Đối thoại Nhân quyền thường niên Mỹ - Việt bắt đầu từ năm 2006 (DR)
Theo viên chức cao cấp bộ Ngoại giao Mỹ kể trên, thì cả Hoa Kỳ
lẫn Việt Nam vẫn đang tìm cách « « cài đặt các thông số » cho cuộc đối
thoại nhân quyền sắp đến, sao cho cuộc thảo luận đạt được kết quả cụ
thể.
Theo hãng AP, Hoa Kỳ hết sức bất bình trước chiến dịch trấn áp các blogger, những người đấu tranh cho dân quyền và nhân quyền trong nước cũng như một số nhóm tôn giáo trong thời gian gần đây, bị chính quyền Việt Nam cho là nguy cơ đe dọa chế độ. Mỹ cũng rất quan ngại trước vụ bắt giam một công dân Mỹ gốc Việt – ông Nguyễn Quốc Quân – trên cơ sở những tội danh có thể dẫn đến án tử hình.
Phát biểu hồi tuần trước, viên chức ngoại giao cao cấp này xác định là Mỹ « chưa thấy được các cải thiện mong muốn » trong lãnh vực nhân quyền tại Việt Nam và « rất muốn chứng kiến những hành động cụ thể ».
Theo hãng AP, sự kiện cuộc tham khảo song phương Mỹ - Việt về nhân quyền – lần này mở ra tại Hà Nội - bị đình hoãn có thể chỉ là tạm thời. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã cho rằng các cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt « góp phần tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau », và hai bên đang thảo luận về thời điểm của vòng đàm phán sắp tới. Một phát ngôn viên Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội cũng xác nhận là hai nước đang thảo luận về thời điểm họp lại.
Tuy vậy, AP cho rằng chậm trễ nói trên nêu bật thực tế là việc chính quyền Việt Nam ngày càng trấn áp giới bất đồng chính kiến trong hai năm gần đây đã làm cho cố gắng củng cố quan hệ với Washington của Hà Nội thêm phức tạp. Việt Nam và Hoa Kỳ đều mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế và thương mại, cũng như hợp tác trong lãnh vực an ninh. Tuy nhiên, Washington cho đến nay vẫn đòi hỏi là việc thúc đẩy thêm quan hệ phải đi kèm với việc Hà Nội cải thiện nhân quyền.
Điều được hãng AP nêu bật là sự kiện cuộc đối thoại nhân quyền bị trì hoãn là dấu hiệu « nguội lạnh » trong quan hệ Mỹ - Việt. Đây là một tình hình không có lợi cho Việt Nam vào lúc Trung Quốc ngày càng lộ rõ ý định chèn ép Việt Nam trên vấn đề Biển Đông, trong lúc Washington và Hà Nội lại cùng chia sẻ với nhau mối quan ngại trước các động thái ngày càng quyết đoán của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Theo hãng AP, Hoa Kỳ hết sức bất bình trước chiến dịch trấn áp các blogger, những người đấu tranh cho dân quyền và nhân quyền trong nước cũng như một số nhóm tôn giáo trong thời gian gần đây, bị chính quyền Việt Nam cho là nguy cơ đe dọa chế độ. Mỹ cũng rất quan ngại trước vụ bắt giam một công dân Mỹ gốc Việt – ông Nguyễn Quốc Quân – trên cơ sở những tội danh có thể dẫn đến án tử hình.
Phát biểu hồi tuần trước, viên chức ngoại giao cao cấp này xác định là Mỹ « chưa thấy được các cải thiện mong muốn » trong lãnh vực nhân quyền tại Việt Nam và « rất muốn chứng kiến những hành động cụ thể ».
Theo hãng AP, sự kiện cuộc tham khảo song phương Mỹ - Việt về nhân quyền – lần này mở ra tại Hà Nội - bị đình hoãn có thể chỉ là tạm thời. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã cho rằng các cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt « góp phần tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau », và hai bên đang thảo luận về thời điểm của vòng đàm phán sắp tới. Một phát ngôn viên Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội cũng xác nhận là hai nước đang thảo luận về thời điểm họp lại.
Tuy vậy, AP cho rằng chậm trễ nói trên nêu bật thực tế là việc chính quyền Việt Nam ngày càng trấn áp giới bất đồng chính kiến trong hai năm gần đây đã làm cho cố gắng củng cố quan hệ với Washington của Hà Nội thêm phức tạp. Việt Nam và Hoa Kỳ đều mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế và thương mại, cũng như hợp tác trong lãnh vực an ninh. Tuy nhiên, Washington cho đến nay vẫn đòi hỏi là việc thúc đẩy thêm quan hệ phải đi kèm với việc Hà Nội cải thiện nhân quyền.
Điều được hãng AP nêu bật là sự kiện cuộc đối thoại nhân quyền bị trì hoãn là dấu hiệu « nguội lạnh » trong quan hệ Mỹ - Việt. Đây là một tình hình không có lợi cho Việt Nam vào lúc Trung Quốc ngày càng lộ rõ ý định chèn ép Việt Nam trên vấn đề Biển Đông, trong lúc Washington và Hà Nội lại cùng chia sẻ với nhau mối quan ngại trước các động thái ngày càng quyết đoán của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Copy từ: RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét