CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Trang Ba Sàm: “Bỏ đảng”, “đa đảng” (4)


“Bỏ đảng”, “đa đảng” (4) – bản tin 20/8/2013

 Xem  Phần 1 , Phần 2 Phần 3 


- Đào Tiến Thi: Trao đổi với Giáo sư Vũ Minh Giang: Cơ sở pháp lý cho phép việc thành lập các chính đảng mới ở Việt Nam (Boxitvn). - ‘Độc đảng vẫn tốt’ (BBC).  - CON ĐƯỜNG THỨ BA (FB Trần Minh Khôi/ Thùy Linh).
- Trung Nghĩa: Phản biện lại bài viết ĐÔI ĐIỀU VỚI TÁC GIẢ BÀI “VIẾT TRÊN GIƯỜNG BỊNH” (Ba Sàm). – Đôi điều với tác giả của “Đôi điều với tác giả …” (1) (Anh Vũ).  - Ngẫm nghĩ quê hương hôm nay (DLB).
- Lê Phú Khải: SUY NGHĨ CỦA MỘT NGƯỜI NGOÀI ĐẢNG VỀ ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG Ở VIỆT NAM (Ba Sàm). – Bỏ điều 4 Hiến Pháp là hòa giải dân tộc – Giữ điều 4 Hiến Pháp là tự sát (DLB).  - Vũ Thư Hiên: Một chuyện bỏ đảng (DL).
- LS Nguyễn Lệnh: Hiến pháp 1992 mặc nhiên cho phép thành lập đảng chính trị khác ngoài Đảng cộng sản? (Ba Sàm).

2 

Bàn tiếp chủ đề “bỏ đảng”, “đa đảng”, phần 4 (xem phần 1phần 2phần 3).

Trước vô vàn những bức bối của đời sống xã hội, trong số hơn 3 triệu đảng viên ĐSCVN, liệu có được bao nhiêu người có thực tâm muốn đóng góp và đã làm được ít nhiều cho sự thay đổi tích cực, ích nước lợi dân bằng thúc đẩy tiến trình dân chủ? Và họ đã “làm” theo những cách nào? Họ vẫn ở trong đảng thì có thể “làm” được không, hay phải bỏ đảng để rồi mất việc, hết đường thăng tiến? Hay chính không ít những gì họ cho là “làm” được lại hóa ra chỉ như những trò tô son trát phấn, bình mới rượu cũ, góp phần thêm cho ĐCSVN sống dai hơn với một cơ thể ngày càng bệnh hoạn, mà không chịu thực tâm thay đổi mạnh mẽ, chấp nhận tiến tới một xã hội dân chủ, nền chính trị đa nguyên?

Với những người đã nghỉ hưu, thì sau khi bỏ đảng sức thuyết phục của họ với những người còn trong đảng sẽ tăng lên hay giảm đi? Điều này phụ thuộc vào cách thức họ bỏ đảng ra sao? Còn nếu như họ chọn cách ra khỏi đảng, theo một hình thức nào đó, từ âm thầm, đơn lẻ, cho tới ra tuyên bố tập thể, v.v.. liệu có đem lại kết quả gì đáng kể, hay chỉ như những cuộc “tự sát chính trị”, gây chút tiếng vang tức thời, rồi mọi sự lại rơi vào im lặng?

Nhưng nếu đồng thời vừa rời bỏ đảng CSVN, họ lại tuyên bố lập một chính đảng mới, thì liệu với một thực trạng hầu như không có chút kinh nghiệm về tổ chức chính trị dưới thời cộng sản, chưa được tập dượt trong một tổ chức xã hội dân sự, chưa kể phải đối mặt với những khả năng bị đàn áp, họ có tồn tại, phát triển nổi?

Những đảng viên cộng sản cấp tiến đó đã cân nhắc những lựa chọn nào khác, “nhẹ nhàng” hơn, có thể dễ được đông đảo đảng viên, người dân tin theo hơn, đỡ chịu rủi ro vì bị đàn áp hơn? Ví như 2 khả năng khác mà trong bình luận ngày 3/5/2013 chúng tôi đã nói tới: + Đòi hỏi tách đảng, + Thành lập một nhóm “Cải tổ” từ ngay trong lòng ĐCSVN – tiền thân của một chính đảng mới.

Để tận dụng triệt để điều kiện thuận lợi của công nghệ,  đã thấy rõ trong mấy năm qua, cũng để tránh bớt bị đàn áp, liệu họ có tính tới việc hình thành tổ chức, tiến hành các hoạt động chủ yếu thông qua mạng Internet?

Có rất nhiều câu hỏi cần được bình tĩnh trao đổi, nhưng tiếc rằng chưa được đáp ứng bao nhiêu.

Và, dù theo những phương cách gì, thì những người cộng sản cấp tiến cũng đang đứng trước những khó khăn của một xã hội còn thấp kém, và về khía cạnh nào đó đang thụt lùi, về DÂN TRÍ, tác động lớn tới mọi hoạt động của mình. Tình trạng thấp kém đó có 3 biểu hiện:

1-     Những bước tiến dân chủ trong xã hội mấy năm gần đây, một phần nhờ thông tin qua Internet, nhưng chưa đến được đông đảo người dân, cán bộ đảng viên, hoặc có đến thì lượng thông tin, kiến thức hữu ích, có chiều sâu chưa nhiều, giữa lúc chất lượng báo chí thì ngày càng đi xuống.

2-     Như những gì đã trình bày ở phần 3, một xã hội mà người người ồn ào một công cuộc làm giàu, hưởng thụ, khoe khoang, không ngần ngại điều tiếng gian dối, miễn sao không vì ngờ ngệch mà vướng vòng lao lý là được”, … bình thản nhìn cái xấu, cái ác hoành hành như một lẽ tự nhiên. Các đảng viên có tư tưởng tiến bộ cũng hầu như đều ít nhiều bị ảnh hưởng xấu ở tình trạng đó, không phải bản thân thì cũng với người thân, gia đình, tạm gọi là “bị bôi lem”. Nói theo cách khác thì cái thời “Đêm trước Đổi mới”, con người bị “ngu hóa”, còn “Đêm sau Đổi mới”, con người bị “tha hóa” – một biến thể tệ hại hơn của “ngu hóa”, lấy cái khôn vặt, đểu cáng thay cho hiểu biết, trách nhiệm. Đây là một bộ mặt khác khó thấy của DÂN TRÍ.

3-     Có những nỗ lực đấu tranh cho tự do dân chủ, nhưng đáng tiếc lại trở thành “lợi bất cập hại”, do nóng vội, thiếu kiến thức, kinh nghiệm, thiếu gắn kết, được thể hiện cả trong điều mà ở phần bình luận thứ 2 gọi là lấy cái “ngu dân” để chống lại chính sách “ngu dân”, mắc vào chính những căn bệnh cố hữu của người cộng sản, và trong phần 3 có đặt dấu hỏi rằng đã chuẩn bị được những gì cho “căn nhà mới”.

“Vật cản” thứ 3 nói trên là không nhỏ chút nào, nó là thứ “nô lệ chính mình” do bị những tính xấu trói chặt – như Tuyên ngôn Phá vòng nô lệ đã nói, sẽ xin được đi sâu phân tích trong phần 5 tiếp theo.

Copy từ: Ba Sàm



................. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét