* MINH DIỆN
Không ở đâu quá trình phát hiện, thanh tra, điều tra và đưa ra xét xử một
vụ tham nhũng lại lâu như ở ta. Những vụ dính đến cán bộ đảng viên càng lâu,
cán bộ lãnh đạo càng lâu hơn, cấp càng
cao càng kéo dài.
Vụ Lương Cao Khải tham nhũng ở Tổng công xây dựng
dầu khí mất gần ba năm. Vụ Lâm Anh Thái trong ngành Bưu điện, hơn 2 năm. Vụ
Nguyễn Đức Chi gần 5 năm...
Đặc biệt vụ án nhận hối lộ, lợi dụng
chức vụ quyền hạn, người ta quen gọi là “vụ án Gò Môn” của Trịnh Kim Long,
nguyên Chủ tịch quận Gò Vấp và vụ án nhận hố lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn, và
lợi dụng ảnh hưởng của người khác, của Nguyễn Văn Khỏe, nguyên Chủ tịch huyện
Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, thời gian thanh tra, điều tra, xét xử giữ kỷ lục:
Vụ Trịnh Kim Long, kéo dài 5 năm, từ
2006 đến 2011, vụ Nguyễn Văn Khỏe từ
2003 đến 2012, kéo dài gần 9 năm.
Chiến đấu với một quan tham cấp quận, huyện mà khó khăn gian khổ, tốn thời gian gần bằng cuộc kháng chiến trường
kỳ gian khổ chống thực dân Pháp, bằng nửa thời
gian cuộc kháng chiến chống Mỹ! Thế là đủ thấy kinh rồi!
Tôi nhớ có lần, trên diễn đàn Quốc hội,
đại biều Trần Huy Hạnh đã dóng lên tiếng chuông báo động: “ Các vụ án tham
nhũng kéo dài, có biểu hiện thiếu kiên quyết!”.
Nhưng tiếng chuông đơn lẻ ấy không lọt tai nhiều người, bởi hình như, việc kéo dài như vậy lại nhất quán với
quan điểm thận trọng, gọi là “xem xét
“khách quan, biện chứng” như TBT Nguyễn Phú Trọng đã nói, bảo vệ uy tín và giữ
gìn sự đoàn kết nội bộ đảng của các vị lãnh đạo, chủ yếu là “cảnh báo, cảnh tỉnh,
giáo dục, răn đe” !?
Khi đương chức Phó Thủ tướng, phụ
trách Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương, ông Trương Vĩnh Trọng
nói: “Các vụ án tham nhũng có thể làm chậm, nhưng chắc, phải có chứng cứ xác
đáng, cho đối tượng tâm phục khẩu phuc!”. Ai “tâm-khẩu phục” chưa biết, nhưng họ
vẫn thường xuyên mai phục để trù úm, đe nẹt, hại những ai có chứng cứ, những ai
tố cáo! Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nói: “Phải hết sức thân trọng, vì
nó liên quan đến uy tín của Dảng, đến sinh mạng chính trị của đồng chí mình”. Vậy, tham nhũng mà không bị
đưa ra pháp luật là tăng thêm uy tín cho Đảng, quan điểm rất mới, có sáng tạo!
Và mới đây, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc đi nhắc lại: “Trên tình đồng
chi thương yêu giúp nhau cùng tiến bộ, nếu kỷ luật mà không tính kỹ, thành ân
oán, phe phái, rồi nội bộ rối lên thì có nên không?”. Điều lệ Đảng quy định với
những dảng viên không hoàn thành nhiệm vụ, nhất là các trường hợp mất phẩm chất,
phạm pháp luật, mất đoàn kết nội bộ sẽ phải xử lý kỷ luật, bị khai trừ Đảng. Vậy,
sao lại sợ đến vậy?
Tội phạm kinh tế gia tăng đến chóng mặt, tham nhũng phát triển như căn bệnh
ung thư đang di căn, có những lĩnh vực tưởng như tham nhũng “tha cho”, không
len vào, như quỹ từ thiện, như chương trình 135, như chính sách thương binh liệt
sỹ mà con sâu ấy vẫn đục khoét! Tham nhũng
trở thành quốc nạn, như giặc nội xâm, mà lấy phương châm chậm mà chắc, giữ uy tín của đảng, lấy đồng chí mình làm trọng,
sợ ân oán, phe phái, thì liệu chống tham nhũng có hiệu quả không?
Thưc tế, càng thận trọng, càng tính quá kỹ, thời gian càng kéo dài, thời
gian càng kéo dài, bọn tội phạm có thêm cơ hội đối phó, chạy chọt, các vụ án tham
nhũng càng teo tóp lại, như ‘đầu voi đuôi chuột’?
Vụ Nguyễn Văn Khỏe, lúc đầu giá trị thiệt hại hơn trăm tỷ, sau chín năm
điều
tra, xử đi, xét lại, teo lại còn hơn mười tỷ. Vụ Lâm Anh Thái, liên quan
đến 38 cơ quan bưu điện cả nước, hơn sáu chục cán bộ đảng viên vi
phạm,
tham ô làm thất thoát 47 tỷ đồng, kéo lê thời gian
thanh tra, điều tra, lật qua lật lại mãi, cuối cùng chỉ còn 6 người phải
truy cứu
trách nhiêm hình sự. Tương tự vụ án Nguyễn Đức Chi, lúc đầu 45 người
liên quan,
rơi rụng dần còn 5 người, toàn thứ vô
danh tiểu tốt…
Như
một quy luật, các vụ án kinh tế khi mới phát hiện to tát, nghiêm trọng bao
nhiêu, sau thời gian điều tra dài dặc,
nhỏ lại, ít nghiêm trọng bấy nhiêu. Có lần đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang, Nguyễn
Ngọc Trân, nói mỉa mai: “Lúc đầu như
trái núi, sau bằng cục đất”.
Ai chả biết tội phạm kinh tế, tham nhũng vừa
khó phát hiện vừa khó điều tra, bởi đối
tượng phạm tội là người có trình độ nhất định, có nhiều thủ đoạn tinh vi! Nhưng
, phải nói thằng ,đó chưa phải là nguyên nhân dẫn đến việc kéo dài thời gian
thanh tra, điều tra, xét xử. Nguyên nhân
chính là những chiếc barie vô hình, hữu hình chặn đường bít lối.
Đối tượng tham nhũng càng to
Barie càng nhiều. Những mối quan hệ nhằng nhịt, mật thiết, phe nhóm, bao che nhau, có cả những thứ “luật”
bất thành văn ràng buộc, không loại trừ
cả các cơ quan thanh tra, điều tra, tòa án. Có những trường hợp những kẻ liên
quan phải lăn sả vào mà cứu nhau, vì
không cứu thì: “Trạng chết trẫm cũng băng hà!”.
Thượng tá Nguyễn Minh H, làm việc trong cơ quan cảnh sát điều tra Bộ
công an, tâm sự với tôi: “ Tụi em mỗi khi nhận quyết định điều tra một vụ án, phài nhìn trước ngó sau, không thận trọng là
ăn đạn!”
Khi người cảnh sát điều
tra đối diện với
một bị can như Huỷnh Ngọc Sỹ, nguyên phó giám đốc sở giao thông vận tải
thành
phố Hồ Chí Minh chẳng hạn, anh ta phải hiểu rằng mình không chỉ đối
diện Huỳnh Ngọc Sỹ, mà phía sau kia, có cái bóng to hơn Huỳnh Ngọc
Sỹ! Nếu chỉ một mình Nguyễn Văn Khỏe, thì dù
y có khỏe như voi cũng không cương
nổi với cơ quan điều tra chín tháng chứ đừng nói gì chín năm? Phía sau
ông ta là ai, đừng nói dân Hóc Môn không biết!
Một bài học nằm lòng các vị quan tham là, thận trọng tối đa tránh để ý, quan
hệ thật sâu tránh lãng phí, chia chác
kín đáo khỏi gen tị, đừng lưu chứng từ đừng
khoe chữ ký, bị phát hiện kéo dài xử lý! Phương châm để lâu sâu hóa bướm được vận
dụng rất hiệu quả!
Năm 1996, Thanh tra chính phủ có kết luận, Huỳnh Phi Dũng, dùng
công ty Phi Long của gia đình mình, kết
hợp với công ty Thành Lễ, là doanh nghiệp
nhà nước, do Dũng làm giám đốc, bán mấy trăm hec-ta đất khu Sóng Thần cho 57 doanh nghiệp và tư nhân, chia
50/50, tham ô hàng trăm tỷ đồng. Bộ công
an cũng có văn bản báo cáo việc đó.
Nhưng, vì Dũng có mối quan hệ thân thiết với Út Phương , Chủ tịch Bình Dương và những người
có chức quyền khác, nên sự việc ngâm tôm ngày này tháng nọ, nhạt dần. Huỳnh Phi
Dũng ném bớt 42 tỷ vào cái quỹ giáo dục
của Bộ giáo dục đào tạo, đứng đầu danh sách 295 nhà tài trợ, trở thành người có
tấm lòng vàng, xóa sạch hình ảnh quan
tham ăn đất. Rồi Huỳnh Phí Dũng được Mặt
trận Tổ quốc tỉnh Bình Dương giới thiệu ra ứng cử đại biểu Quốc hội, và trở
thành người đại biểu của nhân dân, quyền
bất khả xâm phạm từ năm 1997 đến 2002. Sau đó Huỳnh Phi Dũng đổi tên thành Huỳnh
Uy Dũng, làm cú lột xác ngoạn mục từ sâu sang bướm!
Anh nói: "giáo dục, răn đe là chính", đừng làm mạnh đấy nhé! |
Cách đây không lâu, ở Mỹ, sảy ra
vụ bê bối tại cơ quan quản lý khoáng sản
(Minerals Managegment Servic) khi nhân viên cơ quan này không tuân thủ quy định
của chính phủ, nhận những món quà trị
giá hơn 20 đô la, nhậu nhẹt, chơi gái. Cơ quan thanh tra vào cuộc, và chỉ trong
một thời gian ngắn đã xử lý nghiêm minh, 19/55 nhân viên bị đuổi việc, tên tuổi
công khai trên báo chí, thông tin đến từng người dân, không dấu diếm một chi tiết
nào.
Tổng thống Mỹ không bao giờ nói đến chống tham nhũng, mà việc đó do cơ
quan độc lập làm!
Vụ chủ tịch tâp đoàn Huyndai,Hàn Quốc, Chung mong Koo tham ô, chỉ
trong ba tháng cơ quan chống tham những
độc lập đã kết luận điều tra, bắt giam và đưa ra tòa xét xử, dù ông Chung mong
Koo đã 68 tuồi và là một nhân vật lừng lẫy Hàn Quốc.
Ở ta kỷ họp thứ 4 của Quốc hội vừa qua , cùng với việc thông qua Luật
phòng chống tham nhũng(sửa đổi) một số đại biểu đề nghị thành lập cơ quan phòng
chống tham những độc lập, nhưng Bộ chính trị chưa chấp nhân.
Không có một cơ quan độc lập, mà phụ thuộc vào sự lãnh đạo, chỉ đạo,
điều hành chồng chéo, với những mối quan hệ chủ quan và khách quan,
khiến những vụ án tham nhũng phát hiện chậm, điều
tra chậm, xét xử cũng chậm. Từ năm 2007 đến 2012 toàn ngành thanh tra
triền
khai 62.994 cuộc thanh tra lớn nhỏ, đến nay mới xét xử được khoảng 1455
vụ.
Sâu của cụ Sang lang thang cánh bướm, giấu trái mù u ngao du hoa lạ |
Nói như Chủ tịch nước Trương Tấn
Sang, tham những như bầy sâu đang ăn hết phần của dân, mà không hành động quyết
liệt, lại theo kiểu rung cây nhát khỉ, làm rề rà thì sâu hóa thành bướm hết. Một con bướm đẻ ra vạn con sâu!
“...Phải hành động ngay, hành động quyết liệt, để chặn đứng và đẩy lùi
tham những!”
Ông Ủy viên Bộ chính trị, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa hô to như
thế ngày
6-12-2012, tại cuộc đối thoại về phòng
chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ tổ chức ở Hà Nội. Lâu nay, thấy
các vị trên "thượng đỉnh" đều hô to, hô mạnh, hô quyết liệt như vậy cả,
nhưng, hô xong thì thấy chẳng thấy lôi ra được con sâu nào cả, chẳng qua
mấy con nhện đỏ, rệp, rầy nâu, bọ xít mà thôi!
Hy vọng ông chỉ đạo cơ quan thanh tra làm quyết liệt như ông nói, có
thể nên bắt đầu ở cái Công ty Cienco 5, do Thân Đức Nam, biệt danh “đồ
banh”, vừa thôi
chức Tổng giám đốc, nhưng vẫn còn làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.
M D Copy từ: Bùi Văn Bồng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét