Vật lý:
1/ Như chúng ta đã biết nhà cửa, các phương tiện sinh hoạt, động thực vật ....và cả con người tồn tại được như hiện nay là nhờ vào lực hướng tâm của trái đất. Nếu không nhờ lức hút hướng tâm của trái đất, tất cả mọi sự vật và cả chúng ta sẽ trôi lơ lửng trong không gian.
Nếu chúng ta nắm một đầu sợi dây, đầu kia cột một vật nặng như viên đá, viện gạch hạy một viên kim loại (gọi là quả dọi), thì đầu dây mang vật nặng chịu ảnh hưởng của lực hút trái đất sẽ kéo căng sợi dây theo phương hướng tâm trái đất. Nói cách khác, sợi dây trùng phương với trục xuyên tâm trái đất ngay tại vị trí khảo sát trên bề mặt trái đất. Đăc điểm chung của quả dọi là sợi dây dọi luôn luôn trùng với trục xuyên tâm trái đất tại bất cứ vị trí nào trên bề mặt địa cầu. Nhờ đặc điểm này các nhà xây dựng đã dùng quả dọi để dựng nên các công trình kiến trúc nhà xưởng....
Xem hình minh họa sau
(Hình 2)
2/ Nguyên lý bình thông nhau: Mực nước tại A và B luôn cao bẳng nhau. Các nhà xây dựng áp dụng nguyên lý này để xác định 2 điểm hoặc mặt phẳng trong không gian có độ cao bằng nhau so với một điểm cho trước còn gọi là cos 0 hay cos nền. Dụng cụ là một ống nhựa mềm trong suốt chứa đầy nước. (đường kính 6mm - 8mm dài tùy theo yêu cầu công việc)
(Hình 3)
Hình học:
Đường tiếp tuyến vuông góc với bán kính (đường kính) ngay tại điểm tiếp xúc với đường tròn. Nói cách khác: Đường tiếp tuyến vuông góc với trục xuyên tâm của hình cầu ngay tại điểm tiếp xúc.
(Hình 4)
(Hình 5)
Chứng minh:
Chúng ta khảo sát ngôi nhà sau
(Hình 6)
Từ một điểm cho trước, áp dụng nguyên lý bình thông nhau, chúng ta dễ dàng xác định được 2 điểm A và B và toàn bộ mặt bằng tầng trệt với cùng một độ cao (xem hình 7). Tương tự chúng ta cũng xác định và dựng được những đường thẳng, mặt phẳng (tầng) ở những độ cao khác nhau.
(Hình 7)
Nhờ vào tính chất của quả dọi chúng ta dễ dàng dựng được tất cả các cây cột (trụ) của tòa nhà. (Xem hình 8)
(Hình 8)
1/ Bằng cách áp dụng tính chất của quả dọi chúng ta dựng được D1 // D2 // D3 //
D4// D5….
2/ Dựa vào nguyên lý bình thông nhau chúng ta tạo ra những đoạn thẳng : A1B1 // A2B2 // A3B3
….
3/ Phương của quả dọi vuông góc với đoạn thẳng
(đường thẳng) cân bằng được xác định từ việc áp dụng nguyên lý bình
thông nhau => D1 // D2 // D3 //
D4// D5…. cùng vuông góc với A1B1 // A2B2 // A3B3
….
Điều này rất dễ kiểm chứng bằng cách
chúng ta khảo sát ở diện hẹp hơn với những bức vách ốp gạch men, đá ốp
tường....(Khi ốp gạch men người thợ xây dựng cũng dùng quả dọi và áp
dụng nguyên lý bình thông nhau để định vị những viên gạch) Dùng ê ke để
kiểm tra đường viền gạch theo phương đứng và phương ngang. Hoặc dùng
thước đo để kiểm tra góc vuông với tam giác Ai Cập theo tỉ lệ 3:4:5 cho
mỗi cạnh tương ứng của tam giác.
Kết luận
D1 // D2 // D3 //
D4// D5…. cùng nằm trên các trục xuyên qua tâm O của trái đất => D1 // D2 // D3 //
D4// D5…. cắt (giao nhau) tại điểm O chính là tâm trái đất (xem hình 1) => những đường thẳng song song cắt nhau.
A1B1 // A2B2 // A3B3
…. Bằng cách nào đó nếu chúng ta keo dài tất cả những đường thẳng
này đến vô tận ( xem hình 4 và 5) Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ có
những điểm M1 ,M2
, M3 , M4, M5….không nằm trên chu vi hình tròn. Nói cách khác những điểm M1 ,M2
, M3 , M4, M5….lơ lửng ngoài
không gian, không nằm trên bề mặt trái đất. Nói một cách hình tượng là
Móng (nền) ngôi nhà có một phần nằm trên mặt đất phần còn lại sẽ treo lơ
lửng trong không gian. Nhưng điều này không xảy ra! Trong thực tế ,
người thợ xây dựng áp dụng nguyên lý bình thông nhau xác định được vô số
điểm M với cùng một độ cao, nối các điểm này lại với nhau chúng luôn
nằm trên một đường thẳng (mặt phẳng) và... không rời khỏi bề mặt trái
đất. Có nghĩa là M1 ,M2
, M3 , M4, M5… cùng nằm trên một đường tròn ( bề mặt hình cầu của trái đất) => A1B1 // A2B2 // A3B3
…. nếu kéo dài ra vô tận thì sẽ trở thành đường ....cong và cung lớn nhất chính là chu vi trái đất
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét