CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Công nhân Việt của hãng Twenty-Twenty bị đe dọa


Tường An, thông tín viên RFA, Paris
Bên trong nhà máy mì sợi Twenty-Twenty
Bên trong nhà máy mì sợi Twenty-Twenty
RFA file
Nghe bài này
Lần trước, chúng tôi có thông tin về một nữ công nhân ở công ty bún, mì sợi Tweny-Twenty bị đốc công đánh đập, sau đó bị người của công ty môi giới Trung quốc bắt đi. Số phận nữ công nhân này và 50 công nhân Việt Nam của công ty thực phẩm Twenty-Twenty giờ ra sao ?
Thông tín viên Tường An tiếp tục gửi đến quý vị những thông tin cập nhật về tình trạng của các công nhân này .
Công nhân Việt Nam bị coi thường
Cô Nguyễn thị Hương, sau khi vì lên tiếng bênh vực 2 người công nhân Việt Nam mới qua mà bị người đốc công Bang-La (Bangladesh) dùng cây đánh bầm ở mặt và chân. Chủ sử dụng lao động đề nghị bồi thường thiệt hại để giải hòa, nhưng cô Hương không chịu mà yêu cầu chủ phải cất chức đốc công của người Bang-La này xuống làm công nhân bình thường một tháng vì lẽ hắn ta rất thường bức hiếp công nhân Việt Nam. Người chủ đồng ý, thế nhưng hôm sau đi làm, họ vẫn thấy người này mặc y phục đốc công làm việc. Các công nhân Việt Nam tức giận, đình công 5 ngày để đòi lại công lý cho bạn. Cô Hương kể lại:
Em nói là tiền thì tôi không lấy tiền. Yêu cầu của tôi là cho tên đốc công nghĩ việc một tháng và không cho nó làm đốc công nữa...nó xuống như thế, không thì nó cứ khinh bỉ Việt Nam nhà mình, ra cái điều nó là đốc công nó chèn ép Việt Nam nhà mình quá nhiều, đến em là người thứ tư rồi
Cô Hương
« …Thằng chủ nó hỏi em muốn đền bao nhiêu tiền. Em nói là tiền thì tôi không lấy tiền. Yêu cầu của tôi là cho tên đốc công nghĩ việc một tháng và không cho nó làm đốc công nữa, cho nó nghĩ việc, nó xuống như thế, không thì nó cứ khinh bỉ Việt Nam nhà mình, ra cái điều nó là đốc công nó chèn ép Việt Nam nhà mình quá nhiều, đến em là người thứ tư rồi chứ không phải là không . »
Phòng ngủ mà Công ty Twenty-Twenty dành cho công nhân Việt Nam
Phòng ngủ mà Công ty Twenty-Twenty dành cho công nhân Việt Nam. RFA file
Trong khi cô Hương lên đồn công an khai báo về những vết bầm trên người, thì công ty môi giới của người Tàu tên Ho cho người lên bắt cô về văn phòng môi giới. Họ giam lỏng cô trong 1 căn phòng nhỏ, không ngó ngàng gì đến cô. Cô bị nhốt  từ ngày 27 tháng 3 đến ngày 3 tháng 4 mới được trả về lại công ty. Cô Hương cho biết tình trạng hiện nay như sau:
«  Trán của em vẫn còn sưng một ít, nó vẫn ảnh hưởng, thỉnh thoảng nó chóng mặt. Còn chân của em nó hết tím rồi nhưng nó vẫn tê chân, vẫn chưa khỏi hẳn. Nó đánh em như thế nó cũng chẳng hỏi em cái gì. Cái thằng nó chở em đi, nó lại chở em về nó trả công ty. Nó không giải quyết gì, nó không hỏi han gì, nó cũng chẳng nói gì, nó chẳng đền bù gì, nó cũng không mua cho em một ngụm nước để em uống. Nó cũng chẳng nói gì, nó đưa về đấy là đưa về đấy thôi, nó chẳng hỏi han gì em. »
Công ty nó cắt điện, ngày nó cũng cắt, tối nó cũng cắt, nó cắt cả nước. Có hôm phải đi xin nó mãi nó mới cho, vì nóng quá ngủ không được
Anh Tân
Sau khi trở về công ty, cô Hương vẫn thấy đốc công người Bang-La làm việc bình thường. Đối với cô, đó là một hành động coi thường công nhân Việt Nam. Sau khi vụ việc xảy ra, căng thẳng giữa người đốc công và công nhân Việt Nam càng tăng cao, cô Hương cho biết có tin tên đốc công sẽ mướn người để đánh công nhân Việt Nam
« Cái thằng nó đánh em nó vẫn đi làm, nó vẫn ở đây. Bây giờ nó coi Việt Nam mình chẳng ra gì chị ạ. Người công ty nói là nó sẽ thuê người Mã Lai vào để đánh Việt Nam mình, cho nên là bây giờ đêm hôm nằm phải cẩn thận. Các em bảo nhau là đêm phải đóng cửa nếu không là nó vào nó đánh. Họ vẫn sợ đấy…. »
Phía sau khu vực nơi công nhân Việt ở là rừng
Phía sau khu vực nơi công nhân Việt ở là rừng
Cũng nhận được tin đó, một công nhân tên Linh cho biết tất cả công nhân Việt Nam đang trong tình trạng phòng thủ:
“Bọn Tàu bây giờ nó thâm lắm chị ạ. Nghe nói thằng Băng-La quản đốc bây giờ nó thuê 15 người nước ngòai vào đánh Việt Nam mình, nhưng mà chưa biết ngày nào. Bây giờ tụi em còn đang phòng thủ thân. »
Đã thế, công ty lại cắt nước, cắt điện. Mã Lai nằm trên đường xích đạo. Cư xá công nhân là những dãy nhà tiền chế lợp bằng mái tôn, công nhân phải ngủ giữa cái nóng như thiêu, như đốt của miền nhiệt đới. Thức ăn dự trử trong tủ lạnh bị hư hại vì không có điện. Anh Tân làm việc tại đây cho biết:
« Công ty nó cắt điện, ngày nó cũng cắt, tối nó cũng cắt, nó cắt cả nước. Có hôm phải đi xin nó mãi nó mới cho, vì nóng quá ngủ không được”
Công nhân biết trông cậy vào ai?
Khi bị công ty đối xử quá tệ, lương trả không đúng hợp đồng, anh Tân gọi về cho anh Lê văn Thụ, người của công ty môi giới Việt Hà để cầu cứu, nhưng vô vọng:
« Công ty Việt Hà hứa qua đây có vấn đề gì thì cứ gọi điện về cho anh Lê văn Thụ, nhưng mà cuối cùng khi tụi em gọi về thì anh Thụ bốc máy, nhưng chỉ nói qua loa thôi rồi chả thấy tin tức gì của anh ấy. »
Công nhân làm việc tại Mã Lai, đa số xuất thân từ nông thôn nên không rành ngoại ngữ cũng như không biết luật lệ tại Mã lai. Khi bị công ty môi giới ở Việt Nam quay lưng. Họ chỉ còn biết trông cậy vào công đoàn. Một công nhân hảng của này liên lạc với tổ chức Lao Động Việt để cầu cứu,  Lao Động Việt là một tổ chức thông qua Công đoàn Mã Lai và các tổ chức NGO ở Mã Lai để giúp đỡ cho công nhân Việt Nam. Ông Nguyễn Đình Hùng, thành viên của Lao Động Việt điện thoại đến cho ông Tân-Si-Lai, chủ công ty Twenty-Twenty , ông Tân-Si-Lai bắt điên thoại, nhưng không trả lời:
Công ty Việt Hà hứa qua đây có vấn đề gì thì cứ gọi điện về cho anh Lê văn Thụ, nhưng mà cuối cùng khi tụi em gọi về thì anh Thụ bốc máy, nhưng chỉ nói qua loa thôi rồi chả thấy tin tức gì của anh ấy
anh Tân
« Ông Tân-Si-Lai, ông có phải là chủ của công ty Twenty-Twenty  không ? Chúng tôi là Hùng, đại diện cho Liên Đoàn Lao Động Việt. Công nhân cho chúng tôi biết là người đốc công tên  Sai bi-Jabi đánh đập một nữ công nhân đến bầm tím và ông đã hứa giải quyết vấn đề này, tại sao đến bây giờ cũng không giải quyết ?  Nếu không giải quyết chúng tôi sẽ đưa lên Bộ lao Động Mã Lai và Ủy Ban Bảo Vệ Nhân Quyền và …. »
Anh Tân, quê ở Hà Tỉnh, qua Mã Lai làm việc từ năm 2012, với ước mong duy nhất dành dụm tiền thoát cảnh nghèo. Tuy nhiên, số phận không chiều lòng người. Sau khi đình công, công nhân đi làm lại, thế nhưng không có giờ làm thêm, với số giờ làm cố định, tiền lương kiếm được không đủ sống, lại thêm nổi tủi thân của kiếp người bị áp bức:
« Mọi người vẫn đi làm, nhưng người ta không cho làm OT ( overtime) , tức là làm tăng ca. Họ chỉ cho làm 8 tiếng thôi, mà làm 8 tiếng thì lấy gì mà ăn. Chúng em vẫn cố gắng, công ty thì người ta hất hủi, người ta chửi, người ta nói thế này thế kia, coi mình không là con người nữa.  Có môt cái tin cho là công ty sẽ cho người ở ngoài vào đánh Việt Nam mình, bọn em bây giờ ăn không ngon, ngủ không yên. Chúng em là dân làm thuê từ nước ngoài sang đây thì đâu dám đụng chạm tới ai đâu. Tụi em chỉ muốn kiếm đồng tiền , sống cuộc sống bình thường chứ chẳng muốn gây sự với ai cả, gọi là kiếm đồng tiền lo cho cuộc sống mình thêm thôi, nhưng bây giờ cuối cùng là như vậy. Bây giờ tụi em vào công ty cứ cúi mặt xuống mà làm thôi, người ta chả coi mình ra gì cả. »
Cô Hương, quê ỏ Hải Dương, đến Mã Lai tháng 11 năm 2009 qua một công ty môi giới mà cô cũng không biêt tên, chỉ biết do  hai vợ chồng tên  Nam và Thu ở Nam Đàn làm giấy tờ,  ký nợ 5330 RM. Đến Mã Lai, nhóm cô gồm 19 người được công ty môi giới người Tàu của ông Ho đem vào làm ở công ty điện tử ở Penang, sau gần 1 năm, vừa trừ hết nợ thì bị đuổi chỉ vì khi tan sở cô đứng xếp hàng ra về sớm có vài phút. Sau đó, ông Ho đem cô đến làm tại hảng chế biến mì Twenty-Twenty. Nơi đây lương cũng chẳng khá hơn, lại còn bị đánh đập . Cô Hương chỉ còn biết than cho số phận :
« Làm ở công ty bún này vất vã lắm, chúng em cứ phải cố gắng, cái số mình nó chẳng ra gì. Khổ lắm mà cử phải đi làm.  Làm ở đây thì vất vã mà chẳng được hưởng cái gì. »
Công ty Twenty-Twenty khai trương năm 1997  với diện tích gần 1000 mét vuông, gồm khoảng 500 công nhân, trong đó có 50 công nhân Việt Nam, phần còn lại là Bang-La, Miến Điện, Sri-lang-ca..v.v… chuyên sản xuất mì, bún. Thuộc thành phố Alor Setar, bang Kedah, đây là vùng nông nghiệp cách biên giới Thái Lan 45 cây số. Nơi ở của công nhân nằm giữa đồng không mông quạnh,  phía trước không có bảo vệ gác cổng, phía sau thì tiếp giáp với một cánh rừng. Điều kiện ăn ở chật chội, lương thấp và lại bị trừ đi rất nhiều chi phí. Anh Linh than :
Ông này là một người rất coi thường người Việt Nam. Lần này nó đánh thì lần sau nó chém. Tiền bạc không mua được danh dự, cũng không mua được tình cảm. Mình làm thế nào để đòi lại công bằng cho người Việt Nam mình, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ danh dự cho người Việt Nam mình

« Công ty này nó tệ lắm, phòng chỉ có 14 m² thôi mà nó nhét đến 11-12 người ở. Còn trong công ty làm việc thì rất là nóng nực và rất là vất vả. Làm thêm thì không có, nó trừ tiền mình mỗi tháng là 50 RM tiền nhà ( Ringgit, đơn vị tiền Mã Lai) nó trừ tiền Levy ( RFA : Levy là một loại thuế thu nhập mà người nước ngoài phải  đóng cho Chính phủ Mã Lai để được làm việc tại ML, Theo luật ML có hiệu lực từ ngày 1/tháng 4 năm 2009 thì chủ sử dụng lao động phải đóng thuế này.) tiền chuyên cần, tiền đi khám sức khỏe…Nó trừ 1 tháng khoảng 300 RM thì làm sao mà đủ sống được. So với đồng lương thì có khi không bằng ở Việt Nam . Mang tiếng đi Tây nhưng không bằng ở Việt Nam đâu. »
Nổi đau của họ bây giờ không chỉ là cái tát tay vào mặt cô Hương nữa mà là nổi đau trước thể diện của một dân tộc bị xúc phạm. Xin mượn lời của công nhân Linh để tạm kết thúc câu chuyện về hãng mì Twenty Twenty :
« Ông này là một người rất coi thường người  Việt Nam. Lần này nó đánh thì lần sau nó chém. Tiền bạc không mua được danh dự, cũng không mua được tình cảm. Mình làm thế nào để đòi lại công bằng cho người Việt Nam mình, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ danh dự cho người Việt Nam mình ? »



Copy từ: RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét