CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Bộ công an vào cuộc vụ rửa tiền chấn động Việt Nam

Điều tra vụ rửa tiền liên quan đến 4 NH của Việt Nam
Thanh Niên - 31/05/2013

Website của Liberty Reserve tại Việt Nam không còn truy cập được.
TIN LIÊN QUAN: Giới buôn tiền ảo trắng tay vì Liberty Reserve (31/05)
Sau tin 4 ngân hàng Việt Nam liên quan đến mạng lưới rửa tiền toàn cầu vừa bị cảnh sát Mỹ phá vỡ, Bộ Công an chính thức nhập cuộc điều tra. Một lãnh đạo Cục Phòng chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết cơ quan này và Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50) - Bộ Công an chính thức nhập cuộc điều tra, tìm hiểu đường đi nước bước của Liberty Reserve (LR - Công ty chuyên chuyển ngoại hối và thanh toán trực tuyến đặt trụ sở tại Costa Rica), sau khi có thông tin các ngân hàng (NH) Ngoại thương, Công thương, Á Châu và Đông Á có liên quan trong vụ rửa tiền qua mạng của công ty này.

Xem xét "bản chất thật"
Dù đã nhận được phản hồi từ phía 4 NH "không liên quan gì tới LR", nhưng trước một vụ việc chấn động, cơ quan chức năng cần làm rõ. Trao đổi với Thanh Niên, một lãnh đạo Cục Phòng chống rửa tiền nhìn nhận, trang mạng của LR đã xuất hiện khá lâu tại VN nhưng không có một cơ quan nào biết nó có được đăng ký hay không và cũng không có ai quản lý. Chính vì vậy, hiện tại phía NHNN đã chính thức phối hợp với C50 nhập cuộc điều tra, tìm hiểu.

"Khi sự việc xảy ra chúng tôi cũng rất phân vân chưa biết tiền ảo LR có phải ngoại tệ không và trang mạng trên có phải điểm thanh toán ngoại tệ hay không. Tuy nhiên, sau khi Vụ Pháp chế rà soát lại, thì không có quy định nào xác định tiền ảo này là ngoại tệ, trang mạng thanh toán không phải là điểm giao dịch hoặc thu đổi ngoại tệ nên NHNN cũng khó xử lý", vị lãnh đạo này cho hay.

Lãnh đạo này phân tích, việc các cá nhân tham gia mua tiền ảo LR trên trang mạng, sau đó dùng tiền thật để chuyển cho nhau qua các NH cứ cho là một kênh chuyển tiền hợp pháp, thì hiện nay không có bất cứ quy định nào của pháp luật điều chỉnh hành vi và giao dịch kiểu như thế này. Đây chính là những rủi ro khó lường mà người tham gia phải hứng chịu.

"Bản chất thật của nó như thế nào thì hiện nay NHNN và Bộ Công an đang phối hợp xem xét. Chúng tôi sẽ chính thức công bố trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, với việc dùng tiền ảo mua tiền thật thì hiện chưa có quy định nào của pháp luật điều chỉnh và nó đang gây khó cho cơ quan quản lý nhà nước", lãnh đạo Cục Phòng chống rửa tiền cho biết.

"Có khách hàng liên quan"

Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 28/5, LR - website chuyển tiền tại Mỹ đã phải đóng cửa ngay lập tức sau cáo buộc rửa tiền với giá trị lên tới 6 tỷ USD.

Tại VN, trang mạng đứng tên tổ chức này lâu nay cung cấp dịch vụ chuyển tiền, cho phép người dùng mua, bán tiền LR và theo giới thiệu, việc chuyển tiền sẽ được gửi qua một trong bốn NH của VN là Vietcombank, Vietinbank, Đông Á (DongA Bank) và Á Châu (ACB). Ngay sau khi vụ rửa tiền bị phanh phui ở Mỹ, trang mạng LR tại VN cũng gửi thông báo dừng mọi hoạt động và khẳng định: "Trong thời gian này mọi hoạt động giao dịch sẽ không thể thực hiện được, kể cả giao dịch đổi tiền liên NH VN".

Trao đổi với PV Thanh Niên chiều 30/5, Phó tổng giám đốc Vietcombank Đào Minh Tuấn khẳng định: Vietcombank không có một sự dính dáng nào đến công ty này. Mọi hoạt động thanh toán tiền vào - tiền ra đều phải qua tài khoản, nếu giao dịch tiền mặt, ngoại tệ phải theo quy định về quản lý ngoại hối, trong khi đó tiền của LR là tiền ảo trên mạng nên không thể "chạy" vào Vietcombank. Tuy nhiên, ông Tuấn cũng cho rằng: "Nếu một cá nhân nào đó nhận tiền hoặc chuyển tiền qua LR, rồi đến NH nộp tiền vào, họ vẫn hoàn toàn có đủ cơ sở pháp lý. Tiền của họ là tiền mặt, đến nộp vào tài khoản và đảm bảo đủ điều kiện quản lý về ngoại hối thì NH không thể biết được".

Cũng theo ông Tuấn, với một cá nhân có tiền gửi tiết kiệm tại NH, nếu số tiền này không vượt quá hạn mức quy định về giao dịch lớn (500 triệu đồng) theo quy định của luật Phòng chống rửa tiền thì các NH không thể kiểm soát. Chỉ khi nào lớn hơn số tiền 500 triệu, các NH mới phải báo cáo lên NHNN. Hiện tại, theo quy trình thanh toán tại Vietcombank, tiền của một đối tác khác thanh toán thì đối tác đó phải có đầy đủ pháp nhân, cơ sở pháp lý và phải qua 3 tổ chức có ký kết với Vietcombank là MoneyGram, TNMonex của Mỹ và Uniteller.

"Tất cả các công ty này đều có giấy phép của Mỹ và phải tuân thủ các quy định về hệ thống chuyển tiền do nước Mỹ ban hành. Về nguyên tắc, một khách hàng nào đó qua 3 công ty này chuyển tiền cho ai đó ở phía VN, thì Vietcombank đứng ra trả tiền cho người nhận. Công ty đó phải mở tài khoản tại NH Mỹ và NH này phải có quan hệ NH đại lý với Vietcombank, và tiền là tiền thật chứ không phải tiền ảo", ông Tuấn cho biết thêm.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ACB, cho biết sau khi rà soát lại thì phát hiện có khách hàng liên quan đến LR mở tài khoản tại ACB chi nhánh Hải Dương. Tuy nhiên, ông Toại khẳng định: "ACB không hề ký hợp đồng hợp tác với công ty chuyển tiền LR này".
Theo Thanh niên

 
Việt Nam phá 'vòi bạch tuộc' Liberty Reserve thế nào?
TP - Trong khi nước Mỹ vừa công bố phá đường dây rửa tiền lớn nhất trong lịch sử, Cục cảnh sát hình sự (CSHS) Bộ Công an Việt Nam cũng công bố hoàn tất điều tra một vụ kinh doanh phi pháp tiền điện tử Liberty Reserve có trị giá hơn 24,5 triệu USD.
Việc mua bán tiền điện tử không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép có dấu hiệu phạm vào tội kinh doanh trái phép.
            Ảnh: Hồng Vĩnh
Việc mua bán tiền điện tử không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép có dấu hiệu phạm vào tội kinh doanh trái phép. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Lập Cty để kinh doanh tiền điện tử
Trước đó, Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, Bộ Công an nhận được đề nghị của Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ về việc hỗ trợ xác minh một hacker có email money4ptr@gmail.com đã đánh cắp thông tin, dữ liệu của một công dân nước này tên Tun Musfata, sau đó yêu cầu nạn nhân phải chuyển gần 1.000 USD cho một người Việt tên là Vu Van Su (ở Hải Phòng) thông qua hệ thống chuyển tiền của Western Union.
Tiếp đó Văn Phòng Tùy viên Pháp luật - Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Campuchia cũng đề nghị hỗ trợ xác minh về tổ chức tội phạm sử dụng công nghệ cao đánh cắp dữ liệu trong hệ thống máy tính để tống tiền. Trong vụ án Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đang thụ lý điều tra, có một số đối tượng ở Việt Nam đã nhận tiền của nạn nhân.
Tuy nhiên, quá trình điều tra, Cục CSHS Bộ Công an xác định, những người có tên trong danh sách mà cơ quan chức năng nước ngoài cung cấp chưa từng đến nhận tiền tại các đại lý Western Union.
Bên cạnh đó, Cục CSHS cũng làm rõ, năm 2008, Vũ Văn Lăng (SN 1983) đứng ra thành lập Cty Cổ phần Thịnh Vũ (trụ sở tại quận Dương Kinh, Hải Phòng), làm đại lý phụ cho ngân hàng BIDV chi nhánh Hải Phòng để chi trả kiều hối thông qua hệ thống Western Union. Tuy nhiên, thực chất việc mở Cty Thịnh Vũ của Lăng chỉ nhằm phục vụ việc kinh doanh tiền điện tử Liberty Reserve.
Theo CQĐT, để phục vụ việc mua bán điện tử Liberty Reserve, Vũ Văn Lăng còn mở Cty INSTANT EXCHANGE LIMITED trụ sở đặt tại Hồng Kông - Trung Quốc và lập website www.privatechange.com để giao dịch, quảng cáo. Sau khi thu mua tiền điện tử từ nguồn trong nước và nước ngoài, Lăng bán lại cho người khác kiếm lời (các giao dịch được thực hiện qua internet).
Những người mua tiền ảo thanh toán cho Lăng bằng cách gửi tiền USD về Cty Thịnh Vũ thông qua đại lý Western Union. Sau đó, đối tượng sử dụng bản photocopy CMND của nhiều người để lập hồ sơ khách hàng nhận tiền.
Đến năm 2011, Cty Thịnh Vũ bị Western Union Việt Nam đơn phương chấm dứt hợp đồng và bị Sở Kế hoạch & Đầu tư Hải Phòng tước giấy phép hoạt động.
Không từ bỏ mánh làm ăn, Lăng thỏa thuận với Nguyễn Thế Dũng, Giám đốc Cty TNHH Giao Dịch Nhanh và Nguyễn Văn Chiển, Giám đốc Cty TNHH Thương mại dịch vụ Nam Phong, tiếp tục mở đại lý phụ của ngân hàng để chi trả ngoại tệ từ Western Union giúp Vũ Văn Lăng kinh doanh trái phép.
Đổi lại, Dũng và Chiển sẽ nhận được khoản phí hoa hồng phía ngân hàng chi trả. Quá trình điều tra, cảnh sát xác định Lăng đã lấy tên của hơn 1.000 người và cho thực hiện gần 60.000 giao dịch với tổng số tiền hơn 24,5 triệu USD (tương đương hơn 404 tỷ đồng) thông qua 3 Cty Thịnh Vũ, Giao Dịch Nhanh và Nam Phong.
Thu lợi bất chính gần 5 tỷ đồng
Bước đầu, Vũ Văn Lăng khai đã thu lợi bất chính gần 5 tỷ đồng từ phí hoa hồng mà ngân hàng chi trả và từ lợi nhuận của việc mua bán tiền điện tử Liberty Reserve. Toàn bộ số tiền kiếm được, Lăng dùng vào việc tậu nhà, sắm ô tô thể thao hiệu Mercedes, mua điện thoại hàng hiệu...
Quá trình điều tra, Cảnh sát Việt Nam xác định Vũ Văn Lăng đã lấy tên của hơn 1.000 người và cho thực hiện gần 60.000 giao dịch với tổng số tiền hơn 24,5 triệu USD (tương đương hơn 404 tỷ đồng) thông qua Cty Cổ phần Thịnh Vũ, Cty TNHH Giao Dịch Nhanh và Cty TNHH Thương mại dịch vụ Nam Phong.
CQĐT xác định, việc mua bán tiền điện tử của Lăng không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép và quản lý; đã phạm vào tội kinh doanh trái phép, theo Điều 159 Bộ luật Hình sự. Dũng và Chiển bị cáo buộc có hành vi giúp sức cho Vũ Văn Lăng phạm tội, bị đề nghị xử lý hành chính và tịch thu số tiền thu lợi bất chính.
Quá trình điều tra vụ án, CQĐT cũng làm rõ, từ 21/10/2008 đến ngày 24/6/2009, Lăng đã lợi dụng việc được quyền chi trả ngoại tệ để giúp Nguyễn Phi Khanh nhận số tiền 15.502 USD. Khanh khai số tiền này kiếm được do bán thông tin thẻ tín dụng trộm cắp của người nước ngoài, tuy nhiên Lăng không biết về nguồn gốc.
Cơ quan chức năng nước ngoài tình nghi Vũ Văn Lăng có thể liên quan đến hoạt động “rửa tiền” cho các tổ chức tội phạm; song đến nay chưa cung cấp tài liệu chứng minh hành vi này của Lăng nên CQĐT – Bộ Công an sẽ tách tài liệu liên quan để điều tra, xử lý sau.
L.D


Copy từ: Trần Hùng 09

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét