CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

Thi nhau nâng phí - “cắt cổ” người lao động!

Thi nhau nâng phí - “cắt cổ” người lao động! Ảnh minh hoạ.

Thi nhau nâng phí - “cắt cổ” người lao động!


Biên tập viên Báo điện tử Chính phủ đã dùng từ “cắt cổ” để chất vấn Bộ trưởng Bộ LĐ-TB và XH Phạm Thị Hải Chuyền xung quanh tình trạng các doanh nghiệp thi nhau nâng phí môi giới đối với lao động xuất khẩu.
Đây là nguyên văn câu hỏi được đặt ra trong buổi Bộ trưởng Bộ LĐ-TB và XH đối thoại trực tuyến với nhân dân diễn ra sáng nay (5.4).

“Theo quy định về phí xuất khẩu lao động, thị trường Nhật Bản và Đài Loan là 4.000 - 4.500USD, đi Hàn Quốc là 1.500 - 2.700USD, nhưng mức thu tại các doanh nghiệp XKLĐ thường cao hơn. Các doanh nghiệp cho rằng, nếu không làm thế sẽ không có tiền để trả cho đối tác môi giới, trong khi cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là rất lớn, thi nhau nâng phí môi giới để chèo kéo đối tác và thu của người lao động để bù lại. Rõ rang, việc thu vượt quy định để bù lại chi phí cho phía đối tác là một kiểu cắt cổ người lao động. Liệu bộ có biết thực trạng này và hướng xử lý như thế nào?” – câu hỏi của biên tập viên Báo điện tử Chính phủ gửi bà Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền tại buổi đối thoại trực tuyến.

Bà Bộ trưởng giải thích, các khoản phí “là để giúp chuẩn bị cho người lao động như học ngoại ngữ, kiến thức cần thiết khi sang nước ngoài làm việc, vé máy bay, bảo hiểm xã hội trong thời gian làm việc ở nước ngoài”.

Theo bà Chuyền, “nếu doanh nghiệp thực hiện trong khung phí quy định thì không vi phạm”. Bộ trưởng cho biết “Vừa qua, ở chỗ này, chỗ kia có hiện tượng doanh nghiệp thu phí vượt khung” và bộ “đã cho kiểm tra”.

Hướng sang Phó Cục trưởng Cục Lao động ngoài nước Lê Văn Thanh, Bộ trưởng Hải Chuyền đề nghị ông này “giải đáp thêm”.

Ông Lê Văn Thanh sau đó chỉ giải thích có tính chất lý thuyết, rằng: “Trong các văn bản quy định về phí môi giới xuất khẩu lao động hiện nay có quy định mức phí tối đa. Ví dụ như đi Đài Loan tối đa là 4.000USD. Nếu doanh nghiệp nào thu vượt mức này sẽ bị xử phạt, thậm chí bị đình chỉ giấy phép”.

Ông cho biết: “Vừa rồi, Cục Lao động ngoài nước đã kiểm tra, thanh tra và phát hiện một số trường hợp vi phạm. Cục đã xử lý và rút giấy phép một số trường hợp” và sau đó đề nghị “Người lao động có thể thông báo cho Cục Lao động ngoài nước để xử lý các trường hợp thu vượt khung quy định”.

Ngay sau lời giải thích của ông Thanh, một bạn đọc là ông Nguyễn Công Toàn gửi câu hỏi chất vấn: Tôi là một cán bộ trong ngành đang công tác một trong những huyện nghèo, huyện tôi có triển khai xuất khẩu lao động theo Nghị định 71. Tuy nhiên, một số lao động đi về từ Saudi Arabia có phản ánh Công ty CP xây dựng và cung ứng nhân lực Quang Trung (Long Biên, Hà Nội) không đảm bảo đúng cam kết với người lao động, làm ảnh hưởng quyền lợi của họ, vậy xin ông Thanh cho biết hướng xử lý đối với những doanh nghiệp như vậy?

Phó Cục trưởng Cục Lao động ngoài nước vẫn trả  lời trên lý thuyết: Khi xuất khẩu lao động, các doanh nghiệp phải có hợp đồng và gửi cho Cục Lao động ngoài nước để kiểm tra điều kiện sinh hoạt, mức lương và các quy định pháp luật. Với trường hợp đề cập trên, phải căn cứ theo hợp đồng và lỗi vi phạm của bên nào để xử lý. Còn nếu là lý do khách quan, người lao động sẽ được bù đắp chi phí. Những lao động nói trên có thể gửi về Cục Lao động ngoài nước để kiểm tra và có trả lời chính thức.

Phát biểu có tính chất tổng kết, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền bày tỏ cảm ơn những ý kiến trao đổi của người dân cả nước, những ý kiến- theo bà- là “rất thú vị”. Với trách nhiệm là bộ trưởng phụ trách các vấn đề an sinh xã hội, bà hứa “sẽ tăng cường hơn trách nhiệm, giám sát quản lý của Bộ LĐ-TB&XH trong các lĩnh vực thuộc phạm vi phụ trách”.


Copy từ: Lao Động

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét