CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

ĐẠI BIỂU HUỲNH THÀNH CÔNG KHAI ĐÒI XÂM PHẠM BẢN QUYỀN TÁC GIẢ TẠI QUỐC HỘI

ĐẠI BIỂU HUỲNH THÀNH CÓ BỊ THẦN KINH, CHẬP MẠCH KHÔNG ĐẤY ?

Lời bàn của Phúc Lộc Thọ: Giật mình khi nghe đại biểu Quốc hội Huỳnh Thành sáng này phát biểu đòi thay đổi lời của bài Tiến quân ca hiện đang là Quốc ca? Xin thưa ông Huỳnh Thành, ông có hiểu, biết gì về Hiến pháp và Luật Bản quyền tác giả không đấy ?
Bài liên quan:


VIỆT NAM NGUY CƠ BỊ MẤT NƯỚC BỞI ĐIỀU 67 HP 1992 ĐƯỢC SỬA THÀNH ĐIỀU 63 HP 2013- LÀM GIẢM SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA QUÂN NHÂN ?

Hiến pháp 1992 tại Ðiều 143  quy định:”Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài  Tiến quân ca". Do vậy, chiểu theo Hiến pháp và Luật Bản quyền tác giả thì không ai được phép thay, sửa nhạc và lời của bài Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao đã được Quốc hội, duyệt thông qua và đã được hiến định…
Quốc hội có thể sửa đổi Điều 143 của Hiến pháp 1992 bằng việc thông qua nghị quyết: thôi không sử dụng nhạc và lời của bài Tiến Quân ca của Văn Cao làm Quốc ca; Quốc hội không được phép sửa lời hay nhạc của bài Tiến quân ca khi bản quyền đã xác định đó là của nhạc sĩ Văn Cao; Muốn sửa lời hay nhạc của bài Tiến quân ca chỉ nhạc sĩ Văn Cao mới có thẩm quyền sửa, nhưng hiện nay ông đã qua đời. Kể cả con cháu của Văn Cao hay một ai khác không được phép sửa lời bài Tiến quân ca của Văn Cao bởi ông đã trở thành người thiên cổ…
Các ông quen làm văn tập thể, làm luật tập thể bây giờ lại đòi sáng tác nhạc quốc ca tập thể thì chịu các ông; Xin thưa ông Huỳnh Thành: các ông có thể giở thói cường quyền trong lĩnh vực quan trường chứ không được phép dùng cường quyền trong sáng tạo văn học-nghệ thuật...
Hiện nay nhạc sĩ Văn Cao đã qua đời; ông được chôn cất tại Nghĩa trang Mai Dịch; theo một vài nguồn tin từ gia đình Văn Cao: Ông đã nhiều lần về nhà báo mộng đòi con cái di dời ông ra khỏi cái nghĩa trang dành cho quan chức cao cấp này vì ông ở đó không biết uống rượu với ai, đàm đạo với ai…Hiện nay thể theo tâm nguyện của Văn Cao gia đình đã đưa ông về với nghia trang gia đình…
Thật khổ cho nhân dân, phải bỏ tiền ra nuôi những ông nghị như ông nghị Phước, nghị Thành !

Đề xuất sửa lời Quốc ca

Đó là đề xuất của đại biểu Huỳnh Thành (Gia Lai) trong phiên thảo luận về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của Quốc hội sáng nay 4-6.
Đại biểu Huỳnh Thành phát biểu tại Quốc hội - Ảnh: Việt Dũng
Ông Huỳnh Thành cho rằng tới đây nên nghiên cứu sửa nội dung lời bài Quốc ca, cụ thể là sửa đoạn “đường vinh quang xây xác quân thù” bằng nội dung khác, vì vậy nên quy định trong Hiến pháp theo hướng “Quốc ca nước CHXCN VN dựa trên nền nhạc bài Tiến quân ca của Văn Cao” chứ không nên quy định cứng “nhạc và lời của bài Tiến quân ca”.
Trước đó, trong báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý về các nội dung cụ thể của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên cơ sở ý kiến nhân dân, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho biết có ý kiến đề nghị thay đổi các chi tiết, màu sắc trong Quốc kỳ, Quốc huy và phần lời của bài Quốc ca.
Tuy nhiên, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nhận thấy việc sử dụng các biểu trưng này đã có quá trình lịch sử tương đối lâu dài, đã được quy định và sử dụng ổn định từ Hiến pháp năm 1980 đến nay, do vậy, xin kế thừa các quy định này của Hiến pháp hiện hành.
Về việc thành lập Hội đồng hiến pháp, đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) cho biết ông ủng hộ phương án 2 quy định Hội đồng Hiến pháp là cơ quan do Quốc hội thành lập, có các chức năng như kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời kiến nghị Quốc hội xem xét lại văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội khi phát hiện có vi phạm Hiến pháp...
Ông Hùng cũng đề xuất Chủ tịch nước là Chủ tịch Hội đồng hiến pháp.
Về chính quyền địa phương, ông Hùng cho rằng đây là vấn đề cần được nghiên cứu và khẳng định sớm, việc kéo dài thí điểm, chậm tổng kết sẽ không đáp ứng được yêu cầu hiện nay, thậm chí kìm hãm sự phát triển. Ông Hùng nói cả hai phương án mà Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đưa ra đều chưa đủ sức thuyết phục.
Cụ thể như phương án một thì quá chung chung, hơn nữa lại giao luật định thì sẽ tạo điều kiện kéo dài thí điểm, gây nên sự thiếu ổn định. Việc thiết kế bộ máy chính quyền địa phương cần Hiến pháp quy định chứ không luật định. Còn phương án hai thì cơ bản như cũ, không có thay đổi gì.

V.V.THÀNH

( Tuoitre )

Copy từ: NV Phạm Viết Đào

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét