CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

Dư luận viên, vô dụng và hữu ích

Dư luận viên, vô dụng và hữu ích

Mời bà con đón đọc một tiết lộ bí mật kinh hoàng "Ai là xếp của tất cả 'Dư luận viên' trong cả nước" vào đúng 1h sáng ngày mai, tức ngày 03/03/2013.


***


Chuyện ông Hồ Quang Lợi, quan chức truyền thông chính phủ thông báo về một "đội ngũ bút chiến, dư luận viên" khiến cộng đồng mạng có thêm đề  tài hấp dẫn để  bàn tán. Xã hội tiến bộ là một xã hội phản biện, cái được gọi là "bút chiến, dư luận viên" thực chất ra cũng là một hình thức phản biện, nhưng nó xuất hiện trong một  đất nước không có báo chí tư nhân, cùng một hệ thống tuyên truyền khổng lồ từ trung ương đến cơ sở vốn đã "ưu ái" dành cho người dân những bữa cơm "định hướng" no nê, nhàm chán... vài chục năm qua. Cái gì cũng có tính hai mặt của nó, người viết nhìn tính đa chiều của sự việc này theo cách riêng của mình.
Vô dụng!
Sự vô dụng đến ngay từ ý định cũng như mục đích triển khai thực hiện "đội ngũ bút chiến, dư luận viên" này của nhóm người "sáng tạo, thành lập" ra nó. Thất bại là điều tất yếu, dễ hiểu. Trong một thời gian quá dài, nếu ai chịu khó làm một con số thống kê thì sẽ thấy được hầu như, đa số những "kiến tạo" mang "đầu óc, tầm vóc quan trí quốc doanh" đều dẫn đến kết quả như thế. Một việc làm chí công vô tư, xuất phát từ cảm xúc chính mình, đại diện cho lẽ phải, cho tinh thần tiến bộ xã hội... bao giờ cũng đánh động, thuyết phục lòng người hơn là những gì vụ lợi, gượng ép, bắt buộc, định hướng, không thật lòng, qua loa đại khái cho xong chuyện...
Đã thế, ngay từ khi chưa hình thành cái nhóm "chuyên gia" ấy, thế giới mạng đã làm quen với những cụm từ "an ninh mạng, công an mạng, bồi bút, bút nô, quân phản động ...". Ở đời, "chín người mười ý" là chuyện thường, bản thân các bạn còm "trong sáng, ngây thơ" khi đưa ra những lập luận trái ngược nhau đã lập tức "tặng" cho nhau "danh hiệu nói trên" mà không thèm phải chứng minh, dẫn chứng làm chi cho mệt. Như vậy, với "nặc danh, bút danh, bí danh, tục danh .., và những cái tên đặc biệt khác" cộng đồng còm đã chuẩn bị cho mình một thái độ phù hợp với suy nghĩ và tính cách riêng của mình. Điều đó chẳng có gì mới mẻ, nó được định hình ngay từ thũa sơ khai của các trang web, blog có phản hồi, và sự cảnh giác đó lại "vô cùng cần thiết" đối với thể chế chính trị "nói vậy mà không phải vậy" ở Việt Nam.
Cuối cùng, quan trọng nhất vẫn là nội dung, mà bạn đọc bây giờ thừa thông minh và cũng chỉ đủ thời gian để sàng lọc những thông tin cần thiết, có ích cho chính bản thân mình.
Hữu ích?
Muốn viết được "bút chiến", muốn làm được "dư luận viên", thì người ấy ít nhất cũng biết được cái chữ, phải ngồi đọc, ngồi viết, chịu khó "lang thang" tìm tòi trên mạng, tức là không thất nghiệp, tức là được trả lương để nuôi mình và giúp đỡ gia đình. Điều đó hữu ích hơn những kẻ cũng ăn lương nhưng suốt ngày nhậu nhẹt, cà phê, thuốc lá, chờ điện thoại đi đến chổ này chổ kia, dùng bạo lực thay lý lẻ, luật pháp để đạp mặt, bẻ tay, khóa chân những dân lành khắc khổ lam lũ tội nghiệp.
Mặt khác, khi "chuyên gia bút chiến", "dư luận viên" tung ra những ý kiến trái chiều, buộc người tạo ra nội dung ban đầu cũng như bạn đọc phải suy nghĩ và tìm cách phản biện, sự đa chiều đó theo nghĩa tích cực sẽ giúp cho tất cả mở rộng tri thức, từ đó rút ra được những kinh nghiệm, ý tưởng, lập luận bổ ích riêng cho từng cá nhân trong diễn đàn.
Blogger Bùi Thanh Hiếu tự giới thiệu mình là dân giang hồ, nhưng do bản tính mê cái chữ, siêng đọc sách, gần gũi tiếp xúc thường xuyên với các bậc nhân sĩ, trí thức hàng đầu của VN mà giờ đây, cộng đồng blog trong và ngoài nước biết đến một cây bút mạng quen thuộc, đến những bài viết "Đại vệ chí dị" thú vị dưới tục danh "Lái gió" hay "Người buôn gió". Đồng thời, anh ta cũng là một công dân mạng xông xáo, nhiệt huyết với phong trào dân chủ. Dẫn chứng ra như vậy để nói rằng, dù  các "chuyên gia bút chiến", các "dư luận viên" có tham chiến với những lời lẽ "ba que xỏ lá" thì trong quá trình "ngồi đọc", ngồi "lang thang tìm tòi" ấy, họ cũng tự giữ lại cho mình những ý hay, điều lạ .., và ngộ ra được ít nhiều chân lí, lẽ phải, những tư tưởng tiến bộ của nhân loại mà vì hoàn cảnh bị "nhồi sọ", họ đã bất hạnh chưa thể làm quen, tiếp nhận, tiếp xúc được. Cứ như thế, "nước chảy đá mòn", "kiến tha lâu đầy tổ", biết đâu một ngày đẹp trời, họ lại trở thành những "chiến binh dân chủ" thực thụ từ lúc nào mà chính họ cũng không hay biết.
Ngay lúc định hình những trang blog cộng đồng, các nhà báo Việt Nam (tất nhiên là công tác tại báo quốc doanh) từ thái độ không dám, đến một số rất ít .., và hiện tại thực tế cho thấy, có rất nhiều nhà báo đã mạnh dạng tạo những trang blog cá nhân. Ho viết lung tung, đủ mọi thứ chuyện trên trời dưới đất, và quan trọng hơn là trong những nội dung ấy không thiếu cả sự phê phán, chỉ trích những khuyết điểm, thói hư, tật xấu của chính phủ, của chế độ. Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, người được đề cử giải thưởng "Công dân mạng 2013"  vừa tâm sự với BBC "Nhà báo VN nghĩ mà không dám nói". Chẳng sao, từ "nghĩ được" đến "nói được" là cả một quá trình, nhưng phát biểu đó đã minh chứng rõ ràng cho chân lý  "những điều hay, những tiến bộ, những tư tưởng thời đại... đã được, sẽ được, phải được... tiếp thu, định hình, lưu lại" trong đầu những người theo nghề viết lách ấy-nói riêng, và cho tất cả mọi người chúng ta-nói chung.
Vậy thì, thay vì những "dèm pha, nhạo báng" theo kiểu "chơi tao, tao chơi lại" hay "biết rồi, khổ lắm, nói mãi" thì giới blogger, những công dân mạng "lề trái", "lề nhân dân" .., bằng nhiều cách diễn đạt, hãy cố gắng viết những bài thật hay, thật bổ ích, phản ánh trung thực, đầy ấp tính thời sự, lời lẽ mạch lạc, rõ ràng, thuyết phục... để giúp tăng thêm tính "hữu ích" cho những "chuyên gia bút chiến", những "dư luận viên" mà chính quyền buộc phải khổ sở gấp rút "thụ tinh, mang nặng, đẻ đau, nuôi dưỡng" bởi vì, ... bộ máy tuyên truyền khổng lồ hiện nay đã bất lực.
 Tình hình kinh tế trong nước diễn biến quá bi đát, người dân đã, đang, và sẽ... thất nghiệp dài dài, ai có được "công ăn việc làm" thì nên mừng cho họ.
MP

P/s: Cái gì cũng có quy tắc và bất quy tắc. Nếu gặp trường hợp bất quy tắc thì bó tay, đành chấp nhận học thuộc lòng cho nhớ, dạng như "viết để thêm yêu Đ... hơn", dạng như "sống vì vợ, vì con là không hèn"...

Xem thêm:
- Quan báo tào lao và công luận "nhao nhao"
- Sự hài hước của Nguyễn Thế Thịnh
- Trương Duy Nhất và Tom Cat
- Ẩn số anh Ba Sàm
- Quá ẩu hay là sự ngây thơ đầy toan tính





Copy từ:Phước Béo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét