Ngày 1/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 151/2013/NĐ-CP về chức
năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh
vốn nhà nước (SCIC). Nghị định này kế thừa và quy định rõ hơn các nhiệm
vụ mang tính đặc thù của SCIC và sẽ có hiệu lực vào ngày 20/12/2013.
Theo
Nghị định, về tiếp nhận chuyển giao phần vốn Nhà nước tại các doanh
nghiệp, SCIC sẽ tiếp nhận cả các công ty liên doanh có vốn góp nhà nước
do các Bộ, địa phương làm đại diện chủ sở hữu. Các tập đoàn kinh tế,
tổng công ty và các trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính
phủ. SCIC không tiếp nhận các DN chủ yếu làm nhiệm vụ cung ứng sản phẩm,
dịch vụ công ích, phục vụ an ninh – quốc phòng. Khi tiếp nhận, Nghị
định yêu cầu SCIC phải thực hiện đánh giá lại vốn nhà nước sát với thị
trường để làm căn cứ quản lý, giám sát, đánh giá hiệu quả quản lý vốn
của SCIC, trích thưởng thành tích quản lý vốn. Về hoạt động
bán vốn nhà nước tại các DN, Nghị định cho phép SCIC chủ động bán vốn
theo đúng tiêu chí, danh mục DN mà Nhà nước không cần nắm giữ vốn. SCIC
được sử dụng nhiều hình thức bán vốn như khớp lệnh, đấu giá công khai,
chào bán cạnh tranh, bán thỏa thuận, hoán đổi cổ phiếu. Nghị định cũng
xác định rõ việc bán vốn của SCIC tại các DN tiếp nhận là nhằm mục tiêu
tiếp tục cổ phần hóa, giảm vốn nhà nước tại các ngành, lĩnh vực Nhà nước
không cần nắm giữ vốn, không phải là bán vốn của cổ đông sáng lập và
không phải thực hiện theo quy định về chào bán chứng khoán ra công
chúng. Ngoài ra, Nghị định cũng quy định một số nguyên tắc cho phép hạ
giá khởi điểm khi khi bán đấu giá không thành công; đấu giá bán cả lô
đối với các DN thuộc đối tượng bán hết vốn nhà nước và bán thấp hơn mệnh
giá đối với các DN thua lỗ nhằm thu hồi tối đa phần vốn nhà nước đã đầu
tư.
Về
hoạt động đầu tư, Nghị định quy định cụ thể lĩnh vực đầu tư của SCIC
bao gồm: đầu tư vào các tập đoàn, tổng công ty hoặc công ty mẹ trong mô
hình công ty mẹ - công ty con hoạt động trong lĩnh vực then chốt của nền
kinh tế mà Nhà nước cần nắm giữ quyền chi phối; đầu tư theo chỉ định
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vào những lĩnh vực trọng yếu; đầu tư
bổ sung vốn vào các DN có vốn của SCIC. SCIC phải dành tối thiểu 70%
tổng mức vốn đầu tư để thực hiện các hoạt động đầu tư trên, còn lại 30%,
Tổng công ty chủ động đầu tư vào các ngành, lĩnh vực, dự án đem lại
hiệu quả kinh tế.
Như vậy, kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định thành lập vào tháng 6/2005, sau 8 năm, SCIC đã có hành lang pháp lý mới cho hoạt động đặc thù của Tổng công ty.
Trong 8 năm (từ 2006 đến 2013) SCIC đã tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại gần 1.000 doanh nghiệp. Thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu vốn nhà nước tại DN, SCIC đã triển khai bán phần vốn Nhà nước tại các DN hoạt động trong những ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cần nằm giữ hoặc chi phối, đồng thời thực hiện đầu tư vào các ngành, lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế trên nguyên tắc hiệu quả. Tính đến nay, SCIC đã thực hiện bán vốn tại hơn 600 DN, thu về cho Nhà nước gần 4.000 tỷ đồng. (So với giá trị sổ sách, khoản tiền thu được gấp hơn 2 lần với trên 2.000 tỷ đồng giá trị thặng dư). Điều này là minh chứng sinh động cho thấy thông qua sự quản lý của SCIC, đồng vốn Nhà nước đã được bảo toàn và gia tăng đáng kể về giá trị… Bên cạnh đó, SCIC đã trực tiếp thực hiện đổi mới, sắp xếp và cổ phần hóa thành công 22 công ty TNHH 100% vốn Nhà nước tiếp nhận từ các Bộ, ngành, địa phương (tổng số 26 công ty TNHH đã tiếp nhận).
Bằng nguồn tiền thu được từ bán vốn và lợi nhuận tích lũy qua các năm, Tổng công ty đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế với tổng số tiền đầu tư trên 11.000 tỷ đồng dưới nhiều hình thức như: mua cổ phiếu, trái phiếu DN; góp vốn thành lập DN mới; đầu tư tăng vốn tại các DN có lợi thế trong sản xuất kinh doanh; đầu tư dự án trong các lĩnh vực như năng lượng, cơ sở hạ tầng, công nghệ cao…; hợp tác với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế triển khai các dự án trọng điểm. Danh mục đầu tư của Tổng công ty (sau khi đã thoái vốn) tại thời điểm 30/9/2013 có tổng giá trị theo sổ kế toán hơn 14.000 tỷ đồng, theo giá thị trường ước đạt 71.000 tỷ đồng, gấp gần 5 lần so với giá trị sổ sách.
Tính đến 30/9/2013, tổng tài sản của SCIC đã tăng gấp 13 lần so với thời điểm thành lập năm 2006 (từ 6.009 tỉ đồng lên gần 7.000 tỉ đồng), tổng nguồn vốn chủ sở hữu tăng hơn 8 lần (từ khoảng 3.700 tỉ đồng lên hơn 30.000 tỉ đồng, trong đó tăng từ nguồn lợi nhuận hàng năm hơn 13.000 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế năm 2012 đạt 3.900 tỷ đồng, tăng gần 36 lần so với năm 2006. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư tại Tổng công ty năm 2012 đạt 22%. Đây là những con số về hiệu quả kinh doanh khá ấn tượng của SCIC trong số các DNNN.
PV
Như vậy, kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định thành lập vào tháng 6/2005, sau 8 năm, SCIC đã có hành lang pháp lý mới cho hoạt động đặc thù của Tổng công ty.
Trong 8 năm (từ 2006 đến 2013) SCIC đã tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại gần 1.000 doanh nghiệp. Thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu vốn nhà nước tại DN, SCIC đã triển khai bán phần vốn Nhà nước tại các DN hoạt động trong những ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cần nằm giữ hoặc chi phối, đồng thời thực hiện đầu tư vào các ngành, lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế trên nguyên tắc hiệu quả. Tính đến nay, SCIC đã thực hiện bán vốn tại hơn 600 DN, thu về cho Nhà nước gần 4.000 tỷ đồng. (So với giá trị sổ sách, khoản tiền thu được gấp hơn 2 lần với trên 2.000 tỷ đồng giá trị thặng dư). Điều này là minh chứng sinh động cho thấy thông qua sự quản lý của SCIC, đồng vốn Nhà nước đã được bảo toàn và gia tăng đáng kể về giá trị… Bên cạnh đó, SCIC đã trực tiếp thực hiện đổi mới, sắp xếp và cổ phần hóa thành công 22 công ty TNHH 100% vốn Nhà nước tiếp nhận từ các Bộ, ngành, địa phương (tổng số 26 công ty TNHH đã tiếp nhận).
Bằng nguồn tiền thu được từ bán vốn và lợi nhuận tích lũy qua các năm, Tổng công ty đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế với tổng số tiền đầu tư trên 11.000 tỷ đồng dưới nhiều hình thức như: mua cổ phiếu, trái phiếu DN; góp vốn thành lập DN mới; đầu tư tăng vốn tại các DN có lợi thế trong sản xuất kinh doanh; đầu tư dự án trong các lĩnh vực như năng lượng, cơ sở hạ tầng, công nghệ cao…; hợp tác với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế triển khai các dự án trọng điểm. Danh mục đầu tư của Tổng công ty (sau khi đã thoái vốn) tại thời điểm 30/9/2013 có tổng giá trị theo sổ kế toán hơn 14.000 tỷ đồng, theo giá thị trường ước đạt 71.000 tỷ đồng, gấp gần 5 lần so với giá trị sổ sách.
Tính đến 30/9/2013, tổng tài sản của SCIC đã tăng gấp 13 lần so với thời điểm thành lập năm 2006 (từ 6.009 tỉ đồng lên gần 7.000 tỉ đồng), tổng nguồn vốn chủ sở hữu tăng hơn 8 lần (từ khoảng 3.700 tỉ đồng lên hơn 30.000 tỉ đồng, trong đó tăng từ nguồn lợi nhuận hàng năm hơn 13.000 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế năm 2012 đạt 3.900 tỷ đồng, tăng gần 36 lần so với năm 2006. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư tại Tổng công ty năm 2012 đạt 22%. Đây là những con số về hiệu quả kinh doanh khá ấn tượng của SCIC trong số các DNNN.
PV
Copy từ: VietnamNet
...................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét