CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Hiện tại Nguyễn Bá Thanh vẫn là tướng không quần


'Chưa duyệt nhân sự' Ban Nội chính



Ban Nội chính Trung ương, do ông Nguyễn Bá Thanh đứng đầu vẫn phải đợi phê duyệt của Ban Bí thư để chính thức hoạt động
Đề án kiện toàn nhân sự của Ban Nội chính Trung ương vẫn còn đợi Ban Bí thư phê duyệt mặc dù Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng Hai.
Phát biểu tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 23/1, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Trưởng Ban nội chính cho biết "theo nguyên tắc, khi luật có hiệu lực vào đầu tháng hai tới thì Ban Chỉ dạo Trung ương sẽ chính thức đi vào hoạt động."
"Nhưng cơ quan thường trực, tham mưu là Ban Nội chính chúng tôi sẽ phải chờ đến khi nào đề án được Ban Bí thư phê duyệt thì mới hoạt động được."
Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi, khi có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng Hai sẽ đánh dấu sự ra mắt của Ban Nội chính Trung ương, do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu.
Hiện Ban Nội chính được dự kiến sẽ lấy nhân sự từ Vụ Nội chính, Vụ Pháp luật và Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương.
Trưởng Ban Nội chính vừa được bổ nhiệm hồi cuối tháng 12 là ông Nguyễn Bá Thanh, hiện là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
Ông Thanh được cho là sẽ sớm kết thúc vai trò ở Đà Nẵng để tập trung vào nhiệm vụ mới.
Phát biểu trong cuộc họp do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức hồi ngày 10/1, ông Thanh tiết lộ "thời gian của tôi còn với thành phố ( Đà Nẵng ) rất ít".

'Không phải tham ô'

Những ngày qua, uy tín của Trưởng Ban Nội chính Trung ương có nguy cơ bị ảnh hưởng khi Thanh tra Chính phủ công bố kết quả sai phạm về quy định giá đất ở Đà Nẵng gây thất thoát 3400 tỷ đồng.
Cuộc điều tra nhắm vào thời điểm năm 2003-2011, thời gian mà ông Thanh làm Bí thư Thành ủy thành phố này.
Kể từ lúc kết quả thanh tra được công bố, Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng và cá nhân ông Thanh đã lên tiếng phản đối nhận định của phía Thanh tra Chính phủ.
Kết quả điều tra về sai phạm trong việc định giá đất Đà Nẵng có thể gây ảnh hưởng uy tín của tân Trưởng Ban Nội chính
Trong một bài phát biểu gần đây nhất hôm 23/1 trong buổi gặp mặt và mừng thọ cán bộ lão thành ở Đà Nẵng, ông Thanh khẳng định "quan điểm của lãnh đạo Ủy ban thành phố Đà Nẵng là không có gì thất thoát."
"Giảm 10% cho dân giải tỏa mà họ mua đất, ai nộp tiền trong vòng 60 ngày thì nhân dân cũng như doanh nghiệp được miễn giảm 10%. Điều này dân có lợi, doanh nghiệp có lợi chứ mất đi đâu mà thất thoát," ông nói.
Ông Thanh cũng cho biết người dân và doanh nghiệp còn nợ thành phố khoảng 4.000 tỷ đồng, nếu tính lãi suất 12% thì sau bốn năm, lãi suất sẽ rất cao. Thế nên việc hạ 10% sẽ còn lợi hơn để mắc nợ dây dưa.
"Cái này không phải tham ô tham nhũng," Trưởng Ban nội chính Trung ương khẳng định.
"Cái này có lợi cho thành phố vì thành phố có tiền để đầu tư vào công trình. Đây chỉ là cách làm của Đà Nẵng."
"Chuyện này cứ bình tĩnh giải trình với thanh tra, giải trình lại với cơ quan chức năng để hiểu và thông cảm với điều kiện thành phố."
Vài ngày trước đó, ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng than phiền việc kết quả điều tra được công bố ngay cả trước khi đoàn thanh tra chính phủ kịp đến Đà Nẵng, đồng thời cáo buộc Thanh tra chính phủ "không chịu nghe" Ủy ban Nhân dân phân trần.
Ông Chiến cũng gọi báo cáo của phía Thanh tra Chính phủ là "không có cơ sở, thiếu tính thuyết phục" và " làm ảnh hưởng rất lớn đến phong trào cách mạng của thành phố".



Copy từ: BBC


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét