CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Trang Ba Sàm: : "bỏ đảng, "đa đảng" - phần 7

Tiếp chủ đề “bỏ đảng”, “đa đảng”, phần 7 (xem phần 1phần 2phần 3phần 4phần 5, phần 6 – lưu trữ trong mục BÌNH LUẬN). 

 Như đã hẹn ở lần trước, phần này nói về cơ sở thực tế của những khả năng khác nhau có thể xảy ra mà giới cầm quyền cần phải dự liệu.
Trước hết, trở lại kinh nghiệm gần nhất cho việc đoán định tình hình, thì tuyên bố của ông Lê Hiếu Đằng xem ra đã đạt đủ cả 3 yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Đó là:

1- Bước tiến ngoạn mục của Kiến nghị 72 nhân đợt “góp ý” sửa đổi Hiến pháp mà trong đó điểm đột phá mạnh nhất là vào Điều 4. Như đã từng nói, đó là một bàn đạp vững vàng cho mọi cuộc đấu tranh vì dân chủ, nhân 3quyền kế tiếp. Từ nay, không những sự tồn tại độc tôn của ĐCSVN không còn có thể mặc nhiên là điều húy kỵ cấm bàn đến và không được bác bỏ nữa, mà người ta còn có thể bàn tới cả sự cần thiết ra đời những chính đảng khác, lôi bộ máy tuyên truyền của đảng phải vào cuộc dù là theo bất cứ cách nào.
Thêm nữa, trong suốt nửa năm qua, mọi tầng lớp nhân dân đã được thỏa sức tham gia, chủ yếu qua mạng tự do, vào một cuộc tập dượt dân chủ và học hỏi kiến thức về Hiến pháp – Pháp luật sôi động chưa từng thấy.  

Từ đó, đã hình thành nên những khối quần chúng đông đảo, có sự gắn kết của những thành phần xã hội rất khác nhau, cùng có chung một tiếng nói. Những cọ sát, thể nghiệm, thử thách cần thiết để dần hình thành nên một xã hội dân sự lành mạnh đã diễn ra, thông qua mạng xã hội, vượt qua cản ngại của thực tế quyền lập hội, hội họp, biểu tình vẫn chưa được công nhận theo như quy định của Hiến pháp trong suốt 68 năm qua.    

2- Thực trạng ê chề trong quan hệ với Trung Quốc, áp lực đoàn kết ASEAN, bị Philippines “qua mặt” trong khẳng định và bảo vệ chủ quyền, sức ép của Mỹ, Phương Tây về nhân quyền, nhu cầu rất lớn gia nhập TPP, tránh bị thất bại bẽ mặt sau khi tuyên bố ứng cử nhiệm kỳ 2014-2016 vào Hội đồng nhân quyền LHQ đã buộc chính quyền khó có thể gia tăng trấn áp như trước, ít ra là trong 1 năm tới. Quan trọng nữa là bên trong nội bộ đảng, tương quan lực lượng giữa phái bảo thủ với những người cấp tiến cũng thay đổi theo.

3- Thế nhưng, thất bại thấy rõ của ĐCSVN trong nỗ lực vô vọng chống tham nhũng để “chỉnh đốn” nội bộ, giữa lúc liên tiếp những động thái đi đầu trong các cuộc đấu tranh dân chủ của nhiều cựu quan chức, đảng viên trung cao cấp, nhân sĩ, trí thức dẫn tới nhu cầu cần phải có những bước đi mạnh dạn hơn trước đòi hỏi của đông đảo người dân. Thời gian không còn chờ đợi nữa, với những người có ảnh hưởng nhất định tới giới lãnh đạo đương thời, ít nhiều đã giành được niềm tin trong nhân dân, song khá đông trong số họ tuổi đã cao. Phía sau họ còn là rất nhiều đảng viên trẻ tuổi hơn, trông đợi có ngọn cờ đi đầu dẫn dắt, vượt qua nỗi sợ hãi, mặc cảm.

Tuy nhiên, như phát pháo hiệu, cú “gây sốc” của ông Lê Hiếu Đằng nhắc nhở mọi người bắt đầu một thời kỳ mới, cùng suy nghĩ, bàn luận, chớ ảo tưởng hay đòi hỏi khắt khe phải có ngay một cái gì đó, bài bản, rõ ràng, dứt khoát, …

Vậy thử nhìn vào trong hàng ngũ hơn 3 triệu đảng viên hiện nay, những ai đang mong muốn có một sự thay đổi mạnh mẽ, suy nghĩ, hành động của họ ra sao, để trả lời cho những khả năng khác nhau có thể xảy ra. Có 3 thành phần chính:

1- Có lẽ đông đảo nhất vẫn là những đảng viên “vô sừng vô sẹo”, không có hoặc còn quyền hành lợi lộc gì trong bộ máy nhà nước, đoàn thể “quốc doanh”, cùng phải chịu đựng những bất công như mọi người dân, nhưng điều kiện tiếp cận thông tin, kiến thức trong đó có những quyền tự do dân chủ, đa đảng v.v.. vẫn hạn chế. Tóm lại là “dân trí” thấp. Họ sẽ là lực lượng ủng hộ mạnh nhất cho một “ngọn cờ” nào đó trong hàng ngũ của đảng có uy tín, khéo léo tranh thủ lòng dân, tỏ ra muốn cải cách nhưng vẫn “kiên định lập trường” cộng sản. Ngược lại, nếu “ngọn cờ” đó thể hiện, hoặc bị cho là muốn rũ bỏ chủ thuyết, “lật nhào thần tượng” lãnh tụ HCM, hay đơn giản chỉ “thiếu gương mẫu” trong những nguyên tắc đảng, trong đời sống hàng ngày là dễ dàng bị lực lượng này dìm xuống bùn đen. Lực lượng “bất mãn” nhưng bị hạn chế hiểu biết này lại chính là chỗ dựa vững cho phái bảo thủ trong đảng khi cần.

Họ cũng là những nhân tố sẵn sàng hưởng ứng nhiệt thành một khi có “ngọn cờ” giương lên trong số cựu quan chức cấp cao có chút uy tín đòi thành lập một đảng “Mác-xít chân chính”, hay “Đảng Bác Hồ”. Với họ, đó là lối thoát tinh thần khả dĩ nhất.

4 

2- Trong số các cựu cán bộ, đảng viên bậc trung trở lên, giới trí thức, văn nghệ … ít nhiều có tư tưởng tiến bộ. Đây là lực lượng mà giới bảo thủ trong đảng ngại nhất, vì họ có ảnh hưởng nhiều trong xã hội, đóng góp quan trọng trong mở mang dân trí.
Tuy nhiên, lực lượng này có không ít điểm yếu … (Mời theo dõi tiếp phần sau).



Copy từ: Ba Sàm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét