CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

Phố Tàu xuất hiện ngày càng nhiều

Đằng sau khu công nghiệp Bình Dương nổi lên như một khu phố của người Tàu khi dân ở đây chủ yếu là người Trung Quốc, ngôn ngữ sử dụng, hàng hóa bày bán cũng là của nước này. Người Bình Dương quen gọi đây là khu phố Tàu.
Biển hiệu tiệm tạp hóa ghi tiếng Trung Quốc.
 
 
 
Tại Bình Dương, càng ngày, những nhà hàng, quán ăn, điểm massage… do người Trung Quốc là chủ được mọc ra nhiều hơn.
 
Người Trung Quốc sinh sống tại Bình Dương chủ yếu làm công nhân tại những nhà máy do chủ người Trung Quốc đầu tư. Ngoài ra, họ còn mở nhà hàng, khách sạn, quán ăn, thậm chí là trường học…
 
Hàng hóa được bán tại đây đều được nhập từ Trung Quốc, Đài Loan. Cả chủ cửa hàng và nhân viên của các quán ăn đều sử dụng tiếng Hoa. Ngay cả bảng giá, thực đơn cũng niêm yết bằng 2 đơn vị là Nhân dân tệ và Việt Nam đồng.
 
 
 
 
Mặt hàng được bán trong các cửa hàng của người Trung Quốc làm chủ đều được nhập từ Trung Quốc. Cửa hàng Đài Loan (TQ) cũng xuất hiện nhiều.
 

 
 
 
Dù bán tại khu dân cư có đa phần người Việt Nam sinh sống nhưng giá bán được niêm yết lại là Nhân dân tệ.
 
Tiếng Hoa dường như đã trở thành ngôn ngữ chính tại đây. Do đó, hàng loạt các trung tâm dạy tiếng Hoa cho người Việt Nam do người Trung Quốc mở ra.
 
 
Tại Bình Dương hiện nay, ngôn ngữ được ưa chuộng nhất vẫn là tiếng Hoa, vì vậy rất nhiều trung tâm dạy tiếng Hoa do người Trung Quốc ở ra đời nhằm dạy người Việt Nam sử dụng phổ thông.
 
Tại Hà Tĩnh, trải dài đến 30km dọc quốc lộ 1A, đoạn qua huyện Kỳ Anh, cũng mọc lên hàng trăm cửa hàng, quán ăn của người Trung Quốc…Họ còn “nhờ” người Việt Nam mua đất kinh doanh, mở cửa hàng, quán xá, đặt biển hiệu toàn chữ Trung Quốc. Chỉ riêng khu kinh tế Vũng Áng của huyện Kỳ Anh có trên 1.400 lao động, thì lao động Trung Quốc có đến 600 – 700 người.
 
Trước đó, năm 2011, dư luận cũng đã xôn xao, bất bình vì sự xuất hiện quá nhiều phố của người Trung Quốc tại nhiều địa phương như huyện Yên Khánh – Ninh Bình, Đông Triều – Quảng Ninh, Thủy Nguyên – Hải Phòng. Bức xúc hơn khi con đường chạy qua xã Ngũ Lão của huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng có lúc cả trăm quán mọc lên, nào bia, tạp hóa, quán nhậu,… thậm chí có cả quán cà phê đèn mờ gây ồn ào, xáo trộn trong nhân dân.
 
Lồng đèn Trung Quốc được giăng đầy con đường lớn nhất huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
 
Sự xuất hiện của người Trung Quốc, hàng hóa Trung Quốc tràn ngập tại Việt Nam khiến người dân lo ngại về nguy cơ Tàu hóa. Bởi chính người Việt cũng đang biến đất nước mình thành những khu phố mang đậm bản sắc của Trung Quốc. Việc lấy chồng người Trung Quốc làm tại các khu công nghiệp của các cô gái Việt, rồi chuyển sang ở rể luôn nhà vợ cũng đang dần biến những ngôi nhà thuần Việt dần thành Tàu hóa. Thậm chí, nhiều công nhân Trung Quốc còn rủ thêm cả bạn bè sang làm việc và kiếm vợ tại Việt Nam… Gần đây nhất là việc chính quyền nhiều địa phương tổ chức trang trí treo lồng đèn Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên đán, điển hình là tại phố Lê Hồng Phong (Thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) là con đường rộng lớn và đẹp nhất của huyện, tạo cảm giác như đang ở chính đất nước Trung Quốc vậy.
 
Hà Anh
Tổng hợp Tiền phong/Dân trí


Copy từ: Sống Mới

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét