CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Ai Cập : Bế tắc toàn diện, không có con đường thứ ba

Tình hình Ai Cập bế tắc, cả hai phe, ủng hộ và chống Morsi, đều không chịu lùi bước.
Tình hình Ai Cập bế tắc, cả hai phe, ủng hộ và chống Morsi, đều không chịu lùi bước.
REUTERS/Youssef Boudla

Đức Tâm
Từ hôm thứ Tư, 14/08, Ai Cập dường như đã trở thành một chiến trường sau khi lực lượng an ninh thẳng tay trấn áp các cuộc biểu tình của những người ủng hộ ông Morsi. Đây là ngày đẫm máu nhất kể từ khi chế độ Hosni Mubarak sụp đổ, hồi tháng Hai 2011, với 578 người thiệt mạng, đa số là những người ủng hộ ông Morsi.Tình hình Ai Cập bế tắc, cả hai phe, ủng hộ và chống Morsi, đều không chịu lùi bước.

Tính từ cuối tháng Sáu đến nay, hơn một ngàn người đã thiệt mạng trong các vụ đụng độ giữa lực lượng an ninh với người biểu tình. Tình hình Ai Cập bế tắc, cả hai phe, ủng hộ và chống Morsi, đều không chịu lùi bước. Một câu hỏi được đặt ra : Liệu có chỗ cho « con đuờng thứ ba » hay không ? Tức là một giải pháp « không có quân đội và không có tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo ».
Theo giới quan sát, hiện vẫn còn trong vị thế thiểu số, những người chủ trương theo con đường thứ ba kêu gọi chấm dứt bạo lực và hy vọng tiến trình dân chủ hóa được phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, tiếng nói của họ hiện bị chìm ngập trong bầu không khí hừng hực bạo lực.
Đây làm một phong trào tương đối tản mạn, chưa có tổ chức chặt chẽ. Trong số này, có một bộ phận giới trẻ thuộc Phong trào mùng 6 tháng Tư, một trong những lực lượng tiên phong của cuộc cách mạng Ai Cập. Từ năm 2011, họ đã tham gia tất cả các cuộc đấu tranh, góp phần thúc đẩy sư sụp đổ của chế độ Hosni Moubarak và sau đó, chống lại sự đàn áp của quân đội…
Thế rồi, trong vòng hai cuộc bầu cử tổng thống, nhiều người thuộc xu hướng này đã đành phải bỏ phiếu cho ông Mohamed Morsi thuộc Huynh Đệ Hồi Giáo, để ngăn chặn ông Ahmed Chafik, được coi là ứng cử viên của chế độ cũ. Khi nhận thấy là bị Huynh Đệ Hồi Giáo lợi dụng để nắm quyền, thì họ đòi tổ chức này phải từ bỏ quyền lực. Một số người theo xu hướng thứ ba này thậm chí còn tham gia tích cực vào phong trào nổi dậy trên quy mô lớn, dẫn đến việc hạ bệ Tổng thống Morsi ngày 03/07 vừa qua.

Cứ mỗi lần có biến cố, những người thuộc phe này lại nghĩ rằng họ đã góp phần đưa đất nước tiến thêm một bước nhỏ hướng tới dân chủ. Giờ đây, họ có cảm giác là tình hình đã quay trở lại như cũ. Với sự ủng hộ của một bộ phận dân chúng, quân đội đang tước đoạt cuộc cách mạng của họ.

Mọi việc đã thay đổi vào thời điểm có cuộc biểu tình ngày 26/07, khi tướng al Sissi kêu gọi người dân Ai Cập hãy ồ ạt xuống đường để bày tỏ sự ủng hộ đối với ông ta và trao cho ông nhiệm vụ chấm dứt bạo lực, triệt hạ những kẻ khủng bố, mà theo cách gọi của quân đội, đó là những thành viên của tổ chúc Huynh Đệ Hồi Giáo.

Do vậy, những người chủ trương không ủng hộ quân đội, không ủng hộ Huynh Đệ Hồi Giáo, đã kêu gọi mọi người không nên xuống đường biểu tình và tố cáo nguy cơ trấn áp nhân danh an ninh, ổn định. Nhưng, lời kêu gọi của họ ít được lắng nghe và cuối cùng, xu hướng trấn áp đã thắng thế, thay vì đàm phán tìm kiếm giải pháp.

Theo giới quan sát, có ít khả năng là cuộc khủng hoảng Ai Cập sẽ được giải quyết theo con đường thứ ba . Những vụ đụng độ xẩy ra trong những ngày qua không làm suy giảm sự ủng hộ của dân chúng đối với quân đội, mà nhiều người vẫn coi là trụ cột của đất nước.

Hôm thứ Năm (15/08), phong trào nổi dậy thậm chí còn kêu gọi thành lập các « ủy ban nhân dân » để bảo vệ đất nước chống lại tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo. Mọi nỗ lực hòa giải đều thất bại. Nhũng lời cảnh báo, lên án của cộng động quốc tế không mang lại hiệu quả. Các phe phái vẫn tiếp tục đọ sức tại Ai Cập.

Trong bầu không khí này, mọi tiếng nói bất đồng, cho dù là kêu gọi chấm dứt bạo lực, đều bị nghi ngờ. Thậm chí, nhiều người còn không dám công khai lên tiếng vì lo ngại bị cáo buộc là phản bội và không có tinh thần yêu nước.


Copy từ: RFI

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét