CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Bà con chuẩn bị gánh nhá: Thế lực thù địch sẽ chia mỗi người 762 USD


Bà con chuẩn bị gánh nhá: Thế lực thù địch sẽ chia mỗi người 762 USD

Nợ công bình quân của Việt Nam là 762,2 USD/người

(VOV) - Theo đồng hồ nợ công toàn cầu, lúc 13h hôm nay (28/9), trung bình mỗi người dân Việt Nam đang gánh số nợ công trên 760 USD.
Nợ công trung bình 762,2 USD/người

Theo Đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang The Economist.com, tính đến 13h (giờ Việt Nam) hôm nay (28/9), nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 68,119 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 762,2 USD; nợ công chiếm 49,9% GDP. Cùng thời điểm, nợ công toàn cầu đang ở mức trên 48.947 tỷ USD.

Thông số nợ công trên Global debt clock lúc 13h ngày 28/9/2012
Trước đó, số liệu mà Economist đưa ra, tổng mức nợ công của Việt Nam nằm trong nhóm nước có mức nợ công trung bình của thế giới. Cụ thể, lúc 15h30 ngày 4/9, nợ công của Việt Nam vào khoảng 67,6 tỷ USD, tương đương 50% GDP, tăng 11,2% so với năm 2011. Mức nợ công bình quân đầu người của Việt Nam đang là 756,9 USD. Còn nợ công toàn cầu 48.771 tỷ USD.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong còn cho biết, dịch vụ nợ công Việt Nam tăng. Tính đến 31/12/2012 nợ công sẽ là 58,4% GDP (trong khi cuối năm 2011 là 54,6% GDP). Và dự báo năm 2015 mức nợ sẽ lên tới 65% GDP, trong đó nợ nước ngoài và Chính phủ dưới 50%. Dịch vụ nợ nước ngoài năm 2011 là 12,5% và 2012 là 13,5% tổng thu ngân sách Nhà nước.

Quy mô nợ tăng nhanh

Ông Nguyễn Minh Phong nhận định, có 4 thách thức nợ công của Việt Nam.

Thách thức thứ nhất là quy mô nợ tăng nhanh vượt dự báo. Ông Phong dẫn ra rằng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết, tính đến 31/12/2012, tỷ lệ nợ Chính phủ là 45,7% GDP, nợ nước ngoài là 42,2%; nợ công là 57,3%. Trong kế hoạch trình Quốc hội, đến 31/12/2011, nợ công là 54,6%, đến 31/12/2012 là 58,4% GDP. Ngày 8/11/2011, Quốc hội đã thông qua nâng trần nợ công Việt Nam đến 2015 không quá 65% GDP, dư nợ của Chính phủ không quá 50% GDP và dư nợ quốc gia không quá 50% GDP.

Thách thức thứ hai, điều kiện nợ ngày càng ngặt nghèo hơn: trong tổng nợ công của Việt Nam, cuối năm 2009 vay ODA chiếm tỷ trọng 74,67%, vay ưu đãi chiếm 5,41%, vay thương mại 19,92%.... Sang năm 2010, vay nợ với lãi suất thấp 1-2,99%/năm chiếm khoảng 65,5% tổng dư nợ.

Đặc biệt, các khoản vay có lãi suất cao từ 6-10%/năm trong năm 2010 đã lên tới 1,89 tỷ USD, gấp hơn 2 lần năm 2009. Hiện các chủ nợ chính của Việt Nam vẫn là Nhật Bản, Pháp, ADB, WB…

Hệ số an toàn nợ giảm

Thách thức thứ ba là dịch vụ nợ tăng nhanh, hệ số an toàn nợ giảm: dịch vụ nợ nước ngoài của Việt Nam trong năm 2010 là 1,67 tỷ USD, trong đó riêng tiền lãi và chi phí hơn 616 triệu USD, tăng gần 30% so với con số 1,29 tỷ USD của năm 2009.

Nợ nước ngoài của Việt Nam đang lớn gấp 3 lần so với dự trữ ngoại hối (khoảng 14-15 tỷ USD). Năm 2011, dự kiến trả nợ 86.000 tỷ đồng, chiếm 12,5% tổng thu ngân sách nhà nước; năm 2012 sẽ phải trả 100.000 tỷ đồng, chiếm 13,5% tổng thu.

Trong khi đó, ông Phong cho biết, nợ công của Thái Lan chỉ có 44,1% GDP và dự trữ ngoại hối là 176 tỷ USD; Indonesia, Malaysia nợ công chỉ 26,9% GDP, Philippines 47,3%…

Ông Phong còn dẫn ra rằng, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, hiện nay tổng số dịch vụ nợ (trả nợ cả gốc và lãi) của Chính phủ chiếm khoảng 14-16% tổng thu ngân sách nhà nước. Trong khi đó, theo thông lệ quốc tế, mức dịch vụ nợ an toàn là không quá 30% tổng thu ngân sách.

Thách thức thứ tư là đầu tư công chưa hiệu quả là nguồn gốc lớn nhất làm tăng nợ công. Ông Phong lấy ví dụ, Việt Nam hiện có 194 khu công nghiệp, 1643 cụm công nghiệp, 15 dự án khu kinh tế ven biển, ước tính cần hơn 2000 tỷ USD (bằng toàn bộ đầu tư cả nước trong 50 năm nữa) để đầu tư.

Năm 2011, cả nước “lọt lưới” 333 dự án mới sai đối tượng sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ. Nợ của các doanh nghiệp nhà nước đang chiếm tới 70% nợ xấu của các ngân hàng.

Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tính đến hết tháng 8/2011, nợ xấu toàn ngành ngân hàng ở mức trên 76.000 tỷ đồng và đang có xu hướng tăng. Trong đó, các tổ chức tín dụng có nguy cơ mất trắng khoảng 37.000 tỷ đồng (thuộc nợ nhóm 5). Nợ xấu của một số ngân hàng cao hơn mức bình quân của toàn ngành là 3,21%/tổng dư nợ.
Xuân Thân/VOV online 

Nợ công của Việt Nam tương đương 55,4% GDP


Chính phủ cũng cho biết nợ công của Việt Nam sẽ không vượt qua 65% vào năm 2015.
> Mỗi người Việt gánh 750 USD nợ

Báo cáo của Chính phủ về tình hình nợ công vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội. Đây là báo cáo thường niên, song báo cáo năm nay chi tiết hơn, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển nhận xét.
Theo báo cáo, tổng số vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài tính đến cuối năm 2011 đạt 71,7 tỷ USD, trong đó số vốn đã được ký kết (thông qua các hiệp định vay/thoả thuận viện trợ không hoàn lại) là 54,1 tỷ USD. Vốn ODA đã được giải ngân cho các chương trình, dự án là 33,41 tỷ USD.

Phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước năm 2010 được 68.292 tỷ đồng, năm 2011 đạt 80.447 tỷ đồng và và dự kiến năm 2012 là 120.000 tỷ đồng.

Vẫn tính đến thời điểm 31/12/2011, tổng số vốn cam kết vay thương mại nước ngoài là 4,08 tỷ USD, tổng số vốn đã rút là 3,06 tỷ USD, dư nợ là 2,9 tỷ USD.
Trong số các chủ nợ nước ngoài, Nhật Bản vẫn là chủ nợ lớn nhất, sau đó là Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á. Ảnh: Hoàng Hà
68% dư nợ vốn vay nước ngoài của Chính phủ được đưa vào cân đối ngân sách, 32% cho vay lại các dự án đầu tư có khả năng thu hồi vốn, báo cáo phân tích.
Cũng tính đến ngày cuối cùng của năm trước, tổng trị giá vay nước ngoài của Chính phủ đã giải ngân để cho vay lại tương đương 12,6 tỉ USD. Dư nợ các dự án cho vay lại của Chính phủ tương đương 10,3 tỉ USD, bằng 8,5% GDP, tập trung vào điện, dầu khí, công nghiệp tàu thủy, cấp nước, nông nghiệp, đường cao tốc, hàng không, cảng biển, công nghiệp, xi măng, phát triển hạ tầng đô thị…
Tình hình vay nợ, tính đến 31/12/2011:
● Tổng số vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài là 71,7 tỷ USD
● Tổng số vốn cam kết vay thương mại nước ngoài là 4,08 tỷ USD
● Dư nợ các dự án cho vay lại của Chính phủ tương đương 10,3 tỉ USD, bằng 8,5% GDP
● Trong số 580 dự án cho vay lại, số dự án có nợ quá hạn là 55 dự án
● Tổng số dư nợ công bằng 55,4% GDP, giảm 1,9% so với năm 2010
Theo đánh giá của Chính phủ, các dự án này hoạt động có hiệu quả, việc trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Tuy nhiên, trong số 580 dự án cho vay lại, số dự án có nợ quá hạn đến 31/12/2011 là 55 dự án, với số dư nợ gốc quá hạn chiếm 0,7% tổng dư nợ cho vay lại.

Không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, chỉ tiêu về trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước trong 10 năm qua luôn nằm trong giới hạn an toàn (dưới 20% tổng thu ngân sách nhà nước), báo cáo nêu rõ.

Chính phủ cũng cho biết, đến 31/12/2011, có 91 dự án đã được cấp bảo lãnh vay nước ngoài với tổng trị giá vốn cam kết là 10,468 tỷ USD, trong đó có 20 dự án đã hoàn trả hết nợ.

Còn số dự án vay trong nước của các doanh nghiệp được cấp bảo lãnh đến 31/12/2011 là 16, với tổng số vốn cam kết là tương đương 3,21 tỷ USD (có 8 dự án đã trả hết nợ). Tổng số đã giải ngân đến hết năm trước là 2,24 tỷ USD và dư nợ gốc là 1,45 tỷ USD.

Đáng quan ngại ở lĩnh vực này là có 5/16 dự án xi măng và 2/4 dự án ngành giấy... gặp khó khăn trong việc trả nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Bộ Tài chính đang phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư, bộ, ngành chủ quản để thực hiện tái cơ cấu tài chính các dự án này.

Nợ công đến năm 2015 không quá 65% GDP

Vẫn lấy thời điểm đến ngày 31/12/2011, Chính phủ cho biết tổng số dư nợ công bằng 55,4% GDP, giảm 1,9% so với năm 2010. Trong đó, các khoản nợ trực tiếp của Chính phủ chiếm 78% và bằng 43,1% GDP. Nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm khoảng 21% và bằng 11,7% GDP. Nợ chính quyền địa phương chiếm khoảng 1,0% và bằng 0,5% GDP.

Về cơ cấu các chủ nợ, các nhà đầu tư trái phiếu Chính phủ trong nước chiếm 28%. Còn trong số các chủ nợ nước ngoài thì Nhật Bản vẫn là chủ nợ lớn nhất, chiếm 17%, Ngân hàng Thế giới chiếm 13%, Ngân hàng Phát triển Châu Á chiếm 8% và còn lại từ các chủ nợ khác.

Cùng với xu hướng gia tăng về nợ công, nợ Chính phủ trong năm 2012 và các năm tiếp theo vẫn tiếp tục thì chi phí vay nợ cũng có xu hướng gia tăng, theo phân tích tại báo cáo.
Theo định hướng của Chính phủ, nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) đến năm 2015 không quá 65% GDP, trong đó dư nợ chính phủ không quá 50% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.

Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không kể cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm không quá 25% và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia hàng năm dưới 25% giá trị xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.

Bên cạnh đó, đảm bảo chỉ tiêu tỷ lệ dự trữ ngoại hối nhà nước so với tổng dư nợ nước ngoài ngắn hạn hàng năm trên 200%.

Chính phủ cũng cho biết sẽ chỉ xem xét cấp bảo lãnh vay trong nước đối với các dự án cấp bách, công trình trọng điểm quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh vay trong nước.

Trước mắt chưa xem xét bảo lãnh phát hành trái phiếu quốc tế. Các doanh nghiệp hoặc ngân hàng thương mại nếu có nhu cầu thì chủ động phát hành trái phiếu quốc tế không có bảo lãnh chính phủ.

Sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế, Chính phủ khẳng định.
(Theo VnEconomy)

 Trần Hùng tổng hợp


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét