(Tài chính) - Doanh nghiệp nhà nước là của nhà nước mà 'dính' nợ xấu không bỏ tiền ngân sách ra xử lý thì ai làm?.
TS Lê Xuân Nghĩa, Thành viên
Hội Đồng Tư Vấn Chính sách tiền tệ Quốc Gia đã lý giải với Đất Việt về
đề xuất mà nhóm tư vấn đưa ra với Chính phủ xin Quốc hội trích ngân sách
để xử lý nợ xấu.
Chỉ cứu tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước
Mới
đây trong báo cáo gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát
tái cơ cấu nền kinh tế, Chính phủ đã thừa nhận tái cơ cấu nền kinh tế
còn chưa được như mong muốn; tái cơ cấu hệ thống ngân hàng còn chậm...
Theo
đó Chính phủ đã đề xuất Quốc hội “xem xét dành một phần ngân sách nhà
nước để xử lý nợ xấu” của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Lý
giải về đề xuất này, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, phải có một nguồn tiền
thực sự để mạnh tay tái cấp vốn cho ngân hàng thương mại, cho phép họ
xóa những khoản nợ biết chắc là không thể thu hồi được ví dụ như nợ của
DNNN.
"Đây là xử lý nợ xấu cho DNNN. Nếu không xử
lý thì tín dụng sẽ bị đóng băng và không thoát ra được. Khi đó thì cả
nền kinh tế sẽ bị suy sụp chứ không không phải một mình người đi vay và
người cho vay 'chết'.
Doanh nghiệp phá sản đồng
nghĩa với việc người lao động không có công ăn việc làm. Chưa kể doanh
nghiệp nhà nước là của nhà nước nên không bỏ tiền ngân sách ra xử lý thì
làm gì có ai đứng ra?", TS Nghĩa phân tích.
Theo
ông Nghĩa, trên thực tế nợ xấu khi mà vượt quá khả năng xử lý của một
ngân hàng thương mại thì đây là vấn đề của nền kinh tế chứ không đơn
thuần là của người đi vay và cho vay.
Theo thống kê
sơ bộ, có tới 70% nợ xấu đang nằm tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà
nước, mà chủ nợ chủ yếu là các ngân hàng thương mại Nhà nước.
Chi ngân sách để xử lý nợ xấu đang được Chính phủ đề xuất với Quốc hội |
Nợ không xử lý được là vấn đề của quốc gia
Theo TS Nghĩa, kinh nghiệm các nước cho thấy khi nợ xấu không xử lý được thì nó trở thành vấn đề của quốc gia.
"Khi
đó xử lý nợ xấu là một vấn đề cần có quyết sách lớn, lựa chọn 1 phương
thức xử lý hiệu quả mà phương thức xử lý hiệu quả nhất đối với nợ xấu là
xử lý bằng tiền của ngân sách và phải được xử lý trong một thời gian
ngắn, nhanh, dứt điểm.
Lý do là vì càng để lâu thì
DN phá sản càng nhiều hơn, khiến cho khả năng thu hồi vốn kém hơn đã
đành, nhưng khả năng phục hồi của nền kinh tế cũng chậm đi", ông Nghĩa
nói.
Theo đó phần lớn các nước đi theo con đường
dùng một phần tiền của ngân sách, một phần tiền của NHNN, một phần tiền
của ngân hàng thương mại (NHTM) để xử lý nợ xấu.
"Việt
Nam cũng không có cách lựa chọn nào khác bằng cách dùng một phần tiền
của các NHTM thông qua quỹ dự phòng rủi ro, một phần là tiền của NHNN
thông qua trái phiếu đặc biệt và định chế tài chính-VAMC (Công ty Quản
lý tài sản của các tổ chức tín dụng)", ông Nghĩa nêu.
Thành
viên hội đồng tư vấn chính sách này cũng kỳ vọng việc trích một phần
ngân sách xử lý nợ xấu nếu giải quyết nhanh sẽ thúc đẩy nền kinh tế
trong giai đoạn này.
"Khi cả tín dụng phục hồi và
xử lý nợ xấu được giải quyết thì mới đẩy nhanh được tốc độ tăng trưởng
của nền kinh tế". TS Lê Xuât Nghĩa kỳ vọng.
Bích Ngọc
Đọc thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét