CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

TRÔNG CHỜ, HY VỌNG CÁI GÌ?

* BÙI VĂN BỒNG
         BVB - ... Thế là gần cả năm nay, những góp ý, bổ sung, đề nghị, kiến nghị rất xây dựng và chân thành của cử tri cả nước, các nhân sĩ, trí thức, các cựu trào cách mạng, cựu chiến binh…coi như ‘vứt sọt rác’; chỉ tổ mất thời gian, tốn giấy mực, mất công tranh cãi tranh luận…Nhiều người dân nói: “Họp hành là việc của các ông ấy, muốn làm kiểu gì đều theo ý họ, đừng có hy vọng những góp ý, đề xuất của cử tri, đừng mất công nói đến dân ý, dân nguyện”! Thế là ông lão làng 'trường sinh bất tử' Vũ Như Cẩn và bà cơ chế Nguyễn Y Vân cứ lù lù choán ra đấy trọng mọi chuyện lớn của quốc gia! Đúng thế, biết như vậy hết rồi, còn trông chờ, hy vọng được cái  gì?
Quốc hội là cơ quan lập pháp của một quốc gia. Quốc hội được người dân bầu cử và có nhiệm vụ thông qua Hiến pháp và các bộ luật và thường được thiết kê stheo hình thức nghị viện. Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc,… là dạng Quốc hội một viện; Mỹ, Canada, Nga, Anh, Pháp, Campuchia,… là quốc hội lưỡng viện (bao gồm hai viện: Thượng viện, Hạ viện). Đại biểu quốc hội tại hạ nghị viện thường là do người dân trực tiếp bầu, nên còn gọi là dân biểu. Trong khi đại biểu quốc hội tại thượng nghị viện thường được gọi là nghị sĩ, hay là thượng nghị sĩ.
Quyền lực của quốc hội là một trong ba quyền quan trọng nhất (tam quyền phân lập) trong hệ thống chính trị của các quốc gia trên thế giới. Theo đó, quốc hội thường có cơ quan lập pháp, ngành hành pháp, ngành tư pháp, tập trung nhất vẫn là quyền lập pháp.
Ở Việt Nam, Quốc hội được coi là cơ quan duy nhất do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Ðại biểu Quốc hội được cử tri bầu ra tại các đơn vị bầu cử, chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước. Quốc hội có 3 chức năng chính: chức năng lập pháp; chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Quốc hội khóa XIII đang họp kỳ họp thứ 5, kỳ đầu tiên của năm 2013, với các nội dung quan trọng về xây dựng pháp luật, giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng về việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Trong lúc này - theo phát biểu của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng - tình hình kinh tế khu vực và thế giới đang trong quá trình phục hồi, nhưng chưa thực sự bền vững… kinh tế vĩ mô vẫn chưa ổn định, nhiều khó khăn thách thức còn hiển hiện, các lĩnh vực kinh tế tiếp tục gặp khó khăn; việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu chậm được giải quyết; tồn kho hàng hóa và bất động sản còn lớn; số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể, phá sản tiếp tục tăng; việc làm, thu nhập và đời sống của một bộ phận người lao động gặp nhiều khó khăn... Tình hình đó đòi hỏi chúng ta có những giải pháp tích cực và đồng bộ, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013, tạo đà phát triển bền vững cho những năm sau.
Quốc hội họp lần này với nhiều chương trình, nội dung quan trọng: Tiếp  tục cho ý kiến hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân; xem xét dự án Luật đất đai (sửa đổi). Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo bổ sung của Chính phủ về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2013; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2011; thông qua 10 dự án luật và Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII, năm 2013 của Quốc hội và cho ý kiến về 7 dự án luật khác
            Quốc hội cũng sẽ dành thời gian giám sát chuyên đề “Việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2006-2012;” xem xét một số báo cáo kết quả giám sát của các cơ quan của Quốc hội; nghe Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ Tư, Quốc hội khóa XIII; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; thông qua Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2014; xem xét các báo cáo công tác của các cơ quan của Quốc hội, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao và xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác.
Đặc biệt, tại Kỳ họp này, lần đầu tiên, Quốc hội sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Đây là đổi mới quan trọng trong đời sống chính trị đất nước nhằm thực hiện chủ trương của Đảng, các quy định của pháp luật, đề cao quyền làm chủ của nhân dân thông qua việc thực hiện quyền giám sát của Quốc hội đối với những cán bộ chủ chốt của Đảng và Nhà nước.
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ giúp người được lấy phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện phẩm chất, năng lực, nâng cao hiệu quả hoạt động….
Ở các nước theo mô hình quốc hội lưỡng viện, đại biểu quốc hội (thượng viện, hạ viện) là do dân cử, dân bầu. Ở Việt Nam ta, thực chất đại biểu quốc hội là đảng cử, dân bầu. Dù cho Mặt trận Tổ quốc được giao việc chọn và lập danh sách, mọi người dân đều trực tiếp bỏ phiếu, nhưng hầu như tất cả chỉ là hinh fthức, hợp thức hóa. Dự kiến ai trúng cử, làm những gì đã có sự lãnh đạo cả rồi!
Theo Hiến pháp năm 1992: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
        Khoảng trên 93% đại biểu quốc hội là đảng viên, phần nhiều các vị trí lãnh đạo chủ chốt các đầu mối ở Trung ương, Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã là Ủy viên Trung ương Đảng đều phải có ghế ở Quốc hội, là Trưởng đoàn ĐBQH. Cho nên, bàn gì thì bàn, họp đến cả tháng, thảo luận, chất vấn, tranh luận dù có quyết liệt, thì kết luận cuối cùng vẫn do sự “lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện về mọi mặt” của Đảng. Mọi  vấn đề đưa ra nghị trường đều nói là xuất phát từ dân ý, dân nguyện, nhưng sau khi họp, dân thấy chẳng được như ý chút nào? Ý kiến nhiều cử tri: “Chờ đợi, theo dõi mà làm gì, cái gì cũng thấy mấy ổng quyết định theo ý chủ quan và trật lấc, tất cả đều phải theo đúng đảng lãnh đạo, chỉ đạo”.
Tại kỳ họp này, mới được hai ngày, nhưng theo nội dung ‘tờ trình’ của Ủy ban sửa đổi Hiến pháp 1992: Tiếp tục giữ nguyên tên nước. Dù đã dẫn cụ thể những lập luận của những ý kiến đề nghị lấy lại tên gọi Việt Nam dân chủ cộng hòa,  vì “tên gọi này gắn liền với sự ra đời của chính thể cộng hòa đầu tiên ở nước ta, là thành quả của cuộc cách mạng giành độc lập tháng Tám năm 1945. Tên gọi này đã được chính thức ghi nhận trong Bản tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên đọc ngày 02 tháng 9 năm 1945 và tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, thể hiện rõ thể chế chính trị của nước ta là cộng hòa, bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ”. Tuy nhiên, trong Dự thảo, tên nước tiếp tục được giữ nguyên “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Và nữa, vẫn giữ Điều 4 quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng là cần thiết…và không ‘luật hóa’ về sự lãnh đạo của đảng. Lại vẫn tiếp tục giữ định hướng XHCN đối với nền kinh tế.  Đất đai, các tài nguyên thiên thiên, các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý… thuộc sở hữu toàn dân là phù hợp, mặc dù trong thực tế đã thể hiện rõ quy định này  không rõ về chủ thể sở hữu.
Thế là gần cả năm nay, những góp ý, bổ sung, đề nghị, kiến nghị rất xây dựng và chân thành của cử tri cả nước, các nhân sĩ, trí thức, các cựu trào cách mạng, cựu chiến binh…coi như ‘vứt sọt rác’; chỉ tổ mất thời gian, tốn giấy mực, mất công tranh cãi tranh luận… thì nay đã thấy rõ (phần lớn) chẳng mang lại được bao nhiêu theo nguyện vọng toàn dân.
                   >  Ông Phan Trung Lý xổ toẹt …
                             >  Bỏ phiếu cho…chính mình 
       Biết bao khóa, kỳ họp quốc hội rồi, bày ra cho đủ ‘lệ bộ’ gọi là tôn trọng dân chủ vậy thôi, nhưng cứ xem từ quan điểm lãnh đạo, đánh giá, nhìn nhận, ý quyết định của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương như thế nào, thì biết ngay là Quốc hội sẽ đưa ra quyết định những vấn đề đúng như vậy, ít nhất: Cơ bản phải như vậy! Nhiều người dân nói: “Họp hành là việc của các ông ấy, muốn làm kiểu gì đều theo ý họ, đừng có hy vọng những góp ý, đề xuất của cử tri, đừng mất công nói đến dân ý, dân nguyện”! Thế là ông lão làng 'trường sinh bất tử' Vũ Như Cẩn và bà cơ chế Nguyễn Y Vân cứ lù lù choán ra đấy trọng mọi chuyện lớn của quốc gia! Bàn về chuyện gì thì cuối cùng họ cũng 'bỏ phiếu cho chính mình' (Suy cho cùng thì cũng 'ta với nhau cả mà!", phải quán triệt 'trong tình đồng chí thương yêu lẫn nhau'). .
             Ngay như cuộc bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh 'cỡ bự' sắp tới, ai nhiều phiếu, ai ít phiếu về cơ bản cũng có thể biết rồi. Tất nhiên, 'bộ phận lớn' suy thoái, biến chất, tham nhũng'  - như đánh giá trong NQTW4 - sẽ rất tín nhiệm những cá nhân lãnh đạo và 'bộ phận nhỏ' quyền cao chức trọng mà có lợi cho họ. Sẽ rất ít lá phiếu 'vì nước vì dân'! 
          Đại biểu Lê Thanh Vân (thành phố Hải Phòng): "Việc Quốc hội sẽ dễ dãi cho qua khuyết điểm của những người được đưa ra lấy phiếu theo kiểu “hòa cả làng” vẫn có thể diễn ra. Nếu như vậy, tác dụng của việc bỏ phiếu tín nhiệm sẽ không cao và không có chuyện mở lối cho văn hóa từ chức". Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa Lê Nam có những đánh giá không mấy “bình yên” với một số chức danh trong số 49 chức danh thuộc diện lấy phiếu này – bởi theo ông, họ nói không thuyết phục, không làm cho người khác tin tưởng. Ông Nam cho rằng nếu tất cả 49 chức danh đều đạt tín nhiệm cao và rất cao thì không phải là kết quả tốt bởi trong tình hình đất nước hiện tại, dư luận hiện tại, với những vấn đề đang đặt ra cho thấy không phải mọi thứ đang tốt đẹp. Ông Nam nói: “Nếu kết quả mà tất cả đều được tín nhiệm cao thì tôi nghĩ niềm tin của nhân dân sẽ thêm sứt mẻ”. 
          Đúng thế, biết như vậy hết rồi, còn trông chờ, hy vọng được cái  gì?
BVB

Copy từ: Bùi Văn Bồng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét