ, vì tên tuổi của họ trên trường quốc tế nổi bật hơn nhiều so với vài tấm pano quảng cáo trên sân Emirates của Arsenal, cũng như tổng vốn hóa của HAGL chỉ nhỉnh hơn 5% tài sản của nhà tài trợ chính cho Global Witness: tỷ phú George Soros.
Global Witness thành lập năm 1993 tại Washington và trong 20 năm hoạt động của mình, đã làm mất lòng không ít chính phủ các nước phát triển.
Giai đoạn 1998-2003, Global Witness tiến hành cuộc điều tra nhắm tới cuộc chiến dành quyền kiểm soát ngành khai thác kim cương ở Angola, Sierra Leone và Liberia (còn gọi là “kim cương máu”), góp phần khiến Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết cấm vận kim cương Liberia.
Năm 2009, điều tra viên cao cấp Anthea Lawson của Global Witness đã
ra điều trần trước Ủy ban Dịch vụ tài chính Hạ viện Hoa Kỳ về vai trò
của hệ thống ngân hàng đối với tệ tham nhũng.
(Đọc thêm: George Soros đứng sau vụ điều tra tham nhũng trong cấp phép khai thác quặng sắt ở Guinea)
Thông qua quỹ Open Society Foundations, năm 2012 vừa qua, tỷ phú George Soros đóng góp 40% ngân sách cho Global Witness. Nhiều cơ quan của chính phủ các nước Anh, Thụy Điển, Nauy, Hà Lan và Ailen góp 38% nữa và các nhà tài trợ khác góp 22% còn lại. Alexander Soros, con trai thứ tư của George Soros, hiện là thành viên hội đồng quản trị của Global Witness.
Tuy vậy, khó có chuyện Soros đích thân phê duyệt báo cáo “Rubber Barons” trước khi phát hành. Có thể đến thời điểm này, “Rubber Barons” chỉ là một trong hàng loạt vụ việc mà các tổ chức do nhà Soros lập ra đang theo đuổi trên toàn cầu. Và khi Global Witness nhắm tới HAGL, điều đó không có nghĩa George Soros đang nhắm tới bầu Đức.
Nhưng điều tệ nhất HAGL có thể làm là kéo cả nhà Soros cùng hàng loạt hãng thông tấn quốc tế vào cuộc bằng những phản ứng thiếu thận trọng.
Việc Công ty tài chính quốc tế IFC và Deutsche Bank bị lôi vào cuộc với vai trò “nhà tài trợ vốn” cho HAGL là một phần trong chiến lược đó.
Đúng là IFC đầu tư gần 15 triệu USD vào các quỹ do Dragon Capital quản lý, nhưng tiền đầu tư vào đâu là do các quỹ này quyết, chứ không phải do IFC. Ấy là chưa nói đến khoản đầu tư vào HAG chỉ chiếm vài phần trăm nhỏ nhoi trong tổng tài sản hàng trăm triệu USD của Dragon Capital.
“Oan ức” hơn là Deutsche Bank, ngân hàng này chỉ mua cổ phiếu HAG để phát hành chứng chỉ lưu ký toàn cầu và chứng chỉ ETF cho nhà đầu tư khác nắm giữ. Deutsche Bank không có lợi ích tài chính gì nếu giá HAG tăng hay giảm cũng như cao su ở Lào trồng thế nào và bán cho ai.
Nhưng chính IFC và Deutsche Bank mới bị chỉ mặt chứ không phải Temasek (đang nắm hơn 110 triệu USD trái phiếu chuyển đổi), Jaccar (nắm 7,5% vốn HAG, đang mối lái để Michelin bao tiêu toàn bộ cao su do HAGL sản xuất) hay Dragon Capital (nắm 12,3% vốn). Vì sao lại thế?
Nguyên nhân rất đơn giản. Giữa cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu hiện nay, một ngân hàng, lại là của Đức, như Deutsche Bank vốn đã bị ghét sẵn. Và còn gì mỉa mai hơn khi một công ty thành viên của World Bank như IFC lại đi hỗ trợ cho tài phiệt địa phương đàn áp người dân, trong khi tôn chỉ hoạt động của WB là xóa đói giảm nghèo.
Đánh vào tâm lý bất mãn sẵn có của người dân cộng thêm một chút mỉa
mai hài hước để đưa đẩy câu chuyện là một trong những cách dễ dàng nhất
để thổi bùng lên làn sóng phản đối tất cả những gì liên quan tới HAGL ở
các nước phát triển. Cụ thể, hai hôm nay các báo nước ngoài đều đưa IFC
và Deutsche Bank lên tiêu đề, nhiều báo còn chẳng buồn nhắc đến HAGL.
Nhưng dân chúng ở đầu kia thế giới có bất mãn hay nổi điên lên thì liên quan gì đến HAGL? Hãy tham khảo câu chuyện của Sina Mars, nhà cung cấp dầu cọ cho Nestle.
(Đọc thêm: Chiến thắng cư dân mạng: Giải pháp của Nestle)
Năm 2010, tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) phát động chiến dịch tẩy chay bánh Kit Kat của Nestle với lý do Nestle dùng dầu cọ mua từ Sina Mars để làm bánh, và Sina Mars lại trồng cọ dầu trên khu vực trước là đất sống của loài đười ươi.
Những video và hình ảnh vừa mỉa mai, vừa ám ảnh trong chiến dịch này làm hình ảnh Nestle tổn thất đáng kể. Kết quả: Nestle loại Sina Mars khỏi danh sách nhà cung cấp.
Chắc chắn, Michelin hay Bridgestone sẽ cân nhắc kỹ càng bài học này trước khi mua cao su từ HAGL. Tương tự, nhiều nhà đầu tư quốc tế sẽ muốn đảm bảo một khoản đầu tư vài chục triệu USD sẽ không khiến cả danh mục hàng tỷ USD của mình bị mang tiếng.
Gửi thông cáo cho báo chí trong nước giải thích HAGL “tuân thủ pháp
luật nước sở tại” là hành động có rất ít ý nghĩa. Dư luận Việt Nam không
phải mục tiêu của Global Witness và cũng không xúc động lắm với những
câu chuyện như phá rừng hay đười ươi mất nơi sống.
Dư luận quốc tế thì khác, nếu HAGL ‘mất trận địa’ và biến thành một trò đùa tầm cỡ quốc tế như bánh Kit Kat của Nestle thì có lẽ cả vốn đầu tư lẫn thị trường tiêu thụ sẽ biến thành hai bài toán tương đối khó giải.
Đối đầu với Global Witness cùng vô vàn các tập đoàn truyền thông quốc tế còn tệ hơn. Nestle cũng từng phản kích mạnh mẽ Greenpeace, yêu cầu rút hình ảnh và video khỏi youtube với lý do bản quyền. Kết quả là làn sóng phản đối còn dữ dội thêm một bậc và trang Facebook chính thức của Nestle tràn ngập banner Nestle giết hại đười ươi (không ai để ý đến chuyện Sina Mars mới là công ty trồng dầu cọ).
Trường hợp của HAGL cũng vậy, càng xù lông giận dữ càng dễ thành tiêu điểm của truyền thông thế giới.
Nếu cách giải quyết của Nestle là một bài học tốt, thì HAGL nên chủ động mời CNN, CNBC, hay BBC tới làm việc và kể cho họ nghe một câu chuyện có lợi cho HAGL, thay vì thụ động ngồi im chờ một phóng sự chuyên đề phát trên chương trình World’s Untold Stories của CNN cho cả tỷ người xem rồi mới gửi “thông cáo báo chí”.
Minh Tuấn
Theo Trí Thức Trẻ
Bầu Đức, đừng đùa với George Soros!
Năm 2015, cao su và mía đường sẽ đóng góp trên 3.000 tỷ vào lợi nhuận sau thuế của HAGL, đấy là nếu mọi thứ đúng như kỳ vọng, tức là HAGL bán được hàng với giá hợp lý và thu xếp được hàng ngàn tỷ đồng vốn đầu tư thêm.
“Nhân chứng toàn cầu”
Từ đầu tháng này, giới đầu tư đã râm ran chuyện HAGL sắp trở thành đối tượng chính trong một báo cáo của Global Witness (tạm dịch: “Nhân chứng toàn cầu”), theo đó, tập đoàn đa ngành với hàng vạn hecta cao su ở Lào và Campuchia này bị cáo buộc đưa hối lộ, lợi dụng quan chức tham nhũng để chiếm đoạt đất của dân và khai thác gỗ bất hợp pháp.Nhanh chóng quy Global Witness vào hai tội “háo danh” và “hám tiền” có lẽ là hơi coi thường đối thủ, vì tên tuổi của họ trên trường quốc tế nổi bật hơn nhiều so với vài tấm pano quảng cáo trên sân Emirates của Arsenal, cũng như tổng vốn hóa của HAGL chỉ nhỉnh hơn 5% tài sản của nhà tài trợ chính cho Global Witness: tỷ phú George Soros.
Global Witness thành lập năm 1993 tại Washington và trong 20 năm hoạt động của mình, đã làm mất lòng không ít chính phủ các nước phát triển.
Giai đoạn 1998-2003, Global Witness tiến hành cuộc điều tra nhắm tới cuộc chiến dành quyền kiểm soát ngành khai thác kim cương ở Angola, Sierra Leone và Liberia (còn gọi là “kim cương máu”), góp phần khiến Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết cấm vận kim cương Liberia.
Điều tra viên cao cấp Anthea Lawson của Global Witness trả lời phỏng vấn trên BBC.
(Đọc thêm: George Soros đứng sau vụ điều tra tham nhũng trong cấp phép khai thác quặng sắt ở Guinea)
Thông qua quỹ Open Society Foundations, năm 2012 vừa qua, tỷ phú George Soros đóng góp 40% ngân sách cho Global Witness. Nhiều cơ quan của chính phủ các nước Anh, Thụy Điển, Nauy, Hà Lan và Ailen góp 38% nữa và các nhà tài trợ khác góp 22% còn lại. Alexander Soros, con trai thứ tư của George Soros, hiện là thành viên hội đồng quản trị của Global Witness.
Tuy vậy, khó có chuyện Soros đích thân phê duyệt báo cáo “Rubber Barons” trước khi phát hành. Có thể đến thời điểm này, “Rubber Barons” chỉ là một trong hàng loạt vụ việc mà các tổ chức do nhà Soros lập ra đang theo đuổi trên toàn cầu. Và khi Global Witness nhắm tới HAGL, điều đó không có nghĩa George Soros đang nhắm tới bầu Đức.
Nhưng điều tệ nhất HAGL có thể làm là kéo cả nhà Soros cùng hàng loạt hãng thông tấn quốc tế vào cuộc bằng những phản ứng thiếu thận trọng.
Cuộc chiến PR
Chiến thuật của Global Witness không phải là thu thập đủ bằng chứng và đem HAGL ra kiện ở tòa án quốc tế vì tội phá rừng hay đưa hối lộ. Mục đích của tổ chức này là thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế và đánh vào “con tim” của người tiêu dùng toàn cầu.Việc Công ty tài chính quốc tế IFC và Deutsche Bank bị lôi vào cuộc với vai trò “nhà tài trợ vốn” cho HAGL là một phần trong chiến lược đó.
Đúng là IFC đầu tư gần 15 triệu USD vào các quỹ do Dragon Capital quản lý, nhưng tiền đầu tư vào đâu là do các quỹ này quyết, chứ không phải do IFC. Ấy là chưa nói đến khoản đầu tư vào HAG chỉ chiếm vài phần trăm nhỏ nhoi trong tổng tài sản hàng trăm triệu USD của Dragon Capital.
“Oan ức” hơn là Deutsche Bank, ngân hàng này chỉ mua cổ phiếu HAG để phát hành chứng chỉ lưu ký toàn cầu và chứng chỉ ETF cho nhà đầu tư khác nắm giữ. Deutsche Bank không có lợi ích tài chính gì nếu giá HAG tăng hay giảm cũng như cao su ở Lào trồng thế nào và bán cho ai.
Nhưng chính IFC và Deutsche Bank mới bị chỉ mặt chứ không phải Temasek (đang nắm hơn 110 triệu USD trái phiếu chuyển đổi), Jaccar (nắm 7,5% vốn HAG, đang mối lái để Michelin bao tiêu toàn bộ cao su do HAGL sản xuất) hay Dragon Capital (nắm 12,3% vốn). Vì sao lại thế?
Nguyên nhân rất đơn giản. Giữa cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu hiện nay, một ngân hàng, lại là của Đức, như Deutsche Bank vốn đã bị ghét sẵn. Và còn gì mỉa mai hơn khi một công ty thành viên của World Bank như IFC lại đi hỗ trợ cho tài phiệt địa phương đàn áp người dân, trong khi tôn chỉ hoạt động của WB là xóa đói giảm nghèo.
Những banner dạng này từng phủ kín trang
Facebook chính thức của Nestle. Cuối cùng, Nestle cắt hợp đồng cung cấp
dầu cọ của Sina Mars
Nhưng dân chúng ở đầu kia thế giới có bất mãn hay nổi điên lên thì liên quan gì đến HAGL? Hãy tham khảo câu chuyện của Sina Mars, nhà cung cấp dầu cọ cho Nestle.
(Đọc thêm: Chiến thắng cư dân mạng: Giải pháp của Nestle)
Năm 2010, tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) phát động chiến dịch tẩy chay bánh Kit Kat của Nestle với lý do Nestle dùng dầu cọ mua từ Sina Mars để làm bánh, và Sina Mars lại trồng cọ dầu trên khu vực trước là đất sống của loài đười ươi.
Những video và hình ảnh vừa mỉa mai, vừa ám ảnh trong chiến dịch này làm hình ảnh Nestle tổn thất đáng kể. Kết quả: Nestle loại Sina Mars khỏi danh sách nhà cung cấp.
Chắc chắn, Michelin hay Bridgestone sẽ cân nhắc kỹ càng bài học này trước khi mua cao su từ HAGL. Tương tự, nhiều nhà đầu tư quốc tế sẽ muốn đảm bảo một khoản đầu tư vài chục triệu USD sẽ không khiến cả danh mục hàng tỷ USD của mình bị mang tiếng.
Giờ phải làm gì?
Điều cuối cùng bầu Đức mong đợi là "được" Trưởng ban Phóng viên quốc tế CNN Christiane Amanpour để mắt đến.
Dư luận quốc tế thì khác, nếu HAGL ‘mất trận địa’ và biến thành một trò đùa tầm cỡ quốc tế như bánh Kit Kat của Nestle thì có lẽ cả vốn đầu tư lẫn thị trường tiêu thụ sẽ biến thành hai bài toán tương đối khó giải.
Đối đầu với Global Witness cùng vô vàn các tập đoàn truyền thông quốc tế còn tệ hơn. Nestle cũng từng phản kích mạnh mẽ Greenpeace, yêu cầu rút hình ảnh và video khỏi youtube với lý do bản quyền. Kết quả là làn sóng phản đối còn dữ dội thêm một bậc và trang Facebook chính thức của Nestle tràn ngập banner Nestle giết hại đười ươi (không ai để ý đến chuyện Sina Mars mới là công ty trồng dầu cọ).
Trường hợp của HAGL cũng vậy, càng xù lông giận dữ càng dễ thành tiêu điểm của truyền thông thế giới.
Nếu cách giải quyết của Nestle là một bài học tốt, thì HAGL nên chủ động mời CNN, CNBC, hay BBC tới làm việc và kể cho họ nghe một câu chuyện có lợi cho HAGL, thay vì thụ động ngồi im chờ một phóng sự chuyên đề phát trên chương trình World’s Untold Stories của CNN cho cả tỷ người xem rồi mới gửi “thông cáo báo chí”.
Minh Tuấn
Theo Trí Thức Trẻ
Copy từ: Dân Luận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét