CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Toàn dân lấp ao, cả làng lấn chiếm


Nguyễn Mộng Hoài 
Nói như vậy thì có người bảo tôi là một anh chàng "lộng ngôn" thổi phồng vấn đề lên, chứ chuyên đất đai bây giờ đã có "Hiến pháp" lại có "Luật", lấy đâu ra mà "lấn chiếm ghê thế ?

Vâng, cứ cho là tôi "lộng ngôn", nhưng thực tế diễn ra hằng ngày trong suốt hơn 10 năm qua tại quê tôi lại đúng là như vậy. Quê tôi là một xã thuộc trung tâm châu thổ sông Hồng, đất chật người đông, đang có tốc độ "đô thị hóa" và "xây dựng nông thôn mới" nhanh đến chóng mặt.

"Công nghiệp về làng" đã thay đổi nhiều cả một vùng quê xưa nay thuần nông, người nông dân nhiều đời "bán lưng cho trời, bán mặt cho đất". Xã tôi được "quy hoạch vào một khu công nghiệp của tỉnh" theo báo cáo của UBND xã, thì có đến 30 doanh nghiệp đã vào địa bàn xã, trong đó có 2 tập đoàn lớn là dệt may và kinh tế Nhật Bản, mỗi doanh nghiệp "thuê" 100 héc-ta đất canh tác lâu đời của nông dân. Hai doanh nghiệp này "làm ăn lớn" nên 7 năm nay chưa triển khai sản xuất. Doanh nghiệp dệt may còn quảng cáo bán "hạ tầng cơ sở" trên "vị trí chiến lược" nhưng xem ra chưa ai mặn mà lắm. Hầu hết các doanh nghiệp công nghiệp dịch vụ vào địa bàn, lúc đầu tuyển công nhân rầm rộ, xây dựng hạ tầng cũng rầm rộ, nhưng sau ba năm "suy thoái kinh tế" đến nay hầu như nằm im hoặc đã "giải thể" bằng nhiều cách, nhiều thủ đoạn sa thải công nhân và "tuyển công nhân".
Trong bối cảnh ấy, một xã có 450 hec-ta đất canh tác, đã "bán" hết 400 hec-ta cho các doanh nghiệp theo quy định của tỉnh, với giá đền bù giải phóng mặt bằng "rẻ như bèo", năm đầu được 7 triệu một sào, ông xã khấu trừ 100.000 đồng/sào để "làm giấy tờ", người dân chỉ được nhận 6,9 triệu. Vậy mà ai cũng hí hửng, vì quê tôi họ không yêu ruộng đất nữa' vì nông dân làm ăn cực khổ những lại phải è cổ đóng các loại phí hết cả thóc ăn. Ngày nay, không còn diện tích canh tác để chuyển nhượng nữa thì dân phải chạy đôn chạy đáo kiếm ăn, chứ biết làm thế nào ? Còn lạo ít ruộng "đầu thừa đuôi theo" giao cho một số gia đình nông dân, phần lớn là nông dân nghèo" tiếp tục làm nông nghiệp, nhưng hàng vụ vẫn phải nộp đủ mọi thứ phí và nhất là phải chịu giá rất cao các loại vật tư cần thiết "đầu vào" thành ra ít ai còn thiết tha với làm nông nghiệp nữa. Toàn xã hết ruộng, không còn lý do để nuôi trâu "là đầu cơ nghiệp", chăn nuôi cũng kém phát triển, đa số các gia đình nông dân để trống chuồng, hoặc dẹp chuồng lợn nhường chỗ cho công trình phụ.
Xã tôi hiện có 11 nghìn dân cư trú ở 9 thôn, trong đó 6 thôn giáp quốc lộ lớn. "Nhà mặt phố, bố làm to" không chỉ còn là "phương châm" là "khẩu hiệu", mà đã thành hiện thực. Một xuất đất ở 100 mét vuông có thời gian lên đến 1 tỷ đồng, vị trí gần chợ, gần quốc lộ giá còn cao hơn.
Lần theo "lý lịch", đất đai ở quê tôi có thể tóm tắt như sau:, sau CCRĐ năm 1956, ruộng đất được chia theo khẩu hiệu "người cày có ruộng", nhân khẩu được bình quân 3 sào Bắc Bộ (mối sào 360 mét vuông), vào loại trung bình trong vùng. Sau nhiều năm, nhất là sau khi lên hợp tác xã nông nghiệp bậc cao, đất canh tác, đất nông nghiệp đã bị "ngót" đi, nay không còn được bình quân 1,5 sào/người. Sau chuyển nhượng có doanh nghiệp, hầu như các gia đình nông dân đều không làm lúa, chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp nữa. Ai giỏi chạy chợ thì "sáng gieo chiều gặt", ông già bà cả thì "ăn theo con cháu", duy nhất có lực lượng cán bộ, đảng viên làm việc từ cấp thôn trở lên đều giầu có và có vốn đất, có người có hàng chục xuất đất. Năm 1958, sau sửa sai CCRĐ, bắt đầu xây dựng phong trào hợp tác hóa nông nghiệp. Hai năm sau, 100% hộ nông dân "bắt tự nguyện" vào hợp tác xã, và một năm sau lên bậc cao. Toàn bộ ruộng đất, một vài năm đầu còn để lại "đất 5%" cho gia đình nông dân, sau lên bậc cao chuẩn bị trở thành nông trường hoặc nông trang tập thể theo mẫu của Liên Xô cũ, thì đất "phần trăm cũng không còn" Ở nông thôn thuần túy, nơi nào cũng có nhiều thùng vũng, ao chuôm. Lên bậc cao, toàn bộ các loại ao chuôm, thùng vũng đều "công hứu hóa" nghĩa là đưa vào quản lý tập thể, phần lớn lại bỏ hoang, hoặc chỉ đểcho bèo Tây tha hồ mọc. Tóm lại, ruộng đất sau hợp tác hóa nông nghiệp, tức là trước năm 1986 không còn sở hữu tư nhân nữa. Vì cái chính là sợ ruộng đất còn sở hưu tư nhân thì "nông dân dễ thành địa chủ phú nông hoặc tư sản ở nông thôn mất" nên đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng phải được "công hữu hóa" trao quyền sở hữu cho toàn dân" Cái ông toàn dân mơ hồ này tạo điều kiện cho hiện nay, người dân thường ngoài mảnh đất ông cha tổ nghiệp để lại hoặc đã sử dụng làm đất ở trên 30 năm thì cứ ở yên đấy, nhưng không được sở hữu, mà chỉ có quyền sử dụng, khi Nhà nước, kể cả Nhà nước cấp xã cần đến thì phải "được thu hồi" làm việc khác, thậm chí thu hồi của gia đình này giao cho gia đình kia, và hiện giờ hầu hết cán bộ đảng viên có tham gia công tác, nhất là cán bộ chủ chốt của xã đều có trong tay ít nhất là ba xuất đất trở lên. Nhiều cán bộ xoàng thôi những có điều kiện về tiền bạc, về "vốn tự có" đang sở hữu trên dưới mười xuất đất, trong tay có tiền tỷ là điều không lạ. Chỉ những người "ngắn cổ họng" là ít đất hoặc không có đất ở thôi.
Trong khi đó, đất đai và công tác quản lý đất đai có nhiều nghịch lý. Một phong trào không có ai đứng ra phát động mà phát triển rất rầm rộ, rất dai dẳng. Đặc biệt, những vùng nông thôn được "quy hoạch" vào "khu công nghiệp", đất đai trước đây rẻ như bùn, xin và cho dễ dàng. Xã tôi, cách đây gần 60 năm, đảng ủy có chủ trương "giãn dân" ra đồng, lập một xóm trại. Khi ấy ai "xung phong ra trại" được cấp một sảo đất ở, nhưng lúc đầu người ta còn ngần ngai, bèn "huy động đảng viên gương mấu". Một trong những đảng viên đi đầu ra trại ấy là gia đình ông H. Nhờ đó, đất chung quanh nhà ông ê hề, muốn lấn bao nhiêu thì lẫn, kết quả vài ba năm sau, diện tích đất ở nhà ông đã lên đến 5 sào, đủ để chia cho mỗi đứa con một khu đất rông bằng 4 lần tiêu chuẩn "nhà nước quy định". Bên cạnh đó, phong trào lấp ao, lấn chiếm đất đai phát triển như triều dâng không ai, không nghiej quyết nào ngăn nổi, tức là những nhà gần đất công, ở rìa làng rìa xóm, ở xóm trại và những nhà có đất "cha ông tổ nghiệp" để lại trước đây khi hợp tác bậc cao đều đã "công hữu hóa" tất cả, nay người ta có một lấn chiếm mười,nhà nào, họ nào cũng đòi đất, thậm chí có một số người chửi rất khỏe, ngày nào cũng réo Đảng ủy, Ủy ban ra chửi, cuối cùng lại được trả lại ao và xé ra làm nhiều mảnh bán hàng trăm triệ một xuất khi tiền còn có giá, trong đó "ông địa chính" và "ông chủ tịch xã đều có phần" Ông trưởng thôn tôi (nay là bí thư chi bộ thôn) chỉ có một vài thước đất ngày xưa mẹ ông ta cấy cỏ đá thêm cho trâu ăn mùa rét, nay ông "mở rộng đất công làm đất tư" rộng hàng nghìn mét vuông, gần quốc lộ, có người đánh tiếng trả ông ngót 10 tỷ đồng, ông vẫn chưa bán. Một dạo, xin xã được một cái giấy "chuyển nhượng" đất ở rất dễ dàng, miễn là có lót tay chút ít, và có từ 15 đến 25 triệu là có ngay sổ đỏ, còn lại "nội bộ trong làng" ông chủ tịch giấu mặt ít khi ký vào giấy chứng nhận chuyển nhượng mà chủ yếu nhờ Phó Chủ tịch KT (ký thay) mang cái giấy ấy về là có thể xây nhà bốn năm tầng trên mảnh đất được chứng nhận đó. Hầu hết những người lấp ao, lấn chiếm không bao giờ lại sử dụng đúng với diện tích "các cụ" để lại mà đều "nới rộng ra" rất nhiều. Đặc biệt có ông phó chủ tịch xã đương nhiệm không biết làm cách nào mà có đến 4,5 mấu Bắc Bộ cho dự án "nuôi cá sấu", nay trở thành đất tư của ông ấy rồi !
Cái việc dành đất "chùa" cho công nghiệp dịch vụ, đến cả ông Bí thư cũ của huyện cũng tiếc ngẩn tiếc ngơ rằng, lúc đầu vì mải mề "trải thảm đỏ" mời gọi đầu tư, nên đã để mặt tiền đất giáp quốc lộ cho doanh nghiệp quá rộng từ 150 đến 200 mét, giá như tỉnh đòn thì thu hẹp mặt tiền khoảng 50 mét, còn cho họ về phía sau có thể còn gấp đôi số doanh nghiệp vào làm ăn chứ không phải là ít ỏi như bây giờ. Tuy thế, khi giao đất cho doanh nghiệp chỉ chú trọng giao bề rộng mặt tiền để hấp dẫn doanh nghiệp còn toàn bộ diện tích phía sau doanh nghiệp lâu dần cũng biến hóa hết mà không phải tính vào diện "đền bù giải phóng mặt bằng". Lợi dụng tình hình, không ít cán bộ huyện, tỉnh thậm chí cả đến một vị Cục trưởng ơt một Bộ cũng đã nhao về xã mua vài ba xuất đất giá rẻ, làm vốn cho con cháu sau này và củng cố quan hệ làm ăn với địa phương.
Những ông quản lý đất đai ở xã có muôn vàn cách thức làm ăn lách luật, trốn luật và giả vờ chấp hành luật. Không bao giờ, kể từ 10 năm trở laị đây, khi phân phối ký nhận và bật đèn xanh cho người thân được đất không hề có sự công khai, và dân chúng đều không biết tường tận, bán cho, nhượng, xin bào nhiêu giá cả thế nào, cũng đều được giữ bí mật tuyệt đối. Ấy vậy mà từ cuối năm 2013, còn lại 20 xuất đất, mỗi xuất chưa đến 100 mét vuông do lấp một con trung thủy nông "vô dụng", lại được rao bán, rao thầu, lại ủy quyền cho Sở Tư pháp tỉnh bán đất hộ xã, trong khi cơ quan quản lý tài nguyền , môi trường, đất đai thì đứng ngoài. Sở Tư pháp tỉnh lầm pháp nhân tổ chức đấu thàu đất ở cho một xã. Kỳ lạ thay. Có thể chỉ ở Việt Nam mới có hiện tượng này.
Cho đến nay, thì phong trào "toàn dân lấp ao, cả làng lấn chiếm" ở xã tôi đã tạm lằng vì còn đất đâu mà chiếm, còn ao đâu mà lấp ? Chắc chắn là người được đất làm vốn, người lấp ao mở rộng diện tích nhà ở thì hí hửng. Thậm chí có người lấn chiếm được nhiều đất chung quanh nhà mình, đã bán bớt số diện tích cũ (đã được cấp sổ đỏ) lấy tiền xây nhà gác ba tầng trên đất lấn chiếm và nói rằng "Nhờ ơn Đảng và Nhà nước chúng cháu mới được ở Nhà gác như thế đấy !" Ôi, cũng là một loại "ơn đảng" mà là ơn đảng thật. Đảng không bật đèn xanh cho tự do lấn chiếm đất đai thì anh ta lấy tiền đâu mà xây nhà gác ?"
Chuyện đất đai ở quê tôi Hưng Yên còn chưa đến hối kết.
Tác giả gửi: Quê Choa’ blog 


 ....................

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét