CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

112 công chức ngành thanh tra bị kỷ luật: Không có cán bộ nào dính đến tham nhũng?

112 công chức ngành thanh tra bị kỷ luật: Không có cán bộ nào dính đến tham nhũng?  



"Dư luận băn khoăn nhiều vụ tham nhũng chỉ được phát hiện khi báo chí, dư luận nhân dân và cá nhân tố cáo, trong khi thực tiễn từ những vụ án lớn cho thấy, có nhiều sai phạm nghiêm trọng mà dù nhiều đoàn thanh tra vào cuộc nhưng không phát hiện ra, phải chăng khả năng tự phát hiện tham nhũng của thanh tra là có vấn đề?”
Trả lời chất vấn của ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương tại diễn đàn Quốc hội ngày 12.6, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh (ảnh) cho biết: Thanh tra Chính phủ “đã nhận thức được điều này", tuy nhiên ở các cơ quan nhà nước thì người đứng đầu phải kiểm soát, phải giáo dục,...

Với chất vấn của ĐBQH Nguyễn Kim Thúy: “Dư luận nêu hiện tượng một phó tổng thanh tra có quá nhiều tài sản, nhiều cổ phiếu của chính DN mà cán bộ thanh tra đã đến thanh tra. Điều này có đúng không?”, Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) cho biết, đã yêu cầu Phó Tổng TTCP Ngô Văn Khánh báo cáo trước ban cán sự và xem lại quá trình kê khai tài sản của ông Khánh từ 2007 đến nay. Kết quả đối chiếu cho thấy ông Ngô Văn Khánh đã kê khai tài sản đúng quy định của pháp luật. Ông Khánh thuộc diện Ban Bí thư quản lý nên Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã vào kiểm tra và cùng phối hợp với Ban Cán sự đảng Chính phủ nắm tình hình và đang đối chiếu tài sản của ông Khánh với bản kê khai để xem mức độ chính xác như thế nào và sẽ có kết luận sau.

ĐBQH Nguyễn Văn Hiến đặt câu hỏi: Tham nhũng đã được đẩy lùi hay kết quả xử lý phát hiện ngày càng hạn chế? và dẫn con số 112 công chức thanh tra bị kỷ luật, rồi ông hỏi rằng: 112 công chức bị kỷ luật do cả vi phạm giao thông, sinh con thứ 3, nhưng lại không có trường hợp nào vì tham nhũng. Ông Hiến đề nghị Tổng TTCP có ý kiến trước phát biểu của Tổng Bí thư: Chống tham nhũng trước hết phải chống tham nhũng trong lực lượng phòng chống tham nhũng. Theo Tổng TTCP, tình hình chống tham nhũng vừa qua chưa đạt yêu cầu, tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, diễn ra tinh vi ở nhiều cấp, nhiều ngành. Chưa có dấu hiệu giảm. Và nhiều biện pháp phòng, chống tham nhũng còn hình thức, việc xử lý còn chưa như mong muốn. Thiệt hại do tham nhũng gây ra vẫn còn cao trong khi xử lý thu hồi vẫn còn thấp, tỉ lệ chỉ từ 12-15% trong tổng số tài sản phát hiện. Tổng TTCP cũng cho biết, dự báo sắp tới tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, tinh vi và khó phát hiện.

Riêng đối với lực lượng thanh tra, theo ông Tranh, trong số cán bộ bị xử lý, 14 người bị xử lý hình sự, 11 người trong đó có dấu hiệu tham nhũng. “Việc xử lý là chưa nhiều, nhưng thể hiện sự cương quyết của ngành thanh tra. Những vi phạm vừa qua do ý thức pháp luật kỷ luật chưa tốt. Công tác chính trị tư tưởng, học tập đạo đức Hồ Chí Minh chưa liên tục. Còn hiện tượng nể nang, né tránh”.

ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương chất vấn: "Dư luận băn khoăn nhiều vụ tham nhũng chỉ được phát hiện khi báo chí, dư luận nhân dân và cá nhân tố cáo, trong khi thực tiễn từ những vụ án lớn cho thấy, có nhiều sai phạm nghiêm trọng mà dù nhiều đoàn thanh tra vào cuộc nhưng không phát hiện ra, phải chăng khả năng tự phát hiện tham nhũng của thanh tra là có vấn đề?” Theo Tổng TTCP, việc chậm phát hiện, phát hiện từ người dân, báo chí, TTCP “đã nhận thức được điều này. Nhưng theo quy định của pháp luật - ông nói - các cơ quan nhà nước thì người đứng đầu phải kiểm soát, phải giáo dục, phải tăng cường kiểm tra khắc phục, xử lý”.
* Năm 2012, có 632.000 trên tổng số 642.000 đối tượng đã kê khai. Năm 2013 có 106/112 đơn vị hoàn thành kê khai. Có 3.000 người có dấu hiệu kê khai không trung thực được xác minh làm rõ. 88 cán bộ bị xử lý kê khai không trung thực, không kê khai, chậm kê khai.
(Báo cáo kê khai tài sản của Tổng Thanh tra Chính phủ trước Quốc hội)

* Kết luận thanh tra về sai phạm đất đai (với số tiền vi phạm 3.400 tỉ đồng) của Thanh tra Chính phủ là có đủ căn cứ pháp luật. Đến hôm nay, Đà Nẵng đã thực hiện kết luận thanh tra, có báo cáo về việc làm rõ trách nhiệm các lãnh đạo thời kỳ 2003-2011, cam kết thực hiện ý kiến của Thủ tướng để kết luận có hiệu lực, hiệu quả.

(Tổng Thanh tra Chính phủ trả lời về vi phạm đất đai tại Đà Nẵng)

* HĐXX đã xét xử nghiêm khắc, xem xét toàn diện chứng cứ buộc, gỡ tội để xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người ngay và cũng không bỏ lọt tội phạm... Đây là trường hợp phạm nhiều tội mà theo luật, mức án cao nhất là 30 năm. Mức án tòa tuyên cao hơn đề nghị. Và 30 năm là mức không thấp.

(Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình nói về vụ án Nguyễn Đức Kiên)

Copy từ: Lao Động


.....................

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét