CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Thảo luận về Nhân quyền Việt Nam tại Quốc hội Australia: Phát biểu của Philip




Philip Ruddock 
Bản dịch của Nguyễn Thanh Thuỷ
(Defend the Defenders)
Philip Ruddock | 24.6.2013 |
Berowra, Đảng Tự do (Liberal Party)
Trong giới hạn một vài phút dành cho tôi, tôi xin nhắc lại vấn đề này phát sinh như thế nào. Một đề xuất thảo luận đã được khởi xướng bởi người đồng nghiệp của tôi, vị dân biểu đến từ Fowler, tôi tin rằng, về Việt Nam và những tù nhân chính trị ở Việt Nam. Nó kể chi tiết rất nhiều trường hợp. Vấn đề đã được thảo luận một cách cởi mở bởi các thành viên của cả hai bên nêu lên mối quan ngại về một loạt các vụ phi phạm nhân quyền được cho là xảy ra ở Việt Nam. Cuộc thảo luận đã diễn ra đúng vào ngày diễn ra Cuộc Đối Thoại Nhân Quyền Việt Nam. Cuộc thảo luận đã diễn ra cho đến lúc nghỉ trưa và sự chia rẽ sắp xuất hiện và tôi nghĩ có 05 phút cho tôi tường trình lại cuộc hội thoại. Những cuộc đối thoại diễn ra khá thường xuyên trong mối quan hệ với Trung Quốc và mối quan hệ với Việt Nam. Các thành viên không thường có cơ hội để tham gia, nhưng nhân dịp này tôi, với vai trò dân biểu của khu vực Werriwa đã có thể tham gia vào cuộc thảo luận Úc- Việt, đại diện cho quốc hội Úc.
Tôi tin rằng điều đáng mong muốn ở đây là báo cáo lên Quốc hội về cách thức mà cuộc đối thoại đã được tiến hành. Tôi đặc biệt bị ấn tượng bởi cách mà Bộ Ngoại Giao và Thương Mại  trong Cuộc Đối Thoại Nhân Quyền Úc – Việt lần thứ 10 đã nêu lên nhiều vấn đề còn tồn tại. Tôi đặc biệt ấn tượng với cách mà phía Việt Nam trả lời cho các vấn đề. Tôi muốn vắn tắt cho các đồng nhiệm những người quan tâm tới những vấn đề đang xảy ra ở Việt Nam.
Mục tiêu của vòng 10 đàm phán là để hợp lý hóa các cuộc thảo luận và khẳng định lại lập trường của Úc rằng vấn đề nhân quyền tiếp tục là một phần không thể thiếu của mối quan hệ song phương Úc-Việt Nam mở rộng. Có một mối quan ngại về quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và tự do thông tin ở Việt Nam. Chúng tôi muốn thảo luận về danh sách các trường hợp và khuyến khích phía Việt Nam thả họ và dỡ bỏ hạn chế với những người khác, và để thể hiện mối quan ngại về sự tăng lên nhanh chóng các trường hợp trong danh sách vài năm gần đây cũng như mức độ nghiêm trọng của các vụ án đã diễn ra, và cũng để hoan nghênh những lĩnh vực chúng tôi tin rằng có sự tiến triển liên quan những cải tổ luật pháp, các vấn đề về phụ nữ và tự do tôn giáo.
Tôi đã có mặt khi Úc đưa ra những trường hợp đặc biệt như Cha Lý, blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải cũng như 14 blogger bị kết án vào tháng 1, và một số các nhạc sĩ, và cũng nêu lên những trường hợp của các tu sĩ phật giáo, đặc biệt là Hòa Thượng Thích Quảng Độ, trường hợp của ông tôi đặc biệt quan tâm.
Tôi rất thích thú suốt những cuộc thảo luận để xem cách mà Việt Nam đáp lại. Tôi khá là cởi mở với các vấn đề này. Tôi xem xét khá kỹ càng những điều mà tôi tin là thực tế, nhưng tôi thấy thú vị khi phía Việt Nam trình bày rằng, với các bản án đặc biệt quan trọng đã được áp dụng, họ thường sử dụng hệ thống mà chúng ta hiểu là được ân xá. Họ nói về ân xá và, mở rộng rằng chúng ta sẽ nhận được những bản báo cáo rằng nhiều người sẽ được thả ra sớm hơn so với bản án, đó là một bước tiến tích cực.
Có các vấn đề được nêu lên liên quan tới án tử hình. Án tử hình là một vấn đề nhân quyền,  cũng là điều quan tâm của các thành viên Quốc Hội. Các khía cạnh thú vị của các báo cáo từ phía Việt Nam là, trong khi họ đã không từ bỏ việc sử dụng án tử hình, họ đã thu hẹp án tử hình liên quan đến các loại tội phạm mà nó có thể được áp dụng, đặc biệt tập trung vào những người liên quan đến ma túy và những người gây chấn thương cho các cá nhân và như thế, những loại tội phạm mà chúng tôi cho rằng khá nghiêm trọng trong hoàn cảnh của Úc. Tôi muốn các thành viên biết rằng các vấn đề này vẫn đang trong quá trình tiến triển. Trong dịp này những cuộc đối thoại đã rất tích cực và đã cho tôi thấy những mong muốn của các thành viên quốc hội tham gia trong những buổi đối thoại theo cách mà dân biểu của Werriwa và tôi có thể.

Nguồn:OpenAustralia
***

Dennis JensenDennis Jensen
Tangney, Đảng Tự do (Liberal Party)
17.6.2013
 Việt Nam từng là chủ tịch của ASEAN vào năm 2010 và kể từ đó đã thể hiện một chút tinh thần tôn trọng các nguyên tắc cốt lõi trong hiến chương ASEAN nhằm tăng cường dân chủ, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền và các quyền tự do cơ bản. Những tiến bộ kinh tế của Châu Á trong một phần tư thế kỷ qua không có gì đáng kinh ngạc. Từ khi Đổi Mới hoặc tự do hóa nền kinh tế, đã có sự tăng trưởng thần kỳ, đưa hàng triệu người ra khỏi đói nghèo. Nhưng đưa mọi người thoát khỏi đói nghèo là chưa đủ. Điều quan trọng là cách thực hiện. Thế giới cần nhiều hơn sự phát triển lành mạnh. Sự khác biệt này đã phổ biến trong kinh tế học, và quan điểm chung của các nhà bình luận từ Amartya Sen cho đến Greg Mankiew cho rằng thế giới cần nhiều hơn sự phát triển lành mạnh, hay còn được gọi là chủ nghĩa tư bản lương tâm. Để đảm bảo sự phát triển lành mạnh và sự nhận thức phát triển có trách nhiệm với vấn đề nhân quyền và lợi ích của nó, Úc nên có tiếng nói mạnh mẽ hơn.
Đề xuất thảo luận này là việc buộc Quốc hội phải đặt trách nhiệm đằng sau sự do dự. Nó là về việc phải đối mặt. Chúng ta đang nói về Châu Á – nơi chúng ta đang sống. Những người mà chúng ta đang nói ở đây chính là những người hàng xóm của chúng ta. Diễn giải lời của cựu Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Anna, chúng ta phải quan tâm vì các nguyên nhân vị tha và ích kỷ. Sự quan tâm của chúng ta về những vấn đề của Việt Nam đi xa hơn cả lòng vị tha, chúng ta có lợi ích kinh tế và an ninh ở trong vùng này. Một nửa giao thương hàng hải của thế giới là quanh vùng Hoàng Sa và Trường Sa. Nghị Viện của chúng ta nên phản ánh lại mối quan ngại của báo The Australian đối với Trung Quốc và mục đích của nước này trong khu vực, hãy nhớ rằng sự khôn ngoan là nhìn vào phương pháp và cách tiến hành, chứ không chỉ những lời tuyên bố. Điều này có nghĩa là đặt ra nhiều câu hỏi hơn, phức tạp hơn, những câu hỏi về Trung Quốc và mong muốn của nước này tiến hành tranh chấp lãnh thổ ở Hoàng Sa và Trường Sa trong cuộc đối thoại song phương. Nếu một xã hội tự do không thể cứu giúp những người nghèo, thì xã hội đó không thể cứu giúp những người giàu. Điều đó nói lên những giá trị của đất nước chúng ta.
Là một người Úc và là một người tự do như tôi đã đề cập. Tôi trích dẫn trường hợp của Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha. Việt Nam đã ký Công ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị. Tôi kêu gọi Việt Nam hãy đẩy nhanh và thực hiện đúng những lời hứa và cam kết của họ. Thời điểm thực hiện là ngay bây giờ và cơ hội chính là Đối Thoại Nhân Quyền Úc – Việt.
Theo bản hiến pháp hiện hành, Đảng Cộng Sản Việt Nam là đảng duy nhất được phép cai trị đất nước, những đảng phái đối lập đều bị cấm. Đây là vấn đề chính về tự do chính trị. Những vấn đề nhân quyền khác được nói đến là quyền tự do lập hội, tự do ngôn luận và tự do tôn giáo. Tôi có chú ý đến những báo cáo của Freedom House về một phiên tòa tại một tỉnh của Việt Nam đã luận tội 14 nhà hoạt động vì tội “lật đổ chính quyền”, kết án 13 trong số những người hoạt động từ 3 cho đến 13 năm tù giam và cho một người hoạt động án treo. 14 nhà hoạt động bao gồm cả sinh viên, blogger và các nhà báo bị kết tội có liên hệ với đảng Việt Tân bị cấm hoạt động và họ đã bị xét xử cùng nhau trong một phiên tòa giả mạo chỉ kéo dài 2 ngày. Hầu hết những nhà hoạt động này là dân Công giáo, một tổ chức tôn giáo luôn bị ngược đãi ở Việt Nam, điều đó phản ánh những thành tích nghèo nàn của chính quyền Việt Nam về quyền tự do tôn giáo.
Freedom House cũng đề cập đến các báo cáo rằng một vài thành viên gia đình và người ủng hộ những nhà hoạt động tụ tập một cách ôn hòa ngoài tòa án đã bị quấy rối, bị tấn công và bị bắt giữ bởi lực lượng công an. Đây là những bước leo thang mới nhất trong việc đàn áp của chính quyền với những người ủng hộ tự do ngôn luận. Lê Quốc Quân, một blogger đã bị bắt vào ngày 27 tháng 12 sau đó ông đã bắt đầu tuyệt thực để phản đối việc giam giữ ông, gia đình và luật sư đã bị từ chối gặp mặt ông.
 Tự do ngôn luận bị giới hạn ở Việt Nam, và đất nước này bị xếp hạng “không có tự do” trong bảng xếp hạng Freedom in the World (Tự do trên thế giới) năm 2012, Freedom of the Press (Tự do báo chí) năm 2012  và Freedom on the Net (Tự do internet) năm 2012. Sự quấy rối các nhà hoạt động mạng đã tăng lên từ năm 2008, với việc chính phủ thực hiện một chiến dịch nhắm vào những người chỉ tríc, đóng cửa các blog và các phương tiện truyền thông xã hội, sách nhiễu và giam giữ các blogger độc lập và gia đình của họ. Chính quyền giới hạn những hoạt động tôn giáo thông qua luật định, yêu cầu đăng ký, sách nhiễu và giám sát. Một đơn vị công an được chỉ đạo trực tiếp từ trung ương, A41, giám sát những nhóm tôn giáo mà các nhà chức trách coi là cực đoan tôn giáo. Các nhóm tôn giáo bị yêu cầu phải đăng ký với chính quyền và hoạt động theo kiểu chính quyền kiểm soát ban lãnh đạo (tôn giáo). Chính quyền cấm bất kỳ hoạt động động tôn giáo nào mà chính quyền cho rằng chống đối lợi ích nhà nước, gây nguy hiểm đến đoàn kết dân tộc, gây mất trật tự công cộng hoặc gây chia rẽ.
Các tín đồ của cùng nhóm tôn giáo chưa đăng ký và các nhà hoạt động tôn giáo cho các quyền được quốc tế quy định bị sách nhiễu, giam giữ, bỏ tù hoặc bị quản chế. Vào tháng một năm nay công an sử dụng hơi cay và roi điện để giải tán các giáo dân thuộc giáo xứ Đồng Chiêm, gần Hà Nội, những người này đã ngăn cản việc công an tháo dỡ thập giá.
Úc nên ủng hộ cho chủ nghĩa tư bản lương tâm. Điều đó không vượt quá quyền và nghĩa vụ của chúng ta để mong ước thấy được nhân quyền và tự do hơn nữa ở Việt Nam, nhưng tôi thúc giúc tất cả các thành viên ở đây hãy ý thức về những điều cần thiết cho sự phát triển kinh tế- điều này luôn đúng, nếu chúng ta không có gì, rất dễ chia sẻ với người khác. Miếng bánh cần được phát triển thêm. Ví dụ rõ ràng nhất cho sự giải phóng chủ nghĩa tư bản dân chủ là ngày nay những người dân thường đã có cuộc sống giàu có mà những vị vua giàu có nhất Châu Âu nhiều năm trước cũng chỉ dám mơ ước.
Hai nhà hoạt động trẻ bị kết tội tuyên truyền chống phá nhà nước. Họ bị kết án vì đã rao truyền đơn xuyên tạc chính sách của đảng và nhà nước liên quan đến tôn giáo và đất đai và bày tỏ quan điểm méo mó về tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc. Việc kết án hai nhà hoạt động trẻ này thể hiện sự lúng túng của chính quyền Việt Nam, và hành động theo cách của chính thể độc tài. Công an bắt Phương Uyên và đem cô đến đồn công an mà không có thông báo về cho gia đình cô. Gia đình cô đã không biết cô ở đâu trong 8 ngày và chỉ được biết sau khi tìm kiếm và đăng tin tìm kiếm cô. Gia đình cô đã được cho biết cô đang bị giam giữ tại trụ sở công an – sau một tuần lo lắng và tìm kiếm.  Những cáo buộc này được tuyên bố bởi mẹ của cô, đây là sự vi phạm nhân quyền và vi phạm tất cả những điều mà cuộc đối nhân quyền Úc-Việt đồng thuận. Đối thoại nhân quyền Úc-Việt có ý nghĩa  chứng minh sự trưởng thành của mối quan hệ giữa Úc và Việt Nam.
Hạ viện tiến hành sắp xếp lại vị trí các thành viên tuỳ theo quan điểm của họ về chủ đề thảo luận

Buổi họp ngưng từ 13:21 đến 13:40)

Cuộc đối thoại đã mang cho cả hai nước một cơ hội có cuộc thảo luận mang tính xây dựng, thẳng thắn và cởi mở. Cuộc đối thoại trước bao gồm cả quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội. Cuộc đối thoại đã cho Úc nêu lên nhiều trường hợp cần quan tâm về nhân quyền. Và điều cần thiết hơn bao giờ là cần thảo luận về các cá nhân này ở vòng Đối Thoại Nhân Quyền Úc- Việt tiếp theo. Đinh Nguyên Kha, một sinh viên đại học, đã bị kết tội rải 2000 truyền đơn chống chính quyền khắp thành phố Hồ Chí Minh. Rõ ràng đây là một hành động biểu tình ôn hòa. Tất cả những người bị cáo buộc phạm tội toàn thế giới đều được tiếp cận với luật sư và bác sĩ. Giam cầm người khác đằng sau những cánh cửa đóng kín chỉ tạo ra những nghi ngờ như việc họ bị ngược đãi. Đã có những lời kêu gọi từ các tổ chức quốc tế nêu lên cần phải đặt áp lực lên chính quyền Việt Nam, như việc đã có một cuộc đàn áp tồi tệ đối với những nhà bất đồng chính kiến vài năm gần đây. Trong khi đó tất cả sự can thiệp của quốc tế có thể sẽ được thảo luận trong tương lai, điều quan trọng là tận dụng một cách hiệu quả cuộc đối thoại mà chúng ta đang tham gia. Nếu những xác nhận rằng việc đàn áp bất đồng chính kiến đang trở lên tệ hại là đúng, những cuộc đối loại này và việc giao tiếp cởi mở giữa chính quyền của chúng ta cần thiết hơn bao giờ hết.
Nếu Úc tin rằng việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền là quan trọng đối với nỗ lực toàn cầu để đạt được hòa bình lâu dài, an ninh và phẩm giá cho tất cả, thì rõ ràng là chúng ta cần phải nói lên mối quan tâm của chúng ta liên quan đến việc bắt giữ và tạm giam hai nhà hoạt động trẻ. Chúng ta cần phải được nghe rõ ràng rằng có sự kỳ vọng phía Việt Nam tôn trọng nghĩa vụ của mình theo Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị. Người  Úc biết cái giá của tự do. Tự do không bao giờ miễn phí, nhưng cái giá của tự do cũng không cần thiết phải trả bằng máu.

Nguồn: OpenAustralia
***

Graham PerrettGraham Perrett
Moreton, Đảng Lao động (Labour Party)
17.6.2013
 Ngày hôm nay tôi cũng đứng dậy để gióng lên cảnh báo về sự ngược đãi của chính quyền Việt Nam về nhân quyền, và tôi cảm ơn vị dân biểu đến từ Fowler đã đưa ra đề xuất liên quan đến cuộc đối thoại nhân quyền ở Việt Nam. Tôi là chủ tịch Ủy Ban Tư Vấn Bộ Trưởng  Việt Nam với vị dân biểu vùng Fowler. Gần đây chúng tôi có cuộc gặp ở Canberra nơi chúng tôi được nghe từ Bộ Trưởng  Ngoại Giao, thượng nghị sĩ Carr; Bộ trưởng Di Trú và Công dân, ngài O’Connor; Bộ trưởng Tư Vấn Thủ Tướng về vấn đề Cải Cách Sức Khỏe Tâm Thần, ngài Butler và Bộ Trưởng Dịch Vụ Nhân Sinh, thượng nghị sĩ McLucas. Đây là chủ đề vẫn thường được nêu lên một vài năm qua.
Ở Queenslan, có hơn 11 nghìn người sinh ra ở Việt Nam. Ở trong khu vực bầu cử của tôi, tôi có đến 3000 cử tri sinh ra ở Việt Nam hoặc có cha mẹ sinh ra ở Việt Nam. Vấn đề này thường được đưa ra cho tôi, đặc biệt bởi vì cộng đồng bang Queensland đã được định hình rất rõ bởi những người Úc gốc Việt. Tôi sẽ chỉ đề cập ngắn gọn bởi vì sự hạn chế thời gian. Tôi tán dương bản kiến nghị được đưa ra bởi viện Fowler. Trong một nhóm họp của tổ chức Ân Xá Quốc Tế, tôi đã mang theo một bản kiến nghị được ký tên bởi rất nhiều người- có lẽ có một vài người có mặt trong căn phòng này- gửi đến Sứ Quán Việt Nam để nói lên những mối quan ngại của người Úc gốc Việt, và tất cả những người Úc những người tin vào sự cồng bằng cho những gì đang diễn ra ở đất nước Việt Nam. Tôi biết rằng chúng ta sẽ chỉ tạo ra thay đổi khi nào mà chúng ta thực hiện và chúng ta có rất nhiều cơ hội ở tầm quốc gia, thông qua ngoại giao, để tạo ra thay đổi ở Việt Nam. Tôi hy vọng điều đó sẽ xảy ra nhanh chóng.
Tôi nghĩ đó cũng là vai trò của mọi người Úc đến du lịch ở Việt Nam lên tiếng về vấn đề này. Sức mạnh kinh tế thông qua du khách của chúng ta nên được sử dụng để tạo ra thay đổi khi chúng ta đến Việt Nam. Tôi biết điều này là một khó khăn với người Úc gốc Việt bởi vì họ có các thành viên gia đình và các mối quan hệ, và sẽ có áp lực phải chịu đựng. Khi chúng ta được nghe nói từ nhiều người trước đây, khi bạn có thể bị 20 năm tù giam chỉ vì nói lên mối quan tâm chính đáng. Việt Nam vẫn còn chặng đường dài để đến nền dân chủ. Dân chủ sẽ đến, nhưng nó chỉ đến thông qua sự ủng hộ của các nước, như Úc là một ví dụ.

Cuộc thảo luận tạm ngừng
Cuộc họp tạm ngừng từ lúc 13:45 đến 16:00

Nguồn: OpenAustralia
- See more at: http://vietnamhumanrightsdefenders.net/2013/06/29/thao-luan-ve-nhan-quyen-viet-nam-tai-quoc-hoi-australia-phat-bieu-cua-philip-ruddock-dennis-jensen-va-graham-perrett/#sthash.ywvCjVIJ.dpuf

 


Copy từ: Defend the Defenders 

............... 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét