CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

Trang Ba Sàm: "Bỏ đang, đa đảng" - (6)

- Phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng: Bầu cử thật Đảng CS ‘vẫn có thể thắng’ (BBC). “Nếu bầu cử tự do thật sự thì đảng Cộng sản với hệ thống chính trị của mình ở tận cơ sở như vậy thì vẫn có thể thắng lợi. Có thể mấy chục phần trăm đó nhưng vẫn là một đảng cầm quyền và như vậy lúc đó có chính danh. Như thế là có một cơ chế dân chủ, và lực lượng đối lập trong một xã hội công dân sẽ ngày càng phát triển, và sẽ đến lúc nó lớn dần lên”.

Tiếp chủ đề “bỏ đảng”, “đa đảng”, phần 6 (xem phần 1phần 2phần 3, phần 4, phần 5).
Vậy là cho tới hôm nay, sau 12 ngày kể từ khi ông Lê Hiếu Đằng « nổ phát pháo » đầu tiên vào dinh lũy húy kỵ nhất của đảng, ta có thể cảm nhận bộ máy tuyên giáo của nó đã chính thức được khởi động, với 5 bài phản pháo.

Bám sát theo tình hình thời sự nóng bỏng, bài bình luận này xin tạm ngưng nói về DÂN TRÍ, để bàn tới cuộc … ĐẤU TRÍ, ĐẤU LÝ.

Cũng để độc giả tiện theo dõi, chúng tôi đã mở một chuyên mục riêng trên đầu trang, có tên là ĐẢNG PHÁI, trước mắt tạm lưu trữ tất cả những bài viết thu thập được về cuộc trao đổi này, kế đến có thể là những tư liệu phục vụ kiến thức về các đảng phái, tổ chức chính trị trong, ngoài nước.

Gọi đây là một cuộc “đấu trí” và “đấu lý” vì rõ ràng đã xuất hiện hai “phe” có hai quan điểm trái ngược nhau, đang vừa tuyên truyền vừa thăm dò chiêu thức của nhau, một bên muốn đa đảng, một bên “kiên định lập trường” độc đảng cộng sản cầm quyền. Thêm nữa, cuộc đối đầu này cũng mới chỉ trên phương diện tuyên truyền, chưa có dấu hiệu phải sử dụng tới những ngón đòn pháp lý, khi phía “đa đảng” mới chỉ qua bài viết, trả lời phỏng vấn, chứ chưa có động thái “tụ tập đông người”, hay biểu tình, trưng biểu ngữ kêu gọi, … để mà bị bên kia kiếm cớ xử lý.

2 

Thế nhưng, nếu coi những gì diễn ra trong 12 ngày vừa qua như là Hiệp 1, thì phe “độc đảng”, với lực lượng cực kỳ hùng hậu, nhưng lại tỏ ra quá yếm thế so với phe “đa đảng” – không tấc sắt trong tay, tiên phong là một ông già nằm viện đang chữa trị trọng bệnh.
Với 5 bài báo của những “cây viết” vô danh, ngụy danh, “bí danh” phải đối chọi với hàng chục bài viết khác, trong đó có nhiều nhân vật tiếng tăm, có bề dày đáng nể về lý luận chính trị, thì thật là một cuộc đấu lý không cân sức.

Thậm chí, nếu thông tin mới đây từ một độc giả cung cấp về “cây viết” Hà Trọng Nghĩa trên Đại đoàn kết sáng qua là đúng, thì càng lo cho phe “độc đảng” đang phải vơ bèo vọt tép, chiêu mộ cả những phần tử cơ hội chính trị đầu đường xó chợ. Do chưa có điều kiện kiểm chứng, nên chỉ xin trích đoạn: Đôi nét về Hà Trọng Nghĩa: tên thật: Hà Văn Thọ. Sinh 1957 nhưng khai man trong lý lịch Đảng là năm 1961. Từng làm ở các báo: Nhi Đồng, Giáo dục thời đại, Sài gòn giải phóng. Theo nhiều đồng nghiệp thì Thọ đi đến đâu tai tiếng đến đấy. Khi đang làm ở báo Giáo dục thời đại, người ta ko ngửi được muốn đuổi Thọ thì Thọ mặc cả: cho em vào Đảng em sẽ đi …”. Nhìn cuối trang báo thì vị này là đương kim Thư ký tòa soạn.

Nhưng đó mới chỉ là hình thức, còn nội dung các bài viết, cách tranh luận của phe “độc đảng” thì cũng đã có một số bài của phe “đa đảng” mổ xẻ đến nơi đến chốn.

Nặng ký nhất làm phe “độc đảng” khó đỡ có lẽ là bản Dự thảo Ý kiến của LS Trần Vũ Hải. Liệu Ủy ban thường vụ Quốc hội có thể trả lời được hay không, hay lại “im lặng đáng sợ”? Một sản phẩm chuẩn mực cả về kiến thức pháp luật, thái độ làm việc nghiêm túc, lẫn sự khôn ngoan trong tranh đấu ôn hòa, để đấu trí với những thứ tạp nham mà các báo QĐND, ND, ĐĐK tung ra. Đây cũng chính là minh họa rõ nhất cho tính chính danh, chính nghĩa hay không trong cuộc đấu trí – đấu lý này.

Điều đáng lo cho phe “độc đảng” là mới chỉ Hiệp 1 mà đã tỏ ra kém cỏi vậy, trong khi không hiểu họ có lường trước diễn biến của các hiệp sau sẽ ra sao chưa? Nếu chưa, xin được có vài gợi ý để vừa giúp cho phe “độc đảng” chuẩn bị lực lượng, phương án đối phó, cũng để những độc giả nào vội lo cho những diễn biến tiêu cực sẽ phải nghĩ lại. Đó là:

- Liệu tới đây, có những cá nhân, nhóm đảng viên ĐCSVN tuyên bố thành lập “Đảng Bác Hồ”, hay “Đảng Mác-xít thì đám báo chí quốc doanh như Quân đội nhân dân, Nhân dân, Đại đoàn kết có dám lên tiếng mạt sát như với Đảng Dân chủ xã hội mà ông Lê Hiếu Đằng khởi xướng hay không?

- Ngoài ra, cũng có thể có những lực lượng khác, với những đòi hỏi khác nhau, như “tách đảng” (Đảng LĐVN và Đảng CSVN), lập Nhóm Cải cách, v.v.. trong đảng. Với một đối thủ đã khó “chơi”, vậy phải đối phó với nhiều đối thủ một lúc, đều xuất phát từ trong nội bộ đảng, thì sẽ ra sao?

- Phản ứng thiếu khôn ngoan vừa qua, và có thể cả trong thời gian tới, của phe “độc đảng” liệu có như “đổ thêm dầu vào lửa”, kích động những đảng viên còn phân vân, chưa quyết định theo phe “đa đảng”, nay quyết dấn tới?

- Liệu cú “gây sốc” của ông Lê Hiếu Đằng có phải là cánh quân chính của phe “đa đảng”, hay đó chỉ là đòn nhứ nghi binh, động tác giả, khiến phe “độc đảng” lỡ đà, để sau đó mới xuất hiện thực sự một vài nhóm khác với những đòn nhẹ ký hơn?

- Liệu những đảng viên trong nhóm “Kiến nghị 72” có lên tiếng về những tuyên bố của ông Lê Hiếu Đằng, người cũng tham gia ký tên trong bản Kiến nghị đó? Việc “lên tiếng” có thể có nhiều mức độ khác nhau, từ ủng hộ cho tới đơn giản chỉ đòi ban lãnh đạo đảng phải trả lời chính thức cho toàn thể đảng viên để tránh dư luận hoang mang …

- Liệu sẽ còn có những sáng kiến khác khiến các cơ quan có trách nhiệm không dễ lẩn tránh, ví như tổ chức đoàn đại diện các đảng viên tới Văn phòng trung ương đảng, trao trực tiếp một bản kiến nghị cho Ban Bí thư, tương tự với cách làm với bản Kiến nghị 72?


Và … còn nhiều nữa những khả năng có thể xảy ra.


Copy từ: Ba Sàm


..........................

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét